Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Khóa luận tốt nghiệp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.82 KB, 128 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

-------------------------------

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ TÁC PHẨM TRỮ
TÌNH CHO HỌC SINH LỚP 4

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Giáo dục Tiểu học

Phú Thọ, năm 2016


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
-------------------------------

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ TÁC PHẨM
TRỮ TÌNH CHO HỌC SINH LỚP 4

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Giáo dục Tiểu học



Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Huy

Phú Thọ, năm 2016


3

LỜI CẢM ƠN
Chúng tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc tới
TS. Nguyễn Xuân Huy - người thầy đã tận tình hướng dẫn chúng tơi hồn
thành cơng trình nghiên cứu đầu tay này.
Chúng tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Hùng
Vương, ban lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và
Mầm non đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cơ giáo cùng tồn thể
các em học sinh Trường Tiểu học Phong Châu, Thị xã Phú Thọ đã tạo điều
kiện giúp đỡ chúng tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn những người thân, cảm ơn các bạn sinh viên lớp K10 –
ĐHSP Tiểu học đã luôn động viên, cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh làm khoa học
cho chúng tôi trong suốt chặng đường thực hiện công trình này.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q thầy cơ cùng tồn thể các bạn ln
mạnh khỏe, hạnh phúc, hồn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao và luôn
thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Mai Hương



4

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các cụm từ viết tắt............................................................................v
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….........1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn………………………………………...........4
3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………...……...4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………....................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………...…..5
6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...…5
Chương 1:
Cơ sở khoa học của cảm thụ tác phẩm trữ tình trong nhà trường
1.1. Cơ sở lí luận của cảm thụ tác phẩm trữ tình………………………...…....8
1.1.1. Khái quát về tác phẩm trữ tình…………………………...………..........8
1.1.2. Cảm thụ tác phẩm trữ tình trong dạy học Tiếng Việt……...………… 32
1.2. Cơ sở thực tiễn của cảm thụ tác phẩm trữ tình………………………….35
1.2.1. Vai trị, vị trí của việc dạy - học cảm thụ tác phẩm trữ tình ở Tiểu
học……………………………………………………………………... ........35
1.2.2. Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ TPTT cho học sinh Tiểu
học………………………………………….………………………….. ........38
Kết luận chương 1…………………………………………………………..41
Chương 2:
Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình
cho học sinh lớp 4

2.1. Khái quát về trường Tiểu học Phong Châu……………………………...42
2.1.1.Giới thiệu về nhà trường…………………………………………….....42
2.1.2. Khái quát về hoạt động dạy – học……………………………………..43


5

2.1.3. Tình hình dạy học cảm thụ TPTT ở trường Tiểu học Phong Châu…...46
2.1.4. Đánh giá chung về hoạt động dạy – học cảm thụ TPTT ở lớp 4……...48
2.2. Giới thiệu các tác phẩm trữ tình trong chương trình Tiếng Việt lớp 4….53
2.3. Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp
4 trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học…………………………………. ......56
2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp……………………………………………….57
2.3.2. Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ………..……………………………….60
2.3.3. Bồi dưỡng hứng thú học tập…………………………………………. .63
2.3.4. Bồi dưỡng vốn sống…………………………………………………...64
2.3.5. Tăng cường năng lực quan sát và thể hiện…………………………... .65
2.3.6. Đa dạng hóa hoạt động cảm thụ tác phẩm trữ tình theo chủ đề và dạy
học liên mơn………………………………………………………………... .67
2.3.7. Tổ chức đàm thoại gợi mở nhằm nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm
trữ tình………………………………………………………………………..68
2.3.8. Xây dựng phiếu học tập và hệ thống bài tập tương tác nhằm nâng cao
năng lực cảm thụ TPTT cho học sinh lớp 4……………………………….....72
Kết luận chương 2…………...……………………………………………...74
Chương 3:
Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm………………………………………………… ..75
3.2. Đối tượng thực nghiệm……………………………………………….....75
3.3. Nội dung thực nghiệm……………………………………………....... ...76
3.3.1. Phạm vi và thời gian thực nghiệm………………………………….. ...76

3.3.2. Kế hoạch thực nghiệm…………………………………………….... ...76
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm……………………………………………... ...77
3.4. Kết quả thực nghiệm………………………………………………….. ..78
3.4.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá…………………………………………. ...78
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm…………………………………….... ...78
Kết luân chương 3…………………………………………………………..82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………......83


6

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................86
PHỤ LỤC


7

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

TPTT

Tác phẩm trữ tình


2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

TV

Tiếng Việt

5

HĐGD

Hoạt động giáo dục


8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử nhân loại, giáo dục không ngừng phát triển và là động lực
để phát triển kinh tế, xã hội. Ở mọi thời đại, giáo dục đã phục vụ đắc lực cho
xã hội, kịp thời điều chỉnh quy mơ, thích ứng nhanh với những yêu cầu của
biến đổi nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của kinh tế cùng
với khoa học kĩ thuật hiện đại cũng tác động trở lại để phát triển giáo dục. Đất
nước đi vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi nguồn nhân lực trí tuệ cao,
đồng thời q trình hội nhập khu vực và quốc tế với xu thế tồn cầu hóa đang
là một thách thức với nước ta. Một mặt nó tạo ra cơ hội cho giáo dục phát
triển do nhu cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ ngày càng tăng. Mặt khác, kinh
tế đòi hỏi giáo dục đáp ứng nhu cầu trước mắt và đón đầu định hướng đúng
cho tương lai. Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo dục tiểu học có một vị
trí đặc biệt quan trọng. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của
hệ thống giáo dục quốc dân, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và
bền vững cho trẻ để trẻ tiếp tục học lên các bậc học tiếp theo. Mục tiêu của
Giáo dục tiểu học hiện nay là hình thành cho học sinh những tư tưởng, tình
cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản mang tính đúng đắn và lâu dài. Ở tiểu
học việc bồi dưỡng học sinh là trách nhiệm của giáo viên và nhà trường.
1.1. Trong hệ thống các môn học ở tiểu học thì mơn Tiếng Việt là mơn
học rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học các môn học khác.
Môn Tiếng Việt được chia thành rất nhiều phân mơn, mỗi phân mơn đảm
nhiệm vai trị hình thành và rèn rèn luyện cho học sinh các kiến thức, kĩ năng
cơ bản để học tập tốt môn Tiếng Việt. Trong đó phần cảm thụ văn học được
tích hợp lồng ghép trong hầu hết tất cả các phân môn nhưng tập trung chủ yếu
nhất là trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn ở tiểu học. Cảm thụ văn học
nói chung và cảm thụ tác phẩm trữ tình nói riêng nhằm phát triển tư duy cho
học sinh, giúp các em thể hiện được một cách tổng hợp nhất những kiến thức,
kĩ năng học tập được trong quá trình học Tiếng Việt.


9


Khi cảm thụ tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh
về mặt nhận thức mà còn đem đến những rung động sâu sắc trong tình cảm.
Xuất phát từ những điều tự nhiên ấy sẽ xây dựng những ước mơ tốt đẹp, khơi
dậy năng lực hành động cũng như bồi dưỡng, làm phong phú thêm cho đời
sống tâm hồn con người.
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học nói chung và năng lực cảm thụ tác
phẩm trữ tình nói riêng nhằm hướng tới khả năng “ khám phá nghệ thuật”
trong tác phẩm văn học. Đó chính là việc hướng dẫn học sinh từng bước nhận
dạng, làm quen, hiểu biết và sáng tạo được các sản phẩm thẩm mĩ…Với các
tác phẩm trữ tình nói riêng, bồi dưỡng năng lực cảm thụ chính là việc giúp
các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác
phẩm, xác định đúng nội dung của tác phẩm, hình thành một số kĩ năng sơ
giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó
giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm cũng như trong cuộc
sống, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh ngay từ những
bậc học đầu tiên.
1.2. Vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học nói chung và
tác phẩm trữ tình nói riêng cho học sinh lớp 4 ở tiểu học là một vấn đề tương
đối phức tạp dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi này. Với
học sinh tiểu học, tư duy trực quan hình tượng phát triển hơn so với tư duy từ
ngữ logic nên việc tiếp nhận cảm thụ văn học cũng khá khó khăn. Học sinh
lớp 4 là lứa tuổi hình thành gần như đầy đủ nhất các kĩ năng chủ yếu phục vụ
cho việc học tập môn Tiếng Việt. Lúc này, hoạt động cảm thụ văn học được
đưa ra một cách trực tiếp và hình thành những yêu cầu cao hơn ở học sinh.
Nếu như ở các lớp dưới hoạt động cảm thụ chủ yếu được lồng ghép trong các
phân mơn của mơn Tiếng Việt nhằm hình thành cho học sinh những kĩ năng
cơ bản nhất về cảm thụ thì ở lớp 4, học sinh làm quen dần với những yêu cầu
cảm thụ ở mức độ cao, sâu hơn. Đồng thời, việc giảng dạy hoạt động cảm thụ
cho học sinh lớp 4 cũng khá phức tạp. Giáo viên vừa phải giúp học sinh làm

quen với những yêu cầu mới phức tạp hơn vừa phải hướng học sinh tới cách


10

tự biểu hiện cảm nhận của mình thơng qua một văn bản hoàn chỉnh và thống
nhất về cả cấu trúc lẫn nội dung.
Khả năng cảm thụ của học sinh còn hạn chế, cách giảng dạy của giáo
viên đơi khi cịn ở dạng tĩnh, chưa tích cực hóa được các hoạt động cũng như
năng lực cảm thụ của học sinh. Chính vì vậy, học sinh khơng thể dễ dàng
nhận biết và hiểu được những nội dung cốt lõi, những dấu hiệu mang tính
nghệ thuật của văn bản, chưa thấy hết được cái hay cái đẹp ở nội dung cũng
như cái đặc sắc trong hình thức thể hiện tác phẩm.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi dựa trên những lí do cơ bản như sau:
- Thứ nhất, việc dạy học cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ tác
phẩm trữ tình nói riêng ở tiểu học hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả và đáp
ứng yêu cầu đặt ra của xã hội.
- Thứ hai, xuất phát từ chính những nhu cầu của người học, những nhu
cầu hết sức thiết yếu là được bày tỏ tình cảm, cảm xúc, được thể hiện…Vì
vậy, việc đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ TPTT cho
học sinh giúp bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn cho học sinh.
- Thứ ba, trên cơ sở những nhu cầu của người giáo viên tiểu học muốn
được đổi mới, muốn thay đổi cách thức tổ chức lên lớp mà việc đưa ra các
hướng mới trong dạy học cảm thụ TPTT là hết sức cần thiết. Áp dụng những
biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ TPTT, GV khơng chỉ tìm ra những cách
dạy mới mà cịn giúp GV có thể khẳng định vị trí và năng lực của mình.
1.3. Chính vì vậy, tơi cho rằng việc nghiên cứu để tìm ra những biện
pháp hữu hiệu nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học
sinh lớp 4 nói riêng và cho học sinh tiểu học nói chung là việc làm thiết thực
và góp phần đổi mới phương pháp dạy học cũng như cách thức đánh giá môn

Tiếng Việt ở tiểu học . Là một giáo viên tiểu học trong tương lai, tôi lựa chọn
đề tài nghiên cứu:
“ Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4”
Việc nghiên cứu đề tài góp phần giúp bản thân có được khái niệm cũng
như được thực hành trực tiếp để có khả năng trình bày một văn bản khoa học.


11

Thơng qua đó, góp phần hình thành và bồi dưỡng các kĩ năng dạy học, xây
dựng cách thức tổ chức hoạt động trên lớp một cách khoa học và phù hợp.
Đồng thời, giúp tích cực hóa hoạt động giảng dạy kết hợp học tập của giáo
viên và học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong nhà
trường tiểu học, là cơ sở vững chắc cho học sinh học tập ở các bậc học cao
hơn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài đem lại những ý nghĩa khoa học cũng như thực
tiễn quan trọng và thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn
Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học.
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về cảm thụ văn học, cảm thụ tác
phẩm trữ tình, đặc thù hoạt động cảm thụ văn học ở tiểu học từ đó bồi dưỡng
năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh
tiểu học nói chung.
- Tiếp thu những thành tựu của dạy học hiện đại, đề xuất các biện pháp
bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh tiểu học.
- Điều tra, khảo sát, thực nghiệm làm sáng tỏ thực trạng bồi dưỡng
năng lực cảm thụ tác phẩm văn học trong nhà trường tiểu học để đưa ra những
đánh giá và hướng điều chỉnh phù hợp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những cơ sở lí luận và

thực tiễn về tác phẩm trữ tình, hoạt động cảm thụ văn học đặc thù ở học sinh
tiểu học và thực tế việc giảng dạy cảm thụ văn học trong nhà trường tiểu học
hiện nay. Từ đó, đưa ra và tổ chức thực hiện một số các biện pháp bồi dưỡng
năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh thơng qua việc giảng dạy các
đoạn trích và tác phẩm trữ tình trong chương trình SGK lớp 4.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu bồi dưỡng và phát huy năng lực cảm thụ tác
phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là xác định
những cơ sở lí luận và thực tiễn về tác phẩm trữ tình, thực trạng dạy học cảm


12

thụ tác phẩm trữ tình ở tiểu học từ đó đề xuất, hướng dẫn tổ chức các biện
pháp bồi dưỡng hiệu quả dựa trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận
thức theo hướng tiếp cận năng lực của người học. Từ đó nhằm hình thành
năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh tiểu học. Vì vậy, tơi nghiên
cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học một cách khái quát về tác phẩm trữ tình
và đặc điểm năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình đặc thù ở học sinh tiểu học.
- Tổ chức các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình
cho học sinh lớp 4.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá một cách tổng thể và trực
tiếp những kết quả nghiên cứu của đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp bồi dưỡng năng lực
cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh khối lớp 4, Trường Tiểu học Phong
Châu, phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này tôi quan tâm đến việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng
năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh Tiểu học thơng qua việc tìm
hiểu và giảng dạy các tác phẩm trữ tình trong chương trình SGK Tiếng Việt
lớp 4.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Là nhóm các phương pháp thu thập thơng tin khoa học trên cơ sở
nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút
ra các kết luận khoa học cần thiết. Nhóm này bao gồm các phương pháp:
Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết; phương pháp phân loại và hệ
thống hóa lí thuyết.
Trong đề tài này chúng tơi chú trọng sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp lí thuyết, nghiên cứu các văn bản, tài liệu lí luận khác nhau về một


13

chủ đề bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu
chúng một cách toàn diện nhằm phát hiện những xu hướng, những trường
phái nghiên cứu của từng tác giả. Từ đó lựa chọn những thơng tin quan trọng,
sắp xếp các tài liệu, thơng tin lí thuyết đã thu thập để tạo thành một hệ thống
lí thuyết đầy đủ, sâu sắc phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu các cơ sở khoa học trong các tài liệu về vấn đề tác phẩm
trữ tình và đặc điểm năng lực cảm thụ văn học đặc thù ở học sinh tiểu học,
các biện pháp, phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình
cho học sinh tiểu học thông qua các tác phẩm trong chương trình SGK Tiếng
Việt lớp 4.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
Cơ sở của phương pháp nghiên cứu thi pháp là xem xét tác phẩm như
một chỉnh thể của thế giới nghệ thuật mang tính quan niệm. Từ đó thấy được

các nguyên tắc nhìn thế giới mới mẻ được tác giả lồng hóa vào hình thức sử
dụng. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học giúp cho học sinh tiểu học nhìn
nhận, đánh giá các tác phẩm trữ tình ở chiều sâu và có tính hệ thống.
6.3. Phương pháp thống kê
Thống kê số lượng tác phẩm và đoạn trích trong chương trình SGK
Tiếng Việt lớp 4 để phân loại nội dung, thể loại văn học nhằm định hướng
cho học sinh hướng cảm thụ tác phẩm trữ tình một cách hiệu quả.
6.4. Phương pháp điều tra
Là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhất
định nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc
điểm về định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm là phương pháp đặc thù trong các
hoạt động sư phạm. Phương pháp này cho phép tác động lên đối tượng nghiên
cứu một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào q trình diễn biến tự nhiên,
để hướng quá trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn. Sử dụng phương
pháp này nhằm thu nhận thơng tin về đặc điểm cũng như q trình dạy học


14

cảm thụ văn học trong nhà trường tiểu học. Từ đó đề xuất các giải pháp và
kiểm tra tính khả thi của giải pháp trên đối tượng thực nghiệm để có những
đánh giá chính xác và hướng điều chỉnh phù hợp.
6.5. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp nghiên cứu khoa học trong đó người nghiên cứu nhờ
sự giúp đỡ trí tuệ của đội ngũ những người có trình độ cao, am hiểu sâu về
lĩnh vực mà nhiều người nghiên cứu quan tâm, xin ý kiến đánh giá, nhận xét
của họ về vấn đề nghiên cứu hoặc định hướng cho người nghiên cứu.
Đây là phương pháp đỡ tốn thời gian và sức lực nhất. Tuy nhiên kết

quả nghiên cứu chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của các chuyên gia.
Ở đề tài này, chúng tôi tham khảo và nhờ sự giúp đỡ từ phía các thầy cơ
giáo có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm đồng thời xin ý kiến đánh giá, nhận
xét từ phía các chuyên gia nghiên cứu khoa học đầu ngành.


15

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CẢM THỤ TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
TRONG NHÀ TRƯỜNG
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Trong dòng chảy xuyên suốt của văn học các tác phẩm văn học ra đời
dựa trên nền tảng những biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Tác
phẩm trữ tình được phân biệt cùng với tác phẩm tự sự tạo nên sự đa dạng,
phong phú cho tác phẩm văn học.
Xuất phát từ cách thể hiện tình cảm, cảm xúc ít nhiều trong tác phẩm,
cách tổ chức câu từ của ngôn từ nghệ thuật tạo nên một chỉnh thể là một tác
phẩm hoàn chỉnh mà tác phẩm trữ tình ra đời như một bức tranh đầy đủ nói
lên những cảm xúc của con người một cách sâu sắc và nhiều góc cạnh. Tác
phẩm được hiểu là cơng trình do nhà văn hoá, nghệ thuật hoặc khoa học sáng
tạo ra, cịn trữ tình là tính từ chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nhân vật có cách
biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người kể cả bản
thân người nghệ sĩ trước cuộc sống.
Nói tóm lại tác phẩm trữ tình bao gồm những tác phẩm thể hiện ý nghĩa
tư tưởng tình cảm của tác giả theo cách riêng biệt cách bộc lộ tình cảm, cảm
xúc một cách trực tiếp của tác giả chính là cơ sở để xây dựng, nội dung của
tác phẩm.
1.1.1. Khái quát về tác phẩm trữ tình

1.1.1.1. Thế giới quan và sự cụ thể hóa hết sức phổ biến trong tác phẩm
trữ tình
Trong tác phẩm trữ tình yếu tố nội dung được bộc lộ thơng qua những
tư tưởng, tình cảm những xúc cảm chân thành từ bản thân tác giả nếu như ở
tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhân
vật có đường đi và số phận của chúng bằng những đối thoại và độc thoại khác
giả kịch thể hiện tính cách và hành động của con người qua những mâu thuẫn
xung đột thì ở tác phẩm trữ tình có khác, thế giới chủ quan của con người,


16

cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩa được trình bày trực tiếp là nội dung chủ yếu. Thế
giới chủ quan bao trùm lên tồn bộ tác phẩm trữ tình tuy nhiên bên cạnh thế
giới chủ quan ấy cịn có sự gắn kết, ăn nhịp của yếu tố khách quan. Vì những
cảm xúc, tâm tư, tõm trạng tình cảm nhiều khi khơng xuất phát tự trong lịng
mà nó được khởi điểm gợi mở từ những yếu tố khách quan. Sự gắn kết ăn
nhịp ấy đã tạo cho tác phẩm trữ tình sự đa dạng về nội dung. Người đọc có
thể thơng qua những ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm để nắm bắt cảm xúc
tình cảm của tác giả. Tuy nhiên cũng thơng qua đó ta thấy những sự vật, chi
tiết hiện thực đời sống khách quan khéo đan gài trong cảm xúc, tâm trạng của
tác giả trữ tình.
“Cái tơi trữ tình” của tác giả - yếu tố đầu tiên và cơ bản làm nên nội
dung tác phẩm trữ tình.
Biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tưởng của con người là cách
phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình. Tác phẩm trữ tình ra đời dựa trên
cảm nhận chủ quan của tác giả nghệ thuật hay còn gọi là "Cái tơi trữ tình".
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những cách nhìn nhận, đánh giá thống
nhất về ý nghĩa, giá trị của cái tơi trữ tình, đối với một tác phẩm trữ tình. Các
trường hợp đề cập đến vấn đề này thì lại đưa ra những cách hiểu khác nhau

cái tôi ở đây được xem xét trên cơ sở thơ trữ tình là chủ yếu vì thơ trữ tình là
thể loại thể hiện đầy đủ và rõ nét nhất những đặc điểm và đặc trưng của một
tác phẩm trữ tình. Nó là thể loại phù hợp để diễn đạt tình cảm, cảm xúc.
"Bắt đầu từ các nhà mỹ học thế kỷ XVIII-XIX như Hegel, thơ trữ tình
được xem như là sự biểu hiện của chủ thể và cảm thụ của chủ thể. Ơng nói
"Cần phải khẳng định một chủ thể cụ thể nhà thơ, như là điểm tập trung và
nội dung đích thực của nhà thơ trữ tình ở thơ trữ tình cá nhân là trung tâm
trong quan niệm và tình cảm nội tại của nó. Cơ sở tư liệu để Hegel xây dựng
quan niệm của ông là thơ ca lãng mạn đương thời, ơng viết "Nội dung đích
thực của chủ nghĩa lãng mạng là đời sống nội tâm tuyệt đối, cịn hình thức của
nó là tính chủ quan tinh thần như là sự lý giải về sự tự hoạt động và tự do, từ
tinh thần đó ơng hiểu nội dung của tác phẩm trữ tình là tồn bộ cái chủ quan


17

thế giới nội tâm, tâm hồn đang tư duy và đang cảm thấy một tân hồn chưa
chuyển sang hành động mà vẫn giữ nguyên tính chất của cuộc sống bên trong.
Tuy nhiên, theo Hegel khái niệm cái chủ quan ở đây thuộc về ý niệm tuyệt
đối. Việc ông xem xét cái chủ quan cá nhân phụ thuộc vào những quan niệm
cá nhân của bản thân ông sự tuyệt đối. Việc ông xem xét cái chủ quan cá nhân
phụ thuộc vào những quan niệm cá nhân của bản thân ông. Sự tuyệt đối hoá
trong ý thức, quan niệm về con người cá nhân trong tác phẩm trữ tình một
phần đã khiến cho cái tơi cá nhân vẫn chưa có ý nghĩa đáng kể, cái tôi ở đây
vẫn được xem xét một cách riêng biệt. Mỗi người có cách nhìn nhận và đánh
giá cái tôi khác nhau nên chưa khái quát và thống nhất được cách đánh giá
chung nhất về cái tôi cá nhân hay nói cách khác là thế giới chủ quan trong tác
phẩm trữ tình "Các nhà lý luận văn học Liên Xô như L.I. Timôphêép,
G.NPôxpêlốp xác định nội dung trữ tình là tính cách xã hội được biểu hiện
qua nhân vật trữ tình. Trong tương quan đó, cái tơi trữ tình lại được thu hẹp,

chỉ như một loại trữ tình đặc biệt, khi tác giả trực tiếp miêu tả, biểu hiện yếu
tố tâm trạng, tiểu sử của chính mình. Như vậy cái tơi trữ tình khơng được xem
xét như một yếu tố phổ quát của thơ trữ tình và nhân vật trữ tình nói chung
cách hiểu này đã để lại dấu ấn đánh giá thấp ý nghĩa của cái tôi cá nhân và đề
cao cái ta như một sự đối lập với cái tôi cá nhân. Cái tôi cá nhân, cái nhìn bao
giờ cũng được hiểu như một cái gì nhỏ hẹp, hạn chế, khép kín, ít ý nghĩa. Có
những cách hiểu phiến diện hay tuyệt đối hố vai trị của thế giới chủ quan
(cái tơi cá nhân) trong nội hàm tác phẩm trữ tình đã phần nào làm hạn chế đi
sự đa dạng trong nội dung cũng như những phương diện tình cảm được tác
giả gửi gắm trong mỗi tác phẩm.
Thế giới chủ quan là yếu tố đầu tiên và cơ bản để hình thành nên nội
dung tác phẩm vậy nên về cái chủ quan, cái cá nhân luôn luôn phải được xem
xét một cách khách quan. Xưa nay, có nhiều quan điểm phân trần rõ nét giữa
cái "tôi" với "cái ta", cái tôi ở đây được xem là cái cá nhân cảm xúc chủ quan,
nhỏ hẹp còn "cái ta" được nhìn nhận như là một cái chung phổ quát lớn lao,
cao cả bao trùm, thống nhất và khái qt hố nhiều cái tơi. Từ điển tâm lý học


18

(M, 1983) do A N Leonchiep chủ biờn đã xác định: Cái tôi là kết quả của việc
con người tách mình ra khỏi mơi trường xung quanh, cho phép con người cảm
thấy mình như một chủ thể. Cái tơi là quan niệm của chủ thể về mình hình
thành trong hoạt động và giao tiếp, mang các đặc điểm như chỉnh thể, thống
nhất, có khả năng tự đánh giá, tự quan sát, tự điều chỉnh, bao gồm nhiều
phương diện có mâu thuẫn nhưng thống nhất. Trong tác phẩm trữ tình, nội
dung được hiện hữu thông qua sự rung động của cái tôi cá nhân, cái tôi ấy
mang những số phận, những cá tính riêng tư khác nhau. Tuy nhiên, nếu như
trong thơ ca một thời có sự phân biệt rạch rịi giữa "cái ta", "cái tôi", nằm
trong mối quan hệ hữu cơ với nhau , mọi cái ta đều hoạt động bằng cái tôi và

mọi cái tôi đều kết tinh bởi cái ta có lẽ, cái tơi và cái ta chưa bao giờ tách rời
nhau, nó ln thống nhất với nhau trong từng tác phẩm cụ thể "Thơ Đỗ Phủ
đâu chỉ nói về mình mà cịn nói cả số phận nhân dân thời ly loạn. Trong Con
quỷ của Lécmôntốp. Chiếc thuyền say của Rimbaud, Tấm lá rụng của
Verlaine, thơ trữ tình của Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... đâu chỉ
có cái tơi tiểu sử nhỏ hẹp mà nó bao trùm trong đó nỗi niềm, tâm sự của một
lớp người có chung hoàn cảnh, chung cảm xúc, chung những ao ước, khát
vọng... Xuân Quỳnh đã khéo gắn kết "cái ta" với "cái tôi" một cách tinh tế
vừa cho lời thơ ăn nhịp với dòng cảm xúc chung vừa tạo nên nét cá tính riêng
trong từng tác phẩm:
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ "
(Sóng)
Những câu thơ đúc kết những cảm xúc những khao khát chân thành của
nhà thơ khao khát mong ước về tình u đã hồ vào dịng chảy chung trong
cảm xúc của đơi lứa. Ai đó khi u cũng mong ước mình có một tình u trọn
vẹn, ai chưa u cũng khao khát mình có một tình u nhưng không phải bất
cứ ai cũng biết khát khao được sống trong tình u tuyệt diệu ấy. Đó chính là


19

nét cá tính, cái tơi riêng đúc kết trong cái ta chung tạo nên những cảm xúc
không hề xa lạ nhưng lại rất mới mẻ.
Thế giới chủ quan của nhà thơ, nhà văn có tác động về cùng quan trọng
đến sự phát triển của văn học nói chung cũng như các tác phẩm trữ tình nói
riêng. Mỗi tác phẩm trữ tình có thể bao hàm nội dung nhiều mặt như triết lý,
trí tuệ, có thể thiên về trữ tình cơng dân, trữ tình chính trị có thể nghiêng về

miêu tả thiên nhiên hố có thể miêu tả thể hiện thực hay miêu tả cái gì đi nữa
nó cũng chỉ bao quanh những giới hạn phong phú của cái tôi nhiều mặt, sự đa
diện lập thể của cuộc đời. Thế giới chủ quan trong tác phẩm trữ tình đóng vai
trị chủ đạo làm nên nội dung tác phẩm một cách sâu sắc, tồn vẹn. Vì vậy,
việc ý thức đúng đắn về cái tôi cá nhân (thế giới chủ quan cá nhân) và phát
triển cái tơi đó chính là những tiền đề nền tảng và thực tế cho sự phát triển các
tác phẩm trữ tình.
Thế giới khách quan - yếu tố tiền đề cho sự hình thành nội dung tác
phẩm trữ tình
Dấu hiệu chung để nhận biết tác phẩm trữ tình đó chính là sự biểu hiện
trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Tuy nhiên trong tác phẩm trữ tình,
ta khơng thể xem nhẹ vai trị của yếu tố khách quan. Khách quan được hiểu là
cái tồn tại bên ngoài khơng phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người trong
quan hệ đối lập với chủ quan, thế giới bên ngồi, cái khách quan ln chi phối
những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người.
Thế giới khách quan bao gồm toàn bộ đời sống tự nhiên và xã hội xoay
quanh con người. Trong tác phẩm trữ tình, yếu tố khách quan nhiều khi không
được trực tiếp diễn đạt trong câu chữ nhưng lại là điểm tựa cho những cảm
xúc cá nhân của con người là mảnh đất phì nhiêu màu mỡ để cảm xúc chủ
quan của tác giả nảy nở và phát triển đúc kết lại trong từng tác phẩm thuộc thể
loại trữ tình.
Nếu như ở những tác phẩm thuộc thể loại tự sự, thế giới khách quan
luôn hiệu hữu để dẫn lối cho những cảm xúc của tác giả men theo những cảnh
vật, sự vật sự việc thì ở những tác phẩm thể loại trữ tình, cảm xúc lạ là yếu tố


20

chủ đạo bên cạnh nền tảng là thế giới khách quan. Những sự vật, chi tiết, hiện
thực đời sống khách quan, những chi tiết chân thực, sống động được phát hiện

từ cuộc sống đã khơi dậy những tình cảm, cảm xúc mới mẻ tạo nên sự đa
dạng, phong phú nhiều góc cạnh trong tình cảm của con người.
Đọc " Sơng lấp " của Trần Tế Xương
"Sông kia rày đã lên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đị"
Thoạt đầu, khi đọc những câu đầu tiên của bài thơ ta thấy xuất hiện một
khung cảnh bến sông đã xa vắng. Nhiều người cho rằng đó chỉ là những câu
văn xi có nội dung thơng tin, thơng báo rằng con sông kia giờ đã bị người
ta lấp đi, hoặc do năm tháng phù sa bồi đắp sự vận chuyển bồi tụ hay đổi thay
ấy cho thấy sự đổi khác về địa hình nơi con sơng. Những nơi cao thì dân đến
làm nhà sinh sống, những nơi thấp thì đã được khai hố thành những bãi trồng
ngơ, trồng khoai phục vụ cho đời sống và sinh hoạt. "Vẳng nghe tiếng ếch bên
tai", đó là tiếng ếch kêu trong đêm khuya khoắt, phải lắng tai nghe phải thật
chú ý mới thấy được những âm thanh quen thuộc nơi đồng bãi quê hương.
Tiếng ếch kêu như trầm như bổng, như gần như xa mở ra một không gian tĩnh
lặng bao trùm những tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng. Những hình ảnh của
thế giới khách quan là đồng bãi là những mô đất cao ven sông nay đã san sát
nhà cửa rồi những âm thanh tự nhiên "tiếng ếch kêu" đã là tiền đề khơi gợi
cảm xúc nơi nhà văn. Hồn cốt của bài thơ là đây "giật mình lại tưởng tiếng ai
gọi đị". Con sơng kia với tiếng gọi đị đã chìm vào quá khứ như vậy mà giờ
đây nó đã trỗi dậy trong tâm tưởng nhà thơ, đánh thức những trái tim, khua
lên những hồi cố ngọt ngào thế nên mới phải "giật mình" thiên nhiên, thời
gian và cả con người đã góp phần làm thay đổi cảnh vật, thay đổi cả khơng
gian văn hố hữu hình và phi vật thể như một hiện hữu khơng sao nớu giữ
được. Chính điều đó đã tạo nên niềm tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả trước
những thăng trầm biến đổi của lịch sử. Xem xét những sự vật, hiện tượng hình



21

ảnh của thế giới khách quan từ đó xuất phát điểm những cảm xúc mới mẻ, sâu
sắc, bài thơ "Hạt gạo làng ta” ra đời năm 1969 khi Trần Đăng Khoa là một
cậu bé 11 tuổi. Xuất phát từ các sự vật, hiện tượng chi tiết hiện thực của đời
sống khách quan mà Trần Đăng Khoa đã có những suy nghĩ chín chắn, chững
chạc trong cách nhìn về cuộc sống lao động, giá trị lao động và những sản
phẩm chân chính từ lao động, để từ đó thêm u q hương đất nước con
người, yêu cuộc sống lao động. Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ
ý khái quát hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của q hương
đó là hương đơng gió nội, là những bài ca lao động, là lời ru của mẹ rồi là vị
phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Những hình ảnh "hạt gạo", "phù sa"
"hương sen" "hồ nước đầy" "lời mẹ hát", là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc
trong cuộc sống. Thông qua những hình ảnh ấy để từ đó dẫn lối ta đến với
những cảm xúc yêu thương chân thành của nhà thơ. Hạt gạo ấy còn được làm
ra từ những thiên tai "bão tháng bảy", "mưa tháng ba”, rồi năm chiến tranh
khói lửa hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà nó cịn là sản phẩm tinh
thần vơ giá nó chứa đứng sự trân trọng, niềm tự hào sâu sắc.
Trong tác phẩm trữ tình, thế giới khách quan có thể được cho là thế
giới thứ hai - thế giới mà thơng qua cái nhìn chủ quan của tác giả tái hiện lại.
Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm, thế giới khách quan lại chính là điểm tựa
nâng cảm xúc của con ngưòi lên những nấc thang mới hơn. Thế giới khách
quan đóng vai trị quan trọng giúp người đọc nhận thức rõ nét thế giới chủ
quan ẩn hiện trong tác phẩm. Phủ nhận thế giới khách quan chính là phủ nhận
một phần nội dung tác phẩm từ đó có thể khơng đưa ra được cách nhìn nhận
đánh giá, cách hiểu tồn diện về nội dung tác phẩm.
Tác phẩm trữ tình - sự cụ thể hoá những chân lý phổ biến nhất và
sự khái quát nghệ thuật hết sức phổ biến
"Sẽ là sai lầm nếu cho rằng tác phẩm trữ tình chỉ thể hiện những gì
thầm kín, chủ quan, cá nhân, cá biệt, đúng là nhà thơ trữ tình bộc lộ những nỗi

niềm chủ quan, thầm kín nhưng chính vì vậy, suy tư trữ tình có thể cụ thể hố


22

những chân lý phổ biến nhất của tồn tại con người: Sự sống, cái chết, tình
u, lịng chung thuỷ, lý tưởng, ước mơ, tương lai, hạnh phúc.
Tình yêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Những tác phẩm
trữ tình đặc biệt là thơ trữ tình đã góp phần thể hiện một cách đầy đủ nhất, sâu
sắc nhất, nhiều góc cạnh nhất những cung bậc cảm xúc của con người trong
tình yêu. Xuân Quỳnh trực tiếp bộc lộ những tình cảm trong mình một cách
chân thành, sâu lắng.
"...Tơi có một tình u rất sâu
Rất dữ dội nhưng khơng bao giờ yêu được hết,
... Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu một người
Tôi sẽ yêu anh hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm"
Những lời thỳ nhận ngọt ngào mà hết sức chân thành ấy của Xuân
Quỳnh phải chăng cũng là lời thú nhận của bao thế hệ phụ nữ từ Thuý Vân,
Thuý Kiều, Tố Tâm đến cả cô gái trong bài hát "Đợi" cô gái trong bài hát "Sợi
nhớ sợi thương".
"Nghiêng sườn đông mà che mưa anh
Nghiêng sườn tây xoè bóng mát
...Mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh"
Nỗi lời thú nhận xuất phát từ những tâm sự nỗi niềm khác nhau của
những con người trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng nó đã góp phần cụ
thể hố chân lý phổ biến của sự sống con người đó là tình u. Tình u là cái
vơ hình khơng thể cầm, nắm, bắt được. Tuy nhiên, thông qua các mặt biểu
hiện trong tác phẩm trữ tình, tỡnh yêu tương tự như thể những chân lý phổ
biến về sự sống, cái chết, lý tưởng, sự chung thuỷ cũng được cụ thể hoá trong
thơ ca và các tác phẩm trữ tình một cách nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận,

đánh giá sâu sắc, tinh tế của người đọc với một tác phẩm trữ tình.
Khơng bị ràng buộc bởi u cầu tái hiện trọn vẹn một tính cách, số
phận, một hành động như tự sự và kịch, tác phẩm trữ tình có thể đạt được
những khái quát nghệ thuật hết sức phổ biến. Người ta rất có lý khi cho rằng
khái qt trữ tình thường có tầm vóc phổ quát nhất về tồn tại và nhân sinh.


23

Tác phẩm trữ tình ln thể hiện một cách phóng khoáng tự do nhất
những cảm xúc phổ biến của con người. Trong những câu thơ ta thấy được
tính khái quát nghệ thuật phổ biến. Nội dung câu thơ không chỉ bó hẹp trong
hồn cảnh lịch sử sáng tác tác phẩm mà khi nó đã được phổ qt thì câu thơ đi
vào đời sống như những câu tục ngữ, cách ngôn, những lời nói cửa miệng,
những khẩu hiệu hành động. Nếu như trong các tác phẩm tự sự, kịch luôn yêu
cầu phải tái hiện đầy đủ, trọn vẹn một cách số phận nhân vật cụ thể thì người
đọc mới có thể nắm bắt đựơc nội dung tác phẩm thì trong tác phẩm trữ tình
bằng sự phổ qt hố ta có thể thấy được những chân dung nhiều mặt của
cuộc sống chỉ với một lượng "rất kiệm" các câu chữ. Trong "Cảm tưởng đọc
Thiên Gia Thi" chủ tịch Hồ Chí Minh viết.
"Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
"Nhà thơ" ở đây đâu đơn giản là một con người một "nhà thơ" cụ thể
mà nhà thơ ở đây là những "nhà thơ chiến sĩ" trong những buổi chiến tranh ác
liệt, không phân biệt địa vị, giai cấp, đảng phái cứ là thanh niên yêu nước thì
đều ra trận bảo vệ sự bình yên cho nước nhà . Những "nhà thơ" cũng ra trận,
họ chiến đấu trên mặt trận văn hoá tư tưởng vừa cổ vũ nhân dân chiến đấu
trên mặt trận văn hoá tư tưởng vừa cổ vũ nhân dân đấu tranh bằng các bài
hùng ca về non sông, đất nước con người Việt Nam và lấy "lời thơ câu chữ"
làm vũ khí chiến đấu với quân giặc về tư tưởng:

"Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền"
(Trường Trinh)
Lời bác dạy những người cầm bút ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa khơng
chỉ có ý nghĩa lớn lao với giai đoạn lịch sử ở riêng miền Bắc mà nó là tiếng
nói chung, hướng phấn đấu chung của đơng đảo "nhà thơ chiến sĩ" khi đất
nước lâm vào cảnh loạn lạc phải chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giữ lấy cuộc sống
hồ bình, ấm no cho nhân dân. Câu thơ trích từ tác phẩm trữ tình nhưng đã
thành luân lý cho cả một thời đại lịch sử. Điều đó càng khẳng định giá trị to


24

lớn thông qua sự khái quát nghệ thuật hết sức phổ biến trong tác phẩm trữ
tình.
Nội dung tác phẩm trữ tình cịn được thể hiện gắn liền với hình tượng
nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc,
tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình khơng có diện mạo, hành động,
lời nói, quan hệ cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc trong cách cảm, cách nghĩ.
Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lịng người. Đó chính là
nhân vật trữ tình.
1.1.1.2 Nhân vật trữ tình – yếu tố cơ bản và đặc trưng của tác phẩm trữ
tình
Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình
Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân tác giả, đọc tác phẩm
thơ ta như đọc được một bản tự thuật về tâm trạng xuất phát từ việc định
hướng đúng đắn, nhân vật trữ tình trong tác phẩm trữ tình mà ta có thể hiểu
một cách cụ thể sâu sắc hơn về đời sống nội tâm, những kỷ niệm trong cuộc
sống cũng như cá tính sáng tạo thể hiện thông qua tác phẩm nghệ thuật của
các tác giả trữ tình. Xn Diệu thể hiện nét cá tính là cuộc sống hấp tấp, vội

vàng tận hưởng của chính bản thân mình trong "Vội vàng".
"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
...Mau lên chứ vội vàng lên với chứ"
Nhân vật trữ tình ở đây chính là bản thân tác giả với nhịp sống nhịp tận
hưởng cuống quýt, vội vàng. Nhân vật trữ tình trong thơ Xn Quỳnh cũng
thường là chính bản thân nhà thơ. Xuân Quỳnh hoà vào làm một với những
nhân vật như "con" , "mẹ"… để trực tiếp bày tỏ cảm xúc tâm trạng.
"Ngủ yên con, ngủ đẫy giấc nghe con
Lời mẹ ru làm chiến hào che chở
Dẫu con đi đến suốt cuộc đời
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru"
(Lời ru - Xuân Quỳnh)


25

Trong tương quan với nhân vật trữ tình, nhân vật trong thơ trữ tình là
đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, cảm xúc là nguyên nhân trực tiếp
khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả. Nhân vật trong tác phẩm trữ tình được
xuất hiện những nét miêu tả cụ thể dễ hình dung. Ta bắt gặp nhân vật chị Trần
Thị Lý trong "Người con gái Việt Nam" của Tố Hữu:
"Em là ai, cơ gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay khơng có tuổi
Mái tóc em hay là mây là suối
Ánh mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giơng
Thịt da em hay là sắt là đồng…
Những vần thơ hồn hậu xuất phát từ cảm xúc về người anh hùng dân
tộc có tên Trần Thị Lý. Thơng qua sự miêu tả về những nữ anh hùng ta thấy
cả một thời đại hào hùng của dân tộc. Thời đại mà nhân dân đồng lịng, khơng
ngại gian khổ, khơng ngại hi sinh để bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc. Bên

cạnh việc gửi gắm cảm xúc thông qua nhân vật trong thơ trữ tình là chị Trần
Thị Lý ta cịn thấy được bằng sau đó một nhân vật nổi rõ hơn với những cảm
xúc tình cảm từ kinh ngạc, sững sờ đến mến thương, kính phục và tin tưởng
vào chiến thắng. Đó chính là nhân vật trữ tình.
Nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình được phân định dựa
trên cách cấu tứ hình tượng ngơn ngữ và cách đan gài cảm xúc chi phối tác
phẩm của các tác giả nghệ thuật. Nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ
tình nhiều khi khơng được phân định vì nó đã hồ vào làm một để thể hiện
cảm xúc cảm nhận giúp thể hiện một cách tinh thế nhất tâm trạng, tư tưởng,
nội dung mà tác giả trữ tình gửi gắm trong tác phẩm thuộc thể loại trữ tình.
u cầu về tính khách quan, tiêu biểu và chân thực của nhân vật trữ
tình
Tính khách quan, tiêu biểu và chân thực là những yếu tố quan trọng tạo
nên giá trị của nhân vật trữ tình. Bêlinxki đã viết "Bất cứ thi sĩ nào cũng
không trở thành vĩ đại nếu chỉ do ở mình, và chỉ miêu tả mình - dù là miêu tả
những nỗi khổ đau của mình hay hạnh phúc của mình. Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào,


×