Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nồng độ homocysteine huyết tương trên bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.85 KB, 8 trang )

Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO TĨM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
TRƯỜNG

NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE HUYẾT TƯƠNG
TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ ĐƯỢC
ĐIỀU TRỊ BẰNG ISOTRETINOIN UỐNG

MÃ SỐ:

Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. LÊ THÁI VÂN THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 4/2017
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

MỞ ĐẦU
Mụn trứng cá là một bệnh da phổ biến, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khả năng mắc
bệnh trong giai đoạn thanh thiếu niên có thể lên đến 85-100% (2),(3),(8). Ở nước ta, tần suất mắc
bệnh mụn trứng cá cũng khá cao, bệnh chiếm 17,97% tổng số bệnh da đến khám tại bệnh viện Da
Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, chỉ đứng sau bệnh Chàm (14). Mụn trứng cá mức độ nặng
chiếm 10%, mức độ trung bình chiếm 33%, trong đó mụn mức độ trung bình dai dẳng, khơng đáp
ứng điều trị hoặc mụn nặng thường để lại di chứng (23) làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống


của bệnh nhân. Isotretinoin được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá nặng hoặc trung bình khơng
đáp ứng với điều trị thơng thường. Tỉ lệ đáp ứng với isotretinoin cao đi cùng với sự giảm kích thước
tuyến bã và giảm tiết bã nhờn với trị liệu bằng isotretinoin vượt trội hơn so với các phương pháp điều
trị giảm tiết bã nhờn khác (5). Tuy nhiên thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ trên da niêm, cơ xương,
mắt, hệ thần kinh trung ương và chuyển hóa. Gần đây, Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về nồng
độ homocysteine huyết tương sau điều trị isotretinoin ở bệnh nhân mụn trứng cá. Việc gia tăng
homocysteine máu gây ra nhiều tác hại cho cơ thể đã được ghi nhận trong y văn và trong các nghiên
cứu đã được cơng bố, trong đó tác hại nổi bật là gây thuyên tắc mạch máu hoặc suy giảm chức năng
nhận thức và sa sút trí tuệ (6),(7),(9),(26). Tuy nhiên gần đây có một số nghiên cứu trong và ngồi
nước báo cáo về sự an toàn khi sử dụng isotretinoin uống, theo đó, sử dụng isotretinoin uống với liều
thấp có thể để để lại tác dụng phụ không đáng kể lên các rối loạn chuyển hóa (1),(19),(24) đồng thời
các nghiên cứu về sự tăng nồng độ homocysteine máu ở bệnh nhân mụn trứng cá điều trị isotretinoin
chưa nhất quán cũng như chưa có nghiên cứu nào trên bệnh nhân Việt Nam. Do đó, chúng tơi thực
hiện đề tài “Nồng độ homocysteine huyết tương trên bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị bằng
isotretinoin uống”, nhằm đánh giá sự thay đổi nồng độ homocysteine trong quá trình sử dụng
isotretinoin uống trong thực tế lâm sàng ở Việt Nam đồng thời xem xét có cần thiết phải theo dõi
nồng độ homocysteine máu ở những bệnh nhân được chỉ định isotretinoin uống hay không.
MỤC TIÊU
Mục tiêu tổng quát
Xác định sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương ở bệnh nhân mụn trứng cá điều trị
isotretinoin uống tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017.
Mục tiêu chuyên biệt
 Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, điều trị ở bệnh nhân mụn trứng cá trước điều trị isotretinoin
uống có nồng độ homocysteine huyết tương trong giới hạn bình thường tại bệnh viện Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017
 Khảo sát nồng độ homocysteine huyết tương ở bệnh nhân mụn trứng cá theo thời gian sử dụng
isotretinoin uống
 Xác định mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương với các đặc điểm
lâm sàng và liều thuốc điều trị ở bệnh nhân mụn trứng cá điều trị bằng isotretinoin uống.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị mụn trứng cá điều trị với isotretinoin uống tại Phịng khám chăm sóc da, cơ sở
1, bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017.
Tiêu chuẩn nhận vào
- Được chẩn đoán mụn trứng cá trên lâm sàng
- Được chỉ định cho uống isotretinoin
- Bệnh nhân  18 tuổi
- Có xét nghiệm nồng độ homocysteine trong giới hạn bình thường trước khi sử dụng isotretinoin
uống
- Không uống isotretinoin trong vòng 6 tháng trước thời điểm tham gia nghiên cứu

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và chấp nhận quay lại tái khám ít nhất sau 6-8 tuần kể từ
khi bắt đầu dùng thuốc.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Đang được điều trị phối hợp một bệnh lý khác.
- Có các yếu tố làm thay đổi homocysteine máu như suy thận, suy gan, đang sử dụng các thuốc
chống động kinh phenytoin, L-dopa, methotrexate, theophylline, penicillamin, vitamin B12,
vitamin B6, acid folic.
- Bệnh nhân không tuân thủ nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hàng loạt ca, theo dõi dọc (longitudinal study).
Phương pháp tiến hành
- Đối tượng nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn nhận bệnh thì sẽ được giải thích cặn kẽ về mục tiêu,
cách thức tiến hành nghiên cứu và ký vào biên bản đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Buổi gặp mặt đầu tiên: thu thập thông tin chung về đối tượng nghiên cứu, đặc điểm lâm sàng,
cách sử dụng thuốc, kết quả xét nghiệm trước điều trị
- Buổi gặp thứ 2 và thứ 3, tại thời điểm 6-8 tuần và 10-12 tuần của điều trị: bệnh nhân được khám
và đánh giá độ nặng, ghi nhận liều thuốc đang dùng (nếu có thay đổi), tính liều tích lũy và định
lượng homocysteine trong huyết tương (hn) lần n (Tn).
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập mã hóa và xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 63 bệnh nhân, sau 10-12 tuần theo dõi còn lại 38 bệnh nhân
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Nam
16
25,4
Giới tính
Nữ
47
74,6
Dưới 25 tuổi
46
73,0
Tuổi
Từ 25 tuổi
17
27,0
Cấp 2
5

7,9
Trình độ học vấn
Cấp 3
33
52,4
Trên cấp 3
25
39,7
Đã từng điều trị isotretinoin uống
12
19,0
Tiền căn điều trị mụn Đã điều trị phương pháp khác ngoài
43
68,3
trứng cá
isotretinoin
Chưa từng điều trị
20
31,7
48
76,2
 24 tháng
Thời gian bệnh
< 24 tháng
15
23,8
Tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nhiều so với bệnh nhân nam. Hầu hết các bệnh nhân đã từng
điều trị mụn trứng cá trước đó với các phương pháp khác nhau kể cả isotretinoin uống
Bảng 2: đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng

Số lượng
Tỉ lệ %
Nhờn
58
92,1
Khô
0
0
Loại da
Thường
1
1,6
Hỗn hợp
4
6,3
Triệu chứng cơ năng
Đau và ngứa
9
14,3
-

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Ngứa
7
11,1

Đau
6
9,5
Không
41
65,1
Mụn đầu trắng
61
96,8
Mụn đầu đen
58
92,1
Sẩn
61
96,8
Các loại sang thương
mụn trứng cá
Mụn mủ
58
92,1
Nốt
48
76,2
Nang
25
39,7
Mặt
62
98,4
Phân bố vị trí các

Ngực
21
33,3
sang thương mụn
Lưng
25
39,7
trứng cá
Cánh tay
2
3,2
Sẹo lõm
47
74,6
Sẹo lồi
1
1,6
Di chứng sẹo
Sẹo lõm và sẹo lồi
2
3,2
Không sẹo
13
20,6
Nhẹ
6
9,5
Trung bình
42
66,7

Độ nặng
Nặng
13
20,6
Rất nặng
2
3,2
Phần lớn bệnh nhân có tình trạng mụn trứng cá trung bình và nặng với da nhờn chiếm đa số
và sang thương thường gặp là ở mặt
Liều isotretinoin trung bình trong nghiên cứu là 0,373 ± 0,11 mg/kg/ngày, với liều dùng hằng
ngày là 20mg chiếm đa số
Bảng 3: Liều Isotretinoin uống
Số lượng
Tỉ lệ %
10 mg
10
15,9
20 mg
48
76,2
Liều hằng ngày
30 mg
3
4,8
40 mg
2
3,1
5
7,9
Liều trung bình hàng ≥ 0,5 mg/kg/ngày

ngày
< 0,5 mg/kg/ngày
58
92,1
Bảng 4: So sánh nồng độ homocysteine huyết tương trước và sau điều trị 6 – 8 tuần
Trước điều trị
Sau điều tri 6 – 8 tuần
P
8,76 ± 2,22
9,30 ± 2,28
0,021
(µmol/L)
(µmol/L)
(Pair Sample T Test)
Sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương trước (8,76 ± 2,22 mol/l) và sau
điều trị 6-8 tuần (9,30 ± 2,28 mol/l) có ý nghĩa thống kê với p=0,021 < 0,05.
Bảng 5: So sánh nồng độ homocysteine huyết tương trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần đến
10-12 tuần (n=38)
Sau điều tri 6 – 8 tuần
Sau điều tri 10 – 12 tuần
P
8,96 ±1,99
9,94 ± 2,56
0,002
(µmol/L)
(µmol/L)
(Pair Sample T Test)

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương sau điều trị 6-8 tuần (8,96 ± 1,99 mol/l) và
sau điều trị 10-12 tuần (9,94 ± 2,56 mol/l) có ý nghĩa thống kê với p=0,002 < 0,05)
Bảng 6: Sự tương quan giữa liều điều trị isotretinoin uống và mức tăng homocysteine huyết
tương ở nhóm tăng homocysteine sau 6 – 8 tuần
Liều mg/kg/ngày
Hệ số tương quan R
P
 (H2-H1)
0,008
1,71 ± 1,28
0,36 ± 0,12
0,431
(Pearson Test)
Sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương tương quan thuận với liều isotretinoin trung
bình, nghĩa là liều isotretinoin càng cao thì sự thay đổi homocysteine càng lớn
Bảng 7: Mối liên quan giữa sự tăng homocysteine huyết tương và liều isotretinoin
Liều
nồng độ homocysteine huyết
tương sau 6 - 8 tuần điều trị
Tổng
OR: 4,15
Tăng
Không tăng
(KTC 95%: 1,04 –
16,50)
Liều


0,44 13
3
16
P = 0,034
mg/kg/ngày
81,2%
18,8%
100%
(2 Test)
Liều
<
0,44 24
23
47
mg/kg/ngày
51,1%
48,9%
100%
Bệnh nhân được điều trị với isotretinoin liều ≥ 0,44 mg/kg/ngày có nguy cơ tăng
homocysteine cao hơn bệnh nhân được điều trị với liều Isotretinoin <0,44 mg/kg/ngày có OR là 4,15
(KTC 95%: 1,04 – 16,50) với p = 0,034 (<0.05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tơi có bệnh nhân chủ yếu là giới nữ vì đặc thù nơi thực hiện nghiên
cứu là phịng khám chăm sóc da với bệnh nhân đến khám chủ yếu là nữ. Đặc điểm về tuổi và thời
gian bệnh tương tự với các nghiên cứu trước đây được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và một
số nghiên cứu nước ngoài (13),(16),(21). Thời gian mắc bệnh >= 24 tháng chiếm đa số 76,2%. Trong
đó 19% bệnh nhân đã từng uống isotretinoin trước khi tham gia nghiên cứu. Chứng tỏ những bệnh
nhân được chỉ định isotretinoin trong mẫu nghiên cứu có tình trạng bệnh dai dẳng, đã từng khơng

đáp ứng với trị liệu khác.
Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng mụn trứng cá trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với các
nghiên cứu trước, tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng ngứa và đau thấp hơn trong khi các tổn
thương mụn trứng cá nặng như nang cục và mức độ nặng tính theo thang điểm GAGs trên bệnh nhân
của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao hơn (13),(16),(15),(18).
Liều isotretinoin
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được điều trị với liều Isotretinoin trung bình là
0,373 ± 0,11 mg/kg/ngày, với mức liều dao động từ 0,14 mg/kg/ngày đến 0,67 mg/kg/ngày. Mức liều
này tương tự như mức liều isotretinoin uống bệnh nhân được sử dụng trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Trà My (16). Trong đó chỉ có 7,9% bệnh nhân dùng liều  0,5 mg/kg/ngày. Điều này
cho thấy bệnh nhân chủ yếu được sử dụng isotretinoin liều thấp. Liều khuyến cáo sử dụng isotretinoin
là liều cao 0,5-1mg/kg/ngày, với liều này, hiệu quả điều trị cao nhưng tác dụng phụ của thuốc rất
nhiều (25). Bất lợi của việc sử dụng liều cao còn là sự bùng phát sau 3-6 tuần điều trị có thể do liên
quan đến sự chết theo chương trình của các tế bào tuyến bã. Dùng isotretnoin liều dưới 0,2 mg/kg/
ngày có thể ngăn được hiện tượng này (19). Gần đây cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng
isotretinoin liều thấp cũng đem lại hiệu quả điều trị và thời gian tái phát lâu (1),(19),(24). Với xu
hướng sử dụng liều isotretinoin thấp như hiện nay, cần thiết phải có các nghiên cứu theo dõi liệu sử
dụng isotretinoin liều thấp có gây ra những tác dụng phụ như khi sử dụng liều cao hay không.
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Liều 20 mg/ngày được sử dụng nhiều trong nghiên cứu của chúng tơi sở dĩ vì khi quy đổi theo cân
nặng trung vị là 50 kg, liều 20mg/ngày tương đương với liều trung bình trong ngày là 0,4 mg/kg/ngày,
gần với liều khuyến cáo và isotretinoin uống thường có chế phẩm viên 20 mg, thuốc được cho 1 lần/
ngày để bệnh nhân dễ sử dụng, dễ tuân thủ, tiết kiệm chi phí. Đây là cũng là liều được báo cáo có
hiệu quả giảm tần suất các tác dụng phụ nặng cũng như giảm chi phí điều trị trong nhiều nghiên cứu

(1),(4),(20),(21).
So sánh nồng độ homocysteine trước và sau điều trị 6-8 tuần
So với nồng độ homocysteine huyết tương trước điều trị (8,76 ± 2,22 mol/l), nồng độ
homocysteine sau điều trị 6-8 tuần cao hơn có ý nghĩa thống kê (9,30 ± 2,28 mol/l). Điều này phù
hợp với một số nghiên cứu trước đây trên thế giới (22),(17),(10),(11).
Tuy nhiên những giá trị homocysteine huyết tương sau điều trị vẫn nằm trong giới hạn bình thường.
Khác với nghiên cứu nêu trên hầu như đều được khảo sát trên các đối tượng sử dụng liều isotretinoin
uống 0,5 mg/kg/ngày, liều isotretinoin uống trung bình của chúng tơi khá thấp 0,37  0,11
mg/kg/ngày. Điều này chứng tỏ sử dụng isotretinoin liều thấp làm thay đổi nồng độ homocysteine
trong huyết tương tuy nhiên sự thay đổi này không vượt quá giới hạn để gây ra các biến đổi sinh học.
Kết quả này tương tự như các nghiên cứu sử dụng isotretinoin liều thấp khác khi khảo sát về nồng
độ men gan và mỡ máu (16),(12). Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên khảo sát tác dụng
của isotretinoin liều thấp lên nồng độ homocysteine huyết tương.
So sánh nồng độ homocysteine huyết tương trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần đến 10-12 tuần
Tại thời điểm 10-12 tuần, nồng độ homocysteine huyết tương của nhóm 38 bệnh nhân cịn
lại cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ homocysteine huyết tương của nhóm này tại thời
điểm 6-8 tuần và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm ban đầu. Điều này chứng tỏ nếu được
tiếp tục dùng isotretinoin thì nồng độ homocysteine huyết tương tiếp tục tăng. Thời gian dùng càng
dài, homocysteine huyết tương càng tăng. Tuy thời gian điều trị khuyến cáo là 6 tháng, bác sĩ thường
tiếp tục chỉ định isotretinoin cho đến khi bệnh nhân sạch sang thương mụn với thời gian dùng trong
mụn trứng cá trên mặt là 4 tháng và lên đến 18 tháng với các trường hợp mụn ở thân mình (19). Mặc
dù vậy, ở mốc 10-12 tuần, nồng độ homocysteine huyết tương trung bình vẫn nằm trong giới hạn
bình thường.
Sự tương quan giữa liều điều trị isotretinoin uống và mức tăng homocysteine huyết tương ở
nhóm tăng homocysteine sau 6 – 8 tuần
Trong những trường hợp tăng homocysteine sau 6-8 tuần điều trị, chúng tơi ghi nhận mức
độ tăng homocysteine huyết tương có mối tương quan với liều isotretinoin uống trung bình hằng
ngày (r = 0,431 và p = 0,008). Đây là tương quan thuận, mức độ tương quan vừa và có ý nghĩa thống
kê, tức là khi liều isotretinoin uống trung bình hằng ngày càng tăng thì nồng độ homocysteine huyết
tương tăng càng nhiều so với giá trị trước điều trị. Mối tương quan này được thể hiện qua phương

trình hồi quy tuyến tính y = 4.6178x - 0.0212. Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng
isotretinoin liều thấp cũng có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá, trong khi chúng tôi nhận thấy sự
tăng homocysteine máu phụ thuộc liều isotretinoin, vậy nên vấn đề nên điều trị isotretinoin liều thấp
trong điều trị mụn trứng cá nên được đặt ra (1),(19),(24).
Mối liên quan giữa sự tăng homocysteine huyết tương và liều isotretinoin
Bệnh nhân được điều trị với Isotretinoin liều ≥ 0,44 mg/kg/ngày có nguy cơ tăng
homocysteine cao hơn gấp 4,15 lần bệnh nhân được điều trị với liều isotretinoin <0,44 mg/kg/ngày
(KTC 95%: 1,04 – 16,50) với p = 0,034 (<0.05). Mức liều 0,44 mg/kg/ngày gần bằng 0,5 mg/kg/ngày
là mức liều gần với liều isotretinoin được khuyến cáo sử dụng khởi đầu trên bệnh nhân mụn trứng cá
nặng. Nên chăng khi điều trị isotretinoin với liều 0,5 mg/kg/ngày cần lưu ý theo dõi nồng độ
homocysteine máu trong quá trình điều trị.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Qua thực hiện nghiên cứu trên 63 bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin
uống, chúng tôi nhận thấy điều trị với liều thấp isotretinoin, nồng độ homocysteine huyết tương trung
bình sau điều trị 6-8 tuần cao hơn nồng độ homocysteine trung bình trước điều trị có ý nghĩa thống
kê và nồng độ này tiếp tục tăng có ý nghĩa thống kê khi theo dõi đến 10-12 tuần tuy nhiên các các
chỉ số này đều nằm trong giới hạn bình thường. Ngồi ra, sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết
tương tương quan thuận với liều isotretinoin trung bình. Bệnh nhân điều trị với liều isotretinoin 
0,44 mg/kg/ngày có nguy cơ tăng homocysteine cao hơn gấp 4,15 lần bệnh nhân được điều trị với
liều < 0,44 mg/kg/ngày. Vậy nên dùng isotretinoin liều thấp trong khoảng 6-8 tuần không làm tăng
homocysteine huyết tương, tuy nhiên việc sử dụng với liều cao hơn hay trong khoảng thời gian dài
hơn cần phải lưu ý về vấn đề theo dõi nồng độ homocysteine máu và cần được nghiên cứu thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
Amichai B., Shemer A., Grunwald M. H. (2006), Low-dose isotretinoin in the treatment of
acne vulgaris. J Am Acad Dermatol, 54 (4): 644-6.
2.
Andrea L. Z., Emmy M. G., Diane M. T. (2012), Acne vulgaris and acneiform eruption, in
Fitzpatrick's Dermatology in general medicine Mc Graw Hill. p. 897-917.
3.
Bhate K., Williams H. C. (2013), Epidemiology of acne vulgaris. Br J Dermatol, 168 (3):
474-85.
4.
Brito Mde F., Sant'Anna I. P., Galindo J. C., Rosendo L. H., Santos J. B. (2010),
Evaluation of clinical adverse effects and laboratory alterations in patients with acne vulgaris
treated with oral isotretinoin. An Bras Dermatol, 85 (3): 331-7.
5.
Charakida A., Mouser P. E., Chu A. C. (2004), Safety and side effects of the acne drug,
oral isotretinoin. Expert Opin Drug Saf, 3 (2): 119-29.
6.
Collaboration Homocysteine Studies (2002), Homocysteine and risk of ischemic heart
disease and stroke: a meta-analysis. Jama, 288 (16): 2015-22.
7.
den Heijer M., Rosendaal F. R., Blom H. J., Gerrits W. B., Bos G. M. (1998),
Hyperhomocysteinemia and venous thrombosis: a meta-analysis. Thromb Haemost, 80 (6): 8747.
8.
Griffiths Christopher, Barker Jonathan, Bleiker Tanya, Chalmers Robert, Creamer Daniel
(2016), "Rook's Textbook of Dermatology, 4 Volume Set", John Wiley & Sons.
9.
Hotoleanu C., Porojan-Iuga M., Rusu M. L., Andercou A. (2007), Hyperhomocysteinemia:
clinical and therapeutical involvement in venous thrombosis. Rom J Intern Med, 45 (2): 159-64.
10.
Kamal M., Polat M. (2015), Effect of different doses of isotretinoin treatment on the levels

of serum homocysteine, vitamin B 12 and folic acid in patients with acne vulgaris: A prospective
controlled study. J Pak Med Assoc, 65 (9): 950-3.
11.
Karadag A. S., Tutal E., Ertugrul D. T., Akin K. O. (2011), Effect of isotretinoin treatment
on plasma holotranscobalamin, vitamin B12, folic acid, and homocysteine levels: non-controlled
study. Int J Dermatol, 50 (12): 1564-9.
12.
Lee Y. H., Scharnitz T. P., Muscat J., Chen A., Gupta-Elera G., Kirby J. S. (2016),
Laboratory Monitoring During Isotretinoin Therapy for Acne: A Systematic Review and Metaanalysis. JAMA Dermatol, 152 (1): 35-44.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

13.
Nguyễn Thanh Hùng (2012), "Tỉ lệ hiện mắc Propionibacterium acnes và sự đề kháng in
vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại bệnh viện Da Liễu thành phố
Hồ Chí Minh năm 2011-2012", Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP HCM.
14.
Nguyễn Thanh Minh (2006), "Tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá
trên học sinh phổ thông trung học cơ sở", Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh.
15.
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013), "Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân mụn trứng cá tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sĩ y học, Đại
Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
16.
Nguyễn Thị Trà My (2016), "Nghiên cứu về tác dụng phụ của isotretinoin uống trên bệnh

nhân mụn trứng cá tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh", Luận văn Thạc sỹ y học,
Đại học Y Dược Tp HCM.
17.
Polat M., Lenk N., Bingol S., Oztas P., Ilhan M. N., Artuz F., Alli N. (2008), Plasma
homocysteine level is elevated in patients on isotretinoin therapy for cystic acne: a prospective
controlled study. J Dermatolog Treat, 19 (4): 229-32.
18.
Poli F, Dreno B, Verschoore M (2001), An epidemiological study of acne in female adults:
results of a survey conducted in France. Journal of the European Academy of Dermatology and
Venereology, 15 (6): 541-545.
19.
Rademaker M. (2013), Isotretinoin: dose, duration and relapse. What does 30 years of
usage tell us? Australas J Dermatol, 54 (3): 157-62.
20.
Rao P. K., Bhat R. M., Nandakishore B., Dandakeri S., Martis J., Kamath G. H. (2014),
Safety and efficacy of low-dose isotretinoin in the treatment of moderate to severe acne vulgaris.
Indian J Dermatol, 59 (3): 316.
21.
Rasi A., Behrangi E., Rohaninasab M., Nahad Z. M. (2014), Efficacy of fixed daily 20 mg
of isotretinoin in moderate to severe scar prone acne. Adv Biomed Res, 3: 103.
22.
Schulpis K. H., Karikas G. A., Georgala S., Michas T., Tsakiris S. (2001), Elevated
plasma homocysteine levels in patients on isotretinoin therapy for cystic acne. Int J Dermatol, 40
(1): 33-6.
23.
Tan J. K., Bhate K. (2015), A global perspective on the epidemiology of acne. Br J
Dermatol, 172 Suppl 1: 3-12.
24.
Yap F. B. (2016), Safety and efficacy of fixed-dose 10 mg daily isotretinoin treatment for
acne vulgaris in Malaysia. J Cosmet Dermatol.

25.
Zaenglein A. L., Pathy A. L., Schlosser B. J., Alikhan A., Baldwin H. E., Berson D. S.,
Bowe W. P., Graber E. M., Harper J. C., Kang S. (2016), Guidelines of care for the management
of acne vulgaris. Journal of the American Academy of Dermatology, 74 (5): 945-973. e33.
26.
Zylberstein D. E., Lissner L., Bjorkelund C., Mehlig K., Thelle D. S., Gustafson D.,
Ostling S., Waern M., Guo X., Skoog I. (2011), Midlife homocysteine and late-life dementia in
women. A prospective population study. Neurobiol Aging, 32 (3): 380-6.

Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.



×