Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khóa luận tốt nghiệp một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.34 KB, 88 trang )

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, việc phát huy và giữ gìn
bản sắc văn hố dân tộc cũng đang trở thành một vấn đề cấp thiết đối với chúng ta.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em: dân tộc Kinh, dân tộc Ba-na,
dân tộc Ê-đê, dân tộc Mường, dân tộc Dao, dân tộc Thái… cùng với sự khác nhau
và có những nét riêng biệt giữa người miền xuôi với người miền núi, giữa địa
phương này với địa phương khác. Mỗi dân tộc thiểu số đều có nền văn hóa tạo hình
độc đáo và rất giàu tính dân gian, những đồ dùng thường ngày của họ cũng mang
đầy tính nghệ thuật với những hoạ tiết hoa văn cùng với cách sắp xếp chúng hết sức
độc đáo, đặc sắc.Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta rất chú trọng tới
việc gìn giữ và phát huy bản sắc của các dân tộc thiểu số. Nghị quyết số 22 của bộ
chính trị đã nêu rõ “Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi
dân tộc phát huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của các
dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hóa chung cả nước tạo ra sự phong
phú, đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.
Nghệ thuật tạo hình là những hoạt động nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống,
cho nghệ thuật, nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc,
trang trí, thủ cơng mĩ nghệ, kiến trúc…Với hai thể loại: nghệ thuật cơ bản và nghệ
thuật ứng dụng, nghệ thuật tạo hình dân tộc đã tạo ra rất nhiều tác phẩm có giá trị,
trong đó nghệ thuật xếp dán tranh (theo tiếng Latinh là “application”, tức là xếp đặt
và gắn ghép tranh) là một trong những dạng nghệ thuật ứng dụng, được sử dụng để
trình bày mỹ thuật ở các hình thức khác nhau (trên quần áo, đồ gỗ, bát đĩa…) bằng
cách gắn các hình trang trí hay các hình theo đề tài đã có sẵn vào một nền chính.
Như vậy, nghệ thuật cắt, xé, xếp, dán tranh cũng là một nghệ thuật trang trí mà ở đó
người nghệ sĩ thể hiện các hình ảnh nghệ thuật trên không gian hai chiều bằng cách
sắp xếp các mảng hình, các họa tiết theo một bố cục mang tính nghệ thuật và gắn
chúng trên một nền phẳng như mặt giấy hay mặt gỗ.
Cũng tuân theo quy luật của cái đẹp, tuân theo sự sắp đặt về hình, về màu


sắc… nhưng lại khác các ngành nghệ thuật khác về phương thức sắp đặt nên nghệ


2
thuật cắt, xé, xếp, dán tranh có vẻ đẹp riêng của nó. Trong lịch sử phát triển của
ngành nghệ thuật, ngành nghệ thuật cắt, xé, xếp, dán tranh đã đóng góp một phần
khơng nhỏ vào việc làm đẹp cho cuộc sống xung quanh. Ngay từ ngày xa xưa,
người ta đã có thể sản xuất ra các bức tranh được làm từ các nguyên vật liệu thiên
nhiên như lá cây, vỏ cây…, dần dần theo nhu cầu phát triển của cuộc sống con
người luôn muốn làm đẹp cho đồ đạc và làm đẹp cho mơi trường sống xung quanh
mình vì thế nên ngành nghệ thuật nói chung và ngành xếp dán tranh nói riêng ngày
càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động đặc biệt quan trọng ở trường mầm non,
nó có vị trí to lớn trong việc phát triển toàn diện cho trẻ về tất cả các mặt: đức, trí,
thể, mĩ, lao động…và nó bao gồm các dạng hoạt động như: vẽ, nặn, xếp dán tranh,
chắp ghép, xếp hình, gấp giấy… trong đó hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh đặc biệt
là xếp dán tranh trang trí được coi là một trong những hoạt động giữ một vị trí đặc
biệt quan trọng trong việc hình thành nền tảng ban đầu của xúc cảm, tình cảm thẩm
mĩ, khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo nghệ thuật cho trẻ mầm non.
Do đặc điểm lứa tuổi của mình trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có thể cảm nhận
được nhịp điệu của sự sắp xếp các hoạ tiết cũng như cảm nhận được vẻ đẹp trong
các mẫu hoa văn trang trí của một số dân tộc. Hơn nữa, trẻ cũng đã có thể tiếp thu,
lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa. Điều này đã tạo điều kiện cho việc tăng cường,
bồi dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc.
Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, hoạt động tạo hình thực sự đã
được coi là phương tiện cơ bản để giáo dục trẻ song hoạt động cắt, xé, xếp, dán
tranh lại chưa được các giáo viên quan tâm thích đáng. Mặc dù HĐTH có nhiều thể
loại song hoạt động xếp dán tranh khơng có nhiều mà thể loại trang trí lại cũng rất
ít, nhưng trong thực tế thì trang trí lại vơ cùng quen thuộc với chúng ta, nó đi vào
từng ngõ ngách của cuộc sống, nó có mặt trên rất nhiều đồ dùng phục vụ cho con

người. Tuy nhiên, trong thực tế ở các trường mầm non số lượng của hoạt động xếp
dán tranh cịn ít, chất lượng của chúng lại nghèo nàn, sự truyền cảm cảm xúc của
các bố cục không gian tranh từ giáo viên sang trẻ còn nhiều hạn chế, họ chưa truyền
được cho trẻ thần thái của bố cục trang trí, chưa cho trẻ thấy được nét đẹp của nền
văn hoá vùng miền. Giáo viên mầm non chưa thấy được vai trò to lớn của việc tổ
chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí trong việc bồi dưỡng và giúp trẻ tìm


3
hiểu, làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc, đưa trẻ đến dần với các tác phẩm
nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam. Các giờ hoạt động xếp dán tranh chưa
trở thành một môi trường hoạt động hấp dẫn đối với trẻ do những phương pháp,
biện pháp của các giáo viên còn sơ sài, cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, mềm dẻo. Hơn
nữa các nội dung đuợc lựa chọn để đưa vào hoạt động xếp dán tranh còn quá nghèo
nàn, đơn giản chỉ là những nội dung được lấy từ cuốn "Bé tập tạo hình"hoặc chỉ là
những đề tài q bình thuờng khơng có sự độc đáo trong đó, chính vì thế đã làm cho
khả năng tạo hình của trẻ gặp nhiều hạn chế, khơng thể phát huy được những khả
năng sáng tạo tiềm ẩn trong bản thân mỗi đứa trẻ.
Vì những lí do trên chúng tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Một số
biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi
tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc”.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Về lý luận
- Làm rõ cơ sở lý luận cho việc tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh
trang trí nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân
tộc.
- Xác định cơ sở của việc xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt,
xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 - 6 tỉ tích cực làm quen với một số bố
cục hoa văn dân tộc.
2.1. Về thực tiễn

- Đề xuất được một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh
trang trí nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cục làm quen với một số bố cục hoa văn dân
tộc.
- Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên mầm non và giáo
viên mầm non quan tâm đến việc tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí
nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và nghiên cứu tình hình thực tiễn giáo dục mầm non
hiện nay để có thể đề xuất một biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh
trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân


4
tộc, từ đó giúp trẻ hiểu và có được những kiến thức cũng như các kĩ năng cơ bản
nằm trong vốn văn hoá chung của con người và nền văn hố tạo hình nói chung của
người dân Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về một số biện pháp tổ chức hoạt động
cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một
số bố cục hoa văn dân tộc.
- Nghiên cứu một số vấn đề về thực tiễn một số biện pháp tổ chức hoạt động
cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 -6 tuổi tích cực làm quen với một số
bố cục hoa văn dân tộc.
- Đề xuất và thực nghiệm áp dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt,
xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với một số bố
cục hoa văn dân tộc.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm

giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn dân tộc.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi nghiên cứu một số biện pháp tổ chức
hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen
với một số bố cục hoa văn dân tộc
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Trực tiếp quan sát hoạt động của cô và trẻ trong quá trình thực hiện chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt là tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán


5
tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố cục hoa văn
dân tộc.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện trực tiếp giữa cơ và trẻ nhằm tìm hiểu về trình độ phát triển
cũng như tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong hoạt động cắt, xé, xếp,
dán tranh trang trí.
6.2.3. Phương pháp điều tra bằng mẫu phiếu anket
Dùng phiếu câu hỏi anket để thu thập ý kiến về việc tổ chức hoạt động cắt,
xé, xếp, dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực làm quen với một số bố
cục hoa văn dân tộc.
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ
Thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu thông qua việc tiến hành thử
nghiệm với các nhóm trẻ thử ngiệm và nhóm trẻ đối chứng, các nhóm trẻ này tương
đương về mọi mặt. Nhóm trẻ thử nghiệm được áp dụng một số biện pháp giáo dục

giả định cịn nhóm đối chứng thì giữ nguyên cách thức giáo dục hiện hành.
6.2.5. Phương pháp toán thống kê
Dùng các phương pháp thống kê toán học như: tính phần trăm, tính điểm
trung bình…nhằm xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu, rút ra kết quả định tính
trên cơ sở định lượng.


6
Chương1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1. Trên thế giới
Ở nước ngồi đã có rất nhiều các nhà giáo dục học nghiên cứu về vấn đề này
như A.V. Daparozet, V.X. Mukhina, A.N. Leonchiev, B.M. Cheplov… đã rất coi
trọng và khẳng định vai trò chủ đạo của chương trình giáo dục, dạy học. Thơng qua
đó họ đã khẳng định được ý nghĩa của hoạt động sư phạm trong việc phát triển khả
năng sáng tạo của trẻ mầm non, đặc biệt là khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐTH.
Theo chuyên viên nghiên cứu về HĐTH -V.X. Mukhina thì HĐTH của trẻ em được
xem như một hình thức lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội. Cịn theo A.V.Daparozet
thì HĐTH của trẻ là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật. Ở đó trẻ khơng
những sử dụng các vật thể sẵn có mà bao gồm cả việc làm ra cái gì đó mới mẻ hay
tạo ra một sản phẩm nhất định (như tranh vẽ, nặn bức tượng hay tranh xé dán…)
bằng cách thực hiện dự kiến xảy ra trong óc trẻ [16; 78 – 84].
Sự sáng tạo của trẻ mầm non không thể phát huy được nếu khơng có sự
hướng dẫn cũng như giúp đỡ của người lớn. Hơn nữa, chính tài liệu minh hoạ cũng
là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sáng tạo của trẻ. Vì thế nên khi nghiên cứu
về tài liệu minh hoạ đối với sự sáng tạo của trẻ, nhà giáo dục học B.A. Ezikeva đã
đưa ra kết luận rằng: trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng hiểu được các phương tiện biểu

cảm mà các hoạ sĩ sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, chúng ta có thể
thấy rằng tài liệu minh hoạ có một vai trị rất quan trọng trong việc giúp trẻ mẫu
giáo có được sự sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật. Các phương tiện biểu cảm mà
các hoạ sỹ sử dụng để thể hiện suy nghĩ, ý tưởng của mình chính là đường nét, là
màu sắc, là cách sắp xếp các hình mảng…, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi đã có thể cảm
nhận được những bức tranh mang màu sắc tuơi vui, rực rỡ hay buồn bã, ảm đạm.
Khi nghiên cứu về nền nghệ thuật trang trí dân gian các nhà giáo dục E.I.
Kovanxkoi và E.I.Vaxilieva đã chứng minh và thấy được ảnh hưởng to lớn của
chúng tới sự phát triển năng lực thẩm mĩ của trẻ, bởi vì theo họ thì nó vừa đáp ứng


7
được nhu cầu của trẻ, lại vừa là “nguồn dinh dưỡng giàu có"cho việc tri giác nghệ
thuật và chúng có tác động tới sự phát triển những rung động thẩm mĩ ở trẻ em. Quả
thật đúng như vậy, các tác phẩm nghệ thuật trang trí mang đậm màu sắc dân gian
thường có một vẻ đẹp rất độc đáo, cổ điển, kích thích được thị hiếu của người xem,
vì thế nên nó có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng cách tri giác nghệ thuật cho mỗi
người. Đồng thời chính vẻ đẹp của cách lựa chọn hoạ tiết, của cách phối hợp màu
sắc trong các tác phẩm nghệ thuật trang trí dân gian cũng có thể tác động tới tâm tư,
tình cảm, xúc cảm cho người chiêm ngưỡng chúng.
Cũng bàn về vấn đề này, nhà giáo dục học Xô Viết D.A. Bogacheva đã
nghiên cứu về việc sử dụng nghệ thuật trang trí ở nước mình. Trong tài liệu "Cắt
dán trang trí theo kiểu dân tộc ở mẫu giáo”, bà đã chỉ ra những cách trang trí của
các dân tộc và bà cũng hướng dẫn cho giáo viên cách đưa trang trí dân tộc vào việc
dạy cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời bà cũng đưa ra các mẫu cắt- xé dán để giúp trẻ có
thể trang trí ở trường mầm non. Đây thực sự là một tài liệu rất quan trọng và cần
thiết đối với việc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Dựa vào lý luận về việc hình thành các hoạt động trí tuệ theo giai đoạn của
nhà tâm lí học P.A. Ganperin, nhà giáo dục học E.C.Poraleva đã có nghiên cứu về
cơ sở cảm giác của hoạt động xé- cắt, dán và đưa ra nhận xét rằng: Để cảm nhận

được về tính nhịp điệu trong bài vẽ trang trí, thì trước đó cần phải tiến hành các
giờ cắt- dán trang trí trước. Thật vậy, thủ cơng cắt- xé dán có khả năng lớn trong
việc phát triển trí tưởng tuợng, sự hồi tưởng và phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ.
Đây quả thật là một nhận xét rất xác đáng bởi vì khi trẻ được trực tiếp lựa chọn, sắp
đặt các hình mảng, các hoạ tiết bằng chính đơi bàn tay của mình sẽ giúp trẻ phát
triển được khả năng cảm nhận về nhịp điệu và màu sắc tốt hơn. Đồng thời những
nhận xét này cũng chính là “khung xương"để giúp cho các giáo viên có thể lên được
kế hoạch và sắp xếp hợp lí các hình thức dạy học nhằm đạt được kết quả hoạt động
cao hơn.
Trẻ mẫu giáo đã có thể cắt được các hình theo từng phần và việc tạo nên các
sản phẩm từ các phần cắt rời của hoạt động xếp dán cũng dễ dàng hơn đối với trẻ.
Bằng các nghiên cứu của mình, nhà giáo dục học I.L. Guxarova đã chỉ ra rằng: Để
đạt hiệu quả cao trong giờ hoạt động cắt- dán thì việc dạy cắt- dán nên bắt đầu chính
từ việc thực hiện các nhiệm vụ tạo hình cụ thể- tạo các hình quen thuộc- sự hứng


8
thú đối với đề tài giúp trẻ vượt qua được những trở ngại về các cấu trúc và kĩ thuật
[17; 4].
Đúng thế, mục đích cần đạt được ở trẻ trong giờ HĐTH là sự hứng thú của
chúng, khi hứng thú với các hoạt động trẻ sẽ say sưa thể hiện mình trong đó mà
khơng cần phải nghĩ rằng mình làm như thế có đẹp khơng, mọi nguời có thích
khơng? Điều này rất có lợi cho sự phát triển của đứa trẻ.
Trong bài viết "Cảm xúc và sáng tạo"nhà giáo dục học T.X. Komarova đã
nhấn mạnh rằng: Sự thể hiện đồ vật, hiện tượng trong tranh vẽ, hay khi nặn, cắt dán
sẽ giúp trẻ chính xác hố và củng cố biểu tượng, kiến thức. Tạo ra sản phẩm bằng
các vật liệu khác nhau, trẻ sẽ nhận biết được đặc điểm tính chất và khả năng thể
hiện chúng…[18; 113]
Điều này có nghĩa rằng, khi được tham gia vào các hoạt động khác nhau của
HĐTH sẽ giúp cho trẻ có thể củng cố được những biểu tượng, những kiến thức có

được trong quá trình khám phá thế giới xung quanh.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, Đảng ta rất chú trọng tới việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hố của các dân tộc thiểu số. Trong hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành
TW Đảng khoá VIII đã khẳng định "Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị
truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ
thuật của các dân tộc thiểu số”. Chính vì thế nên cùng với các nhiệm vụ giáo dục trí
tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ…cho trẻ mầm non, thì việc tạo cơ hội cho
trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu nền nghệ thuật dân tộc và nền văn hoá của một số các
dân tộc thiểu số thông qua một các sản phẩm như: tranh vẽ, trang phục, đồ trang
sức, đồ dùng hàng ngày… là rất quan trọng và cần thiết.
Là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có nhiều nét văn hố rất độc đáo, đặc
sắc đặc trưng cho các vùng miền. Mỗi dân tộc sinh sống ở các địa bàn khác nhau cả
về địa lí, khí hậu, về cách sinh sống… cho nên họ cũng có những phong tục tập
quán khác nhau, quan niệm về cái đẹp của họ cũng có nhiều nét khác nhau, điều đó
được thể hiện qua những hình vẽ, những hoạ tiết, màu sắc… thể hiện trên trang
phục, đồ dùng của các dân tộc. Đó chính là sự thể hiện vốn bản sắc văn hoá riêng
của từng dân tộc.


9
Trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc nước ta, hoa văn khơng
chỉ có mặt trên đồ vải mà cịn có mặt trên các chất liệu của đồ trang sức (xương,
sừng, ngà, gỗ, bạc, đồng…), hay trên các cơng trình điêu khắc, kiến trúc, hoặc trong
các tác phẩm nghệ thuật dân gian. Hoa văn xuất hiện đa dạng trong đời sống con
người và mang theo những phong cách tộc người phong phú. Đúng như nhà nghiên
cứu nền văn hố của các dân tộc Diệp Trung Bình đã nói rằng “Có thể nói các loại
hoa văn trên đồ vải các dân tộc nước ta chiếm ưu thế tuyệt đối về màu sắc thể hiện
đặc trưng văn hoá dân tộc Việt Nam”.
Cũng nghiên cứu về vấn đề này, cố PGS. Từ Chi đã cho rằng hoa văn trên

vải của các dân tộc Việt Nam là một bức tranh đẹp nhưng khơng dễ gì hiểu được ý
nghĩa sâu xa của nó, nghiên cứu về hoa văn- đó là một cuộc tìm kiếm thận trọng, vì
theo ơng thì "nếu xảy chân một cái chúng ta có thể bị lạc ngay sang một thế giới
khác”.
Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc,
địi hỏi mỗi người đều cần phải có những hiểu biết nhất định về nền nghệ thuật cũng
như nền văn hoá của các dân tộc ấy. Do vậy, việc bồi dưỡng những cảm xúc, những
hiểu biết nhất định về nghệ thuật, về những nét văn hoá… cần được tiến hành ngay
từ lứa tuổi mẫu giáo và thông qua các hoạt động giáo dục, đặc biệt là thông qua hoạt
động chuyên biệt- hoạt động tạo hình- của trẻ ở trường mầm non.
HĐTH là một trong những hoạt động mang tính sáng tạo cao, tính sáng tạo
ấy được thể hiện rất rõ nét thơng qua các dạng HĐTH trang trí. Trong đời sống xã
hội của chúng ta, trang trí là một nhu cầu thiết yếu, là mong muốn thuộc về tình
cảm, ý thức, tâm lí của con người. Đồng thời, trang trí cũng là một bộ phận quan
trọng không thể thiếu được trong nghệ thuật nói chung và trong nghệ thuật tạo hình
nói riêng. Đối với trẻ mầm non, chúng rất cần được hoạt động trong lĩnh vực tạo
hình, đặc biệt là trong các hoạt động tạo hình trang trí như vẽ trang trí, xé- cắt dán
trang trí… bởi vì, thơng qua những hoạt động này, giúp trẻ phát huy khả năng sáng
tạo, hình thành khả năng cảm nhận thẩm mĩ và thái độ thẩm mĩ cho trẻ. Ngồi ra nó
cịn tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với các hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết để
tạo nên một bố cục trang trí.
Xuất phát từ những yêu cầu trên nên vấn đề đặt ra và được rất nhiều các nhà
tâm lí, giáo dục quan tâm, nghiên cứu là làm thế nào để có thể giúp trẻ 5-6 tuổi làm


10
quen được với các bố cục hoa văn của một số dân tộc thiểu số thông qua hoạt động
xếp dán tranh trang trí?
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề về
HĐTH và HĐTH trang trí đối với sự phát triển của trẻ mầm non như T.S. Phan Việt

Hoa, khi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ
mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình"đã khẳng định được vai trị của cảm xúc
thẩm mĩ trong việc giáo dục thẩm mĩ và trong giáo dục phát triển tồn diện con
người. Qua cơng trình nghiên cứu này, bà đã chứng minh được vai trò của các dạng
HĐTH trong việc bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ, đồng thời bà cũng đưa ra
được các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong HĐTH.
Khi nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong
hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi”, PGS.TS. Lê Thanh Thuỷ đã nghiên cứu về các điều
kiện để nâng cao khả năng hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, bà đã cho rằng:
Việc tăng cường, bồi dưỡng cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và
giúp trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết đó vào q trình tri giác, đặc biệt là tri
giác các tác phẩm nghệ thuật sẽ tạo điều kiện để trẻ làm xuất hiện, phát triển cảm
hứng của mình trong hoạt động tạo hình. Kết luận này của bà đã giúp chúng tôi
trong việc hiểu được khả năng của trẻ trong HĐTH để từ đó chúng tơi có thể có
những tác động cần thiết làm cho trẻ xuất hiện những cảm xúc của mình đối với
hoạt động.
Ngồi việc nghiên cứu phân môn mĩ thuật của học sinh tiểu học và phổ
thơng, trong q trình nghiên cứu và viết cuốn “Tạo hình và phương pháp dạy tạo
hình ở mẫu giáo”, tác giả Nguyễn Quốc Toản đã đưa ra được những phương pháp
để dạy vẽ trang trí cho trẻ mẫu giáo và những yêu cầu khi sử dụng những phương
pháp này, đó là dạy học cần phải phù hợp với đặc điểm tâm lí cũng như khả năng
của trẻ để có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo cho trẻ mầm non. Tài liệu này
của ông đã giúp đỡ chúng tơi trong q trình đề xuất ra một số các nhóm biện pháp
để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả giờ học vẽ trang trí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, Ths. Hoàng Thị Lan Hương đã
đi đến kết luận và khẳng định rằng các giờ học vẽ trang trí có tác dụng trong việc
phát triển trí tuệ, khiếu thẩm mĩ và giúp trẻ có thể ứng dụng hiệu quả vào các hoạt



11
động hàng ngày của trẻ, đồng thời nó có ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và bồi
dưỡng tình cảm cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Tác giả cũng
nhận thấy rằng hiệu quả của giờ học vẽ trang trí phụ thuộc rất lớn vào việc giáo viên
biết lựa chọn và sử dụng những biện pháp tác động thích hợp với đặc trưng của hoạt
động vẽ trang trí. Nghiên cứu này của tác giả cũng góp phần giúp chúng tơi có được
những ý tưởng liên hệ sang việc tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí của trẻ
sao cho có hiệu quả nhất.
Bằng những tổng kết về các nguồn tài liệu nghiên cứu, trong đề tài “Bồi
dưỡng sinh viên CĐSP khả năng sử dụng nghệ thuật trang trí trong tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ mầm non”, tác giả Võ Thị Bích Vân đã kết luận rằng “…
những bài vẽ trang trí, xé dán trang trí, hay các bài tập tạo hình nói chung đều là
“mật ngọt"ni dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho các em những rung cảm về cái
đẹp của đường nét, hình khối; của màu sắc, ánh sáng và quy luật xa gần được hiện
lên qua chủ đề miêu tả, để rồi dần làm nảy sinh trong trẻ ước mơ muốn tạo nên cái
gì đó để mang lại niềm vui, những điều tốt đẹp cho những người xung quanh, cho
cuộc sống này” [19; 10]
Như vậy, trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã tập trung rất nhiều vào
việc nghiên cứu bản sắc văn hoá, các hoa văn trang trí của một số các dân tộc miền
núi cũng như tìm ra những phương pháp, biện pháp tích cực để tổ chức tốt các
HĐTH và HĐTH trang trí. Song trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, hầu
như cịn có rất ít những cơng trình đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động xếp dán tranh
đặc biệt là hoạt động xếp dán tranh trang trí của trẻ mầm non Việt Nam. Với đề tài
nghiên cứu của mình, chúng tôi hy vọng sẽ đề ra và đưa vào thử nghiệm một số
biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí để thơng qua đó có thể giúp trẻ
mầm non đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi có cơ hội làm quen với một số dạng bố cục hoa
văn các dân tộc thiểu số, từ đó giúp trẻ dần tiếp cận với nền văn hoá đặc sắc của
một số dân tộc trên đất nước Việt Nam.
1.1.2. Một số vấn đề về hoa văn dân tộc trong nghệ thuật tạo hình
1.1.2.1. Một số khái niệm về hoa văn.

Nói đến hoa văn có thể nhiều người cho rằng đó đơn giản chỉ là những hình
ảnh, hoạ tiết được thể hiện trên các đồ dùng, dụng cụ, trên trang phục…mà không


12
biết rằng hoa văn đó là cả một ngành nghệ thuật nổi tiếng- nghệ thuật hoa văn.
Trong nền nghệ thuật thực dụng, người ta đã chia thành hai lĩnh vực chủ yếu: ở lĩnh
vực thứ nhất, đó là những đồ vật có hình dáng và màu sắc nhất định, là những bộ đồ
gỗ có tính nghệ thuật, là các tiện nghi trong gia đình, là vũ khí, là cơng cụ lao
động…; ở lĩnh vực thứ hai bao gồm những vật có mặt phẳng được thêu thùa, trang
trí bằng cả một hệ thống đường nét đẹp đẽ như những tấm thảm, những bức tường
được trang hồng bằng hình vẽ, bằng hoạ tiết…Theo sự nghiên cứu và phân tích
của các nhà nghệ thuật thì nhóm các đồ vật thuộc lĩnh vực thứ hai thực ra là một
ngành nghệ thuật độc lập- nghệ thuật hoa văn, họ cho rằng hoa văn là một hệ thống
gồm các hình vẽ, là sự kết hợp những đường vẽ và màu sắc với nhau.
Bằng những nghiên cứu của mình về hoa văn trên vải các dân tộc Đồng bằng
bắc Bộ, tác giả Diệp Trung Bình đã coi “Hoa văn- trước hết đó là một biểu hiện của
quan niệm thẩm mĩ, thơng qua các bố cục, mơ-típ, màu săc, kĩ thuật. Mặt khác trong
đời sống cổ truyền của các dân tộc nó cịn phản ánh những khía cạnh tâm lí, xã hội
khác nhau như tín ngưỡng chứa đựng bên trong những hình vẽ, các màu sắc. Các
phong cách bố cục hoa văn ấy là bản sắc văn hoá dân tộc, là tiến trình phát triển của
lịch sử, văn hoá và sự giao thoa văn hoá của các tộc người”.
Với những nhận định hết sức tinh tế, nhà nghệ thuật Nguyễn Anh Trứ cho
rằng “hoa văn là một trong các yếu tố cơ bản của phần lớn các tác phẩm kiến trúc và
nghệ thuật thực dụng, nó là sự kết hợp của những đường nét và điểm có màu sắc,
được trình bày trên các mặt tường hay trên đồ vật bằng cách vẽ, khắc, chạm, trổ…
Nhưng đồng thời hoa văn cũng là một loại hình nghệ thuật độc lập khi nó được
trang trí trên thảm, vẽ trên một tấm gỗ hay dệt ở trên vải…”. Như vậy, có thể thấy
rằng tác giả đã rất quan tâm và coi trọng những đường nét hoa văn trang trí trên các
đồ dùng, vật dụng. Sự thành công của các tác phẩm nghệ thuật cũng có sự đóng góp

rất lớn của những đường nét hoa văn này.


13
1.1.2.2. Nguồn gốc và những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật hoa văn.
Nói về nguồn gốc của nghệ thuật hoa văn, các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã
chỉ ra rằng "Quá trình sáng tạo mang sắc thái cá nhân ấy trong nghệ thuật hoa văn
đã bắt đầu từ lâu…"Ngay từ cuối thế kỉ XIX, nhóm hoạ sỹ lớn nhất của nước Nga
Xô Viết như Va- xnê- txop, Xê- rôp, Rê- pin, Vru- ben, Po- lê- nôp, Oxtrê-ukhôp…đã kết hợp với nhau và xây dựng được cả một xí nghiệp sản xuất vật phẩm
trang trí bằng những hoa văn theo mẫu vẽ của họ tại khu vực A- bram-txep ở gần
Mat-xcơ- va; hay như ở nước Pháp, người hoạ sỹ nổi tiếng Picasso cũng đã tổ chức
một xí nghiệp với những sản phẩm được trang trí bằng những hoạ tiết hoa văn. Sang
đến thế kỉ XX, ngành nghệ thuật hoa văn đã được cải tiến và đổi mới rất nhiều nên
ý nghĩa của chúng lại càng trở nên độc lập hơn đối với các ngành nghệ thuật khác.
Theo nhiều nghiên cứu thì hoa văn thường khơng miêu tả cụ thể một cái gì
cả, mà mục đích chính của hoa văn là ở chỗ biểu hiện qua sự kết hợp một cách nhịp
nhàng các đường nét và màu sắc, những tình cảm phong phú và sức sáng tạo của
con người. Nhờ việc nghĩ ra và sắp xếp, trình bày trên một bề mặt một cách hoà
hợp, cân đối về đường nét, màu sắc, người ta đã sáng tạo nên một hiện thân vật chất
“của sự hoà hợp con người"làm nổi rõ trước mắt vẻ đẹp rất “người"của tác phẩm.
Với định nghĩa về hoa văn của tác giả Diệp Trung Bình "Hoa văn- trước hết
đó là một biểu hiện của quan niệm thẩm mĩ, thơng qua các bố cục, mơ-típ, màu săc,
kĩ thuật. Mặt khác trong đời sống cổ truyền của các dân tộc nó cịn phản ánh những
khía cạnh tâm lí, xã hội khác nhau như tín ngưỡng chứa đựng bên trong những hình
vẽ, các màu sắc. Các phong cách bố cục hoa văn ấy là bản sắc văn hoá dân tộc, là
tiến trình phát triển của lịch sử, văn hố và sự giao thoa văn hoá của các tộc người"
đã cho chúng ta thấy rằng nếu loại trừ yếu tố tín ngưỡng ra thì hầu hết các dạng hoa
văn đều có ý nghĩa là hướng vào đời sống thực và hướng vào thiên nhiên, thơng qua
đó mà thiên nhiên và con người ln được nghệ thuật hố phản ánh sự hồ đồng,
gắn bó khơng thể tách rời nhau, nó khơng phải là một cái gì do con người tuỳ tiện

tạo ra. Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, hoa văn được tạo ra trên cơ sở
những hình mẫu có sẵn trong thực tế. Trước hết, bản thân thiên nhiên đã đem lại rất
nhiều hình mẫu trang trí kể cả những hình mẫu hình học hay những hoa văn trên
cánh bướm, lông chim, vây trên da rắn, cấu trúc của các tinh thể, vỏ ốc, hến…


14
Với tư cách là một loại hình nghệ thuật, hoa văn cịn phản ánh cả tâm tư,
tình cảm của người tạo ra nó, cụ thể như cùng ở trong một dân tộc nhưng không
phải tất cả các hoa văn được tạo ra đều giống nhau, chính những nét khác biệt đó đã
thể hiện tài năng cũng như nếp nghĩ, suy tư của mỗi người. Ví dụ như khi dệt hoa
văn trên vải ở một số dân tộc, chúng ta thường thấy những sản phẩm của người già
bao giờ cũng có một phong cách quy phạm, cứng nhắc, còn sản phẩm của những
thiếu nữ thường thể hiện một vẻ đẹp uyển chuyển, tự do, phóng khống… Từ đó,
chúng ta có thể nhận thấy rằng, hoa văn khơng chỉ là những hình vẽ dùng để trang
trí mà nó cịn đựơc coi là thang đo để đánh giá tài năng, sự thông minh và khéo léo
của những người tạo ra sản phẩm ấy. Hơn nữa, hoa văn còn được coi như những
điểm mốc đánh dấu sự phát triển của xã hội loài người.
1.1.2.3. Sự phát triển của nghệ thuật hoa văn.
Qua việc tìm hiểu một số tài tài liệu chúng tôi thu nhận được rằng dường như
ngành nghệ thuật hoa văn được phát triển mạnh nhất vào thời kì đồ đá mới, khi đó
đã xuất hiện việc sản xuất đồ gốm. Sản phẩm của đồ gốm như những lọ đất sét
thuộc thời kì đồ đá mới được trang trí bằng nhiều hoa văn khác nhau, bằng nhiều
vịng trịn đồng tâm, nhiều hình tam giác và nhiều hình kẻ ơ. Hay như những hoa
văn sinh vật trên trống đồng Đông Sơn được xem như cuốn lịch sử xã hội thời dựng
nước và giữ nước đầu tiên được viết bằng ngơn ngữ tạo hình sinh động đã phản ánh
được cả thế giới quan và nhân sinh quan của người Đông Sơn trong nền văn minh
nông nghiệp đầy sức sống.
Trên các đồ dùng hay trang phục của các dân tộc trên khắp mọi miền của đất
nước, chúng ta thường thấy các hoa văn được trang trí rất cầu kì từ những gấu váy,

áo, trên những chiếc khăn hay những chiếc mũ đội đầu. Tuy nhiên, các đường nét
và màu sắc của bất kì hình hoa văn nào cũng ở dưới dạng khái qt hố và mang
tính “ước lệ”, đều phản ánh những hiện tượng thiên nhiên, con người hay những sự
vật xung quanh. Trong các loại hoa văn dùng để trang trí, các nhà nghiên cứu đã
phân tích và phân biệt thành các loại hoa văn như: Hoa văn “hình học”- là các loại
hoa văn xuất phát từ những hình thức khơng gian chung nhất của hiện thực; Hoa
văn “hình thảo mộc”- đó là các hình vẽ dựa theo dáng của cỏ, cây, hoa, lá…; Hoa
văn “hình thú”- đó là hình người hay hình những con vật đã được cách điệu hố. Vì
thế chúng ta có thể khẳng định rằng hoa văn là một loại hình vừa đơn giản nhưng


15
cũng lại rất phức tạp, một mặt những tác phẩm hoa văn mang tính chất hết sức sơ
đẳng- đó chỉ là một hệ thống những hình vẽ và đường nét nhiều màu sắc khác nhau,
nó biểu hiện một ý nghĩa rất khái quát, là cơ sở thế giới quan của một dân tộc nào
đó. Nhưng mặt khác hoa văn cũng có thể là một cái gì thực sự bí ẩn nếu như chúng
ta không biết rõ cuộc sống của dân tộc đã tạo ra những vật dụng mang hình hoa văn
đó bởi vì “ngơn ngữ"của hoa văn thường mang tính ước lệ, tính biểu tượng. Như
vậy chúng ta thấy rằng, hoa văn dân tộc được hình thành, phát triển và trau dồi qua
hàng bao thế kỉ nay và nó cịn gắn liền chặt chẽ với toàn bộ cuộc sống cũng như
tồn bộ nền văn hố của nhân dân Việt Nam ta.
1.1.3. Nghệ thuật cắt, xé, xếp, dán tranh và vai trị của nó đối với sự phát triển xã
hội và giáo dục con người
1.1.3.1. Vài nét cơ bản về nghệ thuật cắt, xé, xếp, dán tranh.
Nếu như sản phẩm của nặn là hình khối, có độ sâu, độ cao, có thể đứng được,
sờ được… thì sản phẩm của xé- cắt dán là hình phẳng mà ở đó chúng ta có thể sắp
đặt, thay đổi vị trí của các hình mảng để tạo nên một sản phẩm đặc sắc, độc đáo.
Chỉ bằng những mảnh giấy vụn, nhỏ hoặc bằng vài nét chấm phá đơn giản cũng
giúp chúng ta tạo ra những đồ vật, con thú, hoa quả, con người theo ý mình muốn.
Sự tạo hình trong nghệ thuật xé- cắt dán mang tính tương đối, ước lệ nhiều

hơn so với các dạng tạo hình trên mặt phẳng khác như tranh vẽ, tranh sơn dầu. Đối
với việc cắt- xé dán thì các hình dạng thường mang tính khái qt, hầu như khơng
có các chi tiết nhỏ và người ta thường sử dụng các màu sắc hỗn hợp khơng có sắc
thái, có thể các màu trong cùng một bức tranh đối lập với nhau một cách gay gắt.
Chính sự khác biệt ấy của nghệ thuật xé- cắt dán tranh đã làm cho những tác phẩm
được tạo nên có một vẻ đẹp rất đặc biệt, đặc sắc.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu chúng ta thấy rằng nghệ thuật tạo hình
xuất hiện ngay từ xã hội nguyên thuỷ, nó gắn liền và có ảnh hưởng rất lớn đến sự
hình thành, phát triển của xã hội loài người. Với tư cách là một trong các bộ phận
của nghệ thuật tạo hình, chúng ta đi tìm hiểu xem nghệ thuật xếp dán tranh có từ
bao giờ? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội và việc giáo
dục con người?


16
Theo tiếng Anh thì thuật ngữ “nghệ thuật cắt dán"được gọi là collage- đó là
việc cắt, xé, dán từ giấy, vải hoặc từ các loại nguyên vật liệu khác để tạo thành bức
tranh ảnh u thích. Cịn theo tiếng La- tinh thì cắt dán tranh được gọi là
“applicatio”- tức là sắp xếp, đặt lên- đó là phương pháp tạo nên hình ảnh nghệ thuật
từ những hình mảng có hình thù khác nhau được tạo ra từ một loại vật liệu nào đó
và dán lên hay khâu lên nền (là mặt phẳng )thích hợp…Tranh xé- cắt- dán là một
loại hình được thể hiện bằng phương pháp xé, cắt, dán, trên cơ sở mầu sắc vốn có
của chất liệu mà người thể hiện lựa chọn cho phù hợp với ý đồ và đối tượng được
thể hiện. Đây là loại tranh được bắt nguồn từ tranh ghép nghệ thuật như ghép từ các
mảnh sứ, từ bát đĩa vỡ, từ mảnh kính, từ vỏ chai…Chất liệu của tranh xếp dán chủ
yếu là từ giấy hay từ các đồ phế liệu, vì thế nên nó có một sức hấp dẫn rất lớn đối
với con người và cảm xúc của con người.
Khi đi tìm hiểu một số nguồn tài liệu chúng tôi thấy rằng thủ công cắt dán từ
giấy có nguồn gốc từ rất lâu đời- từ khoảng thế kỉ thứ V đến thế kỉ thứ III trước
công nguyên. Vào cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX ngành nghệ thuật này được

phát triển rất thịnh vượng. Về sau này, đã có rất nhiều các hoạ sỹ chun nghiệp say
mê nghệ thuật hình bóng (nghệ thuật xuliet) như Albrecht Diurer(Đức), Peter Paul
Rubens (Phần Lan)… Không những thế ngành nghệ thuật này cịn có sức hấp dẫn
và lôi cuốn cả nhà kể chuyện trứ danh Hanschristian Andersen (Đan Mạch), hay
như ở nước Nga Xô Viết trong thế kỉ XIX người ta đã sử dụng rộng rãi những hình
cắt của nhà văn hào nổi tiếng P.I Tơnxtơi, ơng đã sáng tác những bố cục nhiều hình
theo các nội dung rất khác nhau. Sang thế kỉ XX, nghệ thuật xuliet cũng lôi cuốn rất
nhiều các hoạ sĩ đương thời như M-V Dobuzinxki, K-A Xamov…và ngành nghệ
thuật này cũng có những nghệ nhân nổi tiếng, rất thành công với những sản phẩm
của nghệ thuật hình bóng như hoạ sĩ G.I Narbut, N.V Ilin, E.X Kruglikova…
Theo thời gian, kĩ thuật cắt dán dần dần phát triển và tạo ra những hiệu quả
khác nhau tuỳ theo ý tưởng và kĩ thuật sử dụng chất liệu cắt dán của người nghệ sỹ.
Có một hoạ sỹ người Ý- G. Arcimboldo đã làm những chân dung ghép bằng hoa
quả, vỏ ốc, cá… Những hoạ sỹ ln có khát vọng đi tìm thêm những vật liệu, chất
liệu khác ngoài những chất liệu hội hoạ quen thuộc để biểu thị những điều trong nội
tâm sâu sa hơn và độc đáo hơn. Từ khi được thừa nhận là một thể loại nghệ thuật
bên cạnh các thể loại hội hoạ đã có, các nghệ sỹ “cắt dán"lại có tham vọng đi xa


17
hơn trong việc lựa chọn và sử dụng chất liệu nhằm thể hiện một ý tưởng mới về
hiện thực một cách thâm trầm và sâu lắng. Đại diện tiêu biểu của trường phái này là
các nghệ sỹ nổi tiếng như Henri Matisse (Pháp), Pablo Picatso (Tây Ban Nha), Joan
Miro (Tây Ban Nha)… họ đã phát triển thể loại tranh cắt dán giấy từ những cảm
xúc về màu sắc và phong cách biểu hiện của tranh trang trí một cách đơn giản, hồn
nhiên, thoải mái, không câu nệ và chau chuốt về hình, khơng câu nệ về khơng gian
xa gần, sáng tối… Chính kĩ thuật này đã cho phép các hoạ sỹ tạo ra những cái đẹp
ngẫu nhiên khi kết hợp giữa các mảng giấy màu với những nét vẽ tay.
1.1.3.2. Vai trò của nghệ thuật cắt, xé, xếp, dán tranh đối với đời sống xã hội.
Như chúng ta đã biết, sự phát triển của nghệ thuật dân tộc nói chung, nghệ

thuật trang trí nói riêng ln gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội và nhu cầu
làm đẹp của cuộc sống con người Việt Nam. Ở Việt Nam, tranh dán, cắt giấy ra đời
và phát triển từ ngành nghệ thuật thủ công mỹ nghệ bằng giấy và các loại chất liệu
khác như tre, nứa, lá…để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tinh thần vui chơi,
giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vì vậy, các ngành nghề thủ cơng mỹ
nghệ ra đời và ngày càng phát triển để phục vụ nhu cầu rất đa dạng và phong phú
của mọi tầng lớp người trong xã hội như phục vụ tín ngưỡng và việc thờ cúng bằng
các đồ hàng mã
Đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm
từ giấy có sức hấp dẫn rất lớn bởi hình dáng ngộ nghĩnh, màu sắc tươi vui, sự phong
phú, đa dạng về loại hình, mẫu mã của các loại đồ chơi không hề đắt tiền mà lại rất
dễ kiếm như các loại đèn trung thu, các loại mặt nạ, đầu sư tử làm bằng giấy bồi hay
những cánh diều bay trên bầu trời, bên cạnh tiếng sáo réo rắt trong buổi chiều hè là
sự hấp dẫn của những hình mảng với những màu sắc rực rỡ được tạo thành các hình
khác nhau từ giấy, lụa… Cũng được làm từ nguyên liệu là giấy, một sản phẩm rất
quen thuộc đối với chúng ta là chiếc quạt giấy được tạo dáng và trang trí rất tao nhã,
đẹp mắt, rất tiện sử dụng trong những ngày hè oi bức, đồng thời nó cũng vơ cùng
đắc dụng khi trở thành một đạo cụ trên sân khấu truyền thống dân tộc như tuồng,
chèo, cải lương…Tất cả những sản phẩm đó đều được làm từ những mảnh giấy đủ
màu sắc với bàn tay khéo léo và óc tưởng tượng sáng tạo khơng ngừng của con
người Việt Nam.


18
Nhu cầu của cuộc sống của xã hội ngày càng cao, mức sống sinh hoạt của
con người đã khá hơn rất nhiều, họ khơng cịn phải lo toan nhiều đến “cơm áo gạo
tiền”, do đó mỗi con người trong xã hội đều muốn quan tâm hơn nữa đến đời sống
tinh thần của bản thân mình. Hơn nữa trình độ khoa học kĩ thuật của chúng ta không
ngừng phát triển với những cuộc “bùng nổ"rất lớn, vì thế nên nền nghệ thuật (đặc
biệt là nghệ thuật trang trí ứng dụng) cũng cần được nâng lên đúng tầm thời đại.

Tiếp cận với nghệ thuật tạo hình nói chung cũng như nghệ thuật cắt, xé, xếp,
dán tranh nói riêng giúp cho con người ta có những hiểu biết và biết phát huy nét
đẹp trong vốn văn hố nghệ thuật được tích luỹ qua các thời kì lịch sử của nhân
loại. Nghệ thuật xếp dán tranh trang trí khơng chỉ mang lại những giá trị vật chất mà
nó cịn mang lại cả những giá trị về mặt tinh thần cho con người.
Là một bộ phận trong nghệ thuật trang trí nói chung, nghệ thuật cắt, xé, xếp,
dán tranh trang trí có tác dụng rất lớn trong việc đem lại cho chúng ta những kiến
thức, thái độ và những kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập cũng như trong q
trình cơng tác. Với những đặc điểm đặc điểm đặc trưng riêng, xếp dán tranh trang
trí cịn giúp con người có những hiểu biết nhất định về vẻ đẹp của hình mảng, màu
sắc, hình tượng… thơng qua bố cục, tính nhịp điệu, sự tương quan và sự phối hợp
màu sắc. Mục đích của xếp dán tranh trang trí cũng khơng nằm ngồi mục đích là
làm đẹp cho cuộc sống, đó là hướng tới cái đẹp, tạo ra cái đẹp… vì thế nên nó đã
góp phần giúp con người có những suy nghĩ và hành động cao thượng, có lối sống
lành mạnh, văn minh, lịch sự…
Ngồi ra, cắt, xé, xếp, dán tranh trang trí cịn hình thành và phát triển ở người
học khả năng quan sát, phân tích, phát triển tư duy trừu tượng… giúp con người
ln ln suy nghĩ, tìm tịi để tạo nên sự sáng tạo, hình thành ở con người những
phẩm chất của người lao động mới, có thể đáp ứng được u cầu của sự phát triển
cơng nghiệp hố- hiện đại hoá đất nước. Khi con người thực hiện các hoạt động để
tạo ra những tác phẩm nghệ thuật xếp dán tranh trang trí địi hỏi con người cần phải
biết làm việc có kế hoạch, có nề nếp, bởi vì để tạo ra một bức tranh đẹp không phải
ai cũng làm đựơc, nó địi hỏi người làm biết cách sắp đặt vị trí của các mảng hình,
biết cách tạo nhịp điệu cho bức tranh, biết cách phối hợp màu sắc…
Như vậy có thể thấy rằng, nghệ thuật cắt, xé, xếp, dán tranh có ảnh hưởng rất
lớn đối với đời sống xã hội và đối với việc giáo dục con người.


19
1.1.4. Một số vấn đề về hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh của trẻ 5 – 6 tuổi

Bằng những nghiên cứu của mình, N.P. Xa- cu- li- na và T.X. Kơ- ma- rơ- va
cho rằng "cắt- xé dán- đó là phương thức tạo ra những hình nghệ thuật từ những
hình dạng khác nhau được cắt- xé ra từ một vật liệu nào đó và dán hay khâu chúng
lên mộ nền thích hợp. Trong cắt- xé dán có sử dụng những vật liệu khác nhau như:
giấy, vải, len vụn, lông, vỏ cây, lá cây, rơm, rạ...”
Với tính cách là một dạng HĐTH của trẻ mầm non, cắt, xé, xếp, dán là một
hoạt động mà trẻ nhỏ rất yêu thích: trẻ vui sướng vì giấy màu rực rỡ, về sự bố trí
các hình theo một nhịp điệu đẹp; hơn nữa chính những kĩ thuật cắt- xé dán cũng làm
cho trẻ thích thú và tích cực đối với hoạt động này.
1.1.4.1. Đặc điểm khả năng cắt, xé, xếp, dán tranh của trẻ 5 – 6 tuổi.
Trẻ mầm non thường rất yêu thích các hoạt động tạo ra sản phẩm, những sản
phẩm đó thường đem lại cho trẻ những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, làm phong phú
đời sống tinh thần của trẻ. Hoạt động tạo hình là hoạt động đặc thù của trẻ mầm
non, ở đó trẻ được thoả sức thể hiện những tâm tư, tình cảm của mình vào trong sản
phẩm. Nếu như trong hoạt động vẽ trẻ thể hiện tâm tư, tình cảm thơng qua nét vẽ,
thơng qua cách thể hiện màu sắc…thì trong hoạt động xếp dán tranh trẻ thể hiện
tình cảm của mình thơng qua cách sắp đặt hình mảng, thơng qua cách phối hợp màu
sắc…
Khơng giống như vẻ đẹp của tranh vẽ, vẻ đẹp của sản phẩm nặn…, vẻ đẹp
của tranh xếp dán được quyết định bởi sự sắp đặt táo bạo của các hình mảng cũng
như sự lựa chọn và phối hợp màu sắc. Nếu như sản phẩm của tranh vẽ được tạo nên
bởi các đường nét thì trong tranh xếp dán sản phẩm được tạo ra bởi các mảng hình
bằng cách xé hoặc cắt. Chính vì thế mà để có thể thực hiện được hoạt động xếp dán
tranh, đặc biệt là xếp dán tranh trang trí thì địi hỏi ở mỗi đứa trẻ cần phải có tư duy
về khơng gian, có những khả năng nhất định, bao gồm cả những khả năng bên
ngồi(đó là các thao tác, hành động, vận động, sự hình dung các vị trí trong khơng
gian…) và khả năng bên trong như khả năng hoạt động trí óc, khả năng tâm lí…
Chúng ta có thể khái quát những khả năng cần có của trẻ trong hoạt động xếp dán
là:
- Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc.



20
- Khả năng xây dựng bố cục không gian tranh.
- Khả năng lựa chọn nội dung miêu tả.
* Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc:
Tranh của trẻ thường được sử dụng bằng rất nhiều màu sắc khác nhau, có
bức tranh sử dụng gam màu nóng nhưng lại có bức tranh sử dụng gam màu ấm áp,
gam màu lạnh hay gam màu đối chọi… Trẻ càng nhỏ tuổi thì chúng càng thích màu
sắc nhưng khả năng nhận biết và cảm nhận màu sắc lại tỷ lệ nghịch với khả năng
thể hiện những màu sắc ấy.
Trong hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh có lẽ hình mảng là dấu hiệu đầu tiên
để tạo nên hình ảnh song chính màu sắc mới là yếu tố mang lại hiệu quả thẩm mĩ
cao nhất cho các nhà "hoạ sĩ nhí"cũng như mọi người thưởng thức tác phẩm nghệ
thuật.
Sang tuổi mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi, việc sử dụng màu sắc thiếu ý thức vẫn còn
rất phổ biến, trẻ rất cần được tăng cường, mở rộng vốn hiểu biết về hệ thống chuẩn
mẫu cảm giác và trẻ cần thấy đươợcvẻ linh hoạt trong sưựthay đổi màu sắc của các
sự vật, hiện tượng trong hiện thực. Cùng với sự phát triển của lứa tuổi 5- 6 tuổi, nếu
như giáo viên có những tác động tích cực thì sẽ giúp trẻ có sự chủ động trong việc
sử dụng và phối hợp màu sắc.
* Khả năng xây dựng bố cục không gian tranh.
Một trong các phương tiện truyền cảm góp phần làm nên sự thành cơng cho
bức tranh đó chính là việc xây dựng khơng gian tranh. Đối với thể loại tranh xếp
dán, bố cục trong bức tranh cần phải rõ ràng với những cách sắp xếp hình mảng hợp
lí, dễ hiểu. Có thể nói rằng, cơ sở ban đầu của sự tổ chức không gian tranh đó chính
là nhịp điệu. Đúng như PGS.TS Lê Thanh Thuỷ đã nói "Việc bồi dưỡng cho trẻ các
biện pháp xây dựng bố cục nhịp điệu cần được tiến hành trong sự kế tục phức tạp
dần và liên hệ chặt chẽ với nội dung miêu tả”.
Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, sự thể hiện bố cục trong tranh của trẻ chính là

thước đo để đánh giá khả năng sáng tạo của mỗi đứa trẻ. Trẻ ở lứa tuổi này đã có
thể tạo nên thế cân bằng trong cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng, nhịp điệu
của bố cục được thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi lặp lại của các chi tiết


21
cùng loại, bằng vẻ đồng nhất của các yếu tố tạo nên sự vận động, bằng sự sắp xếp
của các yếu tố khơng cùng loại…
Như vậy, qua việc tìm hiểu khả năng xây dựng bố cục của trẻ mầm non đặc
biệt là của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, chúng ta có thể khẳng định rằng ở lứa tuổi này trẻ
đã có thể làm quen được với các dạng bố cục trang trí theo kiểu hoa văn của các dân
tộc thiểu số. Vì thế các nhà giáo dục cần đưa ra được những phương pháp thích hợp
cùng với những hình thức dạy học phong phú để có thể nâng cao chất lượng của
hoạt động tạo hình cũng như hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mầm non.
* Khả năng lựa chọn nội dung miêu tả
Đặc biệt, đối với trẻ 5- 6 tuổi thì chúng đã thực sự trở nên hồn tồn chủ
động trong q trình sáng tạo nghệ thuật, những nội dung miêu tả mà chúng đưa
vào tranh vẽ hay tranh xếp dán vô cùng đa dạng và phong phú. Với những giờ hoạt
động tạo hình theo đề tài tự chọn, trẻ được thoả sức thể hiện những ý tưởng ngộ
nghĩnh của mình. Lúc này, do trẻ đã có những khả năng nhất định, cần thiết cho
hoạt động tạo hình nên việc lựa chọn nội dung miêu tả cũng dễ dàng hơn nhiều, trẻ
cũng dễ thể hiện được tâm tư, tình cảm của mình thơng qua ngơn ngữ tạo hình.
Tóm lại, từ việc tìm hiểu những khả năng của trẻ mầm non trong hoạt động
xếp dán tranh, chúng ta có thể đi đến khẳng định rằng trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi khơng
những có thể tái hiện lại vẻ đẹp của đối tượng, sự vật trong thế giới xung quanh mà
chúng cịn có đủ khả năng để sáng tạo thêm tạo ra những vẻ đệp mới mang đậm
màu sắc ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Vì thế nên việc cho trẻ tìm hiểu, khám phá và sáng
tạo ra các nét văn hố đặc sắc của từng vùng miền thơng qua những ngơn ngữ tạo
hình của trẻ là điều mà các nhà giáo dục nên đặc biệt chú ý quan tâm, qua đó giúp
trẻ có những hiểu biết nhất định về vốn văn hoá cũng như những kiến thức sơ đẳng

về nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam.
1.1.4.2. Ảnh hưởng giáo dục của hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh đối với sự phát
triển của trẻ 5 – 6 tuổi.
Hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh tuy không phổ biến và sử dụng nhiều như
hoạt động vẽ ở trường mầm non nhưng đây cũng là một hoạt động mà trẻ mẫu giáo
rất thích thú, vì nó gắn liền với cuộc sống học tập và vui chơi của trẻ. Chúng ta hãy
tưởng tượng xem, chỉ bằng những đồ phế liệu hay những mảnh giấy vụn, len vụn…


22
với trí tưởng tượng phong phú của con người, chúng ta có thể làm ra được những
sản phẩm hết sức độc đáo.
- Các giờ học cắt, xé, xếp, dán tranh thường có vai trị rất lớn trong việc phát
triển trí tuệ cho trẻ, bởi vì đây là hoạt động góp phần tích cực vào việc phát triển ở
trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… và
phát triển ở trẻ các thao tác trí tuệ như: phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp…
đồng thời mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh để từ đó phát triển
các phẩm chất trí tuệ như: tính ham hiểu biết, tính tự giác, tính tích cực nhận thức
và óc tưởng tượng sáng tạo. Hoạt động xếp dán tranh cũng góp phần phát huy tính
độc lập trong suy nghĩ, tìm tịi và giúp các bé có thể tìm hiểu thêm về một số kiến
thức cơ bản của nghệ thuật tạo hình, giúp trẻ biết tận dụng vẻ đẹp của tranh xếp dán
vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh cịn có một ý nghĩa quan trọng trong việc
phát huy khả năng sáng tạo và giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Với việc gắn
ghép các hình mảng trên bề mặt tranh cùng với sự tự do trong việc lựa chọn màu
sắc đã giúp trẻ tạo nên được những bức tranh có vẻ đẹp độc đáo. Đối với trẻ mẫu
giáo chúng ta khơng địi hỏi trẻ phải sáng tạo ở mức độ cao mà chỉ cần dạy cho trẻ
tập suy nghĩ, tìm tịi trong việc sắp xếp bố cục, lựa chọn hoạ tiết và phối hợp màu
sắc… để có thể tạo ra những bài xếp dán mang sắc thái riêng, những sản phẩm của
riêng mình. Chính những sản phẩm đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục thị

hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ cho trẻ.
- Hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh cũng có tác dụng khơng nhỏ đến việc giáo
dục đạo đức cho trẻ mầm non bởi vì thơng qua q trình hoạt động trẻ ln ln tỏ
ra biết trân trọng những sản phẩm của mình cũng như của bạn, và đồng thời tạo cho
trẻ có ý thức làm điều tốt cho mọi người.
- Thông qua hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh mà các cơ tay của trẻ luôn luôn
được phát triển, những vận động tinh của trẻ ngày càng trở nên tinh khéo hơn. Trẻ
có thể dễ dàng dùng các cơ của bàn tay để xé toạc, xé bứt, hay xé tỉ mỉ theo những
đường kim châm. Với đặc thù của mình, hoạt động tạo hình nói chung hay hoạt
động xếp dán tranh nói riêng ln tạo cho trẻ có một tâm thế thật thoải mái trong
q trình hoạt động, chính điều này đã làm cho cơ thể trẻ cũng được phát triển một
cách tốt nhất.


23
1.1.4.3. Nội dung giáo dục và cách tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh cho trẻ
5 – 6 tuổi.
a, Nội dung giáo dục hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh cho trẻ mầm non.
Theo PGS.TS. Lê Thanh Thuỷ thì trẻ nhỏ thường rất u thích các hoạt động
xếp- ghép- dán lên mặt phẳng hai chiều bằng các phiến, các mảng hình đủ màu sắc.
Vẻ sặc sỡ, rực rỡ của các mảng hình dễ cuốn hút trẻ, tính nhịp điệu của các thao tác
sắp đặt gây cho trẻ hứng thú đặc biệt.
Với các cơ hội được xê dịch, chắp ghép, xếp chồng, che lấp các mảng hình,
các chi tiết, bộ phận của hình tượng trong hoạt động xếp dán tranh đã tạo điều kiện
cho trẻ được học hỏi nhiều về kích thước, về tỷ lệ, về cấu trúc của các sự vật, đồng
thời tập cho trẻ sắp xếp bố cục trên mặt phẳng của không gian hai chiều.
Với những nghiên cứu của mình trong luận văn tốt nghiệp, tác giả Võ Thị
Bích Vân cho rằng “Việc hình thành và phát triển ở trẻ khả năng trang trí là nhiệm
vụ cần chú ý được thực hiện từ rất sớm và trong một thời gian bắt đầu từ lứa tuổi
nhà trẻ. Dạy trẻ biết tri giác không gian, giúp trẻ định hướng được tính hợp lí, hiểu

được vẻ đẹp của tính nhịp điệu trong sự sắp xếp các hình dạng trong khơng gian
mang tính trang trí.”
Ở trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, giáo viên tiếp tục cung cấp và truyền đạt cho trẻ
những tri thức khác nhau về hình dạng của các đối tượng. Đồng thời cũng cần dạy
trẻ biết cách tìm và tách riêng ra những hình dạng đã biết trong các đối tượng, biết
phân biệt hình vng, hình chữ nhật theo những dấu hiệu cơ bản của chúng: có bốn
góc vng và có các cạnh đối diện bằng nhau. Những nội dung cần giáo dục đối với
trẻ 5- 6 tuổi sẽ rất dễ dàng thực hiện trong quá trình cho trẻ thực hiện hoạt động xếp
dán bởi vì trẻ ở lứa tuổi này đã có khả năng biết đặt một hình này lên một hình kia,
biết so sánh và đối chiếu chúng để có thể rút ra những kết luận đúng đắn nhất. Đối
với trẻ ở độ tuổi 5- 6 tuổi, giáo viên khơng chỉ làm chính xác những tri thức của trẻ
về các màu sắc khác nhau mà còn cần phải dạy trẻ biết phân biệt được các màu
bằng cách phân chia thành màu rực rỡ, màu sáng và màu tối. Khi trẻ thực hiện tốt
nhiệm vụ này sẽ tạo điều kiện để trẻ có thể làm đươợcnhững bức tranh cắt- xé dán
trở nên biểu cảm hơn, có những màu sắc phong phú hơn, đồng thời cũng nâng cao
được năng lực cảm thụ về màu sắc của trẻ. Nhờ thế mà có thể giúp trẻ học được


24
cách sử dụng màu sắc một cách chủ động, có ý thức hơn trong việc lựa chọn giấy
màu trong cắt- xé dán và biết lựa chọn và sử dụng những màu sắc tương phản trong
q trình trang trí một tác phẩm.
Với những khái niệm như ở trên, ở dưới, ở giữa, tiếp sau nhau, ở cùng
hàng… trẻ 5- 6 tuổi lĩnh hội và nhớ rất nhanh nhưng khi xác định bên phải, bên trái
đơi khi trẻ vẫn cịn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm đó. Do vậy ngay từ lứa tuổi
trước đó, giáo viên nên tích cực tổ chức các hoạt động cho trẻ để giúp chúng nắm
vững được những biểu tượng và những khái niệm về không gian.
Như vậy, nội dung giáo dục của hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh được tổ
chức ngay từ độ tuổi bé và mang tính liên hồn nhằm củng cố và phát triển cho trẻ
cả về những tri thức trong cuộc sống lẫn những kĩ năng kĩ xảo của hoạt động tạo

hình đặc biệt là hoạt động xếp dán tranh.
b, Cách thức tổ chức hoạt động cắt, xé, xếp, dán tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Cũng như các dạng hoạt động khác, việc tổ chức hoạt động cắt- xé dán phải
dựa trên sự phát triển tri giác của trẻ. Chính sự hiểu biết về hình dáng, về màu sắc,
về kích thước, về các mối quan hệ khác nhau của các vật thể trong thế giới xung
quanh sẽ giúp trẻ biết suy nghĩ và có sự tưởng tượng sáng tạo trong giờ học.
Với những nội dung giáo dục trên, tuỳ theo từng độ tuổi mà chúng ta có
những cách thức tổ chức hoạt động riêng. Có thể nói rằng, cách thức tổ chức được
xem là các thủ thuật, các bước cụ thể của từng tiết học. Để tổ chức một giờ học xếp
dán đạt hiệu quả, mỗi giáo viên cần cần thực hiện tốt việc chuẩn bị cho giờ học và
việc tiến hành tổ chức giờ học đó.
Đến 5- 6 tuổi, trong giừo học việc tri giác và phân tích các đối tượng chiếm
một vị trí vơ cùng quan trọng. Nếu trong các nhóm tuổi trước cơ giáo phát huy tính
tích cực của trẻ bằng những câu hỏi thì đến 5- 6 tuổi cô giáo cần phải tạo điều kiện
cho trẻ thể hiện được tính độc lập cao hơn. Cơ giáo có thể đưa ra cho trẻ dàn ý để
trẻ phân tích đối tượng và hỏi trẻ xem khi quan sát đối tượng cần phải nói những gì
về nó. Trong những trường hợp trẻ gặp khó khăn trong q trình quan sát, cơ giáo
cần giúp trẻ phân tích để tìm ra những chi tiết của đối tượng bị bỏ sót. Khi cùng trẻ
xem xét những tác phẩm nghệ thuật trang trí- ứng dụng, cơ giáo nên tích cực sử
dụng phương pháp dùng lời nói để giúp trẻ thấy được vẻ đẹp của sự phối màu, thấy


25
sự hài hồ của các hình dạng và tính biểu cảm của sự sắp xếp bố cục. Ở nhóm tuổi
này, cô giáo chỉ sử dụng vật mẫu trong một số trường hợp riêng biệt, ví dụ như cơ
giáo có thể đưa ra những vật mẫu thể hiện các loại bình hoa, lưu ý cho trẻ thấy được
dạng đối xứng của chúng (nửa này của chiếc bình rất giống với nửa kia của nó).
Khi làm việc với trẻ 5- 6 tuổi, cô giáo cần phải thường xuyên đặt ra cho trẻ
những câu hỏi không chỉ về việc phải cắt- xé dán như thế nào mà cả việc phải làm
thế nào để tạo ra được một bức tranh cắt- xé dán đẹp? (tìm bố cục tốt, thể hiện hoạ

tiết khơng phức tạp, thay đổi vị trí của các hoạ tiết, chọn những loại giấy thích
hợp…). Trong giờ học, khi sử dụng những phương pháp dùng lời nói, ngồi những
câu hỏi, lời chỉ dẫn, nhắc nhở… cơ giáo cịn có thể sử dụng những lời khuyên nhằm
phát triển tính tích cực sáng tạo của trẻ. Ví dụ như để hồn thành bức tranh cắt- xé
dán trang trí cơ giáo cần khun trẻ đầu tiên phải biết lựa chọn màu giấy thích hợp
nhất, suy nghĩ xem nên trang trí tác phẩm bằng những hoạ tiết nào, cắt- xé xhúng và
sắp xếp chúng như thế nào để có được một bức tranh đẹp? Với trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi, cơ giáo giúp đỡ trẻ ít hơn các nhóm tuổi trước, chỉ nên kích thích những khả
năng sáng tạo cá nhân, phát triển tính độc lập của trẻ nhiều hơn. Khi trẻ gặp khó
khăn cơ giáo không nên vội vàng gợi ý ngay mà nên gián tiếp dẫn dắt trẻ tới những
giải pháp đúng đắn, chỉ khi nào thật cần thiết cô giáo hãy nên gợi ý cho trẻ về cách
làm.
Khi xem xét và đánh giá các tác phẩm, cơ giáo cũng cần phân tích các tranh
cắt- xé dán với sự tham gia tích cực của trẻ, đồng thời cũng phải lưu ý tới tính biểu
cảm của các tác phẩm cũng như những đặc điểm tạo hình của bức tranh. Hơn nữa,
trong khi xem xét, đánh giá tác phẩm, cô giáo cần hướng dẫn trẻ biết đánh giá có sự
phê phán tranh của mình cũng như tranh của bạn khác. Ví dụ như cơ giáo có thể yêu
cầu trẻ tự nhận xét về bài của mình cũng như bài của bạn: "Con hãy nói cho các bạn
biết về bức tranh của con? Vì sao con lại thể hiện bức tranh của con như thế này?”;
"Con thấy thích nhất là bài của bạn nào? Vì sao con lại thích bài đó? Con thấy bạn
thể hiện bức tranh như thế nào?”…
Như vậy, để tổ chức một giờ hoạt động cắt, xé, xếp, dán chúng ta có thể sử
dụng nhiều các cách thức cũng như các thủ thuật khác nhau tuỳ theo từng độ tuổi và
tuỳ theo từng tính chất của mỗi giờ hoạt động. Sự thành công của giờ học phụ thuộc
rất nhiều vào việc các giáo viên sử dụng những phương pháp, biện pháp, thủ thuật


×