Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Diễn Ngôn Về Lễ Hội Trên Báo Chí Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 223 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LẠI THỊ HẢI BÌNH

DIỄN NGƠN VỀ LỄ HỘI
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC

Hà Nội , năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LẠI THỊ HẢI BÌNH

DIỄN NGƠN VỀ LỄ HỘI
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM
Chun ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính

Hà Nội, năm 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận án Diễn ngôn về lễ hội trên báo chí Việt Nam là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS.
Nguyễn Xuân Kính.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được cơng bố tại bất cứ cơng trình nào và cơng trình này đảm bảo các ngun
tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu.

Nghiên cứu sinh

Lại Thị Hải Bình


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DLXH

:

Dư luận xã hội

ĐCSVN

:

Đảng Cộng sản Việt Nam

GS


:

Giáo sư

Nxb

:

Nhà xuất bản

NP

:

Nam Phong

PGS

:

Phó giáo sư

PGS.TS

:

Phó giáo sư, Tiến sĩ

PVS


:

Phỏng vấn sâu

PT-TH

:

Phát thanh – Truyền hình

TP

:

Thành phố

TS

:

Tiến sĩ

TSKH

:

Tiến sĩ khoa học

TT


:

Tri Tân

TT&DL

:

Thể thao và Du lịch

Tr

:

Trang

Xb

:

Xuất bản

XH&NV

:

Xã hội & nhân văn


DANH MỤC HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH


Hình 3.1: Sơ đồ tương quan trong việc sử dụng ngơn từ.......................

99

Hình 3.2: Biểu đồ tỉ lệ bài viết về lễ hội đăng tải năm 2014.................

102

Hình 4.1: Ảnh minh họa về lễ hội được đăng tải trên báo mạng...........

136,137


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................

1

CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG.........................................................................

8

1.1. Khái niệm......................................................................................................

8

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu lễ hội.........................................................


14

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về diễn ngơn trên báo chí .........................

21

1.4. Lí thuyết diễn ngơn ......................................................................................

24

CHƢƠNG 2: DIỄN NGƠN VỀ LỄ HỘI TRÊN BÁO CHÍ TRƢỚC THỜI
KỲ ĐỔI MỚI .....................................................................................................

32

2.1. Diễn ngơn báo chí về lễ hội trước Cách mạng tháng Tám ...........................

32

2.2. Diễn ngơn báo chí về lễ hội từ ngày độc lập (2/9/1945) đến ngày đất nước
thống nhất (30/4/1975)………………………………………………………….

59

2.3. Diễn ngơn báo chí về lễ hội từ sau ngày đất nước thống nhất đến tháng
12/1986 ................................................................................................................

72

CHƢƠNG 3: DIỄN NGÔN VỀ LỄ HỘI TRÊN BÁO CHÍ TRONG THỜI

KỲ ĐỔI MỚI......................................................................................................

79

3.1. Diễn ngơn về lễ hội trên báo chí từ tháng 12/1986 đến hết năm 1996 .......

79

3.2. Diễn ngôn về lễ hội trên báo chí từ năm 1997 đến năm 2009 .....................

87

3.3. Diễn ngơn về lễ hội trên báo chí từ năm 2010 đến nay ...............................

99

CHƢƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ DIỄN NGƠN VỀ LỄ HỘI
TRÊN BÁO CHÍ ...............................................................................................

116

4.1. Mối quan hệ giữa chính quyền – nhà khoa học – nhà báo – dư luận xã hội

116

4.2. Vấn đề giới của chủ thể diễn ngôn ...............................................................

127

4.3. Định hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.........................................


131

4.4. Nền kinh tế thị trường và xu hướng thương mại hóa hoạt động báo chí …

134

4.5. Chủ nghĩa dân tộc, quan điểm bảo tồn di sản và những “ám ảnh” tiến hóa
luận ......................................................................................................................

138

KẾT LUẬN ........................................................................................................

145

DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ...........................................................................................................

150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................

151

PHỤ LỤC ...........................................................................................................

167



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, lễ hội dân gian có từ thời kỳ Đơng Sơn, thời kỳ bắt đầu từ khoảng
bảy, tám thế kỷ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên. Trong suốt chiều dài lịch
sử của đất nước, có lúc lễ hội được mở rầm rộ, có lúc tạm ngừng do chiến tranh
loạn lạc, do thiên tai, mất mùa, có lúc do nhà nước khơng cho phép. Từ sau khi đất
nước bước vào công cuộc Đổi mới (năm 1986), nhất là trong khoảng 20 năm trở lại
đây, lễ hội trở nên bùng phát. Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, năm 2008 cả
nước có 7.965 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 544 lễ hội tôn giáo, 332 lễ
hội lịch sử, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài và 40 lễ hội khác [Dẫn theo 107, tr.3].
Đã có nhiều hướng nghiên cứu lễ hội: nghiên cứu một lễ hội tiêu biểu (như
hội Gióng ở Gia Lâm, Hà Nội), nghiên cứu lễ hội một tỉnh, miêu thuật giới thiệu
tổng quát lễ hội cả nước; nghiên cứu các thời kỳ lịch sử lễ hội; đúc kết các vấn đề lý
luận (như giá trị của lễ hội, cấu trúc và thành tố của lễ hội, vai trò của lễ hội cổ
truyền trong cuộc sống đương đại,...).
Khơng chỉ có các nhà nghiên cứu viết về lễ hội trong các cuốn sách, các bài
tạp chí, các nhà báo cũng cơng bố hàng nghìn bài viết trên báo chí về thành tố văn
hóa tinh thần này. Việc phản ánh lễ hội trên báo chí thể hiện sự quan tâm của nhà
báo, cho thấy những biến động lịch sử xã hội trong suốt chiều dài lịch sử. Thơng
qua báo chí, lễ hội được đánh giá dưới nhiều góc độ. Diễn ngơn về nó thể hiện một
cách chân thực quan niệm của thời đại, đồng thời cho thấy sự thay đổi nhanh chóng
những quan niệm này trong các mốc thời gian khác nhau. Nghiên cứu diễn ngôn về
lễ hội trên báo chí là một vấn đề lý thú nhằm khám phá các chiều kích văn hóa, xã
hội, tư tưởng của lịch sử Việt Nam. Là người đi sau, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm
và thành quả của người đi trước, chúng tôi xin được nghiên cứu diễn ngơn về lễ hội
trên báo chí.
Việc nghiên cứu lễ hội là phù hợp với chuyên ngành Văn hóa học. Nghiên
cứu diễn ngôn là một trong những hướng quan tâm của ngành Nghiên cứu văn hóa.
Ở nước ta, giữa Văn hóa học (Culturelogy) và Nghiên cứu văn hóa (Cultural
Studies) có nhiều điểm chung và cũng có sự phân biệt. “Hướng tiếp cận của Nghiên

1


cứu văn hóa phương Tây sẽ là một sự bổ sung cho Văn hóa học trong việc khám
phá một lĩnh vực phong phú, biểu trưng và đa nghĩa như văn hóa” [130, tr.91].
Thực hiện đề tài “Diễn ngơn về lễ hội trên báo chí Việt Nam”, chúng tơi có
dịp trải nghiệm nghiên cứu liên ngành giữa Văn hóa học và Báo chí học. Từ góc
nhìn của chúng tơi – một cán bộ giảng dạy trong một trường đào tạo báo chí truyền
thơng, chắc chắn sau khi hồn thành luận án, đề tài sẽ có tác động tích cực đối với
việc giảng dạy của bản thân, tạo điều kiện để NCS tiếp tục cơng tác chun mơn tốt
hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu diễn ngơn về lễ hội trên báo
chí theo chiều dài lịch sử, thấy được sự khác nhau qua các thời kỳ, giai đoạn, lý giải
sự khác nhau đó và nhận diện những vấn đề đang đặt ra trong diễn ngôn báo chí về
lễ hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, tập hợp và hệ thống hóa các bài báo viết về lễ hội từ đầu thế kỷ
XX đến nay. Đối với báo chí trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 do khối lượng
khơng nhiều và tình hình lưu trữ báo chí của ta khơng thật đầy đủ cho nên chúng tôi
cố gắng khai thác tối đa những tư liệu hiện cịn. Đối với báo chí từ năm 1955 đến
nay, nhất là báo chí từ năm 1986 trở lại đây do số lượng các tờ báo rất lớn, do số
lượng các bài báo viết về lễ hội cực kỳ phong phú, chúng tôi tập hợp theo nguyên
tắc lựa chọn những tờ báo tiêu biểu.
- Thứ hai, trên cơ sở bối cảnh chính trị xã hội, tình hình kinh tế, tình hình báo
chí, các khuynh hướng và nội dung diễn ngơn về lễ hội trên báo chí, luận án sẽ phân
chia diễn ngơn về lễ hội trên báo chí thành các thời kỳ, trong mỗi thời kỳ lại chia
thành các giai đoạn. Việc phân kỳ, phân đoạn này tạo nên cái nhìn khái qt về diễn
ngơn trên báo chí về lễ hội từ đầu thế kỷ XX đến nay.

- Thứ ba, phân tích diễn ngơn về lễ hội trên báo chí trong mỗi thời kỳ, mỗi
giai đoạn.
- Thứ tư, bàn luận những vấn đề đang đặt ra nhằm góp phần lý giải và cung
cấp những kinh nghiệm để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, giới báo
chí và những người quan tâm tham khảo.
2


3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những diễn ngôn về lễ hội được đăng tải
trên báo chí Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay.
3.2. Phạm vi tƣ liệu
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự phân biệt giữa báo và tạp chí
chưa thật rõ rệt. Từ năm 1915 (năm bài viết về lễ hội của Phan Kế Bính được cơng
bố trên Đơng Dương tạp chí) cho đến năm 1985, số bài viết về lễ hội khá ít. Đối với
báo chí trước năm 1945, chúng tôi khảo sát diễn ngôn về lễ hội trên Đơng Dương
tạp chí, Nam Phong tạp chí, Trung Bắc chủ nhật, Ngày Nay và Tri Tân. Đây là
những tờ báo tiếng Việt có ảnh hưởng rộng rãi lúc đó. Đơng Dương tạp chí là tờ
báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Hà Nội, đã có những đóng góp khơng nhỏ trong
việc tìm cách phổ biến chữ quốc ngữ trong mọi tầng lớp dân chúng và thay đổi lối
hành văn trong cách viết. Đồng thời tạp chí cũng truyền bá tư tưởng Âu Tây bằng
cách dịch những tác phẩm hay và nghiên cứu tư tưởng nền văn học Á Đông trên
tinh thần mới. Tờ báo cịn đóng vai trị lớn trong tiến trình hiện đại hóa văn học 30
năm đầu thế kỷ XX [17]. Về tạp chí Nam Phong, cuối đời nhìn lại, học giả Đào Duy
Anh kể rằng, ơng có hứng thú với văn học Việt Nam nhờ những truyện ngắn của
Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn đăng trên tạp chí này. Khi dạy học ở Đồng Hới
(Quảng Bình), đồng thời với việc học thêm chữ Pháp theo một chương trình nhất
định, ơng nghiên cứu Quốc văn và Hán văn với cơng cụ chính là Nam Phong tạp chí
[1, tr.18-19].

Khơng ít trường hợp như Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, sau khi đăng bài trên
báo, các tác giả đã tập hợp các bài viết lại in thành sách.
Về báo chí từ năm 1945 đến năm 1986, chúng tơi khảo sát diễn ngôn về lễ
hội trên báo Sự Thật, báo Nhân Dân, báo Tiền phong và các tập san Văn hóa, tập
san Nghiên cứu Văn Sử Địa, tạp chí Văn học, tạp chí Dân tộc học, tạp chí Nghiên
cứu nghệ thuật, tạp chí Văn hóa dân gian. Đây là những tờ báo xuất bản ở Hà Nội,
dưới chính thể do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Riêng về báo chí miền Nam (19551975), chúng tôi khảo sát diễn ngôn về lễ hội trên Văn hóa nguyệt san, Bách khoa
và tập san Sử Địa (đều xuất bản ở Sài Gịn), dưới chính quyền Sài Gòn.
3


Đối với báo chí từ năm 1986 đến nay, chúng tôi sử dụng các báo Nhân Dân
cuối tuần, Tiền phong, Tuổi trẻ. Báo Nhân Dân cuối tuần là cơ quan ngơn luận của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai báo cịn lại là cơ quan ngôn luận của thanh niên Việt
Nam, có số lượng phát hành rất lớn. Ngồi ra chúng tơi cịn khảo sát diễn ngơn về lễ
hội trên hai tờ báo mạng điện tử là Vnexpress và Vietnamnet từ năm 2014 đến nay.
Đây là hai báo điện tử thu hút một lượng rất lớn độc giả. Sở dĩ từ năm 1986 đến
nay, chúng tôi không chọn các tập san, tạp chí đã nêu để để khảo sát bởi vì các tác
giả cộng tác với các tập san, tạp chí ấy là các nhà khoa học, đồng thời họ cũng phát
biểu các quan niệm về lễ hội trên các tờ báo viết và báo mạng vừa nêu.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phƣơng pháp luận
Để thực hiện luận án chúng tôi đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét đối tượng nghiên cứu trong sự vận động và
mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định sẽ xuất hiện những diễn ngôn đặc trưng về lễ hội. Chính bối cảnh xã hội, điều
kiện kinh tế, điều kiện chính trị, quan điểm chính sách của nhà nước, sự phát triển
của tri thức khoa học và chủ đích của mỗi tác giả báo chí đã chi phối việc hình
thành diễn ngơn báo chí về lễ hội.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp liên ngành đã được GS. Đinh Gia Khánh đề cập trong cuốn
sách Văn hóa dân gian những phương pháp nghiên cứu. Theo tác giả, trong tổ chức
nghiên cứu liên ngành thường có một ngành khoa học giữ vai trị trung tâm, nói cho
đúng hơn là giữ vai trị tổ chức. Vai trò ấy được quy định bởi những điều kiện khác
nhau: thí dụ như mục tiêu cuối cùng của đề tài nghiên cứu hoặc tính chất của tư liệu
nghiên cứu,… Đề tài “Hùng Vương dựng nước” đã được xử lý theo tổ chức nghiên
cứu liên ngành. Nhiều ngành khoa học xã hội và cả một số ngành khoa học tự nhiên
đã được huy động vào việc nghiên cứu đề tài ấy. Thời đại Hùng Vương không lưu
lại những tư liệu viết, những văn bản nhưng còn lưu lại khá nhiều những hiện vật
khảo cổ học. Vì vậy, khoa Khảo cổ học đã giữ vai trò trung tâm, vai trò tổ chức của
việc nghiên cứu liên ngành.
4


Trong đề tài “Quy hoạch đồng bằng sông Hồng” hoặc “Quy hoạch đồng
bằng sơng Cửu Long” thì dù các ngành khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học,
folklore, nông học, … có thể tùy theo hồn cảnh mà có đóng góp nhiều hoặc ít vào
kết quả nghiên cứu nhưng khoa Kinh tế học phải giữ vai trò trung tâm, vai trị tổ
chức, bởi vì mục tiêu của việc nghiên cứu liên ngành này trước hết là mục tiêu kinh
tế. Như thế trong việc nghiên cứu liên ngành thì các ngành khoa học giữ tính chất
độc lập với nhau trong khi vẫn phối hợp chặt chẽ nhau [183, tr.13-14].
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành trong đó Văn hóa học đóng vai trị là ngành chính. Bên cạnh đó, để hồn
thành luận án chúng tơi cũng quan tâm đến lĩnh vực báo chí học để xem các diễn
ngơn báo chí được thể hiện như thế nào; lĩnh vực lịch sử văn hóa để phân tích các
điều kiện xã hội dẫn tới việc hình thành diễn ngôn, các yếu tố quyền lực chi phối
việc hình thành các diễn ngơn đó.
4.2.2. Các phƣơng pháp tổng hợp, mơ tả, phân tích tài liệu và so sánh
Chúng tơi tổng hợp các bài viết có diễn ngơn về lễ hội được đăng tải trên báo

chí gồm: Đơng Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Trung Bắc chủ nhật, Ngày Nay,
Tri Tân, báo Sự thật, báo Nhân Dân, báo Tiền phong, tập san Nghiên cứu Văn Sử
Địa, tập san Sử Địa, tập san Văn hóa, tạp chí Dân tộc học, tạp chí Nghiên cứu nghệ
thuật, tạp chí Văn hóa dân gian xuất bản trước năm 1986; báo Tiền phong, Tuổi trẻ,
Nhân Dân cuối tuần từ năm 1986 đến nay và hai trang báo mạng điện tử Vnexpress
và Vietnamnet trong thời gian từ 2014 - 2017.
Để xử lý khối tài liệu 558 bài báo với hàng ngàn trang viết về lễ hội, chúng
tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, mô tả, phân tích tài liệu và so sánh. Việc tổng
hợp các bài báo viết về lễ hội trước năm 1945 là cơng việc khó nhất bởi các tờ Đơng
Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Trung Bắc chủ nhật, Ngày Nay, Tri Tân đều
được xếp vào dạng tư liệu đặc biệt quý hiếm. Để có được nguồn tư liệu trên NCS đã
phải gặp trực tiếp ban lãnh đạo Thư viện Quốc gia xin được giúp đỡ. Để có được
các bài viết trên Nam Phong tạp chí, tập san Nghiên cứu Văn Sử Địa, tập san Sử
Địa, thông qua sự giới thiệu của bạn bè đang công tác tại Thư viện Khoa học Xã hội
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), NCS đã tiếp cận được với một thư viện
số hóa trên mạng Internet với tên gọi Thư viện số SCI-BOT (Ban điều hành là một
nhóm NCS Việt Nam ở nước ngồi) để mua bản số hóa các tài liệu trên. Với các tài
5


liệu báo in còn lại, NCS đã làm việc nhiều ngày tại Thư viện Quốc gia để chụp lại
các bài báo viết về lễ hội. Việc tổng hợp các bài viết trên báo mạng là công việc
thuận lợi nhất.
Bài viết của GS. Đinh Gia Khánh về phương pháp tổng hợp và phân tích
trong khoa nghiên cứu văn hóa dân gian đã gợi ý cho chúng tơi rất nhiều trong q
trình làm việc [183, tr.16-20]. Để hiểu rõ nội dung diễn ngơn về lễ hội trên báo chí
chúng tơi sử dụng phương pháp phân tích các chủ đề cùng được đề cập trên các tờ
báo trong từng giai đoạn khác nhau để tìm hiểu khuynh hướng tư tưởng của tờ báo,
của dịng báo và sự phát triển trong q trình nhận thức về lễ hội gắn với các giai
đoạn lịch sử quan trọng, cũng như sự tác động của các chính sách quản lý của nhà

nước, sự kiện chính trị đối với nhận thức về lễ hội. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sử
dụng phương pháp so sánh diễn ngôn về lễ hội trên báo chí trong hai thời kỳ (trước
năm 1986 và từ năm 1986 đến nay) và các giai đoạn trong từng thời kỳ để thấy
được sự khác nhau qua các thời kỳ, các giai đoạn.
4.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia
Để thực hiện đề tài này, bên cạnh nỗ lực cá nhân, có những tri thức, có
những vấn đề tự bản thân chúng tôi chưa minh định được chúng tôi đã thực hiện
phương pháp phỏng vấn một số chuyên gia là các nhà báo, nhà nghiên cứu, cán bộ
quản lý. Cách phỏng vấn là đa dạng, khi xin hẹn gặp trực tiếp, khi hỏi qua điện
thoại (nếu là câu hỏi cần trả lời ngắn gọn và được sự đồng ý của chuyên gia), hoặc
gửi email phỏng vấn.
Trong một đề tài nghiên cứu cần sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp để đạt
kết quả tối ưu nhất. Dù lựa chọn phương pháp nào thì người nghiên cứu cũng cần
chú ý đến mối liên quan, sự hỗ trợ nhau giữa các phương pháp trong một đề tài
nghiên cứu, phương pháp nào nên thực hiện trước, phương pháp nào thực hiện sau
và sử dụng thông tin thu được từ mỗi phương pháp như thế nào đều phải được cân
nhắc rõ ràng trong chiến lược nghiên cứu [183, tr.280].
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã trình bày một cách tương đối tồn diện và hệ thống diễn
ngơn báo chí về lễ hội từ đầu thế kỷ XX (năm 1915) đến nay.

6


Thứ hai, luận án đã phân tích diễn ngơn về lễ hội trên báo chí trong từng thời
kỳ và từng giai đoạn, làm rõ những điều kiện chính trị, tư tưởng, học thuật cho phép
hình thành diễn ngơn.
Thứ ba, bàn luận những vấn đề đang đặt ra nhằm góp phần lý giải và cung
cấp những kinh nghiệm để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, giới báo
chí và những người quan tâm tham khảo.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án hệ thống hóa việc nghiên cứu vấn đề diễn ngôn trong các lĩnh vực
nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hóa, từ trong cái
chúng của các lĩnh vực nghiên cứu ấy thấy được cái riêng của nghiên cứu diễn ngôn
trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa.
- Luận án đề xuất các nội dung phân tích diễn ngơn về lễ hội trên báo chí.
- Luận án làm rõ những yếu tố chi phối diễn ngơn về lễ hội trên báo chí và cơ
chế quyền lực chi phối loại diễn ngôn này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Nội dung nghiên cứu của luận án là tư liệu tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách, giới nghiên cứu truyền thông và giới nghiên cứu văn hóa.
- Nội dung luận án cịn là nguồn tài liệu tham khảo về lịch sử, báo chí, văn
hóa phục vụ cho việc học tập của các sinh viên, học viên cao học các ngành văn hóa
học, báo chí học và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án được kết
cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Khái niệm, tổng quan tình hình nghiên cứu và lý thuyết vận dụng.
Chương 2: Diễn ngơn về lễ hội trên báo chí trước thời kỳ Đổi mới.
Chương 3: Diễn ngôn về lễ hội trên báo chí trong thời kỳ Đổi mới.
Chương 4: Những vấn đề đặt ra từ diễn ngôn về lễ hội trên báo chí.

7


CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG
1.1.


Khái niệm
Trong mục này, chúng tôi xin được trình bày ba khái niệm liên quan đến đề

tài luận án là diễn ngơn, lễ hội, báo chí.
1.1.1. Diễn ngôn
Diễn ngôn (discoure) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều
ngành khoa học xã hội và nhân văn: ngôn ngữ học, tâm lý học, xã hội học, nghiên
cứu văn học, nghiên cứu văn hóa. Vì thế nội dung của thuật ngữ này là rất khác
nhau tùy theo cách thức tiếp cận của các nhà khoa học ở những lĩnh vực khác nhau.
Ngay cả người đề xướng lý thuyết diễn ngôn là nhà nghiên cứu người Pháp, Michel
Foucault (1926-1984) chẳng những khơng cố gắng đi tìm một định nghĩa thống nhất
mà cịn hướng tới sự đa dạng hóa nội hàm của thuật ngữ này ngay trong định nghĩa
của chính mình: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn,
tôi tin rằng thực tế tơi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một khu
vực chung của tất cả các nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các nhận định
được cá thể hóa, và đơi khi lại xem nó như một hoạt động được quy chuẩn
(regulated practice) nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định” [214, tr.1].
Theo PGS.TS. Trần Văn Tồn, trong đoạn trích vừa nêu, M. Foucault cùng
một lúc đã đưa ra ba định nghĩa về diễn ngơn. Thứ nhất, đó là định nghĩa rộng nhất,
theo đó diễn ngơn bao gồm tất cả các nhận định nói chung. Thứ hai, diễn ngơn như
là một nhóm các nhận định được cá thể hóa. Diễn ngơn trong cách sử dụng này là
một nhóm những nhận định được tổ chức theo một cách thức nào đó và có một
mạch lạc và một hiệu lực chung. Theo đó, người ta có thể nói đến, chẳng hạn: diễn
ngơn nữ quyền, diễn ngơn nam tính, diễn ngơn nữ tính, diễn ngôn y học, diễn ngôn
phân tâm học. Thứ ba, diễn ngơn như một hoạt động được kiểm sốt/điều chỉnh
nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định. Ở định nghĩa này M.Foucault quan tâm
đến những quy tắc và cấu trúc tạo ra những nhận định, những diễn ngôn cụ thể.
Mặc dù ba định nghĩa của Foucault được liệt kê khá độc lập nhưng trong
thực tế nghiên cứu, các định nghĩa này luôn luôn được sử dụng xen kẽ nhau và định
8



nghĩa này có thể bao trùm lên định nghĩa kia tùy theo hướng triển khai của người
nghiên cứu [214].
Theo Foucault, diễn ngôn đa phần do con người tạo ra. Chủ thể tạo ra diễn
ngơn trong xã hội có thể là giới cầm quyền, có thể là giới bình dân muốn phản ứng
và xây dựng lại xã hội mới, có thể là những cá nhân kiệt xuất như một nhà cách
mạng, một lãnh tụ tôn giáo, một nhà khoa học, một nhà hoạt động xã hội, một nhà
văn, một diễn viên nổi tiếng,... [21, tr.93].
Theo TS. Lâm Minh Châu, các diễn ngơn có hai điểm chung:
Thứ nhất, chúng đưa ra một chuẩn mực về thế nào là đúng, thế nào là
sai, thế nào là tốt đẹp và thế nào là xấu xa, thế nào là giỏi và thế nào là
dốt, thế nào là bình thường và khơng bình thường. Thứ hai, với những
người, nhóm người hoặc thậm chí là xã hội chịu sự chi phối của diễn
ngơn, thì những gì diễn ngơn ấy nói được coi là chân lý, hiển nhiên, và
làm theo một cách vô thức [21, tr.93].
Trong mỗi một thời kỳ, giai đoạn lịch sử, diễn ngôn không chỉ chịu sự chi
phối của các quy luật ngôn ngữ mà cịn chịu sự chi phối của mơi trường sinh thái
văn hóa. Chính vì thế, qua các diễn ngơn, chúng ta có thể thấy được dấu ấn của thời
đại lịch sử mà diễn ngơn đó ra đời. Chẳng hạn trong thời kỳ văn hóa Đại Việt,
người ta hay nói đến “tạo hóa”, “con tạo”, “vũ trụ xoay vần”, “tài mệnh tương đố”,
“hồng nhan bạc phận”,... Từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX,
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành chiến
tranh giải phóng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại của hải quân và không quân
Mĩ đối với miền Bắc, trong các diễn ngôn, hàng loạt từ ngữ sau được sử dụng với
tần số rất cao: “chiến tranh”, “hịa bình”, “chủ nghĩa xã hội” “độc lập dân tộc” “tư
sản”, “vơ sản”, “cách mạng”, “phản động”, “đồng chí”, “kẻ thù”, “địch”, “ta”.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các từ vựng của ngành kinh tế học đã lấn át
những từ ngữ vừa nêu, xuất hiện ngày càng nhiều trong diễn ngôn của các lĩnh vực
khác, kể cả trong diễn ngơn văn hóa: “kinh tế thị trường”, “thương hiệu”, “hàng

hóa”, “nhà phân phối”, “đẳng cấp”, “chất lượng”, “cạnh tranh”,... Ngoài ra những từ
ngữ vay mượn từ nước ngoài được sử dụng một cách thường xuyên hơn như:
“shop”, “fan”, “laptop”, “chat”, “festival”, “computer”, “world cup”, “lazer”...[126].
9


Có diễn ngơn chỉ hình thành ở xã hội này mà khơng có ở xã hội khác. Thí dụ,
trong xã hội phong kiến chuyên chế, diễn ngôn về bổn phận, về lòng trung thành
tuyệt đối với đức vua, về sự hạ thấp người phụ nữ là những diễn ngôn thường gặp.
Ngược lại trong xã hội tư bản những diễn ngôn trên hầu như vắng bóng, thay vào đó
là những diễn ngơn về quyền tự do cá nhân, về sự bình đẳng giới, về sự kiểm soát
quyền lực, về tự do báo chí,... Trong xã hội cũ, mơi trường học tập ở Việt Nam bị
chi phối bởi các diễn ngôn về quan hệ thầy trò và về những quy định về bổn phận
của người học trị. Các diễn ngơn tiêu biểu cho rằng người thầy là người truyền dậy
các tư tưởng của thánh hiền, thầy dậy một chữ cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là
thầy; học trò là người tiếp nhận những điều thầy truyền dậy, phải tôn trọng lắng
nghe thầy, khơng được suy nghĩ hay nói năng trái với lời thầy, phải hiểu rằng
“không thầy đố mày làm nên”. Ngày nay, trong nền giáo dục mới ở ta đã xuất hiện
diễn ngơn “tất cả vì học sinh thân u”, “học sinh là trung tâm”. Trong xã hội có
giai cấp, thường có những diễn ngơn của những giai cấp khác nhau. Ở Việt Nam,
trong thời kỳ quân chủ, các diễn ngôn thường gặp của giai cấp thống trị và Nho giáo
là những diễn ngôn về tam cương ngũ thường, về tam tòng tứ đức, về mối quan hệ
giữa quân tử và tiểu nhân. Tam cương có nghĩa là: bầy tơi phải có bổn phận vâng
phục nhà vua (quân vi thần cương), người vợ phải có bổn phận vâng phục người
chồng (phu vi phụ cương), con phải tuân phục cha (phụ vi tử cương). Ngũ thường là
năm điều người ta phải có: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Tam tịng có nghĩa là ba điều
ràng buộc đối với người phụ nữ: còn nhỏ ở với cha (tại gia tòng phụ), lớn lên lấy
chồng thì phải theo chồng (xuất giá tịng phu), nếu chồng chết sớm thì ở vậy với
con (phu tử tịng tử). Tứ đức là bốn chuẩn mực mà người phụ nữ xưa phải đạt tới:
công, dung, ngôn, hạnh. Nho giáo chia xã hội thành hai hạng người quân tử và tiểu

nhân. Người qn tử là người lao động trí óc, có trách nhiệm dạy bảo tiểu nhân.
Tiểu nhân là người lao động chân tay, có bổn phận phải làm ra lúa gạo để nuôi
người quân tử. Ngược lại, khi xã hội quân chủ suy vi, từ chỗ nghi ngờ, người dân
dần dần chuyển sang phản kháng bằng bạo lực vũ trang và bằng cả những diễn ngơn
của mình: “Được làm vua, thua làm giặc”, “Lệnh ông không bằng cồng bà”, “Thuận
vợ thuận chồng bể Đông tát cạn”, “Con hơn cha nhà có phúc”, “Gái mà chi trai mà
chi; sinh ra có nghĩa có nghì thì hơn”, “Đàn ơng xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, “Đàn
10


ông như giỏ, đàn bà như hom”, “Quân tử ứ hự đã đau, tiểu nhân dùi đục đập đầu
như không”, “Nhất sĩ nhì nơng, hết gạo chạy rơng, nhất nơng nhì sĩ”,...
Tóm lại, “do văn hóa của con người là sản phẩm của các tập hợp diễn ngôn
(...), nên tập hợp diễn ngơn khác nhau thì văn hóa cũng khác nhau” [21, tr.94].
1.1.2. Lễ hội
Nhân dân ta trước kia thường dùng các từ và cụm từ: hội, hội làng, vào đám,
hội hè đình đám,… Cịn các thuật ngữ lễ hội và hội lễ không phải do dân chúng đặt
ra. Năm 1957, báo Nhân Dân ngày 21 tháng 4 dùng từ lễ hội ngay trong tiêu đề
“Cần sửa chữa tình trạng phát triển lễ hội chệch hướng” [144, tr.65]. Tại miền Nam
năm 1967, trên tập san Sử Địa số 5, tác giả Đông Hồ cũng dùng thuật ngữ lễ hội
trong bài viết “Những lễ hội ở Hà Tiên trong ba tháng mùa xuân”. Trong bài, tác giả
còn dùng từ hội lễ với nghĩa tương đương như lễ hội. Đối với tác giả ngày Tết, rằm
tháng giêng,... cũng là lễ hội. Ở miền Bắc từ năm 1977, trên tạp chí Dân tộc học số
3, bên cạnh việc dùng phổ biến hai tiếng “hội làng”, tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết còn
sử dụng các cụm từ hội lễ, hội lễ nông nghiệp, hội lễ phồn thực giao duyên, bên
cạnh cụm từ lễ hội thượng võ [178]. Còn với tư cách là những thuật ngữ khoa học
thì lễ hội và hội lễ được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến từ những năm 80 của
thế kỷ trước.
Trong giới khoa học, GS. Đinh Gia Khánh khơng dùng từ lễ hội mà kiên trì
dùng từ hội lễ. Năm 1985, ông cho rằng hội lễ là thời điểm mạnh của đời sống cộng

đồng. Tác giả viết: “Danh từ hội lễ nên được dùng như một thuật ngữ văn hóa. Có
thể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này theo hai thành tố hội và lễ. Hội là tập
hợp đông người trong một sinh hoạt cộng đồng. Lễ là nghi thức đặc thù gắn với sinh
hoạt ấy” [86, tr.172].
Cho đến nay, đại đa số các tác giả đều dùng thuật ngữ lễ hội. Sau khi dẫn ý
kiến của GS. Trần Quốc Vượng rằng: “Lễ hội gồm hai phần vừa tách rời vừa không
tách rời nhau: Lễ (nghi lễ cúng Thần, Thánh, Phật, Mẫu…) và Hội (tụ hội của dân
một làng hay liên làng (vùng)”, “trên thực tế và về lý thuyết lễ - hội xoắn xuýt hữu
cơ vào nhau, không thể tách rời”, các tác giả Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Nguyễn
Thị Phương Châm nhận xét: “(…), nếu không xem xét lễ hội ở góc độ gắn kết đó sẽ
rất dễ làm thơ thiển nó và mất đi ý nghĩa đích thực của lễ hội. Dùng thuật ngữ lễ
hội, các nhà nghiên cứu muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa thiêng liêng của lễ hội truyền
11


thống của nhân dân ta trong quá khứ, khi mà rất nhiều trò chơi trong các lễ hội đều
nhuốm màu thiêng liêng một cách có chủ ý của những người tổ chức. Lễ hội bao
hàm cả lễ và hội, là hai phần gắn bó chặt chẽ với nhau, đan quyện với nhau, bổ sung
cho nhau. Tách bạch ra để nghiên cứu, xem xét nhưng ln ln phải ghi nhận nó là
một chỉnh thể. Đặc biệt trong quá khứ, hầu hết các hoạt động trong phần hội đều
chứa đựng những niềm tin, những phong tục nhằm đạt được ước vọng, khao khát và
niềm tin mà ở phần lễ được thực hiện bằng các nghi lễ hết sức trang nghiêm, thành
kính. Để cuối cùng đạt được mục đích của lễ hội đó là tính thiêng liêng, cao cả của
niềm tin mà mỗi cá nhân, cộng đồng gửi gắm vào đó [188, tr.9-10].
Các tác giả vừa nêu cũng đã xác đáng khi viết: “Tuy nhiên, cũng cần phải
cơng nhận rằng, trong q trình phát triển của xã hội, khá nhiều trò chơi dân gian
trong các lễ hội đã phai nhạt và dần chuyển thành những trị giải trí thuần túy, kết
hợp với các hoạt động văn hóa văn nghệ mới nên làm cho phần hội có vẻ bị tách ra
khỏi phần lễ. Song, một điều rõ ràng là cái còn giữ được của lễ hội cổ truyền và vẫn
thu hút được con người hiện đại đến dự, đó chính là tính thiêng căn bản của lễ hội

mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy” [188, tr.10]. Tóm lại, lễ hội dân gian là
sinh hoạt đặc biệt của một cộng đồng. Cộng đồng đó trong rất nhiều trường hợp là
một làng. Vì thế nhân dân ta có hội làng Mai Động, hội làng Kiêu Kỵ, hội làng
Khoan Tế, hội làng Lệ Mật, hội làng Bồ Đề, hội làng Bát Tràng, hội làng Đa Sỹ, hội
làng Triều Khúc, hội làng Yên Vỹ, hội làng An Thái – Bưởi, … Tất cả các làng này
nay đều thuộc Hà Nội [187]. Bên cạnh hội làng cịn có hội vùng, như hội chùa
Hương. Đặc biệt có lễ hội ở tầm quy mơ tồn quốc như lễ hội Đền Hùng. Trong lễ
hội Đền Hùng có cả yếu tố dân gian, hồn nhiên, tự phát và cả yếu tố cung đình, bác
học. Có lễ hội dân gian và có cả lễ hội cung đình.
Người ta có thể chia lễ hội từ trước năm 1945 là lễ hội cổ truyền hoặc lễ hội
truyền thống còn lễ hội mới xuất hiện từ sau năm 1945 là lễ hội hiện đại. Theo một
cách phân loại, lễ hội cổ truyền là những lễ hội đã từng diễn ra từ trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945; lễ hội hiện đại hay lễ hội mới là những lễ hội diễn ra từ sau
Cách mạng tháng Tám như: lễ hội về Hoàng Hoa Thám, lễ hội Xương Giang (đều ở
tỉnh Bắc Giang). Trong luận án này, chủ yếu chúng tơi trình bày những diễn ngơn
về lễ hội cổ truyền có nội dung tưởng niệm các vị thần có cơng với làng với nước.
1.1.3. Báo chí và nhà báo
12


1.1.3.1.

Báo chí

Hiện nay, chúng ta phân biệt tạp chí và báo. Về báo chí, có thể chia làm 4
loại hình báo chí chính là báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Cịn
trước Cách mạng tháng Tám, tình hình khơng phải như vậy. Tờ báo chữ quốc ngữ
ra đời sớm nhất ở nước ta là tờ Gia Định báo xuất bản năm 1865 tại Sài Gòn. Cho
đến trước năm 1945, ở miền Bắc báo in là phổ biến. Còn ở Sài Gòn bên cạnh báo in,
từ tháng 9/1940 đã có Đài phát thanh Sài Gịn [81]. Từ sau năm 1945, ở miền Bắc

dưới chế độ nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa, chúng ta có hai loại hình báo
chí phổ biến là báo in và báo phát thanh.
Dưới chế độ của chính quyền Sài Gịn, ở miền Nam đã có đài truyền hình. Ở
miền Bắc, cho đến ngày 7/9/1970 dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
chính phủ, chương trình truyền hình đầu tiên mới được phát sóng. Như vậy là đến
thời gian này, ở nước ta đã có ba loại hình báo chí phổ biến là báo in, phát thanh và
truyền hình.
Sau khi đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới cho đến nay nước ta có hơn
800 cơ quan báo in (cả báo và tạp chí) với hơn 1.000 ấn phẩm báo chí, 67 đài PTTH, hơn 70 cơ quan báo mạng điện tử [32]. Ngày 19/7/1997, Việt Nam chính thức
hịa mạng Internet toàn cầu đánh dấu giai đoạn phát triển Internet tại Việt Nam.
Ngày 31/12/1997, Tạp chí Q Hương có địa chỉ ra đời
đánh dấu sự xuất hiện loại hình báo chí thứ tư tại Việt Nam - báo mạng điện tử.
1.1.3.2.

Nhà báo

Trước Cách mạng tháng Tám, ở nước ta người dân thường gọi người viết báo
là người viết nhật trình. Trong khoảng 40 năm đầu thế kỷ XX, nhiều người viết văn
cũng là những người viết báo. Chính vì vậy chúng ta có nhà văn Ngơ Tất Tố đồng
thời cũng có nhà báo Ngơ Tất Tố; có nhà văn, nhà báo Vũ Trọng Phụng. Khi đó nhà
báo là những người làm nghề tự do, họ kiếm sống bằng ngòi bút. Lúc đó ở ta cũng
chưa có hội đồn, nghiệp đồn báo chí. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời, đặc biệt là trong thời gian kháng chiến chống Pháp báo chí được sự lãnh đạo
của Đảng, các nhà báo dần dần trở thành những công chức, viên chức được ăn
lương nhà nước và làm việc trong những tờ báo nhất định. Ở miền Nam, từ năm
1955 đến tháng 4/1975 tình hình khơng phải như vậy. Sau khi đất nước thống nhất,
báo chí cả nước cùng đi vào quỹ đạo chung là hoạt động dưới sự lãnh đạo của
13



Đảng, quản lý của Nhà nước. Năm 1990, Luật báo chí Việt Nam quy định: Nhà báo
phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các
tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt
động hoặc cộng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp
thẻ nhà báo [203].
Nhà báo là một khái niệm tập hợp một nhóm người trong đó có những người
làm những việc khác nhau hoặc một người có thể làm được nhiều việc: phóng viên
viết bài hoặc đưa tin, biên tập viên, họa sĩ thiết kế trình bày maket,... Ở nước ta hiện
nay, yêu cầu phấn đấu là ngồi chun mơn giỏi, nhà báo cịn là nhà hoạt động
chính trị xã hội, có vốn kiến thức tồn diện, có bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung
thành với Tổ quốc [147, tr.303]. Do đặc điểm nghề nghiệp, nhà báo còn là người
giao thiệp rộng, phản ứng nhanh, biết tập trung mũi nhọn vào cái gì, nhanh trí trong
ứng xử, có thể đưa ra cách giải quyết nhanh và chính xác khi gặp khó khăn.
Tác giả Nguyễn Văn Dững khi viết về vai trò của nhà báo trong việc tạo lập
dư luận xã hội cho rằng: Nhà báo cần có khuynh hướng tư tưởng rõ ràng, kiên định
và kiến thức sâu rộng, nếu không nhà báo khó mà phân tích, thuyết phục cơng
chúng bằng cả "trí tuệ và cảm xúc". Hệ kiến thức chính là "nền tảng, là phơng cơ
bản hình thành nhân cách văn hóa và thái độ nhân văn khi tiếp cận và xử lý các vấn
đề xã hội trong hoạt động báo chí - truyền thông" [36, tr.373].
Những người làm báo chuyên nghiệp được gọi là nhà báo. Có những người
thỉnh thoảng mới viết bài, thậm chí có người cả đời chỉ viết một hai bài báo. Những
người đó khơng thể gọi là nhà báo. Họ là những tác giả của một vài bài viết cụ thể.
Tuy nhiên từ lúc bản thảo của họ gửi đến tịa soạn, phải có người biên tập, người
duyệt, bài báo đó mới được cơng bố. Những người biên tập, người duyệt là nhà báo
chuyên nghiệp. Bởi vậy trong q trình nghiên cứu, chúng tơi khơng chỉ khảo sát
những bài viết của các nhà báo mà còn thu thập cả những bài viết của những tác giả
không chuyên viết về lễ hội.
1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu lễ hội


1.2.1. Tình hình nghiên cứu về lễ hội trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945
Nhìn nhận một cách chặt chẽ, từ thế kỷ X cho đến năm 1858, các nhà nho
chưa sưu tầm, nghiên cứu về lễ hội, nhưng nhìn ở từng thành tố, các tác giả ấy đã có
14


những dịng ghi chép và có thể nói là những dòng ghi chép đầu tiên về lễ hội cổ
truyền Việt Nam [15, tr.19].
Thời Pháp thuộc, năm 1883, nhà Đông phương học G.Dumoutier đã viết chi
tiết về hội Gióng ở Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội). Tác giả đánh giá cao lễ hội này
khi tự đặt câu hỏi cho chính mình và cho cả những người vốn vẫn tự xưng là “đi
khai hóa văn minh”: “Liệu rằng ở châu Âu già cỗi, người dân có cịn tự hào làm lễ
kỉ niệm một sự kiện lịch sử đã diễn ra từ hai nghìn ba trăm năm trước đây?” [33,
tr.374]. Ngồi ra cịn có những bài viết khác của M.J. Przyluski, Paul Giran, L.
Cadière và R.Orbard về lễ động thổ, về ma thuật và tôn giáo Việt Nam, về tế Nam
giao, lễ rước sắc thần Thiên Yana ở điện Huệ Nam [15, tr.20].
Về các tác giả người Việt, năm 1915, Phan Kế Bính viết về việc thờ thần, lễ
kỳ an, việc tế tự [18]; năm 1930 Nguyễn Văn Khoan đề cập đến văn hóa phi vật thể
gắn bó với ngơi đình [15, tr.21]. Đáng chú ý nhất là hai cơng trình viết vào nửa cuối
những năm 30 thế kỷ XX của GS. Nguyễn Văn Huyên về hội làng Giá và hội làng
Phù Đổng. Đây là những miêu thuật chính xác, cơng phu, là những tài liệu mà bất
cứ những người đi sau nào nghiên cứu cũng phải sử dụng đến [79].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về lễ hội từ năm 1945 đến trƣớc Đổi mới (tháng
12/1986)
Đúng như GS. Nguyễn Chí Bền đã nhận xét, từ năm 1945 đến năm 1954 do
hậu quả của nạn đói năm Ất Dậu 1945, do chính quyền cách mạng còn phải giải
quyết biết bao nhiệm vụ cấp bách trước mắt, do khói lửa cuộc kháng chiến chống
Pháp, hầu như lễ hội cổ truyền không được mở và do đó nó cũng khơng được quan
tâm nghiên cứu, sưu tầm.

Từ cuối năm 1954 đến tháng 4 năm 1975, đất nước tạm thời chia cắt thành
hai miền. Ở miền Nam các tác giả Bửu Kế, Đạm Quang, Tạ Thúc Khải, Thái Bạch,
Lê Văn Hảo, từ năm 1959-1964 đã viết về lễ tế xuân, về hội Đền Hùng, về nghi
thức cúng đình, về hội Gióng, về hội mùa của người Việt [15, tr.23-24]. Hầu hết các
bài viết vừa nêu đều thiên về miêu thuật và hoài niệm. Từ năm 1965-1973 nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Thục lại khai thác lễ hội cổ truyền phục vụ cho việc phân
tích tư tưởng người bình dân Việt Nam. Nhà văn Sơn Nam và nhà thơ Đông Hồ
cũng viết về lễ hội. Song người viết về lễ hội cổ truyền Việt Nam nổi tiếng hơn cả
là Toan Ánh. Ông sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang, sau khi di cư vào miền Nam, từ
15


năm 1969-1974, với hai cuốn Nếp cũ hội hè đình đám (quyển thượng và quyển hạ)
ông đã miêu thuật 54 lễ hội cổ truyền trên mọi miền đất nước, đóng góp rất lớn vào
cơng việc sưu tầm và nghiên cứu lễ hội Việt Nam.
Ở miền Bắc, từ sau khi hòa bình lập lại cho đến ngày thống nhất đất nước, lễ
hội ít được mở và cơng việc sưu tầm nghiên cứu nó chưa có nhiều thành tựu. Trong
lĩnh vực này, có các tác giả Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Hồng Phong, Lê Văn Lan,
Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán và Cao Huy Đỉnh. Bên cạnh việc miêu thuật, một
số tác giả đã có những nhận xét khái quát, bước đầu nêu lên tác dụng và hạn chế của
lễ hội hoặc khai thác nó nhằm phục vụ mục đích tun truyền chính trị (trường hợp
Cao Huy Đỉnh).
Sau khi đất nước thống nhất, về cơ bản, đất nước ở trong hồn cảnh hịa bình
nhưng nhà nước vẫn chưa khuyến khích việc phục hồi lễ hội cổ truyền. Do đó, thật
là đáng trân trọng khi mà trong hai năm 1976-1977, tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết đã
công bố ba bài viết về lễ hội cổ truyền trên tạp chí Dân tộc học [176] [177] [178]. Ở
đây tác giả phân loại hội làng, phác họa sự biến đổi của hội làng qua các thời kỳ của
lịch sử, khẳng định giá trị của hội làng bên cạnh việc chỉ ra những hạn chế, tiêu cực
của nó. Đây chính là những bài viết có tính phát hiện. Trong các năm 1984-1985,
nội dung của ba bài viết này lại được đăng tải trên tạp chí Văn hóa dân gian theo đề

nghị của tịa soạn [179] [180]. Cơng việc phân loại lễ hội tiếp tục được hai tác giả
Tô Nguyễn, Trịnh Nguyễn thực hiện trong cuốn sách Kinh Bắc – Hà Bắc xuất bản
năm 1981. Các tác giả phân chia lễ hội cổ truyền ở Hà Bắc thành 6 loại: loại hội liên
quan đến tín ngưỡng nơng nghiệp; loại hội mùa biểu hiện hình thức thượng võ; loại
hội hè liên quan đến các anh hùng dựng nước, giữ nước và nhân vật lịch sử; loại hội
văn hóa; loại hội chùa; loại hội hè mang màu sắc đạo giáo [15, tr.30-31].
Do không thay đổi nền kinh tế bao cấp, kế hoạch tập trung, đất nước lâm vào
khủng hoảng, tình trạng thiếu điện xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn cả nước, năng
suất nơng nghiệp rất thấp, lạm phát có lúc lên tới ba con số. Những khó khăn trong
sản xuất và đời sống bắt nguồn từ sự khủng hoảng của phương thức quản lý kinh tế
nông nghiệp đã là nguyên nhân thúc đẩy một số tổ chức Đảng và quần chúng tự tìm
cách làm mới, từ khốn chui dẫn đến thí điểm khốn hộ. Từ tình hình thực tiễn, Chỉ
thị 100 (năm 1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng chính thức quyết định chủ
trương thực hiện cơ chế khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động
16


[28, tr.374-380]. Về đời sống tinh thần, trong Quyết định số 56-CP ngày 18/3/1975
của Hội đồng Chính phủ ban hành về thể lệ tổ chức việc cưới, việc tang, ngày giỗ,
ngày hội cịn bao hàm sự thận trọng, cái nhìn chặt chẽ đối với lễ hội: “Đối với hội
làng ở nơng thơn mà từ lâu khơng tổ chức nữa thì nay không được phục hồi” [88,
tr.293].
Năm 1984, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố Pháp lệnh số 14LCT/HĐNN7 ngày 4/4/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh
lam, thắng cảnh; đề ra nhiệm vụ bảo vệ, sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử, văn hóa
và danh lam thắng cảnh trong việc giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước
của nhân dân Việt Nam. Qua đó góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, nâng cao kiến thức phục vụ công tác nghiên
cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ và văn hóa của nhân dân, làm giầu đẹp
kho tàng di sản văn hóa dân tộc và góp phần làm phong phú văn hóa thế giới. Pháp
lệnh này tạo điều kiện đảm bảo cho nhân dân quyền làm chủ tập thể trong việc bảo

vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Năm 1993, với
tư cách là Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội, nhạc sỹ Vĩnh Cát đã nhận xét:
“Có thể nói đây là cơ sở pháp lí đầu tiên tạo điều kiện dẫn đến việc phục hồi các lễ
hội truyền thống của ta” [19].
Không phải ngẫu nhiên trong các năm 1984-1985 có nhiều bài viết, thậm chí
có cả chuyên khảo về lễ hội.
Năm 1984, chuyên khảo Lễ hội truyền thống và hiện đại của PGS.TS. Thu
Linh và PGS.TS. Đặng Văn Lung được xuất bản. Trước năm 1986, đây là chuyên
khảo duy nhất viết về lễ hội. Chịu ảnh hưởng của phương hướng khai thác từ di sản
văn hóa dân tộc để tổ chức tốt thời gian nhàn rỗi của nhân dân mà nhiều nước xã
hội chủ nghĩa đã thực hiện, trong sách này, các tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề
tổ chức lễ hội. Theo các tác giả sinh hoạt lễ hội quần chúng là một biểu hiện nghỉ
ngơi tích cực của con người. “Mặc dù đã có thay đổi nhiều trong lịch sử song hội
ln là một hiện tượng hấp dẫn qua các thời đại. Hoạt động hội trong những năm
gần đây ở nước ta đã chứng tỏ rằng hội phù hợp với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,
là tổ chức đời sống tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn” [96, tr.8].
Năm 1985, trên tạp chí Văn hóa dân gian, GS. Đinh Gia Khánh khẳng định:
“Hội lễ là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tất yếu nảy sinh trong xã hội
17


lồi người trên cơ sở một nhu cầu khơng thể không thỏa mãn của con người sống
thành xã hội. Hội lễ đã nảy sinh trong xã hội thị tộc, bộ lạc, tức là dưới chế độ cộng
sản nguyên thủy và sẽ cịn là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của xã hội
cộng sản văn minh sau này. Danh từ Hội lễ nên được dùng như một thuật ngữ văn
hóa. Có thể sơ bộ xác định ý nghĩa của thuật ngữ này theo hai thành tố là Hội và Lễ.
Hội là tập hợp đông người trong một sinh hoạt cộng đồng. Lễ là các nghi thức đặc
thù gắn với sinh hoạt ấy. Có hội lễ gắn với tơn giáo, thậm chí với mê tín. Nhưng lại
có hội lễ khơng liên quan đến tơn giáo, đến mê tín” [85, tr.3-4]. Sau khi phân tích,
tác giả nhấn mạnh ngay từ đầu, tức là từ thời nguyên thủy, hội lễ dân gian vốn ra

đời vì mục đích sản xuất và chiến đấu. Ơng cũng khẳng định hội lễ chính là thời
điểm mạnh trong đời sống cộng đồng. Tác giả cũng chỉ ra từ thế kỷ X đến thế kỷ
XX, tất nhiên hệ ý thức phong kiến đã có ảnh hưởng xấu đến hội lễ dân gian. Nếu
biết gạn đục, khơi trong thì sẽ thấy rằng tất cả các lễ hội dân gian đều có ý nghĩa xã
hội và văn hóa tích cực. Bài viết của GS. Đinh Gia Khánh công bố cách đây hơn 30
năm. Tại thời điểm bây giờ, chúng ta chưa đồng tình khi ơng chưa phân tích đúng
mức yếu tố tín ngưỡng, tơn giáo của một số lễ hội, song có thể thấy trong tư tưởng
của mình, ơng khẳng định hội lễ cổ truyền là một sinh hoạt cộng đồng tích cực và
cần thiết.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về lễ hội từ cuối năm 1986 đến nay
Từ sau khi đất nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, nhiều lễ
hội cổ truyền được khôi phục và phát triển trở lại. Thực tế này tạo tiền đề cho công
tác sưu tầm, nghiên cứu lễ hội phát triển.
Các tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật (nay là tạp chí Văn hóa nghệ
thuật), tạp chí Văn hóa dân gian thường xuyên đăng tải các bài viết về lễ hội. Theo
GS. Nguyễn Chí Bền, nếu trước năm 1985 trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ
thuật chỉ có hai bài nghiên cứu về lễ hội cổ truyền thì từ năm 1986 đến năm 1998
tạp chí này đã cơng bố 66 bài viết hoặc miêu thuật về một lễ hội hoặc tiếp cận lễ hội
theo hướng khái quát, đúc kết lý luận; trong đó cần phải kể đến bài viết “Từ một vài
trò diễn trong lễ hội làng” của Nguyễn Từ Chi, bài “Những giá trị văn hóa của lễ
hội cổ truyền và nhu cầu của xã hội hiện đại” của Ngơ Đức Thịnh.
Trên tạp chí Văn hóa dân gian nếu trước năm 1985 chỉ có 14 bài viết về lễ
hội dân gian thì từ năm 1986 đến năm 2003 tạp chí đã cơng bố 109 bài viết về lễ hội
18


dân gian [111]. Các bài viết tiếp cận lễ hội theo nhiều hướng: khái quát, đúc kết lý
luận hay nghiên cứu lễ hội từ góc độ quản lý văn hóa hoặc miêu thuật về một lễ hội
cụ thể như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), hội chùa Keo (Thái Bình). Đáng
chú ý trong giai đoạn này phải kể đến các bài viết như: “Phác thảo lịch sử lễ hội của

người Việt ở Bắc Bộ” của GS. Nguyễn Xuân Kính; bài viết “Lễ hội, một nhu cầu
văn hóa xã hội” của PGS. Lê Trung Vũ; bài viết “Từ truyền thống lịch sử đến
những lễ hội về những người anh hùng ở Việt Nam” của GS. Lê Hồng Lý hay bài
“Nhìn lại tình hình sưu tầm nghiên cứu lễ hội cổ truyền Việt Nam” của GS. Nguyễn
Chí Bền...
Ngồi ra, các tạp chí khác như Nguồn sáng dân gian, Di sản văn hóa, Nghiên
cứu văn hóa, Văn hóa học, các tạp chí của nhiều trường đại học cũng đăng tải bài
viết về lễ hội.
Nhiều cơ quan nghiên cứu thực hiện các đề tài về lễ hội, thí dụ năm 1991 Sở
Khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội cho thực hiện đề tài Khai thác những
yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực của lễ hội dân gian truyền thống, định
hướng một mơ hình lễ hội hiện đại ứng dụng thể nghiệm vào tình hình hình lễ hội
hiện nay đang được phục hồi nhanh chóng ở thủ đô Hà Nội do ông Nguyễn Vinh
Phúc làm chủ nhiệm đề tài [15, tr.37]. Nhiều hội thảo quốc tế được tổ chức. Thí dụ
năm 1993, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế tại Hà Nội với
chủ đề Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại. Năm 2010, Bộ Văn hóa
TT&DL cùng với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế Bảo
tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại (trường hợp hội
Gióng). Đó là những sự kiện chưa bao giờ có trước Đổi mới năm 1986.
Bên cạnh các bài tạp chí được đăng tải, các tham luận trong kỷ yếu các hội
thảo quốc tế và quốc gia cịn có hàng trăm cuốn sách về lễ hội được xuất bản.
Những ấn phẩm này thuộc các dạng sau:
Những cơng trình miêu thuật lễ hội của một tỉnh như: Lễ hội Hải Hưng
(1995) của Vũ Thanh Sơn; Huế, lễ hội dân gian (1997) của Tơn Thất Bình; Lễ hội
Thăng Long (1998) do Lê Trung Vũ chủ biên cùng cộng sự; Lễ hội truyền thống ở
Thái Bình (2000) của Nguyễn Thanh; Lễ tục - lễ hội truyền thống xứ Thanh (2001)
của Lê Huy Trâm và Hoàng Anh Nhân; Lễ hội Bắc Giang (2002) của Ngô Văn Trụ
(chủ biên) cùng Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Lạng, Lễ hội dân gian Lạng Sơn
19



×