Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Báo cáo bao bì bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 94 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN
BAO BÌ THỰC PHẨM
BAO BÌ CHUYÊN BIỆT – NƯỚC
UỐNG TINH KHIẾT

DANH SÁCH NHÓM
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành bài tiểu luận về đề tài “Bao bì chuyên
biệt – Bao bì nước uống tinh khiết”, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
Giám Hiệu trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Viện Công Nghệ
Sinh Học và Thực Phẩm đã tạo cho chúng em có cơ hội được học tập và hiều biết về
môn học Bao bì thực phẩm. Qua đó, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê
Văn Nhất Hoài, giảng viên đã trực tiếp giảng dạy chúng em, đã cho chúng em những
kiến thức quý báu để chúng em có cơ hội hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Trong quá trình làm bài, do hạn chế về nhiều mặt nên bài làm không tránh khỏi
những thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài làm được
hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn và xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến
thầy.
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC HÌNH
4
DANH MỤC BẢNG
5
LỜI MỞ ĐẦU


Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời
kỳ sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa
học kỹ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiến
những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa. Cho đến khi xuất hiện
sự bổ sung những kỹ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì
ngành công nghiệp mới ra đời – công nghệ thực phẩm.
Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về
giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mỹ. Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành
yếu tố quan trọng trong cạnh tranh.
Bao bì đã được sử dụng phổ biến để chứa đựng tất cả các loại hàng hóa trong
quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và kiểm tra. Bao bì có tác dụng bảo vệ chất
lượng hàng hóa từ khi sản xuất, đến trao đổi thương mại và tiêu thụ, mang lại sự trật
tự, hiệu quả kinh tế và thể hiện sự tiến bộ xã hội. Từ những vật chứa đựng thô sơ thời
xưa, khoa học kỹ thuật phát triển nhiều phương pháp đóng gói tương ứng với các loại
vật liệu bao bì, tạo nên nhiều loại bao bì đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Công nghiệp bao bì hình thành và được chia thành nhiều lĩnh vực theo đúng đối
tượng được bao gói, trong đó thực phẩm là một đối tượng quan trọng. Vì vậy mà kỹ
thuật bao bì được phát biểu là trái tim của công nghệ thực phẩm, là nhân tố làm nên
chất lượng thực phẩm, vì chính sự phát triển của kỹ thuật bao bì đã tác động đến sự
phát triển của ngành công nghệ thực phẩm.
6
 !"#$%&!'()
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM NƯỚC UỐNG
TINH KHIẾT
1 Tác dụng của nước
Nước cũng quan trọng đối với chúng ta như không khí vậy. Hai phần ba lượng
nước trong cơ thể con người là thành phần cơ bản của 50 ngàn triệu tế bào sống. Chính
vì vậy, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể là nhu cầu thiết yếu bậc nhất của con người.
Chúng ta có thể nhịn đói cả tháng hoặc hơn thế nữa nhưng không thể nhịn khát quá 5
ngày.

Nước vừa là nguyên liệu của quá trình chuyển hóa năng lượng, vừa là phương
tiện vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể chúng ta. Mà cơ thể lại chỉ tích trữ các
chất dinh dưỡng dự phòng chứ không thể tự bù nước cho bản thân, nó sẽ báo khát khi
bắt đầu bị thiếu nước. Nước khoáng được đóng chai từ nguồn nước khoáng thiên nhiên
vừa giải khát, vừa cung cấp cho cơ thể một số khoáng chất thiết yếu. Hơn nữa, nước
khoáng không chứa đường nên không đem lại năng lượng dư thừa cho cơ thể. Bạn nên
uống nước thường xuyên, không cần chờ đến khi thấy khát hãy uống, vì lúc đó bạn đã
mất từ 1 - 2% lượng nước trong cơ thể rồi.
Uống đủ nước đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai, trẻ em và người lớn
tuổi. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú ngoài việc uống nước cho bản thân còn phải
uống cho cả phần em bé nữa. Trẻ em cũng rất cần uống bù nước liên tục, do các bé
thường hoạt động nhiều nên dễ bị mất nước. Cha mẹ cần nhắc nhở bé uống nước
thường xuyên vì trẻ em mải chơi nên ít khi nào tự đòi uống. Người già cũng cần chú ý
đến thói quen uống nước vì cơ chế báo cảm giác khát giảm dần theo năm tháng nên
tuy không cảm thấy khát nhưng người lớn tuổi vẫn thường bị thiếu nước.
2 Sự khác nhau giữa nước khoáng và nước tinh khiết
Nước tinh khiết là nước được xử lý qua hệ thống máy móc, trong suốt, không
màu, không mùi, không vị. Nước tinh khiết chỉ gồm hai thành phần chính là oxi và
hidro. Trong thực tế thì nước tinh khiết không tồn tại. Nước tinh khiết là nước thường
được lọc qua công nghệ, do đó các khoáng chất có lợi cho cơ thể cũng đã được lọc hết.
Nước khoáng là nước trong nước phải chứa một lượng khoáng chất hòa tan nhất
định một tỷ lệ có lợi cho sức khỏe, nước phải được lấy trực tiếp từ nguồn nước khoáng
tự nhiên và phải đóng chai ngay trực tiếp tại nguồn. Chất khoáng bao gồm các khoáng
vi lượng như bicarbonnat canxi, carbonat, magiê, fluor, iod, kẽm, sắt
3 Các sản phẩm nước tinh khiết trên thị trường
*+,'- .
 !"#$%&!'()
Hình 1. 1 Một số loại nước uống tinh khiết trên thị trường
 Quy trình hoạt động
 A: Bồn chứa

nước cấp đầu
nguồn
 B: Thiết bị xử
lý kim loại nặng
 C: Thiết bị làm mềm nước
 D: Hệ thống thẩm thấu ngược (R.O)
 E: Bồn chứa nước tinh khiết
 F: Hệ thống khử khuẩn
 G: Sục rửa vỏ bình
 H: Chiết rót
 I: Dập nút chai
 J: Dán tem mác
 K: Chụp, khò nilon
 L: Thành phẩm hoàn chỉnh
Nước nguồn dự trữ trong bể chứa (đủ lớn), bơm cấp 1 có nhiệm vụ hút nước
nguồn đưa vào hệ thống tiền xử lý:
- Thiết bị xử lý KL nặng (A): ở đây dưới tác dụng của lớp vật liệu lọc cho phép loại
bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còn
trong nước nguồn, nhờ tính năng đặc biệt của hạt Cozoset tạo vị cho nước. Sau đó
được đưa vào cột lọc chứa than hoạt tính.
- Thiết bị xử lý Cacbon (B): Tại đây xảy ra quá trình hấp thụ các chất độc có trong
nước đồng thời loại bỏ màu, mùi, vị và các chất oxy hoá, các chất hữu cơ có trong
nước là thiết bị tiền xử lý bảo vệ vật liệu cho các thiết bị nối tiếp phía sau.
- Thiết bị làm mềm nước (C): nước sau khi qua thiết bị xử lý than hoạt tính được
đưa đến thiết bị xử lý mềm. Tại đây các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg…
được giữ lại đồng thời một số các cation khác cũng được giữ lại. Vật liệu được xử
*+,'- /
Hình 1. 2 Dây chuyền lọc nước
 !"#$%&!'()
lý sau một chu kỳ hoạt động sẽ bão hoà và được phục hồi lại trạng thái ban đầu

bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động. Nước sau khi làm mềm độ cứng <
17mg/lít là cơ sở vận hành màng lọc thẩm thấu ngược (RO)
- Thiết bị lọc tinh: Thiết bị lọc tinh với kích thước màng lọc cỡ 5 micron cho phép
loại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn hơn, làm giảm độ
đục do các cặn gây lên, giúp bảo vệ màng lọc thẩm thấu ngược R.O.
- Thiết bị thẩm thấu ngược (D): Đây là thiết bị quan trọng nhất quyết định đến chất
lượng nước thành phẩm. Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu (được tạo ra
bởi bơm cao áp) màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion kim loại có trong nước
đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh
khiết cao.
Chất lượng nước thành phẩm phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và chất lượng
nước sau khi qua các thiết bị tiền xử lý trước RO.
Màng lọc RO chỉ vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đi qua
màng lọc phải đảm bảo các yêu cầu sau :
 Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt (<17mg/l)
 Không có các chất oxy hoá
 Có độ trong càng lớn càng tốt và hạn chế vi khuẩn có trên màng vì khi dừng
máy với thời gian lớn chính các vi khuẩn này sẽ làm hỏng màng.
Nước sau khi qua RO được đưa vào bể chứa nước thành phẩm.
- Xử lý tiệt trùng cấp 1: Nước sau khi qua RO đảm bảo hoàn toàn về mặt lý hoá của
nước được xử lý bằng OZONE. Dưới tác dụng của OZONE cho phép loại bỏ hoàn
toàn các vi khuẩn còn lại ở trong nước đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối cho nước thành
phẩm. OZONE là công nghệ tiệt trùng an toàn và hiệu quả cao trong chế biến và
xử lý cho thực phẩm và đồ uống.
- Bể chứa nước thành phẩm : Dùng để chứa nước qua RO và xử lý tiệt trùng cấp
- Bơm cấp 2: Làm nhiệm vụ hút nước từ bể chứa thành phẩm đẩy qua hệ thống xử
lý thanh trùng cấp 2.
- Thiết bị xử lý thanh trùng cấp 2: được sử dụng bằng công nghệ tia UV cho phép
xử lý các vi khuẩn trong nước mà không làm thay đổi chất lượng nước.
- Thiết bị lọc xác khuẩn: Nước sau khi được xử lý OZONE, UV các vi khuẩn chết,

xác của chúng được kết dính với nhau tạo thành các màng lơ lửng có kích thước
trong bể chứa nước thành phẩm. Do vậy trước khi đến điểm đóng thành phẩm
được đưa qua thiết bị siêu lọc. Cho phép loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này.
Đảm bảo nước thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.
- Hệ thống chiết rót: Sau khi trở thanh nước thành phẩm, nước được bơm ra hệ
thống chiết rót để đóng chai.
*+,'- 0
 !"#$%&!'()
4 Quy chuẩn nước uống đóng chai QCVN 6 – 1:2010 BYT
4.1 Các chỉ tiêu lý hóa của nước uống đóng chai liên quan đến an toàn thực
phẩm
Bảng 1. 1 Các chỉ tiêu lý hóa của nước uống đóng chai
Tên chỉ tiêu
Giới
hạn
tối đa
Phương pháp thử
Phâ
n
loại
chỉ
tiêu
(4)
1. Antimony,
mg/l
0,02 ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 964.16 A
2. Arsen, mg/l 0,01
TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); ISO
11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15
A

3. Bari, mg/l 0,7 ISO 11885:2007; AOAC 920.201 A
4. Bor, mg/l 0,5 TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990); ISO 11885:2007 A
5. Bromat, mg/l 0,01 ISO 15061:2001 A
6. Cadmi, mg/l 0,003
TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007;
ISO 15586:2003; AOAC 974.27; AOAC 986.15
A
7. Clor, mg/l 5 ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985, ISO 7393-3:1990 A
8. Clorat, mg/l 0,7 TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997) A
9. Clorit, mg/l 0,7 TCVN 6494-4:2000 (ISO 10304-4:1997) A
10. Crom, mg/l 0,05
TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998); ISO 11885:2007;
ISO 15586:2003
A
11. Đồng, mg/l 2
TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007;
ISO 15586:2003; AOAC 960.40
A
12. Xyanid, mg/l 0,07
TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1:1984); TCVN
7723:2007 (ISO 14403:2002)
A
13. Fluorid, mg/l 1,5
TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992); TCVN
6490:1999 (ISO 10359-2:1994); ISO 10304-1:2007
A
14. Chì, mg/l 0,01
TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007;
ISO 15586:2003; AOAC 974.27
A

15. Mangan, mg/l 0,4
TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986); ISO 11885:2007;
ISO 15586:2003
A
16. Thủy ngân, 0,006 TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999); AOAC 977.22 A
*+,'- 
 !"#$%&!'()
mg/l
17. Molybden,
mg/l
0,07
TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003); ISO
11885:2007; ISO 15586:2003
A
18. Nickel, mg/l 0,07
TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007;
ISO 15586:2003
A
19. Nitrat (5),
mg/l
50
TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1998); ISO 10304-
1:2007
A
20. Nitrit (5),
mg/l
3
TCVN 6178: 1996 (ISO 6777:1984); ISO 10304-
1:2007
A

21. Selen, mg/l 0,01
TCVN 6183:1996 (ISO 9965:1993); ISO 11885:2007;
ISO 15586:2003; AOAC 986.15
A
22. Mức nhiễm
xạ:
- Hoạt độ phóng
xạ α, Bq/l
- Hoạt độ phóng
xạ β, Bq/l
0,5
1
ISO 9696:2007
ISO 9697:2008
B
Ghi chú
(4) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy. Chỉ tiêu loại
B: không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản
xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa dạng lỏng phải đáp ứng các yêu cầu đối
với chỉ tiêu loại B.
(5) Tỷ lệ nồng độ của mỗi chất so với giới hạn tối đa:
C
nitrat
/GHTĐ
nitrat
+ C
nitrit
/GHTĐ
nitrit
< 1.

4.2 Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước
uống đóng chai
Bảng 1. 2 Kiểm tra lần đầu
Chỉ tiêu
Lượn
g
mẫu
Yêu cầu Phương pháp thử
Phâ
n
loại
chỉ
tiêu
(6)
1. E. coli hoặc
coliform chịu nhiệt
1x250 Không phát hiện được
trong bất kỳ mẫu nào
TCVN 6187-1:2009 (ISO
9308-1:2000, With Cor
A
*+,'- 
 !"#$%&!'()
ml
1:2007)
2. Coliform tổng số
1x250
ml
Nếu số vi khuẩn (bào tử)
>1 và <2 thì tiến hành

kiểm tra lần thứ hai.

Nếu số vi khuẩn (bào tử)
>2 thì loại bỏ
TCVN 6187-1:2009 (ISO
9308-1:2000, With Cor
1:2007)
A
3. Streptococci
feacal
1x250
ml
ISO 7899-2:2000 A
4. Pseudomonas
aeruginosa
1x250
ml
ISO 16266:2006 A
5. Bào tử vi khuẩn
kị khí khử sulfit
1x50
ml
TCVN 6191-2:1996 (ISO
6461-2:1986)
A
Bảng 1. 3 Kiểm tra lần thứ hai
Tên chỉ tiêu
Kế
hoạch
lấy

mẫu
Giới hạn
Phương pháp thử
Phâ
n
loại
chỉ
tiêu
n
(7)
c
(8)
m
(9)
M
(10)
1. Coliform tổng số 4 1 0 2
TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-
1:2000, With Cor 1:2007)
A
2. Streptococci feacal 4 1 0 2 ISO 7899-2:2000 A
3. Pseudomonas
aeruginosa
4 1 0 2 ISO 16266:2006 A
4. Bào tử vi khuẩn kị
khí khử sulfit
4 1 0 2
TCVN 6191-2:1996 (ISO 6461-
2:1986)
A

Ghi chú
(6) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.
(7) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.
(8) c: số đơn vị mẫu tối đa có thể chấp nhận hoặc số đơn vị mẫu tối đa cho phép
vượt quá chỉ tiêu vi sinh vật m. Nếu vượt quá số đơn vị mẫu này thì lô hàng được coi
là không đạt.
*+,'- 
 !"#$%&!'()
(9) m: số lượng hoặc mức tối đa vi khuẩn có trong 1 gam sản phẩm; các giá trị
vượt quá mức này thì có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.
(10) M: là mức vi sinh vật tối đa được dùng để phân định giữa chất lượng sản
phẩm có thể đạt và không đạt.
*+,'- 1
 !"#$%&!'()
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM
1 Định nghĩa bao bì thực phẩm
(Quyết định của tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng số 23 TĐC/QĐ
ngày 20 tháng 2 năm 2006). Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị
để bán. Bao bì có thể bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản
phẩm.
Theo quan điểm của trường phái thiên về sản phẩm thì họ cho rằng: “Bao bì sản
phẩm là bao gồm tất cả các chi tiết đi kèm theo sản phẩm hoặc liên quan đến sản phẩm
bao gồm các yếu tố sau: kiểu dáng, chất liệu, màu sắc”. Kiểu dáng tức là hình dáng
của nó, hình dạng tròn, dài, xoắn ốc, kiểu dáng phải đảm bảo tính phù hợp đối với sản
phẩm kèm theo với nó. Chẳng hạn như nước ngọt, bia, rượu thì chai phải có hình trụ
nhằm tiết kiệm không gian dễ dàng chứa đựng. Kiểu dáng sản phẩm giúp cho quá trình
cất giữ và vận chuyển một cách dễ dàng hơn. Một kiểu dáng độc đáo bắt mắt cũng góp
phần thu hút khách hàng.
Theo các nhà thiết kế bao bì thì: “Bao bì sản phẩm là các vật liệu được thể hiện
ra ngoài đi kèm theo với sản phẩm nhằm tạo sự nhận biết và thu hút khách hàng, tiện

lợi cho quá trình trưng bày vận chuyển, đồng thời bao bì phải nằm trong chiến lược và
định hướng của chiến lược sản phẩm”. Những nhà thiết kế sản phẩm đều nhằm tới một
mục đích là làm sao thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng về sản phẩm đó. Do đó
định nghĩa của trường phái này mang tính chất là làm sao để thu hút khách hàng một
cách hiệu quả nhất.
Trong việc xây dựng thương hiệu: Bao bì là thứ duy nhất hữu hình mang sản
phẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng một cách trực tiếp và rõ ràng nhất. Nó như
là một công cụ Marketing của doanh nghiệp ghi dấu ấn một cách trực quan vào tâm trí
của khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp tạo được một rào ngăn cách giúp vô hiệu
hóa những sản phẩm nhái.
5 Mối quan hệ giữa bao bì và chất lượng thực phẩm
Thực phẩm được đưa vào cơ thể con người qua con đường tiêu hóa nhằm mục
đích giúp cơ thể phát triển và tạo năng lượng cho các hoạt động. Đôi khi cũng có
những loại thực phẩm chỉ nhằm đáp ứng sở thích ăn uống của một số người mà không
có tác dụng bổ dưỡng. Thực phẩm rất phong phú, đa dạng về nguồn nguyên liệu,
phương pháp xử lý chế biến, và mẫu mã. Do đó, mỗi loại thực phẩm có một đặc tính
riêng và luôn luôn được thể hiện bởi các mặt sau đây:
 "234
Bao gồm các thành phần: nước, protein, acid amin, tinh bột đường khử, lipid,
vitamin, khoáng, cellulose, polysacchride,…
*+,'- 
 !"#$%&!'()
Tùy theo nguồn nguyên liệu, phương pháp chế biến mà thực phẩm chứa những
thành phần dinh dưỡng chủ yếu khác nhau. Ví dụ: thực phẩm từ rau quả sẽ có thành
phần glucid như tinh bột đường khử, khoáng, cellulose và vitamin cao hơn; thực phẩm
từ nguồn động vật có hàm lượng protein và acid amin cao, và có thể hàm lượng lipid
cũng rất cao, cung cấp những acid béo không no rất cần thiết cho những hoạt động của
cơ thể người.
Các thành phần khoáng trong thực phẩm như: Na, K, Mg, Mn, Fe, Cu, Zn, Se…
rất cần thiết đối với cơ thể.

Thực phẩm dinh dưỡng là thực phẩm có chứa phần lớn các thành phần mang
tính dinh dưỡng từ nguồn nguyên liệu, và các thành phần này không bị thay đổi đặc
tính hoặc chỉ biến đổi một phần.
 5)67
Tính an toàn vệ sinh của thực phẩm bao hàm ý nghĩa: thực phẩm không gây độc
hại cấp tính cũng như mãn tính cho người sử dụng. Các độc tố có nguồn gốc hóa học
hoặc vi sinh từ nguồn nguyên liệu ban đầu, hay được tạo ra trong quá trình chế biến
phải được loại trừ đến mức thấp hơn giới hạn cho phép tương ứng với từng loại sản
phẩm. Trong quá trình bảo quản phân phối sản phẩm cũng phải đảm bảo tính an toàn
vệ sinh.
Sản phẩm thực phẩm có thể bị hư hỏng, giảm chất lượng, mất đi sự an toàn đối
với người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân:
Vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, đóng bao bì, từ bao
bì nhiễm vào thực phẩm hoặc từ môi trường thông qua đi vào bao bì thực phẩm.
Tác nhân vi sinh vật sẽ tăng sinh khối trên môi trường thực phẩm, sử dụng và
làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, đồng thời sinh ra độc tố gây mất
giá trị cảm quan, giảm nhanh thành phần dinh dưỡng và tạo ra các độc tố có thể gây
bệnh cấp tính hoặc mãn tính cho người sử dụng.
Các kim loại nặng như: As, Hg, Pb, Sb… từ bao bì, vật liệu polymer; chất màu
tổng hợp hữu cơ hay vô cơ để nhuộm màu và in lên bao bì, từ bao bì kim loại bị ăn
mòn, hoặc từ các monomer hữu cơ, các chất phụ gia trong quá trình chế tạo plastic,
nhiễm vào thực phẩm đều có thể gây ngộ độc mãn tính cho người sử dụng sản phẩm.
 89
Tính chất cảm quan bao gồm trạng thái, màu sắc, cấu trúc, mùi vị sản phẩm,
cũng chính là các đặc tính để tạo nên một dáng vẻ mỹ quan cho thực phẩm, tạo nên
khẩu vị đặc trưng thích hợp cho người tiêu dùng.
*+,'- :
 !"#$%&!'()
 !;<=>?@?-
Công đoạn này nhằm mục đích dùng bao bì bảo quản thành phẩm, đảm bảo chất

lượng thành phẩm sau khi ra khỏi quy trình sản xuất. Vật liệu, cấu trúc bao bì và
phương pháp đóng bao bì có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Đồng thời sự trang trí những
thông tin của bao bì cũng đưa đến giá trị cảm quan thu hút cao của sản phẩm.
Việc đóng bao bì ngoài nhằm mục đích sắp xếp thứ lớp sản phẩm thành từng
khối, kiện có khối lượng, số lượng lớn để thuận tiện lưu kho, dễ dàng trong kiểm tra số
lượng chủng loại và chuyên chở phân phối đến các đại lý, siêu thị, cửa hàng. Bên cạnh
đó, bao bì ngoài còn có mục đích bảo quản sản phẩm, cũng như bao bì của từng sản
phẩm, không bị rách vỡ do va chạm cơ học trong lúc chuyên chở bốc dỡ hàng.
6 Phân loại bao bì thực phẩm
6.1 Phân loại bao bì theo loại thực phẩm
Các loại thực phẩm khác nhau sẽ có sự khác nhau về đặc tính dinh dưỡng, đặc
điểm cấu trúc, màu mùi vị, hàm ẩm, hàm lượng acid khác nhau do đó khả năng xâm
nhập, sinh trưởng của vi sinh vật vào thực phẩm cũng khác. Sản phẩm thực phẩm vô
cùng đa dạng về chủng loại. Có thể chia thực phẩm thành những nhóm theo đặc trưng
riêng như sau:
- Bánh
- Kẹo cứng và kẹo mềm, mứt, chocolate
- Nước ngọt có gaz, nước ép quả
- Rượu bia
- Sữa tươi, sữa bột và các sản phẩm khác từ sữa
- Rau quả tươi sống, rau quả muối
- Bột, đường, ngũ cốc.
- Thủy sản đông lạnh
- Dầu mỡ
- Trà, cà phê, ca cao
*+,'- +
 !"#$%&!'()
Hình 2. 1 Phân loại bao bì theo loại thực phẩm
Tất cả các loại sản phẩm thực phẩm, ngoại trừ rau quả tươi sống, đều thuộc loại
thực phẩm đã được chế biến, chất lượng ổn định, không thay đổi, không tiếp xúc với

môi trường ngoài: nước, đất, bụi, hơi nước, O
2
và vi sinh vật. Chính tác nhân vi sinh
vật có thể xâm nhập vào thực phẩm bằng con đường xâm nhập của đất, bụi, hơi nước,
và không khí (chứa O
2
).
Vì vậy các loại thực phẩm đã chế biến phải được đóng bao bì kín. Những vật
liệu nào có tính chống thấm, khí, hơi nước cao thì đều có thể ngăn cản được môi
trường ngoài xâm nhập vào thực phẩm. Tùy theo đặc tính trạng thái của thực phẩm
dạng lỏng, đặc sánh, dạng rắn rời từng cái, dạng hạt, bột mịn mà chọn cấu trúc bao bì
để thuận lợi cho sự chiết rót, nhập thực phẩm vào bao bì và thuận tiện cho người tiêu
dùng lấy thực phẩm ra khỏi bao bì để sử dụng, nếu thực phẩm có mùi thơm (hương)
mạnh như cà phê, trà, ca cao hoặc dễ hấp thụ mùi khác thì phải dùng vật liệu bao bì có
tính ngăn cản tốt sự thẩm thấu hương qua màng.
Ngoài ra tùy theo đặc tính dinh dưỡng về hàm lượng vitamin, đặc tính cảm
quan về màu, mùi mà sản phẩm cần phải tránh ánh sáng, để tránh tổn thất các thành
phần này, do đó cần cấu tạo bao bì đục hoặc có màu cản quang. Trên nguyên tắc chứa
đựng kín, chức năng và vật liệu bao bì sẽ luôn luôn có nhiều điểm chung, thực tế nhiều
chủng loại thực phẩm khác nhau được bao gói cùng một loại vật liệu bao bì, sử dụng
cùng một kỹ thuật đóng gói như các sản phẩm từ thịt gia súc, thủy sản, rau quả, và
nước giải khát có gas đều có thể được đóng bằng bao bì kim loại. Hoặc một loại thực
phẩm có thể đóng trong bao bì bằng các loại vật liệu khác nhau theo phương pháp
đóng bao bì tương ứng với vật liệu.
*+,'- .
 !"#$%&!'()
6.2 Phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì
Sự phân loại này cũng đặt trên cơ sở của tính chất đặc trưng của thực phẩm, từ
đó chỉ ra tính cần thiết, đặc dụng của bao bì bao gói loại thực phẩm đó. Có thể thấy sự
phân loại bao bì kín theo tính năng kỹ thuật:

- Bao bì vô trùng, chịu được quá trình tiệt trùng nhiệt độ cao.
- Bao bì chịu áp lực hoặc được rút chân không.
- Bao bì chịu nhiệt độ thấp
- Bao bì có độ cứng vững hoặc bao bì có tính mềm dẻo cao.
- Bao bì chống ánh sáng hoặc bao bì trong suốt
- Bao bì chống côn trùng.
Hình 2. 2 Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật
Theo sự phân loại này, bao bì được nhấn mạnh tính chất ưu thế, trong khi các
chức năng yêu cầu khác đối với thực phẩm đều đã đáp ứng. Tính chất yêu cầu về chịu
chân không và bền cơ đi đôi với tính mềm dẻo để bao bì có thể áp sát bề mặt sản
phẩm, không bị vỡ rách; trong đó bao hàm tính chống thấm O
2
, CO
2
, không khí, H
2
O
theo thời gian vẫn đảm bảo độ chân không cao.
Bao bì chịu áp lực yêu cầu vật liệu có độ cứng vững cao, không mềm dẻo co
giãn và vẫn đảm bảo tính chống thấm khí hơi cao dưới một áp lực cao.
Bao bì chịu nhiệt độ thấp yêu cầu vật liệu bền cơ ở nhiệt độ thấp đến nhiệt độ
-40
0
C để chứa đựng thủy sản lạnh đông; bao bì không bị giòn, vỡ, rách.
Bao bì ngăn cản ánh sáng như bao bì kim loại, plastic được phủ màu đục hay
chai lọ thủy tinh có màu nâu hay xanh lá cây.
Ưu điểm: phân loại bao bì theo tính đặc trưng nói lên được đặc điểm cấp thiết
của bao bì đáp ứng yêu cầu phương thức đóng bao bì. Những đặc điểm yêu cầu này
được đáp ứng bởi vật liệu cấu tạo bao bì, và vật liệu phụ như sơn, vecni hoặc phương
pháp thanh trùng, tiệt trùng.

*+,'- /
 !"#$%&!'()
6.3 Phân loại theo vật liệu bao bì
Vật liệu bao bì gồm các loại:
- Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (làm bao bì ngoài, dạng bao bì không kín)
- Thủy tinh
- Thép tráng thiếc
- Nhôm
- Các loại plastic như nhiệt dẻo như PE, PP, OPP, PET, PA, PS, PC
- Màng ghép nhiều loại vật liệu
Hình 2. 3 Phân loại theo vật liệu bao bì
Việc phân loại bao bì thực phẩm theo vật liệu chế tạo thì thuận tiện hơn các
cách phân loại khác vì đã bao hàm ý nghĩa đáp ứng đặc tính riêng của sản phẩm, nói
lên kiểu dáng và phương pháp đóng bao bì.
7 Tình hình bao bì thực phẩm
Trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, yếu tố bao bì sản phẩm ngày càng khẳng
định vị trí, vai trò quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Nhận thức được điều này,
các doanh nghiệp có xu hướng quan tâm hơn đến việc thiết kế bao bì sản phẩm. Với
doanh nghiệp, tầm quan trọng của bao bì được thể hiện ở 3 khía cạnh: văn hóa, công
tác phân phối và bảo quản, xây dựng thương hiệu.
Về văn hóa: Qua những ngôn ngữ, những hình ảnh mà doanh nghiệp lựa chọn
để in ấn lên bao bì, nó thể hiện đặc trưng riêng mà các doanh nghiệp khác không có
được. Khi nhìn bao bì, khách hàng có thể thấy được sản phẩm là của công ty nào, ở
vùng nào hay của đất nước nào sản xuất. Những ngôn từ, hình ảnh mà công ty lựa
chọn phải phù hợp với bản thân sản phẩm cũng như văn hóa xã hội.
Về công tác phân phối và bảo quản: Sau quá trình sản xuất, doanh nghiệp tiến
hành công tác phân phối và bảo quản sản phẩm để đưa đến tay người tiêu dùng. Trong
quá trình này sản phẩm sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường cũng như tác
động cơ học của công việc bốc dỡ, vận chuyển…trên những đoạn đường và phạm vi
tương đối lớn. Nhưng nhờ vào việc chú trọng đến bao bì của sản phẩm mà những công

việc này dễ dàng và thuận tiện hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng giảm thiểu được số
lượng sản phẩm hư hại, tiết giảm chi phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
*+,'- 0
 !"#$%&!'()
Về mặt môi trường: hiện nay các doanh nghiệp đang có xu hướng thân thiện
với môi trường bằng việc quan tâm đến nguyên liệu sản xuất bao bì không gây hại cho
môi trường, nên bao bì đem đến những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Họ
không phải lo lắng sau quá trình sử dụng những bao bì sản phẩm gây ô nhiễm cho môi
trường xung quanh. Và một số loại bao bì có thể tái chế lại hay tái sử dụng với những
thiết kế về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc rất đẹp…
Về cảm quan đem lại cho khách hàng: bao bì cũng góp phần vào việc thu hút,
lôi cuốn khách hàng mua sản phẩm. Nhờ những thiết kế trang nhã của bao bì…phù
hợp tâm lý, thị hiếu làm tăng thêm giá trị cảm nhận của khách hàng. Tóm lại, ngày nay
bao bì không chỉ đơn thuần là vật chứa đựng bao bọc sản phẩm mà nó đã đem lại
những giá trị to lớn không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất đến khi tới tận tay
người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp đã thực hiện phỏng vấn sâu người tiêu dùng để có cái nhìn
khách quan hơn về nhận thức của họ đối với bao bì sản phẩm. Ngoài ra, cũng đã
nghiên cứu về thực trạng bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp qua các thông tin trên
Internet và một số nguồn dữ liệu thứ cấp. Sau khi xử lý, phân tích và tổng hợp các
nguồn dữ liệu trên, đã cho kết quả thực trạng nhận thức và sử dụng bao bì sản phẩm
hiện nay như sau:
Về phía người tiêu dùng:
Với điều kiện kinh tế phát triển, dân trí ngày càng cao thì việc lựa chọn hàng
hóa của người tiêu dùng cũng ngày càng kĩ lưỡng hơn. Không những họ có những đòi
hỏi khắt khe hơn về chất lượng hàng hóa mà còn quan tâm đến mẫu mã, màu sắc, chất
liệu…của bao bì sản phẩm. Đối với cả sản phẩm thiết yếu và không thiết yếu, trên
52% người tiêu dùng quan tâm đến bao bì sản phẩm khi mua sắm, hơn 20% không
quan tâm đến vấn đề này, số còn lại có thái độ trung tính.
Rõ ràng, đứng trước một gian hàng, người tiêu dùng đã so sánh hàng hóa thông

qua bao bì của nó. Đó là yếu tố dễ thấy nhất của một sản phẩm. Trong các yếu tố cấu
thành bao bì như: màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, theo khảo sát của chúng tôi, thông tin
trên bao bì là điểm được người tiêu dùng chú ý nhiều nhất. Với thang đo từ 1 đến 5, từ
không quan tâm đến rất quan tâm, 51.5% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng họ
quan tâm tới thông tin trên bao bì ở mức độ 5 và 25.9% ở mức độ 4.
Với người tiêu dùng, một bao bì cần thể hiện được tối đa thông tin về sản phẩm
nó chứa đựng, những thông tin đó bao gồm tên, nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất,
ngày sản xuất, hạn sử dụng, những thông tin về chất lượng sản phẩm như thành phần
nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng, những thông tin về phương thức chế biến, hướng dẫn
sử dụng…Hơn nữa, những thông tin này cần rõ ràng, dễ hiểu và trung thực vì người
tiêu dùng đánh giá sản phẩm dựa vào thông tin trên bao bì là chủ yếu.
*+,'- 
 !"#$%&!'()
Tiếp đó là yếu tố thuận tiện khi sử dụng sản phẩm mà bao bì mang lại và chất
liệu tạo nên bao bì. Về sự tiện dụng, 39.9% người tiêu dùng đánh giá ở mức 4 và
33.1% đánh giá ở mức 5. Về chất liệu tạo nên bao bì, 28.9% người tiêu dùng đánh giá
ở mức 4 và 26.3% ở mức 5.
Như vậy, các yếu tố về thẩm mỹ của bao bì được người tiêu dùng đặt sau những
giá trị sử dụng của nó, họ đánh giá cao những bao bì dễ sử dụng, chất liệu tốt, phù hợp
với sản phẩm, thân thiện với môi trường khi xử lý và tái chế. Hai yếu tố được quan
tâm tiếp theo là kiểu dáng và chức năng của bao bì. 37.1% người tiêu dùng quan tâm
tới kiểu dáng ở mức 4 và 29.7% ở mức 3. Về chức năng của bao bì, 31.4% quan tâm ở
mức 4 và 27.4% ở mức 3. Yếu tố được quan tâm cuối cùng là màu sắc, 33.9% ở mức 3
và 23.1% ở mức 4.
Như vậy tuy theo đánh giá chủ quan có thể cho rằng màu sắc là yếu tố gây sự
chú ý nhất cho khách hàng, nhưng trên thực tế nó lại là yếu tố ít ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của người tiêu dùng. 1 - không quan tâm, 2 - ít quan tâm, 3 - bình
thường, 4 - quan tâm, 5 - rất quan tâm. Bên cạnh đó, ngoài kết quả thu được là đa số
khách hàng lựa chọn sản phẩm dựa vào chất lượng thì có đến 56.8% người tiêu dùng
quyết định lựa chọn sản phẩm mới được tung ra thị trường vì bao bì đẹp và có màu sắc

hấp dẫn. Họ chấp nhận dùng thử sản phẩm vì họ mong rằng một sản phẩm đẹp sẽ có
chất lượng tương ứng. Rõ ràng, trong nhận thức của người tiêu dùng, yếu tố bao bì
đóng một vai trò quan trọng, góp phần mang tính quyết định cho hành vi mua hàng.
Đối với sự thường xuyên thay đổi bao bì của sản phẩm, phần lớn người tiêu
dùng (55.2%) không đồng tình với việc các nhà sản xuất thường xuyên thay đổi mẫu
mã, kiểu dáng, màu sắc…của bao bì sản phẩm. Họ muốn sản phẩm phải có bao bì
quen thuộc, dễ nhận biết để không bị nhầm lẫn với các sản phẩm khác vốn đang ngày
càng nhiều trên thị trường. Tuy vậy, cũng có đến 44.8% khách hàng cho rằng nhà sản
xuất nên thay đổi kiểu dáng bao bì sản phẩm để theo kịp các xu hướng thị trường mới
và làm cho khách hàng không bị nhàm chán. Hai quan điểm trái ngược nhau này có
thể được giải thích bởi kết quả của việc thay đổi bao bì sản phẩm của các công ty. Việc
thay đổi bao bì sản phẩm cũng liên quan mật thiết tới chất lượng bên trong của sản
phẩm. Với những sản phẩm có chất lượng cao, 66.7% khách hàng sẵn sàng chi thêm
tiền cho việc nhà sản xuất nâng cao chất lượng bao bì, làm cho sản phẩm ngày càng
hoàn thiện hơn, đẹp hơn, sang trọng hay tiện dụng hơn. Tuy nhiên, đối với các loại sản
phẩm chất lượng bình thường chỉ có 29% khách hàng sẵn lòng làm điều tương tự. Như
vậy, bao bì sản phẩm và chất lượng sản phẩm phải luôn song hành cùng nhau.
Đa dạng chủng loại
Hiện trên thị trường có rất nhiều chủng loại bao bì thực phẩm, trong đó, các bà
nội trợ thường xuyên sử dụng loại màng nhựa bọc thức ăn, bao bì đựng các loại thực
phẩm để cất giữ trong tủ lạnh, giấy bạc dùng để gói, nướng thực phẩm … Chỉ tính
*+,'- 
 !"#$%&!'()
riêng trong các hệ thống siêu thị đã có hàng chục nhãn hàng bao bì thực phẩm từ các
cơ sở sản xuất trong nước đến hàng ngoại nhập xuất xứ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung
Quốc Tùy chủng loại, trọng lượng, kích cỡ, giá các loại bao bì thực phẩm dao động
21.000 – 138.000đ/hộp (hoặc cuộn). Hầu hết các sản phẩm đều có nhãn ghi rất chung
chung về thành phần, chủ yếu là PE hoặc PVC mà không ghi rõ hàm lượng bao nhiêu.
Thông tin hướng dẫn sử dụng cũng không cụ thể sử dụng cho mục đích gì, mà
chủ yếu nhấn mạnh vào công dụng “bảo quản thực phẩm tươi ngon, tránh nhiễm

khuẩn, đảm bảo vệ sinh” hay “dùng nướng thịt, cá…”. Một số sản phẩm ngoài khuyến
cáo “không dùng trong lò vi sóng” còn có thêm thông tin về khả năng chịu nhiệt độ (từ
-60
0
đến 130
0
C, có SP chỉ chịu được nhiệt từ -30
0
đến 110
0
C). Tuy vậy, rất nhiều SP
không thông tin rõ về giới hạn nhiệt độ cho phép. Đáng nói, với phần lớn bao bì thực
phẩm nhập khẩu, trên nhãn phụ tiếng Việt không hề có thông tin hướng dẫn cách sử
dụng. Vì vậy người tiêu dùng phải hết sức cân nhắc khi lựa chọn một sản phẩm ngoài
chất lượng sản phẩm cần quan tâm đến chất lượng bao bì.
8 Lịch sử phát triển kỹ thuật bao bì thực phẩm
Lịch sử bao bì thực phẩm đã nói lên sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm cùng
với công nghệ vật liệu làm bao bì, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội loài
người qua các thời kỳ.
Thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày có nguồn nguyên liệu xuất
xứ từ nhiều vùng đất, nhiều quốc gia trên thế giới và được xử lý chế biến theo sự kết
hợp phong thái của nhiều nền văn hóa khác nhau và biến đổi theo sự phát triển của xã
hội. Bao bì thực phẩm có một trong các chức năng quan trọng là chứa đựng và bảo
quản thực phẩm, nên đã gắn liền với nhu cầu sinh hoạt ăn uống của cong người theo
từng thời kỳ.
Từ thời đồ đá vật chứa đựng thức ăn thức uống chính là những khúc gỗ rỗng,
những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò ốc. Sau đó con người đã biết dùng một số bộ phận
của thú rừng để làm vật chứa đựng như: da, xương, sừng… Bên cạnh đó họ cũng đã
biết dệt lông thú hoặc cành nho, cỏ lá thành tấm và tạo thành túi chứa đựng. Đến thời
kỳ đồ đá mới, loài người đã biết chế tạo vài đồ chứa bằng kim loại có hình dạng như

chiếc sừng và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm. Hơn 4000 năm trước, người
Moenjo-Daro (thuộc vùng đất Pakistan ngày nay) đã biết dùng da thú bịt kín các lọ,
bình bằng gốm để giữ ẩm cho lúa mì, lúa mạch chứa đựng được trong đó. Khoảng 530
năm trước công nguyên, người dân Ba Tư đã biết dùng bình gốm sự đựng rượu vang
và nước. Bên cạnh đó, thủy tinh cũng đã được con người phát hiện rất sớm. Khoảng
1500 năm trước công nguyên, con người đã dùng lọ thủy tinh để chứa những chất
lỏng. Năm 79 sau công nguyên, người La Mã đã sử dụng các bình lọ thủy tinh làm vật
chứa đựng cùng với đồ gốm sứ. Trong thời kỳ này, hàng hóa như rượu vang xuất khẩu
*+,'- 
 !"#$%&!'()
cũng được chứa đựng trong bình to bằng đất sét nung. Những vùng dân cư như bộ tộc
Sepape đã phát minh ra thùng tròn bằng gỗ được lắp chặt khít bằng những mảnh gỗ
theo lỗ mọng, có nắp đậy và được niềng chặt bằng những móc sắt.
Vào thế kỷ 15, triều đại nhà Minh (1368 – 1644) ở Trung Quốc đã thiết lập
trung tâm trao đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây • và Ai Cập.
Cũng vào thời kỳ này, các vùng dân cư đã vượt đường xa đến để trao đổi lương
thực, hàng hóa. Do đó, các phương pháp bao gói để bảo quản lương thực, đáp ứng yêu
cầu vận chuyển trong thời gian dài qua những vùng khí hậu khắc nghiệt, đã bắt đầu
được phát hiện và biết đến. Lương thực như ngũ cốc được ổn định nhiệt độ và hàm ẩm
trong suốt quá trình vận chuyển trong những túi da có pha cát và xoắn miệng túi lại để
đạt độ kín.
9 Các loại vật liệu bao gói
9.1 Giấy
Được phát minh ra nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà loài
người dùng để viết lên trước đó. Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy viết đầu tiên
vào năm 105, giấy được làm từ sợi lanh. Kể từ năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy được
truyền sang miền Tây •, sau đó phổ biến ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ.
Vào thế kỷ thứ 16, chính người Trung Quốc đã phát minh ra giấy bìa cứng. Kỹ
thuật làm giấy được phát triển không ngừng, đến năm 1867, công nghệ sản xuất giấy
từ bột gỗ đã xuất hiện và đến giữa năm 1800 giấy bìa gợn sóng (giấy carton gợn sóng)

được phát minh, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành bao bì. Giấy bìa gợn sóng được
sử dụng làm bao bì ngoài cho đa số các loại sản phẩm, vì nó có tính bền cơ học rất cao,
có thể bảo vệ sản phẩm chứa đựng bên trong, chống lại những tác động cơ học. Bên
cạnh đó, đặc tính nhẹ của giấy bìa gợn sóng rất hiệu dụng khi vận chuyển, bốc dỡ hàng
hóa. Ngoài ra, giấy bìa gợn còn có thể tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, ít gây ô
nhiễm môi trường.
9.2 Thủy tinh
Năm 1550 trước công nguyên, vật liệu thủy tinh được phát hiện, và những chai
lọ thủy tinh màu được chế tạo. Đến năm 1200 sau công nguyên, người ta còn dùng
thủy tinh làm chất men phủ lên bề mặt các sản phẩm gốm sứ. Năm 1200 sau công
nguyên, con người ta đã khắc vẽ lên khuôn đúc để tạo ra vật dụng bằng thủy tinh có
hình ảnh.
Công nghệ sản xuất thủy tinh qua nhiều thế kỷ đã đạt đến trình độ cao, nhưng
giá thành sản phẩm vẫn còn đắt. Từ thế kỷ XVIII bước sang thế kỷ XIX, nền khoa học
kỹ thuật thế giới tiến bộ và phổ biến nhanh nên giá thành sản phẩm thủy tinh đã hạ
*+,'- 1
 !"#$%&!'()
xuống thấp. Cũng trong thời kỳ này, xuất hiện yêu cầu sản xuất chai thủy tinh đựng
rượu Whisky và các thức uống khác, đó chính là các tác nhân đã đưa công nghệ sản
xuất thủy tinh đạt đỉnh cao.
9.3 Đ€ gốm
Đồ gốm đã trở thành đồ gia dụng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm chén đĩa
ăn uống từ rất lâu đời và phổ biến khắp thế giới. Trước khi tồn tại công nghệ đóng bao
bì chân không và thiết bị lạnh vào thế kỷ XIX, những đồ dùng bằng gốm màu xám
hoặc nâu, được trang trí bằng các oxit kim loại màu, thường được dùng để chứa đựng
mọi thứ từ bơ và thịt muối đến rượu quả. Các doanh nghiệp cũng dùng các bình bằng
gốm để chứa đựng thông, axit và các loại chất lỏng công nghiệp khác: họ đã sử dụng
hình ảnh trang trí trên các bình gốm để quảng cáo cho sản phẩm.
Đồ gốm được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XV. Nước Đức nổi tiếng bởi
những loại men sứ làm từ các loại muối vô cơ: chính men sứ đã làm cho bình gốm

cứng hơn và an toàn hơn những bình gốm có lớp men chứa chì. Ngành đồ gốm đạt
đỉnh cao vào thế kỷ XVIII – XIX, sau đó thì nó nhường chỗ cho các loại vật liệu và
bao bì khác.
9.4 S•t tráng thiếc
Khoảng năm 1200, những người thợ thủ công Bohemia đã phát hiện ra phương
pháp mạ thiếc lên những tấm sắt mỏng. Phát minh này được giữ bí mật trong suốt 400
năm, nhưng năm 1620, một công tước xứ Saxony đã lấy được bí mật này. Thời kỳ đồ
sắt mang lại những nguyên liệu và máy móc mới cho việc cuộn thép tấm và tráng
thiếc. Sự kiện thép thay thế sắt và những hợp kim cứng khác, đã tạo điều kiện sản xuất
các cỡ tấm hay lá kim loại rất mỏng. Từ đó đã phát triển và tồn tại công nghệ chế tạo
lon, hộp bằng thép tấm, nhôm, hợp kim của nhôm và đi đến hoàn hảo như hiện nay.
9.5 Nhôm
Vào năm 1825, nhà nghiên cứu Oersted sản xuất ra được những hạt nhôm đầu
tiên. Việc tinh luyện nhôm rất khó khăn nên vào năm 1825, giá nhôm là 545 USD/Lb.
Hoàng đế Napoleon thường sử dụng thìa và nĩa bằng nhôm khi tiếp các vị khách đặc
biệt. Những đồ trang sức vào thời Nữ hoàng Victoria cũng được làm bằng nhôm. Năm
1854, Deville và Bunsen đã cải thiện phương pháp tinh luyện nhôm, do đó vào năm
1885, giá nhôm đã giảm xuống 11.33 USD/Lb, tuy vẫn còn khá cao. Năm 1886,
Heroult và Hall phát hiện phương pháp điện phân hiện đại hơn, để tách nhôm từ oxit
nhôm. Năm 1888, Bayer tìm ra phương pháp rẽ hơn để tách nhôm từ oxit nhôm. Năm
1888, Bayer tìm ra phương pháp rẻ tiền hơn để tách nhôm từ quặng boxit. Năm 1982,
giá đã giảm xuống còn 0.57 USD/Lb và đến năm 1942, giá giảm xuống 0.14 USD/Lb.
Khi giá cả đã ở mức hợp lý, nhôm được sử dụng cho nhiều mục đích. Đặc tính
mềm dẻo của nó cho phép chế tạo lá nhôm một cách dễ dàng. Lá nhôm đầu tiên được
*+,'- 
 !"#$%&!'()
sản xuất vào năm 1910, và trong đầu những năm 1920, kỹ thuật cuộn và được in trên
nhôm được hoàn thiện. Kỹ thuật đúc nhôm để sản xuất các loại lá nhôm xuất hiện vào
cuối những năm 1970.
9.6 Thiếc, chì và các kim loại khác

Vào thời xưa, các loại hộp và cốc được sản xuất từ vàng và bạc, nhưng chúng
quá đắt cho những nhu cầu thông thường. Người La Mã cổ xưa thường sử dụng chì
trong nhiều thứ, bao gồm cả ống dẫn nước. Ngày nay, vẫn còn lại những bằng chứng
cho thấy chì đã được sử dụng để hàn các hộp, lon bằng kim loại. Họ cũng tìm cách chế
tạo tấm hau lá chì rất mỏng và vì không biết đến tính độc hại của chì nên đã dùng nó
để gói thực phẩm. Những lá chì đã được sử dụng để bao bọc trực tiếp trà và thuốc lá
trong những hộp trà hoặc thuốc lá từ những năm 1826 – 1930.
Lá thiếc có phạm vi sử dụng rất lớn. Hầu hết những hợp kim của thiếc được sản
xuất từ thiếc, chì, antimon, kẽm hoặc đồng và được sử dụng phổ biến do thiếc tinh
khiết rất khó cuộn lại. Vào những năm 1930, phomat được gói bằng thiếc lá có pha
antimony: thiếc lá cũng được dùng để bao gói chocolate vào những năm 1940.
9.7 Chất dƒo
Việc nghiên cứu thay thế nguyên liệu cho các quả banh billard bằng ngà đã dẫn
đến việc tìm ra cellulose nitrat vào năm 1845. Vào năm 1862, những hạt nhựa nhỏ đầu
tiên được trưng bày tại một cuộc triển lãm lớn ở Luân Đôn. Vào năm 1870, nhà nghiên
cứu Hyatt tạo ra celluloid, là hỗn hợp của cellulose nitrat và camphor. Đây là một
trong những thành công đầu tiên của chất dẻo nhân tạo, về phương diện vật liệu lẫn
thương mại. Do celluloid và những sản phẩm cellulose nitrat rất dễ cháy, nên các nhà
nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm những hợp chất khó cháy như cellulose acetat có thể hòa
tan trong aceton (hiện được dùng rộng rãi trong ngành sơn mài).
Sợi vicose hay cellulose xanthate dùng trong phục hồi các sợi cellulose và
màng chất dẻo được tìm ra năm 1892. Sợi vicose được sử dụng rộng rãi ở châu Âu vào
khoảng giữa năm 1912 – 1914, và màng cellophane được giới thiệu ở Mỹ vào năm
1924. Sự thêm vào lớp phủ cellulose nitrat giúp cho bao bì có khả năng chống ẩm tốt
hơn. Cho tới năm 1950, cellophane vẫn chiếm ưu thế hơn so với các loại vật liệu bao
bì khác.
Màng casein được giới thiệu vào năm 1899. Các loại nút và khóa bằng casein-
formaldehyde được dùng rộng rãi trong suốt những năm 1920. Nhựa casein vẫn được
dùng cho đến ngày nay dưới dạng keo dán là nhũ tương của casein và nhựa dẻo.
Những loại nhựa khác được làm từ quá trình polyme hóa formaldehyde vào những

năm cuối của thế kỷ XIX là phenol-urea, và melamine formaldehyde. Trong những
năm 1930 – 1940 melamine formaldehyde được dùng như chất làm tăng độ bền của
giấy chống ướt.
*+,'- :

×