Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Nỗi niềm non nước trong thơ tản đà và trần tuấn khải luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.68 KB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ TUYẾT

NỖI NIỀM NON NƯỚC
TRONG THƠ TẢN ĐÀ VÀ TRẦN TUẤN KHẢI

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. BIỆN MINH ĐIỀN


2

NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài......................................................................6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................8


6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn....................................................................................8
Chương 1
SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ VÀ TRẦN TUẤN KHẢI
TRONG BỐI CẢNH THƠ VIỆT NAM BA MƯƠI NĂM .................................................10
ĐẦU THẾ KỶ XX...............................................................................................................10
1.1. Ba mươi năm đầu thế kỷ XX - một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử văn học và thơ ca
dân tộc..................................................................................................................................10
1.1.1. Tính chất “giao thời” của một giai đoạn văn học.......................................................10
1.1.2. Hoàn cảnh thuộc địa và hai bộ phận văn học.............................................................19
1.1.3. Thơ ca thuộc bộ phận văn học “hợp pháp”................................................................24
1.2. Tản Đà và Trần Tuấn Khải - hai hiện tượng tiêu biểu của thơ ca thuộc bộ phận văn học
“hợp pháp”............................................................................................................................27
1.2.1. Thơ Tản Đà (khái quát) ..............................................................................................27
1.2.2. Thơ Trần Tuấn Khải (khái quát).................................................................................30
1.3. Hiện tượng thơ nước- non, non - nước, sơn - hà ở hai tác giả Tản Đà và Trần Tuấn
Khải......................................................................................................................................36
1.3.1. Những nỗi niềm chung... ...........................................................................................36
1.3.2. Tính quy luật của hiện tượng thơ nước - non, non - nước, sơn - hà trong thơ Tản Đà
và Trần Tuấn Khải ...............................................................................................................39
Chương 2
QUAN NIỆM NƯỚC NON
TRONG THƠ TẢN ĐÀ VÀ TRẦN TUẤN KHẢI .............................................................45
2.1. Quan niệm nước - non, - non - nước trong thơ Tản Đà...............................................45
2.1.1. Hình tượng nước- non, non - nước trong thơ Tản Đà................................................45
2.1.2. Tư tưởng yêu nước của Tản Đà..................................................................................53
2.2. Quan niệm nước - non, sơn - hà trong thơ Trần Tuấn Khải..........................................56
2.2.1. Hình tượng nước - non, sơn - hà trong thơ Trần Tuấn Khải.......................................56
2.2.2. Tư tưởng yêu nước của Trần Tuấn Khải.....................................................................64
2.3. Ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ và sức hấp dẫn của nỗi niềm non nước trong thơ Tản Đà và
Trần Tuấn Khải.....................................................................................................................69

2.3.1. Ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ ..........................................................................................69
2.3.2. Sức hấp dẫn của nỗi niềm non nước trong thơ Tản Đà và Trần Tuấn Khải...............74
.............................................................................................................................................79
.............................................................................................................................................79


4
Chương 3
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NỖI NIỀM NON NƯỚC
CỦA TẢN ĐÀ VÀ TRẦN TUẤN KHẢI.............................................................................80
3.1. Phương thức thể hiện của Tản Đà..................................................................................80
3.1.1. Lựa chọn các thể thơ và nghệ thuật tổ chức bài thơ ..................................................80
3.1.2. Gia tăng tính mơ hồ, đa nghĩa của từ ngữ và các biểu tượng.....................................87
3.1.3. Tổ chức giọng điệu, ngôn ngữ theo hướng dễ thấm, dễ phổ cập... ...........................92
3.2. Phương thức thể hiện của Trần Tuấn Khải..................................................................101
3.2.1. Thể thơ và nghệ thuật tổ chức bài thơ......................................................................101
3.2.2. Hình ảnh và biểu tượng............................................................................................109
3.2.3. Giọng điệu và ngôn ngữ...........................................................................................114
3.3. Sự gặp gỡ giữa Tản Đà và Trần Tuấn Khải trong tìm tòi phương thức thể hiện .........122
3.3.1. Nhìn các hiện tượng của đời sống qua lăng kính nước non.....................................122
3.3.2. Phát huy đến mức tối đa khả năng nghệ thuật của các thể thơ truyền thống, đặc biệt
các thể thơ dân tộc .............................................................................................................131
3.3.3. Vận dụng và cách tân hữu hiệu các thể thơ ca dân tộc ............................................135
KẾT LUẬN........................................................................................................................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................146


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ 1900 - 1945, đặc biệt ba mươi năm đầu
của thế kỷ XX, do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh
mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học giai đoạn
này chia làm hai bộ phận: hợp pháp và không hợp pháp. Ở bộ phận văn học
hợp pháp (hoạt động trong điều kiện thực dân Pháp thi hành kiểm duyệt gắt
gao), các tác phẩm có tư tưởng yêu nước, tiến bộ phải tìm cách thể hiện một
cách kín đáo.
Nhiều vấn đề về các tác gia, tác phẩm thuộc bộ phận văn học này còn
phải được tiếp tục nghiên cứu...
1.2. Tản Đà và Trần Tuấn Khải là những hiện tượng tiêu biểu, độc đáo
thuộc bộ phận văn học hợp pháp...
Đường đời, đường thơ của Tản Đà (1989 - 1939) và Trần Tuấn Khải
(1895 - 1983) là khác nhau, nhưng hai ông lại khéo gặp nhau ở mấy chục năm
đầu thế kỷ XX. Vị trí của hai nhà thơ trong lịch sử thơ ca Việt Nam cũng chủ
yếu được khẳng định ở giai đoạn này. Họ giữ vai trò làm cầu nối giữa thơ cũ
và thơ mới (Đáng tiếc cả giai đoạn về sau, tên tuổi và thơ ca Trần Tuấn Khải
dường như bị lu mờ)... Xuân Diệu khẳng định: “Cả một thời kỳ phôi thai của
thơ viết bằng chữ quốc ngữ từ đầu thế kỷ cho đến khi xuất hiện phong trào
thơ mới 1932 - 1945 còn đứng lại được Nguyễn Khắc Hiếu và Trần Tuấn
Khải. Não cân, da thịt, xương cốt và hồn vía văn thơ của hai thi sĩ này bền bỉ,
trường tồn lắm đấy chứ; thơ của hai vị đã đứng thế tấn trong thời gian. Á Nam
bổ sung cho Tản Đà, và Tản Đà lại bổ khuyết cho Á Nam. Cả hai thi sĩ là cái
gạch nối quý báu từ thơ của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương sang thơ thật là
mới của các nhà thơ mới 1932 - 1945” [9; 56].


6

1.3. Tâm sự yêu nước của Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải thể hiện

trong thơ văn của họ là một nội dung lớn và hết sức cảm động. Đây cũng là
nội dung quan trọng trong thơ hai tác giả được đưa vào dạy - học trong
chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông...
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nỗi niềm non nước trong thơ Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải
2.2. Giới hạn của đề tài
- Đề tài bao quát các sáng tác thơ của Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải
(riêng thơ Trần Tuấn khải, chủ yếu là ở giai đoạn cùng thời với Tản Đà).
- Văn bản dùng để khảo sát, luận văn dựa vào các cuốn:
1. Tản Đà toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội, 2002.
2. Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, Nxb Văn học, TP Hồ Chí Minh, 1984.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Lịch sử nghiên cứu về Tản Đà và Á Nam Trần Tuần Khải
Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác trải qua nhiều biến cố,
thăng trầm, phần có giá trị nhất trong sáng tác của họ là thơ ca. Cho đến nay
đã có một số công trình nghiên cứu về Tản Đà và Trần Tuấn Khải. Có thể kể
đến các công trình tiêu biểu: Việt Nam văn học sử yếu (Nhà học chính Đông
Pháp ấn hành) của Dương Quảng Hàm; Nhà văn hiện đại (Nxb Văn học (tái
bản), 1998) của Vũ Ngọc Phan; Thơ Việt Nam hiện đại (Nxb Hồng Lĩnh Sài
Gòn, 1919) của Uyên Thao; Văn học giao thời 1900 - 1930 (Nxb Đại học và
Giáo dục chuyên nghiệp, 1988) của Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng; Quá
trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1945 (Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội, 2000) của Mã Giang Lân; Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (Nxb
Giáo dục, 1965) của Nguyễn Đình Chú, Lê Trí Viễn; Hợp tuyển văn thơ Việt


7

Nam (Nxb Văn hóa, Hà Nội) của Nhiều tác giả; Thơ ca Việt Nam, hình thức

và thể loại (Nxb Khoa học Xã hội, 1971) của Bùi Văn Nguyên, Hà Minh
Đức; Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam - Trần Tuấn Khải (Nxb Văn nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh, 1997) của Hồ Sĩ Hiệp, Lâm Quế Phong...
Về Tản Đà, có thể kể các công trình tiêu biểu: Tản Đà thơ và đời của
Nguyễn Khắc Xương; Cung chiêu anh hồn Tản Đà của Hoài Thanh - Hoài
Chân; Công của thi sĩ Tản Đà của Xuân Diệu; Cái hay của thơ Tản Đà của
Trương Tửu; Tính dân tộc, hiện đại truyền thống và cách tân qua nhà thơ
Tản Đà của Trần Ngọc Vương; Nhà thơ lãng mạn của Phạm Thế Ngũ; Tản
Đà - Nguyễn Khắc Hiếu của Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng; Tản Đà - một
văn nho tài tử giữa hai thế kỷ của Phạm Văn Diêu; Nghệ thuật thơ văn Tản
Đà của Nguyễn Đình Chú; Viết về Tản Đà của Huỳnh Phan Anh...
Viết về Á Nam Trần Tuấn Khải, tuy ít có những công trình mang tính
chất chuyên luận về thơ ca và cuộc đời của tác giả, nhưng ở các giáo trình đại
học, các bài tìm hiểu về văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX,... các ý kiến cũng
khá phong phú. Ngoài các cuốn sách đã giới thiệu ở trên, đặc biệt phải nói
đến bài viết mở đầu: Đọc thơ Á Nam Trần Tuấn Khải của Xuân Diệu trong
cuốn Tuyển tập thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải (Nxb Văn học, 1984) của Lữ
Huy Nguyên sưu tầm và biên soạn; Á Nam Trần Tuấn Khải, anh khóa với
những vần thơ non nước (Nghiên cứu văn học, số 7) của Đoàn Lê Giang; Nội
dung trữ tình yêu nước và những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ ca Trần Tuấn
Khải (Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội, 1987) của Vũ Văn Ký...
3.2. Vấn đề Nỗi niềm non nước trong thơ Tản Đà và Á Nam Trần
Tuấn Khải...
Trần Đình Hượu từng nói đến cái trừu tượng, mộng ảo, thanh nhị
nhưng hết sức đặc sắc của lòng yêu nước ở Tản Đà. Ông cũng đã nói đến “thơ
nước non” ở Tản Đà. Quả thực có hiện tượng “thơ nước non” ở Tản Đà. Có


8


thể thấy hai chữ nước non được nhắc đi nhắc lại nhiều trong thơ Tản Đà, là
điểm nhãn cho bài thơ và nó cho thấy tưởng yêu nước của Tả Đà được biểu
hiện ở đây một cách đầy đủ nhất. Trong luận văn này chúng tôi đề cập đến
Nỗi niềm non nước trong thơ Tản Đà và Trần Tuấn Khải để thấy được những
điểm tương đồng và khác biệt trong tâm sự yêu nước thầm kín của hai tác giả.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về sáng tác của Tản Đà và Trần Tuấn
Khải trong bối cảnh văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX, xác lập
những tiền đề hình thành tâm sự non nước trong thơ văn của họ.
4.2. Đi sâu khảo sát, phân tích quan niệm và tâm sự nước non trong thơ
hai tác giả Tản Đà và Trần Tuấn Khải.
4.3. Đi sâu khảo sát, phân tích các phương thức thể hiện nỗi niềm non
nước của Tản Đà và Trần Tuấn Khải.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về nỗi niềm non nước trong thơ Tản
Đà và Trần Tuấn Khải...
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chính: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc hệ thống...
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình tập trung tìm hiểu Nỗi niềm non nước trong
thơ Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải với cái nhìn tập trung và hệ thống...
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu và nghiên cứu thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải...


9

6.2. Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Sáng tác của Tản Đà và Trần Tuấn Khải trong bối cảnh văn
học Việt Nam ba mươi năm đầu của thế kỷ XX
Chương 2: Quan niệm nước non trong thơ hai tác giả Tản Đà và Trần
Tuấn Khải
Chương 3: Thơ với các phương thức thể hiện nỗi niềm non nước của
Tản Đà và Trần Tuấn Khải


10

Chương 1
SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ VÀ TRẦN TUẤN KHẢI
TRONG BỐI CẢNH THƠ VIỆT NAM BA MƯƠI NĂM
ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Ba mươi năm đầu thế kỷ XX - một giai đoạn đặc biệt trong lịch
sử văn học và thơ ca dân tộc
1.1.1. Tính chất “giao thời” của một giai đoạn văn học
Nói đến văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX là phải nghĩ ngay đến tính
giao thời. Xét về nghĩa của từ giao thời, trong Từ điển Tiếng Việt, do Hoàng
Phê chủ biên, có ghi rõ: “Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì
này sang thời kì khác, cái mới cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn
xung đột, chưa ổn định” [55; 378].
Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng nói về tính giao thời trong văn học
như sau: “Văn học của cả giai đoạn 1900-1930 có tính giao thời. Tính chất
giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới
với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai
ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học
mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần. Ở giai đoạn giao

thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí
đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn
học dân tộc” [30; 29]. Không chỉ có người thời nay nhìn về văn học của quá
khứ, giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỉ XX, phát hiện ra tính giao thời của nó
mà ngay cả đương thời đã có không ít người cảm nhận được điều này. Vì vậy,
giao thời là một thời kì phức tạp trong lịch sử văn học, ở đó có diễn ra cuộc
đấu tranh giằng co quyết liệt giữa cái cũ và cái mới trên mọi phương diện của
văn học. Văn học ở thời điểm này vừa trong tư thế chuyển mình để phá vỡ mô
hình văn học cũ, vừa tập hợp các yếu tố mới để thử nghiệm nhằm thiết lập


11

một cấu trúc mới theo mô hình văn học hiện đại của phương Tây. Một thời kì
đầy thách thức đối với văn học, mà sứ mệnh lịch sử chỉ cho phép tiến chứ
không thể lùi.
Nói đến tính giao thời trong văn học ở giai đoạn này là đề cập đến các
hiện tượng đan cài, pha tạp, chuyển hóa trong văn học, biểu hiện dưới nhiều
hình thức, với nhiều mức độ khác nhau, tất cả góp phần làm nên một diện
mạo đặc biệt cho văn học, không thể tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau nó.
Trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay, đây là giai đoạn duy
nhất có sự hiện diện song song hai loại tác giả cũ (nhà Nho) và mới (trí thức
tân học). Thời trung đại, nhà Nho giữ vị trí độc quyền, đóng vai trò chủ chốt
trong việc sáng tác văn chương. Trí thức tân học chỉ thay thế hoàn toàn ngôi
vị của nhà Nho vào thời kì hiện đại sau năm 1932. Ở giai đoạn này, Nhà Nho
đã thưa thớt dần về số lượng, họ không đáp ứng kịp những nhu cầu mới của
công chúng đương thời nhưng vẫn còn mang tư thế kiêu hãnh của những con
người đã từng tạo dựng nên nền văn học thời phong kiến, kéo dài hàng mười
thế kỉ. Lực lượng trí thức tân học mới hình thành, nhanh chóng chiếm được
ưu thế trên văn đàn và trong xu thế thay dần vị trí của nhà Nho. Tuy nhiên, họ

cũng đang đứng trước thử thách, không tránh khỏi những dằn vặt trăn trở khi
bước vào thời kì hiện đại hóa văn học. Khó có thể tìm được một người hoàn
toàn mới. Họ đều trong tình trạng lấp lửng giữa cũ và mới. Tuy nhiên, cái mới
có phần lấn át, che khuất cái cũ. Nhìn chung, ở nhiều phương diện, từ lối sống
đến học vấn, thế giới quan, quan niệm sáng tác, hay kĩ thuật viết văn, làm thơ
của các tác giả giai đoạn này đều đang ở tình trạng đổi thay, rời xa dần cái cũ
để tiến gần vào cái mới. Hành trình còn đang tiếp diễn cho nên mọi vấn đề
chưa thể định hình rõ nét. Thế nhưng, ở thời điểm giao thời này, cả hai lực
lượng cũ và mới đều có vai trò đáng kể, không thể thiếu một trong hai.
Quan niệm sáng tác ở thời trung đại là quan niệm của nhà Nho, chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo. Đến giai đoạn này, người sáng tác


12

không theo duy nhất một quan niệm như trước. Đã có biểu hiện của sự biến
đổi, vừa như muốn thoát ra khỏi những quy ước cũ nhưng hãy còn vương vấn
với nguyên tắc đã quen thuộc, vừa mong mỏi tìm kiếm một định hướng mới
nhưng định hướng ấy cứ chập chờn trước mắt, chưa thể xác định rõ ràng. Có
thể nói nhu cầu đổi mới quan niệm sáng tác đang được người cầm bút thời này
đặt ra, nhưng định hình một quan niệm sáng tác mới vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ.
Chính vì thế, phổ biến nhiều trường hợp chưa dứt khoát, rõ ràng về quan niệm
sáng tác, như trường hợp của Phan Bội Châu, Tản Đà, Nguyễn Bá Học...
Mỗi nhà văn đều có hướng thay đổi khác nhau về quan niệm sáng tác.
Từng người đi tìm cái mới theo nhận thức, điều kiện riêng của mình, không
có sự thống nhất trong lực lượng sáng tác, mà cũng chưa nhất quán ở từng cá
nhân. Chưa được trang bị bằng lí luận văn học hiện đại, giai đoạn giao thời
chưa thể có được quan niệm sáng tác mới, rạch ròi, cụ thể. Quan niệm sáng
tác ở ba mươi năm đầu thế kỉ cho thấy sự vô thức trong bảo thủ, sự ý thức
trong đổi mới của người sáng tác.

Hoạt động văn học nghệ thuật là một điểm nhìn khác để nhận ra đây là
giai đoạn văn học giao thời. Chưa bao giờ trong lịch sử văn học Việt Nam có
phổ biến hình thức phê phán công kích, đả phá văn chương học thuật cũ (văn
chương của nhà Nho), cùng với những người sáng tạo ra nó (nhà Nho) như
lúc này. Đả phá một cách quyết liệt trên diễn đàn phê bình nghiên cứu và đưa
cả nội dung đả phá vào trong tác phẩm văn chương:
Ngán nỗi nhà nho bọn hủ ta.
Hủ sao hủ gớm hủ ghê mà.
Thơ suông nước ốc còn ngâm váng.
Rượu bự non chai vẫn chén khà
(Phan Kế Bính)
Lực lượng tích cực trong hoạt động này lại có nhà Nho, tiêu biểu là các
nhà Nho theo phong trào duy tân hồi đầu thế kỉ. Họ nhắm vào những sáng tác


13

ca ngợi suông luân thường đạo lí của phong kiến. Với họ, văn chương cũ của
nhà Nho có nhiều chỗ phi lí vô nghĩa, trở nên lạc điệu trước thời đại, cần phải
bác bỏ nhanh chóng và thay thế kịp thời. Không chỉ có nhà Nho, mà lực
lượng trí thức mới cũng rất nhiệt tình bài bác văn chương cũ. Song song với
việc phê phán, chỉ trích văn chương cũ, mong muốn loại bỏ bộ phận sáng tác
này trên văn, thi đàn đương thời, lại có hoạt động vận động, kêu gọi, khuyến
khích việc thiết lập một nền quốc văn mới. Nhiều cuộc thi viết tiểu thuyết, thi
sáng tác thơ, đã nhằm vào mục đích tìm kiếm, cổ súy cái mới trong văn
chương. Nhu cầu đặt ra và thực tế được giải quyết lúc này chưa có sự thỏa
mãn. Nhìn vào văn học ba mươi năm đầu thế kỉ thấy rõ tính bề bộn, đa dạng
của sự kiện, ngổn ngang trăm điều và chưa có vấn đề nào được giải quyết
thấu đáo. Dường như giữa ý thức bên trong của con người và tác động của
điều kiện khách quan bên ngoài chưa có được sự hòa hợp.

Vấn đề tiếp nhận văn chương ở giai đoạn này cũng phản ánh tính giao
thời. Người tiếp nhận mong chờ cái mới nhưng vẫn đánh giá cao các giá trị cũ
từng có trong sáng tác của nhà Nho. Giấc mộng con của Tản Đà khi được
công bố trên văn đàn đã lập tức nhận ngay lời dè bĩu, phê phán nặng nề của
Phạm Quỳnh. Bởi vì, Tản Đà đã ngang nhiên sống với cái tôi, công khai bày
tỏ nỗi lòng, đem những điều thầm kín giãi bày cùng tất cả. Có thể nhận ra đầu
thế kỉ XX là “một quá trình chuyển từ phương thức tư duy và phân tích văn
học mang tính chất phương Đông sang phương thức tư duy và phân tích văn
học mang tính chất phương Tây” [84; 47].
Từ khi văn học viết ra đời cho đến lúc ấy và tận bây giờ, có lẽ chưa khi
nào trong các sáng tác văn học Việt Nam lại có phổ biến hiện tượng tồn tại
song song cái cũ và cái mới trên nhiều yếu tố như lúc này.
Người cầm bút ở đầu thế kỉ XX với thói quen cũ, cất bước trên những
con đường quen thuộc để đi tìm cảm hứng sáng tác. Họ vẫn say sưa với vấn
đề đạo lí, thế sự, số phận con người, hay sự trăn trở cho vận mệnh xã tắc,


14

giống nòi... Tuy nhiên, hoàn cảnh mới đã khơi gợi cho họ bao điều khác
trước. Họ bắt đầu bị cuốn hút vào những vấn đề về cuộc sống đời thường
trước mắt; tình yêu của cái tôi lãng mạn đầy khát vọng tự do; con người cá
nhân biết đòi hỏi, muốn được hưởng thụ, chia sẻ, được sống cho mình, cho
hiện tại... Tất cả đã làm dấy lên trong lòng người cầm bút sự hứng thú, niềm
say mê mới... Để rồi trong văn chương không chỉ nổi bật cảm hứng đạo lí hay
thế sự hoặc yêu nước mà còn có cả cảm hứng lãng mạn. Và ngay trong cảm
hứng đạo lí, thế sự hay yêu nước cũng đã có nhiều biểu hiện khác trước.
Các sáng tác thời này triển khai cả hai loại đề tài: cũ và mới. Rất nhiều
tác phẩm còn hướng vào nội dung ca ngợi trung hiếu, tiết nghĩa hay viết về
những con người sống theo chuẩn mực đạo đức phong kiến. Đề tài yêu nước,

kêu gọi đấu tranh chống giặc, vốn rất phổ biến vào những thời kì nước mất
nhà tan, được các tác giả dòng văn học yêu nước tập trung thể hiện. Xã hội
với mặt trái đầy chuyện phi lí, bất công, thối nát, v.v... được nói nhiều trong
cả thơ (thơ Tản Đà, thơ Trần Tuấn Khải và thơ của các nhà chí sĩ cách mạng
đương thời); văn xuôi (tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Đặng Trần
Phất; truyện ngắn Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Trần Quang Nghiệp). Bên
cạnh những đề tài quen thuộc ấy, thơ văn đầu thế kỉ XX bắt đầu đi sâu vào
một số vấn đề mới trước kia chưa được quan tâm hoặc quan tâm chưa nhiều
như: số phận người nông dân (tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bửu Mọc);
cuộc sống của tầng lớp thị dân thời kì tư sản hóa hay sự sa sút của các gia
đình phong kiến (tiểu thuyết Đặng Trần Phất, truyện ngắn Nguyễn Bá Học,
kịch của Nam Xương, Vũ Đình Long); tình yêu lãng mạn, tự do, phóng túng
(thơ Tản Đà, tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách), v.v... Hai loại đề tài cũ và
mới đã làm nên sự đa dạng về nội dung cho các sáng tác. Điều đáng nói là nó
đã vô tình tạo ra tính chất phức tạp cho văn học đương thời.
Trong quá trình tồn tại của văn học trung đại (mười thế kỷ), văn học
viết Việt Nam lấy chữ Hán và chữ Nôm làm phương thức thể hiện duy nhất.


15

Sau khoảng thời gian thử thách, tập dượt ở Nam bộ hồi cuối thế kỉ XIX, đến
ba mươi năm đầu thế kỉ XX chữ Quốc ngữ đã được sử dụng rộng rãi trong
sáng tác văn học của cả nước. Khi chữ Quốc ngữ chính thức bước vào tác
phẩm, chữ Hán không vì thế bị đẩy lùi ngay. Tác phẩm viết bằng chữ Hán
vẫn chiếm số lượng không ít trong thơ văn giai đoạn này (tác phẩm của Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh và nhiều nhà nho yêu nước khác). Việc đưa chữ
Quốc ngữ vào sáng tác vừa làm nên những giá trị nghệ thuật mới mẻ vừa thể
hiện sự hiện đại hóa trong văn học (như Tản Đà và Trần Tuấn Khải). Buổi
giao thời, chữ Quốc ngữ vẫn phải đồng hành cùng chữ Hán. Đối với các nhà

Nho, dù đã thấy rõ tiện lợi của việc dùng chữ Quốc ngữ nhưng do quá nặng
tình với chữ Hán, cho nên họ cũng chưa chịu rời xa nó một cách nhanh
chóng, dứt khoát.
Giai đoạn giao thời, cũng là buổi đầu hiện đại hóa ngôn ngữ trong sáng
tác, đã tạo nên tính đa phong cách cho ngôn ngữ văn học giai đoạn này. Một
thực tế mang tính phổ biến là giai đoạn đầu của thời kì hiện đại hóa bao giờ
cũng có hiện tượng pha tạp, thay thế dần các dạng thức ngôn ngữ trong sáng
tác. Đó là sự thay thế, đan xen, pha tạp giữa ngôn ngữ ảnh hưởng Hán học và
ngôn ngữ ảnh hưởng tiếng Pháp, cùng với ngôn ngữ của cuộc sống đời
thường. Tất cả người cầm bút đều mong muốn làm ra cái mới bằng những
cách riêng của mình. Họ sử dụng vốn ngôn ngữ được tích lũy từ Hán học, họ
khai thác từ dùng trong cuộc sống hằng ngày, họ pha tạp lắp ghép các dạng
ngôn ngữ khác nhau.
Văn học giai đoạn này hạn chế dùng từ Hán Việt. Từ ngoại lai được sử
dụng phổ biến. Tiêu biểu là ở văn xuôi, nhất là văn xuôi Nam bộ, làm nên
bước đổi mới đáng kể cho văn học trong thời kì hiện đại hóa. Cũng chính sự
xuất hiện của lớp từ ngoại lai trong các tác phẩm làm nổi bật hình ảnh của xã
hội giao thời, có đủ các hạng người, đủ các cách sống, hình thành nên nhiều
lối sống.


16

Lối viết gò câu, chọn chữ, cân nhắc từng lời, tạo nên sự đăng đối nhịp
nhàng, dù đã bị phê phán nhưng đâu dễ mất đi. Nó vẫn tồn tại trong thơ Tản
Đà, thơ Trần Tuấn Khải, trong văn Hoàng Ngọc Phách, Đặng Trần Phất,
Phạm Duy Tốn hay Nguyễn Tử Siêu... làm cho văn học giai đoạn này còn
mang vẻ trang trọng, đài các không khác gì văn chương thời trung đại. Bên
cạnh đó lại có cách diễn đạt tình ý bằng ngôn từ quá giản dị, gần gũi đến quê
mùa, đôi khi có phần thông tục hóa. Như cách viết có thể tìm thấy trong sáng

tác của nhiều nhà văn Nam bộ như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Trần
Thiên Trung, Sơn Vương, một số cây bút truyện ngắn,... khiến cho tác phẩm
đến với độc giả bình dân dễ dàng, phá vỡ tính chuẩn mực, cầu kì kiểu văn
chương nhà Nho nhưng chưa vươn tới đỉnh cao của tính thẩm mĩ về ngôn từ.
Một phương diện tiêu biểu thể hiện tính giao thời là nghệ thuật xây
dựng nhân vật. Các nhà văn đương thời vẫn chú ý miêu tả ngoại hình, hành
động và ngôn ngữ của nhân vật như các nhà Nho trước kia.
Trên đây là một số biểu hiện nổi bật, cho thấy văn học giai đoạn này
đang có sự hiện diện đồng thời cái cũ và cái mới ở mọi yếu tố thuộc về
phương thức thể hiện. Thực trạng trên còn có thể nhận ra từ nhiều vấn đề
khác, như: Vấn đề xây dựng kết cấu tác phẩm, tạo dựng cốt truyện, lựa chọn
chi tiết, hình ảnh và cả việc thiết lập không gian nghệ thuật, thời gian nghệ
thuật cho tác phẩm.
Sự tồn tại song song cái cũ và cái mới đã nói lên tính giao thời của
văn học giai đoạn này. Các cách kết hợp, đan cài, pha tạp cái cũ và cái mới
khéo léo, nhuần nhuyễn còn làm nổi rõ vấn đề hơn. Chính việc làm đó đã tạo
nên những giá trị đặc biệt, không thể xếp vào văn học trung đại mà cũng
chưa thể công nhận là tác phẩm hiện đại. Trong văn học giai đoạn 19001930 phổ biến ba dạng kết hợp: nội dung mới - hình thúc cũ (thơ văn yêu
nước, tiêu biểu nhất là sáng tác của Phan Bội Châu); nội dung cũ - hình thức
mới (kịch nói của Nam Xương, của Vũ Đình Long); nội dung và hình thức


17

đều có cả cũ và mới (đây là dạng phổ biến ở nhiều sáng tác của các tác giả
thuộc dòng văn học hợp pháp đương thời). Phân tích bài thơ Hoa sen nở
trước nhất đầm của nhà thơ Tản Đà, vấn đề sẽ được hình dung cụ thể. Với
một thể thơ quen thuộc, được các nhà Nho xưa học tập từ Trung Quốc (thơ
thất ngôn bát cú Đường luật); với những chất liệu cũ: hình ảnh ( hoa sen),
ngôn ngữ, lối vào đề (Trong đầm gì lại đẹp hơn sen), lấy từ văn học dân

gian, thơ trung đại và bằng cảm hứng của một nhà Nho sống trong xã hội
trên con đường tư sản hóa, Tản Đà đã đem cái tôi phô bày trước công chúng.
Hoa sen nở trước nhất đầm không còn là hình ảnh tượng trưng cho người
quân tử cao khiết, đạo mạo, mẫu mực nữa. Mà thật táo bạo, khi nó được tác
giả nhìn như một cô gái mạnh mẽ, dạn dĩ, đầy tự tin và kiêu hãnh trước cuộc
đời phức tạp, nhiều cạm bẫy. Thân gái lạ đứng giữa mặt nước chân trời mà
vẫn không chút bối rối, chẳng hề lo sợ, khác hẳn những người con gái trong
văn chương truyền thống. Hơn thế, người con gái ở đây còn như muốn thách
thức, tỏ ra ý thức rõ về mình. Mình là đối tượng của sự ghen ghét đố kị. Một
kiểu khẳng định cá nhân đầy chất ngông
Lại còn e nỗi chị em ghen
Đã trót hở hang khôn khép lại
Tản Đà đã thổi vào thơ Việt Nam những tình cảm, tư tưởng và suy nghĩ
mới. Tạo cho nó có một vẻ đẹp riêng, ẩn hiện khó thấy. Nhưng càng nhìn
càng thấy đẹp, càng đọc càng nhận ra nhiều cái hay. Mới và cũ cùng hiện diện
trong bài thơ. Đây không phải là sự lắp ghép máy móc, pha tạp mang tính
công thức mà là sự hòa quyện vào nhau một cách tự nhiên giữa truyền thống
và hiện đại, làm nên nét riêng, tính độc đáo của thơ trong giai đoạn chuyển
mình sang thời kì hiện đại.
Đây là một giai đoạn có sự giao tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa
Đông - Tây, đồng thời đang diễn ra quá trình chuyển biến từ tư tưởng phong
kiến sang tư tưởng tư sản. Những yếu tố này vừa tác động đến người cầm bút,


18

vừa ảnh hưởng đến người tiếp nhận văn học đương thời. Nó chi phối nội dung
tư tưởng, đề tài của các sáng tác lúc bấy giờ không phải là ít.
Văn học giai đoạn 1900 - 1930 có xu hướng tiến gần đến văn học hiện
đại. Tiến đến văn học hiện đại vào thời gian này là một nhu cầu vận động để

phát triển theo quy luật tất yếu của lịch sử văn học. Đối với người cầm bút và
cả người tiếp nhận lúc ấy, văn học hiện đại là một khu vườn quyến rũ đầy
những hoa thơm cỏ lạ. Phát hiện ra nó là một chuyện, nhưng đến với nó là
một chuyện khác. Bởi vì, văn học truyền thống của nhà Nho tuy đang mất dần
vị thế nhưng đã tạo nên nhiều thói quen trong sáng tác, trong tiếp nhận. Đâu
dễ một sớm một chiều thay đổi được các thói quen đó. Hoàn cảnh khách quan
đã khác trước quá nhiều, quan điểm thẩm mĩ cũng thay đổi, thế giới quan và
nhân sinh quan cũng thay đổi nhưng để tìm thấy cảm hứng mới không phải
chuyện giản đơn.
Công chúng đương thời đòi hỏi một món ăn tinh thần mới lạ. Nhưng
nếu đi quá xa với truyền thống thì lập tức họ sẽ phản ứng, lên án quyết liệt.
Chính vì thế người cầm bút phải chú ý tạo nên những giá trị văn học không
quá cũ mà cũng không quá mới. Do đó đã có hiện tượng phản ánh hiện thực
xã hội mà không quên yếu tố đạo lí. Câu văn xuôi được chấp nhận lúc này
phải là những câu văn có đối, có vần, đọc lên nghe nhịp nhàng như thơ, gần
gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những nỗi niềm thầm kín, cùng với tình
yêu lãng mạn tự do được thổ lộ qua bài thơ Đường luật, câu thơ thất ngôn...
Nhìn chung, việc thỏa mãn được thị hiếu độc giả đương thời cũng góp phần
làm cho văn học giai đoạn này có được tính giao thời.
Vận động để phát triển, đó là quy luật tất yếu của xã hội, cũng là của
văn học. Hiện đại hóa văn học nhằm hướng đến một sự đổi mới toàn diện và
phổ biến, trên nền tảng của truyền thống, trong sự giao lưu rộng rãi với văn
học hiện đại nước ngoài. Tính giao thời đã góp phần thể hiện ý thức thực hiện
sứ mệnh lớn lao ấy của văn học ba mươi năm đầu thế ki XX.


19

1.1.2. Hoàn cảnh thuộc địa và hai bộ phận văn học
Năm 1858, giặc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược

nước ta. Từ đó thực dân Pháp đặt ách đô hộ thực dân lên toàn bộ đất nước,
củng cố bộ máy thống trị, liên tiếp tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa về
kinh tế với quy mô lớn.
Dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến, và có giai đoạn thêm ách đô
hộ của phát xít, không khí xã hội Việt Nam trở nên rất ngột ngạt, đời sống của
nhân dân vô cùng cực khổ. Mâu thuẫn giữa dân tộc và bọn thực dân, giữa
quần chúng nhân dân lao động và bọn bóc lột ngày càng trở nên sâu sắc và
quyết liệt, thúc đẩy lịch sử chuyển biến mau lẹ.
Phong trào giải phóng dân tộc tuy có lúc bùng phát, sục sôi, có lúc âm ỉ
nhưng không lúc nào tắt.
Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 biến đổi theo hướng
hiện đại.
Về kinh tế, những đô thị mới ra đời, một số ngành công nghiệp xuất
hiện. Về cơ cấu giai cấp, những giai cấp mới, tầng lớp mới như tư sản, công
nhân, tiểu tư sản lần đầu xuất hiện và ngày càng đông đảo.
Trong sự thay đổi chung của xã hội, văn hóa Việt Nam cũng thay đổi.
Từ đầu thế kỉ XX, văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của
phong kiến Trung Hoa, bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu
là văn hóa Pháp. Đây là thời kì “mưa Âu, gió Mỹ”, “Á, Âu xáo trộn”, cũ mới
giao tranh. Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở cả hai chiều tiến bộ và
lạc hậu, nền văn hóa Việt Nam thời kì này đã chuyển theo hướng hiện đại,
từng bước lấn át nền văn hóa cổ truyền phong kiến có bề dày hàng nghìn năm.
Một cuộc vận động văn hóa được dấy lên, chống lại lễ giáo phong kiến hủ
lậu, đòi giải phóng cá nhân.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đây chính là nhân tố quan
trọng làm cho nền văn hóa nước ta phát triển theo chiều hướng tiến bộ và


20


cách mạng, chống lại âm mưu của kẻ địch trong việc nuôi dưỡng một thứ văn
hóa có tính chất cải lương và nô dịch.
Đặc biệt báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữ dần
thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tây
học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn
hóa thời kì này.
Tất cả những nhân tố trên đã góp phần quan trọng tạo nên những điều
kiện chín muồi cho sự hình thành và phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại.
Văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa vì nó thoát khỏi sự
ràng buộc của hệ thống thi pháp văn học trung đại, tạo nên những đặc điểm,
tính chất của một nền văn học hiện đại. Cho nên hiện đại hóa văn học là một
yêu cầu tất yếu, khách quan của lịch sử. Nội dung hiện đại hóa diễn ra trên
mọi phương diện: đổi mới quan niệm về văn chương, sự thay đổi kiểu nhà
văn, hệ thống thi pháp... Hiện đại hóa trước hết là về mặt nội dung là tư
tưởng, tình cảm, cách nhìn... của nhà văn trước hiện thực đời sống.
Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của
quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đã hình thành hai bộ phận văn học: công khai và
không công khai hay “hợp pháp” và “bất hợp pháp”.
Bộ bận văn học công khai hay là bộ phận văn hợp pháp tồn tại trong
vòng pháp luật của chính quyền thực dân, phong kiến. Do khác nhau về quan
điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận văn học văn học công
khai lại phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó nổi lên hai xu hướng chính
văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Văn học lãng mạn là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời
phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ, coi con
người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định “cái tôi” cá nhân, đề cao con người
thế tục, quan tâm đến số phận cá nhân và những quan hệ riêng tư. Nhưng bất



21

lực trước thực tại, văn học lãng mạn tìm cách thoát khỏi thực tại bằng cách đi
sâu vào thế giới nội tâm, thế giới của mộng ước. Xu hướng văn học này
thường tìm đến các đề tài về tình yêu, về thiên nhiên và quá khứ, thể hiện khát
vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung tục, tầm thường.
Văn học lãng mạn thường chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những
tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người.
Tiêu biểu cho xu hướng văn học lãng mạn trước năm 1930 là thơ của
Tản Đà, Trần Tuấn Khải, tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách... Từ khoảng
năm 1930, đã thực sự xuất hiện trào lưu lãng mạn chủ nghĩa vơí những thành
tựu nỗi bật được kết tinh ở Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, truyện ngăn
trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, tùy bút và truyện ngắn của
Nguyễn Tuân,... Tuy nhiên, nhìn vào từng hiện tượng của trào lưu này,
khuynh hướng tư tưởng cũng không thật thuần nhất.
Văn học lãng mạn góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cá
nhân, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân,
giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực tình yêu,
hôn nhân và gia đình. Nó góp phần làm cho tâm hồn người đọc thêm tinh tế
và phong phú, giúp cho họ thêm yêu thương mảnh đất quê hương, quý trọng
tiếng mẹ đẻ, tự hào về nền văn hóa lâu đời của dân tộc, biết buồn đau, tủi
nhục trước cảnh mất nước...
Tuy nhiên, văn học lãng mạn ít gắn trực tiếp với đời sống xã hội chính trị
của đất nước, đôi khi sa vào khuynh hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Văn học hiện thực tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối
nát của xã hội đương thời, đồng thời đi sâu vào phản ánh tình cảnh khốn khổ
của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu
sắc. Nó lên tiếng đấu tranh chống áp bức giai cấp, phản ánh mâu thuẫn, xung
đột giữa kẻ giàu với người nghèo, giữa nhân dân lao động với tầng lớp thống
trị. Các nhà văn hiện thực thường đề cập tới chủ đề thế sự với thái độ phê



22

phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo, chú trọng miêu tả, phân tích
và lí giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã
hội thông qua những hình tượng điển hình. Nhìn chung, văn học hiện thực có
tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Tuy nhiên, các nhà văn
hiện thực phê phán chỉ thấy tác động một chiều của hoàn cảnh đối với con
người, coi con người là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh.
Tiêu biểu cho xu hướng văn học hiện thực từ đầu thế kỉ XX đến khoảng
năm 1930, là sáng tác của Nam Xương, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ
Biểu Chánh,... Từ khoảng năm 1930 đến năm 1945, có thể nói đã thực sự hình
thành trào lưu hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam. Thành tựu đạt
được của văn học hiện thực được kết tinh ở các thể loại văn xuôi: truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển; tiểu
thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô tất Tố, Nguyên Hồng, Mạnh phú Tư, Nam
Cao; phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố. Trào lưu văn
học này cũng có những sáng tác giá trị ở thể thơ trào phúng như Dòng nước
ngược của Tú Mỡ, Thơ ngang của Đồ Phồn.
Dòng văn học hiện thực có nhiều giá trị tích cực. Các tác phẩm thường
thấm đượm tinh thần nhân đạo và dân chủ. Nó “đã vạch trần bộ mặt tàn bạo
và thối nát của chế độ thực dân và phong kiến, diễn tả những nỗi thống khổ
của các tầng lớp nhân dân đang hướng về cách mạng” (Trường Chinh).
Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu
tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khi chuyển hóa lẫn nhau.
Nhìn chung, hai xu hướng văn học này luôn ở trong quá trình diễn biến, đổi
thay, giữa chúng không có ranh giới thật rạch ròi, không đối lập nhau về giá
trị. Xu hướng văn học nào cũng có những cây bút tài năng và những tác phẩm
xuất sắc.

Khu vực văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật, đặc
biệt là sáng tác thơ của các chiến sĩ trong tù. Có khi thơ văn cách mạng được


23

lưu hành nửa hợp pháp, như Thơ văn Đông Kinh nghĩa thục, thơ văn cách
mạng vô sản thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936 - 1939, nhưng chủ
yếu vẫn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong kiến và
đời sống văn học bình thường. Đây là tiếng nói của các chiến sĩ và quần
chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng. Họ coi thơ văn trước hết là
thứ vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, là phương tiện để truyền
bá tư tưởng yêu nước và cách mạng. Quan niệm này được thể hiện sâu sắc
và nhất quán từ Phan Bội châu: Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm
quyền trông gió cũng gai ghê - Một ngòi lông vừa trồng vừa chiêng, cửa
dân chủ khêu đèn thêm sáng chói (Văn tế Phan Châu Trinh) đến Hồ Chí
Minh: Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm hứng đọc “Thiên gia thi”).
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, luôn bị kẻ địch khủng
bố ráo riết thiếu thốn những điều kiện vật chất tối thiểu để sáng tác và phổ biến,
nhưng cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, xu hướng văn học này
ngày càng phát triển. Văn học cách mạng đã đánh thẳng vào bọn thống trị thực
dân cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân
tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay chuyển nổi
vào tương lai tất thắng của cách mạng. Trong văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX,
đặc biệt là những bài thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, sáng ngời hình ảnh người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết sôi trào, sẵn
sàng xả thân vì Tổ quốc, tỏ rõ khí phách hiên ngang, bất khuất khi bị sa vào tay
giặc. Những tác phẩm tiêu biểu như Nhật Ký trong tù (Hồ Chí Minh), Từ ấy
(Tố Hữu), Ngục Kon Tum (Lê Văn Hiến) đã khắc họa khá thành công hình ảnh

con người mới của thời đại - những chiến sĩ kiên cường bất khuất, sẵn sàng hi
sinh vì lí tưởng cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhìn bao quát, giữa bộ phận văn học công khai và văn học không
công khai, giữa các xu hướng văn học có sự khác biệt và đấu tranh với nhau


24

về mặt khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật. Nhưng trong thực
tế, chúng ít nhiều vẫn tác động, thậm chí có khi chuyển hóa lẫn nhau để
cùng phát triển. Điều đó đã tạo nên tính chất đa dạng, phong phú, phức tạp
của văn học thời kì này.
1.1.3. Thơ ca thuộc bộ phận văn học “hợp pháp”
Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX là giai đoạn văn học giao thời, là
chiếc cầu nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại. Ở đó chúng ta bắt
gặp một sự thay đổi trên mọi phương diện của văn học từ quan niệm sáng
tác đến phương thức sáng tác. Tuy nhiên, phải thấy rằng sự thay đổi đó là
chưa mạnh mẽ, mới chỉ là bước đầu. Nhưng yêu cầu hiện đại hóa văn học
trong giai đoạn này đang đặt ra cho những người làm văn hóa - văn nghệ
cũng như những người làm văn chương một câu hỏi lớn “Phải đổi mới văn
chương thế nào?”. Đúng lúc đó, những người như Phan Bội Châu, Tản Đà,
Trần Tuấn Khải, Tương Phố, Đông Hồ... đã là những người tiên phong, đi
trước đón đầu đưa văn học Việt Nam bước sang một trang mới. Phong trào
Tân Thư, luồng văn hóa của “mưa Âu gió Mỹ” và sự phát triển một cách
mạnh mẽ của báo chí và công tác dịch thuật đã trở thành những điều kiện
cần và đủ cho sự bứt phá của nền văn học trong buổi giao thời. Những
gương mặt ưu tú trên đã bước sang bên này của quá trình hiện đại hóa văn
học. Điều đó đã làm cho diện mạo văn học Việt nam đầu thế kỷ XX khác
biệt hơn trước.
Trong giai đoạn giao thời, mảng thơ ca của bộ phận văn học hợp pháp

có sự phát triển vượt bậc. Trước hết, lực lượng sáng tác tiêu biểu của dòng
văn học hợp pháp là nhà nho và các bậc trí thức tân học - họ là những người
chú trọng đến văn hóa hơn chính trị. Việc đọc sách của họ là để hướng đến
mục đích mở mang tầm nhìn cho người sáng tác nhằm phát triển văn hóa
nước nhà. Họ không chỉ đọc tân thư, tân văn mà còn đọc cả những sáng tác
văn học phương Tây. Họ là những người mạnh dạn là những người đến với


25

cái mới, tuy ở họ không tránh khỏi những dằn vặt, trăn trở khi chọn cho mình
một hướng đi để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Họ đã tỏ ra là những
người nhanh chóng vứt bỏ những cái cũ “phong kiến lạc hậu”, đến với cái
mới không vì muốn thỏa hiệp với Pháp mà vì sự phát triển của nền văn hóa
dân tộc, vì ước nguyện muốn dung hòa hai nền văn hóa Âu - Á.
Sự thay đổi về lực lượng sáng tác cũng dẫn đến thay đổi quan niệm
sáng tác và tất yếu là dẫn đến đổi mới trong nền văn học giai đoạn này. Nó
không chỉ là một đặc điểm của giai đoạn mang tính chất giao thời mà còn là
một trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của văn học mới, thúc đẩy cả bộ
phận văn học hợp pháp.
Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu và thẩm mỹ của công chúng thành thị lúc
bấy giờ nhà văn sáng tạo tác phẩm như một kế sinh nhai. Độc giả trước đây đi
tìm văn phẩm, bây giờ phải chạy theo người tiêu thụ. Viết văn trở thành một
nghề, văn học trở thành hàng hóa. Người sáng tác đã xa dần quan niệm “trước
thư lập ngôn” sáng tác để thể hiện “tâm, chí, đạo” dùng tác phẩm văn chương
để di dưỡng tinh thần và giáo dục con cháu.
Trước kia các tác giả là những nhà nho không chú ý đến vấn đề phản
ánh chân thực cụ thể cuộc sống đời thường. Các tác giả của bộ phận văn học
mới dồn hết tâm lực vào mô tả sao cho “chân tình, chân cảnh”, con người và
cuộc sống xã hội chủ yếu là con người bình thường và cuộc sống bình thường.

Đối tượng tập trung để miêu tả trong tác phẩm bấy giờ là cuộc sống hiện thực,
cuộc sống đời thường và những con người có trong cuộc sống ấy.
Sự thay đổi quan niệm sáng tác văn học và sự hình thành phương pháp
sáng tác mới là cả một quá trình lâu dài giằng co, tranh chấp giữa cái cũ và cái
mới. Hiện tượng này tìm thấy trong toàn bộ đời sống nền văn học mới.
Chính vì vậy mà trên thi đàn công khai, thơ ca như một ngọn gió tràn
tới gieo vào lòng công chúng thành thị một nỗi buồn thê lương, dai dẳng. So
với các thể loại khác như tiểu thuyết, kịch thì thơ đối với dân tộc ta có truyền


×