Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỘC SINH LỚP 12 NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ VÀ PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.5 KB, 30 trang )

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Với văn học, thế giới nội tâm của con người mãi là mảnh đất màu mỡ và
bí ẩn ln mời gọi những tìm kiếm, khám phá. Trên tinh thần đó, văn xi Việt
Nam thời kỳ từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 xuất hiện nhiều cây bút
quan tâm đến số phận cá nhân con người, tập trung đi vào vũ trụ lòng người với
tất cả sự phong phú, tinh tế vốn có của nó như Tơ Hồi, Kim Lân, Nguyễn Khải,
Ngun Hồng…v...v. Họ vừa kế tiếp văn học quá khứ - nối tiếp những thành tựu
đã đạt được ở “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Cơn - Đồn Thị Điểm), “Cung ốn
ngâm khúc” (Nguyễn Gia Thiều” và đặc biệt là kiệt tác truyện Kiều (Nguyễn
Du)… vừa cập nhật trào lưu văn học thế giới ở thế kỷ XX với những Hê- minhuê, Rơmazcơ, Sô lô khôp…
Vậy mà khi đứng trước các tác phẩm vừa hay vừa khó trong chương trình
như vậy, học sinh lớp 12 - lớp cuối cấp - vẫn giữ thói quen khơng đọc (hoặc chỉ
đọc qua chưa hết chuyện), chỉ soạn bài qua loa chiếu lệ, đối phó. Hơn nữa do
việc học vất vả cộng thêm với xu hướng chọn khối thi nên phần lớn các em học
sinh học tủ, học lệch dẫn đến tình trạng thờ ơ với bộ mơn hay hiểu hời hợt tác
phẩm, khi làm bài phân tích nhân vật thì nói chung chung, kể lể cốt truyện miễn
sao dài 2-3 trang giấy. Với đối tượng học sinh trung bình trở xuống, các em phụ
thuộc máy móc vào bài văn mẫu huặc hoang mang trong việc định hướng cách
làm bài.
Thế cịn về phía các thầy cơ thì sao? Đội ngũ giáo viên của chúng ta dần
được hoàn thiện do được đào tạo chính quy có trình độ chun mơn và nghiệp
vụ sư phạm vững vàng; do qua các lớp bồi dưỡng thường xuyên; do ứng dụng
đổi mới trong dạy học văn nhưng vẫn còn hiện tượng dạy chay – dạy mà chưa
đọc kỹ, đọc trọn ven tác phẩm. Quan trọng hơn nhiều giáo viên chưa nắm vững
đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự, thiếu kiến thức lý luận văn học về
phân loại nhân vật nên tỏ ra long ngóng khi tìm hiểu giải pháp tiếp cận nhân vật
một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học. Với tư cách là người trực tiếp đứng
1




Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

trên bục giảng, trước thực trạng trên, chúng tơi băn khoăn - tìm một giải pháp
hữu hiệu nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức nền, kiến thức cơ bản về tác
phẩm qua các nhân vật thiên về đời sống nội tâm một cách nhanh nhất, dễ nhất.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực tế giảng dạy và tìm hiểu học sinh cho thấy: Việc tìm hiểu và tiếp cận
tác phẩm của học sinh trong giờ đọc văn còn lúng túng, mang tính chất thụ
động, chưa phát huy được vai trị chủ động sáng tạo của mình. Do đó ấn tượng
về tác phẩm chưa đủ rộng, đủ sâu và chưa thực vững chắc. học sinh phản ứng
chậm trước câu hỏi, rụt rè trong phát biểu ý kiến, cịn nơng cạn do lười đọc tài
liệu, xem nhẹ kiến thức chìa khóa trong tiếng Việt, làm văn, lí luận văn học. Mặt
khác giáo viên cũng ham nói, tham kiến thức, sợ thiếu thời gian nên khơng để
học trị phát biểu thỏa đáng...
Như vậy trong giờ đọc hiểu một tác phẩm văn chương vấn đề quan trọng
nhất là phải “đẩy” học sinh vào cuộc “tự khám phá tác phẩm”. Từ đó các em có
thể tự tìm kiếm, chiếm lĩnh và cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn
chương, tiếp nhận tác phẩm đúng hướng một cách tích cực sáng tạo. Đây là một
cơng việc khá phức tạp, địi hỏi q trình nghiên cứu tìm tịi, thể nghiệm cơng
phu của các nhà phương pháp và đông đảo giáo viên phổ thông. Để khắc phục
những nhược điểm ấy, cần có sự nỗ lực cả từ phía người học và người dạy trong
một q trình lâu dài. Là một giáo viên dạy văn, từ khi bước chân lên bục giảng
tôi đã luôn trăn trở, học hỏi và suy nghĩ để đổi mới phương pháp giảng dạy
trong từng tiết dạy, bài dạy. Ở đây tôi xin đề xuất ý kiến của mình về “Một số
biện pháp nâng cao năng lưc phân tích tâm lí nhân vât trong tác phẩm tự sự”
(chương trình chuẩn lớp 12). Hy vọng có thể góp phần đa dạng hóa các
phương pháp, biện pháp dạy học theo tinh thần đổi mới.
B. Giải quyết vấn đề

I. Cơ sở lí luận:
Để đạt được điều đó, chúng tơi, trước hết, vận dụng kiến thức làm văn đó
học ở lớp 11- kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự một cách sinh
2


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

động, sáng tạo. Sau đó, khơng thể khơng kể đến kiến thức lý luận văn học về
phân loại nhân vật. Vậy, nhân vật văn học là gì? Đó là “Con người được miêu
tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học”. “Nhân vật là phương
tiện khái quát hiện thực, tức là qua đó nhà văn thể hiện nhận thức, đánh giá của
mình về con người và cuộc đời; tức là nhân vật trở thành “phương tiện khái quát
các tính cách, số phận của con người và các quan niệm về chúng” . Có thể phân
loại nhân vật văn học từ các góc độ sau:
Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm, nhân
vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ.
Dựa vào thể loại văn học, ta có nhân vật trữ tình, nhân vật kịch.
Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức
năng (hay mặt lạ), nhân vật loai hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Tất nhiên, sự phân chia chỉ có tính tương đối. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào
cách phân loại cuối cùng - phân loại theo phương thức xây dựng nhân vật, với
các kiểu sau:
Nhân vật chức năng (trong văn học cổ đại, trung đại): “khơng có đời sống
nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến
cuối, hơn nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức
năng nhất định, đúng một số vai trò nhất định”.
Nhân vật loại hình: “là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã
hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời”.
Nhân vật tính cách: “ trong nghĩa hẹp, tính cách là một loại nhân vật

được miêu tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. Trong nhân vật
tính cách, cái quan trọng không chỉ là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội này nọ mà
người ta có thể liệt kê ra được. Tính cách cũng thể hiện ở tương quan giữa các
thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với mơi trường, tình
huống. Nhân vật tính cách thường có mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những
chuyển hóa và chính vì vậy tính cách thường có một q trình tự phát triển và
nhân vật khơng đồng nhất giản đơn vào chính nó. Theo đó, điểm quan trọng nổi
3


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

bật trong cấu trúc nhân vật tính cách là yếu tố tâm lý và hạt nhân của loại nhân
vật này là tính cách (khác với khái niệm “loại” ở nhân vật loại hình)
Nhân vật tư tưởng: “cấu trúc của nó là một tư tưởng, một ý thức”.
Từ đó, soi vào các tác phẩm tự sự được đọc và học thêm trong chương
trình lớp 12 THPT (phần Văn học Việt Nam thời kỳ cách mạng tháng Tám 1945
đến 1975), ta thấy có các loại nhân vật sau:
Nhân vật loại hình: - ơng lái đị (Người lái đị sơng Đà - Nguyễn Tn)
Nhân vật tinh cách: - Tràng, bà, cụ Tứ (“Vợ nhặt” – Kim Lân)
- Mị (“Vợ chồng A Phủ” – Tơ Hồi)
- Tnú (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành)
Như trên đã nói, sự phân biệt loại hình trên đây chỉ mang tính chất tương
đối, loại này có khi bao hàm yếu tố của loại kia, nhưng cần thấy nét ưu trội trong
cấu trúc của tổng loại để ý thức được sự đa dạng trong cấu trúc nhân vật và khả
năng phản ảnh hiện thực của chúng. Vậy nên có thể thấy nhân vật ơng lái đị ở
“Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tuân vừa là nhân vật loại hình vừa là nhân
vật tư tưởng. Trong số các nhân vật tính cách ấy, chúng tôi chia làm hai dạng:
Nhân vật thiên về đặc điểm, phẩm chất: Tnú, Việt, Chiến.
Nhân vật thiên về đời sống nội tâm: Mị, Tràng, bà cụ Tứ.

Nội dung đề tài sẽ xoay quanh nhóm nhân vật thiên về đời sống nội tâm:
Nhân vật văn học (đặc biệt là nhân vật chính, nhân vật trung tâm ln thể hiện
tư tưởng chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy việc phân
loại, phân nhóm nhân vật cũng khơng năm ngồi mục đích hiểu rõ hiểu đúng nội
dung và hình thức tác phẩm theo yêu cầu giáo dục trong nhà trường. Đó là xét
nhân vật trong tác phẩm tự sự – tác phẩm kể chuyện với ba đặc trưng cơ bản:
tình tiết, lời kể và nhân vật. Vậy nên khi giảng dạy truyện trong nhà trường phổ
thông, ta phải căn cứ vào những đặc trưng thể loại ấy. Cụ thể là:
“Làm cho học sinh nắm vững được sự phát triển của tình tiết trong tác
phẩm tức là nắm được cốt truyện” bằng cách kể lại, phân tích các chặng đường
phát triển của nó tức là phân tích bố cục.
4


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

“Làm cho học sinh cảm và hiểu được các ý vị trong lời kể của tác giả
(hay của người kể chuyện)” qua phong cách ngôn ngữ riêng với sức mạnh gợi tả
của từ ngữ kết tinh những nhận xét, suy ngẫm từ vốn sống dồi dào ở nhà văn.
“Làm cho học sinh cảm thụ được sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhóm
vật trong tác phẩm” bằng cách:
Tìm hiểu các chi tiết mưu tả, tự sự, nhận xét về nhân vật. Chẳng hạn cách
nói đầy ám ảnh về chân dung của Mị ngay ở đầu tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
của Tơ Hồi: lúc nào “cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi”…. Rồi những lời nhà
văn đánh giá về nhân vật: Mị khổ hơn cả thân trâu thân ngựa, Mị “lựi lũi như
con rùa ni nơi xú cửa”… như đó lột tả nỗi cực nhọc về thân xác, nỗi đau đớn
về tinh thần của kẻ sống tê liệt và câm lặng.
Hơn nữa, phải biết phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp,
phân loại theo trình tự hợp lý làm làm rõ tính cách nhân vật ở: dung nhan - lai
lịch - lời nói - hành động - tâm trạng (cái “khung” chung).

Để rồi từ đó “ tổng hợp các mặt phân tích về nhân vật thành một nhận
thức khái quát, nêu bật được ý nghĩa và tác dụng nhận thức cũng như giáo dục
của nhân vật gợi ra những vấn đề liên hệ, suy nghĩ, thảo luận, tranh luận về nhân
vật”. Nếu lấy trọng tâm việc tìm hiểu tác phẩm là phân tích nhân vật thì có thể
khai thác tình tiết, lời kể xen lẫn, song song với quá trình khai thác nhân vật
-linh hồn của những tác phẩm văn chương.
Sau nữa, chúng tôi cũng dựa vào quan niệm của đại thi hào Nga thế kỷ
XIX LepTônxtôi: “Con người cũng như dũng sông: nước trong mọi con sông
như nhau và ở đâu cũng thế cả, nhưng mỗi con sông khi thì hẹp, khi thì chảy
siết, khi thì rộng, khi thì êm đềm, khi thì trong veo, khi thi lạnh, khi thì đục, khi
thì ấm. Con người cũng vậy, mỗi người mang trong mình những mầm mống mọi
tính chất của con người và khi thì thể hiện tính chất này, khi thì thể hiện tính
chất khác và thường là hồn tồn khơng giống bản thân mình tuy vẫn cứ là chính
mình”

5


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Vậy ra, con người luôn tồn tại ở trạng thái “động”, đang phát triển, ln
biến chuyển khơng ngừng như một dịng sơng chảy trôi với tất cả những biến
thái tinh vi trong tâm hồn ở các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, đây khơng phải
là một hiện tượng hỗn loạn mà thường có quy luật của nó. Mà một trong những
quy luật ấy là sự tương tác giữa con người với môi trường, hồn cảnh sống, với
xã hội.
Xuất phát từ mục đích giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản một cách
nhanh chóng, sau đó dễ nhớ, dễ thuộc nhằm phục vụ kỳ thi tốt nghiệp rồi nâng
cao để thi đại học và các trường chuyên nghiệp sắp tới, do trình độ và thời gian
hạn chế, chúng tơi chỉ tập trung tìm hiểu nhóm nhân vật nghiêng về diễn biến

tâm trạng, trong đó có thực nghiệm cụ thể qua phân tích: Diễn biến tâm lý và
tính cách của nhân vật bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt…
Theo nghĩa rộng, tâm lý là thế giới tinh thần của con người cái khác biệt
con người và con vật, cái làm nên con người bên trong con người vơ hình. Tâm
lý bao gồm tư duy với trực giác, tiềm thức, vô thức, bản năng …nhiều khi khó
nắm bắt, khó lý giải bởi khơng phải lúc nào biểu hiện bên ngoài cũng khớp với
trạng thái nội tâm con người.
Do đó, “phân tích tâm lý gần như là phẩm chất cơ bản nhất trong những
phẩm chất đem lại sức mạnh cho tài năng sáng tạo”(N.Sernưpxki). Nếu tâm lý là
toàn bộ sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người bao gồm
nhận thức, tình cảm, ý chí …biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi con
người thì tâm trạng được biểu hiện theo nghĩa hẹp hơn – là trạng thái tình cảm,
tâm lý nhất định.
Nói đến diễn biến (diễn biến tâm lý, diễn biến tâm trạng…) là nói đến
q trình vận động, biến đổi, phát triển không theo một đường thẳng định sẵn
mà có những bất ngờ, đột biến, mâu thuẫn nhưng hợp lý trong nội tâm con
người. Như sự biến chuyển logic, từ ý nghĩ sẽ đến hành động, dòng tâm tư bên
trong sẽ biểu hiện ra thành những việc làm cụ thể bên ngoài…cứ thế sẽ dẫn tới
sự thay đổi các đặc điểm, phẩm chất của nhân vật.
6


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Theo đó, tính cách con người, tính cách nhân vật cũng khơng phải nhất
thành bất biến mà cũng luôn vận động không ngừng. Xây dựng, tái hiện qua
trình tâm lý ấy là biểu hiện tài năng của nhà văn và giúp học sinh cảm nhận, lĩnh
hội được điều đó quả là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp nhưng cũng khơng kém
phần thú vị của người giáo viên văn học. Một số năm gần đây, học sinh được
làm quen với các mơ hình phân tích nhân vật sau (nhóm nhân vật gắn với nội

tâm):
Ngoại hình – nội tâm…
Cách giới thiệu nhân vật – lai lịch – diễn biến tâm trạng…
Hoàn cảnh nhân vật – diễn biến tâm trạng.
Ngoại hình – cung cách sinh hoạt – nội tâm…
Dù là cái khung nào chăng nữa thì đều đề cập đến thế giới tâm hồn nhân
vật trong trạng thái vận động khơng ngừng của nó như trọng tâm, hạt nhân
khơng thể thiếu của việc tìm hiểu tác phẩm. Trước vấn đề này, chúng ta mạnh
dạn áp dụng một hướng khai thác giúp người học định hình được cách phân tích
nhóm nhân vật vốn “khó học” này. Xin lưu ý rằng: trong giờ giảng văn, giáo
viên cần chủ động phối hợp với các phương pháp đặc thù phải đọc diễn cảm,
giảng bình, gợi mở, dựng câu hỏi nêu vấn đề…phù hợp với từng hoàn cảnh cụ
thể.
II . Các giải pháp tổ chøc thực hiện:
1. Tìm những “mốc” trong cuộc đời nhân vật:
Mốc ở đây có thể là sự kiện hay thời điểm quan trọng tạo ra những bước
ngoặt, những thay đổi quan trọng, căn bản, có khi đột ngột ở nhân vật. Đây là
những tình huống có vấn đề, là cơ sở của quá trình tâm lý. Chẳng hạn :
Với Tràng: Tình cờ “nhặt vợ”, Buổi sáng đầu tiên khi có vợ
Vợ Tràng: Trước, trong và sau khi theo Tràng về nhà.
Với Mị : Buộc làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pa Tra, Đêm tình mùa
xn, Cởi trói cho A Phủ và sau này Mị và A Phủ gặp cán bộ A Châu ở Phiềng
Sa...
7


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Sau khi học sinh tiến hành những chuẩn bị cần thiết (đọc, tóm tắt tác
phẩm - phần đọc hiểu; xác định nhân vật chính, nhân vật trung tâm; tìm chi tiết

quan trọng; tìm tư tưởng chủ đề… Giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn các em chỉ
ra cái mốc đó bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.
Ví dụ như: Trước khi nhặt vợ Tràng có cuộc sống như thế nào? Kết thúc
tác phẩm Tràng đó có nhiều thay đổi (Tràng ý thức được bổn phận, trách nhiêm
của mình với gia đình vợ con, thấy gắn bó với ngơi nhà và Tràng thấy mình nên
người ). Điều đó có đúng khơng?
Chính sự gặp gỡ giữa hai loại “mốc” đó giúp phần tạo nên sự chân thực,
sinh động, cụ thể của nhân vật mà “ở đây xung đột nghệ thuật – bao gồm cả
xung đột tâm lý nhân vật và xung đột xã hội - lich sử - đạt đến độ căng thẳng
nhất và tính cách các nhân vật được bộc lộ rõ nhất” . Điều khiến chúng ta quan
tâm là những thay đổi nào từng giờ từng phút đang diễn ra ở nhân vật.
2. Khám phá những thay đổi ở nhân vật:
Phải thừa nhận rằng linh hồn của tác phẩm tự sự là nhân vật. Khi nói đến
các truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (T ơ Hồi), “Vợ nhặt” (Kim Lân) khơng thể
khơng nhắc đến những Mị, bà cụ Tứ…bởi đây là nơi nhà văn gửi gắm cách cảm,
cách nghĩ của mình về con người, về cuộc đời một cách sâu sắc nhất, tập trung
nhất; bởi đây là nơi ký thác những thông điệp nghệ thuật được thể hiện trong tác
phẩm. Với các nhân vật này, ta thường gặp các yêu cầu phân tích: Diễn biến tâm
trạng và hành động của Mị của Tràng, bà cụ Tứ. Diễn biến tâm lí và tính cách
nhân vật như một dịng sơng “chảy trơi”, cần thấy rằng có hai hướng vận động:
Hướng xi chiều: những thay đổi bình thường, kế tiếp như những giọt
nước nối tiếp làm đầy cốc nước.
Hướng ngược chiều: Những thay đổi có vẻ khác thường, dị biệt đầy
nghịch lí.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai hướng đó cùng khả năng phân tích hợp lí
khi lách vào tận đáy tâm linh nhân vật sẽ tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, góp

8



Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

phần khẳng định sự tinh tế nhạy cảm cũng như tài năng của nhà văn. Để khai
thác những điểm sáng thẩm mĩ như thế, chúng ta cần chú trọng ba điểm sau:
a. Chú ý những tác động dẫn đến những thay đổi, biến chuyển ở nhân
vât.
Có lẽ là điểm mấu chốt của mối quan hệ biện chứng giữa con người với
hoàn cảnh sống. Tạm thời chúng tôi đưa ra ba loại tác động sau:
Tác động của mơi trường nói chung (tác động thiên tạo).
Tác động qua các nhân vật khác (tác động nhân tạo). Qua lời nói, cử chỉ,
hành động hoặc một sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó...
Do chính dịng tâm tư của mình thơi thúc (tác động tự thân). Loại tác
động này có thể chiếm ưu thế ở nhân vật A mà khơng có hoặc khơng là chủ yếu
ở nhân vật B. Tuy nhiên một nhân vật có thể đồng thời chịu sự chi phối của cả
ba loại trên.
Chăng hạn: Khi mùa xuân về trên đỉnh núi cao, cái cô Mị héo hon, câm
lặng, “lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa” kia dường như “tỉnh” ra, trẻ lại bởi
đất trời như có men say lịng người với vẻ đặc biệt của nó – cỏ gianh vàng ửng,
gió và rét giữ dội, những chiếc váy hoa như những con bướm sặc sỡ; bởi hơi
rượu nồng nàn đưa lòng người từ cõi quên về cõi nhớ; bởi tiếng sáo gọi bạn tình
cứ mời gọi, thúc giục, trách móc giận hờn…như một ám ảnh không sao dứt đi
được…
b. Phát hiện những chuyển biến của nhân vật về trạng thái tâm lí,
tình cảm, cách hành động, tính cách...
Hãy so sánh để tìm ra nhưng thay đổi cơ bản của nhân vật, sự thay đổi ấy
có căn cứ là các chi tiết nghệ thuật bởi vì “Đối với việc khắc họa nhân vật tính
cách, việc miêu tả tâm lí, cá tính đóng vai trị cực kỳ quan trọng”. Chi tiết đó có
thể chỉ là ý nghĩ ngẫu nhiên, bất chợt hoặc là ngơn ngữ của nhân vật; có khi lại
thể hiện cảm nhận của nhân vật về sự vật, hiện tượng đời sống; có khi là đánh
giá của nhân vật khác (về nhân vật đang xét). Chi tiết đó có thể mơ tả ngoại


9


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

hình, hành động, cách ứng xử…hay có thể trực tiếp hoặc gián tiếp bộc lộ trạng
thái tinh thần của nhân vật…
Chăng hạn: Diễn biến tâm trạng của Tràng khi “nhặt vợ” rồi đưa vợ về
nhà được Kim Lân thể hiện qua các chi tiết nào? Hãy phân tích?
Kim Lân diễn tả khá tinh tế, khi thì gián tiếp qua các chi tiết miêu tả nét
mặt, cử chỉ, lời nói… khi thì trực tiếp ở các hình ảnh bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc,
cảm giác…Chỉ với bốn bát bánh đúc viên và vài câu bơng đùa mà đã có người
theo về làm vợ! Tình thế oái oăm ấy khiến cho ban đầu “anh chàng cũng chợn”
vì bất ngờ, bị động; vì lo sợ, băn khoăn “thóc gạo này cái thân mình biết có ni
nổi khơng, lại cịn đèo bịng”. Thế rồi sau đó Tràng đành tặc lưỡi “chặc, kệ!”
như chấp nhận một sự đã rồi, như phó thác cho số phận. Vậy là, hắn lấy vợ trong
một tình huống bất đắc dĩ.
Nhưng khi đưa vợ về nhà, tâm lý Tràng có gì biến đổi?. Lúc này, một mặt
anh Tràng rạng rỡ hẳn lên: Khi thì tủm tỉm cười nụ, khi thì hai mắt sáng lên lấp
lánh, khi thì mặt cứ vênh lên tự đắc với mình… Phải chăng nhà văn đã gợi lên
rất chuẩn xác tâm lý ngỡ ngàng, phấn khởi, cái “khấp khởi mừng thầm” của một
chàng trai xấu sí, thơ kệch nay đã lấy được vợ, hơn nữa lại có vợ theo? Cử chỉ
của Tràng cũng có cái gì vụng về ngượng nghịu với vẻ “lật đật chạy theo người
đàn bà như người xấu hổ chạy chốn” rồi lại “cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa
vào tay kia…” nhưng cũng không dấu nổi sự hãnh diện và những nốt nhạc của
niền vui sướng đang ngân lên trong lịng khi “thích chí ngửa cổ cười khanh
khách”. Đặc biệt là những đối thoại kiểu như: “Gì hả?”“Khơng”, “Sắp đến
chưa? “ Sắp”. Hay: “ Nhà có ai khơng? “Có một mình tơi”.
Đối thoại tâm tình giữa hai vợ chồng mới chỉ tồn những ý vẫn vơ, vụn

vặt không đâu; lời lẽ nhát gừng, cộc lốc, chuyện nọ xọ chuyện kia… là do lạ
lẫm, e dè? Do chất dân quê mộc mạc, giản dị? Hay là do những cảm xúc mới
đang hình thành, len lỏi từ nơi sâu thẳm nhất của con tim khiến họ bối rối,
không thể diễn tả thành lời? Tâm tư da diết ấy đó đến lúc được bộc bạch trực
tiếp: “Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ờ chề, tối tăm
10


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

hàng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày
trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ có tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi
bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ơng nghèo khổ ấy,
nó ấm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt ve trên sống
lưng. Trạng thái tâm lí, tình cảm và cảm giác của da thịt quyện làm một. Đây là
cái “mới mẻ, lạ lắm, hay là niền hạnh phúc tràn ngập tâm hồn Tràng – cảm giác
về sự đổi đời, niềm tin vào tương lai ngay trong không khí chết chóc, thảm đạm
này?”
Cũng có thể từ các chi tiết cụ thể để chỉ cho học sinh thấy những biến
chuyển nhanh chóng ở người đàn bà - vợ nhặt của Tràng nhờ khả năng biến cải
tuyệt vời của hạnh phúc gia đình. Từ sự cong cớn, trâng tráo, chỏng lỏn “như
mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh” đến vẻ duyên dáng đáng yêu, thèn thẹn hay đáo
để “trên đường về nhà chồng” đến việc “nén một cái thở dài” trước cái nhà
“vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những bụi cỏ dại và đặc
biệt là sự đoan trang, thùy mị rất “hiền hậu, đúng mực” trong con mắt Tràng.
Theo chiều trôi chảy không ngừng của cá tính, nội tâm nhân vật, thường
thì các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian. Cần suy ngẫm, tìm tịi để
vạch ra ý nghĩa của từng chi tiết đặc sắc, tiêu biểu, giàu giá trị thẩm mỹ và nhân
văn. Bắt đầu từ ngôn từ, bám vào ngôn từ như thế cũng là một trong những
nguyên tắc cơ bản của phân tích tác phẩm, tránh việc nói sng, nói chung

chung, qua loa, dùng những từ đao to búa lớn mà sáo rỗng hoặc xu hướng kể lể
dài dòng… thường gặp ở học sinh.
c. Phát hiên những thay đôi mang tính đơt phá của nhân vât .
Đến đây chung ta có thể dừng lại để lý giải cắt nghĩa về các trạng thái, các
quy luật tâm lý - được thể hiện ở nhân vật. Đành rằng cơ sở của việc cắt nghĩa
này chính là hạt nhân khách quan nằm trong chính tác phẩm nhưng khơng thể
phủ nhận yếu tố chủ quan của từng người tiếp nhận nó.Căn cứ để đánh giá là:
Bên ngoài nhân vật: những tiền đề chuẩn bị, những điều kiện dự báo,
những tác động…có xác đáng không?
11


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Bên trong nhân vật: q trình tâm lí diễn ra có phù hợp với lơ gic nội tại
trong việc phát triển tính cách nhân vật, có phù hợp với đặc điểm con người ở
thời đại, giai cấp, dân tộc…đó khơng?
Chẳng hạn như có thể suy nghĩ thế nào về những chuyển biến ghê gớm,
dữ dội ở nhân vật Mị? Sự thay đổi có hợp lý khơng”? “vì sao”? Từ một kẻ tê dại
nay Mị lại có một hành động nổi loạn: muốn đi chơi xuân – biểu hiện của sự
thức tỉnh, dấu hiệu của sự hồi sinh một tâm hồn tràn trề sức sống, khát khao
hạnh phúc, khát khao tự do.Từ một cái xác không hồn, vô cảm cùng cực, Mị lại
thấy thương rồi cắt dây trói giải thốt cho A Phủ…Đó là những hành động
“nhảy vọt” trong tâm lí, tính cách của nhân vật. Nó bất ngờ, đột ngột, khơng thể
đốn trước nhưng lại hợp lí bởi:
Có những tác động hồn tồn xác đáng. Phù hợp với lơ gíc nội tại trong
chính nội tâm nhân vật. Vi dụ như: Một cô Mị xuân sắc, tràn trề sinh lực ngày
xưa ; một cô Mị dám dùng cái chết để phản kháng cảnh con dâu gạt nợ... nay
“muốn đi chơi xuân”, nay “vùng bước đi” theo tiếng sáo gọi bạn tình dù tay
chân bị trói cứng lại với tất cả ý thức về nhân phẩm, với tất cả sức sống tiềm

tàng mạnh mẽ. Một cơ Mị tình nguyện làm nương ngơ để trả nợ thay cho bố mẹ
cũng chính là cơ Mị giàu đức hi sinh và lòng vị tha, sẵn sàng chêt để cứu một
người cùng cảnh ngộ. Một cô Mị dũng cảm cứu người lẽ nào lại khơng giám tự
cứu chính mình? (vùng chạy theo A Phủ).Vậy ra, “bên trong hình ảnh của con
rùa lui lũi nơi xó cửa kia, đang cịn một con người. Sức sống âm ỉ, khát vọng
hạnh phúc cháy bỏng có thể bị vùi lấp, bị lãng quên trong đáy sâu của một tâm
hồn đó chai cứng vì đau khổ nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi,
nó lại cháy lên từ dưới lớp tro bùn” Đó phải chăng là sức sống tiềm tàng mãnh
liệt của nhân dân miền núi, của nhân dân Việt Nam tự bao đời. Thứ sức mạnh
bất diệt ấy đó hun đúc nên tinh thần đấu tranh bất khuất chảy trong huyết quản
dân tộc, đó đưa họ đến với cách mạnh như một tất yếu.
3. Đánh giá về nhân vật:
a. Về nội dung tư tưởng
12


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Cần lần lượt trả lời hai câu hỏi sau:
Qua diễn biến tâm lý, tính cách của nhân vật (qua cuộc đời và số phận
của nhân vật) tác phẩm đó đặt ra vấn đề cơ bản nào?
Nhà văn đó nhận thức, lí giải và bày tỏ thái độ gì trước vấn đề đó?
Giáo viên cần nhấn mạnh với học sinh rằng: “nếu như chủ đề là nơi thể
hiện khả năng nắm bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc
sống thì tư tưởng là hạt nhân quan trọng của tác phẩm, như trái tim trong một cơ
thể sống – chịu sự tác động và quy định của thế giới quan, vốn sống, tài năng
của tác giả, tư tưởng, chủ đề quyết định giá trị, tầm vóc của tác phẩm văn học.
Với các tác phẩm tự sự cụ thể tìm tư tưởng chủ đề ấy qua các nhân vật chính,
nhân vật trung tâm”. (Phần trích học trong SGK Văn 12, tập 2, sách chỉnh lí và
hợp nhất năm 2000, Nxb Giáo dục thể hiện phần lớn hoặc gân trọn ven tư tưởng,

chủ đề của tác phẩm - với các truyện ngắn và một số khía cạnh nào đó nổi bật
trong tư tưởng, chủ đề của tác phẩm- trong tiểu thuyết).
Ta hãy lấy ngay ví dụ ở tác phẩm “Vợ nhặt”, qua nhân vật Tràng nhà văn
muốn gửi gắm bức thông điệp nào? Giữa năm đói quay, đói quắt, người chết
như ngả rạ, “không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không
gặp ba bốn cái thây nằm cũng queo bên đường”. Tràng lại lấy vợ – nhặt vợ như
người ta nhặt một mớ rau mớ cỏ hoặc một vật dụng bỏ đi. Ở đây, tác phẩm lên
án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đó đẩy nhân dân ta vào nạn đói
khủng khiếp năm 1945 mà khi ấy, giá trị con người trở nên rẻ rúng. Ở đây, nhà
văn cũng khẳng định: người lao động, trong bất kì hồn cảnh nào cũng khao
khỏt tình thương u, khao khát hạnh phúc gia đình. Những biến đổi tâm lí của
Tràng khi cùng vợ trở về nhà đã nói ở phần trên như nói lên rằng: anh trai nghèo
ấy đang chứa chan một niềm vui sướng vô bờ, chứa chan một niềm tin yêu cuộc
sống…
Qua đó, Kim Lân cũng khẳng định: con người, dù bị đẩy vào tình huống
bi đát, phải sống trong sự đầy đọa của cái chết vẫn luôn hướng về sự sống, luôn
tin ở tương lai. Hơn nưa, tình thương, sự đồng cảm với người đàn bà cùng cảnh
13


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

ngộ có sức mạnh lớn lao giúp Tràng vượt lên tất cả những khổ đau cơ cực của
hiện tại bởi “trong lòng hắn bây giờ chỉ cịn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà
đi bên…” Đó là một quan điểm nhân đạo sâu sắc và cảm động được phát biểu
đầy sức thuyết phục thơng qua hình tượng nhân vật. Từ đó ta càng thấm thía một
điều: cái đói, cái khát khơng thể làm giảm đi giá trị của tính người, tình người;
bao giờ cái hạnh phúc được thương yêu cũng quý hơn tất cả, ngay cả khi có
chừng người ta khơng cần gì hơn miếng ăn…
Diễn biến tâm trạng của Tràng ở buổi sáng hơm sau đó hé mở một điều:

từ một kẻ ngố, quê kệch, thô mộc anh đã trở thành một con người nhạy cảm,
nhạy cảm với từng đổi thay nhỏ nhất của cảnh vật xung quanh. Phải chăng đây
là tâm trạng của con người thấy được hạnh phúc gia đình làm biến cải cuộc đời
mình? Lần đầu tiên, Tràng có cảm giác: “Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn
bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con
đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng.
Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ
hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con
sau này”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ một điều: sự gắn bó trong cảnh khổ đau,
tình thương yêu và hạnh phúc gia đình khiến con người ta như trưởng thành hơn,
yêu đời hơn, sống có trách nhiệm hơn – tức là đã nên người, hoàn thiện nhân
cách. Bởi thế, tư tưởng chủ đề của truyện được nâng lên một tầng cao mới.
b. Về nghệ thuật
Đây là chỗ bộc lộ những đặc điểm riêng, phong phú, đa dạng của từng tác
phẩm cùng với khả năng, sở trường của từng nhà văn. Trong khuôn khổ đề tài
này, người viết chỉ nhấn mạnh vào nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua các
khía cạnh chủ yếu sau:
Sử dụng ngơn ngữ: Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả: là lời văn của tác
giả, người trần thuật nhằm tái hiện và bình phẩm các hiện tượng của thế giới
trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng theo ý đồ của nhà văn. Những đoạn
tả cảnh thiên nhiên – giới thiệu lai lịch nhân vật…trong “Vợ chồng A Phủ”, với
14


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

cách dẫn dắt tình tiết khéo léo tạo ra sự biến hóa, hấp dẫn của cốt truyện; ngôn
ngữ trần thuật tự nhiên, đảo lộn trật tự thời gian hợp lý khi kể truyện…trong
“Vợ nhặt” nhằm nhấn mạnh tình huống truyện độc đáo, tránh cảm giác nhàm
chán…

Cũng không thể bỏ qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật: Là loại lời nói
trực tiếp của nhân vật trong một hồn cảnh giao tiếp nào đó, nó ít nhiều biểu lộ
cá tính và trạng thái tinh thần của người phát ngôn. Nghe đối thoại của Tràng –
vợ Tràng – bà cụ Tứ cũng đủ biết đây là những người hiền lành, thật thà, tốt
bụng, giàu nghị lực và lòng nhân ái…vốn quen sống mộc mạc, chất phác của
dân quê, như hạt lúa củ khoai vậy… Đó là thành công không thể phủ nhận của
tác giả.
Bên cạnh đó là lời nửa trực tiếp – giọng tác giả hịa quện vào giọng nhân
vật đến mức khó tách bạch rạch ròi. Ở dạng này, nhà văn trực tiếp phơi bày,
phân tích tâm lý nhân vật: “Mị trẻ lắm, Mị vẫn cịn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao
nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, khơng có
lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!...(“Vợ chồng A Phủ”).
Ưu thế nổi bật trong ngôn ngữ nghệ thuật của Tơ Hồi chính là chỗ này.
Nhờ nó, người đọc như được ru vào thế giới nội tâm của nhân vật từ lúc nào
không biết nữa – tự nhiên, hợp lý chứ đâu phải sự săp sếp cơng phu của kĩ sảo,
tiểu sảo. Và từ đó dịng tâm tư nhân vật cứ thế chảy trơi như nó vốn có vậy. Ở
những tác phẩm này, lời nói trực tiếp được sử dụng một cách điêu luyện, tinh tế
khiến ngơn ngữ trần thuật mang tính phức điệu: lời của tác giả mà ý thức lại của
nhân vật, ngữ điệu là của nhân vật. Bằng lối này, nhà văn có khả năng trực tiếp
miêu tả thế giới bên trong của nhân vật qua phân tích khách quan của mình.
Sau đó là độc thoại nội tâm: “Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong
tâm hồn của nhân vật, là ý nghĩ thầm kín là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật tự nói
to lên với mình”. Ở đây, chúng tơi quan tâm độc thoại nội tâm là lời nói trực tiếp
của nhân vật. Với mục đích bộc lộ đời sống tinh thần của nhân vật làm rõ con
người bên trong của nó, độc thoại nội tâm bên trong chức năng hướng ngoại –
15


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:


thể hiện cách nhìn người, nhìn đời – thì quan trọng hơn cả là chức năng hướng
nội – tái hiện tính tự phát của dòng cảm xúc và ý thức để nhân vật tự ý thức, tự
soi lại mình, tự phê phán và đánh giá…với tất cả những dằn vặt, giằng xé, mâu
thuẫn…đan xen. Trên cơ sở đó, hãy cùng khám phá cõi lịng của Mị qua ngơn
ngữ cất lên tự một đáy lịng đang thổn thức: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta
đến chết, nó bắt mình chết cứng thơi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày
trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đến mai là
người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã
bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi…
người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy”.Có thể
dùng những câu hỏi định hướng sau:
• Những độc thoại nội tâm ấy đã phản ảnh sự thật khách quan (hiện thực)
nào? Cách đánh giá của nhân vật?
• Qua đó, nhân vật đó tự ý thức được những điều thực sự sâu xa và mới
mẻ để rồi tâm lí có sự phát triển đột biến. Em có ý kiến gì chăng?
Q khứ chợt hiện về với bât cơng, tội ác khiến Mị xót xa, đau đớn, phẫn
uất. Mình đó cam phận nhưng con người đàn ơng kia…Lịng thương chợt bưng
dậy, lóe sáng trong cái con người tưởng như vô cảm kia…tất cả thôi thúc Mị,
dẫn đến “nút thắt” bất ngờ: hành động cắt dây trói cho A Phủ…
Như vậy, độc thoại nội tâm đã đưa các trạng thái cảm xúc phát triển đến
cao trào, thúc đẩy ý nghĩ biến thành những việc làm mang tính đột biến trong
cuộc đời nhân vật.
Một thủ pháp nghệ thuật nữa được các nhà văn sử dụng là xây dựng
những chân dung tâm lí: Ngoại hình củaTràng; dáng vẻ của Mị …đều hé mở
một cái gì đó về cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật. Chẳng hạn, đằng sau
cái vẻ ngồi thơ kệch của Tràng được gợi lên từ “hai con mắt gà gà, nhỏ tí”, “hai
bên quai hàm bạch ra”, “cái đầu trọc nhẵn”… Kim Lân muốn làm tốt lên điều
gì ẩn chứa ở nhân vật?

16



Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Thêm vào đó, nhiều q trình tâm lí phức tạp cũng được diễn tả hợp lí,
khơng kém phần tinh tế. Bằng cơng cụ sắc bén là ngơn ngữ hình tượng; văn học
gần như chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc khám phá chiều sâu khơn cùng của vũ
trụ lịng người. Về vấn đề này, văn xi Việt Nam thời kì sau cách mạng tháng
Tám 1945 đến 1975 đã đạt được những thành tựu bước đầu. Ở các nhân vật
đang xét, có thể hướng học sinh vào những điểm:
Anh “Tràng thừa tiêu chuẩn ế vợ”, giữa nạn đói năm 1945 lại nhặt vợ (có
vợ theo), từ chỗ nhẫu nhiên bỗng đùa, “chợn” nay lại thấy hạnh phúc ngập tràn.
Đó là vì đâu?
Một cơ Mị trẻ trung, xinh đẹp đầy sức sông nay trở thành “con rùa lùi lũi
ni nơi xó cửa”. Tại sao con người gần như tê liệt hoàn toàn ấy lại nẩy ra ý
định đi chơi xuân, cứu A Phủ cùng chốn khỏi Hồng Ngài. (có thể sơ đồ hóa như
sau: Mị – tràn trề sinh lực – tê dại – hành động nổi lọan: muốn đi chơi xuân – vô
cảm, tê dại hơn trước – giải thoát cho A Phủ).
Trong các q trình đó, nhà văn khơng chỉ khai thác các trạng thái tâm lí
thơng thường mà cịn nắm bắt những hiện tượng tâm lí khác thường, đặc biệt, tai
Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn tình, lịng Mị “đang sống về ngày trước…
nhưng” mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ
từ bước vào buồng…Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vng mờ
mờ, trăng trắng”. Hãy lí giải hành động này? trong Mị có hai con người: con
người tâm linh đã lột xác, “phơi phơi trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm tết ngày trước” còn con người thể xác thì đứng dậy, bật dậy như một
cái máy, theo thói quen, theo bản năng chăng?
Hay là khi ý thức về sự sống đó trở về, con người ta càng thấm thía thân
phận nơ lệ? Với điều này, quả là ngịi bút Tơ Hồi đó đạt đến độ sâu sắc khi
khám phá quy luật của lịng người vốn khơng dễ gì thấy được. Chẳng hạn: Khi

có ý định muốn đi chơi, Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía
trong vách”. Hành động này thật có lí. Nó là biểu hiện đích thực của sự hồi sinh
tâm hồn. Khi người ta muốn làm đẹp là khi đó ý thức về nhân phẩm, về giá trị
17


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

con người ở mình. Nhất là ở tình huống này đi chơi xuân, gặp bạn tình. Đằng
sau những động tác trang điểm có vẻ giản đơn kia là cả sự khao khát, sự đợi
chờ ; là cả tình cảm nồng nàn, say mê…của người con gái khi đến với tình yêu.
Hơn ai hết, Kim Lân cũng phát hiện khả năng biến đổi kỳ diệu của hạnh
phúc gia đình ở người phụ nữ được đánh thức làm con, làm vợ, làm mẹ qua
người vợ nhặt của Tràng. Ông tỏ ra rất tường tận tâm lí của người mẹ già đơn
hậu, hết lịng vì con ở chỗ day dứt vì bổn phận làm mẹ chưa tròn và những việc
làm cụ thể giúp con tạo dựng cuộc sống mới…Đây đích thực là mẹ của nơng
thơn Việt Nam, được chắt ra từ những cảnh đời lam lũ vất vả, nhọc nhằn mà vẫn
khơng thiếu tình người này.
Trên đây chỉ là một vài hướng đánh giá mang tính gợi mở, gợi ý, không
phải là những công thức “quy lát”. Quan điểm của người viết là:
Tôn trọng, rất thận trọng nhưng sáng tạo, phát hiện của học sinh (đặc biệt
là các ý kiến có cơ sở, có giá trị)
Có thể lồng phần này khi phân tích, tránh tách bạch rời rạc theo kiểu chia
nội dung – nghệ thuật.
Tránh thái quá trong nhân xét, cần chân thành, trung thực, khách quan…
xuất phát từ cảm nhận của chính mình, từ chính tác phẩm.
4. Phát biểu những cảm nghĩ của bản thân về nhân vật:
Theo quan hệ vòng tròn giữa cuộc sống, nhà văn, tác phẩm và người đọc,
xuất phát từ ý tưởng hiểu – cảm nhận – khám phá - lĩnh hội – tác động trở lại đời
sống…của tiếp nhận văn học, chúng tôi cho rằng cần chú ý xem cái gì sẽ đọng

lại ở học sinh trong và đặc biệt sau một giờ giảng văn? Kết quả của giáo dục là
một quá trình, là một nhân cách, vậy hãy để các em nói lên những suy nghĩ của
riêng mình. Đây sẽ là những bơng hoa mn sắc, khơng thể có khn mẫu, nó
phong phú như chính thế giới tâm hồn của con người. Có thể có những hướng
phát biểu sau:
Cảm xúc, ấn tượng nổi bật, độc đáo về nhân vật?.
Bài học rút ra?
18


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Liên hệ với các nhân vật khác (nhân vật ở các tác phẩm khác cùng đề tài,
cùng thời kì - giai đoạn văn học, có nét giống – khác biệt…)
Liên hệ với thực tế cuộc sống…
Học sinh cũng có thể phát biểu về những hạn chế không tránh khỏi của
những tác phẩm thời kì này (lí giải, bình luận theo cảm nhận riêng) ở những biến
đổi tâm lí cũng đơn giản, chưa khai thác triệt để độc thoại nội tâm với khả năng
ưu việt của nó trong việc thể hiện thế giới tinh thần của con người, nhân vật
trắng đen rõ ràng – tính cách theo mơ hình định sẵn, kết thúc có hậu…như
những ước lệ, công thức do quan niệm: con người mới khơng phức tạp, CNXH
khơng có bi kịch nên việc phản ảnh cịn phiến diện, xi chiều. Do đó chưa có
những nhân vật văn học, tác phẩm văn học xứng đáng với tầm cỡ lịch sử…
II. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Tiết 62

ĐỌC VĂN :

VỢ NHẶT
( Kim Lân )


I. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
+ Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nơng dân nước ta trong nạn đói
khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
+ Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc
sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động
nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
+ Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình
huống, gợi khơng khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
- Kĩ năng: Củng cố nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại
- Thái độ: Trân trọng cảm thông trước khát vọng hạnh phúc của con người; biết
ơn cách mạng đã đem lại sự đổi đời cho những người nghèo khổ, nạn nhân của
chế độ cũ.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
19


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài chu đáo, dự kiến giáo án phù
hợp với đối tượng HS, sưu tầm tranh ảnh minh họa.
HS: SGK, soạn kĩ bài, đọc tác phẩm, tóm tắt truyện, nắm chắc lí thuyết làm văn
có liên quan…
III. Tiến trình bài giảng:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm "Vợ nhặt"
- Tình hng truyện "Vợ nhặt"?
B. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu 3. Diễn biến tâm trạng các nhân vật:
diễn biến tâm trạng các nhân
vật.

a. Người vợ nhặt:
- Khơng rõ lai lịch, khơng có cả tên tuổi.

- Tg giới thiệu nhân vật người - Xuất hiện ở kho thóc lê la nhặt hạt rơi hạt
vợ nhặt qua nhưng chi tiêt nào vải
nào?Nhân vật này có điểm gì - Ngoại hình héo hon, tàn tạ.
đặc biệt?

Thị là điển hình cho những thân phận bần
cùng, đói rách phải tha phương cầu thực để
kiếm miếng ăn.
- Ấn tượng chung: Là người phụ nữ chao
chát, chỏng lỏn. Vì đói mà quên cả giữ kẻ,
đánh mất cả sĩ diện thẹn, thẹn thùng. Tự làm
quen, địi ăn, theo khơng Tràng.

-Phân tích những đổi thay - Diễn biến tâm trạng và hành động:
trong tâm trạng và hành động
của người vợi nhặt?

+ Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong
cớn" biến mất, chỉ cũn người phụ nữ xấu hổ,

-Trên đường về biểu hiện của ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính:
thị ra sao?


*“Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi
xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng

20


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản
che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e
thẹn”
* Khi nhận thấy những cái nhìn tị mị của
người xung quanh, “thị càng ngượng nghịu,
chân nọ bước níu cả vào chân kia”

- Thị ra mắt mẹ chồng trong tư + Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép,
thế ntn? Em có thể lí giải vì chỉ dám “ngồi mớm ở mép giường” và tâm
sao thị lại cố gắng như vậy?

trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp. Rất đúng
tâm trạng của người con dâu mới về nhà
chồng.

-Sự thay đổi ở thị trong buổi -Cử chỉ: Hiền thục đúng mực.
sáng hơm sau ntn?

- Nói năng: Vâng dạ, lễ phép


Nhận xét của em về người vợ - Thị đã tìm thấy được sự đầm ấm của gia
nhặt?

đình nên hồn tồn thay đổi: trở thành một

GVG:Thị là người phụ nữ vô người vợ đảm đang, người con dâu ngoan khi
danh nhưng không vô nghĩa. tham gia công việc nhà chồng một cách tự
Thị là hiện thân của hạnh phúc nguyện, chăm chỉ.
bé nhỏ nhưng quý giá vơ ngần. - Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng
Tg muốn thể hiện một niềm tin của mọi người khi kể chuyện ở Bắc Giang,
đầy ý nghĩa nhân văn. Tình Thái Ngun phá kho thóc Nhật chia cho
thương và mái ấm gia đình có người đói.
đủ sức mạnh để cảm hóa con => Góp phần tơ đậm hiện thực nạn đói và
người.

đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm(dù
trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát

- Nhân vật Tràng được tác khao một mái ấm gia đình hạnh phúc).
giả giới thiệu ntn? Tràng có b. Nhân vật Tràng:
vợ trong hồn cảnh nào?

- Có vẻ ngồi thơ kệch, xấu xí, thân phận

- Tâm trạng đầu tiên của nghèo hèn, …

21



Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Hoạt động của thầy và trị
Tràng là gì?

Kiến thức cơ bản
- Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn

- Cái chặc lưỡi của Tràng có lịng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa
những ý nghĩa gì?
GVG: Bên ngồi

lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu
là sự liều mang.

lĩnh, nông nổi, nhưng bên - Lúc đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo
trong chính là sự khao khát lắng: “thóc gạo ...cịn đèo bồng.”
hạnh phúc lứa đơi. Quyết định

- Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng

có vẻ giản đơn nhưng chứa quyết định đánh đổi tất cả để có được người
đựng tình thương

đối với vợ, có được hạnh phúc.

người gặp cảnh khốn cùng.

- Trên đường về:
+ Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi


- Trên đường về nhà thái độ ngày mà "phởn phơ" khác thường, "cái mặt
của Tràng thay đổi ntn?

cứ vênh vênh tự đắc với mình".
+ Anh rất vui, lịng lâng lâng khó tả:

- Em hãy cho biết diễn biến

“hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt

tâm trạng của Tràng khi dẫn thì sáng lên lấp lánh”
thị về nhà ra mắt mẹ?

+ Cũng có lúc “lúng ta lúng túng, tay nọ
xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”
+ Sự xuất hiện của người vợ như mang đến
một luồng sinh khí mới:
“Trong một lúc...tình nghĩa với người đàn
bà đi bên”.
+ Lần đầu tiên hưởng được cảm giác êm
dịu khi đi cạnh cô vợ mới:

- Tâm trạng của Tràng trong

“Một cái gỡ mới mẻ, lạ lắm...trên sống

buổi sáng hôm sau ntn?

lưng.”


Nhận xét về nhân vật Tràng?

- Buổi sáng đầu tiên có vợ:

GVG

+ Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ:

22


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Những biểu hiện trong suy “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở
nghĩ và hành động của Tràng trong giấc mơ đi ra”
thể hiện sự thay đổi số phận và

+ Tràng thay đổi hẳn:

tính cách của anh. Từ đau khổ hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà, hắn
sang hạnh phúc, từ chán đời thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau
sang yêu đời, từ ngây dại sang này”
ý thức. Sự phục sinh trong tâm - Tràng biết hướng tới một cuộc sống tương
hồn. Tràng đã thấy hết giá trị lai tốt đẹp hơn:
lớn lao của hạnh phúc.

“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và

lá cờ đỏ bay phấp phới”
=> Những con người đói khát gần kề cái
chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn
cưu mang đùm bọc lẫn nhau và ln có niềm
tin vào tương lai.
c. Bà cụ Tứ:

- Tác giả đã giới thiệu hình - Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khịng vì
ảnh bà cụ Tứ như thế nào?

tuổi tác.

- Diễn biến tâm trạng của bà - Tâm trạng bà cụ Tứ:
cụ Tứ khi Tràng đưa vợ về ra

- Lúc đầu:

mắt mẹ?

+ Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ
vồn vã khác thường của con: phấp phỏng,
biết có điều bất thường đang chờ đợi.
+ Đến giữa sân nhà, “bà lão đứng sững
lại, càng ngạc nhiên hơn”, đặt ra hàng loạt
câu hỏi:" Quái, sao lại có người đàn bà nào
ở trong ấy nhỉ? ...ai thế nhỉ?”
+ Bà lập cập bước vào nhà, càng ngạc nhiên
hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào

23



Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Hoạt động của thầy và trị

Kiến thức cơ bản
mình bằng u.

- Sau đó bà xử xự ntn với - Sau lời giãi bày của Tràng.
người con gái mà con trai bà + Bà cúi đầu nín lặng, khơng nói và hiểu ra.
mới dẫn về?

Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ:
“Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ
ấy cũng hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai ốn
vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”
 Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con
phải lấy vợ nhặt.
 Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi
cái nạn đói này khơng.
 Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng
đường mới lấy đến con trai mình mà khơng
tính đến nghi lễ cưới.
 Tủi vì chưa hồn thành bổn phận người
mẹ lo vợ cho con trai. Mừng cho con trai
mình có được vợ nhưng không giấu nỗi lo
lắng khi nghĩ đến tương lai của con.
+ Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón
người đàn bà xa lạ làm con dâu mình:

"ừ, thơi thì các con phải duyên, phải số với
nhau, u cũng mừng lòng".
+ Từ tốn căn dặn nàng dâu mới:
 Bà an ủi động viên, gieo vào lòng con dâu
niềm tin.
+ Tuy vậy, bà vẫn khơng sao thốt khỏi sự
ngao ngán khi nghĩ đến ông lão, đứa con gái
út.

24


Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản
+ Cũng như những bà mẹ nhân từ khác, lịng
bà đầy thương xót cho con dâu và mong sao
cho con dâu mình hồ thuận: “Cốt làm sao
chúng mày hoà thuận là u mừng rồi”
+ “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy
nhau lúc này, u thương quá”
 Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu
con.

- Bữa sáng hơm sau, bà cụ có - Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới:
những thay đổi gì?

+“Sáng hơm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhỏm,

tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng
beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”
+ Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước
nhà cửa, ý thức được bổn phận và trách
nhiệm của mình.

- Trong bữa cơm đầu tiên bà +Bữa cơm ngày đói thật thảm hại nhưng “cả
cụ Tứ nói những chuyện gì? – nhà ăn rất ngon lành”
 Sự xuất hiện của nàng dâu mới đã đem
đến một khơng khí đầm ấm, hồ hợp cho gia
đình.
- Qua đó cho ta có cảm nhận + Bà tồn nói đến chuyện tương lai, chuyện
gì về suy nghĩ của người mẹ vui, chuyện làm ăn với con dâu  tìm mọi
nghèo này?

cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng
cho các con.
=> Bà là một người mẹ có tấm lịng nhân

- Em có nhận xét gì về bà cụ hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu của
Tứ?
HĐIII. Thảo luận nhóm

người mẹ nghèo VN.
4. Vài nét về nghệ thuật:

25



×