Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm trong giai đoạn 1945 – 1954 công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƢỜNG NĂM 2014

Tên cơng trình:
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG GIA
SẢN XUẤT VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1954

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ MỸ LINH
Khoa Lịch sử, Khoá: 2010 – 2014
Ngƣời hƣớng dẫn:
ThS. ĐẶNG THỊ MINH PHƢỢNG
Bộ môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử


MỤC LỤC
DẪN NHẬP .............................................................................................................................................1
NỘI DUNG ..............................................................................................................................................7
CHƢƠNG 1 .............................................................................................................................................7
1.1.

Về truyền thống dân tộc Việt Nam .......................................................................................7

1.2.

Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1858 đến trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 9


1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin................................................................................. 15
CHƢƠNG 2 .......................................................................................................................................... 19
2.1. Những thách thức lớn của nền kinh tế Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ......... 19
2.2. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm theo Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (1945 – 1954) ............. 21
2.2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất ....................................................................... 21
2.2.2.

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm ........................................................ 43

2.2.3.

Mối quan hệ giữa tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.................................... 51

CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................................... 61
3.1. Thành tựu ................................................................................................................................. 61
3.2. Hạn chế...................................................................................................................................... 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 75


1

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là vấn đề cốt lõi đảm bảo cho sự phát triển
của con ngƣời. Nhờ có lao động sản xuất không ngừng và tiết kiệm, dự trữ của cải vật
chất đã góp phần đƣa xã hội loài ngƣời ngày càng tiến đến văn minh. Trong quy luật
chung đó, mỗi quốc gia dân tộc tùy vào điều kiện riêng mà có những cách thức sản
xuất và tiết kiệm khác nhau nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Liên
Xơ dƣới thời đại Lênin, vấn đề này đã đƣợc ông khẳng định nhƣ một chiến lƣợc trong

sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Theo Lênin: “Muốn kháng chiến thắng lợi,
kiến quốc thành cơng thì quyết phải tăng gia sản xuất và tiết kiệm”1.
Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954 là một điển hình minh chứng cho
khẳng định trên là đúng. Nhờ có sự chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tồn dân tộc
Việt Nam đã thực hiện phong trào tăng gia sản xuất và tiết kiệm, đã tiêu diệt đƣợc cả
giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm trong chính hồn cảnh khắc nghiệt nhất, tạo tiền đề
dẫn đến thắng lợi của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975). Nhƣ
vậy, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là một tƣ
tƣởng đúng đắn, quyết định đến sự thành công của dân tộc ta và cần đƣợc phát huy,
vận dụng triệt để ở hôm nay.
Tuy nhiên, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm đến
nay vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách sâu rộng, chƣa đƣợc đánhh giá một cách cụ
thể và chƣa nêu bậc đƣợc tầm quan trọng của sự kết hợp giữa tăng gia sản xuất và thực
hành tiết kiệm, tính thiết thực cần vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời ở Việt Nam hiện
nay…
Vì những lý do trên, tơi quyết định chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng gia
sản xuất và thực hành tiết kiệm trong giai đoạn 1945 – 1954 để thực hiện bài nghiên
cứu khoa học cấp trƣờng năm 2013 – 2014.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài là đi sâu vào tìm hiểu một cách cụ thể cả về lí luận,
về thực tiễn trong Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với việc tăng gia sản xuất và thực hành
tiết kiệm ở giai đoạn 1945 – 1954, phân tích sâu rộng hơn về tầm quan trọng của việc
1

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, t. 7, tr. 288.


2

tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, mối quan hệ giữa tăng gia sản xuất và thực

hành tiết kiệm. Bên cạnh đó, đề tài cịn làm sáng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” của đất nƣớc
nhằm nêu bật những ý nghĩa sâu sắc của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng
Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết
kiệm, đề tài còn đề xuất các giải pháp để xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận của sử học Mácxít để nghiên cứu và tiếp
cận vấn đề, đảm bảo tính khách quan và khoa học của vấn đề đƣợc nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu sử dụng hai phƣơng pháp cơ bản là phƣơng pháp lịch sử và
phƣơng pháp logic.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển
của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, sự vận dụng tƣ
tƣởng đó của Hồ Chí Minh vào thực tiễn.
Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng để đi sâu vào phân tích những yếu tố, những điều
kiện tác động đến tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết
kiệm, mối quan hệ giữa tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, tầm quan trọng của
việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, hoạt động của Hồ Chí Minh, vai trị của
Hồ Chí Minh đối với đời sống kinh tế – xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954.
Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là hai phƣơng pháp trọng tâm luôn đƣợc
sử dụng song hành và gắn kết với nhau trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng các thao tác nhƣ: Phân tích, so sánh, đối chiếu… để
góp phần hỗ trợ cho việc nghiên cứu.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là một quan
điểm không thể bác bỏ, là một quan điểm vô cùng chặt chẽ, xác thực và có giá trị thực
tiễn cao đối với quá trình vận động, phát triển của nƣớc ta trong mọi thời đại. Thế
nhƣng, thơng qua q trình tìm hiểu, tơi nhận thấy rằng chƣa có một cơng trình nghiên
cứu nào viết về đề tài này một cách chuyên sâu, có chăng chỉ là sự đề cập sơ lƣợc,

lồng ghép trong nhiều vấn đề khác một cách rời rạc. Tuy nhiên, đề tài Tƣ tƣởng Hồ


3

Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm có thể sử dụng đƣợc rất nhiều
nguồn tài liệu có liên quan để tiến hành nghiên cứu, có thể kể đến một số giáo trình,
chuyên khảo nhƣ sau:
Lê Quốc Sử với “Một số vấn đề lịch sử kinh tế Việt Nam” (1998) đã khái quát đƣợc
toàn bộ lịch sử kinh tế Việt Nam trên nhiều phƣơng diện từ thời nguyên thủy cho đến
năm 1995. Qua đó, cuốn sách này đã phát họa đƣợc tiến trình phát triển kinh tế Việt
Nam cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cũng có đề cập đến vấn đề
tăng gia sản xuất, đặc biệt là ở giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954. Dù không bàn về
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhƣng với phƣơng pháp lịch sử khá cụ thể đã đem lại nền tảng,
cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài.
Năm 2002, Đặng Phong đã cơng bố một cơng trình khá đồ sộ về “Lịch sử kinh tế
Việt Nam” (1945 – 2000), tập 1 nói về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 đã
khắc họa đƣợc bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam.Thơng qua đó, tác giả đã
nêu lên vai trị rất lớn của Hồ Chí Minh đối với việc khôi phục và phát triển nền kinh
tế đất nƣớc trong giai đoạn này.Đồng thời, cơng trình này cũng đã đem đến những số
liệu, những sự kiện, những minh chứng lịch sử khá cụ thể và có giá trị phục vụ cho
quá trình nghiên cứu của đề tài.
Năm 2003, PGS,TS. Phạm Ngọc Anh đã cho ra đời chuyên khảo “Bước đầu tìm
hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế”. Tác phẩm đã đề cập nhiều vấn đề có giá trị
trong tƣ tƣởng kinh tế Hồ Chí Minh, về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, sự
quán triệt, vận dụng những nguyên tắc, những phƣơng pháp trong Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh để xây dựng, phát triển nền kinh tế – xã hội hiện nay của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Tuy nhiên, dù tác giả đã khái quát đƣợc những tƣ tƣởng, những quan điểm rất nổi bật
trong Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm nhƣng điểm
hạn chế của chuyên khảo này là chƣa chứng minh rõ bằng thực tiễn sinh động của

nƣớc ta, vẫn chƣa rút ra đƣợc những ý nghĩa sâu sắc.
Năm 2004, chuyên đề “Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, TS. Nguyễn Huy Oánh đã cung cấp
những hiểu biết cơ bản về phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu kinh tế của Hồ Chí
Minh, xây dựng và phát triển kinh tế trong mục tiêu vận động của chế độ xã hội chủ
nghĩa mang sắc thái Việt Nam và khẳng định tầm quan trọng của chữ “cần”, chữ


4

“kiệm” đối với việc phát triển kinh tế. Chuyên đề này đã tạo một cái nhìn mới, gợi mở,
hƣớng dẫn cho đề tài nghiên cứu đƣợc sâu rộng và cụ thể hơn.
“Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh” (2007) là cơng trình nghiên cứu của Cao Ngọc
Thắng, thể hiện những luận điểm cơ bản trong tƣ duy xây dựng một nền kinh tế độc
lập, tự chủ và phát triển, có đề cập đến việc tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm
nhƣng chỉ mang tính khái quát trên phƣơng diện lý thuyết.
“Giáo trình lịch sử kinh tế quốc dân” (2007) do PGS, TS. Vũ Văn Phúc (chủ biên)
đã phản ánh nhƣ một hệ thống về kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới và tƣ tƣởng kinh
tế Việt Nam từ thế kỉ X đến năm 1995. Giáo trình này tuy khơng đề cập đến Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm nhƣng đã phát họa đƣợc
những nét mới về tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám và giới thiệu đƣợc
những vấn đề cơ bản về nền kinh tế Việt Nam ở những giai đoạn sau, góp phần định
hƣớng vận dụng cho việc nghiên cứu đề tài.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế” (2010) của TS. Ngô Văn Lƣơng cũng đã tổng
hợp đƣợc rất nhiều những vấn đề trong hệ thống tƣ tƣởng, kinh tế của Hồ Chí Minh,
có liên quan rất lớn đến đề tài, hƣớng dẫn cho việc nghiên cứu đề tài trở nên xác thực
hơn.
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổng hợp 73 bài nói, bài viết,
những bức thƣ của Hồ Chí Minh gửi đến đồng bào, cơng nhân, cán bộ, các đồn thể,
cá nhân làm kinh tế với rất nhiều nội dung khác nhau dành cho những đối tƣợng khác

nhau nhƣng điểm cốt lõi ở đây là sự động viên, hƣớng dẫn và cổ vũ tinh thần xây
dựng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân thông qua nhan đề “Bác Hồ
với doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam” (2008). Từ cơ sở này giúp cho đề tài có
thêm dẫn chứng để minh họa, đánh giá xác đáng hơn trong q trình nghiên cứu.
Liên quan đến đề tài cịn có các cơng trình nhƣ :
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước” (2008) của Lê Quang
Thiệu là sự tổng hợp một số tƣ tƣởng thi đua, trong đó có thi đua sản xuất và thực
hành tiết kiệm nhằm góp phần củng cố, xây dựng đất nƣớc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


5

“Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí chống bệnh quan liêu”
(2008) do Ngọc Quỳnh – Hồng Lam biên soạn đã tổng hợp nhiều bài nói, bài viết của
Hồ Chí Minh có liên quan đến tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
PGS, TS. Thành Duy – PGS. TS. Lê Qúy Đức với nhan đề “Học tập tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh xây dựng nền văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay” (2007) đã trình
bày nhiều về phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh dƣới góc độ lý luận và sơ lƣợc thực
trạng suy thối đạo đức – ngun nhân kìm hãm sức sản xuất trong kinh tế của nƣớc ta
hiện nay.
Lê Hữu Yên với “Hồ Chí Minh mẫu mực về đời tư trong sáng – cuộc sống riêng
giản dị” (2012), có đề cập đến vấn đề tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Năm 2011, Bộ sách Hồ Chí Minh Tồn tập (15 tập) đƣợc cơng bố là nguồn tƣ liệu
gốc, nguồn tƣ liệu có tính xác thực, đầy đủ, đáng tin cậy và khách quan giúp cho việc
nghiên cứu đề tài trở nên khoa học hơn, hiện thực hơn.
Thơng qua q trình sơ lƣợc tình hình nghiên cứu trên cho thấy, mặc dù chƣa có
cơng trình nào nghiên cứu riêng và đầy đủ về vấn đề tăng gia sản xuất và thực hành
tiết kiệm theo Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhƣng cũng đã có một số tài liệu trình bày sơ
lƣợc trong nhiều sự kiện, nhiều cơng trình lớn. Đồng thời, những nguồn tài liệu có liên
quan là rất phong phú và đa dạng.Tất cả những điều kiện đó đã tạo sự thuận lợi cho

việc nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề
tài đƣợc chia thành 3 chƣơng, 8 tiết.
6. Kết quả cần phải đạt
Hệ thống hóa những tƣ liệu của Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và
thực hành tiết kiệm trong Hồ Chí Minh Tồn tập (15 tập). Đồng thời, khắc họa đƣợc
bức tranh sinh động của nền kinh tế Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám đến khi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ kết thúc.


6

7. Hƣớng ứng dụng và địa chỉ áp dụng
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cơng tác nghiên cứu, góp phần
nâng cao trình độ nhận thức về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế nói chung, Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm nói riêng
Về giáo dục – đào tạo: đề tài đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy ở Bộ môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, bộ mơn lịch sử Việt Nam, lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
Khoa Lịch sử.


7

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG GIA SẢN
XUẤT VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
1.1. Về truyền thống dân tộc Việt Nam

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên với những thuận lợi và khó khăn nhất định, dân tộc
Việt Nam đã phải liên tục chống chọi với vô vàn thử thách khắc nghiệt bởi thiên tai
nhƣ: hạn hán, bão lụt… Bên cạnh đó, dân tộc Việt Nam cịn phải đấu tranh chống lại
khơng biết bao cuộc xâm lƣợc bởi các thế lực từ bên ngoài. Chính q trình đó đã hình
thành nên những giá trị đặc sắc ở con ngƣời Việt Nam truyền thống và đƣợc lƣu giữ,
truyền thụ không ngừng qua từng thế hệ. Trong vô vàn truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam nhƣ: lòng yêu nƣớc, tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái, khiêm tốn, bình dị,
năng động, sáng tạo… nổi bậc lên ở Ngƣời Việt Nam là tính cần cù và tiết kiệm.
Nƣớc ta vốn là một quốc gia thuần nông với nghề trồng lúa nƣớc lâu đời. Nông
nghiệp đã trở thành cái gốc của nền kinh tế nên từ bao đời, ông cha ta luôn xem phát
triển nông nghiệp là lẽ sống. Vì vậy, việc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai, cải tạo
đê điều, chống lũ lụt, hạn hán là một vấn đề rất đƣợc coi trọng.
Từ trên những cánh đồng, những thửa ruộng, những mảnh vƣờn… đâu đâu ngƣời
dân Việt Nam cũng cần cù, lam lũ, “một nắng hai sương”, “bán mặt cho đất, bán lưng
cho trời” để làm nên từng hạt gạo, từng củ khoai nhằm đáp ứng cho nhu cầu của sự
sống.Khi có giặc đến thì cánh đồng, thửa ruộng, mảnh vƣờn, cũng trở thành chiến
trƣờng ác liệt. Ngƣời dân Việt Nam lại tất bật ra đồng, lam lũ lao động, lam lũ đánh
giặc và góp sức mình vào sự nghiệp cứu nƣớc, giải phóng dân tộc. Phần do chiến
tranh, phần do thiên tai nên đời sống của nhân dân ta gặp khơng ít khó khăn. Để có thể
tồn tại trong hồn cảnh đó, bên cạnh sự cần cù, chăm chỉ, nhân dân ta đã tự hình thành
nên tính cách tiết kiệm rất đáng q. Nhận thức đƣợc sự cực nhọc trong cảnh nhà nông
và không thể lƣờng hết đƣợc sự bấp bênh của thiên nhiên khi thiên tai, dịch bệnh
thƣờng xuyên xảy ra, để làm ra của cải vật chất là điều không dễ nên nhân dân ta luôn
rất quý trọng công sức, mồ hơi mà mình bỏ ra. Những câu ca dao, tục ngữ dã trở thành
những bài học quý giá cho đến tận hơm nay cũng đƣợc hình thành từ thực tế đó. Một
số ví dụ điển hình nhƣ:


8


“Kiến tha lâu đầy tổ”
“Có cơng mài sắt có ngày nên kim”
“Nước chảy đá mòn”…
Sự cần cù cù, chịu thƣơng, chịu khó trong lao động sản xuất và chắt chiu, dè sẻn,
tiết kiệm từng đồng xu, hạt thóc của ơng cha ta không chỉ dừng lại ở đời sống kinh tế
nhƣ một hình ảnh đẹp mà đó cịn là những hành động cao cả, là đức hy sinh lớn lao đối
với đồng bào ruột thịt của mình. Cũng từ điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và chống
ngoại xâm mà nhân dân ta từ ngàn xƣa đã luôn gắn chặt với nhau, đoàn kết, yêu
thƣơng, chia sẻ cho nhau từng miếng cơm, manh áo, “tối lửa tắt đèn có nhau”. Vì thế,
đức tính cần cù, tiết kiệm của nhân dân ta cịn có ý nghĩa đạo đức rất lớn lao. Họ cần
cù, tiết kiệm không chỉ để dành dùm lại cho riêng mình mà cịn để tƣơng trợ, giúp đỡ
cho đồng bào mỗi khi gặp hoạn nạn và ủng hộ cho cuộc đấu tranh chống giặc ngoại
xâm… Nhờ đó, tồn thể dân tộc ta đã đồng cam cộng khổ, đoàn kết lại thành một lực
lƣợng hùng mạnh để đánh bại mọi kẻ thù. Chính sự gắn bó, u thƣơng, đùm bọc lẫn
nhau, hy sinh cho nhau của nhân dân ta đã nâng hành động cần cù, tiết kiệm lên một
nấc thang cao hơn về đạo làm ngƣời, về lòng yêu nƣớc và khẳng định rõ nét nguồn nội
lực bất diệt của đất nƣớc Việt Nam. Thế nên, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có
một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi. Nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và cướp nước”2.
Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nƣớc đã ngập bóng quân thù, Hồ Chí Minh chứng
kiến và thấu hiểu đƣợc dù phải gánh chịu đau thƣơng, mất mát nhƣng ngƣời dân vẫn
uốn mình để tồn tại trong mọi hồn cảnh. Sự lam lũ, nhọc nhằn, chịu thƣơng, chịu khó
của nhân dâncùng những nỗi đau khổ, căm hờn đối với kẻ thù đã đi vào lịng Ngƣời,
thơi thúc Ngƣời phải ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc.
Sau khi giành đƣợc chính quyền, ngày 3 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh khẳng định rằng:
“Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ
đoạn hịng hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham


2

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t. 6, tr. 171.


9

ơ và những thói xấu khác. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc
dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.
Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện:
CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”3.Với Ngƣời, chữ Cần, chữ Kiệm là truyền thống quý báu
của dân tộc, là nền tảng của đời sống mới mà cả nƣớc ta cần phải phát huy, phải vận
dụng triệt để. Do đó, Ngƣời đã luôn nêu gƣơng thực hiện và suốt đời dẫn dắt dân tộc
Việt Nam từng bƣớc đi lên.
Nhƣ vậy, truyền thống dân tộc Việt Nam đã thật sự trở thành một cơ sở, một nền
tảng vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1858 đến trƣớc Cách mạng Tháng Tám
năm 1945
Kinh tế Việt Nam đã đƣợc hình thành và phát triển cùng với sự chuyển mình của
dân tộc qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Chính những bƣớc chuyển đó
đã đặt ra nhiều vấn đề và tác động không nhỏ đến nhận thức của con ngƣời Việt Nam.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế, đặc biệt là về vấn đề tăng gia sản xuất và thực hành
tiết kiệm cũng đã đƣợc hình thành, đƣợc phát triển trong bối cảnh đặc biệt của đất
nƣớc, bối cảnh mà toàn dân tộc Việt Nam đang chìm ngập dƣới ách thống trị của thực
dân Pháp.
Ngày 31 – 8 – 1858, Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam. Ngày 6 – 6 – 1884, với
Hiệp ƣớc Patơnốt, Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam – một Nhà nƣớc độc lập, có chủ
quyền đã thật sự trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Từ thời điểm đó, lịch sử Việt
Nam đã bƣớc sang một trang mới, nhƣng đó là trang sử phản ánh rõ nét một xã hội

đang khốn cùng bởi các tầng áp bức, dù có nhiều cuộc đấu tranh, nhiều phong trào yêu
nƣớc nổi lên nhƣng cho đến những năm đầu của thế kỷ XX thì tất cả vẫn chỉ là khát
vọng. Song hành với sự thất bại của các phong trào yêu nƣớc, đời sống của ngƣời dân
Việt Nam cũng đi từ nỗi khổ nhục này đến nỗi khổ nhục khác mà ngun nhân dẫn
đến tính tất yếu đó chính là sự luận bại về kinh tế.
Xét một cách cụ thể thì mục đích cốt lõi của thực dân Pháp khi xâm lƣợc Việt Nam
là nhằm đem lại những lợi ích cao nhất về kinh tế. Thế nên, sau khi xác lập đƣợc ách
3

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t. 4, tr.7.


10

thống trị ở Việt Nam, Pháp đã bắt tay vào việc thi hành mọi chính sách để khai thác,
vơ vét tối đa nguồn nhân lực, vật lực mà Việt Nam đang có. Vì vậy, sự bảo thủ, tàn
bạo… là điều khơng tránh khỏi trong mọi hoạt động của chính quyền Pháp và tay sai.
Thứ nhất, về nông nghiệp
Đây là nền kinh tế chủ yếu trong truyền thống của dân tộc Việt Nam và đƣợc khẳng
định qua chính sách “dĩ nơng vi thực” (tức là lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất cơ
bản). Tuy nhiên, với chủ trƣơng bóc lột khơng ngừng, thực dân Pháp đã tăng cƣờng
cƣớp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền trồng lúa, cao su, chè,…Đồng thời,
thực dân Pháp đã tạo điều kiện để địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và tạo ra
những biến đổi rất lớn; ngƣời Pháp ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% dân số nhƣng có
đến 20% tổng số ruộng đất, địa chủ với 5% dân số chiếm hơn 50% diện tích, số ruộng
làng xã chiếm khoảng 10%, cịn lại nơng dân chiếm hơn 90% dân số nhƣng chỉ có
khoảng 20% số ruộng đất canh tác4. Chính sự khập khiễng về các tỉ lệ nhƣ trên đã làm
ảnh hƣởng nặng nề đến sản xuất, đến đời sống của nơng dân.
Để dễ bề thống trị, dễ bề bóc lột mà không cần phải đầu tƣ vào thuộc địa, thực dân
Pháp đã không hề chú ý đến việc dùng trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và những cơ

sở để đáp ứng, để phát triển sản xuất. Chúng tiếp tục duy trì phƣơng thức sản xuất
phong kiến và nền nơng nghiệp lạc hậu sẵn có, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
thuộc địa, bảo vệ, nâng đỡ giai cấp địa chủ tay sai để làm công cụ cho q trình thống
trị. Hơn nữa, điều đáng nói ở đây là hàng năm, Việt Nam đã xuất khẩu trên một triệu
tấn gạo trắng, nhƣng nông dân – những ngƣời trực tiếp sản xuất ra lúa gạo lại phải
sống trong cảnh đói nghèo. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho cuộc khai thác triệt để,
thực dân Pháp đã tăng cƣờng mở các đồn điền trồng cây công nghiệp nhƣ: chè, cà phê,
hồ tiêu, cao su và đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ hai, về cơng nghiệp
Khai thác tài ngun khống sản, tận dụng nguyên liệu, nhân công rẻ mạc để phục
vụ cho việc phát triển cơng nghiệp, xuất khẩu hàng hóa là chủ trƣơng của thực dân
Pháp trong công nghiệp lúc bấy giờ. Từ chủ trƣơng này đã dẫn đến việc hình thành
một số ngành công nghiệp ở Việt Nam nhƣ: Công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ
4

Nhiều tác giả (2006), Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 279.


11

khí, cơng nghiệp hóa chất, cơng nghiệp điện… Thực dân Pháp đã xây dựng các nhà
máy xay, nhà máy rƣợu, nhà máy sợi, các công ty khai thác mỏ… nhằm bảo đảm công
cuộc khai thác và sự độc quyền, bành trƣớng thế lực của Pháp.Các ngành thủ công
nghiệp nhƣ dệt vải, lụa… đều bị chèn ép và khơng có cơ hội để phát triển dù nhu cầu
của nhân dân là rất cao.
Thứ ba, về thương nghiệp
Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “liên hiệp thuế quan” để độc chiếm việc
bn bán, trao đổi có lợi cho Pháp. Hàng hóa của Pháp vào Việt Nam thì đƣợc miễn
thuế, đƣợc tự do nhập khẩu kể cả những hàng ế thừa, tồn kho, kém chất lƣợng. Trong

khi đó, hàng hóa của các nƣớc khác vào Việt Nam hay hàng hóa của Việt Nam xuất
sang Pháp vẫn phải đóng thuế đầy đủ. Hằng năm, Việt Nam phải xuất sang Pháp
những mặt hàng quý giá nhƣ: than đá, các loại khoáng sản, cao su… nhƣng phải nhập
những mặt hàng nhỏ, lẻ nhƣ: cái kim, chiếc đinh, đầu máy, toa xe… mặc dù sản lƣợng
cao su xuất sang Pháp là rất lớn nhƣng Việt Nam lại nhập các chế phẩm cao su từ Pháp
sang. Những mặt hàng Pháp cần phải dành cho Pháp và Việt Nam không đƣợc xuất
khẩu sang nƣớc khác.
Cùng với việc phát triển công nghiệp bông vải, sợi của Pháp ở Đông Dƣơng, thực
dân Pháp đã kìm hãm các ngành dệt thủ công cổ truyền của Việt Nam. Các mặt hàng
mĩ nghệ xuất khẩu có giá trị nhƣ: sơn mài, thêu, ren, khảm chạm, đan lát… cũng bị
thực dân Pháp và Hoa kiều giữ độc quyền, thu mua với giá rẻ mạt để xuất khẩu kiếm
lợi nhuận cao.
Thứ tư, về ngân sách tài chính
Để tăng thêm nguồn thu, thực dân Pháp tiếp tục duy trì các thuế cũ có từ thời phong
kiến trƣớc khi Pháp đến, đồng thời đặt thêm những thứ thuế mới. Thuế thời kỳ này chủ
yếu đƣợc chia làm hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu bao gồm thuế thân và thuế điền (thuế ruộng).
Thuế thân, thuế đinh đánh vào ngƣời dân từ 18 tuổi đến 60 tuổi theo Nghị định ngày
2 – 6 – 1897 ở Bắc kỳ và đạo dụ ngày 14 – 8 – 1898 ở Trung kỳ,tăng vọt từ 50 xu lên
2,50 đồng ở Bắc kỳ, từ 30 xu lên 2,30 đồng ở Trung kỳ. Ngƣời chết cũng phải đóng
thuế do ngƣời sống đóng thay.


12

Thuế điền (thuế ruộng) trƣớc kia mỗi mẫu phải đóng 1 đồng thì từ năm 1897 hạng
nhất là 1,50 đồng, hạng nhì 1,10 đồng, hạng ba là 0,8 đồng, khơng kể các khoảng phụ
thu mỗi ngày một tăng. Việc phân loại các hạng ruộng lại theo hƣớng có lợi cho bọn
thực dân và cƣờng hào ở địa phƣơng. Mức thuế tăng nhƣng diện tích định cho đơn vị
mẫu để thu thuế lại giảm; một mẫu Việt Nam theo quy định thời Tự Đức là 4970 mét

vuông, đến năm 1897 ở Bắc Kì chính quyền thực dân quy định mỗi mẫu chỉ là 3600
mét vng, thuế ruộng vì vậy đột nhiên tăng lên có nơi gấp 2,5 lần.
Thuế gián thu có rất nhiều loại do thực dân Pháp tùy tiện đặt ra, đặc biệt là ba loại
thuế muối, thuế rƣợu và thuế thuốc phiện. Năm 1990 tổng số thuế gián thu của ngân
sách Đơng Dƣơng là 13.500.000 đồng thì riêng thuế muối, thuế thuốc phiện đã chiếm
11.050.000 đồng5.
Năm 1875, Pháp thành lập Ngân hàng Đơng Dƣơng. Ngân hàng này ngồi chức
năng phát hành tiền tệ, còn tiến hành cho vay lấy lãi. Ngân hàng Đông Dƣơng đã kết
hợp với các hệ thống ngân hàng chuyên ngành nhƣ Ngân hàng Nông Phố, Ngân hàng
Pháp – Hoa, Ngân hàng Kỹ nghệ thƣơng mại… để cho vay lấy lãi với lãi suất cao
(60% – 120%, thậm chí tới 200% một năm), từ đó nhiều nông dân và ngƣời sản xuất bị
phá sản. Hệ thống ngân hàng của Pháp thực chất là cơng cụ bóc lột nặng nề nhân dân
Việt Nam6.
Thứ năm, về giao thông vận tải
Đƣờng bộ đƣợc mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các
vùng biên giới quan trọng. Ngồi trục đƣờng xun Đơng Dƣơng đƣợc mở rộng, có
nhiều đoạn rộng tới 6m, chúng đã xây dựng những đƣờng hàng tỉnh dẫn tới những
vùng biên giới xa xơi và cao ngun hoang vắng, nhƣ đƣờng Sài Gịn – Tây Ninh tới
biên giới Campuchia, Vinh – Sầm Nứa, Hà Nội – Cao Bằng… Tổng số đƣờng hàng
tỉnh xây dựng thời kỳ này lên tới 20.000 km và kèm theo có 14.000 km đƣờng dây
điện thoại. Ơ tơ cũng đƣợc nhập vào. Năm 1913, tồn Đơng Dƣơng có 350 xe, chủ yếu
ở Sài Gòn và Hà Nội7.

5

Lê Mận Hãn (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, t. 2, tr. 116.
Nhiều tác giả (2006), Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.
284 – 285.
7
Lê Mận Hãn (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, t.2, tr.116 – 117.

6


13

Hệ thống đƣờng sắt đƣợc Pháp xây dựng chủ yếu vào những năm 1898 – 1913, sau
đó phát triển thêm với tổng chiều dài 2.509 km.
Đƣờng thủy do ít phải đầu tƣ nên phát triển sớm nhất. Hệ thống sông ngòi, kênh
rạch của Việt Nam khá thuận lợi cho giao thông đƣờng thủy.Các hải cảng lớn của Việt
Nam là Hải Phịng, Đà Nẵng, Huế. Đến năm 1938 có hệ thống đƣờng hàng không
trong phạm vi Đông Dƣơng với các tuyến Hà Nội – Pháp, Hà Nội – Hồng Kơng.
Nhìn chung, giao thông vận tải phát triển chậm, phân bổ không đều, phần lớn chỉ
tập trung ở đồng bằng và ven biển. Mật độ đƣờng sắt thời kỳ 1930 – 1945 trên 1 km2
của Việt Nam chỉ bằng: 1/18 của Pháp, 1/16 của Nhật. Phƣơng tiện giao thơng vừa ít
lại vừa lạc hậu. Tính đến năm 1944, ở Việt Nam có khoảng 235 đầu máy xe lửa, 3418
toa xe; 1580 ô tơ vận tải. Trong khi đó, số xe ơ tơ du lịch lên đến 13.850 chiếc, gần
gấp năm lần các loại xe vận tải8.
Từ bức tranh tồn cảnh mang tính khái quát trên cho thấy, thời kỳ 1858 – 1945, nền
kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển lớn. Tuy nhiên, sự biến chuyển đó khơng
đem lại cho Việt Nam một sự phát triển nào bởi thực tế nền kinh tế Việt Nam lúc này
đã mang bản chất của một nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến, một nền kinh tế mà ở
đó tất cả mọi hoạt động chỉ nhằm đem đến quyền lợi cho thực dân Pháp. Cịn dân tộc
Việt Nam với hơn 90% là nơng dân vẫn phải tiếp tục sống trong cảnh nghèo nàn, lạc
hậu với những nỗi căm phẫn tột cùng đối với kẻ cƣờng quyền và cũng từ thực tiễn đó
đã làm nên những ngƣời anh hùng bất tử của thời đại mà đỉnh cao là Nguyễn Tất
Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Mặc dù đến 32 năm sau khi thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam, Hồ Chí Minh mới
ra đời. Mặc dù cho đến khi Ngƣời nhận thức đƣợc nỗi đắng cay tột cùng mà dân tộc
phải gánh chịu thì thực dân Pháp đã bình định xong Việt Nam, nhƣng đó cũng là thời
khắc mà Tổ quốc Việt Nam đã bắt đầu manh nha tiến trình giải phóng.

Năm 1908, Ngƣời tham gia vào phong trào đấu tranh chống thuế ở Trung kỳ, đây là
một hành động thể hiện rõ sự trƣởng thành trong nhận thức của Ngƣời.Hơn nữa, sự
trƣởng thành ấy đƣợc bắt đầu, đƣợc hun đúc từ thực tiễn đất nƣớc đã trở thành động

8

Nhiều tác giả (2006), Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.
285 – 286.


14

lực lớn mạnh để Ngƣời định hƣớng đúng đắn trong suốt chặng đƣờng giành độc lập
cho dân tộc.
Năm 1911, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, mở đầu cho những cuộc đấu
tranh không khoang nhƣợng là việc khơng ngừng tìm và vạch trần chính sách kinh tế
hết sức dã man của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Ngày 2 – 8 – 1919, thông qua tác phẩm Vấn đề dân bản xứ đăng trên Báo
L’Humanité, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Từ khi bị Pháp chiếm, đất nước chúng tôi
hầu như luôn luôn sống lay lắt ngày này qua ngày khác, khơng hề biết chính quyền
muốn dẫn mình đi đến đâu… Bức tranh ảm đạm này đáng được quan tâm, được xét về
một số mặc khác nhau… trong lĩnh vực kinh tế. Một bên là người bản xứ bị dìm trong
cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống tinh khơn nhằm nhồi sọ, đần độn hóa… họ
không lấp liếm hết được dưới một dạng giáo dục bịp bợm: họ phải đổ mồ hôi sôi nước
mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật
vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một
bên là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình
tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các
ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của
nhân dân”9.

Ở góc độ cao hơn, ở tầm nhìn hết sức sâu rộng, Ngƣời đã đem đến một sự so sánh
khá đặc sắc, phác họa rõ nét chân dung của ngƣời dân Việt Nam: “Nông dân Nga
giống như một người ngồi chễm chệ trong chiếc ghế bành, cịn nơng dân An Nam lại
giống như một người bị trói vào một chiếc cột, đầu ngược xuống đất”10. Đồng thời,
qua hàng loạt các bài nói, bài viết của Ngƣời trong những năm bơn ba ở nƣớc ngồi đã
phản ánh một cách rất rõ nét và cụ thể tình cảnh của ngƣời dân Việt Nam. Có lẽ, ở bất
kỳ quốc gia, dân tộc nào khi mà nền kinh tế bị phụ thuộc, bị bóc lột cạn kiệt, thì ở đó
đời sống của ngƣời dân chắc chắn sẽ bị tƣớt đoạt mọi quyền lợi và nhanh chóng dẫn
đến sự bần cùng, bế tắt… Tình cảnh của ngƣời Việt Nam dƣới ách thống trị của thực
dân Pháp cũng thế: “không làm cũng chết, mà làm cũng chết”11. Sự truy đuổi, vơ vét
đến cùng của thực dân Pháp đã biến dân tộc Việt Nam phải làm nô lệ cho những kẻ xa
9

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.1, tr.12.
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.1, tr.229.
11
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.2, tr.244.
10


15

lạ trên chính mảnh đất của mình. Điểm mấu chốt ở đây là chúng đã dùng chính sách
ngu dân, đã dùng rƣợu, thuốc phiện… để đẩy dân ta vào cảnh tăm tối, để chúng dễ bề
cai trị. Hồ Chí Minh đã nhận thức một cách rất đầy đủ những vấn đề trên và liên tục tố
cáo những thủ đoạn mà thực dân Pháp đã thi hành ở các thuộc địa, đặc biệt là Việt
Nam.
Nhƣ vậy, từ những vấn đề, những sự kiện đƣợc đề cập, đƣợc phân tích trên cho ta
một khẳng định rằng, thực tiễn tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 1858 đến trƣớc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có tác động vơ cùng to lớn đến việc hình thành

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Tình yêu nƣớc, thƣơng dân sâu sắc là động lực lớn mạnh nhất thôi thúc Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc.Trong chặng đƣờng ấy, từ khát vọng giải phóng
cho dân tộc, Ngƣời đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngƣời cho rằng: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”12. Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của Lênin đã đem đến cho Hồ Chí Minh một luồng ánh sáng mới
và dẫn dắt Ngƣời đến những nhận thức cao hơn về con đƣờng cứu nƣớc, cứu dân.
Cũng từ thời điểm đó, Hồ Chí Minh đã khơng ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và
vận dụng những quan điểm đúng đắn của Chủ nghĩa Mác - Lênin một cách phù hợp
vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Vì thế, một trong những cơ sở hình thành nên Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong hệ
thống ấy, kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm
là nội dung cốt lõi mà đề tài đang cần nghiên cứu nhằm đánh giá sâu sắc hơn về tƣ
tƣởng kinh tế Hồ Chí Minh đối với vấn đề này.
Thực tế đã chứng minh rằng, con ngƣời có thể tồn tại và phát triển đƣợc là nhờ có
q trình lao động sản xuất ra của cải vật chất. Q trình đó khơng ngừng đƣợc nâng
lên, mở ra bởi chính nhận thức của con ngƣời. Những nhu cầu về ăn, mặc, ở… cũng đã
ngày càng đƣợc con ngƣời cải tiến theo yêu cầu ngày càng cao hơn. Tất cả những điều
đó hiện hữu nhƣ một tất yếu trong thế giới lồi ngƣời. Vì vậy, lao động có nhận thức,
có ý thức, có chủ trƣơng… đã trở thành điều kiện khơng thể thiếu để con ngƣời tự
12

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.4, tr.289.


16

khẳng định mình trong thế giới tự nhiên. Con ngƣời muốn sống, muốn tồn tại, muốn

phát triển thì con ngƣời phải lao động, phải cải tạo tự nhiên, cải tạo chính mình và làm
ra những sản phẩm cụ thể cho bản thân, cho cả xã hội. Nói đến vấn đề này, C. Mác và
Ph, Ăngghen cho rằng: “Đứa trẻ nào cũng biết rằng bất kể dân tộc nào cũng sẽ diệt
vong, nếu như nó ngừng lao động, khơng phải một năm, mà chỉ mấy tuần thôi”13.
Quan điểm này của các bậc vĩ nhân cịn nói lên rằng, con ngƣời trong q trình tồn tại
khơng chỉ có lao động mà phải là lao động thƣờng xuyên. Việc tạo ra của cải vật chất
ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh về lợi ích, chiếm hữu về tƣ liệu sản xuất, sinh
ra quan hệ ngƣời bóc lột ngƣời.Xét đến cùng thì từ lợi ích mà sinh ra bóc lột và cũng
từ sự bóc lột mà đã sinh ra những cuộc đấu tranh khơng ngừng nghỉ qua mỗi hình thái
kinh tế - xã hội mà Mác - Lênin đã vạch ra. Ph.Ăngghen khẳng định rằng: “Ở đâu
khơng có sự nhất trí về lợi ích thì ở đó sẽ khơng có sự nhất trí về mục đích lý tưởng,
chứ đừng mong có sự nhất trí trong hành động”14.Do vậy, lợi ích của con ngƣời mà
trọng tâm là lợi ích về kinh tế cần phải đƣợc giải quyết một cách hài hịa. Tuy nhiên,
sự cơng bằng và sẵn sàng giải quyết một cách hài hòa về lợi ích kinh tế vẫn cịn là ƣớc
mơ, là khát vọng của con ngƣời trong một xã hội vẫn cịn có giai cấp, cịn có áp bức
bất cơng… Vì thế, con đƣờng cách mạng vô sản của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở
thành điểm đến của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam và vô số những quốc gia dân
tộc bị áp bức trên thế giới.
Xét về mặt kinh tế, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã để lại cho nhân loại một kho tàng tri
thức đồ sộ, trong đó có tác động rất lớn đến tƣ tƣởng tăng gia sản xuất và thực hành
tiết kiệm ở Hồ Chí Minh.
Theo C. Mác, trong q trình sản xuất cần phải có sự tính tốn, phải hạn chế tiêu
hao sức lao động, nguyên liệu và vốn để tạo ra lƣợng sản phẩm thấp nhất. Đồng thời,
thời gian cũng cần phải tiết kiệm, “…việc tiết kiệm thời gian cũng như việc phân phối
một cách có kế hoạch thời gian lao động trong các ngành sản xuất khác nhau, vẫn là
quy luật kinh tế số một trên cơ sở sản xuất tập thể.Điều đó thậm chí cịn là một quy
luật với mức độ rất cao”15.

13


Kinh tế chính trị Mác – Lênin (1978), Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, tr. 126.
Kinh tế chính trị Mác – Lênin (1978), Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, tr. 181.
15
Kinh tế chính trị Mác – Lênin (1978), Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, tr. 195.
14


17

Ngày 24 - 1 - 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đăng bài Sự nghiệp vĩ đại của Lênin
trên Báo Nhân dân. Qua đó, Ngƣời khẳng định rằng nhân dân lao động thế giới và các
dân tộc đang đấu tranh cho tự do đều sẽ thành kính và tƣởng nhở Lênin. Lênin đã
không những lãnh đạo giai cấp vô sản đƣa nƣớc Nga từ phong kiến, lạc hậu thành một
nƣớc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, mà còn đƣa loài ngƣời lao động tiến đến hạnh phúc
vẻ vang. Lênin là ngƣời cha của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, là
ngƣời thầy đã đào tạo ra những ngƣời chiến sĩ cách mạng bằng tất cả lý luận và đạo
đức cao đẹp của mình.Hồ Chí Minh đã nêu lên hàng loạt những vấn đề mà Ngƣời học
đƣợc ở Lênin nhƣ: tinh thần đoàn kết (đoàn kết toàn dân, toàn giai cấp), phải xem xét
kỹ lƣỡng mọi vấn đề, khơng nóng nảy, hấp tấp nhƣng phải quả quyết thực hiện khi đã
xác định đƣợc vấn đề và có kế hoạch, phải giản đơn, khiêm tốn, trong sạch, chính trực,
phải khơng sợ gian nan, tin tƣởng vào cách mạng…
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lênin dạy chúng ta muốn kháng chiến
thắng lợi, kiến quốc thành công thì quyết phải tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Kinh tế
và tài chính phải do nhà nước thiết thực quản lý, giám đốc, thống kế và điều chỉnh;
cần quy định cách phân phối sức lao động cho đúng đắn, q trọng sức dân, tuyệt đối
khơng được lãng phí sức dân, cái gì cũng phải tiết kiệm”16.
Theo Lênin: “Tiền bạc phải tính tốn một cách rành mạch, thật thà, phải tiết kiệm,
chớ lười biếng, chớ ăn cắp của công làm của tư. Phải giữ gìn kỷ luật lao động rất
nghiêm ngặt. Đó là những khẩu hiệu chính và rất cần thiết.
Một mặt, quần chúng lao động thiết thực làm đúng những khẩu hiệu ấy. Đó là

phương pháp duy nhất để cứu vãn một nước đã bị lũ kẻ cướp đế quốc và lũ bù nhìn
làm cho chết dở sống dở như nước Nga.
Một mặt khác, chính quyền Xơviết do phương pháp của mình, căn cứ vào pháp luật
của mình, mà thiết thực thi hành khẩu hiệu ấy. Đó lại là điều kiện chủ chốt và đầy đủ
để đưa chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi hoàn toàn”17.
Lênin nêu cao tinh thần tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm bao nhiêu thì cũng
kiên quyết chống tham ơ, lãng phí bấy nhiêu. Vì Lênin cho rằng: “Phải cực kỳ tiết

16
17

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.7, tr.288.
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.7, tr.363.


18

kiệm để tẩy sạch những vết tích lãng phí”18. Do đó, Lênin đã nghiêm khắc nhấn mạnh:
“Khơng xử bắn lũ ăn của đút lót, mà xử một cách pha trị, mềm mỏng nhẹ nhàng như
vậy,đó là một điều xấu hổ cho những đảng viên cộng sản, cho những người cách
mạng. Cần phải nêu những đồng chí đã ăn hối lộ ra để cho dư luận quở trách và cần
phải đuổi họ ra khỏi Đảng”19. Đồng thời: “Cần phải dùng nhiều hình thức và phương
pháp kiểm tra từ dưới lên trên… để nhổ đi nhổ lại cho sạch hết những cỏ rác bệnh
quan liêu”20.
Nhƣ vậy, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm đã thật
sự đƣợc hình thành và phát triển có sự ảnh hƣởng, tác động một phần không nhỏ từ
Chủ nghĩa Mác - Lênin.Mặc dù, những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn
đề này đƣợc nêu ở trên là chƣa đầy đủ và còn hạn chế về mặt nghiên cứu. Tuy nhiên,
với sự khẳng định của Hồ Chí Minh: “Lênin dạy chúng ta rằng muốn kháng chiến
thắng lợi, kiến quốc thành cơng thì quyết phải tăng gia sản xuất và tiết kiệm”21, đồng

thời, những quan điểm về chống tham ô, lãng phí, quan liêu…mà Hồ Chí Minh nhắc
đến nhƣ đã nêu trên cũng đủ để khẳng định rằng Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia
sản xuất và thực hành tiết kiệm đã thực sự có ảnh hƣởng từ quan điểm của Chủ nghĩa
Mác - Lênin.

18

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.7, tr.365.
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.7, tr.364.
20
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.7, tr.365.
21
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà nội, t.7, tr.288.
19


19

CHƢƠNG 2
TĂNG GIA SẢN XUẤT VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM THEO TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1954
2.1. Những thách thức lớn của nền kinh tế Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
năm 1945
Trải qua hơn 80 năm kể từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc, Cách mạng Tháng Tám đã
làm nên đỉnh cao và khẳng định rõ nét thực lực của cách mạng Việt Nam. Mặc dù
trong suốt chặng đƣờng ấy, những cam go, thử thách cùng bao sự thất bại của các
phong trào yêu nƣớc đã đƣa Việt Nam tồn tại trong một môi trƣờng đầy khắc nghiệt,
nhƣng cũng chính trong mơi trƣờng đó, hình ảnh của con ngƣời Việt Nam quật cƣờng
và đầy trí tuệ mới đƣợc biểu hiện cụ thể nhất.
Ngày 2 – 9 – 1945, nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra một bƣớc

ngoặt to lớn trong lịch sử dân tộc, khẳng định sự tồn tại của một nền độc lập, sự lớn
mạnh của lực lƣợng cách mạng đã làm nên một quốc gia thật sự có chủ quyền, đem lại
niềm tin cho nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc…
Tuy nhiên, trong quá trình đấu tranh lâu dài chống kẻ thù lớn mạnh hơn ta về nhiều
mặt đã để lại cho đất nƣớc ta những tổn thất khơng nhỏ, đặt dân tộc ta vào tình thế nhƣ
ngàn cân treo sợi tóc.
Thứ nhất, về nạn đói
Nạn đói là một vấn đề đáng lo ngại nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ. Nhƣ trên đã nói,
từ khi vào xâm lƣợc nƣớc ta, thực dân Pháp đã không ngừng vơ vét, bóc lột một cách
dã man cả sức ngƣời, sức của của nhân dân ta, biến nhân dân ta trở thành những ngƣời
nô lệ để phục vụ cho mọi lợi ích của chúng. Đến lúc Nhật vào Việt Nam, Pháp – Nhật
đã bắt tay nhau để bòn rút tối đa những quyền lợi mà vốn dĩ dân ta phải đƣợc hƣởng.
Tất cả những điều đó đã trở thành lý do cốt lõi hàng đầu dẫn đến nạn đói năm 1945 ở
Việt Nam. Gần hai triệu đồng bào ta bị chết đói là một con số đáng suy ngẫm. Bên
cạnh sự cƣớp bóc của Pháp – Nhật thì việc chúng khơng quan tâm, chăm sóc, xây
dựng hệ thống đê điều trong nhiều năm trƣớc đó đã góp phần làm cho nạn lũ lụt, hạn
hán đẩy nhanh hơn quá trình nghèo đói của nhân dân ta. Tháng 8 – 1945, trong lúc
cuộc Cách mạng Tháng Tám đang diễn ra thì nạn lụt đƣợc coi là lớn nhất trong thế kỷ
XX đã diễn ra, lan tràn từ Bắc bộ đến Trung bộ, làm cho hàng loạt đê điều bị vỡ. Nƣớc


20

lũ đã làm ngập đến 350.000 ha trong tổng số 830.000 ha, tức khoảng 40% diện tích lúa
đã cấy xong ở Bắc bộ22. Tiếp đến là nạn hạn hán, từ tháng 9 đến tháng 11 – 1945, gần
nhƣ khơng có một trận mƣa nào. Đồng ruộng từ chỗ ngập nƣớc sang khô cằn, nứt nẻ.
Số lúa đƣợc gieo trồng đã mất gần hết do lúc thì chết vì ngập úng, lúc thì chết vì khơ
hạn. Chính sự khắc nghiệt này đã làm cho sản lƣợng lúa mùa ở Bắc bộ khoảng từ
1.088.000 tấn năm 1945 (giảm hơn 50%). Ở Trung bộ nhƣ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh thu hoạch mùa cũng giảm gần 50% so với trƣớc23. Từ đó cho thấy, nạn đói sẽ dễ

dàng tiếp diễn đến năm 1946 nếu Chính phủ Việt Nam khơng có những biện pháp
đúng đắn.
Thứ hai, về ngân sách Nhà nước
Sau khi giành chính quyền, trong kho bạc Trung ƣơng của Pháp chỉ còn có
1.230.720 đồng bạc Đơng Dƣơng, trong số đó có tới 586.000 đồng là tiền hào rách.
Trụ sở Ngân hàng Đông Dƣơng cả ở Hà Nội và Sài Gòn vẫn còn do quân Nhật võ
trang canh gác, nên quân khởi nghĩa khơng chiếm đƣợc. Tiền Việt Nam thì chƣa có,
trong khi chính quyền mới có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu.
Thứ ba, về thù trong giặc ngoài
Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, quân đồng minh đã dồn dập kéo vào Việt
Nam nhƣng mục tiêu chính của chúng là bao vây, chống phá quyết liệt mầm sống của
dân tộc ta.
Ở miền Bắc, khoảng 20 vạn quân của Tƣởng Giới Thạch, gồm 4 quân đoàn do Lƣ
Hán làm Tổng chỉ huy kéo vào nƣớc ta và chiếm đóng đến vĩ tuyến 16. Đồng thời,
Tƣởng Giới Thạch đã tạo điều kiện để lực lƣợng Việt Quốc do Vũ Hồng Khanh,
Nguyễn Tƣờng Tam đứng đầu và Việt Cách do Nguyễn Hải Thần nắm giữ về nƣớc để
chống phá chính quyền cách mạng. Thực tế, đây là đội qn ơ hợp, cƣớp bóc, nhũng
nhiễu và đe dọa nghiêm trọng đến đời sống kinh tế và chính trị của nhân dân Việt
Nam. Vì thế, chúng đã áp đặt cho Việt Nam chế độ trƣng thu lƣơng thực để phục vụ
cho quân đội của chúng. Theo yêu cầu của Lƣ Hán, mỗi tháng Chính phủ Việt Nam
phải cung cấp cho quân đội Tƣởng 1 vạn tấn gạo, trong khi đó, ngƣời dân Việt Nam
22

Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, t.1: 1945 – 1954,
tr.121.
23
Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, t.1: 1945 – 1954,
tr.119.



21

đang đứng trƣớc nguy cơ chết dần chết mịn vì đói. Đồng thời, Lƣ Hán cịn u cầu
Việt Nam phải chấp nhận cho quân đội Trung Hoa đƣợc sử dụng những đồng tiền đã
hoàn toàn mất giá trị của họ mang vào để mua hàng Việt Nam.
Ở miền Nam, tình hình cịn nghiêm trọng hơn. Ngồi việc lấy danh nghĩa là quân
đồng minh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân Anh đã âm mƣu giúp
thực dân Pháp quay lại xâm lƣợc Việt Nam. Ngày 23 – 9 – 1945, quân đội Pháp nổ
súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lƣợc Việt Nam lần thứ hai. Ngồi Tƣởng,
Anh, Pháp trên đất nƣớc ta có 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.Trong đó, một bộ
phận quân Nhật đƣợc quân Anh giúp đỡ và sử dụng để đánh chiếm Sài Gòn cùng
nhiều vùng ở miền Nam.Trong tình thế đó, các lực lƣợng phản động trong nƣớc thừa
cơ hội ngóc đầu dậy chống phá chính quyền cách mạng.
Sự non trẻ của một chính phủ mới đƣợc thành lập, chƣa kịp củng cố và phát triển,
chƣa đƣợc một nƣớc nào công nhận đã phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.Nền
kinh tế của đất nƣớc vốn nghèo nàn, lạc hậu lại ngày càng kiệt quệ, lại bị xâu xé bởi
các thế lực trên.
Nhân dân đói khổ, chết chóc hoặc phải sống lay lắt, mù chữ (90%), nghiện hút, mê
tín dị đoan… Tất cả những điều đó đã đem lại cho Việt Nam những khó khăn chồng
chất khó khăn. Trong thời thế đó, vấn đề quan trọng nhất ở đây cần đƣợc ƣu tiên hàng
đầu là phải tìm cách để gỡ rối cho nền kinh tế Việt Nam – huyết mạch của sự sống còn
mà đúng hơn là làm sao để ngƣời dân có ăn, để ngƣời dân sống là trƣớc hết, là cấp
bách nhất.
2.2. Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm theo Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (1945 –
1954)
2.2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tăng gia sản xuất
Phải khẳng định rằng, dù nhìn ở góc độ nào thì lợi ích của dân tộc Việt Nam với
hơn 90% dân số là nông dân vẫn luôn trở thành điểm đến trong mọi hoạt động của Hồ
Chí Minh. Nhân dân lao động đã đi vào nhận thức của Ngƣời từ thuở thiếu thời, cho
Ngƣời thấu hiểu nỗi đắng cay, nhọc nhằn, nỗi oan ức, căm phẫn của thân phận mất

nƣớc. Vì thế, chữ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” đã dẫn dắt Ngƣời đi tìm những giá trị
thực cho dân tộc.


22

Ngày 21 – 1 – 1946, trên Báo Cứu quốc, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tơi chỉ có
một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành…”24. Không phải ngẫu nhiên mà cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng từng nhận định:
Hồ Chí Minh đã “nói lên được điều lớn bằng những dịng chữ nhỏ”25. Thật vậy, từ
những dòng chữ nhỏ tƣởng chừng nhƣ rất đỗi đời thƣờng nhƣng ở đó đã chứa đựng
những tình cảm, những khát vọng vơ bờ của Ngƣời dành cho dân tộc. Đồng thời, dòng
chữ nhỏ ấy đã khơng hề bó hẹp ở một phạm vi nào mà nó ln mang tính mở, tính linh
hoạt tùy vào bối cảnh lịch sử nhất định. Vì thế mà ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi
thời điểm, Hồ Chí Minh lại thực hiện những phƣơng pháp, những chủ trƣơng khác
nhau, nhƣng tất cả đều nhằm đem lại cho ngƣời dân có cuộc sống tự do, có cơm ăn, áo
mặc và đƣợc học hành để tạo tiền đề cho sự phát triển.
Từ năm 1945 đến năm 1954 là một thời kỳ mà Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn, thách thức, việc đánh đuổi giặc ngoại xâm đối với Việt Nam lúc bấy giờ là
điều tất yếu, nhƣng vấn đề nan giải đƣợc đặt lên hàng đầu là phải diệt một thứ giặc đặc
biệt hơn, đó là giặc đói.
Từ tình hình cụ thể của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám nhƣ đã nêu trên, chỉ
một ngày sau khi tuyên bố độc lập, ngày 3 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
lên 6 nhiệm vụ cấp bách mà Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa cần phải giải
quyết. Qua đó, nhiệm vụ đƣợc Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu là giải quyết nạn đói
đang hồnh hành trong nhân dân. Ngƣời khẳng định: “Một là, nhân dân ta đang đói –
Ngồi những kho chứa thóc mà Pháp, Nhật vơ vét của nhân dân, bọn Nhật, Pháp còn
bắt đồng bào chúng ta giảm bớt diện tích cấy lúa để trồng thầu dầu, đay và những thứ
cây khác cần thiết cho cuộc chiến tranh của chúng. Hơn nữa, chúng ta cịn tìm thấy

hai kế hoạch của bọn cầm quyền Pháp với mục đích gây nạn đói để ngăn trở phong
trào yêu nước và bắt buộc đồng bào chúng ta phải làm việc như nô lệ.
Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này.Vừa rồi nạn
lụt đã phá hoại 8 tỉnh sản xuất lúa gạo.Điều đó, càng làm cho tình hình trầm trọng

24
25

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.4, tr.187.
Phạm Văn Đồng (2001), Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb. Giáo

dục – Hà Nội, tr. 56.


23

hơn.Những người thốt chết đói nay cũng bị đói.Chúng ta phải làm thế nào cho họ
sống.
Tơi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất”26. Cũng
từ thời điểm này, cụm từ tăng gia sản xuất đã đƣợc Hồ Chí Minh bắt đầu đề cập đến.
Vậy thế nào là tăng gia sản xuất? Tại sao phải tăng gia sản xuất…?
Trƣớc hết, tăng gia “hiểu theo chữ Hán thì có nghĩa là tăng thêm lên. Trong kháng
chiến, chữ “tăng gia” thường dùng để chỉ sản xuất nông nghiệp. Đi tăng gia tức là đi
trồng lúa, trồng ngô, trồng rau…”27.
Nhƣ vậy, tăng gia sản xuất tức là quá trình đẩy mạnh tiến độ, tập trung cao sức lao
động để tạo ra của cải vật chất. Trong giai đoạn 1945 – 1954, tăng gia sản xuất đƣợc
đề cập một cách rõ nét trong lĩnh vực nông nghiệp và nêu bật tầm quan trọng của việc
làm ra lƣơng thực thực phẩm.
Thiếu nguồn lƣơng thực thực phẩm dẫn đến đói nghèo, chết chóc đã thật sự là một
quốc nạn của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi vừa mới ra đời.Ngày 28 – 9 –

1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “sẻ cơm nhường áo”; “lúc chúng ta
nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khơng khỏi chạnh lịng. Vậy tơi xin
đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một
bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy,
thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi
chết đói.Tơi chắc rằng, đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn, mà hăng hái
hưởng ứng lời đề nghị trên.Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào”28.Tƣ
tƣởng và hành động trên Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách rất cụ thể truyền thống ƣu
việt về đạo đức lớn lao, về tình ngƣời cao đẹp và hết sức thiêng liêng của dân tộc ta đã
tồn tại từ ngàn đời. Trong hoàn cảnh đất nƣớc vừa mới giành đƣợc độc lập, khó khăn
thiếu thốn trăm bề, sự sống và cái chết luôn ở một ranh giới khá mong manh mà ngồi
nguồn nội lực cịn đang manh mún thì Việt Nam lúc bấy giờ không thể dựa vào ai. Thế
nhƣng, với truyền thống đồn kết một lịng, lá lành đùm lá rách, tối lửa tắt đèn có
nhau, dân tộc Việt Nam dƣới sự lãnh lạo và làm gƣơng của Hồ Chí Minh đã từng bƣớc

26

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.4, tr. 6 – 7.
Đặng Phong (2002), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, t. 1: 1945 – 1954,
tr.407.
28
Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, t.4, tr.33.
27


×