Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Khóa luận tốt nghiệp biện pháp dạy học tập viết cho học sinh lớp 2 thông qua bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 113 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
-----------------------

LÊ THỊ TRÀ GIANG

BIỆN PHÁP DẠY HỌC TẬP VIẾT
CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA BỘ SÁCH KẾT NỐI
TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Phú Thọ, tháng 5 năm 2022


i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

-----------------------

LÊ THỊ TRÀ GIANG

BIỆN PHÁP DẠY HỌC TẬP VIẾT
CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA BỘ SÁCH KẾT NỐI
TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Giáo dục Tiểu học


GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. BÙI THỊ THU THỦY

Phú Thọ, tháng 5 năm 2022


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài "Biện pháp dạy học
tập viết cho học sinh lớp 2 thông qua bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống".
Chúng em luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ và qua tâm chu đáo, nhiệt tình đầy
trách nhiệm của ban lãnh đạo, các thầy cô giáo cán bộ trƣờng Đại học Hùng
Vƣơng; Ban giám hiệu , cán bộ giáo viên trƣờng Tiểu học Tề Lễ - xã Tề Lễ huyện Tam Nông- Tỉnh Phú Thọ đã hết sức giúp đỡ chúng em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thị Thu
Thủy – Giảng viên trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo, động viên , hết lịng giúp đỡ
chúng em trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại
khối 2 trƣờng Tiểu học Tề Lễ - xã Tề Lễ - huyện Tam Nơng – tỉnh Phú Thọ vì
sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ trong q trình thực nghiệm của chúng em
tại trƣờng.
Đến nay, đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo em đã hồn thành
xong đề tài nghiên cứu của mình. Chúng em xin đƣợc dành những dòng chữ đầu
tiên này để bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đã quan tâm
giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài này.
Mặc dù chúng em đã có nhiều cố gắng xong do khả năng và thời gian
nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu đề tài cịn hạn chế do đó những
thiếu xót trong đề tài là khơng tránh khỏi. Chúng em rất mong đƣợc sự đóng
góp, chỉ bảo tận tình của các thầy cô để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, tháng 5 năm 2022

Sinh viên thực hiện
Lê Thị Trà Giang


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
2.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................ 4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 4
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 5
5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận .................................................................... 6
6.2. Phƣơng pháp điều tra quan sát ....................................................................... 6
6.3. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................... 6
7. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 7
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 8
1.2.1. Lịch sử hình thành chữ viết ......................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của chữ viết tiếng Việt hiện nay ................................... 10
1.2.3.Những vấn đề chung về dạy học Tập viết ở Tiểu học. .............................. 13
1.2.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học Tập viết ............................................... 15
1.2.3.2. Cơ sở khoa học của dạy học Tập viết. ................................................... 15
1.2.3.3. Nội dung dạy học Tập viết ở tiểu học .................................................... 16

1.2.3.4. Quy trình dạy học Tập viết ở Tiểu học .................................................. 20
1.2.4. Những vấn đề chung về chƣơng trình Ngữ văn 2018 và SGK Bộ sách Kết
nối tri thức với cuộc sống. ................................................................................... 22
1.2.4.1. Chƣơng trình Ngữ văn 2018 .................................................................. 22


iv
1.2.4.2. So sánh yêu cầu cần đạt của mạch viết chƣơng trình giáo dục phổ thơng
2006 và chƣơng trình 2018. ................................................................................ 23
1.2.4.4. Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống. ................................ 25
1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 34
1.3.1. Một vài nét về trƣờng Tiểu học Tề Lễ, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ ............................................................................................................... 34
1.3.2. Thực trạng về dạy học Tập viết ở trƣờng Tiểu học Tề Lễ, huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ. ............................................................................................ 36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 41
CHƢƠNG 2: DẠY HỌC TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG. ...................................... 43
2.1.Nguyên tắc dạy học Tập viết. ........................................................................ 43
2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học Tập viết cho học sinh lớp 2 thông qua bộ
sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. ................................................................ 45
2.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị ......................................................................... 45
2.2.1.1. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất .......................................... 45
2.2.1.2. Hƣớng dẫn học sinh thực hiện tƣ thế ngồi viết và cách cầm bút ........... 48
2.2.1.3. Giáo viên phải nắm chắc kiến thức, viết đúng mẫu chữ theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ............................................................................... 52
2.2.2. Nhóm thực hành ........................................................................................ 58
2.2.2.1. Rèn viết đúng các nét cơ bản ................................................................. 58
2.2.2.2. Dạy cách rê bút, cách lia bút .................................................................. 61
2.2.2.3. Hƣớng dẫn viết nét nối ........................................................................... 65

2.2.2.4. Rèn học sinh phát âm đúng để viết đúng ............................................... 67
2.2.3. Nhóm các hoạt động hỗ trợ cho dạy học Tập viết lớp 2. .......................... 68
2.2.3.1. Khắc phục những lỗi học sinh thƣờng gặp khó khăn, viết sai ............... 68
2.2.3.2. Duy trì phong trào “Vở sạch chữ đẹp”................................................... 71
2.2.3.3. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc rèn chữ viết cho học
sinh ...................................................................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 76


v
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 77
3.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm.............................................................. 77
3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................... 77
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 77
3.2. Đối tƣợng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ............................................. 77
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................. 77
3.2.2. Thời gian thực nghiệm .............................................................................. 77
3.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................. 77
3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 77
3.4.1. Các mặt đánh giá ....................................................................................... 77
3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm .................................................................. 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 83
1. Kết luận ........................................................................................................... 83
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 83
2.1. Đối với trƣờng Tiểu học Tề Lễ ................................................................... 83
2.2. Đối với giáo viên trƣờng Tiểu học Tề Lễ ................................................... 83
2.3. Đối với phụ huynh ........................................................................................ 84
2.4. Đối với học sinh trƣờng Tiểu học Tề Lễ ..................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85



vi
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/Kí hiệu

Cụm từ đầy đủ

SGK

Sách giáo khoa

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

TDTT

Thể dục thể thao


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay đặt ra cho giáo dục nƣớc ta trọng

trách lớn đối với việc phát triển nguồn lực con ngƣời. Bởi vậy đổi mới giáo dục
là một xu thế tất yếu khách quan. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học
đƣợc xác định trong Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nghị quyết TW 2 khóa VIII,
đƣợc thể chế hóa trong luật Giáo dục:
“Phƣơng pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học:
bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn: tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
(Luật Giáo dục 2005). Đề án đổi mới Giáo dục sau năm 2015 chỉ ra rằng: “Tiếp
tục đổi mới phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng: Phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất ngƣời học” theo nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, Chƣơng trình Giáo dục tiểu học năm
2018 đề cao vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát triển
các phẩm chất, năng lực, khả năng sử dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
một cách hiệu quả nhất. Để đạt đƣợc điều này, việc dạy học nói chung, dạy học
Tập viết nói riêng địi hỏi sự phối kết hợp các kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh
vực, sự đúc kết kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân học sinh, sự khơi gợi
hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong nhiều hoạt động
phức hợp. Nhƣ vậy, việc đổi mới các phƣơng pháp dạy học là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng.
Bậc Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở nền móng ban đầu cho giáo
dục phổ thơng và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân việc hình thành và
phát triển tồn diện nhân cách của con ngƣời. Hình thành cho học sinh những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và
các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Để thực hiện tốt việc giáo dục cho học sinh
ở bậc Tiểu học ngƣời giáo viên cần hình thành kĩ năng cơ bản : Đọc – viết –
nói– nghe cho các em học sinh. Trong những năm học gần đây trong trƣờng


2

Tiểu học Kim Đồng bản thân tôi thấy học sinh viết chữ chƣa đẹp, chƣa đúng
mẫu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh có cơ hội lựa chọn đủ
các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình
hơn là những loại bút nhƣ ngày xƣa. Mặt khác, chữ viết của nhiều giáo viên
chƣa đúng quy định cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học
sinh.
Mỗi thầy, cô giáo đƣợc xem nhƣ là một tấm gƣơng đạo đức để học sinh
soi rọi vào đó rồi học tập và noi theo. Ở lứa tuổi của học sinh Tiểu học là lứa
tuổi hay “bắt chƣớc”, giáo viên viết nhƣ thế nào thì học sinh viết nhƣ thế đó (tƣ
duy bắt chƣớc) ở lứa tuổi Tiểu học. Nếu phân môn Tập đọc – Học vần giúp trẻ
biết đọc thơng thì phân mơn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo, trẻ đọc thông, viết thạo
sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. “Chữ viết cũng là một biểu hiện
của nết ngƣời. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần
rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lịng tự trọng đối với mình cũng nhƣ với
thầy và bạn đọc bài vở của mình…” (trích dẫn lời của thủ tƣớng Phạm Văn
Đồng)
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng và đóng góp rất quan trọng trong
hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Bác Hồ đã ví trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học “nhƣ
búp trên cành” đó là một thế hệ tƣơng lai cần nâng niu, săn sóc, dạy dỗ đặc biệt.
Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục Tiểu học là
giúp học sinh Tiểu học có những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học trung
học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học… và bƣớc vào cuộc sống lao
động. Bƣớc vào cấp 1 cũng chính là giai đoạn các em đƣợc chuyển từ hoạt động
vui chơi là chủ yếu sang hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức, kĩ năng cơ bản.
Một trong những kĩ năng ban đầu ở Tiểu học mà các em đƣợc học tập đó chính
là kĩ năng viết.
Vậy nên mơn Tiếng Việt có một vai trị rất quan trọng trong q trình học
tập, nó là công cụ giúp ta học tốt các môn học khác. Mục tiêu của mơn Tiếng
Việt trong chƣơng trình Tiểu học cũng đã ghi rất rõ đó là: Hình thành và phát



3
triển các kĩ năng: Đọc, viết, nói, nghe cho học sinh giúp các em sử dụng hiệu
quả Tiếng Việt trong giao tiếp cũng nhƣ trong học tập hàng ngày. Cùng với các
môn học khác phát triển năng lực tƣ duy cho học sinh. Nhằm bồi dƣỡng thẩm mĩ
cho các em, giúp các em biết cảm nhận đƣợc cái hay cái đẹp trƣớc những buồn
vui yêu ghét của con ngƣời.
Tính đến nay, Bộ Giáo Dục đã nhiều lần ban hành những quy định về thay
đổi chữ viết ở Tiểu học. Sau nhiều lần thay đổi, chúng ta lại quay về với mẫu
chữ mềm mại, thanh gọn trƣớc kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp và có thẩm
mĩ hơn. Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi nhƣ vậy lại có những điều làm đƣợc và
chƣa làm đƣợc. Điều đó ảnh hƣởng khơng nhỏ đến kết quả dạy học Tập viết nói
riêng và các mơn học khác nói chung. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học
sinh, nhất là học sinh lớp 2 lại càng qua trọng hơn. Vậy nên tôi muốn giảng dạy
môn Tập viết thật tốt để học sinh viết đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn. Đó
cũng là nhằm nâng cao chất lƣợng dạy – học ở Tiểu học nói chung và dạy học
chữ viết nói riêng.
Trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học gồm có năm phân mơn: Tập
đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn và Tập viết. Thì phân mơn Tập
viết có một vai trị và ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với học sinh, nhận thấy phân
môn Tập viết là một trong những phân mơn có tầm quan trọng đặc biệt. Trong
các năm học, việc rèn chữ viết cho học sinh đƣợc Ban giám hiệu, giáo viên và
phụ huynh rất quan tâm. Vậy nên tôi muốn giảng dạy môn Tập viết thật tốt để
học sinh viết đúng đẹp và cẩn thận hơn.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phân môn tập viết lớp 2, tơi đã học
hỏi, tìm ra một số biện pháp giúp học sinh viết chữ đúng mẫu và đẹp, mong các
em trở thành những con ngƣời phát triển tồn diện, có ích cho đất nƣớc. Tơi
muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lƣợng dạy phân môn tập viết chữ ở
lớp 2 trong trƣờng tiểu học. Rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học là vô cùng

quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là của học sinh cấp
tiểu học đặt nền móng cơ bản cho tồn bộ q trình học tập, rèn luyện cho học
sinh những phẩm chất đạo đức tốt nhƣ: tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận và óc


4
thẩm mĩ. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn
luyện cho các em tính cẩn thận, lịng tự trọng đối với mình cũng nhƣ với thầy và
bạn đọc bài vở của mình.
Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các
em cịn viết sai, viết q chậm, trình bày khơng sạch sẽ, rõ ràng thì khơng thể trở
thành một học sinh giỏi tồn diện đƣợc. Điều đó ảnh hƣởng khơng nhỏ đến chất
lƣợng học Tiếng việt nói riêng và các mơn học khác nói chung. Vì thế tôi chọn
đề tài: "Biện pháp dạy học tập viết cho học sinh lớp 2 thông qua bộ sách kết
nối tri thức với cuộc sống".

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu một số biện pháp rèn kĩ
năng viết chữ đẹp cho HS Tiểu học để tìm ra các biện pháp thích hợp, tích cực,
thu hút sự thích thú của HS, tạo thói quen, u thích mơn Tập viết và rèn chữ
đẹp.
- Xác định cơ sở khoa học của việc xây dựng một số biện pháp dạy học tập
viết thông qua các giờ học trên lớp và các hoạt động cá nhân.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
-Việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Biện pháp dạy học Tập viết cho học sinh
lớp 2 thông qua bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống” là rất quan trọng và cần
thiết. Đề tài hoàn thiện đây sẽ là tài liệu cần thiết cho giáo viên, phụ huynh học
sinh và sinh viên ngành tiểu học. Đề tài này nhằm mục đích đƣa ra những biện

pháp và một số hoạt động giúp học sinh có hứng thú và học tốt môn Tập viết lớp
2.
- Trên cơ sở kĩ năng viết chữ đẹp đề xuất một số biện pháp dạy học Tập
viết cho học sinh lớp 2. Giúp HS nắm vững kĩ năng viết chữ, viết đúng, viết
đẹp…tạo hứng thú say mê viết chữ. Ngoài ra rèn luyện cho HS tính cẩn thận, óc
thẩm mỹ, tinh thần trách nhiệm, kỉ luật... Bồi dƣỡng tình yêu với Tiếng Việt và


5
chữ viết của dân tộc, từ đó góp phần giúp HS học tốt môn Tiếng Việt và các
môn học khác.
- Sản phẩm nghiên cứu của đề tài giúp cho giáo viên Tiểu học thiết kế
những sản phẩm vở viết, giấy viết…biết chọn và sử dụng đồ dùng học tập hỗ trợ
cho phân môn tập viết lớp 2, phù hợp với từng đối tƣợng, từng nghiệm vụ bài
học cụ thể. Giúp cho giáo viên linh hoạt trong quá trình thiết kế bài học và giờ
dạy.
- Thơng qua q trình thực hiện các biện pháp, sử dụng sản phẩm nghiên
cứu của đề tài giúp cho phụ huynh đánh giá đƣợc năng lực viết của học sinh.
Ngoài ra phụ huynh học sinh biết cách lựa chọn đồ dùng học tập phục vụ cho
việc rèn luyện kĩ năng viết chữ đẹp cho con mình.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số biện pháp rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đềcơ sở lý luận và thực tiễn việc xây dựng biện
pháp dạy học Tập viết cho học sinh lớp 2.
- Nghiên cứu về nội dung, chƣơng trình SGK Tiếng Việt lớp 2 thông qua
bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và chƣơng trình tập viết ở tiểu học, sách
liên quan đến giảng dạy, luyện viết chữ đẹp.
- Đề xuất các biện pháp viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2 qua bộ sách Kết
nối tri thức với cuộc sống.

- Thực nghiệm sƣ phạm.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng: Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh
lớp 2 .
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu tại trƣờng Tiểu học Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ.


6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa các nguồn tƣ liệu để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp điều tra quan sát
Dự giờ, điều tra, phỏng vấn, trao đổi với các giáo viên giỏi, có kinh
nghiệm dạy học mơn Tập viết ở trƣờng Tiểu học về vấn dạy học tập viết lớp 2.
6.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến giảng viên hƣớng dẫn, các giáo viên dạy học bộ môn Tiếng
Việt ở trƣờng Tiểu học về vấn đề nghiên cứu và sản phẩm khoa học của đề tài.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của Biện pháp dạy học tập viết cho
học sinh lớp 2 thông qua bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Chƣơng 2: Dạy học tập viết cho học sinh lớp 2 thông qua bộ sách Kết nối
tri thức với cuộc sống.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm



7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Việc rèn chữ viết cho HS Tiểu học khơng cịn là đề tài mới mẻ. Nó đã
đƣợc sự quan tâm của nhiều thầy cơ và bậc phụ huynh. Do đó, có rất nhiều nhà
nghiên cứu đã đi sâu vào vấn đề này và viết nên những cơng trình nhƣ các tác
giả Trƣơng Vinh Ký (1887), Đỗ Thuận (1909), Lê Thƣớc (1915), Nguyễn Văn
Vĩnh (1927)…( theo tƣ liệu “ vấn đề dạy viết trong các hệ thống dạy học vần” –
Chữ viết và dạy chữ viết ở tiểu học của Lê A) chú trọng tới việc viết chữ theo lối
chữ in viết thƣờng và viết hoa
Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tiểu học đang trở thành vấn đề nóng đƣợc
xã hội quan tâm sâu sắc, đặc biệt là những ngƣời cùng làm trong công tác giáo
dục. Đây là một trong những nhân tố cơ bản góp phần nâng cao chất lƣợng giáo
dục nói chung và giáo dục tiểu học hỏi riêng. Từng bƣớc đƣa giáo dục nƣớc ta
theo kịp trình độ giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự đổi mới
giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học đang ngày càng đổi mới cả về nội dung và
phƣơng pháp dạy học mà trong đó có sử dụng các phƣơng pháp dạy học không
truyền thống. Các nghiên cứu về dạy học Tập viết cho học sinh Tiểu học thì
chƣa đƣợc đề cập một cách có hệ thống. Các nghiên cứu đã quan tâm đến việc
tìm kiếm các biện dạy học Tập viết gắn kiến thức tiểu học với thực tiễn cuộc
sống, trực quan hóa các nội dung tiếng Việt. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thì
chƣa đƣợc đề cập một cách có hệ thống.
Ngày 14/06/2004 mẫu chữ viết trong trƣờng Tiểu học đã đƣợc ban hành
kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐ - BGD & ĐT của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Số bài và thời lƣợng học cũng nhƣ nội dung bài học rất phù hợp với
từng lứa tuổi. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy học sinh học môn Tập viết
để viết đẹp là rất khó, chữ hoa của các em chỉ dùng lại ở mức độ gần giống với
hình dáng theo mẫu chữ quy định, một số em còn thao tác ngƣợc với quy trình
viết hoặc nhấc bút tùy tiện.

Hiện nay việc dạy học Tập viết đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,
nhất là trong giai đoạn nƣớc ta đang từng bƣớc cải cách giáo dục. Vậy làm sao


8
để học sinh có thể hồn thành tốt phân mơn Tập viết, đặc biệt là đối với học sinh
lớp 2 thì điều đó lại càng khó khăn hơn buộc chúng ta phải nghiên cứu tìm tịi để
có những biện pháp phù hợp với từng đối tƣợng học sinh của mình. Thông qua
bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chúng ta hãy cùng nghiên cứu để tìm ra
những biện pháp dạy học Tập viết phù hợp với học sinh lớp 2 giúp các em đạt
đƣợc kết quả tốt nhất đối với phân môn này.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Lịch sử hình thành chữ viết
Chữ Hán vào Việt Nam theo con đƣờng giao lƣu văn hóa bắt đầu từ thiên
niên kỉ thứ nhất trƣớc công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lƣu giữ đƣợc một
số hiện vật nhƣ đỉnh cổ có khắc chữ tƣợng hình (chữ Hán cổ). Điều này đã một
phần chứng minh đƣợc rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực
sự trở thành phƣơng tiện ghi chép và truyền thông trong ngƣời Việt kể từ những
thế kỉ đầu công nguyên trở đi. Đến thế kỉ VII – XI chữ Hán và tiếng Hán ngày
càng đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kì này chữ Hán đƣợc sử dụng nhƣ
một phƣơng tiện giao tiếp, giao lƣu kinh tế thƣơng mại với Trung Quốc. Đó là
do Việt Nam bị ách đơ hộ của triều đình phong kiến phƣơng Bắc trong khoảng
thời gian hơn một ngàn năm vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều
bằng chữ Hán. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hƣởng to lớn
nhƣ thế nào đối với nền văn hóa của ngƣời Việt Nam xƣa. Từ sau thế kỉ X, tuy
Việt Nam giành đƣợc độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của triều đình
phong kiến phƣơng Bắc, nhƣng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một
phƣơng tiện quan trọng để phát triển văn hóa Việt Nam.
Trong q trình phát triển đó đến đời Quang Trung, ngƣời Việt đã sáng
tạo ra chữ Nôm (Nôm theo âm Việt cổ có nghĩa là Nam, âm này vẫn cịn lƣu giữ

cho đến ngày nay trong một số thổ âm nhƣ ở Quảng Nam). Tên gọi này nhằm để
đối lập với chữ của ngƣời phƣơng Bắc. Sự ra đời của chữ Nơm đã đóng vai trị
to lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt. Khi thực dân Pháp thiết lập nền
đô hộ ở nƣớc ta, chữ Nôm đi vào thời kì suy tàn và thay vào đó là sự ra đời của
chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ không phải do ngƣời Việt sáng tạo ra mà do tập


9
thể các nhà truyền giáo ngƣời châu Âu sáng tạo ra. Theo Đoàn Thiện Thuật
trong “Ngữ âm tiếng Việt”, lúc đầu các nhà truyền giáo phƣơng Tây theo thói
quen đã dùng chữ viết quen thuộc của họ để ghi chép và học tiếng Việt vì mục
đích truyền giáo chứ khơng phải vì lợi ích và sự phát triển của dân tộc Việt. Vì
tính chất tự phát ấy nên cách ghi của các giáo sĩ cũng khơng hồn tồn thống
nhất với nhau.
Trong tập thể các nhà truyền giáo ấy, công lao đầu tiên phải nhắc đến các
giáo sĩ ngƣời Bồ Đào Nha mà ngƣời tiên phong có lẽ là Cha Francisco de Pina
(ông sống và truyền giáo ở Việt Nam từ năm 1617 đến khi mất năm 1625). Pina
không để lại một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào mà chủ yếu chỉ đƣợc nhắc
đến trong các cơng trình của các giáo sĩ đếnsau nhƣ trong cơng trình của các
giáo sĩ ngƣời Ý, F. Busomi (1624), Baldinotte (1629), Ch. Bori (1631) hay trong
cơng trình của giáo sĩ ngƣời Pháp Alexandre de Rhodes với tƣ tƣởng ông là một
ngƣời cha nhiệt huyết và khá thông thạo tiếng Việt. Tƣ tƣởng và nhiệt huyết của
Pina đƣợc rất nhiều giáo sĩ thời bấy giờ ủng hộ. Họ bắt tay vào việc ghi chép,
sƣu tầm và nghiên cứu tiếng Việt. Công việc nghiên cứu của họ bƣớc đầu có
phần tản mạn. Mãi đến khi Gaspar de Amral và Antonio de Barbosa- hai giáo sĩ
ngƣời Bồ Đào Nha đến Việt Nam và bắt tay soạn từ điển Việt- Bồ và Bồ- Việt
(khoảng những năm 1646- 1647) thì chúng ta mới thực sự có những cơng trình
nghiên cứu bƣớc đầu. Cơng trình nghiên cứu có giá trị và đƣợc nhiều ngƣời nhắc
đến là từ điển Việt- Bồ- La của giáo sĩ ngƣời Pháp Alexandre de Rhodes (xuất
bản tại Roma năm 1651). Tiếp tục là cơng trình viết tay của Pigneau de

Behayne, từ điển Việt- La (1772) ở đó chữ Quốc ngữ phần nào đã đƣợc hồn
thiện. Kế thừa cơng trình của Behayne, một giám mục ngƣời Pháp khác có tên là
Taberd soạn từ điển song ngữ Việt- Latinh có tên Việt Nam dƣơng hiệp tự vị
(1838) trong đó hình thức chữ viết gần giống nhƣ chữ Việt của chúng ta ngày
nay.
Chữ Quốc ngữ ở thời buổi đầu chƣa phản ánh một cách khoa học cơ cấu
ngữ âm tiếng Việt, còn chịu nhiều ảnh hƣởng của cách ghi âm theo tiếng nƣớc
ngồi. Tuy nhiên, nhờ có chữ Quốc ngữ của thời buổi đó, chúng ta cũng đã thấy


10
đƣợc một số nét cổ xƣa của tiếng Việt đƣơng thời. Và dƣới đây là một đoạn văn
chữ Quốc ngữ hồi thế kỉ XVII trích trong cuốn: “Phép giảng tám ngày” của
A.đơRốt: “Ngày thứ nhứt (nhất): Ta cần cùn (cùng) đức chúa blời (trời) giúp sức
cho ta biết tỏ tuầng (tỏ tƣờng) đạo chúa là nhuần nào…”
Trải qua bao công sức của nhiều thế hệ ngƣời Việt, qua nhiều giai đoạn
cách tân hợp lí hóa lối ghi tự mẫu Latinh của các cha cố phƣơng Tây, chữ Quốc
ngữ đã tỏ rõ sức mạnh thần kì của nó khi biểu thị cách phát âm đa cung bậc của
tiếng Việt (có 6 thanh) trình bày đƣợc tƣ tƣởng cùng bộc bạch mọi tâm trạng
cảm xúc của ngƣời Việt Nam. Nhƣ A.G. Haudricout đã chứng minh rằng:
“Tiếng Việt đã trải qua một quá trình phát triển từ khơng có thanh điệu dẫn tới
có một hệ thống thanh điệu nhƣ hiện nay”. Chữ Quốc ngữ là chữ đơn giản về
hình thể kết cấu, tiện lợi về mặt hành chức, sử dụng các chữ cái Latinh hầu nhƣ
đã thơng dụng trên tồn thế giới. Ở chữ Quốc ngữ, giữa chữ và âm, giữa cách
viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.
Chữ Quốc ngữ đƣợc phổ biến vào nửa cuối thế kỉ XIX, mà mốc quan
trọng là ngày 30 tháng 01 năm 1882, thống đốc Nam kỳ LeMyre de Vilers ra
nghị định công nhận chữ Quốc ngữ và buộc dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ
Hán và chữ Nôm.
Nhƣ vậy, từ khi hình thành vào những năm đầu thế kỉ thứ XVII đến khi

đƣợc cơng nhận vào năm 1882, q trình xây dựng chữ Quốc ngữ trải qua một
thời gian dài với gần hai thế kỉ. Trong quá trình xây dựng và hồn thiện, chữ
Quốc ngữ đã chứa trong mình nó những ƣu điểm và hạn chế nhất định.

1.2.2. Đặc điểm cơ bản của chữ viết tiếng Việt hiện nay
Khái niệm chữ viết:
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu bằng đƣờng nét đƣợc sử dụng để ghi lại
ngôn ngữ âm thanh theo dạng văn bản. Với sự ra đời của chữ viết, hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ của con ngƣời đƣợc chuyển từ dạng âm thanh- thính
giác sang dạng đƣờng nét- thị giác. Do đó nó trở nên chính xác, chuẩn mực hơn,
có thể tiến hành trong một thời gian lâu bền, trong một không gian rộng lớn.


11
Hệ thống chữ viết chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ.
Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu.
Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhƣng không thể đồng nhất ngôn
ngữ và chữ viết.
Đặc điểm của chữ viết tiếng Việt
Chữ viết tiếng Việt hiện nay đang đƣợc sử dụng là chữ Quốc ngữ. Đó là
chữ theo nguyên tắc ghi âm vị. Nghĩa là, căn cứ để viết chữ là âm thanh chứ
không phải ý nghĩa của tiếng, của từ. Việc nhận thức một tiếng, một tập hợp
tiếng có phải là từ hay không rất quan trọng đối với việc dùng từ và tiếp thu nội
dung ý nghĩa của câu. Mặt khác, mỗi kí hiệu chữ viết (gọi tắt là chữ cái) dùng để
ghi một âm vị. Muốn ghi âm tiết hay từ thì phải kết hợp các chữ cái để ghi các
âm vị trong thành phần của âm tiết hay từ đó.
Chữ viết tiếng Việt gồm 3 đặc điểm:
- Đặc điểm ngữ âm
Khácvớitừ của một số


ngơn ngữ Châu Âunhƣ tiếngAnh, Nga,

Pháp…hình thức âm thanh của tiếng Việt cố định, không biến đổi trong mọi
hoàn cảnh (ý nghĩa ngữ pháp của từ, quan hệ ngữ pháp, chức năng ngữ pháp của
từ cho dù có thay đổi).
Ví dụ: Từ “cày” trong “cái cày” này là danh từ, trong “đang cày ruộng” là động
từ, nhƣng hình thức ngữ âm của cày khơng có gì khác.
Trong tiếng Việt, cịn có nhiều từ tƣợng hình, tƣợng thanh có tác dụng gợi
tả cao.
Ví dụ: Lom khom, khúm núm, bồng bềnh, róc rách, tí tách, ...
- Đặc điểm từ vựng
Mỗi tiếng là một yếu tố nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn
vị có nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, ngƣời ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để
định danh sự vật, hiện tƣợng…Sự tạo từ chủ yếu do phƣơng thức láy và phƣơng
thức ghép.
Ví dụ: Từ “ăn” trong “ăn năn” là từ láy còn trong “làm ăn” là từ ghép.
- Đặc điểm ngữ pháp


12
Từ tiếng Việt khơng biến đổi hình thái, hình thức ngữ âm của từ khơng hề
có một sự chỉ dẫn nào về đặc điểm ngữ pháp. Điều đó cũng có nghĩa là đặc điểm
ngữ pháp của từ không bộc lộ ở chính bản thân từ mà bộc lộ chủ yếu ở ngồi từ,
trong mối quan hệ với các từ khác
Ví dụ: Trong câu:
Lá bàng rất xanh mang đặc điểm của tính từ.
Lá bàng đang xanh dần mang đặc điểm của động từ.
Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị
các quan hệ cú pháp. Trật tự chủ ngữ đứng trƣớc, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ
biến của kết cấu câu trong tiếng Việt.

Ví dụ: Trong tiếng Việt khi nói Anh ta lại đến là khác với Lại đến anh ta.
Phƣơng thức hƣ từ cũng là phƣơng thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng
Việt. Hƣ từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng nội
dung thơng báo nhƣng khác nhau về sắc thái.
Ví dụ: Ông ấy không hút thuốc
Thuốc, ông ấy không hút
Thuốc, ông ấy cũng không hút
Chức năng của chữ viết
Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành cơng cụ duy
nhất để con ngƣời có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất và
đấu tranh. Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ âm thanh không phải khơng có
những hạn chế nhất định. Khi hai ngƣời giao tiếp bằng lời, ảnh hƣởng của ngôn
ngữ âm thanh chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất định. Ngồi phạm vi ấy,
ngƣời này khơng thể nghe đƣợc tiếng nói của ngƣời kia. Nhƣ vậy là ngơn ngữ
âm thanh có sự hạn chế nhất định về mặt không gian. Mặt khác, “lời nói gió
bay” mỗi lời nói chỉ đƣợc thu nhận vào đúng lúc nó đƣợc phát ra. Hết thời điểm
ấy, nó khơng tồn tại nữa. Chính vì thế mà đến ngày nay chúng ta khơng cịn
nghe đƣợc tiếng nói của các bậc anh hùng dân tộc nhƣ Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi,
Nguyễn Trãi, Quang Trung. Xét về mặt này, ngôn ngữ âm thanh cũng không
vƣợt qua đƣợc cái hố ngăn cách của thời gian.


13
Để khắc phục hai mặt hạn chế của ngôn ngữ âm thanh, con ngƣời đã tìm
ra một hình thức thơng tin mới “Thông tin bằng chữ”. Nhƣ vậy, chữ viết ra đời
do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian và nhu cầu truyền đạt những
kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh xét về mặt thời gian.
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ họa đƣợc sử dụng để cố định hố
ngơn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết, vì vậy là đại diện cho lời nói. So
với lời nói thì chữ viết xuất hiện sau. Vì vậy chữ viết tất phải phụ thuộc vào lời

nói. Khi giữa lời nói và chữ viết khơng có sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ
viết chứ khơng phải cố tìm cách phát âm theo chữ viết hiện hành, bởi vì làm nhƣ
vậy là “ngƣợc”, chẳng khác nào sửa đầu cho vừa mũ, sửa chân cho vừa dép, sửa
ngƣời cho vừa quần áo.
1.2.3.Những vấn đề chung về dạy học Tập viết ở Tiểu học.
Tập viết là một trong những phân mơn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu
học. Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái La tinh và những yêu
cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa
này, Tập viết không chỉ có những quan hệ mật thiết tới chất lƣợng học tập ở các
mơn học khác mà cịn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu
của việc học tiếng Việt trong nhà trƣờng đó là kĩ năng viết chữ. Nếu viết đúng
chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt,
nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hƣởng không
nhỏ tới chất lƣợng học tập.
Trong quá trình phát triển của con ngƣời, tuổi trẻ là giai đoạn ghi nhớ tốt nhất.
Những thói quen từ nhỏ lớn lên khó sửa đổi đƣợc nhƣ ảnh hƣởng của cách phát
âm địa phƣơng hoặc do khơng nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ. Vì thế mà
đặc biệt nhất là ngay từ Bậc Tiểu học phải thực hành cho các em kĩ năng, thói
quen viết đúng, viết đẹp và giữ vở sạch. Viết đúng là yêu cầu cho tất cả các cấp
học từ phổ thông cho đến đại học, sau đại học và ngay cả khi bƣớc ra đời. Chính
vì vậy từ Bậc Tiểu học cần đặc biệt trang bị tốt cho các em kĩ năng viết đúng,
viết đẹp và giữ vở sạch để làm cơ sở cho quá trình tự học tiếp theo nếu không sẽ
ảnh hƣởng xấu đến những cấp học cao hơn.


14
- Khái niệm kĩ năng
Kĩ năng là một đề tài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và họ đã đƣa
ra nhiều quan điểm khác nhau.
- Quan điểm thứ nhất: Xem xét kĩ năng từ góc độ kĩ thuật của hành động+ Theo

quan điểm của Trần Trọng Thủy cho rằng: Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành
động, con ngƣời nắm đƣợc hành động tức là kĩ thuật hành động có kĩ năng.
+ Theo Hà Nhật Thăng: “Kĩ năng là kĩ thuật của hành động thể hiện các
thao tác của hành động”.
+ Theo A. G. Covaliop cho rằng: Kĩ năng là phƣơng thức thực hiện hành
động thích hợp với mục đích và điều kiện hành động.
+ V.A. Kruchetxki: “Kĩ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào
đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những phƣơng thức đúng đắn”.
Tóm lại, theo quan điểm thứ nhất thì kĩ năng là một phƣơng thức hành
động của con ngƣời. Ngƣời có đƣợc kĩ năng của hoạt động nào đó là ngƣời nắm
đƣợc phƣơng thức hành động phù hợp với mục đích, u cầu của hành động mà
khơng nhắc đến kết quả của hoạt động đó.
Giai đoạn hình thành kĩ năng:
Giai đoạn 1: Nhận thức về mục đích, cách thức, điều kiện hành động.
Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.
Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu
nhằm đạt mục đích đặt ra.
Dựa vào cơ sở trên chúng tôi chia các bƣớc hình thành kĩ năng làm việc
theo nhóm cho trẻ nhƣ sau:
-Bƣớc 1: Hình thành nhu cầu, hứng thú làm việc cùng nhau.
-Bƣớc 2: Học cách làm việc cùng nhau với sự hỗ trợ của ngƣời lớn: làm
mẫu, giải thích.
- Bƣớc 3: Tự làm việc cùng nhau để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao.
Tóm lại, kĩ năng làm việc theo nhóm bao gồm nhiều kĩ năng khác nhau.
Để hình thành kĩ năng, mỗi ngƣời phải trải qua một quá trình. Các nhà nghiên
cứu đã đƣa ra nhiều ý kiến về các giai đoạn hình thành kĩ năng. Rèn kĩ năng làm


15
việc theo nhóm thuộc lĩnh vực rèn kĩ năng nói chung. Vì vậy, kĩ năng làm việc

theo nhóm bao giờ cũng gắn với hành động, nhiệm vụ cụ thể. Kĩ năng làm việc
theo nhóm là sản phẩm của thực tiễn, đó là một q trình luyện tập theo quy
trình nhất định.
1.2.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học Tập viết
- Mục tiêu của dạy học Tập viết
+ Kiến thức: Cung cấp những kiến thức cơ bản và hiện đại của dạy học Tập viết
trong chƣơng trình Tiểu học. Học phần giúp sinh viên nắm đƣợc tính đặc thù
của mơn học, vị trí, vai trị của dạy học Tập viết. Nội dung, quy trình tiến hành
bài dạy học Tập viết. Giúp sinh viên nhận thức bản chất của phƣơng pháp và
mối liên hệ thống nhất và đa dạng của phƣơng pháp dạy học vần với các phân
mơn khác để có định hƣớng nghiên cụ thể. Bƣớc đầu tìm hiểu mơn học nhƣ một
phƣơng pháp cơ bản trong phân môn tiếng Việt trong ngành Tiểu học.
+ Kĩ năng: Viết chữ đúng mẫu chữ, cỡ chữ dành cho học sinh tiểu học, thuyết
trình, làm việc nhóm.
+ Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện nghề
nghiệp.
- Nhiệm vụ của dạy học tập viết
+ Về kiến thức:Truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và
kĩ thuật viết chữ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái,vị trí dấu
thanh, dấu phụ các khái niệm liên kết nét chữ hoặc kiên kết chữ cái…
+ Về kĩ năng:Rèn cho học sinh các kĩ năng viết chữ ( trên bảng hoặc trên vở ) từ
đơn giản đến phức tạp: viết nét liên kết nét tạo chữ cái, liên kết chữ cái tạo chữ
ghi âm / vần / tiếng; kĩ năng xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ơ li;
kĩ năng viết đúng qui trình, đúng mẫu, rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp.
+ Về thái độ:Góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt nhƣ tính cẩn
thận, sự kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm mĩ.
1.2.3.2. Cơ sở khoa học của dạy học Tập viết.
a) Khả năng viết chữ của học sinh:



16
Học sinh đã có khả năng điều khiển các bộ phận cơ thể, có thể tập viết chữ,
nhƣng các em chú ý nhiều tới tổng thể, ít quan tâm tới quy trình.
b) Đặc điểm của chữ viết Tiếng Việt:
- Chữ viết gồm nhiều nét, có sự kế thừa nhau về cấu tạo, có thể chia thành
những nhóm có cùng nét chữ căn bản.Đặc điểm cơ bản của mẫu chữ viết hiện
hành (Ban hành theo quyết định số 31/2002/QĐ-BDG&ĐT của Bộ trƣởng Bộ
Giỏo dục và Đào tạo).
- Cách thể hiện mẫu chữ viết trong bảng mẫu chữ hiện hành
+ Mẫu chữ thể hiện ở 4 dạng: chữ viết đứng nét đều, chữ viết đứng nét thanh nét
đậm, chữ viết nghiêng nét đều, chữ viết nghiêng nét thanh nétđậm.
+ Các chữ cái thể hiện trên ô vuông: Chữ cái viết thƣờng thể hiện trên ô vuông,
mỗi chiều 2 ô vuông nhỏ; Chữ cái viết thƣờng thể hiện trên ô vuông, mỗi chiều
5 ô vuông nhỏ.
1.2.3.3. Nội dung dạy học Tập viết ở tiểu học
Ở Tiểu học, phân mơn Tập viết có nội dung rèn luyện kĩ năng viết chữ cho học
sinh, đồng thời cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ
thuật viết chữ. Nội dung này đƣợc cụ thể hoá thành các bài tập viết trong
chƣơng trình mơn Tiếng Việt của các lớp 1,2,3.
Phân môn Tập viết ở tiểu học cung cấp cho học sinh các kiến thức về chữ viết và
kĩ thuật viết chữ, nhƣ : các nét chữ, hệ thống chữ cái viết thƣờng, viết hoa, hệ
thống chữ số, độ cao, độ rộng của nét chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút, kĩ thuật
viết liền mạch, vị trí dấu phụ, dấu thanh… Cụ thể:
* Phần học vần có hai hình thức tập viết:
- Tập viết khi học các âm, vần mới: các chữ ghi âm/vần/tiếng hoặc từ trong bài
học vần.
- Tập viết cuối tuần (bài tập viết độc lập). Tiết tập viết cuối tuần có tác dụng
củng cố những chữ ghi âm, vần dã học trong tuần.
Ở phần học vần, các bài học tập viết có thể đƣợc chia thành 3 nhóm (3 giai
đoạn) sau:

+ Giai đoạn 1 (6 bàiđầu):


17
- Giai đoạn 2 (từ bài 7 đến bài 27)
- Giai đoạn 3 (từ bài 29 đến bài 103):
Ở phần luyện tập tổng hợp, bài tập viết một mặt có tác dụng rèn kĩ năng viết chữ
thƣờng (cỡ vừa và cỡ nhỏ), làm quen với chữ hoa ( bằng hình thức tập tơ), mặt
khác góp phần ơn luyện một số vần khó, mở rộng vốn từ cho học sinh. Mỗi tuần
có hai bài tập viết, mỗi bài học trong một tiết (2 tiết tập viết / 1 tuần).
Lớp 2:Tập viết đúng mẫu và đều nét các chữ thƣờng, cỡ nhỏ, chữ hoa cỡ vừa và
nhỏ.
Lớp 3: Viết đúng nhanh các kiểu chữ thƣờng và chữ hoa cỡ nhỏ, viết rõ ràng,
đều nét một đoạn văn ngắn.
- Hệ thống nét chữ cơ bản và nét chữ bổ sung trong tiếng Việt:
* Các nét chữ cơ bản:
- Nét cong :
- Nét thẳng :
- Nét móc:
- Nét thắt
- Nét khuyết
* Các nét bổ sung: nét hất, nét móc nhỏ , nét chấm, nét gãy, nét cong nhỏ.
Các chữ cái tiếng Việt nằm trong hệ thống chữ cái Latinh, đƣợc tạo thành bởi
các nét chữ cơ bản có thể kết hợp với một hoặc một số nét bổ sung.
- Cấu tạo và cách viết hệ thống chữ cái, chữ số tiếng Việt
+ Cấu tạo và cách viết các chữ cái thƣờng tiếng Việt
Dựa theo sự tƣơng đồng về cấu tạo, có thể chia các chữ cái viết thƣờng thành
nhiều nhóm. - i, t, p, u, ƣ, y, v, r, n, m
+ l, b, h, k
+ o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s

Cấu tạo của chữ viết tiếng Việt đƣợc trình bày cụ thể trong SGV.
- Cấu tạo và cách viết các chữ cái hoa tiếng Việt
+ Chữ A,Ă, Â
Chữ A có hai cách viết. Dƣới đây là cách thứ nhất.


18
+ Viết nét 1: từ điểm bắt đầu ở giao điểm của đƣờng kẻ dọc 2 với đƣờng kẻ
ngang 3 tạo nét cong phải chạm đến đƣờng kẻ ngang 1 rồi hơi lƣợn và và đƣa
bút lên đến giao điểm của đƣờng kẻ dọc 5 và đƣờng kẻ ngang 6.
+ Viết nét 2 (nét móc ngƣợc): Từ điểm kết thúc nét 1 kéo thẳng đến gần đƣờng
kẻ ngang 1 và lƣợn vòng lên cho tới đƣờng kẻ ngang 2 và khoảng giữa là đƣờng
kẻ dọc 6 và 7.
+ Viết nét ngang: Lia bút lên đến phía trên đƣờng kẻ ngang 3, viết nét ngang
chia đôi chữ.
+ Chữ Ă và chữ Â: Hai chữ này viết nhƣ chữ A có thêm dấu phụ “v” hoặc “^”.
+ Chữ C,Chữ B: Viết nét móc ngƣợc trái: Từ điểm đạt bút ở giao điểm đƣờng
kẻ ngang 6 và đƣờng kẻ dọc 5 đƣa bút xuống vị trí giao điểm đƣờng kẻ ngang2
và kẻ dọc 4 thì lƣợn cong sang trái tạo nét cong. Điểm kết thúc này ở giao điểm
đƣờng kẻ ngang 2 và đƣờng kẻ dọc 3. Viết nét cong lƣợn thắt: lia bút trên đƣờng
kẻ ngang 5 và khoảng giữa đƣờng kẻ dọc 3, 4 rồi viết nét cong vòng lần 1, tạo
nét thắt bên dƣới dòng kẻ 4, tiếp tục viết nét cong phải. Điểm kết thúc nằm trên
đƣờng kẻ dọc 5 và quãng giƣa hai đƣờng kẻ ngang 2, 3.
- Chữ D, Đ
Từ điểm đặt bút trên đƣờng kẻ ngang 6 kéo thẳng xuống bên dƣới đƣờng kẻ
ngang 2 tạo nét thắt nằm sát bên trên đƣờng kẻ ngang 1, tiếp tục viết nét cong
phải từ dƣới đi lên nhƣng kết thúc bằng nét cong trái. Điểm dừng bút nằm trên
đƣờng kẻ ngang 5 gần sát đƣờng kẻ dọc 3 về phía trái.
- Chữ Đ
Chữ Đ viết nhƣ chữ D có thêm nét ngang ở dịng kẻ ngang 3.

- Chữ E
Phần trên của chữ E giống nhƣ chữ C. Tiếp theo là nét thắt và nét xoắn ốc.
- Các chữ còn lại viết theo quy định về mẫu chữ viết của Bộ GD&ĐT
+ Cấu tạo và cách viết các chữ số tiếng Việt
- Chữ số 0
Viết nhƣ chữ cái O.
- Chữ số1


×