Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích tâm lý nhân vật lão hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.35 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------

PHÂN TÍCH TÂM LÝ CỦA NHÂN VẬT LÃO HẠC
XOAY QUANH CHUYỆN BÁN CON CHÓ VÀNG
TRONG TRUYỆN NGẮN CÙNG TÊN CỦA NHÀ
VĂN NAM CAO

MÔN: TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đồng Tháp, tháng 7 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------

PHÂN TÍCH TÂM LÝ CỦA NHÂN VẬT LÃO HẠC
XOAY QUANH CHUYỆN BÁN CON CHÓ VÀNG
TRONG TRUYỆN NGẮN CÙNG TÊN CỦA NHÀ
VĂN NAM CAO

MÔN: TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ

Đồng Tháp, tháng 7 năm 2021



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................1
PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO...........................................2
1.1.Các khái niệm.......................................................................................................2
1.1.1. Tâm lý học......................................................................................................2
1.1.2. Tâm lý học quản lý.........................................................................................2
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý quản lý............................................................2
1.2.1. Yếu tố bên trong.............................................................................................2
1.2.1.1. Khả năng ý thức về bản thân.......................................................................2
1.2.1.2. Năng lực.......................................................................................................2
1.2.1.3. Tâm lý cá nhân.............................................................................................2
1.2.2. Các yếu tố chủ quan........................................................................................3
1.2.2.1. Địa vị xã hội.................................................................................................3
1.2.2.2. Giới tính.......................................................................................................3
1.2.2.3. Kinh nghiệm sống........................................................................................3
1.2.2.4. Tuổi tác........................................................................................................3
1.2.3.Các yếu tố khách quan.....................................................................................3
1.2.3.1. Môi trường...................................................................................................3
1.2.3.2. Văn hóa........................................................................................................4
1.3. Các thuộc tính của tâm lý.....................................................................................4
1.3.1. Tính khí...........................................................................................................4
i


1.3.1.1. Người sơi nổi (khí chất nóng)......................................................................4
1.3.1.2. Người linh hoạt (khí chất linh hoạt)............................................................4
1.3.1.3. Người điềm tĩnh (bình thản)........................................................................5
1.3.1.4. Người ưu tư (khí chất yếu)..........................................................................5

1.3.2. Tính cách.........................................................................................................6
1.3.3. Năng lực..........................................................................................................6
1.3.3.1. Khái niệm.....................................................................................................6
1.3.3.2. Năng lực của nhà lành đạo...........................................................................6
1.3.3.3. Nhân cách và sự hình thành nhân cách........................................................7
Tóm tắt chương 1........................................................................................................7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ CỦA NHÂN VẬT LÃO
HẠC TRONG TRUYỆN NGẮN CÙNG TÊN CỦA NHÀ VĂN NAM CAO.................8
2.1. Thực trạng về tâm lý của Lão Hạc.......................................................................8
2.1.1. Tiểu sử nhân vật..............................................................................................8
2.1.2. Câu chuyện phân tích......................................................................................8
2.2. Phân tích thực trạng tâm lý của nhân vật Lão Hạc..............................................9
2.2.1. Tính khí của nhân vật......................................................................................9
2.2.1.1. Tính điềm tĩnh (bình thản)...........................................................................9
2.2.1.2. Tính khí ưu tư............................................................................................10
2.2.2. Tính cách của nhân vật Lão Hạc...................................................................11
2.2.3. Nội tâm của nhân vật Lão Hạc......................................................................14
2.3. Đánh giá thực trạng............................................................................................15
2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................15
ii


2.3.1.1. Ưu điểm tính khí........................................................................................15
2.3.1.2. Ưu điểm tính cách......................................................................................15
2.3.1.3. Ưu điểm năng lực nội tâm.........................................................................16
2.3.2. Nhược điểm..................................................................................................16
Tóm tắt chương 2......................................................................................................17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÂM LÝ CỦA NHÂN VẬT LÃO
HẠC.....................................................................................................................................18
3.1. Mục tiêu của giải pháp tâm lý của nhân vật Lão Hạc........................................18

3.2. Giải pháp hoàn thiện tâm lý...............................................................................18
3.2.1. Phát huy Ưu điểm.........................................................................................18
3.2.1.1. Phát huy ưu điểm của tính khí...................................................................18
3.2.1.2. Phát huy ưu điểm của tính cách.................................................................18
3.2.1.3. Phát huy ưu điểm của năng lực nội tâm.....................................................19
3.2.2. Khắc phục nhược điểm.................................................................................19
3.2.2.1. Nhược điểm tính khí..................................................................................19
3.2.2.1. Nhược điểm tính cách................................................................................19
3.2.2.3. Nhược điểm khả năng nội tâm...................................................................20
Tóm tắt chương 3......................................................................................................20
KẾT LUẬN.........................................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................22

iii


MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy bất tận của nền Văn học Việt Nam đã từng có một trào lưu văn học được
hình thành và phát triển từ những năm 20 cho đến trước cách mạng Tháng Tám. Trào lưu
văn học này có khuynh hướng miêu tả chân thực đời sống, lên án  thực dân phong kiến
đương thời, phơi bày tình cảnh khốn khổ của quần chúng bị áp bức bóc lột. Ở giai đoạn
này, bên cạnh các nhà văn tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,
Nguyễn Tuân hay Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển, ... chúng ta biết đến Nam
Cao như là một trong những cây bút xuất sắc nhất về thể loại truyện ngắn. Mặc dù cuộc
đời cầm bút không dài nhưng ông đã không ngừng say sưa sáng tạo để đem đến cho người
đọc bao tác phẩm hay, giàu ý nghĩa. Trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao không chỉ tạo
niềm tin cho mọi người về cuộc đời mà còn tạo niềm tin cho mọi người về con người với
một quan niệm nghệ thuật tâm lý rất độc đáo. Con người không thể bng xi đầu hàng
hồn cảnh để đánh mất lương tri và nhân phẩm. Triết lí của lão Hạc là sống nghèo còn hơn
sống hèn, thà chết trong còn hơn sống đục, thà chấp nhận một cuộc đời ngắn ngủi còn hơn

sống mà để phiền lụy đến mọi người, sống mà vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời,
và cả với thế hệ sau. Đó là những triết lí sống đẹp rất đáng để chúng ta học tập và noi theo.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cảm phục trước những hành động của các nhân vật cũng như tâm lý con người của nhà
văn trong tác phẩm, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tâm lý của nhân vật Lão Hạc xung quanh
chuyện bán con chó vàng” với mong muốn có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tâm lý
nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tâm lý của nhân vật Lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó vàng trong Truyện ngắn
Lão Hạc, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, 2004.

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÂM LÝ LÃNH ĐẠO
1.1.Các khái niệm
1.1.1. Tâm lý học
Là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nghiên cứu cái chung trong tâm tư của con
người, những quan hệ tâm lý của con người với nhau. Việc nghiên cứu về tâm lý quản lý
được xem như một yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với tất cả những ai quan tâm đến
việc cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý, làm tốt việc tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng
nhân tài.
1.1.2. Tâm lý học quản lý
Tâm lý học quản lý nghiên cứu đặc điểm tâm lý của con người trong hoạt động quản lý, đề
ra, kiến nghị và sử dụng các nhân tố khi xây dựng và điều hành hệ thống xã hội. Tâm lý
học quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu tâm lý những người dưới quyền mình,
nhìn thấy được những hành vi của dưới, sắp xếp nhân sự một cách hợp lý phù hợp với khả
năng của họ. Tâm lý học quản lý giúp người lãnh đạo biết cách ứng xử, tác động mềm dẻo
nhung cương quyết với cấp dưới và lãnh đạo những hành vi của họ, đoàn kết thống nhất
một tập thể. Để hiểu rõ hơn về tâm lý học quản lý chúng ta cần nghiên cứu các thuộc tính

tâm lý cá nhân, đó là: tính khí, tính cách và năng lực.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý quản lý
1.2.1. Yếu tố bên trong
1.2.1.1. Khả năng ý thức về bản thân
Một cách thức để người lãnh đạo chế ngự áp lực công việc là phát triển những suy nghĩ
phóng đại tầm quan trọng của bản thân và tự phóng đại bản thân, đồng thời là nhu cầu
được ngưỡng mộ; một cách để họ chế ngự cảm giác mất mát là phát triển cảm giác về danh
vọng, tin tưởng rằng họ xứng đáng với sự đối xử đặc biệt.
1.2.1.2. Năng lực
Một nhà lãnh đạo giỏi khơng nhất thiết phải có năng lực chun mơn, mà cần nắm bắt
được các yếu tố thành công của nhà lãnh đạo. Khả năng ra quyết định: là một trong những
yếu tố tiên quyết khẳng định tố chất của nhà lãnh đạo.
1.2.1.3. Tâm lý cá nhân
2


Áp lực tâm lý mà nhà lãnh đạo thường gặp là:
Sự đơn độc của quyền lực: Khi con người đạt đến đỉnh cao danh vọng trong một tổ chức,
stress và sự rối loạn tăng thêm, do các mối quan hệ và hệ thống trợ giúp trước đây đã thay
đổi và các đồng nghiệp cũ trở nên xa cách.
Tham quyền lực: Nỗi sợ đánh mất cái mà họ phải rất khó khăn mới đạt được như vị trí lãnh
đạo cao nhất trong tổ chức đó khuyến khích con người có những hành vi xấu xa. Lo sợ bị
ghen ghét, là đối tượng của sự ghen ghét rất khó chịu. Nỗi sợ đó có thể tăng đến mức nhà
quản lý có hành vi tự hủy hoại “chuyến thắng than sự bất lực.
1.2.2. Các yếu tố chủ quan
1.2.2.1. Địa vị xã hội
Những nhà quản lý có chức vụ cao nắm trong tay quyền lực lớn sẽ gánh vác nhiều trách
nhiệm cao hơn với lời nói và hành động của mình. Họ thường khơng có nhiều thời gian
hay sự tương tác để dễ dàng cảm thơng và thấu hiểu nhân viên của mình.
1.2.2.2. Giới tính

Phụ nữ thường có tâm lý nhạy cảm, ứng xử linh hoạt hơn nam giới. Tính tình mềm mỏng,
phản ứng tích cực hơn trước hồn cảnh bị đát. Chính vì vậy, họ sẽ hài hịa hơn trong cơng
việc và đối xử với người khác thiên về tình cảm hơn.
1.2.2.3. Kinh nghiệm sống
Người có nhiều kinh nghiệm sống sẽ phải biết làm như thế nào để dung hòa mối quan hệ
trong cuộc sống cũng như công việc, biết cách kiềm chế cảm xúc, biết cư xử hợp lý để đạt
mục đích cuối cùng.
1.2.2.4. Tuổi tác
Những nhà lãnh đạo cao tuổi khó chấp nhận sự thay đổi nhưng họ thường nhận diện vấn đề
nhanh chóng, có những cách giải quyết cơng việc đúng hướng.
1.2.3.Các yếu tố khách quan
1.2.3.1. Môi trường
Những người nhận được mơi trường tốt sẽ có chiều hướng tương đối cân bằng, có ý thức
về lịng tự trọng, khả năng tự phán xét, xung quanh họ tỏa ra sức sống sống động. Ngược

3


lại, những người có mơi trường khơng được tốt, thơng thường họ bị trói buộc trong các vấn
đề về quyền lực, danh vọng.
1.2.3.2. Văn hóa
Văn hóa ở đây là văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức hay cộng đồng. Sự nhấn mạnh trong
văn hóa phương Đơng là nhấn mạnh tính tập thể, coi trọng tình nghĩa, coi trọng cái đức
hơn cái tài. Những người bị ảnh hưởng bởi văn hóa này thường dĩ hịa vi q tuy nhiên hơi
bảo thủ, ít coi trọng ý kiến cấp dưới. Cịn văn hóa phương Tây dựa trên giá trị cá nhân và
nhấn mạnh tính tự chủ trong từng hồn cảnh, do đó họ cởi mở và dân chủ hơn.
1.3. Các thuộc tính của tâm lý
1.3.1. Tính khí
Tính khí là đặc thù của sự biểu hiện nhân cách, phụ thuộc vào những đặc điểm bẩm sinh và
các đặc điểm cơ thể con người. Dựa vào hoạt động của hệ thần kinh, tính khí con người

được chia ra 4 loại khí chất như sau: người sôi nổi, người linh hoạt, người điềm tĩnh và
người ưu tư.
1.3.1.1. Người sơi nổi (khí chất nóng)
- Cơ sở sinh lí: ức chế, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng không cân bằng
lúc quá tải, lúc quá hữu (vui quá trời mà buồn thì thấy đất), thất thường.
- Biểu hiện bên ngồi: nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, hay cáu gắt, hay
biểu lộ cảm xúc ra ngồi, cởi mở, rất nhiệt tình với mọi người. Về tình cảm thì yêu ghét rõ
ràng, thường sống thiên về tình cảm, hay để tình cảm lấn át lí trí.
- Ưu điểm: nhiệt tình, thẳng thắn bộc trực, quyết đoán, dám nghĩ dám làm.
Thường là những người đi đầu trong các hoạt động, có khả năng lơi cuốn người khác.
- Nhược điểm: hay vội vàng hấp tấp, nóng nảy, khó kiềm chế - khơng có hoặc ít
khả năng tự kiềm chế, lại bảo thủ, hiếu thắng, không kiên trì; khi rơi vào hồn cảnh
khó khăn sẽ thường không tự chủ được bản thân.
- Phù hợp với những công việc chứa nhiều mâu thuẫn, mới mẻ, cần quyết đốn, mạo hiểm.
1.3.1.2. Người linh hoạt (khí chất linh hoạt)
- Cơ sở sinh lí: phản ứng, nhịp độ thần kinh mạnh, mềm dẻo, tính cân bằng giữa ức chế và
hưng phấn cao, linh hoạt.
4


- Biểu hiện bên ngồi: nói nhiều, nhanh. Hoạt động cũng nhanh nhẹn. Quan hệ thì vui vẻ,
dễ gần.
- Ưu điểm: tư duy linh hoạt, nhận thức nhanh, thích nghi với mọi hồn cảnh. Họ rất lạc
quan, nhanh nhẹn, có tài ngoại giao, nhiều sáng kiến, có khả năng tổ chức.
- Nhược điểm: Thiếu sâu sắc, thiếu kiên định, làm việc tùy hứng, khơng thích hợp với
những cơng việc đơn điệu. Làm việc nhanh nhưng chất lượng không cao.
- Phù hợp với công việc cần phản ứng nhanh, phải thay đổi thường xuyên, hiệu quả công
việc lại phụ thuộc vào hứng thú đối với cơng việc đó, ví dụ như: ngoại giao, lái xe, lái máy
bay, marketing, cứu hộ.
1.3.1.3. Người điềm tĩnh (bình thản)

- Cơ sở sinh lý: có cường độ thần kinh hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng ở mức độ
tương đối (khơng mạnh như khí chất nóng nảy và năng động) và khơng linh hoạt.
- Biểu hiện bên ngồi: kiểu người ít nói, nói chắc. Hành vi chậm chạp, khơng bộc lộ cảm
xúc ra bên ngồi, hơi khơ khan.
- Ưu điểm: ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chín chắn, lịch sự, tế nhị, ln bình
tĩnh, làm chủ được tình huống và vơ cùng kiên định. Đã quyết định rồi thì làm đến cùng.
- Nhược điểm: Khả năng tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá ngun tắc, cứng nhắc, đơi khi
máy móc. Là người khó gần, khó làm quen và khơng biết được tâm trạng của họ.
- Phù hợp với công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại, có thể địi hỏi bảo mật, kín đáo.
1.3.1.4. Người ưu tư (khí chất yếu)
- Cơ sở sinh lí: có cường độ thần kinh yếu, cả hưng phấn và ức chế đều yếu và không linh
hoạt. Nhưng ức chế vẫn trội hơn (buồn nhiều hơn vui), cịn bình thường thì chẳng vui
chẳng buồn.
- Biểu hiện bên ngồi: phản ứng thần kinh chậm, kín đáo, ít nói, tiếng nói nhẹ nhàng,
yếu ớt. Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Nhận thức chậm, chắc, có năng
khiếu riêng. Khơng thích đám đơng, khơng thích ồn ào, khơng thích quan hệ rộng.
- Ưu điểm: Có tính tự giác, kiên trì trong cơng việc, làm việc rất cẩn thận, chu đáo, ít làm
mất lịng người khác. Có óc tưởng tượng phong phú, hay mơ mộng.

5


- Nhược điểm: khơng thích giao tiếp, dễ bị tổn thương, khơng năng động, khó thích nghi
với mơi trường mới, không chịu được sức ép của công việc.
- Phù hợp với cơng việc: cơng việc thích hợp là việc nghiên cứu, đơn điệu, lặp đi lặp lại,
công việc cần lãng mạn, nghệ thuật, văn, thơ, hội họa
1.3.2. Tính cách
Là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy
nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách. Thường thì
tính cách được chia làm hai loại: tính tốt và tính xấu. Ngồi ra cịn có tính trung lập (trầm

lặng) và tính vừa xấu vừa tốt.
1.3.3. Năng lực
1.3.3.1. Khái niệm
Là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của
một hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao.
1.3.3.2. Năng lực của nhà lành đạo
- Năng lực tái tạo: là năng lực mà con người có thể duy trì và phát huy hiệu quả trong việc
vận dụng trong một thời gian dài.
- Năng lực sáng tạo: là sự hứng thú đối với cơng việc mình được giao. Gặp tình huống khó
khăn phức tạp nhưng vẫn không uể oải, làm cho bằng được.
- Năng lực tư duy: những người có năng lực tư duy thường có trí nhớ rất tốt, thích lý luận,
nhìn nhận vấn đề khoa học, giỏi làm việc với các con số.
- Năng lực ngôn ngữ: giỏi làm việc với các con chữ. Thông minh trong sử dụng từ ngữ,
sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu chữ, có kỹ năng nói và viết tốt.
- Năng lực biểu diễn: khả năng chỉ huy, điều khiển các bộ phận trên cơ thể, khéo léo và
uyển chuyển,…
- Năng lực âm nhạc: giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh. Nó thể hiện ở sự nhạy cảm đối
với các giai điệu, cảm xúc, tiết tấu, âm thanh,…
- Năng lực thị giác: giỏi làm việc với các vật thể, không gian. Thế mạnh lớn nhất trong khả
năng này là có cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, tọa độ và bố cục.

6


- Năng lực tương tác: giỏi làm việc với người khác. Tinh tế và nhạy cảm trong nhìn nhận,
đánh giá con người và sự việc; nắm bắt trúng tâm tư của người khác.
- Năng lực nội tâm: giỏi làm việc với chính mình. Am hiểu bản thân, đánh giá chính xác
các cảm xúc, thích suy tư, khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập,…
- Năng lực thiên nhiên: giỏi làm việc với thiên nhiên.
1.3.3.3. Nhân cách và sự hình thành nhân cách

Khái niệm nhân cách đề cập đến mặt xã hội, giá trị tinh thần của cá nhân với tư cách là
thành viên của một xã hội nhất định.
+ “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang
thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A. G. Kovaliop).
+ “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của các nhân, biểu hiện
bản sắc và giá trị xã hội của con người” (Nguyễn Quang Uẩn).
Tóm tắt chương 1
Tâm lý lãnh đạo sẽ có 03 phần chính là tính khí, tính cách, năng lực. Trong mỗi khía cạnh
lại có các thành phần nhỏ hơn, để thực hiện quản lý, lãnh đạo thành công cần hiểu rõ các
phần chính góp phần tạo nên tâm lý lãnh đạo và cả các thành phần nhỏ, cần phân tích chi
tiết cụ thể, rõ ràng để có hành động phù hợp nhằm đạt được mục đích quản trị con người.
Đề tài chọn tính khí điềm tĩnh, ưu tư; tính cách lương thiện, giàu lòng yêu thương, tự
trọng; năng lực nợi tâm để phân tích thơng qua hình ảnh nhân vật Lão Hạc xoay quanh
việc bán con chó vàng trong tác phẩm truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.

7


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÂM LÝ CỦA NHÂN VẬT LÃO
HẠC XUNG QUANH CHUYỆN BÁN CON CHÓ VÀNG
2.1. Thực trạng về tâm lý của Lão Hạc
2.1.1. Tiểu sử nhân vật
Cùng với các nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,... Nam Cao là một cái tên không thể
thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Tham gia vào dòng văn học 19301945 tuy là muộn so với các nhà văn khác nhưng bằng cách riêng của mình Nam Cao đã
ghi vào lòng độc giả những ấn tượng riêng và có một vị trí đứng vững chắc. Ơng viết rất
nhiều tác phẩm như Sống mòn, Một bữa no, Đời thừa, .... nhưng không thể không kể tới
tác phẩm truyện ngắn Lão Hạc. Nhân vật Lão Hạc trong truyện là một nhân vật đã để lại
trong người đọc ít nhiều suy nghĩ. Lão Hạc là một lão nơng nghèo nhưng có nhiều phẩm
chất tốt đẹp và đáng quý.
Nhân vật Lão Hạc là nhân vật điển hình, đại diện cho mỗi tầng lớp người nơng dân rơi vào

hồn cảnh trớ trêu nhưng toát lên những vẻ đẹp tâm hồn trong sáng. Lão Hạc có một cuộc
đời hết sức bi thảm. Tâm lý nhân vật lão Hạc được thể hiện qua những hành động, lời nói
của lão, nhiều đoạn đối thoại mà như độc thoại.
Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói
nghèo đày đọa. Nam Cao đã thơng qua cuộc đời của lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa
phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh thép, nhưng
khơng kém phần chua xót. Tuy ở một hồn cảnh đáng buồn như vậy, nhưng lão Hạc ln
có một tấm lịng vị tha, nhân hậu.
2.1.2. Câu chuyện phân tích
C̣c sớng của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Vợ lão mất sớm, một
mình lão ni con. Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách
cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày
tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm trịn bổn phận của người
cha. Cịn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cơ độc, thui thủi
một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỷ vật của người con trai để lại. Lão coi cậu
8


Vàng như người bạn, như đứa con, như con cháu trong nhà mà đối xử hết mực yêu thương.
Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Nhưng sự túng quẫn ngày
càng đe dọa lão. Lão phải bán cậu Vàng đi vì khơng thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó
và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của
cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.
Thỉnh thoảng khơng có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Cho nó ăn
cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng
như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa
cháu bé về bố nó. Chính vì tình u thương ấy mà khi bán cậu Vàng thì trong lão diễn ra
một sự dằn vặt đau khổ, day dứt: Lão kể lại cho ông giáo việc bán cậu Vàng với tâm trạng
vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ơm chầm lấy lão mà ịa lên
khóc”.

Sau khi bán chó, lão sắp xếp cho chính cuộc đời mình sau đó: Lão gửi nhờ mảnh vườn cho
ơng giáo trơng coi đến khi nào con trai lão về thì nó có cái để làm vườn. Lão sợ khi lão
mất rồi nhiều người lại dịm ngó Lão đem số tiền bán chó và nhịn ăn có được mang sang
nhà ơng giáo để nhờ vả ma chay cho mình. Suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một
cách tự nguyện cũng vì thương con lão. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho
thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết,
tìm một lối thốt cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo
khổ sở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám bấy giờ.
2.2. Phân tích thực trạng tâm lý của nhân vật Lão Hạc
2.2.1. Tính khí của nhân vật
2.2.1.1. Tính điềm tĩnh (bình thản)
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói
của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão cịn có những hồn cảnh riêng
vô cùng bất hạnh. Cho dù đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nơng dân Việt
Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thốt nhanh chóng
nhất là cái chết nghiệt ngã. Nhưng trên hết là thái độ điềm tĩnh giữa cuộc đời đầy khắc
9


nghiệt ấy, Lão Hạc vẫn giữ những nét bình thản làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của
người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng.
Không chỉ giàu tình u thương, người nơng dân cịn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự
trọng là thứ gì đó xa xỉ vơ cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí
mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão khơng chỉ bình thản giữ được tình
thương tươi mát mà cịn giữ được lịng tự trọng vàng đá của mình. Để đến sau khi bán cậu
Vàng, lão vẫn bình thản, điềm tĩnh sắp xếp cái chết cho mình ổn thỏa để không phải làm
phiền đến bà con hàng xóm.
2.2.1.2. Tính khí ưu tư
Vì đói nghèo đến cùng cực, lão buộc phải bán cậu Vàng đi, nhưng lương tâm và tình

thương con mãnh liệt đã khiến lão day dứt mãi không nguôi. Đối với nhiều người hay ngay
cả ông giáo trong làng - nhân vật "tơi" trong truyện, việc bán một con chó là một điều hết
sức bình thường. Nhưng với lão Hạc, bán cậu Vàng chính là bán đi mối liên kết duy nhất
giữa ơng và con trai mình. Chính vì thế mà tâm trạng lão mới day dứt, khổ sở, dằn vặt.
Một con vật lão thương yêu là thế, đến khi lâm vào đường cùng, lão trăn trở mãi khơng
biết có nên bán hay không. Tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó có cao trào, có
giải quyết, khiến người đọc vừa thương cảm cho số phận nghèo đói của lão, vừa phẫn nộ
trước xã hội thực dân nửa phong kiến tàn độc, thối tha.
Trước khi bán cậu Vàng, lão Hạc đối xử với nó như con, nên đứng trước sự lựa chọn bán
hay không bán, lão không thể dứt khốt đưa ra quyết định của mình. Năm lần bảy lượt lão
thủ thỉ với ơng giáo: "Có lẽ tơi bán con chó đấy, ơng giáo ạ!". Đến mức nhân vật ông giáo
phải cảm thấy "đã nhàm rồi" vì nghĩ rằng lão nói "để có đấy thơi". Xét cho cùng, chẳng
qua cũng chỉ là con chó, việc bán nó đi có gì khó khăn đến vậy.
Diễn biến tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó khiến người đọc cảm thấy đắng cay và
thương tâm. Lão tìm đến ơng giáo, chạy sang nhà ông báo: "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo
ạ!", "cố làm ra vui vẻ" nhưng trông "lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước". "mặt
lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô nhau lại với nhau, ép cho nước mắt chảy
ra...lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc". Bộ dạng thảm thương đến nhói lịng, sự hối hận,
dằn vặt hóa thành những giọt nước mắt chảy trên gương mặt của lão nông tuổi đã xế chiều.
10


Lão cảm thấy bản thân có lỗi với cậu Vàng vì "trót lừa một con chó". Nấc nghẹn trong
hàng nước mắt, lão kể với ông giáo khi cậu Vàng bị bắt, tự chửi rủa, trách móc bản thân
mình: "Khốn nạn... Ơng giáo ơi! Nó có biết gì đâu!", "Nó thấy tơi gọi về thì chạy ngay về,
vẫy đi mừng", "Nó cứ làm in như nó trách tơi; nó kêu ư ử, nhìn tơi như muốn bảo tơi
rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tơi như thế này?". Câu
trách móc của cậu Vàng hay chính lão Hạc tự trách móc chính mình. Lão thương con chó,
đối với nó như con để rồi cuối cùng, chính lão lại là người bán nó cho bọn bn thịt. Lịng
tự trọng và tính cách thiện lương khiến lão Hạc không thể ngưng hối hận. Trong đầu lão

bây giờ chỉ quẩn quanh hình ảnh cậu Vàng với ánh mắt trách móc vì lão đã lừa nó. Tâm
trạng cùng quẫn đau khổ, như người ta phải cắn răng bán đi chính đứa con đẻ của mình.
2.2.2. Tính cách của nhân vật Lão Hạc
Xung đột bi kịch trong tác phẩm “Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiện lương
của lão Hạc với cái đói. Sống trong khổ đau bất hạnh, nhưng Lão Hạc vẫn sáng lên vẻ đẹp
của nhân cách sâu bên trong tâm hồn.
- Lão thương yêu con trai.
Nhắc đến con trai lão, ta hiểu lão yêu con sâu sắc đến nhường nào. Lão thương con khơng
lấy được vợ, phẫn chí phải ra đi. Trong việc lỡ dở tình dun này, lão ln day dứt vì mình
khơng phải. Ai đời làm cha mà khơng lo nổi hạnh phúc cả đời cho con, để nó phải đi làm
đồn điền cao su? Lão thương con đứt ruột nhưng lại bất lực để con ra đi. Tất cả cũng chỉ
tại những hủ tục của xã hội đương thời: bên nhà gái thách cưới nặng quá, lão nghèo nên
không thể lo nổi, khiến trai gái yêu nhau mà khơng đến được với nhau. Lão khơng cho nó
bán vườn đâu phải vì khơng thương nó, đứa con mới lớn sao hiểu được sự lo lắng của
người cha đã từng trải, suy nghĩ thấu đáo cho tương lai của con: “Ai lại bán vườn đi lấy
vợ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng gái họ cứ
khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng khơng đủ cưới”. Con trai lão “thấy
bố nói thế thì thơi ngay”, “thơi” nhưng nó có vẻ buồn vì “hai đứa mê nhau lắm”. Trước lúc
đi xa, nó khơng những khơng giận bố mà còn biếu bố hẳn 3 đồng bạc. Đối với lão, tất cả
những chi tiết ấy như một kỉ vật thiêng liêng về lòng hiếu thảo. Bởi vậy khi nhắc đến con

11


trong những cuộc trị chuyện với ơng giáo, đơi mắt lão Hạc lại rưng rưng, lão ngậm ngùi
trong tiếng nấc, bất lực, cam chịu thấy con ra đi.
Lão luôn nhớ đến con. Đang nói chuyện với ơng giáo về việc bán con Vàng, lão cũng nhắc
đến con “thằng bé nhà tơi dễ đến hơn một năm khơng có thư từ gì đấy ơng giáo ạ”, nói
chuyện với con Vàng, lão cũng nhắc đến con. Có lẽ hình ảnh đứa con lúc nào cũng hiện
lên trong nỗi nhớ. Lão trông mong từng ngày con trai trở về. Nhớ con bao nhiêu, lão chắt

chiu dành dụm cho con bấy nhiêu. Vì vậy, dù yêu quý con Vàng, lão cũng phải bán đi. Lão
chấp nhận cuộc sống đắp đổi qua ngày chứ quyết không phạm vào tiền của con. Lão hiểu
với người nông dân, tấc đất quan trọng như thế nào. Lão cũng biết mảnh vườn của con lão
đang bị kẻ có thế lực dịm ngó. Và thế là lão vờ nhượng lại cho ông giáo để giữ mảnh vườn
cho con. Lão sống đầy trách nhiệm và tình thưng với con.
- Thương con trai, lão cũng thương con Vàng.
Con chó vốn là lồi vật trung thành với chủ, nhưng cũng thường bị coi thường, xem rẻ.
Nhưng với Lão Hạc, khơng có con bên cạnh, lão Hạc bầu bạn cùng con chó mà lão âu yếm
gọi bằng Cậu Vàng, và gán ghép con trai mình là bố cậu Vàng. Lão cho nó ăn trong bát
như chó của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trị
chuyện, khi dấu dí, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con
Vàng khơng chỉ là con là cháu mà cịn là người bạn để lão vợi bớt nỗi buồn, cô đơn trống
trải. Hơn thế, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với nguồn hi
vọng mai kia con trở về làm cỗ cưới vợ. Nặng nề biết bao khi lão quyết dứt tình để bán cậu
Vàng. Không bán cậu vàng, làm sao lão nuôi nổi nó mà khơng để nó bị ốm đói? Vì lão
cũng đang đói dài! Khơng bán cậu Vàng làm sao lão có đủ chút tiền để khi nhắm mắt xi
tay mà khơng mấy “liên lụy đến hàng xóm láng giềng”? Thế chẳng đặng đừng, lão phải
bán chó, nhưng việc làm chẳng đặng đừng đó thật sự làm lão đau đớn. Hãy nghe lời ông
giáo: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng
nước. Mặt lão bỗng nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Lão hu hu khóc…”. Chứng kiến cảnh đó, ơng giáo cũng muốn “ơm chồng lấy lão mà ịa
lên khóc và khơng xót xa năm quyển sách quá như trước nữa” vì cuộc đời là một sự bị
12


tước đoạt dần dần những cái mình quý mình yêu. Ông giáo nói với lão Hạc như với người
“đồng bệnh tương liên”: “Lão Hạc ơi!
Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?”.
- Lão là người nơng dân sống lương thiện.

Cả đời lão sống bằng đôi bàn tay lao động của mình. Khi cịn khoẻ, lão làm th cuốc
mướn. Khi ốm đau, khơng làm th được nữa thì lão kiếm con trai con ốc, củ khoai củ ráy.
Khi không cịn tự kiếm sống được nữa thì lão tự kết liễu đời mình bằng bả chó chứ khơng
đi ăn trộm, ăn cắp như Binh Tư. Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống đục. Quen sống
lương thiện, lão khổ đau dằn vặt khi nghĩ rằng mình đánh lừa con chó: “thì ra tơi già bằng
này tuổi đầu rồi cịn đánh lừa con chó”. Ánh mắt con Vàng xốy sâu vào lão nỗi oán trách
giận hờn khiến lão thấy ân hận, xót xa. Xử sự khơng phải với con chó lão dằn vặt, day dứt
đến vậy thì hẳn lão khơng thể làm điều ác với ai bao giờ. Lão sống hiền lành, chân chất,
nhân hậu quá, đáng trân trọng biết bao.
- Lão còn là người giàu lòng tự trọng.
Từ một cử chỉ nhỏ: nhường cho ơng giáo rít hơi thuốc lào đầu tiên cho đến một ứng xử
quyết liệt, đối mặt với cái chết. Sống trong túng thiếu nhưng lão không phiền lụy đến ai.
Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm
giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Sự giúp đỡ của ông
giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng “một miếng khi đói, bằng
một gói khi no” hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà
ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ơng giáo tốt bụng thật, nhưng
lão khơng thể lợi dụng lịng tốt của người khác, khơng thể để phiền luỵ đến người khác.
Lão đã từng nói với ơng giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết khơng nhắm mắt được”. Ngay
đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Một biểu hiện thật
cao đẹp mà cũng thật chua xót của lịng tự trọng là lão thà chết để giữ trọn đạo làm cha,
nhân cách làm người. Một nỗi nghẹn ngào trào dâng khi ta hiểu rằng: con người cô đơn bất
hạnh ấy đã sống bằng một tình yêu thương sâu sắc, bằng nhân cách cao thượng và chết đi
trong ý thức tự trọng vô cùng lớn lao. Cái chết của lão là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ

13


bề ngoài “gàn dở bần tiện” hay chỉ làm bộ đạo đức giả. Lão Hạc - người nơng dân bình
thường, nhỏ nhoi, nghèo đói, nhưng từ lão lại toả ra ánh sáng rạng ngời của nhân cách.

2.2.3. Nội tâm của nhân vật Lão Hạc
Xuyên suốt truyện, là nội tâm tâm lý của Lão Hạc, ta thấy từng suy tính, cân nhắc, lựa
chọn của lão Hạc. Mặc cho cái vẻ bề ngồi có phần lẩn thẩn của nhân vật, nhưng nhìn thấu
cái bề sâu, bề xa, để thấy được bản chất nhất mực lương thiện, nhân hậu, tuyệt vời tự trọng
và vị tha của lão.
Sâu trong nội tâm của Lão Hạc phải dềnh dàng mãi mới nói ra cái dự định mà ơng khơng
hề muốn làm: “Có lẽ tơi bán con chó đấy, ơng giáo ạ!”. Nghe câu đó, ơng giáo rất “dửng
dưng” vì biết “Lão nói là nói để đó thế thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật
đi nữa thì đã sao? Làm qi gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế!”. Ông giáo
mặc nhiên muốn bác lão Hạc: “Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tơi q
năm quyển sách của tơi”. Nhưng rồi sau đó, đương nhiên, ơng giáo cũng hiểu ra cái lí do
khiến lão Hạc khổ tâm khi phải bán chó chính là vì lão thương thằng con, cốt nhục duy
nhất của lão giờ trôi dạt không biết tận đâu, không khéo suốt cả đời nó sẽ sa vào kiếp vong
gia thất thổ. Do đó tuy mầm mống bi kịch của lão Hạc bắt đầu từ một tình u bất thành
bất thành hơn sự của đứa con trai nhưng bi kịch nội tâm của lão Hạc thật sự bắt đầu khi lão
có ý định bán “cậu Vàng” trong nỗi tuyệt vọng vì ngay cả cái tử tế cuối cùng, cái niềm hi
vọng cuối cùng của lão lão cũng đánh mất “tôi già bằng này tuổi đầu rồi cịn đánh lừa một
con chó, nó khơng ngờ tơi nỡ tâm lừa nó”.
Bước thứ nhất trong kế hoạch ấy là tìm người tâm phúc để uỷ thác. Lão tâm sự cùng ông
giáo: “lão già yếu lắm rồi, khơng biết sống chết lúc nào; con khơng có nhà; lỡ chết không
biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết khơng nhắm mắt.
Bước thứ hai, lão đơn thương độc mà dấn thân. Trao trọn ba mươi đồng cùng với văn tự
giao vườn cho ông giáo - để giữ vườn lại cho con và khỏi liên lụy xóm làng vì hậu sự của
mình lão khơng cịn một trinh một chữ. Lão chế tạo mọi thứ có thể để nhét và dạ dày quen
lép kẹp của lão mà nào đâu có đủ cầm hơi. Kết cục, lão đã chọn cái chết bằng bả chó đầy
vật vã thương tâm để đi trọn hành trình làm người lương thiện.
14


Tình thương lão giành cho người ở lại dường như đã vắt cạn hết lòng tự trọng của một con

người, xố sạch nổi cao ngạo đối với một con chó, và đầy ắp nổi cưu mang đối với giá trị
nhân phẩm trót vời của nền ln lý Á Đơng. Nam Cao đã từng trên quan điểm nhân bản
của Thánh hiền, lặn sau xuống đáy tột cùng của xã hội để hiểu một con người.
Sau khi bán chó, cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại
cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách.
Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng
một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một
sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Tác giả lạnh lùng đẩy nấc
thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu khơng bằng lịng vẫn khơng
dám vội vàng phê phán.
2.3. Đánh giá thực trạng
2.3.1. Ưu điểm
2.3.1.1. Ưu điểm tính khí
Với tính khí điềm tĩnh bình thản có cường độ thần kinh hưng phấn và ức chế cân bằng
nhưng ở mức độ tương đối (khơng mạnh như khí chất nóng nảy và năng động) và khơng
linh hoạt. Hành vi của Lão Hạc chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc bên ngồi, hơi khơ
khan.
Tuy nhiên nhân vật Lão Hạc là người có trách nhiệm, biết nghĩ cho người khác, sâu sắc,
cân nhắc suy nghĩ đắn đo trước khi hành động, chẳng hạn như việc phải bán con chó vàng.
Ln suy nghĩ sâu sắc cho người khác, giàu tình cảm, chu đáo. Luôn có tính tự giác ý thức
cao, biết nghĩ cho người khác.
2.3.1.2. Ưu điểm tính cách
Lão Hạc với một số phận bất hạnh nhưng lại nổi bật trên đó phẩm chất tốt đẹp của lãohiền lành, chất phác, yêu thương con, nhân hậu, trong sạch, giàu lòng tự trọng. Là người ít
nói, dáng vẻ lề mề chậm chạp nhưng ẩn sâu bên trong đó là một tấm lịng tràn đầy tình yêu
thương

15




×