Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phong Vị An Nam Trong Thơ Tản Đà.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.06 KB, 152 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Ngun – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS PHẠM THỊ PHƯƠNG THÁI

Thái Nguyên – 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được cơng bố
dưới bất kì hình thức nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Yến


ii

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này, tác giả xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ giáo trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên đã truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận
văn.
Đặc biệt, với tất cả tấm lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tác giả
xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái, người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ tác giả trong q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường
THPT Nguyễn Huệ, Đại Từ, Thái Nguyên - nơi tác giả công tác; cùng bạn bè
đồng nghiệp, gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận
văn nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Yến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………….……i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………...………ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 6
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................... 6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 7
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 8
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI........................................................................................ 8
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ QUA CẢNH
SẮC THIÊN NHIÊN VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ............................................... 9
1.1. Tản Đà và sự nghiệp sáng
tác…………………………………………..………..9
1.2. Khái lược về “phong vị” và “phong vị” trong thơ ca .............................. 11
1.3. Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà qua cảnh sắc thiên nhiên................ 14
1.3.1. Địa danh An Nam .................................................................................. 14
1.3.2. Cảnh sắc bốn mùa ................................................................................. 21
1.4. Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà qua đời sống xã hội ....................... 31
1.4.1. Ẩm thực An Nam ................................................................................... 31

1.4.2. Phong tục, tập quán .............................................................................. 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 47
CHƯƠNG 2: PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ QUA VĂN
HÓA ỨNG XỬ ............................................................................................... 48
2.1. Bức tranh xã hội An Nam buổi giao thời ................................................. 48


iv

2.2. Văn hóa ứng xử của người An Nam ........................................................ 57
2.2.1. Ứng xử với gia đình, người thân ........................................................... 58
2.2.2. Ứng xử với bạn bè………………………………………………………...…59
2.2.3. Ứng xử với xã hội .................................................................................. 74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 84
CHƯƠNG 3: PHONG VỊ AN NAM QUA NGHỆ THUẬT THƠ TẢN ĐÀ 86
3.1. Ngôn ngữ thơ Tản Đà............................................................................... 86
3.1.1. Từ ngữ ................................................................................................... 86
3.1.2. Cách diễn đạt ........................................................................................ 92
3.1.3. Giọng điệu ............................................................................................. 96
3.2. Thể thơ ................................................................................................... 103
3.2.1. Thể thất ngôn Đường luật ................................................................... 104
3.2.2. Thể lục bát và song thất lục bát .......................................................... 106
3.3. Biểu tượng .............................................................................................. 115
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................ 121
KẾT LUẬN ................................................................................................... 122
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 124
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 128


1


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tản Đà (1889 - 1939) là gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam giai đoạn giao thời. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ơng có ảnh hưởng
lớn tới nhiều nhà văn, nhà thơ khác. Với vai trò là cầu nối hai thế kỉ thơ văn;
người báo tin xuân cho phong trào Thơ Mới, là nốt nhạc dạo đầu cho thơ ca
Việt Nam hiện đại [44]. Tản Đà đã ghi dấu ấn trên thi đàn với một phong cách
sáng tác đặc biệt.
Sáng tác của Tản Đà rất phong phú (bao gồm thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết, luận thuyết, du kí), nhưng thơ ca mới là lĩnh vực đưa ông lên vị trí ngơi
sao sáng trên thi đàn Việt Nam đầu thế kỉ XX. Là nhà nho đi tiên phong trong
việc thay đổi diện mạo của lối thơ cũ, Tản Đà đã thể hiện cái tơi phóng khống,
lãng mạn của một hồn thơ tài năng, tâm huyết. Mỗi vần thơ của Tản Đà là nỗi
niềm chan chứa trong ông. Tản Đà làm rung động lòng người bằng những vần
thơ tứ nhiều, tràn đầy cảm xúc. Chất liệu làm nên thơ ca Tản Đà được chắt lọc
từ chính cuộc sống bản thân, với tất cả cái ngơng, cái mộng, cái đa tình và xê
dịch... đầy bản lĩnh. Đồng thời, nó tốt lên từ tâm hồn phong phú, nhạy cảm
trước những biến đổi tinh vi của thiên nhiên, vũ trụ, con người, bằng cả những
trải nghiệm vừa hiện thực, vừa thi vị của cuộc đời thi sĩ.
Thơ Tản Đà là thứ thơ có bản sắc riêng, khơng giống ai. Ơng là người
đặt những viên gạch đầu tiên trong quá trình xây dựng nền văn thơ đầu thế
kỷ. Dù chưa phải là một nhà thơ mới, Tản Đà vẫn có những đóng góp đáng kể
cho q trình cách tân thơ ca. Thơ ơng vừa có phong vị cổ thi vừa có cảm xúc
hiện đại, vừa truyền thống, vừa mới mẻ. Tư tưởng đổi mới của ông có ảnh
hưởng sâu sắc tới lớp nhà thơ cùng thời và những nhà thơ thế hệ sau.


2


1.2. Đọc thơ Tản Đà, ta thấy phảng phất màu sắc rất riêng của sông núi,
quê hương. Với Tản Đà, nơi đâu trên dải đất chữ S ông đã đến, đã qua, cũng là
quê hương, xứ sở. Ta dễ dàng bắt gặp một nét quê hương, đất nước ngay trên
những trang thơ Tản Đà. Tất cả như hiện hữu, thân thuộc, gần gũi xiết bao. Mỗi
đóa hoa, mỗi cánh chim, mỗi dịng sơng, bến nước, mỗi khoảng trời đầy sắc
xn hay cái heo may chớm thu... đều gợi một ý vị đặc biệt. Phải chăng cái bản
sắc riêng có của ông đã góp phần làm nên những màu sắc mới lạ, độc đáo mang
cốt cách và bản lĩnh An Nam.
1.3. Bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn, trong q trình giảng
dạy và nghiên cứu, tơi rất tâm đắc và có niềm u thích, đam mê đặc biệt với
cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ ca của Tản Đà, nhất là mảng thơ ca mang
phong vị làng quê của ông. Tôi nhận thấy, mỗi tên đất, tên làng, mỗi nét đẹp
ẩm thực, mỗi phong tục, tập quán đậm chất An Nam đều được bộc lộ rõ nét
qua thơ ca Tản Đà bằng một giọng điệu và ngôn ngữ vừa quen thuộc, truyền
thống, vừa cá tính và hiện đại.
Vì những lý do trên, tơi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu “phong vị An Nam”
trong thơ Tản Đà. Tuy hiểu biết và năng lực còn nhiều hạn chế, song tơi hi
vọng, bằng tấm lịng u thơ, ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
cùng khát khao học hỏi, cá nhân tơi sẽ góp thêm một tiếng nói vào cơng trình
nghiên cứu về thơ ca Tản Đà, để thêm một lần nữa, khẳng định tài năng, phong
cách thơ ca ơng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có thể nói, trong số các tác giả của văn học Việt Nam hiện đại, Tản Đà
có một vị trí đặc biệt, tầm ảnh hưởng vô cùng sâu sắc, rộng lớn. Tản Đà mang
dáng dấp của một tâm hồn tài tử, có tư tưởng cách tân, hiện đại hóa táo bạo.
Cuộc đời, con người và di sản văn học của ông trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều cơng trình khoa học đồ sộ.


3


Đã có hàng trăm bài viết, đề tài khoa học, luận văn nghiên cứu, đánh giá về
cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn Tản Đà, có thể kể đến một số bài viết:
Bàn về phong cách nghệ thuật thơ văn Tản Đà [50]; Hình ảnh và nhạc điệu trong
thơ Tản Đà [30]; Cảm hứng thế sự trong thơ Tản Đà [2]; Ẩm thực với Tản Đà
[40]; Các kiểu giọng điệu trong thơ Tản Đà [41]; Tình yêu quê hương đất nước
trong thơ Tản Đà [19]; Tính hiện đại và truyền thống trong thơ Tản Đà [53]; Thơ
chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật [20]; Hình ảnh con đường trong
thơ Tản Đà [14]; Quan niệm văn chương của Tản Đà [48].
Như vậy, cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn của Tản Đà là địa hạt
quan trọng, thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả. Không thể thống
kê trọn vẹn và đầy đủ các bài viết, cơng trình nghiên cứu lớn, nhỏ về Tản Đà,
đặc biệt là về sự nghiệp thơ văn của ơng; Song có thể nhận thấy điểm chung
trong hầu hết các bài viết là sự đánh giá và ghi nhận những nét phẩm chất cao
quý trong con người Tản Đà, giá trị văn chương đặc sắc, cũng như những đóng
góp to lớn của ơng cho q trình hiện đại hóa văn học nói riêng, cho nền văn
học dân tộc nói chung.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Diễm trong bài viết Địa vị thi ca Tản Đà
với nền văn chương nước nhà nhận định: “Về phần tư tưởng, thơ ca của Tản
Đà rất mực phong phú. Là một nhà Nho, tuy lỡ thời nhưng vì đã hấp thụ những
tư tưởng duy tân của Đông kinh Nghĩa thục, của Lương Khải Siêu cũng như tư
tưởng của một số nhà văn cách mạng Pháp... Tiên sinh luôn tỏ ra thiết tha với
sự văn minh, tiến bộ. Cũng vì Tiên sinh là mơn đệ của Nho giáo nên Tiên sinh
ôm ấp chủ trương đem hết tài lực ra để làm cơng việc ích quốc lợi dân, dẫn con
người vào đường lương thiện, ngõ hầu làm trịn cái sứ mệnh hành đạo của
mình...” [32, tr.727].
Trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà, Hoài Thanh khẳng định: “Tiên
sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp



4

sửa. Với chúng tôi, tiên sinh vẫn là một bậc đàn anh. Tiên sinh còn giữ được
của thời trước cái phong thái vững vàng, cái cốt cách ung dung. Tiên sinh đã đi
qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tấm lịng bình thản
của một người thời trước. Những cảnh éo le thường phô bày ra trước mặt không
làm bợn được linh hồn cao khiết của tiên sinh. Cái dáng điệu ngang tàng chúng
tôi thường thấy ở các nhà thơ xưa, ở tiên sinh khơng có vẻ vay mượn. Cái buồn
chán của tiên sinh cũng là cái buồn chán của một người trượng phu…” [44,
tr.11]. Cho dù cái khơng khí khai hội Tao Đàn có náo nhiệt đến đâu thì cũng
khơng vì thế mà Hoài Thanh quá cao hứng để dành cho Tản Đà những lời khen
tặng danh giá nhất, gọi ông là con người của hai thế kỷ và trích đăng tới hai bài
thơ của Tản Đà để mở màn cho Hội Tao Đàn Thơ Mới, đó là bài Thề non
nước và bài Tống biệt! Quả là Hồi Thanh có “con mắt xanh” khi đánh giá thơ
Tản Đà.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương trong bài viết Tính dân tộc và tính
hiện đại, truyền thống và cách tân qua nhà thơ Tản Đà, nhận định: “Nhìn tổng
quát, Tản Đà đã nối tiếp loạt chủ đề, đề tài truyền thống, đồng thời mở rộng ra,
đưa thêm vào đó những tình huống mới, những sắc thái mới và ln ln tìm
ra một cách nói mới, vừa có sự gần gũi với các tác giả nổi danh trong truyền
thống, nhưng cũng phát hiện nhiều giọng điệu, sắc thái cách tân” [53].
Nhà nghiên cứu Trương Tửu từng nhận định: “Tản Đà điều khiển cái
máy từ ngữ Việt Nam với một tự chủ đứng trên tất cả các lời khen. Tiên sinh
hiểu kĩ then chốt bí mật của nó, hơn tất cả các thi sĩ hiện đại. Thơ Tản Đà là
một toán pháp mà con số là những chữ hình tượng và âm điệu. Trong thơ Tản
Đà, có nhiều chữ mà tôi muốn gọi là chữ thần. Những chữ đó là thần lực của
bài thơ” [43].
Về vấn đề ẩm thực của Tản Đà, tác giả Hồ Sỹ Tá, trên báo Dulich.net.vn
viết: “Nói đến sự ăn, đối với Tản Ðà không phải là gặp sao ăn vậy như ta vẫn



5

làm. Ơng khơng những đã nâng ăn lên thành nghệ thuật mà còn kèm theo triết lý
“Ăn là cả một nghệ thuật, mà nghệ thuật ăn nhiều khi lại khó hơn nghệ thuật viết
văn”. Ngồi việc viết văn ơng ln nghĩ cách chế biến, gia giảm thế nào cho các
món ăn được tinh xảo hơn” [40]. Bài viết kể lại một số giai thoại về chuyện ẩm
thực của thi sĩ Tản Đà, từ đó, giúp độc giả làm phong phú thêm hương vị cuộc
sống và cũng hiểu sâu thêm “cái sự ăn” của các cụ ta xưa.
Bàn về ngôn ngữ trong thơ Tản Đà, tác giả Nguyễn Thị Thủy trong đề
tài nghiên cứu Phong cách thơ Tản Đà, nhấn mạnh: “Trong thơ Tản Đà, ngôn
ngữ dân tộc, giọng điệu dân tộc được thể hiện đậm nét. Nhà thơ dùng nhiều từ
đa nghĩa, phát huy nhạc tính, âm điệu của ca dao... tạo thành những tác phẩm
đỉnh cao nghệ thuật. Tản Đà đã kết hợp được hai nền văn chương bác học và
bình dân, tạo nên nét hấp dẫn riêng biệt. Ông là cây bút vừa hiện thực vừa lãng
mạn” [50].
Nói về tính giao thời trong thơ Tản Đà, tác giả Nguyễn Thị Ly A nhấn
mạnh: “Là nhà thơ trưởng thành trong buổi giao thời, Tản Đà chịu khơng ít
những chi phối của hồn cảnh xã hội. Vì thế trong thơ ơng đã có những biểu
hiện rõ rệt của tính giao thời. Trong sáng tác của mình, Tản Đà đã thể hiện cùng
lúc hai yếu tố cũ và mới, cổ điển và hiện đại, Đơng và Tây. Điều đó được thể
hiện ở hai khía cạnh: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Sự kết hợp
nhuần nhuyễn ấy đã làm nên phong cách Tản Đà” [1].
Điểm qua một vài bài viết và cơng trình nghiên cứu về Tản Đà cũng như
sự nghiệp thơ văn của ông để khẳng định thêm tầm ảnh hưởng và sức sống lâu
bền của một đời người, một đời thơ đến nền văn học hiện đại của dân tộc. Có
thể thấy hầu hết các bài viết trên đều khẳng định vị trí tiên phong của Tản Đà
trong nền văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, cũng như tầm ảnh hưởng của
ông tới thi pháp sáng tác của các tác giả khác. Mặc dù nhận định Tản Đà là
nhà cách tân, người dẫn đầu trong xu thế cái mới lạ, độc đáo, nhưng các nhà



6

nghiên cứu không thể phủ nhận thơ văn Tản Đà vẫn kế thừa một cách sâu sắc
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, từ nội dung cảm hứng đến đề
tài, thi liệu.
Tuy vậy chúng tôi nhận thấy, các cơng trình nghiên cứu trên chỉ đề cập
đến một vài biểu hiện của màu sắc An Nam trong thơ Tản Đà một cách mờ
nhạt, còn rất chung chung, chưa thành hệ thống. Bởi vậy, trong khuôn khổ của
luận văn khoa học này, chúng tôi mong muốn được đi sâu tìm hiểu thêm về
Tản Đà và vấn đề phong vị An Nam trong thơ ơng, với hi vọng sẽ góp thêm
một góc nhìn về giá trị phong phú, đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật thơ
văn Tản Đà.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà. Các biểu hiện
của phong vị An Nam trong thơ Tản Đà trên các phương diện:
Về nội dung: làm rõ biểu hiện của phong vị An Nam qua địa danh đất
Việt, cảnh sắc bốn mùa, nét văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, lối giao tiếp,
ứng xử của người An Nam với bạn bè, gia đình và xã hội.
Về nghệ thuật: Phong vị An Nam biểu hiện qua ngôn ngữ thơ và thể thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: “Tuyển tập Tản Đà” (Nhà xuất bản Hội nhà văn, HN
2001); “Tản Đà vận văn” tồn tập (NXB Hương Sơn, 1949). Trong đó, đặc biệt
chú ý mảng thơ viết về quê hương đất nước, cảnh sắc thiên nhiên và tâm tình làng
quê của tác giả.
4. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đi
sâu tìm hiểu phong vị An Nam trong thơ Tản Đà; Từ đó làm nổi bật màu sắc dân
tộc, bản sắc An Nam qua cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, lối giao tiếp,
ứng xử của người An Nam và ngôn ngữ, thể loại thơ của tác giả.



7

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Sưu tầm, tổng hợp tư liệu tham khảo; thu thập các ngữ liệu phục vụ
quá trình nghiên cứu.
+ Phân tích, so sánh làm nổi bật các biểu hiện của phong vị An Nam
trong thơ Tản Đà.
+ Qua kết quả nghiên cứu, giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm về đặc điểm
nội dung, nghệ thuật và phong cách thơ Tản Đà.
+ Giúp bản thân và người đọc bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân
tộc, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng một số phương
pháp sau:
5.1. Nghiên cứu liên ngành
Đặt vấn đề phong vị An Nam trong thơ Tản Đà trong mối quan hệ liên
ngành với các lĩnh vực khác như: lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, ẩm thực... của
người Việt.
5.2. Nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa
Tơi áp dụng phương pháp này trong q trình nghiên cứu, nhằm khai thác
một cách tồn diện các biểu hiện của phong vị An Nam trong thơ Tản Đà.
5.3. Thống kê, phân loại
Tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát một cách đầy đủ, hệ thống
các ngữ liệu liên quan đến biểu hiện của phong vị An Nam trong thơ Tản Đà.
5.4. Phân tích, tổng hợp


8


Từ những ngữ liệu thu thập, được thống kê và phân loại, tơi tiến hành
phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
5.5. So sánh, đối chiếu
Tôi sử dụng phương pháp này để mở rộng vấn đề nghiên cứu, đặt những
biểu hiện của phong vị An Nam trong thơ Tản Đà bên cạnh màu sắc dân tộc
trong thơ văn của những tác giả khác. Từ đó, giúp người đọc thấy được vị trí, vai
trị và đóng góp của Tản Đà trong nền văn hóa, văn học dân tộc.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng, thêm một lần nữa
khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo - một phương diện trong đặc điểm sáng
tác thơ của Tản Đà, đặc biệt là mảng thơ trữ tình viết về q hương đất nước
và tâm tình làng q. Qua đó, góp phần thiết thực trong cơng tác giảng dạy của
cá nhân và đồng nghiệp tại các nhà trường phổ thông.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mục lục, phụ lục và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba phần chính:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Phong vị An Nam qua cảnh sắc thiên nhiên và đời sống xã hội.
Chương 2: Phong vị An Nam qua văn hóa ứng xử.
Chương 3: Phong vị An Nam qua nghệ thuật thơ.
Phần kết luận


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHONG VỊ AN NAM TRONG THƠ TẢN ĐÀ
QUA CẢNH SẮC THIÊN NHIÊN VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1.1. Tản Đà và sự nghiệp sáng tác
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939), người làng Khê Thượng, xã
Sơn Đà (Ba Vì, Hà Tây, nay là Hà Nội). Trong nền văn học hiện đại Việt Nam
giai đoạn giao thời, Tản Đà là một hiện tượng đặc biệt. Thuở nhỏ, Tản Đà từng
theo học chữ Nho, bởi vậy, ông mang tâm tư và thần thái của một nhà Nho nặng
lòng với đất nước. Trước luồng văn hóa phương Tây ồ ạt Trong bối cảnh đất
nước nhiều dâu bể biến thiên, Tản Đà không tránh khỏi cảm giác buồn chán,
cô đơn, tuy nhiên, cái buồn đó ở ơng khơng hề bi lụy, khơng đối lập lại với thực
tại, ngược lại đó là nỗi buồn nhập thế, ơng trải lịng mình với tất cả mọi biến
thái tinh vi của con người và cuộc đời. Khác với hầu hết những nhà nho xưa,
Tản Đà không chọn con đường an hưởng cảnh nhàn hay làm ngơ trước sự đời
giả dối, lật lọng. Ở ông có một cá tính độc đáo, ơng thả hồn mình trong “giấc
mộng con”, “giấc mộng lớn”, làm một cuộc viễn du vịng quanh thế giới để tìm
hiểu tận cội rễ cái mới mẻ của nền tân học. Tản Đà đã làm một cuộc cách mạng
trong tâm hồn, tư tưởng liền biến đổi, thu ngắn khoảng cách trước bước tiến
của lớp trẻ; tiếng lòng thi nhân được diễn đạt thành tiếng tơ réo rắt giữa cái tân
kì của lớp người mới [35, tr 131].
Nói đến phong cách thơ của Tản Đà, ta thường nói nhiều đến cái “say”,
cái “mộng” và cái “ngơng”. Với những bài thơ có tư tưởng cách tân, vượt ra
ngồi lối thơ niêm luật gị bó, Tản Đà được coi là người mở đầu cho thơ ca Việt
Nam hiện đại. Thơ ơng thể hiện lịng u nước kín đáo mà sâu sắc, nồng nàn,
thấm đượm phong vị làng quê.


10

Tác giả Kiều Thu Hoạch trong bài viết “Tản Đà, người mở đầu thơ Việt
Nam hiện đại” có viết: “Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước
công chúng là những bài tản văn đăng ở tạp chí Đơng Dương năm 1915. Ngay
từ đó, thơ Tản Đà đã trở nên nổi tiếng, đến mức Đơng Dương tạp chí phải mở

riêng một mục Tản Đà văn tập chuyên đăng tải văn của ơng. Tịa soạn đã ghi
nhận xét rằng: Bản qn duyệt qua tập văn ấy thì thấy ơng Nguyễn Khắc Hiếu
cũng là một văn sĩ có biệt tài, có lý tưởng riêng, ngắm cảnh vật một cách kì
khơi, lạ thay cho một bậc thiếu niên!” [35].
Đời người và đời thơ Tản Đà khơng dài nhưng có thể thấy, kể từ khi cho
ra đời những tác phẩm đầu tay, đến khi từ biệt trần thế, Tản Đà sáng tác liên
tục, không mệt mỏi, với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị đặc sắc ở
nhiều thể loại như thơ, văn, ca kịch, truyện, dân ca, từ khúc, diễn ca... Có thể
điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu của thi sĩ: văn Giấc mộng con I (1917),
Giấc mộng con II (1932), Giấc mộng lớn (1932), Thề non nước (1922), Tản Đà
văn tập (1932), thơ Khối tình con I (1916), Khối tình con II (1918), Tản Đà
xuân sắc (1918), Khối tình con III (1932), kịch Tây Thi (1922), Tống
biệt (1922), dịch thuật: Liêu trai chí dị (1934), nghiên cứu Vương Thuý Kiều
chú giải (1938) và nhiều bài báo khác.
Thơ văn Tản Đà vừa giàu giá trị hiện thực, vừa chan chứa tình cảm nhân
đạo chủ nghĩa, thể hiện niềm cảm thương sâu sắc với nỗi thống khổ của nhân
dân ta dưới gót giày thực dân. Tất cả được thể hiện bằng lối văn giàu nghệ thuật
với nhiều sáng tạo mới lạ, ngôn ngữ thơ giản dị mà trong sáng, gợi cảm, hết
sức điêu luyện, sắc sảo, mang bản lĩnh và bản sắc riêng của tác giả.
Bởi những đóng góp khơng thể phủ nhận cho nền văn học nước nhà giai
đoạn giao thời, Tản Đà xứng đáng được tôn vinh là nhà thơ, nhà văn của hai
thế kỉ, người mở đầu cho văn học Việt Nam hiện đại, có tầm ảnh hưởng vô


11

cùng sâu sắc và to lớn đối với lớp nhà văn đương thời và hậu thế. Nhiều văn sĩ
như Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Tú Mỡ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Triệu Luật
(nhà viết tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng) đều thừa nhận mình chịu ảnh hưởng nhiều
từ Tản Đà [35, tr 151]. “Cơn gió lạ Tản Đà” [53] thực sự đã mang đến cho thi

đàn văn học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX một khơng khí tươi mới, giàu sức
sống.
1.2. Khái lược về “phong vị” và “phong vị” trong thơ ca
“Phong vị” (風味)vốn là một từ Hán Việt. Theo Từ điển của tác giả
Nguyễn Quốc Hùng, “phong vị” chỉ sự thích thú và ý nghĩa cao đẹp của một sự
việc nào đó. Truyện “Hoa Tiên” có câu: “Nói chi phong vị lâu đài, vả trong
khách huống lữ hoài biết sao”. Trong trường hợp khác, “phong” được hiểu là
gió; “vị” là mùi, mùi thơm: “Nam Trung quất cam, thái chi phong vị chiếu toạ”
(Nam trung quýt ngọt, hái xuống hương thơm ngào ngạt cả chỗ ngồi ). “Phong
vị” lại có nghĩa người phong lưu học thức rộng. Tống thơ: “Bá Ngọc ơn nhã
hữu phong vị, hịa nhi năng biện, dự nhân cộng sự giai vi thâm giao”(Bá Ngọc
người ơn hịa, thanh nhã, có phong vị, người hịa nhã có tài biện luận, cùng
cộng sự với ai đều trở nên thâm giao cả) [56].
Theo từ điển Tiếng Việt [51]“phong vị” là nét sắc thái riêng, đặc sắc, có
thể cảm nhận được, ví dụ “phong vị làng quê”, “phong vị Tết cổ truyền”, “phong
vị ca dao” [51, tr.783]. Từ đó, có thể hiểu: “phong vị” là màu sắc, dáng vẻ, hương
vị độc đáo, khác lạ, tạo thành bản sắc của một đối tượng nào đó.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tơi lựa chọn cách định nghĩa theo Từ
điển Tiếng Việt [51] để lý giải và bàn luận về “phong vị” trong sáng tác của
các tác giả văn học, đặc biệt là “phong vị An Nam” trong thơ ca Tản Đà.
Văn học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX phát triển trong sự kế thừa và
phát huy những giá trị truyền thống của văn học dân tộc, đồng thời các tác giả


12

chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây đã tìm cho mình một phương thức
sáng tác mới lạ khi chuyển tải những đề tài xưa cũ. Trong cuộc cách tân ấy,
mỗi tác giả lại lựa chọn một phương thức diễn đạt, một giọng điệu riêng, tạo
nên bản sắc của mỗi người. Phan Bội Châu - lãnh tụ của phong trào Duy tân có

những trang thơ văn yêu nước cùng những cách tân văn chương độc đáo, đã trở
thành khuôn thước cho một giai đoạn sáng tác. Các nhà thơ khác như Nguyễn
Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Thiện Kế, Kép Trà,... lại lựa chọn thơ trào phúng
cùng những hình thức biểu hiện mới để dự góp vào sự phát triển của nền văn
học nghệ thuật nước nhà trong bối cảnh xã hội mới. Họ thực sự đã làm một
cuộc cách tân trong thơ ca, tạo tiền đề cho sự phát triển như vũ bão của phong
trào Thơ Mới đầu thế kỉ XX với những tên tuổi nổi danh như: Xuân Diệu, Phan
Khôi, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Song, điều đáng
nói, cho dù lựa chọn hình thức diễn đạt mới mẻ, khác lạ như thế nào thì mỗi
nhà thơ đều có ý thức gìn giữ “phong vị” dân tộc - điều làm nên bản sắc riêng
có của quê hương xứ sở.
Trong thơ ca truyền thống từ cổ chí kim, “phong vị” dân tộc được thể
hiện rất rõ trong sáng tác của nhiều nhà thơ như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Tản Đà hay Tố Hữu.
Tác giả Nguyễn Khuyến, người được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh
Việt Nam, nổi tiếng với nhiều bài thơ thấm đẫm phong vị quê hương, xứ sở,
đặc biệt là chùm thơ thu ba bài Thu điếu (Mùa thu câu cá), Thu ẩm (Thu uống
rượu), Thu vịnh (Vịnh thu). Màu sắc làng quê đồng bằng Bắc Bộ hiện lên mộc
mạc, chân thực, sinh động, rất đỗi quen thuộc qua hình ảnh: ao thu, chiếc thuyền
câu bé tẻo teo, ngõ trúc quanh co... Người đọc ấn tượng với màu xanh rợn ngợp
(xanh nước, xanh trời, xanh lá, xanh bèo, xanh trúc, ...), điểm vào đó là sắc
vàng của chiếc lá thu rơi (Thu điếu). Đó là “Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt/
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu ẩm); là bầu trời thu cao rộng thăm thẳm:


13

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao/ Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu (Thu vịnh). Khung
cảnh làng quê hiện lên với những nét chấm phá thực đơn giản mà hài hịa, tồn
bích; từ đường nét, hình ảnh, màu sắc, âm thanh đều sinh động, giàu sức sống,

gần gũi với mỗi người thôn quê. Trên nền không gian ấy, con người xuất hiện
với nỗi niềm thế sự. Cảnh thu đẹp nhưng buồn. Song điều đáng nói, nỗi buồn
ấy khơng bi lụy, sầu thảm, ngược lại, đó là nỗi buồn của một con người có trí
tuệ, nhân cách và phẩm chất cao đẹp. Cảnh thu và tình thu ấy là đặc trưng riêng
có của xứ An Nam ta.
Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta cũng bắt gặp phong vị làng quê qua
những hình ảnh đời thường, gần gũi. Vốn là một nhà nho, sống giữa thời loạn
lạc, chứng kiến những giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn, Nguyễn Bỉnh
Khiêm lựa chọn cuộc sống nơi điền viên sơn thủy, thuận theo tự nhiên và gắn
bó với tự nhiên. Đó là khơng gian sinh hoạt làng quê với những công việc lao
động hằng ngày: Một mai, một cuốc, một cần câu; những món ăn bình dị nhưng
khơng kém phần thanh cao: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; những thú vui
không thể tìm thấy ở chốn phồn hoa, bon chen: Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
(“Nhàn”). Trở về với thôn quê cũng chính là sự lựa chọn cách sống gạn đục,
khơi trong; chọn lối sống nhàn để lánh xa những ô hợp. Đó là thái độ xử thế
cầu nhàn, khơng cầu danh lợi, thể hiện sâu sắc triết lý sống: vinh hoa phú quý
chỉ là phù du, mộng ảo; rời xa chốn hư danh, giữ khí tiết trong sạch, đó mới là
bậc đại tài, đại trí, đại nghĩa.
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình cách mạng. Thơ ơng là cuốn “biên niên sử”
ghi lại những chặng đường cách mạng của đất nước. Điều khiến chúng ta ấn
tượng trong phong cách sáng tác của Tố Hữu là tính dân tộc đậm đà, thấm
nhuần trong thơ ơng. Có thể thấy rõ điều đó trong hầu hết tác phẩm của Tố
Hữu, đặc biệt là bài thơ “Việt Bắc”. “Việt Bắc” là nỗi nhớ dài, nhớ cảnh, nhớ
người, nhớ chiến khu, nhớ những kỉ niệm kháng chiến... Nỗi nhớ ấy xuất phát


14

từ lối sống nghĩa tình của người Việt Nam ta từ bao đời nay. Những tên đất, tên
làng gắn bó máu thịt với con người kháng chiến, trở thành tình cảm thiêng liêng

với quê hương, đất nước, con người Việt Nam:
Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương.
Nhớ từng bản khói cùng sương,
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Ta bắt gặp tình cảm ấy trong thơ ca truyền thống, trong ca dao dân ca,
tất cả như quen như lạ, vô cùng gần gũi, thân thuộc.
Màu sắc dân gian trong “Việt Bắc” của Tố Hữu còn được biểu hiện ở thể
thơ lục bát 6/8 thuần dân tộc, cùng lối kết cấu đối đáp, giao duyên thường thấy
trong ca dao, dân ca; cách dùng đại từ xưng hơ mình - ta tạo cảm giác vừa gần
gũi, vừa trang trọng; đặc biệt là âm điệu ngọt ngào, trữ tình, tha thiết, quyến
luyến, đưa người đọc vào thế giới của những kỉ niệm. Chính phong vị dân tộc
đó đã làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc Việt Nam
bao thế hệ.
Riêng về Tản Đà, có thể thấy gia tài văn chương đồ sộ của thi sĩ thấm
đượm phong vị An Nam. Nói phong vị An Nam trong thơ Tản Đà là nói đến
hương vị, màu sắc riêng biệt, độc đáo, riêng có của xứ An Nam được Tản Đà
mô tả, phân biệt với các không gian, vùng miền, khu vực khác. Phong vị ấy
được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và đời sống xã hội; qua văn hóa ứng
xử của con người An Nam, đặc biệt là qua nghệ thuật thơ ca Tản Đà.
1.3. Phong vị An Nam trong thơ Tản Đà qua cảnh sắc thiên nhiên
1.3.1. Địa danh An Nam


15

Nước Nam ta trải dài theo địa hình chữ S, ẩn giấu bao điều kì diệu. Được
thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ơn hịa, ta có đất liền, có biển đảo, có sơng ngịi và
đồi núi bao quanh. Trong thơ văn Tản Đà, khơng khó để nhận thấy, các địa
danh đất Việt được nhắc đến rất nhiều. Có thể liệt kê những địa danh quen

thuộc: Hịa Bình, n Bái, Ba Đình, Tây Hồ, Hịn Gai (Quảng Ninh) Đồng
Sành (Hải Phịng), Ninh Bình, Hàm Rồng (Thanh Hóa), Nghệ An, Hương Tích
(Hà Tĩnh), Hải Vân, Huế, Sài Gòn, Chợ Lớn, Nha Trang, Phú Yên, Long
Xuyên,... Mỗi địa danh nơi ông đi qua lại mang một đặc trưng khác biệt về
thiên nhiên, ẩm thực và con người. Tất cả góp phần làm sinh động, phong phú
thêm vẻ đẹp đa dạng của non sông gấm vóc.
Từ Bắc vào Nam, mỗi dải đất non sơng hiện diện trong thơ Tản Đà đều
để lại trong lòng du khách những ấn tượng đặc biệt về cảnh non nước vừa hùng
vĩ vừa thơ mộng, hữu tình.
Trước hết là miền quê Bắc bộ: Tản Đà sinh ra bên núi Tản, sông Đà
hùng vĩ, bút danh Tản Đà mà ông lựa chọn ấp ủ khát vọng và tình yêu quê
hương đất nước:
Ba Vì ở trước mặt,
Hắc Giang bên cạnh nhà.
(Tự thuật)
Núi Tản sông Đà bao bọc, nuôi dưỡng tâm hồn thi sĩ từ thuở thiếu thời.
Cho dù có đi khắp bốn phương trời, quê hương bản xứ vẫn luôn thường trực,
đau đáu trong lòng thi sĩ, thể hiện khao khát thực hiện chí lớn, bộc lộ bản ngã,
để lại sự nghiệp, tên tuổi cho đời.
Ông đã đi khắp đất nước, nhưng sông núi quê hương vẫn là nơi ông luôn
muốn trở về:
Lạnh lẽo hơi thu chiếc lá bay,


16

Gió đưa người cũ lại về đây.
Ba Vì Tây Lĩnh non thêm trẻ,
Một dải thu giang, nước vẫn đầy.
(Về quê cảm tác)

Có thể nói, núi Tản sơng Đà thường trực trong thi sĩ, là tâm hồn và cơ
thể ông:
Mạch nước sơng Đà tim róc rách,
Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ.
(Ngày xuân thơ rượu)
Đứng trước sông núi quê hương, mảnh đất gắn bó như máu thịt cuộc đời,
Tản Đà khơng khỏi xao xuyến, bùi ngùi xúc động. Trong mạch thơ về quê
hương, đất nước, sự hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đã gợi cảm hứng cho
thi sĩ, hay chính chất phóng túng, tài hoa của thi sĩ làm cho cảnh sắc thiên nhiên
thêm phần kì vĩ, ấn tượng:
Con đường vô hạn, khách đông tây,
Ta nhớ ai mà đứng mãi đây?
Nước rợn sông Đà con cá nhẩy,
Mây trùm non Tản cái diều bay.
(Quê nhà chơi mát cảm hứng).
Khung cảnh quê hương được gợi lên từ nỗi nhớ da diết và cảm xúc bâng
khuâng khi gặp lại sau mười ba năm Tản Đà lang thang bầu rượu túi thơ, chu
du thiên hạ:
Mười ba năm đó bao dâu bể,
Góp lại canh trường một cuộc say!
(Về quê cảm tác)


17

Vẫn cảnh cũ, người xưa, vẫn núi non hùng vĩ, trùng điệp, vẫn dòng Đà
giang ăm ắp nhớ thương, sau bao năm gặp lại cảm xúc vẫn vẹn nguyên, vẫn say
sưa khơng tưởng. Phải chăng, chính tấm lịng gắn bó với thiên nhiên, đất trời
đã làm nên nguồn cảm hứng bất tận trước vẻ đẹp của non sơng gấm vóc ở Tản
Đà. Vẻ đẹp ấy gắn với chất hùng vĩ, phóng khống trong thơ Tản Đà, qua đó

gửi gắm ước mơ bay bỏng, khát vọng giải phóng cá nhân, giải phóng cái Tơi
đầy ý thức:
Gió hỡi gió phong trần ta đã chán,
Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong.
(Hỏi gió)
Trở lên vùng Tây Bắc Tổ quốc, có dịp ghé chơi Hịa Bình, nhìn ngắm
phong cảnh nên thơ, thi nhân tức cảnh sinh tình:
Non Tượng giời cho bao tuổi lẻ?
Sơng Đà ai vặn một dòng quanh?
Lơ thơ hàng phố mươi nhà đỏ,
Phấp phới cơ nàng chiếc váy xanh.
(Chơi Hịa Bình)
Tản Đà đứng trên núi Tản Viên nhìn xuống và bắt gặp cảnh: Sơng Đà ai
vặn một dịng quanh. Dịng sơng tự vặn mình để ơm quanh núi, lưu giữ một
mối tình ngang trái. Đà giang phần trung lưu và hạ lưu, tự chuyển mình, mềm
như một dải lụa. Trong cảm hứng bất tận của thi nhân, xứ Hịa Bình - một phần
máu thịt của giang sơn đất nước được điểm tô bởi núi Tượng, sông Đà. Một nét
rất riêng, rất Tây Bắc nhưng dường như lại quen thuộc quá đỗi khi nó hiện lên
trong con mắt đắm say của thi sĩ.


18

Những địa danh ở miền Trung bộ cũng hiện diện trong thơ Tản Đà.
Nhiều dịp ghé thăm dải đất miền trung cát trắng nắng vàng, Tản Đà dừng chân
tại Thanh Hóa, đến với con sơng Mã anh hùng, ngày đêm cuộn chảy hùng vĩ,
nơi có cây cầu Hàm Rồng án ngữ. Hơn một thế kỉ trôi qua, Hàm Rồng vẫn kiêu
hãnh cùng non sông trong những vần thơ của thi sĩ:
Hàm Rồng nay lại qua Thanh,
Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân.

Người đâu sương tuyết phong trần,
Non xanh nước biếc bao lần vãng lai.
Dư đồ cịn đó chưa phai,
Cịn non, còn nước, còn người nước non.
(Qua cầu Hàm Rồng)
Ở một bài thơ khác, Tản Đà cũng không giấu nổi niềm xúc động khi gặp
lại cầu Hàm Rồng. Hàm Rồng được nhân hóa như một tình nhân, một cố nhân
mang tình sâu nghĩa nặng:
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng,
Muốn trơng chẳng thấy cho lịng khơn khy,
Lấy ai viếng cảnh bây giờ,
Mà hay cảnh có đợi chờ cùng nhau!
(Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng)
Chỉ còn biết thổ lộ niềm ước mong của mình, “ước sao” cảnh Hàm Rồng
khơng biến đổi trong dịng chảy thời gian, trong bể dâu cuộc đời; sông Mã “cứ
còn sâu”; núi Ngọc Sơn “còn cứ giữ màu xanh xanh”, cầu Hàm Rồng “còn cứ


19

như tranh” bền đẹp mãi mãi. Cuộc sống vẫn nhộn nhịp, trên cầu, dưới sông,
vạn vật náo nức, tràn đầy sức sống:
“Khung cầu còn cứ như tranh,
Hỏa xa cứ chạy, bộ hành cứ đi.
Xuân sang cỏ cứ xanh rì,
Thuyền ai chài lưới con chì cứ tung”.
(Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng)
Hàm Rồng mãi vững bền, trường tồn, hữu tình, xinh đẹp, nên thơ. Có
yêu thương, quý mến Hàm Rồng nồng nàn, da diết, mới có niềm mong ước ấy.
Tạm biệt Hàm Rồng, hẹn ngày tái ngộ tương phùng, Hàm Rồng “đợi ta”, hãy

“giữ nguyên phong cảnh”. Nhớ cảnh Hàm Rồng là bài thơ lục bát kiệt tác của
Tản Đà. Cảm hứng từ một địa danh cụ thể, nhưng có sức khái quát và lan tỏa,
trở thành cảm xúc về quê hương đất nước, thể hiện hồn thơ lãng mạn, tài hoa,
đa tình của Tản Đà thi sĩ. Đó là bài ca quê hương, thắm tình non nước.
Trên hành trình khám phá non sông đất nước, thi sĩ Tản Đà đưa bước
chân du khách đến với Hà Tĩnh, ghé thăm chùa Hương Tích. Đây là ngơi
chùa cổ, có danh hiệu Hoan Châu đệ nhất danh thắng, xếp vào hàng 21 thắng
cảnh nước Nam xưa kia. Chùa nằm ở độ cao 650 m so với mặt nước biển,
tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọn núi đẹp
nhất của dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã ThiênLộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh
[56]. Trong một lần dừng chân bên ngôi chùa nổi tiếng này, Tản Đà thốt lên
kinh ngạc:
Chùa Hương giời điểm lại giời tơ,
Một bức tranh tình trải mấy thu.
Xn lại xuân đi không dấu vết,


×