Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.52 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TRẦN THỊ KIỀU TRINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TRẦN THỊ KIỀU TRINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Ngành Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TSKH. Bùi Tùng Hiệp



CẦN THƠ, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn tốt nghiệp đúng thời gian quy
định và đạt kết quả như hiện nay không chỉ là sự cố gắng phấn đấu khơng ngừng của
bản thân mà cịn có sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ, gia đình, bạn bè và Ban lãnh đạo
tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hồn thành đề tài
nghiên cứu khoa học.
Đầu tiên tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Tây Đơ đã tận
tình truyền đạt tơi những kiến thức quý báu là hành trang giúp tôi tự tin hơn để bắt đầu
sự nghiệp và cuộc sống sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến GS.TSKH.Bùi Tùng Hiệp là người thầy
trực tiếp hướng dẫn dìu dắt, nhắc nhở, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu, bổ ích cho tôi trong suốt khoảng thời gian thực hiện luận văn để tơi có thể hồn
thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này. Cùng với tất cả các bạn cùng khóa đã ln quan
tâm, đóng góp những ý kiến bổ ích và hỗ trợ trong thời gian học tập và thực hiện luận
văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cha mẹ người đã tạo điều kiện
thuận lợi và tạo cho tôi nguồn động lực để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Với kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, q trình thực hiện đề tài cịn gặp
nhiều khó khăn nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
quan tâm đóng góp ý kiến từ quý thầy cơ và Hội đồng chấm khóa luận để bài luận văn
của tơi hồn thiện hơn.


ii


TĨM TẮT
Nhằm mơ tả tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện
nhi đồng Cần Thơ và đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng thuốc với phác đồ điều trị
của bộ y tế mà đề tài khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân
miệng tại bệnh viện Nhi Đồng thành phố, Cần Thơ năm 2019 được thực hiện.
Cỡ mẫu của nghiên cứu là 400 bệnh nhân. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang
hồi cứu. Với xử lý số liệu bằng SPSS 20.0 và Microsoft ofice Excel 2007. Kết quả đạt
được như sau: Nhóm tuổi từ 12 đến < 24 tháng tuổi mắc cao nhất (53,5%), nhóm từ 
36 tháng tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,5%). Tỷ lệ bệnh nhân nam (57,8%) cao hơn
bệnh nhân nữ (42.2%). Tỷ lệ nhẹ cân (64,2%), cao hơn so với bệnh nhân nặng cân
(35,8%). Đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở thành phố (63,5%), nông thôn chiếm tỷ lệ
thấp hơn (36,5%). Bệnh nhân có 1 bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ (58,5%) và có trên 2
bệnh mắc kèm chiếm tỷ lệ 0,3%. Trong đó, nhiễm trùng hơ hấp và viêm hơ hấp có tỷ
lệ cao nhất chiếm 25,0%. Ngày điều trị trung bình (68,7%), cịn điều trị ngắn (2,5%).
Phần lớn bệnh nhân có dấu hiệu sốt (39,4%), tỷ lệ thấp nhất là đau họng (0,6%). Tỷ lệ
bạch cầu đa nhân trung tính chiếm tỷ lệ cao nhất (95,7%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là
Glucose C (2,0%). Trong 37 trường hợp (9,3%) ghi nhận có bất thường trên XQ phổi,
tổn thương thường gặp nhất là viêm phổi (97,3%) và thấp hơn là viêm phế quản
(2,7%). Tỷ lệ bạch cầu tăng cao nhất (62,9%) và bạch cầu giảm chiếm tỷ lệ thấp nhất
(0,5%). Trong 33 trường hợp (8,3%) CRP tăng chiếm 63,6%, tỷ lệ CRP bình thường
(36,4%). Trong 8 trường hợp (2,0%) Glucose C tăng (12,5%) thấp hơn Glucose C bình
thường (87,5%). Trong 9 trường hợp (2,3%), tỷ lệ troponin I giảm (88,9% ) chiếm tỷ
lệ cao hơn tỷ lệ troponin I tăng (11,1%). Mức độ bệnh: Độ 1(0,8%), hầu hết bệnh nhân
ở độ 2A (93,7%), độ 2B (2,5%), độ 3 (3,0%) và khơng có bệnh nhân ở độ 4(0%). Có
52 bệnh nhân (13,0%) được test EV71, kết quả dương tính chiếm 5,8%, cịn lại âm
tính chiếm 94,2%.
Trong nhóm thuốc điều trị, nhóm thuốc hạ sốt chiếm tỷ lệ cao nhất (95,7%),
nhóm thấp nhất là vận mạch (0,8%). Bệnh nhân độ 1 có paracetamol và phenobrabital
được chỉ dịnh cao nhất 100%, còn thấp nhất là ibuprofen (33,3%). Độ 2a, paracetamol

được chỉ định sử dụng nhiều nhất (96,5%), adrenalin, dobutamin tỷ lệ thấp nhất
(0,3%). Độ 2b paracetamol được chỉ dịnh cao nhất (80,0%) còn cefuroxim được chỉ
định với tỷ lệ thấp nhất (10,0%). Độ 3, paracetamol cũng được chỉ dịnh cao nhất
(83,3%), còn adrenalin, diazepam thấp nhất (8,3%). Kết quả điều trị đỡ, giảm chiếm tỷ
lệ cao nhất (51,2%), kết quả điều trị nặng hơn (0,5%).Nhóm bệnh nhân sử dụng liều
phù hợp và nhóm bệnh nhân sử dụng liều chưa phù hợp có ý nghĩa thống kê (P = 0.000
< 0.005). Thuốc có nhịp đưa thuốc phù hợp nhất là paracetamol, midazolam,
diazepam, adrenalin, dobutamin, immunoglobulin G, với 100%. Trong đó phù hợp với
khuyến cáo thấp nhất là cefotaxim (10,1%). Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đường
uống nhiều nhất (100%). Tỷ lệ phù hợp với khuyến cáo thấp nhất là thuốc cefuroxim


iii

(6,7%). Có 149 số tương tác, cặp tương tác gặp nhiều hơn là paracetamol với
phenobarbital ở mức độ trung bình (90,6%), thấp hơn là midazolam với phenobabital ở
mức độ nặng (9,4%). Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các yếu tố tiên lượng bệnh nặng
trong chẩn đoán và điều trị bệnh Tay Chân Miệng.
Từ khóa: Bệnh tay chân miệng, Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, tình hình sử dụng
thuốc.


iv

ABSTRACT
To describe the use of drugs to treat hand, foot, and mouth disease (HFMD) at
Can Tho Children's Hospital and assess the appropriateness of using drugs with the
treatment regimen of the Ministry of Health that the topic, The status of using drugs in
the treatment of hand, foot and mouth disease at Children's Hospital in Can Tho city in
2019 is implemented.

The number of surveillance participants was 400 patients. By the retrospective
cross-sectional descriptive method, data processing using SPSS 20.0 and Microsoft
Office Excel 2007, the results are as follows: the group from 12 to  24 months old
has the highest rate (53.5%), the group from  36 months old accounts for a low rate,
the most (8.5%). The proportion of male patients (57.8%) was higher than that of
female patients (42.2%). The proportion of underweight patients (64.2%) was higher
than that of patients with weight (35.8%). Surveillance participants live in cities
(63.5%), and rural areas account for a lower percentage (36.5%). The proportion of
patients with 1 comorbid disease (58.5%) and more than 2 associated diseases
accounts for 0.3%. In which, respiratory infections had the highest percentage,
accounting for 25.0%. Average days of treatment (68.7%), and short treatment (2.5%).
Most patients show signs of a fever (39.4%), the lowest rate is in the sore throat
(0.6%). Rate of polymorphonuclear leukocytes accounted for the highest percentage
(95.7%) and the lowest rate was in Glucose C (2.0%). In 37 cases (9.3%) reported
abnormal on lung X-ray, the most common lessons were pneumonia (97.3%) and
lower bronchitis (2.7%). The rate of leukocytes increased the highest (62.9%) and
decreased leukocytes accounted for the lowest rate (0.5%). In 33 cases (8.3%), the
CRP increased by 63.6%, the CRP ratio was normal (36.4%). In 8 cases (2.0%)
Glucose C increased (12.5%) was lower than normal Glucose C (87.5%). In 9 cases
(2.3%), the proportion of troponin I decreased (88.9%) was higher than that of
increased troponin I (11.1%). Disease degree: Grade 1 (0.8%), most patients were at
grade 2A (93.7%), degree 2B (2.5%), degree 3 (3.0%) and had no patients at degree 4
(0%). There were 52 patients (13.0%) tested for EV71, the positive results accounted
for 5.8%, the remaining negative accounts for 94.2%.
In the group of medicines for treatment, the group of antipyretics accounts for the
highest proportion (95.7%), the lowest in the vasomotor group (0.8%). Patient-level 1
with paracetamol and phenobarbital was indicated with the highest 100%, while the
lowest one was ibuprofen (33.3%). Level 2a, paracetamol is indicated to use the most
(96.5%), adrenalin, dobutamine the lowest rate (0.3%). Paracetamol level 2b is
indicated the highest (80.0%) while cefuroxime is indicated with the lowest percentage

(10.0%). In grade 3, paracetamol was also identified with the highest (83.3%), and
adrenalin and diazepam with the lowest (8.3%). Results of better and reduced
treatment accounted for the highest percentage (51.2%), worse treatment results


v

(0.5%). The group of patients using the appropriate dose and the group of patients
using the inappropriate dose is statistically significant (P = 0.000 <0.005). Drugs with
the most suitable delivery rhythm are paracetamol, midazolam, diazepam, adrenalin,
dobutamin, immunoglobulin G, with 100%. Which is consistent with the lowest
recommendation is cefotaxime (10.1%). Rate of patients using oral drugs the most
(100%). The lowest compliance rate with recommendation is cefuroxime (6.7%).
There were 149 interactions, the more common pair were paracetamol with
phenobarbital (90.6%), and midazolam with phenobarbital at the severe level (9.4%).
It is necessary to continue to study additional prognostic factors for severe disease in
the diagnosis and treatment of Hand, Foot, and Mouth disease.
Keywords: Hand, foot and mouth disease, Can Tho Children's Hospital, drug use
situation.


vi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong bài luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực
sự của bản thân tôi và giảng viên hướng dẫn. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử
dụng các tài liệu, thơng tin được đăng tải trên các tạp chí khoa học, sách, luận văn và
trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các số liệu, kết quả đạt
được trong luận văn hồn tồn trung thực, chính xác và chưa được dùng cho bất cứ
luận văn tốt nghiệp hay đề tài nghiên cứu nào trước đây.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Kiều Trinh


vii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
TÓM TẮT..................................................................................................................... ii
ABSTRACT.................................................................................................................iv
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1 Giới thiệu về bệnh tay-chân-miệng.......................................................................3
1.2 Tương tác thuốc..................................................................................................13
1.3 Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên thế giới và Việt Nam..........................15
1.4 Sơ lược về bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ............................................................17
1.5 Sơ lược về bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ............................................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................19
2.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................19
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
2.3 Nội dung nghiên cứu..........................................................................................20
2.4 Kỹ thuật thu thập số liệu....................................................................................26
2.5 Xử lý số liệu.......................................................................................................26
2.6 Biện pháp hạn chế sai số.....................................................................................26

2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................28
3.1 Đặc điểm chung về bệnh nhân............................................................................28
3.2 Tình hình sử dụng thuốc.....................................................................................34
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...........................................................................................43
4.1 Đặc điểm chung về bệnh nhân............................................................................43
4.2 Tình hình sử dụng thuốc....................................................................................52
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................57
5.1 Kết luận..............................................................................................................57
5.2 Kiến nghị............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................. xi
PHỤ LỤC 2................................................................................................................ xiii


viii

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt
ADR
Tác dụng không mong muốn
CRP
Protein phản ứng C

Viết đầy đủ tiếng Anh
Adverse drug reaction
C – reactive protein



ix

CT scanner
CV A16
CVP
ECMO

Chụp cắt lớp vi tính
Virus Coxsackie A16
Áp lực tĩnh mạch trung tâm
Oxy hóa máu bằng màng ngồi cơ thể

EV71
IGIM
IGIV

Virus thuộc nhóm Enterovirus
Globulin miễn dịch tiêm bắp
Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch

MRI
NKQ-TCM

Cộng hưởng từ
Đặtnội khí quản là-Tay chân miệng

RNA
RT-PCR


Một phân tử polyme cơ bản
Phản ứng tổng hợp chuỗi phiên mã
ngược
Tay chân Miệng
Tổ chức Y tế Thế giới
X-quang

TCM
WHO
XQ

Computed Tomography
Coxsackievirus A16
Central Vennous Pressure
Extracorporeal Membrane
Oxygenation
Enterovirus 71
Immunoglobulin
Immune Globulin
Intravenous
Magnetic resonance imaging
Endotracheal tube - hand,
foot and mouth
Acid ribonucleic
Reverse transcription Polymerase Chain Reaction
Hand, foot and mouth
World Health Orannization
X-ray



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp, bệnh có thể gặp
ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi có tính
cảm nhiễm cao đối với bệnh. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, tổn thương niêm mạc
miệng và da dưới dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối,
mông. Hầu hết các trường hợp bệnh điều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu
không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nhiều năm gần đây bệnh TCM đã bùng
phát cao đã trở thành nỗi ám ảnh khắp các tình thành từ Bắc vào Nam.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, từ những năm 90 của thế kỷ XX,
nhiều vụ dịch TCM đã được thông báo bùng phát thường xuyên tại một số nước Châu
Á Thái bình dương, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma Cao (Trung Quốc) là những
nước có tỷ lệ bệnh tăng cao qua các năm [64]. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y
tế, trường hợp mắc bệnh TCM đầu tiên được phát hiện vào năm 2003 và bệnh có xu
hướng tăng dần theo thời gian [61], [71]. Năm 2011, bệnh TCM bùng phát trên toàn
quốc với số người mắc và tử vong cao nhất từ trước đến nay và đã xuất hiện ở cả 63
tỉnh thành phố, với 112.370 ca bệnh. Năm 2012, bệnh tay chân miệng có số mắc đứng
thứ hai và số chết đứng thứ ba trong số 10 bệnh truyền nhiễm có số mắc và chết cao ở
Việt Nam. Năm 2018, số trường hợp mắc bệnh TCM tăng 17,4% so với cùng kỳ năm
2017. Vào đầu năm 2019 đến nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng tồn tỉnh đang
diễn biến khá phức tạp, số mắc bệnh tay chân miệng tăng 0,7% so với cùng kỳ năm
2018.
Tác nhân gây bệnh TCM thuộc nhóm virus đường ruột (Enterovirus), trong đó
thường gặp nhất là Coxackievirus A16 (CV A16) và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh tay
chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống, bàn tay của
trẻ hoặc của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh hoạt
hàng ngày như chén đũa, ly cốc bị nhiễm virus từ phân hoặc dịch nốt phỏng, vết loét
hoặc dịch tiết từ đường hô hấp, nước bọt. Ngồi ra, bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp

xúc trực tiếp người-người qua các dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt [82].
Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ vào những năm gần đây, số trẻ mắc bệnh tay chân
miệng đến khám và được kê thuốc điều trị ngoại trú lẫn số trẻ phải nhập viện điều trị nội
trú tại bệnh viên nhi Cần Thơ có huynh hướng gia tăng. Đặc biệt có một số trường hợp
khá nặng, phải thở máy, bệnh chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu bệnh tật tại bệnh viện,
với phác đồ điều trị thuốc đa dạng và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng thuốc. Theo
số liệu thống kê sơ bộ cho thấy bệnh tay chân miệng tăng vọt hơn 2 lần với so với cùng
kỳ năm trước. Nên việc điều trị bệnh tay chân miệng ngồi mục đích kiểm soát các
triệu chứng, giảm khả năng tái phát của bệnh còn gắn liền với chất lượng cuộc sống
cho bệnh nhân. Lựa chọn thuốc trong điều trị tay chân miệng cần dựa trên nhiều yếu tố
như thể bệnh, mức độ bệnh, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của phác đồ, sự
phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân, yếu tố kinh tế... Tuy nhiên, điều mọi người lo


2

lắng là diễn biến bất thường của bệnh tay chân miệng khó dự đốn trước, hơn nữa cho
đến nay vẫn chưa có vắc xin dự phịng và thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu
là điều trị triệu chứng và biến chứng, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát về tình
hình sử dụng thuốc nên nhu cầu về việc khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị
bệnh tay chân miệng hợp lý rất được quan tâm. Nhằm nhận định tình hình sử dụng
thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng, đồng thời đánh giá tính phù hợp trong việc
sử dụng thuốc điều trị tay chân miệng tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Xuất phát từ
nhu cầu thực tế trên, nghiên cứu đã tiến hành thực hiện đề tài: "Khảo sát tình hình sử
dụng thuốc trong điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện Nhi Đồng Thành
phố Cần Thơ năm 2019" với những mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân tay chân miệng được
điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ, năm 2019.
2. Khảo sát tình hình và sự phù hợp trong sử dụng thuốc điều trị bệnh tay chân
miệng tại bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ năm 2019.



3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về bệnh tay-chân-miệng
1.1.1 Khái niệm bệnh tay-chân-miệng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền
nhiễm lây từ người sang người, do các virus thuộc nhóm đường ruột gây ra. Bệnh
thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt nhóm dưới 3 tuổi, với các biểu hiện sốt (trên
37,50oC), biếng ăn, mệt mỏi, đau họng, loét miệng hoặc bọng nước ở lòng bàn tay,
lòng bàn chân, vùng mơng, đầu gối. Bệnh có thể mắc rải rác hoặc bùng phát thành các
vụ dịch nhỏ vào mùa hè, ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Một đến hai
ngày sau đó, những vết loét phát triển bên trong miệng, phát ban ở da với mụn sẽ xuất
hiện chủ yếu trên bàn tay và bàn chân. Bệnh dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh và vi
rút có thể được tìm thấy trong phân của người bệnh. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi,
mà không cần điều trị. Một tỷ lệ ít các trường hợp có thể nặng và biểu hiện triệu chứng
thần kinh như viêm màng não, viêm não hoặc liệt do Enterovirus gây ra. Đặc biệt,
Enterovirus 71 gây những biểu hiện nặng trên lâm sàng và có thể tử vong [24], [53].
1.1.2 Tác nhân gây bệnh
Những virus gây ra bệnh TCM thuộc nhóm Enterovirus họ Picornaviridae (tên
gọi này xuất phát từ pico: Rất nhỏ và chứa RNA) họ này gồm 2 giống: Enterovirus,
Rhinovirus. Đặc điểm chung của các virus trong họ Picornaviridae là nhỏ, chứa RNA
một sợi dương, capsid có đối xứng hình khối, khơng có bao ngồi [74]. Hạt vi rút có
hình khối cầu (20 mặt đối xứng), đường kính 30 nm. Khơng có vỏ bao. Vỏ capsid gồm
60 đơn vị (protomers) hợp thành, mỗi đơn vị cấu trúc bởi 4 polypeptid VP1, VP2,
VP3, VP4. Cấu trúc bộ gen của vi rút đường ruột gồm một chuỗi đơn dương ARN,
mạch thẳng, không phân đoạn, dài khoảng 7,4 kb. Có protein VP gắn ở đầu 5’ thay vì
cấu trúc nucleotide được methyl hóa. Vùng không dịch mã (UTR) ở đầu 5’ chứa vị trí
gắn của ribosom 4 type I (IRES). Vùng P1 mã hóa cho các polypeptides cấu trúc.

Vùng P2 và P3 mã hóa cho các protein khơng cấu trúc liên quan đến q trình nhân lên
của vi rút. Có đi polyA gắn ở đầu 3’.Vùng 3’ khơng dịch mã có vai trị quan trọng
trong việc tổng hợp sợi âm ARN. Vì khơng có lớp lipid của vỏ bao nên vi rút bền với
các điều kiện môi trường của vật chủ, như môi trường acid dạ dày người. Chúng có thể
sống được ở nhiệt độ phịng trong vài ngày. Khơng phải tất cả các enterovirus đều gây
bệnh TCM. Tác nhân gây bệnh TCM thường gặp nhất là EV71, Coxsackievirus, các
Echovirus và một số vi rút đường ruột khác. EV71 có 4 nhóm gen là nhóm A, B, C và
D. Nhóm A và D bao gồm 1 thành viên. Thành viên duy nhất của nhóm A là chủng
BrCr. Nhóm B được chia làm 6 dưới nhóm (subgenotype): B1-5 và B0. Nhóm C cũng
được chia thành 5 dưới nhóm (subgenotype): C1-5. Coxsackievirus được chia thành 2
nhóm A và B. Nhóm A có 24 dưới nhóm có thể gây bệnh lý ở người trong đó CA16 là
một trong những căn nguyên quan trọng gây bệnh TCM. Ngồi ra, một số dưới nhóm
khác như A5, A6, A7, A9, A10 cũng gây bệnh này. Coxsackie nhóm B có 6 dưới
nhóm trong đó B1, B2, B3, B5 cũng là nguyên nhân gây bệnh TCM.


4

- Giống Enterovirus gồm 4 lồi:
+Poliovirus: Gồm có 3 typ, gây bệnh bại liệt, viêm màng não.
+ Coxsackievirus: Gồm có 29 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ tim,
viêm họng áp-tơ (aphthe ulcer), phát ban ngoài da.
+Echovirus: Gồm có 32 typ, gây viêm màng não vơ khuẩn, viêm đường hô hấp,
viêm não, viêm ruột, viêm cơ tim.
+Enterovirus typ 68-71 gây viêm kết mạc chảy máu, viêm tiếu phế quản, bệnh
TCM; typ 72 của Enterovirus gây viêm gan cấp tính (Hepatitis A virus).
- Giống Rhinovirus: Gây nhiễm trùng đường hô hấp trên [49], [74], [78].
1.1.3 Cơ chế lây bệnh của bệnh tay-chân-miệng
Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang virus trong các dịch tiết từ mũi, hầu,
họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt mụn hoặc phân của bệnh nhân. Bệnh TCM lây

truyền bằng đường phân-miệng và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp
xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt mụn hoặc
tiếp xúc gián tiếp với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên đồ chơi, bàn ghế, dụng cụ,
sinh hoạt, nền nhà... Đặc biệt khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh đường hơ hấp thì việc
hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus lây trực tiếp từ người sang người.
Thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho tới khi hết loét và
các mụn nước trên da lành. Những ngày đầu của bệnh là thời gian lây lan mạnh nhất
và virus tồn tại trong phân đến vài tuần sau khi khơng cịn dấu hiệu bệnh nên bệnh
nhân vẫn là nguồn lây quan trọng.
Những đối tượng trẻ dễ mắc TCM:
- Trẻ em sinh hoạt chung nhau ở nhà trẻ, mầm non, trường học cũng là môi
trường tốt cho bệnh lan truyền từ trẻ này sang trẻ khác.
- Trẻ đã mắc bệnh đều có miễn dịch với virus của kỳ này mà vẫn có thể mắc bệnh
với virus khác cùng nhóm [49].
1.1.4 Chuỗi lan truyền bệnh
a) Nguồn truyền nhiễm
Người là vật chủ tự nhiên và duy nhất trong bệnh TCM, do vậy nguồn truyền
nhiễm của bệnh TCM là những người nhiễm Enterovirus. Người bệnh và người vừa
khỏi bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các Enterovirus nhân lên trong các mô bạch
huyết của khoang hầu họng (amidan) và ruột non (mãng Peyer), sau đó đến các hạch
bạch huyết khu vực (hạch mạc treo ruột), gây tình trạng virus máu nhẹ [70]. Theo một
nghiên cứu, tỷ lệ phân lập được Enterovirus ở bệnh phẩm là dịch ngoáy họng là 49%
(288/592); ở dịch mụn nước là 48% (169/333); ở bệnh nhân khơng có biểu hiện bóng
nước, bệnh phẩm ngốy họng và phân cho kết quả dương tính với Enterovirus là 53%
(138/259) [21].
Ở Việt Nam, theo Trần Như Dương và cộng sự, tỷ lệ người tiếp xúc gần nhiễm
virus không triệu chứng trong ổ dịch là 48,5% (trong đó tỷ lệ nhiễm virus khơng triệu
chứng ở hộ gia đình là 45,9%, ở trường học là 64,3%). Trong những người nhiễm virus



5

không triệu chứng, người lớn > 15 tuổi chiếm 66,7%, trẻ em < 5 tuổi chiếm 20,8%
[79].
b) Phương thức lây nhiễm
Phương thức lây nhiễm là cách thức tác nhân gây bệnh lây truyền từ người này
sang người khác. Xác định phương thức lây nhiễm có ý nghĩa quan trọng trong việc
lựa chọn phương pháp kiểm sốt bệnh truyền nhiễm. Có hai phương thức lây nhiễm
chính là kiểu trực tiếp và gián tiếp.
- Phương thức lây truyền trực tiếp: Là sự chuyển tức khắc tác nhân gây bệnh từ
nguồn bệnh hay ổ chứa đến ngõ vào thích hợp làm q trình nhiễm trùng ở người có
thể xảy ra. Kiểu lây truyền trực tiếp như hơn hít, giao hợp, giọt nhỏ do ho, hắt hơi.
- Phương thức lây truyền gián tiếp: Là kiểu lây truyền thông qua các yếu tố chuyên
chở như thực phẩm, nước, các vật dụng lây nhiễm hoặc qua côn trùng.
1.1.5 Dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng
a) Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo thời gian
Bệnh TCM thường xảy ra quanh năm và có xu hướng theo mùa, thường gặp
trong mùa hè - thu (tháng 3-5 và tháng 9-12).Theo báo cáo của Viện Pasteur Thành
phố Hồ Chí Minh, ở các tỉnh phía Nam, số bệnh nhân TCM tăng cao trong 2 đợt: Từ
tháng 3-5 và tháng 9-12 hàng năm. Nghiên cứu của Phan Công Hùng và cộng sự [36]
về đặc điểm dịch tễ bệnh TCM khu vực phía Nam giai đoạn 2010-2012 cho thấy, số
TCM mắc cao vào tháng 9-10 hàng năm. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh TCM
tại miền Bắc năm 2012 của Trần Như Dương và cộng sự cho thấy, số mắc bệnh tăng
cao vào tháng 4-5 và tháng 9-10. Gần đây, bệnh TCM có xu hướng tăng vào mùa
đơng-xn tuy nhiên vẫn có các ca lẻ rải rác trong năm [59]. Theo báo cáo của tổ chức
Y tế Thế giới-Văn phịng khu vực Tây-Thái Bình Dương từ 2010-2013, số mắc bệnh
TCM của các nước trong khu vực tăng cao vào tháng 3-5 và tháng 9-10 hàng năm, như
Trung Quốc, Hồng Kơng, Nhật Bản, Ma cao. Nhìn chung các nghiên cứu này đều cho
thấy bệnh TCM tập trung vào 2 đợt trong năm là tháng 3-5 và tháng 9-10 [87], [89].
b) Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo tuổi

Bệnh tay-chân-miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5
tuổi, đặc biệt ở nhóm dưới 3 tuổi. Theo nghiên cứu của Liu Y và cộng sự tại tỉnh
Shandong từ 2007 đến 2011, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại Singapore, theo
nghiên cứu của Li Wei Ang và cộng sự từ năm 2001-2007, tỷ lệ mắc bệnh TCM cao ở
nhóm dưới 5 tuổi, cao nhất nhóm từ 0-4 tuổi [41]. Tại Anh trong vụ dịch năm 1994 có
952 ca mắc bệnh, trong đó hầu hết trong nhóm từ 1-5 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh TCM
thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, theo nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh TCM ở miền Bắc
giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh chiến 98% [48], [78]. Theo nghiên
cứa của Phan Công Hùng và cộng sự [36], nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh TCM khu
vực phía Nam giai đoạn 2010-2012 cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh chiến
95,8%. Nghiên cứu của Lê Văn Tuấn và cộng sự, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và
vi rút học bệnh TCM giai đoạn 2011-2018 tại Tây Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của


6

trẻ dưới 5 tuổi chiếm 98,49% [38], [89].
c) Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo giới
Tỷ lệ mắc bệnh TCM ở trẻ nam cao hơn nữ, tuy nhiên các bằng chứng chưa rõ
ràng. Theo báo cáo ở Singapore từ năm 2000-2007 thì tỷ số mắc TCM nam/nữ dao
động từ 1,3-1,7/1 [41].
Một nghiên cứu dịch tễ học tại Ấn Độ tiến hành trên 78 trường hợp mắc bệnh
TCM được phát hiện từ tháng 9-11/2009 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ như
nhau [36]. Nghiên cứu của tác giả Nino Khetsuriani và cộng sự [56], phân tích từ hệ
thống giám sát bệnh do EV71 gây ra của Hoa Kỳ từ năm 1970-2005 cho thấy khơng
có sự khác biệt với nam giới và nữ giới ở độ tuổi dưới 20 tuổi, tuy nhiên ở độ tuổi từ
20 trở lên, tỷ số mắc theo giới nam/nữ = 1,4/0,9.
Tại Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh và cộng sự [54], tỷ lệ mắc TCM
tại Hà Nội trong năm 2011-2018 của trẻ nam (61,5%) nhiều hơn trẻ nữ (38,5%),
nghiên cứu của Vũ Trọng Phịng tại huyện Bình Giang, Hải Dương cho thấy tỷ lệ mắc

bệnh của trẻ nam (64,7%) cao hơn trẻ nữ (35,3%) [81], theo nghiên cứu của Ngô Huy
Tú và cộng sự [48], số người bệnh là nam giới chiếm 60,7% cao hơn với nữ giới
(39,3%); sự khác biệt giữa nam và nữ là tương đối đều trong cả 3 năm thực hiện giám
sát, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Một số báo cáo
thống kê khác lại cho thấy khơng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ
[89], [93].
1.1.6 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh Tay Chân Miệng
Sau giai đoạn phát triển tại ống tiêu hóa, một số vi rút sẽ xâm nhập vào máu gây
nhiễm vi rút huyết và từ đó lan tỏa đến cơ quan đích như da, tim phổi, gan lách và hệ
thần kinh trung ương.
a) Ca lâm sàng điển hình
Bệnh có 4 thời kỳ: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Các triệu chứng xuất
hiện và thay đổi theo từng thời kỳ. Giai đoạn ủ bệnh trung bình 3-7 ngày, thường
không biểu hiện triệu chứng. Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng
như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau rát họng, biếng ăn, kém linh hoạt, tiêu chảy vài lần trong
ngày, phân khơng có nhày máu mũi. Triệu chứng khởi phát thường gặp là sốt và đau
họng. Giai đoạn tồn phát có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình với
biểu hiện phát ban ở vị trí đặc hiệu và đau loét miệng.
Phát ban có thể ở xung quanh miệng, ở lịng bàn tay, lịng bàn chân, đầu gối và
mơng. Ban điển hình là các tổn thương trên da, ban đầu thường dạng dát sau nhanh
chóng tiến triển thành các phỏng nước hình oval, đường kính 2-10 mm, màu xám trên
nền ban hồng, ấn không đau, tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày), sau đó có thể
để lại vết thâm, rất hiếm khi lt hay bội nhiễm. Trường hợp khơng điển hình chỉ có ít
phỏng nước xen kẽ hồng ban hoặc chỉ có hồng ban. Tổn thương trong miệng là các vết
loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau, trẻ
có thể bỏ bú, biếng ăn, tăng tiết nước bọt. Các triệu chứng khác như sốt nhẹ, nôn. Nếu


7


trẻ sốt cao và nơn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng nếu có sẽ biểu hiện ở
thời kỳ toàn phát, thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh, có thể gặp
như biến chứng thần kinh, tim mạch và hô hấp.
Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3 đến 5 ngày sau, trẻ hồi phục hồn tồn nếu
khơng có biến chứng [8].
b) Các thể lâm sàng
- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần
hồn, suy hơ hấp, hơn mê dẫn đến tử vong trong vịng 24-48 giờ.
- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
- Thể khơng điển hình: Dấu hiệu phát ban khơng rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng
hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng
[8].
c) Cận lâm sàng
Xét nghiệm không đặc hiệu:
- Cơng thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc có thể tăng.
- Protein C phản ứng (CRP) trong giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ. Máu lắng
thường tăng.
- Dịch não tủy: Có biến loạn khi có biến chứng thần kinh. Dịch có thể bình
thường hoặc bạch cầu tăng chủ yếu là đơn nhân, protein tăng nhẹ nhưng thường dưới 1
g/l, glucose bình thường. Trong giai đoạn sớm có thể tăng bạch cầu từ 100-1000 bạch
cầu/mm3.
- Chụp CT sọ não, MRI sọ não giúp định khu tổn thương tại não. Trên phim MRI
sọ não thường tăng tín hiệu trên T2 và T2 flair trong trường hợp viêm não.
- Siêu âm tim, điện tâm đồ, Troponin I được đề xuất để phát hiện biến chứng
viêm cơ tim hoặc sốc.
- Chụp phổi được thực hiện khi nghi ngờ có tổn thương hơ hấp. Trên phim có thể
dạng viêm phổi kẽ hoặc lan tỏa hoặc mờ hình cánh bướm trong trường hợp phù phổi
cấp [8].
Xét nghiệm đặc hiệu:
Hiện nay, nhiều kỹ thuật đã được triển khai như phân lập vi rút, phát hiện kháng

thể, xét nghiệm khuếch đại chuỗi gen.
- Kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen PCR (Polymerase chain reaction), RT-PCR
(Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction) được áp dụng nhiều nhất vì độ
nhạy và độ đặc hiệu cao.
- Kỹ thuật giải trình tự gen: Cho phép xác định các genotype và các dưới nhóm.
- Kỹ thuật ni cấy vi rút địi hỏi thời gian và kỹ thuật cao. Sau khi nuôi cấy tiến
hành kỹ thuật xác định EV71 gồm khẳng định typ huyết thanh bằng phản ứng trung
hịa có sử dụng kháng huyết thanh đặc hiệu của từng típ.
- Kỹ thuật phát hiện kháng thể IgM kháng EV71 đang được phát triển, nhưng có
thể cho kết quả dương tính giả và giá trị dự báo dương tính thấp.


8

- Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp sử dụng kháng thể đơn dòng kháng
EV71 cho kết quả nhanh nhưng giá thành cao.
- Các mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán xác định căn nguyên gồm phân, dịch
ngoáy họng, dịch ngốy hậu mơn, dịch nốt phỏng và dịch não tủy. Mỗi loại bệnh phẩm
có ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, bệnh phẩm phân khó thu thập nhưng thời gian đào thải
của vi rút trong phân kéo dài, tỷ lệ dương tính cao. Bệnh phẩm dịch não tủy cho giá trị
chẩn đốn cao nhưng tỷ lệ dương tính khơng cao do nồng độ vi rút trong dịch não tủy
thường thấp [8].
d) Chẩn đoán
Các chẩn đoán bệnh:
- Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
+ Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh
trong cùng một thời gian.
+ Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lịng bàn tay, lịng bàn chân, gối,
mơng, kèm sốt hoặc khơng.
- Chẩn đốn xác định: Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh.

- Chẩn đốn phân biệt
Bảng 1.1 Chẩn đoán phân biệt bệnh TCM với một số bệnh khác
Triệu
Tay chân miệng
chứng/bệnh
Vị trí ban
Lịng bàn tay,đầu
gối, mơng, bụng,
lịng bàn chân,
loét miệng.
Dạng ban
Đỏ + mụn nước,
sần, hồng ban,
màu xám, hình
bầu dục, khi lành
khơng thành sẹo.
Cảm giác

Khơng đau,
khơng ngứa.

Thủy đậu

Zona (giời leo) Herpes simplex

Rải rác toàn thân, lan
từ đầu, mặt xuống
thân và tay chân.

Chỉ ở 1 bên cơ

thể.

Từng chùm
mụn nước nhỏ ở
quanh miệng.

Mụn nước cũ xen lẫn
mới, lõm ở giữa khi
mới mọc, trong lẫn
đục (mủ) do bội
nhiễm vi khuẩn.

Chùm mụn
nước to nhỏ
khơng đều,
hạch ở cổ,
nách, bẹn.

Mụn nước sẽ
vỡ, chảy dịch,
đóng mày và
lành sẹo.

Ngứa, đau nhức rất
khó chịu.

Ngứa, đau
nhức khó chịu.

Ngứa, rát.


Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái
lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh. Đây là một
bệnh dễ lây lan. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh [54], [8].


9

Phân độ lâm sàng
Bảng 1.2 Phân độ lâm sàng [5]
Độ 1
Độ 2a

Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
- Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và khơng ghi nhận lúc khám.
- Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39 oC, nơn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vơ cớ.

Độ 2b

* Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
- Giật mình ghi nhận lúc khám.
- Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần /30 phút.
- Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
+ Ngủ gà
+ Mạch nhanh > 130 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
* Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt cao ≥ 39,5 oC (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Mạch nhanh > 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Thất điều: Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Rung giật nhãn cầu, lác mắt.

- Yếu chi hoặc liệt chi.
- Liệt thần kinh sọ: Nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
- Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, khơng sốt).
- Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
- Vã mồ hơi, lạnh tồn thân hoặc khu trú.
- HA tâm thu tăng:
+ Trẻ < 12 tháng HA > 100 mmHg
+ Trẻ từ 12 tháng < 24 tháng HA > 110 mmHg
+ Trẻ > 24 tháng HA > 115 mmHg
- Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nơng, rút lõm ngực,
khị khè, thở rít thì hít vào.
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trương lực cơ.
- Sốc
- Phù phổi cấp.
- Tím tái, SpO2 < 92%.
- Ngưng thở, thở nấc

Độ 3

Độ 4

Biến chứng
- Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
Biểu hiện thường gặp như giật mình chới với, run chi, loạng choạng, rung giật nhãn
cầu, co giật, hôn mê.
- Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim, suy tim. Biểu hiện thường gặp gồm mạch
nhanh, giai đoạn đầu có thể tăng huyết áp, sau tụt HA dẫn tới sốc, trụy mạch.
+ Mạnh nhanh, nhịp tim trên 160 phút lần/phút, da nổi vân tím, thời gian tuần
hoàn hồi chi trên 3 giây, vã mồ hôi, chi lạnh.




×