Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

KHẢO SÁT TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ RÀO CẢN TRONG SỬ DỤNG INSULIN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.91 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHẢO SÁT TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ RÀO CẢN TRONG SỬ DỤNG INSULIN
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NĂM CĂN,
TỈNH CÀ MAU

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CẦN THƠ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHẢO SÁT TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ RÀO CẢN TRONG SỬ DỤNG INSULIN
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NĂM CĂN,
TỈNH CÀ MAU
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. Hoàng Đức Thái

CẦN THƠ, 2020



i

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. BS. Hoàng Đức Thái đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy/cô tại Trường Đại học Tây Đô, đặc biệt là các
thầy/cô ở Khoa Sau Đại Học đã tận tình chỉ bảo, truyền thụ những kiến thức, kinh
nghiệm cho tôi trong thời gian tôi được học tập ở trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cán bộ, nhân viên tại bệnh viện đa
khoa huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau đã ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong q trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, đề tài của tơi sẽ khơng thể hồn thành nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ
của gia đình, bạn bè tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tp.Cần Thơ, ngày tháng năm 2020
Học Viên


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những kết quả của đề tài này là cơng trình nghiên cứu của
tơi do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS. BS. Hoàng Đức Thái. Toàn bộ
số liệu, kết quả hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào khác.

Tp.Cần Thơ, ngày tháng năm 2020
Học Viên



iii

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc và insulin trên BN đái tháo đường type 2.
2. Xác định rào cản insulin trên BN sử dụng thuốc và insulin, trên BN tiếp tục dùng
thuốc uống và BN đồng ý chuyển sang insulin.
3. Khảo sát các yếu tố có liên quan đến việc tuân thủ sử dụng thuốc.
4. Khảo sát các yếu tố có liên quan đến rào cản sử dụng insulin.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Đặc điểm BN và thông tin điều trị được thu thập từ sổ khám bệnh. được đo lường bằng
các bộ câu hỏi (Morisky Medication Adherence Scale - 8 items và Barriers to Insulin
Treatment Questionnaire). Hồi quy logistic được dùng để xác định các yếu tố liên quan
với việc tuân thủ dùng thuốc và rào cản sử dụng insulin.
Kết quả: Có 528 BN tham gia nghiên cứu. Nam 227 (43%), nữ (57). Tỷ lệ BN tuân
thủ tốt các thuốc ĐTĐ đường uống là 59,5%, Đa số BN mắc bệnh ĐTĐ nghỉ hưu
(43,9%). Thời gian mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là dưới 5 năm là 42,2%, từ
5 đến 10 năm là 44,7%, trên 10 năm là 15,2%. Có 65,5% BN đạt HbAlC (xét trên 232
BN có kết quả HbAlC).
Kết luận: Tỷ lệ BN tuân thủ dùng insulin tăng. Cải thiện niềm tin vào sự cần thiết
của insulin có thể làm tăng tuân thủ dùng thuốc của BN. Cần tư vấn cho bệnh nhân nữ,
trẻ tuổi khi bắt đầu điều trị với insulin.
Từ khóa: Tuân thủ dùng thuốc, Rào cản sử dụng insulin, Đái tháo đường


iv

TÓM TẮT TIẾNG ANH
Target:

1. Determination of compliance with drug and insulin use in patients with
type 2 diabetes.
2. Determine the insulin barrier in the patient using the drug and insulin, in
the patient who continues to take the oral drug and the patient agrees to switch
to insulin.
3. Survey of factors related to drug use compliance.
4. Investigate the factors related to the insulin use barrier.
Research methodology: The study used convenient sampling method.
Patient characteristics and treatment information were collected from the
examination book. measured by questionnaires (Morisky Medication Adherence
Scale - 8 items and Barriers to Insulin Treatment Questionnaire). Logistic
regression is used to identify factors associated with drug compliance and
barriers to insulin use.
Results: There were 528 patients participating in the study. Male 227
(43%), female (57). The percentage of patients with good compliance with oral
diabetes drugs is 59.5%, the majority of patients with diabetes retire (43.9%).
The duration of disease in our study is 42.2% less than 5 years, from 5 to 10
years it is 44.7%, over 10 years it is 15.2%. 65.5% of patients achieved HbAlC
(considering over 232 patients with HbAlC results).
Conclusion: The proportion of patients in compliance with insulin
increased. Improved confidence in the need for insulin may increase patient
adherence. Young female patients should be advised when starting insulin
therapy.
Keywords: Drug compliance, Insulin use barrier, Diabetes


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ii
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT..............................................................................................iii
TÓM TẮT TIẾNG ANH................................................................................................iv
MỤC LỤC........................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................x
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................1
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG................................................1
1.2. TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC.........................................7
1.3. RÀO CẢN SỬ DỤNG INSULIN........................................................................9
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC..............................13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................17
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................................17
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................17
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................17
2.4. CÁC CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU................20
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................23
3.1. DỊCH VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI RÀO CẢN SỬ DỤNG INSULIN......23
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BN THAM GIA NGHIÊN CỨU...........................26
3.3. TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN................29
3.4. RÀO CẢN TRONG VIỆC SỬ DỤNG INSULIN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN....................................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN............................................................................................36
4.1 DỊCH VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI RÀO CẢN SỬ DỤNG INSULIN.......36
4.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU............................................................36
4.3 TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN.................42
4.4 RÀO CẢN TRONG VIỆC SỬ DỤNG INSULIN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN

QUAN....................................................................................................................... 45


vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................50
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................... xii
PHỤ LỤC 2................................................................................................................... xiii
PHỤ LỤC 3................................................................................................................... xix
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................. xxii


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng việt



Bằt đầu

BN

Bệnh nhân

BV


Bệnh viện

CCĐ

Chống chi định

ĐH

Đường huyét

ĐTĐ

Đái tháo đường

CBNV

Cán bộ nhân viên

HC

Hiệu chỉnh

ADA

American Diabetes Association

Hiệp hội đái tháo đường
Hoa Kỳ


BITQ

Barrier
to
Insulin
Trealment Questionnaire

Bảng câu hỏi rào cản
insulin

BMQ

Brief Medication Questionnaire

Bảng câu hỏi niềm tin
về thuốc

DPP4

Dipeptil - Peptidase - 4

FPG

Fasting Plasma Glucose Đường huyết đói Glucagon

GLP-1

Like Peptide - 1

HDL-C


High
Density
Lipoprotein Cholesterol

Lipoprotein tỷ trọng cao

HIV

Human Immunodeficiency Virus

Bệnh nhiễm virus suy
giảm miễn dịch ở người

IDF

International Diabete Federation

Liên đoàn đái tháo đường
quốc tế

ITAS

Insulin Treatment Appraisal Scale

Thang điểm đánh giá điều
trị insulin

OGTT


Oral Glucose Tolerance Test

Nghiệm pháp dung nạp
đường huyết glucose

LDL-C

Low Density Lipoprotein Cholesterol Lipoprotein tỷ trọng thấp

MARS

Medication Adherence Reasons Scale

Thang đánh giá lý do
tuân thủ thuốc


MAQ

Medication Adherence Questionnaire

Thang đánh giá tuân thủ

MEMS

Medical Event Monitoring System

Hệ thống giám sát
dùng thuốc


MMAS - 8

Morisky
Medication
Adherence Scale - 8 items

Thang đánh giá tuân thủ
điều trị Morisky - 8

MMSE

Mini Mental State Examination

Bảng câu hỏi đánh giá
khả năng trí tuệ tối thiểu

NPH

Neutral Protamine Hagedom

PAINT

Physicians Attitude to Insulin
Therapy questionnaire

Bảng câu hỏi đánh giá
thái độ điều trị insulin của
chuyên gia y tế

SEAMS


Self - Efficacy for Appropriate
Medication Use Scale

Thang đánh giá niềm tin về
việc sử dụng thuốc hợp lý

SMBG

Self- Monitoring of Blood Glucose

Đường huyết tự theo dõi

TZD

Thiazolidinedion

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho BN đái tháo đường ở người trưởng thành [1]..............2
Bảng 1.2. So sánh về các tác động cần lưu ý của các nhóm thuốc ĐTĐ [15]................6
Bảng 1.3. Các loại insulin [1]......................................................................................10
Bảng 1.4. Nghiên cứu về tuân thủ điều trị và rào cản sử dụng insulin được thực hiện tại
Việt Nam và trên thế giới............................................................................................14

Bảng 2.1. Trình tự dịch và đánh giá độ tin cậy bộ câu hỏi rào cản sử dụng insulin.....19
Bảng 2.2. Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi dựa vào giá trị Cronbach’s alpha.........20
Bảng 2.3. Cách đảo ngược điểm ở 3 câu hỏi khía cạnh B trong BUQ.........................22
Bảng 3.1. Khó khăn/gợi ý điều chỉnh trong q trình dịch bảng câu hỏi.....................23
Bảng 3.2. Nội dung điều chỉnh bộ câu hỏi BITQ.........................................................24
Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh nhân tham gia phỏng vấn thử..............................................25
Bảng 3.4. Tương quan câu hỏi - tổng thể và giá trị cronbach’s alpha trong bộ câu
hỏi BITQ.....................................................................................................................26
Bảng 3.5. Đặc điếm nhân khẩu học của BN tham gia nghiên cứu...............................27
Bảng 3.6. Đặc điểm điều trị của BN tham gia nghiên cứu...........................................28
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh mắc kèm cuả các BN trong nghiên cứu.....................................28
Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn BN bằng thang đo MMAS – 8......................................29
Bảng 3.9. Phân bố BN theo mức độ tuân thủ sử dụng thuốc........................................30
Bảng 3.10. So sánh kết quả HbAlC giữa hai nhóm tuân thủ và không tuân thủ...........30
Bảng 3.11. So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm tn thủ và khơng tn thủ.............30
Bảng 3.12. Kết quả phấn tích hồi quy logistic đa biến về mối liên quan giữa các yếu tố
khảo sát và sự tuân thủ sử dụng thuốc.........................................................................32
Bảng 3.13. Rào cản sử dụng insulin trên BN dùng thuốc uống và BN dùng insulin....33
Bảng 3.14. Rào cản sử dụng insulin trên BN đồng ý sử dụng insulin và BN tiếp tục sử
dụng thuốc uống..........................................................................................................33
Bảng 3.15. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến về mối liên quan giữa các yếu tố
khảo sát và rào cản trong sử dụng insulin....................................................................35


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hướng dẫn điều trị đái tháo đường ADA 2018 [15]....................................5
Hình 1.2. Phác đồ sử dụng insulin...............................................................................11
Hình 4.1 Sự phân bố về nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu...........................................36
Hình 4.2. Sự phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu.................................................37
Hình 4.3. Thơng tin về trình độ học vấn của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu...........38

Hình 4.4. Thơng tin về tình trạng nghề nghiệp của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
..................................................................................................................................... 39
Hình 4.5. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân..............................................................39
Hình 4.6. Số bệnh mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.............................40
Hình 4.7. Bệnh lý đi kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.................................41
Hình 4.8. Số lượng thuốc trung bình 1 ngày của bệnh nhân........................................41
Hình 4.9. Mục tiêu điều trị...........................................................................................42
Hình 4.10. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc...............43
Hình 4.11. Tần suất gặp khó khăn khi nhớ tất cả các loại thuốc..................................43
Hình 4.12. Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ.............................................................................44


MỞ ĐẦU
Đái tháo đường là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và cũng
là một trong bốn bệnh không lây nhiễm dẫn đến tử vong nhiều nhất trên thế giới. Theo
thông báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2014, tồn cầu có khoảng 9% dân số
mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), trong đó số bệnh nhân (BN) khơng được chẩn đốn
ĐTĐ chiếm 46,3% [94]. Dự đoán đến năm 2040, trên thế giới sẽ có thêm 642 triệu người
mắc đái tháo đường [94]. Năm 2014 có khoảng 4,9 triệu người chết có nguyên nhân trực
tiếp do đái tháo đường [94]. Ở Việt Nam, đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng theo
mức độ đơ thị hóa. Theo thống kê của liên đồn đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2014,
Việt Nam có 5,71% dân số mắc đái tháo đường, trong đó chủ yếu là đái tháo đường típ 2
[44].
Hầu hết các BN sau khi được chẩn đoán đái tháo đường được điều trị ngoại trú bằng
thuốc uống, insulin, kết hợp chế độ ăn và luyện tập phù hợp để kiểm soát đường huyết.
Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào mức độ tuân thủ các chế độ điều trị của BN. Tuy nhiên,
mức độ tuân thủ điều trị của BN có xu hướng giảm dần theo thời gian. Theo báo cáo của
WHO, tỷ lệ BN tuân thủ điều trị các bệnh mạn tính chỉ chiếm tỷ lệ 50% dân số nói chung
[76], thậm chí thấp hơn các nước đang phát triển. Tuân thủ kém được cho là nguyên nhân
gây ra tử vong cho khoảng 125000 người trên thế giới, tỷ lệ BN phải nhập viện tăng lên

khoảng 25%, làm tăng chi phí y tế lên khoảng 100 triệu đô la mỗi năm [93]. Ngược lại,
tuân thủ điều trị giúp cho BN có kết quả điều trị tốt hơn và giảm chi phí kinh tế .Vì vậy,
đánh giá mức độ tuân thủ điều trị, tìm nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ làm cơ sở để
đưa ra biện pháp thích hợp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị có ý nghĩa rất quan
trọng trong điều trị các bệnh mạn tính.
Bệnh viện đa khoa Năm Căn là bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Cà Mau
thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân huyện Năm Căn. Hiện nay, khoa
khám chữa bệnh đang quản lý và theo dõi việc điều trị ngoại trú hơn 528 BN ĐTĐ trong
một tháng, trong đó chủ yếu là ĐTĐ type 2. Tuy vậy, việc đánh giá mức độ tuân thủ điều
trị ĐTĐ của BN vẫn chưa được quan tâm và thực hiện. Bên cạnh đó, việc xác định rõ
những rào cản BN khi sử dụng insulin nhằm giúp BN xóa bỏ rào cản, có cái nhìn tích cực
về điều trị insulin, từ đó giúp BN tn thủ điều trị tốt hơn.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tuân thủ điều trị và rào
cản trong sử dụng insulin của BN đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa
huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” với các mục tiêu như sau:
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc và insulin trên BN đái tháo đường type 2.
2. Xác định rào cản insulin trên BN sử dụng thuốc và insulin, trên BN tiếp tục dùng
thuốc uống và BN đồng ý chuyển sang insulin.
3. Khảo sát các yếu tố có liên quan đến việc tuân thủ sử dụng thuốc.
4. Khảo sát các yếu tố có liên quan đến rào cản sử dụng insulin.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Định nghĩa
Trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa của Bộ Y tế ban
hành năm 2017, bệnh ĐTĐ được định nghĩa “là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng
nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của

insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc
biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh”.
1.1.2. Dịch tễ học
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 tồn thế giới có 415
triệu người (trong độ tuổi 20 -79) bị bệnh ĐTĐ, tương đương cứ 11 người có 1 người bị
ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu, tương đương cứ 10 người có 1 người bị
ĐTĐ. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm khơng thích hợp, ít hoặc
khơng hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em,
trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng
nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi.
Nhưng một điều đáng khả quan, có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phịng
hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và
tăng cường luyện tập thể lực [44].
Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội),
2,25% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (thành phố Huế), nghiên cứu năm 2012 của Bệnh
viện Nội tiết trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành
là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% [5]. Tỷ lệ rối
loạn dung nạp glucose toàn quốc 7,3%, rối loạn glucose máu lúc đói tồn quốc 1,9% (năm
2003). Theo kết quả điều tra STEP wise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm
do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ờ nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là
4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [1].
Ngoài ra, có đến 64,9% số người mắc bệnh ĐTĐ khơng được phát hiện và hướng
dẫn điều trị đúng [1].
1.1.3. Phân loại
Theo ADA năm 2018 [15], ĐTĐ được chia thành 4 loại như sau:
ĐTĐ type 1: Do tế bào β của tiểu đảo tụy bị phá hủy không thể sản xuất ra insulin dẫn
đến thiếu hụt insulin tuyệt đối. Gồm có:
-


ĐTĐ qua trung gian miễn dịch

-

SĐTĐ không rõ nguyên nhân

- ĐTĐ type 2: Do sự giảm tiết insulin tương đối của tiểu đảo tuy trên nền tảng đề kháng
với insulin.


2

- ĐTĐ thai kỳ: là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên trong
thai kỳ, không loại trừ trường hợp BN đã mắc ĐTĐ trước khi có thai mà chưa được chẩn
đốn hoặc BN tiếp tục tăng đường huyết sau khi sinh.
- ĐTĐ type đặc biệt do những nguyên nhân khác như:
-

Di truyền: bệnh lý về gen, nhiễm sắc thể.

-

Bệnh lý tuyến tụy: viêm, chấn thương, u tụy, cắt tụy, xơ sỏi tụy...

-

Bệnh nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy thượng thận, u tiết
glucagon.

-


Do thuốc: interiseronalpha, corticoid, thiaasde, hormon giáp.

- Nhiễm trùng: Rubella bẩm sinh, Cytomeralovirus.
1.1.5. Chuẩn đoán
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ (ADA) [15], dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
Glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 126 mg/dl (7mmol/l): BN phải nhịn ăn ít
nhất 8 giờ (thường phải nhịn ăn qua đêm từ 8 đến 14 giờ)
Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống 75g (OGTT) ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn
của WHO: BN nhịn đói từ nữa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose
tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút.
HbAlc ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở trong phịng
thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
1.1.6. Điều trị
Bảng 1.1: Mục tiêu điều trị cho BN đái tháo đường ở người trưởng thành [1]
Mục tiêu

Chỉ số

HbAlC

< 7%*

Glucose huyết tương mao mạch lúc
đói, trước ăn

80-130 mg/dl (4,4 – 7,2 mmol/l)


Đỉnh glucose huyết tương mao mạch
sau ăn

<180 mg/dl (10,0 mmol/l)

Huyết áp

<140/90 mmHg
Nếu đã có biến chứng nhận: < 130/85
– 80 mmHg

Lipid máu

LDL – C < 100mg/dl (2,6 mmol/l, nếu
chưa có biến chứng tim mạch.
LDL – C < 70mg/dl (1,8 mmol/l, nếu


3

đã có biến chứng tim mạch.
HDL – C < 40mg/dl (1,0 mmol/l) ở
nam và 50mg/dl (1,3 mmol/l) ở nữ
Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của BN.
Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c < 6,5% (48 mmol/mol) nếu có thể đạt
được và khơng có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có hại của
thuốc: Đối với người bị bệnh ĐTĐ trong thời gian ngắn, bênh ĐTĐ type 2 được điều trị
bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc khơng có bệnh tim mạch
quan trọng.
Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c < 8%

(64 mmol/mol) phù hợp với những BN có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng, lớn tuổi,
các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm hoặc bệnh
ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
1.1.7. Phương pháp điều trị bằng thuốc uống
- Nhóm sulfonylurea: tolbutamid, glibeclamid, gliclazid, glipizid…
 Cơ chế tác dụng: kích thích bài tiết insulin, tăng sự nhạy cảm với insulin của
mô ngoại biên, ức chế nhẹ bài tiết glucagon.
 Tác dụng phụ: hạ đường huyết, buồn nôn, nôn.
 Chống chỉ định: BN ĐTĐ type 1, phụ nữ có thai.
- Nhóm Biguanid: Metformin
 Cơ chế tác dụng: làm tăng sự nhạy cảm với insulin ở mô ngoại biên, giảm sản
xuất glucose ở gan.
 Tác dụng phụ: tiêu chảy, buồn nôn, nhiễm toan lactic.
 Chống chỉ định: suy gan/ thận, phụ nữ có thai.
 Thận trọng: BN suy tim sung huyết, nghiện rượu, nhiễm toan chuyển hóa.
- Nhóm Thiazolidinedion (TZD): rosiglitazon, pioglitazone.
 Cơ chế tác dụng: tăng nhạy cảm insulin ở cơ, gan và mô mỡ, giảm tân tạo
glucose ở gan, giảm đề kháng insulin.
 Tác dụng phụ: tăng cân, phù nề. Pioglitazon gây nguy cơ ung thư bàng quan.
 Chống chỉ định: ĐTĐ type 1, suy tim sung huyết tiến triển, rối loạn chức năng
gan (transaminase tăng gấp 2,5 lần), phụ nữ cho con bú.
-

Nhóm ức chế

glucosidase: acarbose, miglitol.

 Cơ chế tác dụng: ức chế

- amylase và


- glucosidase làm chậm hấp thu

carbonhydrat ở ruột non (trừ lactose).
 Tác dụng phụ: đầy hơi, đau bụng, sình bụng, tiêu chảy.


4

-

-

-

-

 Chống chỉ định: bênh lý dạ dày - ruột kém hấp thu, loét ruột, ĐTĐ type 1, xơ
gan, rối loạn thận.
Nhóm các thuốc đồng vận GLP - 1: exenatide
 Cơ chế tác dụng: có vai trị tương tự GLP - 1: kích thích tiết insulin, ức chế
tiết glucagon, giảm tốc độ làm rỗng dạ dày, đưa glucose vào tế bào mô ngoại
vi, tăng khối lượng tế bào β.
 Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, buồn nơn, tiêu chảy.
Dẫn xuất amylin tổng hợp: pramlintide
 Cơ chế tác dụng: tác động giống amylin, hormon tuyến tụy, được bài tiết cùng
insulin, có tác dụng kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày và ức chế tiết glucagon.
 Tác dụng phụ: buồn nơn, chán ăn, nơn ói.
Nhóm ức chế men DPP - 4: sitagliptin, saxagliptin, linagliptin, vildagliptin.
 Cơ chế tác dụng: ức chế DPP - 4 là enzyme làm mất hoạt tính ineretin, nhờ đó,

hoạt tính incretin kéo dài làm tăng phóng tích insulin và giảm bài tiết glucagon
sau ăn.
 Tác dụng phụ: viêm mũi hầu, nhiễm trùng hô hấp trên, nhức đầu.
Chất ức chế kênh đồng vận chuyển natri - glucose 2 (sodium – glucose
contransporter 2, SGLT2): canagliflozin, dapagliflozin, empagliflozin.
 Cơ chế tác dụng: ức chế tái hấp thu glucose tại thận, tăng đào thải glucose.
 Tác dụng phụ: nhiễm trùng niệu, nhiễm candida âm đạo.


5

Hình 1.1. Hướng dẫn điều trị đái tháo đường ADA 2018 [15]


6

Bảng 1.2. So sánh về các tác động cần lưu ý của các nhóm thuốc ĐTĐ [15]
Thuốc tác động

Metfo
rmin

Ức chế
SGLT2

Chủ
vận
GLP–1

Ức chế

DPP4

TZD

Sulfonylure
a
(Thế hệ 2)

Insulin

Hiệu lực

Cao

Trung bình

Cao

Cao

Cao

Nguy cơ hạ
Đường huyết
Cân nặng

Khơng

Khơng


Khơng

Trung
bình
Khơng

Khơng



Cao
nhất


Khơng
ảnh
hưởng

Giảm

Giảm

Khơng
ảnh
hưởng

Tăng

Tăng


Tăng

Bệnh
xơ vữa
do tim
mạch

Có thể
có lợi

Có lợi:
Canagliflozin,
empagliflozin

Khơng ảnh
hưởng:
Lixinatid,
Exenatid
Có lợi:
liraglutide

Khơng
ảnh
hưởng

Có thể có
lợi:
pioglitazo
ne


Khơng ảnh
Hưởng

Khơng
ảnh
hưởng

Suy
tim

Có lợi:
Canagliflozin,
empagliflozin

Khơng ảnh
hưởng

Có thể
có nguy
cơ:
Saxaglip
ptin,
aloglipti
n

Tăng
nguy cơ

Khơng ảnh
hưởng


Mạch

Khơng
ảnh
hưởng

Khơng
Ảnh
hưởng

Giá

Thấp

Cao

Cao

Cao

thấp

Thấp

Human
Insulin:
thấp

Tác

Động
Trên
Tim

Insulin
analoge
cao
PO/SC
Tác
Động
trên
thận

Tiến
triển
bệnh
thận
do
ĐTĐ
Cân
nhắc
liều sử
dụng

PO

PO

SC


PO

PO

PO

SC

Khơng
ảnh
hưởng

Có lợi:
Canagliflozin,
Empagliflozin

Có lợi:
Liraglutid

Khơng
ảnh
hưởng

Khơng
ảnh
hưởng

Khơng
ảnh hưởng


Khơng
ảnh
hưởng

CCĐ:
Egfr <
30

Canagliflozin:
khơng khuyến
cáo với eGFR
<45.
Dapagliflozin:

Exenatide:
CCĐ với
eGFR <30

Có thể
sử dụng
khi suy
giảm
chức
năng

Khơng
cần hiệu
chỉnh liều.

Glyburide:

khơng
khuyến cáo

Dùng
liều
Insulin
Thấp
hơn khi

Glipizide:


7

không khuyến
cáo với eGFR
<60.
Empagliflozin
CCĐ với
eGFR <30

Lisinatide:
thận trọng
với eGFR <
30
Nguy cơ
tăng tác
dụng phụ ở
BN suy
giảm chức

năng thận

thận, cần
hiệu
chỉnh
liều

Thường
không
khuyến
cáo khi
suy giảm
chức năng
thận do có
thể giữ
dịch

Thận trọng
khi bắt đầu
để tránh hạ
đường
huyết

1.2. TỔNG QUAN VỀ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
1.2.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của WHO: tuân thủ điều trị lâu dài là mức độ hành vi của người
bệnh đối với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng và/ hoặc thay đổi lối sống tương
ứng với khuyến cáo của nhân viên y tế [93].
Tuân thủ dùng thuốc là hành vi tự nguyện hợp tác của BN với khuyến cáo của nhân
viên y tế liên quan đến thời gian, liều lượng, số lần dùng thuốc trong thời gian điều trị.

1.2.2. Phương pháp đo lường
Từ định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị, cho thấy mức độ quan
trọng và cần thiết của việc đánh giá mức độ tuân thủ điều trị.
Các phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ được chia làm hai nhóm chính là các
phương pháp đánh giá trực tiếp và các phương pháp đánh giá gián tiếp [48]:
- Các phương pháp đánh giá trực tiếp bao gồm các biện pháp như trực tiếp theo dõi
quá trình điều trị và phát hiện thuốc trong dịch sinh học. Hiện nay, để phát hiện thuốc
trong dịch sinh học có thể định lượng thuốc hoặc các chất chuyển hóa trong máu, định
lượng các chất đánh dấu trong máu. Ưu điểm của phương pháp đánh giá trực tiếp là chính
xác, đáng tin cậy. Tuy nhiên các phương pháp này rất tốn kém thời gian, công sức
- Các phương pháp đánh giá gián tiếp bao gồm biện pháp giám sát điều trị, tự báo
cáo của BN, sử dụng dữ liệu của nhân viên y tế hoặc người nhà BN cung cấp. Các
phương pháp gián tiếp thường xuyên được sử dụng hơn so với các phương pháp trực tiếp
[48].
- Phương pháp đánh giá bằng hệ thống giám sát dùng thuốc (MEMS) là phương
pháp đánh giá chính xác nhờ ghi lại ngày và thời gian mở hộp thuốc nhờ công nghệ vi xử
lý gắn ở nắp hộp. MEMS có thể khơng chính xác trong trường hợp BN lấy nhiều hơn 1
liều trong một lần mở hộp hoặc mở hộp mà không lấy thuốc. MEMS có chi phí cao và
mỗi thuốc cần một thiết bị riêng, do đó hạn chế sử dụng trên thực hành lâm sàng [48].
- Phương pháp đánh giá tuân thủ dùng thuốc qua báo cáo của BN là phương pháp
dễ áp dụng nhất nhưng cũng có hạn chế vì phương pháp này phụ thuộc vào hành vi chủ
quan của BN. Với phương pháp này, BN có thể được yêu cầu tự ghi lại nhật ký sử dụng
thuốc hoặc có thể hồn thành báo cáo qua điện thoại, email hoặc có thể qua các cuộc
phỏng vấn về việc sử dụng thuốc của họ. Việc tự báo cáo cùa BN có lợi thế trong việc

Giảm
eGF
hiệu
chỉn
theo

đáp
lâm
sàng



×