Tải bản đầy đủ (.pdf) (246 trang)

Luận án Tiến sĩ Tính dễ tổn thương và chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu trong sinh kế của người dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 246 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2015

NGUYỄN THỊ THUÝ LOAN

TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ CHIẾN LƯỢC
THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

TRÀ VINH, NĂM 2023


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

NGUYỄN THỊ THUÝ LOAN

TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ CHIẾN LƯỢC
THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHMER Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS DIỆP THANH TÙNG
2. GS. TS VÕ XUÂN VINH

TRÀ VINH, NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là Nguyễn Thị Thuý Loan xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả thảo
luận, phân tích trong luận án này là cơng trình nghiên cứu của tơi, đảm bảo tính trung
thực và khơng trùng với bất kỳ cơng trình nào.
Ngày 06 tháng 6 năm 2023
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thuý Loan

i


LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện theo chương trình đào tạo ngành Quản lý Kinh tế,
bậc tiến sĩ của trường Đại học Trà Vinh. Tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến Qúy Thầy/Cô
Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế, Luật, Trung tâm Đào tạo Logistics và Thương mại điện
tử và Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Trà Vinh đã hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ
trợ tận tình trong quá trình học tập của tác giả.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS Diệp Thanh
Tùng và Thầy GS. TS Võ Xuân Vinh là người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng

dẫn và đóng góp nhiều ý kiến q báu trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các Qúy Thầy/Cô thành viên ở các
hội đồng bảo vệ đề cương, chuyên đề tổng quan và các chuyên đề tự chọn đã có nhiều
ý kiến đóng góp qúy báu và giới thiệu cho tác giả nhiều tài liệu tham khảo hữu ích.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cán bộ ở Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các cán bộ UBND huyện, xã và các hộ gia đình Khmer ở 3 tỉnh
Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang, đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả thu thập số liệu nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè đã giúp đỡ và ủng hộ tinh thần cho tác giả rất nhiều trong thời gian qua.
Do còn hạn chế về kiến thức nên luận án khơng tránh được những sai sót. Tác
giả rất mong nhận được ý kiến góp ý quý báu của q Thầy/Cơ để hồn chỉnh hơn.
Trà Vinh, ngày 06 tháng 6 năm 2023

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x
TĨM TẮT ...................................................................................................................... x
ABSTRACT .................................................................................................................xii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn ....................................................................................... 1
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết ....................................................................................... 4
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 5

1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................ 5
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 5
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 6
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ............... 6
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 6
1.4.2 Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 6
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 6
1.5.1 Phạm vi về nội dung.................................................................................... 6
1.5.2 Phạm vi về không gian ................................................................................ 7
1.5.3 Phạm vi về thời gian ................................................................................... 7
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 7
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 7
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 7
1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ...................................................................... 9
1.8 TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................. 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ......................... 11
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 11
2.1.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................ 11
2.1.2 Khung phân tích về sinh kế bền vững ....................................................... 17

iii


2.1.3 Khung phân tích tính dễ bị tổn thương về sinh kế do biến đổi khí hậu......... 20
2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ........................................................ 25
2.2.1 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế ................................. 25
2.2.2 Chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu ...................................................... 29
2.2.3 Tính dễ bị tổn thương về sinh kế .............................................................. 35
2.2.4 Đánh giá chung về các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ............. 45
2.3 KHUNG PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT ............................................................ 53

2.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................. 55
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 56
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 56
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 58
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 58
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................. 59
3.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................. 84
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 85
4.1 THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG TRONG THỜI GIAN QUA ...................... 85
4.1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam thời gian qua ............................ 85
4.1.2 Thực trạng biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sơng Cửu Long ...................... 87
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI SẢN SINH
KẾ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU
LONG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................. 90
4.2.1 Vốn con người ........................................................................................... 90
4.2.2 Vốn tự nhiên .............................................................................................. 93
4.2.3 Vốn tài chính ............................................................................................. 98
4.2.4 Vốn vật chất ............................................................................................ 102
4.2.5 Vốn xã hội ............................................................................................... 103
4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC THÍCH
ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI KHMER Ở
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG ..................................................................... 104
4.3.1 Chiến lược thích ứng ứng phó................................................................. 108
4.3.2 Chiến lược thích ứng chủ động ............................................................... 109

iv


4.4 ĐO LƯỜNG TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI

KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................ 111
4.4.1 Thống kê mô tả các chỉ số thành phần phụ ............................................. 112
4.4.2 Thống kê mô tả các thành phần chính .................................................... 117
4.4.3 Mức độ tổn thương về sinh kế theo chỉ số LVI và LVI-IPCC của các hộ gia
đình người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ................................................ 119
4.5 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VẾ SINH KẾ CỦA
CÁC HỘ GIA ĐÌNH KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG ........... 121
4.5.1 Kết quả mơ hình ...................................................................................... 121
4.5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 123
4.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................... 133
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 135
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 135
5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 137
5.2.1 Định hướng chính sách nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương về sinh kế
của các hộ gia đình người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long ........................ 137
5.2.2 Một số hàm ý chính sách giảm thiểu tính dễ bị tổn thương về sinh kế của
các hộ gia đình Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long ......................................... 138
5.3 ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN ÁN ................................................................. 144
5.3.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ...................................................................... 144
5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ...................................................................... 145
5.3.3 Tính mới của luận án............................................................................... 146
5.4 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU............................................... 148
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 148
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 149
5.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 5........................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 151
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ................................................... 151
B. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .......................................................................... 152
C. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI ......................................................... 155

D. TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ ................................................................................. 170

v


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ........................................................ 172
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 1. BẢN HỎI HỘ GIA ĐÌNH KHMER .......................................... 1
2.1 BẢN HỎI HỘ GIA ĐÌNH KHMER SƠ BỘ .............................................. 12
2.2 BẢN HỎI HỘ GIA ĐÌNH KHMER CHÍNH THỨC .................................. 14
PHỤ LỤC 2. PHỎNG VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA .................................. 12
2.1 DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ............................................ 12
2.2 PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA........................................................ 14
2.2.1 Phiếu phỏng vấn chuyên gia lấy ý kiến điều chỉnh ................................... 14
2.2.2 Phiếu phỏng vấn chuyên gia lấy ý kiến hàm ý chính sách ....................... 22
2.3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA .............. 24
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT ................................ 31
3.1 KIỂM ĐỊNH ANOVA ................................................................................. 31
3.2 KIỂM ĐỊNH CHI-SQUARE ....................................................................... 39
3.3 KIỂM ĐỊNH T-TEST ................................................................................ 43
PHỤ LỤC 4. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH PCA .......................... 49
4.1 KẾT QUẢ PCA CHO CÁC THÀNH PHẦN PHỤ ..................................... 49
4.2 TÍNH PCA CỦA 03 NHÂN TỐ CHÍNH CỦA LVI-IPCC (KHẢ NĂNG
THÍCH ỨNG, ĐỘ NHẠY CẢM VÀ MỨC ĐỘ PHƠI NHIỄM) ............................ 52
PHỤ LỤC 5. MƠ HÌNH HỒI QUY .............................................................. 54
5.1 MƠ HÌNH HỒI QUY .................................................................................. 54
5.3 KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP CỦA MƠ HÌNH ............................................ 55

vi



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ac:

Adaptive capacity – Khả năng thích ứng

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

DBTT:

Dễ bị tổn thương

DFID:

Department for International Development - Cơ quan Phát triển
Quốc tế Vương quốc Anh

DTTS:

Dân tộc thiểu số

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

Ex:

Exposure – Mức độ phơi nhiễm


IPCC:

Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên Chính
phủ về Biến đổi khí hậu

LVI:

Livelihood Vulnerability Index - Chỉ số dễ bị tổn thương về sinh kế

LVI-IPCC:

Livelihood Vulnerability Index - Intergovernmental Panel on
Climate Change - Chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế tính theo định
nghĩa của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

PCA:

Principal Component Analysis – Phân tích thành phần

Se:

Sensitivity – Mức độ nhảy cảm

SLF:

Sustainable Livelihood Framework - Khung sinh kế bền vững

vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các hoạt động thích ứng BĐKH trong sinh kế ở các hộ gia đình ĐBSCL . 14
Bảng 2.2 Các hoạt động thích ứng theo nhóm chiến lược thích ứng chủ động và ứng phó
ở cấp độ hộ gia đình khu vực ĐBSCL ........................................................................ 15
Bảng 2.3 Tổng hợp lược khảo tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước ..................... 46
Bảng 3.1 Cỡ mẫu điều tra............................................................................................ 59
Bảng 3.2 Tổng hợp các chỉ số đại diện cho năm nguồn tài sản sinh kế...................... 60
Bảng 3.3 Tổng hợp các yếu tố phụ và yếu tố chính để tính LVI ................................ 66
Bảng 3.4 Phân nhóm của các thành phần chính theo yếu tố ảnh hưởng của IPCC .... 71
Bảng 3.5 Diễn giải ý nghĩa và dấu kỳ vọng của các biến trong mơ hình ................... 79
Bảng 4.1 Tổng thiệt hại ước tính do thiên tai ở Việt Nam từ năm 2015 đến tháng 10 năm
2022.................................................................................................................................................................................. 86
Bảng 4.2 Thực trạng về các chỉ số đại diện nguồn vốn con người của các hộ gia đình
Khmer ở ĐBSCL ......................................................................................................... 90
Bảng 4.3 Kết quả phân tích sâu Anova về số lao động trung bình giữa các tỉnh ....... 91
Bảng 4.4 Kết quả phân tích sâu Anova về trình độ học vấn trung bình giữa các tỉnh 91
Bảng 4.5 Thực trạng về nguồn vốn đất đai của các hộ Khmer ở ĐBSCL .................. 94
Bảng 4.6 Kết quả phân tích sâu Anova về diện tích đất nông nghiệp giữa các tỉnh ... 94
Bảng 4.7 Hiện trạng về sự sẵn có các nguồn vốn tự nhiên ......................................... 95
Bảng 4.8 Thực trạng và ảnh hưởng của BĐKH đối với hoạt động sản xuất của người
dân tộc Khmer ở ĐBSCL ............................................................................................ 98
Bảng 4.9 Thu nhập của các hộ gia đình Khmer ở ĐBSCL ......................................... 99
Bảng 4.10 Kết quả phân tích sâu Anova về tổng thu nhập của hộ Khmer giữa các tỉnh
..................................................................................................................................... 99
Bảng 4.11 Thực trạng về vay vốn của các hộ gia đình Khmer ở ĐBSCL ................ 101
Bảng 4.12 Thực trạng về cơ sở hạ tầng của địa phương ........................................... 102
Bảng 4.13 Thực trạng về nhà ở của các hộ gia đình Khmer ở ĐBSCL .................... 102
Bảng 4.14 Kết quả phân tích sâu Anova về sự khác biệt giữa các nhóm chiến lược thích
ứng ............................................................................................................................. 106

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Chi-Square về sự khác biệt giữa các nhóm chiến lược
thích ứng .................................................................................................................... 107

viii


Bảng 4.16 Thống kê mô tả các chỉ số thành phần phụ phân theo địa phương .......... 114
Bảng 4.17 Trung bình các chỉ số thành phần chính có trọng số khác nhau giữa các địa
phương....................................................................................................................... 117
Bảng 4.18 Chỉ số LVI và LVI-IPCC có trọng số khác nhau giữa các địa phương ... 120
Bảng 4.19 Kết quả phân tích sâu Anova về chỉ số LVI có trọng số khác nhau của hộ
Khmer giữa các tỉnh .................................................................................................. 121
Bảng 4.20 Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến .......................... 122
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định T-test về mối quan hệ giữa tính DBTT về sinh kế và giới
tính của chủ hộ .......................................................................................................... 124
Bảng 4.22 Kết quả kiểm định T-test về mối quan hệ giữa tính DBTT về sinh kế và tình
trạng nhà ở của hộ ..................................................................................................... 126
Bảng 4.23 Kết quả kiểm định T-test về mối quan hệ giữa tính DBTT về sinh kế và tình
trạng hộ ...................................................................................................................... 128
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định T-test về mối quan hệ giữa tính DBTT về sinh kế và tiếp
cận tín dụng chính thức của hộ ................................................................................. 128
Bảng 4.25 Kết quả kiểm định T-test về mối quan hệ giữa tính DBTT về sinh kế và tiếp
cận thông tin của hộ .................................................................................................. 129
Bảng 4.26 Kết quả kiểm định T-test về mối quan hệ giữa tính DBTT về sinh kế và tiếp
cận mạng lưới xã hội của hộ ..................................................................................... 130
Bảng 4.27 Kết quả kiểm định T-test về mối quan hệ giữa tính DBTT về sinh kế và chiến
lược thích ứng chủ động ............................................................................................ 131
Bảng 4.28 Kết quả kiểm định T-test về mối quan hệ giữa tính DBTT về sinh kế và chính
sách hỗ trợ của địa phương ....................................................................................... 133


ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Khung sinh kế bền vững của Serrat (2017) .................................................... 18
Hình 2.2 Khung phân tích tổng hợp tính DBTT của sinh kế đối với BĐKH do Reed và
cộng sự (2013) đề xuất .................................................................................................. 22
Hình 2.3 Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương về sinh kế của các hộ gia đình người
Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long ............................................................................. 54
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận án .................................................................. 57
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 82
Hình 4.1 Bản đồ xâm nhập mặn ĐBSCL mùa khơ 2021-2022 .................................... 88
Hình 4.2. Tỷ lệ chủ hộ biết đọc, viết tiếng Việt và tiếng Khmer .................................. 92
Hình 4.3. Mức độ tiếp cận của các hộ Khmer về các nguồn lực tự nhiên .................... 96
Hình 4.4 Thực trạng về các hiện tượng cực đoan diễn ra trong những năm qua ở các địa
bàn sinh sống của các hộ Khmer ở ĐBSCL .................................................................. 96
Hình 4.5 Dự báo về mức độ nghiêm trọng của BĐKH của các hộ Khmer ở ĐBSCL.. 97
Hình 4.6 Nghề nghiệp của chủ hộ người Khmer ở ĐBSCL ....................................... 100
Hình 4.7 Mục đích vay vốn của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL ................. 101
Hình 4.8 Thực trạng tài sản sinh hoạt của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL .. 103
Hình 4.9 Thực trạng tài sản sản xuất của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL ... 103
Hình 4.10 Thực trạng nguồn vốn xã hội của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL
..................................................................................................................................... 104
Hình 4.11 Thực trạng áp dụng các chiến lược thích ứng BĐKH trong thời gian qua của
các hộ Khmer ở ĐBSCL ............................................................................................. 105
Hình 4.12 Thực trạng áp dụng các chiến lược thích ứng phó với BĐKH của các hộ
Khmer ở ĐBSCL ......................................................................................................... 108
Hình 4.13 Mức độ hiệu quả của các chiến lược thích ứng ứng phó với BĐKH ......... 109
Hình 4.14 Thực trạng áp dụng các chiến lược thích ứng chủ động với BĐKH của các hộ
Khmer ở ĐBSCL ......................................................................................................... 110

Hình 4.15 Mức độ hiệu quả của các chiến lược thích ứng chủ động với BĐKH ....... 111
Hình 4.16 Giá trị trung bình của các nhân tố thành phần chính của chỉ số LVI có trọng
số khác nhau ................................................................................................................ 118
Hình 4.17 Mức độ DBTT của 3 yếu tố chỉ số LVI-IPCC có trọng số khác nhau ....... 119

x


TĨM TẮT
Đồng bằng sơng Cửu Long đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực của
biến đổi khí hậu, nhất là đối với đồng bào dân tộc Khmer. Luận án nghiên cứu tính dễ
bị tổn thương và chiến lược thích ứng về sinh kế của các hộ gia đình người Khmer ở
đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng
trên dữ liệu từ 426 hộ nông dân Khmer ở ba tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ Khmer hiện nay đều bị hạn chế trong tiếp cận các
nguồn vốn sinh kế và có tính dễ bị tổn thương về sinh kế cao. Phân tích hồi quy cho thấy
các yếu tố như trình độ học vấn, giới tính, diện tích đất, lực lượng lao động, tỷ lệ phụ
thuộc, hộ nghèo, tình trạng nhà ở, thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp, tiếp
cận thông tin, mạng lưới xã hội, chính sách hỗ trợ, tín dụng, chiến lược thích ứng, các
cú sốc khí hậu và dự báo biến đổi khí hậu có tác động đáng kể đến tính dễ bị tổn thương
về sinh kế. Ngồi ra, luận án cũng đề xuất 2 nhóm hàm ý chính sách bao gồm: nhóm
hàm ý chính sách cải thiện tài sản sinh kế và nhóm chính sách nâng cao hiệu quả các
chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu của hộ Khmer.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, chiến lược thích ứng, đồng bằng sơng Cửu Long, hộ
gia đình Khmer, phân tích thành phần chính, tài sản sinh kế, tính dễ bị tổn thương về
sinh kế

xi



ABSTRACT
The Mekong Delta is facing the negative impacts of climate change, particularly
affecting the Khmer ethnic community. This thesis investigates the vulnerability and
livelihood adaptation strategies of Khmer households in the Mekong Delta. The research
employs qualitative and quantitative methods, utilizing data from 426 Khmer farming
households in three provinces: Tra Vinh, Soc Trang, and Kien Giang. The research
findings reveal that Khmer households have currently faced limitations in accessing
livelihood resources, leading to high vulnerability in their livelihoods. Regression
analysis demonstrates that factors such as household head education level, household
head gender, household’s land area, household labor force, dependency ratio, poor
household, permanent housing, agricultural income, non-agricultural income,
information access, social networks access, local support policies, credit access,
adaptation strategies, climatic shocks, and climate change predictions have a significant
impact on livelihood vulnerability. Additionally, the thesis proposes two groups of
policy implications, including measures to enhance livelihood assets and policies to
improve the effectiveness of climate adaptation strategies for Khmer households.
Keywords: climate change, Adaptation strategies, Mekong Delta, Khmer
households, principal component analysis, livelihood assets, livelihood vulnerability

.

xii


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu, chương này bao gồm
các nội dung chính: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu nội
dung của luận án.
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay được xem là địa bàn chiến
lược về kinh tế, chính trị và quốc phịng, an ninh của cả nước, với tiềm năng phát
triển đa dạng về nông nghiệp, thủy sản và du lịch. Với vị trí địa lý của vùng giáp
Biển Đơng và vịnh Thái Lan, ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km và nhiều đảo,
quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh
Thái Lan, ĐBSCL là khu vực có tầm quan trọng kinh tế của cả nước, đặc biệt là lĩnh
vực nông nghiệp. ĐBSCL được xem là vựa lúa, trái cây và cá của cả nước, toàn
vùng trung bình đóng góp hơn 1/3 GDP nơng nghiệp cả nước, chiếm 50% hoạt động
sản xuất lúa gạo, 90% sản lượng gạo xuất , 65% hoạt động nuôi trồng thủy sản, 60%
sản lượng cá xuất khẩu và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu của cả nước (Ngân
hàng Thế giới, 2022). Theo Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022, điểm
sáng lớn nhất ở nền kinh tế ĐBSCL là nông nghiệp, tăng trưởng mạnh đạt 3,4%, cao
hơn so với mặt bằng chung của cả nước và xuất khẩu nông thủy sản đóng vai trị then
chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam (Liên đoàn Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam, 2022). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có đến
62,17% dân số vùng ĐBSCL hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm - thủy sản. Tuy
nhiên, khu vực này đang phải đối mặt với các thách thức lớn liên quan đến vấn đề
nguồn nước, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển và những tác động tiêu cực khác của biến
đổi khí hậu (BĐKH).
BĐKH đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống con người,
cộng đồng và quốc gia. Từ năm 1996 đến năm 2015, Việt Nam đứng thứ 8 về mức
độ tổn thương về hiện tượng thời tiết cực đoan, đứng thứ 4 về tỷ lệ dân số có rủi ro
bị ngập úng từ sông, và được xếp vào những quốc gia chịu nhiều tác động của
BĐKH (GIZ, 2018). Riêng đối với khu vực ĐBSCL, ảnh hưởng của bão lũ và xâm

1


nhập mặn gia tăng thời gian gần đây là có liên quan đến mực nước biển và sự khai

thác quá mức nguồn nước ngầm (GIZ, 2018). Theo kịch bản về BĐKH ở Việt Nam
được Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020, tr. 102): “ĐBSCL là khu vực có nguy cơ
ngập rất cao. Nếu mực nước biển dâng 80 cm, sẽ có khoảng 31,94% diện tích có
nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Cà Mau (64,42%)
và Kiên Giang (66,16%). Nếu mực nước biển dâng 100 cm sẽ có khoảng 47,29%
diện tích Đồng bằng sơng Cửu Long có nguy cơ ngập, cao nhất là tỉnh Cà Mau
khoảng 79,62%”. Ngồi ra, các hiện tượng khí hậu cực đoan cũng xuất hiện bất
thường và phức tạp hơn như bão và áp thấp nhiệt đới, số ngày nắng nóng tăng,… đặc
biệt là hạn hán và xâm nhập mặn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020).
Hơn nữa, thời gian, cường độ và tần suất hoạt động của các cực đoan khí hậu
thời tiết ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đơng Nam Á nói chung (trong đó có lưu
vực sơng Mekong) có xu thế gia tăng rõ rệt. Nếu phân tích chuỗi số liệu quan trắc khí
tượng thủy văn từ 1975 tới nay cho thấy khu vực ĐBSCL đã trải qua tác động nặng
nề của 04 đợt hạn mặn (1977-1978, 1997-1998, 2015-2016 và nay là 2019-2020), và
mức độ hạn, kiệt, mặn của các đợt ngày càng gia tăng cả về thời gian, không gian,
cường độ, tần suất cùng với những thiệt hại kinh tế môi trường (Tô Văn Trường,
2020). Theo báo cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai, hạn hán và xâm nhập mặn
ở ĐBSCL năm 2019-2020 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp
(khoảng 16.000 ha lúa Hè Thu và 13.700 ha lúa Đơng Xn) và có khoảng 79.700 hộ
gia đình bị thiếu nước giữa vụ Hè Thu và Đông Xuân năm 2019–2020 (Tổng Cục
Phịng chống thiên tai, 2020). Điển hình, theo Tổng cục Thủy lợi cập nhật đến ngày
10/4/2020, hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất
nông nghiệp, khoảng 79.200 hộ dân đang gặp khó khăn, thiếu nước sinh hoạt. Trong
đó, Bến Tre có 12.700 hộ, Sóc Trăng: 19.000 hộ, Kiên Giang: 11.300 hộ, Cà Mau:
17.500 hộ, Bạc Liêu: 3.300 hộ, Long An: 7.900 hộ, Trà Vinh: 6.000 hộ. Tồn vùng
ĐBSCL có 43.000 ha lúa đông xuân, 1.700 ha cây ăn quả, 79 ha rau màu bị thiệt hại
do hạn hán, xâm nhập (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2020). Do đó, theo
Quyết định 379/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 03 năm
2021 về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về phịng chống, ứng phó và giảm nhẹ
thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050” của Việt Nam năm 2021 đã xác định bão, lũ

lụt, hạn hán và xâm nhập mặn là những ưu tiên.

2


Trước bối cảnh BĐKH diễn ra ngày càng phức tạp và cực đoan, nếu khơng có
các giải pháp thích ứng tồn diện, tác động của BĐKH có thể khiến từ 400.000 người
đến 1 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2030 (Ngân hàng Thế giới,
2022). Theo thống kê của Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển, ĐBSCL – nơi
sinh sống của gần 17 triệu dân đã và đang bị ảnh hưởng bởi BĐKH, hơn 70% diện
tích đất của một số tỉnh, thành trong vùng có thể bị ngập trong vịng 80 năm nữa. Từ
đó gây ra các tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân khu vực ĐBSCL,
đặc biệt là đối với người người dân tộc Khmer – chiếm trên 86% người Khmer sinh
sống cả nước (Tổng Cục thống kê, 2020). Đây là một trong 32 dân tộc thiểu số được
xếp vào danh sách các dân tộc cịn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2021-2025 do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7
năm 2021.
Cộng đồng người Khmer là một trong năm dân tộc có dân số đông ở Việt Nam
và tập trung 86,5% ở khu vực ĐBSCL với trên 1,1 triệu người sinh sống phân bố
khắp 13 tỉnh ĐBSCL, trong đó tập trung đơng nhất ở Sóc Trăng (chiếm 31,7%), Trà
Vinh (chiếm 27,9%) và Kiên Giang (chiếm 18,5%) (Tổng Cục Thống Kê, 2020).
Theo Báo cáo nghèo đa chiều Việt Nam năm 2021 do Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thống kê và Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) thực hiện, tỷ lệ nghèo đa chiều ở Việt Nam có
sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm dân cư, cụ thể tỷ lệ nghèo đa chiều của người
Kinh là 2,8% thì con số này ở người Khmer là 19,2%. Theo thống kê trong năm 2020
thì cứ 1 trong 5 người đồng bào dân tộc Khmer, Dao và các đồng bào dân tộc thiểu
số khác là người nghèo đa chiều (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và cộng sự,
2021). Ngay cả khi không phải đối mặt với BĐKH, cộng đồng người Khmer vùng
ĐBSCL đã phải đối mặt với những áp lực về sinh kế hiện tại, chiếm hơn một nửa

trong tổng số hộ nghèo của toàn vùng (Võ Thị Kim Thu, 2016). Nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Diễm và Đỗ Thị Thơm (2020) cho thấy BĐKH và suy thối mơi trường hiện
nay đã ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên liên quan đến sinh kế gồm đất, nước và
rừng; và hoạt động sinh kế của người Khmer ở ĐBSCL, đặc biệt là nông nghiệp và
thủy sản. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Loan và Diệp Thanh Tùng
(2020), sinh kế chính của cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL là nơng nghiệp, thu
nhập chính của hộ phụ thuộc vào nơng nghiệp (chiếm 32%) và 30% hộ gia đình khơng

3


có đất sản xuất nên sinh kế của hộ khơng ổn định. Theo đó, các tác động của BĐKH
dự kiến sẽ tiếp tục khuếch đại và làm trầm trọng thêm áp lực sinh kế của các hộ gia
đình trong tương lai gần. Do đó, việc ứng phó với sự BĐKH ở ĐBSCL, đặc biệt là
đối tượng người Khmer, đang là vấn đề cấp thiết và được sự quan tâm đặc biệt của
Chính phủ.
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết
Vấn đề nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương (DBTT) và tác động của BĐKH
lên sinh kế, cũng như khả năng thích ứng với BĐKH của người dân cũng được nhiều
tổ chức, nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện như DFID (1999), Badjeck và
cộng sự (2010), Thao và cộng sự (2019), Amoatey và Sulaiman (2020), Nong và cộng
sự (2020), Tran và cộng sự (2020), Pham và cộng sự (2020), Hoang và cộng sự
(2020), Ho và cộng sự (2022), Thinh và cộng sự (2021),... Nhìn chung, các nghiên
cứu có liên quan được lược khảo nêu trên có phạm vi nghiên cứu đa dạng về nội dung,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Các nghiên cứu xây dựng nền tảng lý thuyết và
thực tiễn về khung phân tích đo lường tính DBTT về sinh kế và các chiến lược thích
ứng ở nhiều vùng địa lý khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, tính DBTT cần được xem
xét trong mối quan hệ với nguồn lực tài sản sinh kế và các chiến lược sinh kế. Cách
tiếp cận này mang tính tổng thể, bao gồm các khía cạnh có liên quan đối với BĐKH.
Trong khi đó, các nghiên cứu nêu trên tiếp cận vấn đề này một cách độc lập, xem xét

các mối quan hệ riêng lẻ, từ đó các giải pháp thiếu tính tồn diện. Từ đây, cần có một
khung phân tích chung, gắn kết các vấn đề nêu trên, hướng đến các giải pháp mang
tính tồn diện và bền vững.
Ở phạm vi khơng gian nghiên cứu là Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL
nói riêng, các nghiên cứu chủ yếu được chia thành 2 nhóm đối tượng: i) các hộ gia
đình nơng thơn nói chung và ii) các hộ gia đình dân tộc thiểu số. Đối với nhóm các
hộ gia đình nói chung, các nghiên cứu trong nước đã thực hiện khá đầy đủ đánh giá
tính DBTT về sinh kế và tác động của các chiến lược sinh kế thích ứng với BĐKH
như Nguyễn Duy Cần và cộng sự (2012), Lê Anh Tuấn và Trần Thị Kim Hồng (2012),
Phạm Xuân Phú (2013), Lê Thị Diệu Hiền và cộng sự (2014), Võ Văn Tuấn và cộng
sự (2014), Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015),… Đối với nhóm các hộ gia đình
là người dân tộc thiểu số thì các nghiên cứu vẫn cịn hạn chế chỉ dừng lại ở đánh giá
định tính thực trạng sinh kế như Ngô Thị Thu Trang và cộng sự (2016), Phạm Thị

4


Thu Hà và Phạm Ngọc Hịa (2016) hoặc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ như Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011). Cho đến nay, nhóm đối
tượng người dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung hay người dân tộc Khmer ở khu vực
ĐBSCL nói riêng – đối tượng DBTT nhất trong xã hội - vẫn chưa có một nghiên cứu
đánh giá đầy đủ với các phương pháp phân tích sâu (cả định tính và định lượng) về
vấn đề tính DBTT về sinh kế do BĐKH.
Ảnh hưởng của BĐKH đối với các đối tượng bị tác động rất đa dạng, nhất là
đối với cộng đồng dân cư có đặc điểm DBTT cao như người dân tộc Khmer. Trong
cộng đồng các dân tộc đang sinh sống ở ĐBSCL, người Khmer thuộc nhóm cộng
đồng dân tộc cịn gặp nhiều khó khăn, mức độ tiếp cận các nguồn lực sinh kế nhìn
chung đều thấp hơn so với người Kinh (Nguyễn Thị Thuý Loan và Diệp Thanh Tùng,
2020). Từ đây, cần có một nghiên cứu đánh giá tổng thể về mối liên hệ giữa tài sản
sinh kế, chiến lược thích ứng và tính DBTT về sinh kế của người Khmer ở ĐBSCL,

góp phần cung cấp các luận cứ, giải pháp thích ứng BĐKH, giảm thiểu các tác động
tiêu cực của BĐKH, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa cộng đồng người dân tộc
Khmer và các cộng đồng dân tộc cịn lại ở vùng ĐBSCL. Chính vì lẽ đó, tác giả thực
hiện luận án nghiên cứu về “Tính dễ tổn thương và chiến lược thích ứng biến đổi
khí hậu trong sinh kế của người dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”.
Nghiên cứu này đặt người Khmer làm trung tâm để phân tích sâu các nội dung bao
gồm: thực trạng tài sản sinh kế, chiến lược thích ứng, tính DBTT về sinh kế và tác
động ảnh hưởng của các yếu tố đến tính DBTT về sinh kế của các hộ gia đình người
Khmer ở ĐBSCL.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng về tài sản sinh kế, các chiến lược thích ứng BĐKH, tính
DBTT về sinh kế và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tính DBTT về sinh kế
của người dân tộc Khmer ở ĐBSCL; từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm
thiểu tính DBTT về sinh kế trước tác động BĐKH của người Khmer ở ĐBSCL.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Phân tích thực trạng tiếp cận các nguồn tài sản sinh kế của các hộ gia đình
người Khmer ở ĐBSCL trước tác động của BĐKH.

5


• Phân tích thực trạng áp dụng các chiến lược thích ứng BĐKH của các hộ gia
đình người Khmer ở ĐBSCL.
• Đo lường tính DBTT về sinh kế của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL
trước tác động của BĐKH.
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính DBTT về sinh kế của các hộ gia
đình người Khmer ở ĐBSCL.
• Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu tính DBTT về sinh kế của
các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL trước tác động BĐKH.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Thực trạng tiếp cận các nguồn tài sản sinh kế của các hộ gia đình người
Khmer ở ĐBSCL trước tác động của BĐKH hiện nay như thế nào?
• Thực trạng áp dụng các chiến lược thích ứng BĐKH của các hộ gia đình
người Khmer ở ĐBSCL hiện nay như thế nào?
• Tính DBTT về sinh kế của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL trước tác
động của BĐKH hiện nay như thế nào?
• Các yếu tố nào tác động đến tính DBTT về sinh kế của các hộ gia đình người
Khmer ở ĐBSCL hiện nay?
• Những hàm ý chính sách nào cần được thực hiện để giảm thiểu tính DBTT
về sinh kế của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL trước tác động BĐKH?
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các tài sản sinh kế, các chiến lược
thích ứng, tính DBTT về sinh kế và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tính DBTT
về sinh kế của các hộ gia đình người dân tộc Khmer ở ĐBSCL.
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình người dân tộc Khmer ở ĐBSCL, cụ thể
là các hộ gia đình Khmer ở 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phạm vi về nội dung
BĐKH là chủ đề khá rộng và được hiểu với rất nhiều khái niệm như IPCC
(2007), Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008),… Trong nghiên cứu này, BĐKH được
giới hạn ở nhóm yếu tố khí hậu liên quan gồm nhiệt độ cao – khô hạn kéo dài – xâm
6


nhập mặn – triều cường. Đây là nhóm yếu tố có tác động lớn đến sinh kế người dân
ở ĐBSCL với cấp độ rủi ro ở mức cao (Lê Anh Tuấn và cộng sự, 2013).
Nội dung nghiên cứu của luận án là tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận tài

sản sinh kế, thực trạng áp dụng các chiến lược thích ứng BĐKH, đo lường tính DBTT
về sinh kế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính DBTT về sinh kế của các hộ
gia đình Khmer, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu tính DBTT về
sinh kế của hộ Khmer ở ĐBSCL.
1.5.2 Phạm vi về không gian
Phạm vi không gian nghiên cứu là các gia đình người dân tộc Khmer ở ĐBSCL,
cụ thể là ở ba tỉnh tập trung đơng người Khmer: Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang.
1.5.3 Phạm vi về thời gian
• Nghiên cứu được thực hiện từ 11/2019 đến 12/2022
• Thời gian của số liệu sử dụng trong luận án: số liệu thứ cấp được thu thập
vào năm 2019-2022; số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 7/2020 đến 10/2020.
• Hàm ý chính sách của nghiên cứu được đề xuất từ năm 2022 đến 2025.
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như Tổng Cục
Thống kê, Tổng Cục Phòng chống thiên tai, các báo cáo từ Bộ Tài ngun Mơi
trường, các cơng trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước,…
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát phỏng
vấn trực tiếp 426 hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL, cụ thể là tỉnh Trà Vinh, Sóc
Trăng và Kiên Giang.
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp kết
hợp cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
1.6.2.1 Phương pháp định tính
Phương pháp định tính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phỏng
vấn chuyên gia. Phương pháp tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia, cán bộ
quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu để xác định lại mơ hình nghiên cứu, tìm hiểu
ngun nhân, hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực sinh kế và bổ sung/ điều
7



chỉnh các chỉ số thành phần chính, phụ để tính chỉ số DBTT về sinh kế của các hộ gia
đình người Khmer gắn với bối cảnh thực tiễn. Ngoài ra, phương pháp này còn được
sử dụng để củng cố, lý giải cho một số kết quả nghiên cứu, đồng thời tham vấn các
hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu tính DBTT về sinh kế của các hộ gia đình người
Khmer ở ĐBSCL trước tác động BĐKH.
1.6.2.2 Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng được nghiên cứu sử dụng là phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp kiểm định giả thuyết về sự khác biệt trung bình, phương pháp
phân tích thành phần chính, phương pháp chỉ số đo lường tính DBTT về sinh kế và
phương pháp phân tích hồi quy đa biến.
• Phương pháp thống kê mơ tả: nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô
tả bao gồm các đại lượng trung bình, độ lệch chuẩn để mơ tả khái quát về thực trạng
các nguồn vốn sinh kế, thực trạng ảnh hưởng BĐKH và áp dụng các chiến lược thích
ứng của các hộ gia đình Khmer ở ĐBSCL trong thời gian qua.
• Phương pháp kiểm định giả thuyết về sự khác biệt trung bình: nghiên cứu sử
dụng các phương pháp kiểm định giả thuyết về sự khác biệt trung bình như kiểm định
sự khác biệt hai trung bình tổng thể (T-Test), sự khác biệt giữa hai nhóm tổng thể là
biến định tính (Chi-square) và sự khác biệt trung bình từ 3 nhóm tổng thể (ANOVA)
để so sánh khả năng tiếp cận tài sản sinh kế, chiến lược thích ứng BĐKH giữa các
nhóm hộ Khmer có các đặc điểm cá nhân, điều kiện kinh tế và địa phương khác nhau.
• Phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis –
PCA): được sử dụng để tính tốn các trọng số cho từng chỉ tiêu thành phần phụ và
thành phần chính của chỉ số đo lường tính DBTT về sinh kế LVI, LVI-IPCC do Hahn
và cộng sự (2009) đề xuất.
• Phương pháp chỉ số đo lường tính DBTT về sinh kế LVI và LVI-IPCC: nghiên
cứu sử dụng chỉ số đo lường tính DBTT về sinh kế LVI (Livelihood Vulnerability
Index) và LVI-IPCC do Hahn và cộng sự (2009) đề xuất để đo lường tính DBTT về
sinh kế của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL trước tác động của BĐKH. Chỉ

số LVI và LVI-IPCC được sử dụng trong nghiên cứu là chỉ số LVI và LVI-IPCC có
trọng số khác nhau và trọng số này chính là kết quả ước lượng từ phương pháp phân
tích thành phần chính PCA ở trên.

8


• Phương pháp phân tích hồi quy đa biến: nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi
quy tuyến tính đa biến để đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
DBTT về sinh kế của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL. Mơ hình hồi quy đa
biến được dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc Y và các biến
độc lập X1, X2, X3,…, Xn. Nghiên cứu thực hiện ước lượng mơ hình với biến phụ
thuộc là chỉ số LVI do Hahn và cộng sự (2009) đề xuất có trọng số khác nhau theo
kết quả phân tích thành phần chính PCA.
1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Cấu trúc của luận án bao gồm 5 chương với các nội dung như sau:
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Chương này trình bày về lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận án
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích. Chương này trình bày cơ sở lý
thuyết về vấn đề nghiên cứu cũng như các khung phân tích về vấn đề nghiên cứu có
liên quan. Chương này cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước
có liên quan. Từ đó, luận án xác định khe hổng nghiên cứu để xây dựng khung phân
tích nghiên cứu phù hợp.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu quy trình nghiên
cứu và các phương pháp nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu sẽ được thiết kế hợp lý và
logic đảm bảo thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Phương pháp nghiên cứu sẽ
bao gồm phương pháp thu thập và phương pháp phân tích dữ liệu. Nội dung chi tiết
các phương pháp cũng như tiến trình thực hiện và mục đích sử dụng các phương pháp
sẽ được trình bày chi tiết trong chương này

Chương 4. Thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày chi tiết về kết
quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nội dung kết quả nghiên cứu bao
gồm: i) Thực trạng về BĐKH ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL trong thời gian qua;
ii) Phân tích thực trạng tiếp cận các nguồn tài sản sinh kế của các hộ gia đình người
Khmer ở ĐBSCL trước tác động của BĐKH; iii) Phân tích thực trạng áp dụng các
chiến lược thích ứng BĐKH của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL; iv) Đo
lường tính DBTT về sinh kế của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL trước tác
động của BĐKH; và v) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính DBTT về sinh kế
của các hộ gia đình người Khmer ở ĐBSCL.

9


Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày kết luận nội
dung luận án và các hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu tính DBTT về sinh kế của
các hộ gia đình nguời Khmer ở ĐBSCL. Dựa trên các kết quả phân tích ở chương 4,
tổng quan các nghiên cứu trước, ý kiến phỏng vấn chuyên gia và các định hướng
chính sách, 2 nhóm gợi ý chính sách được đề xuất cụ thể trong chương này. Ngồi
ra, nội dung chương này cịn trình bày các đóng góp, hạn chế của luận án và hướng
nghiên cứu tiếp theo của luận án.
1.8 TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 giới thiệu bối cảnh thực tiễn và lý thuyết cho vấn đề nghiên
cứu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các mục tiêu nghiên, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Đồng thời, chương 1 cũng trình bày cấu trúc và
giới thiệu khái quát các nội dung của các chương trong luận án.

10


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu cũng như các khung
phân tích về vấn đề nghiên cứu có liên quan. Chương này cũng trình bày tổng quan
các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan. Từ đó, luận án xác định khoảng
trống nghiên cứu để xây dựng khung phân tích nghiên cứu.
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Sinh kế
Khái niệm sinh kế được Chambers và Conway (1992) định nghĩa “bao gồm
các khả năng, tài sản (bao gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần
thiết để kiếm sống. Một sinh kế bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau những
căng thẳng và cú sốc duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản, trong khi không phá
hoại cơ sở tài nguyên thiên nhiên”. Tính quan trọng của định nghĩa này là hướng sự
chú ý đến các liên kết giữa các tài sản hộ gia đình, các chiến lược (hoạt động) và kết
quả là dưới ảnh hưởng của môi trường trung gian.
Scoones (1998) đã phát triển: “Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm
các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương
tiện sống của con người. Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giải quyết
được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khả
năng, nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên”.
DFID (1999) đưa ra khái niệm: “Sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản và
các hoạt động cần thiết nhằm phục vụ sinh sống. Sinh kế bền vững khi nó có thể
ứng phó và phục hồi từ những căng thẳng và cú sốc, có thể duy trì hoặc tăng cường
các khả năng, tài sản trong hiện tại và tương lai, trong khi không phá hoại tài nguyên
thiên nhiên”.
2.1.1.2 Biến đổi khí hậu
Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on
Climate Change – IPCC), “BĐKH đề cập đến bất kỳ sự thay đổi nào về khí hậu theo
thời gian, do biến đổi tự nhiên hay do hoạt động của con người” (IPCC, 2007, tr. 6).
Cách tiếp cận đã mở rộng khái niệm về BĐKH, theo đó bất kỳ sự thay đổi khí hậu


11


×