ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HẾT HỌC PHẦN
Mơn: Luật Ngân hàng
(Có hướng dẫn tham khảo)
MỤC LỤC
A – TRẮC NGHIỆM.................................................................................................................2
B – LÝ THUYẾT.......................................................................................................................2
C – BÀI TẬP..............................................................................................................................3
HƯỚNG DẪN...........................................................................................................................4
1
A – TRẮC NGHIỆM
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn trung
và dài hạn cho tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo hình thức
cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá.
3, Tiền gửi dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước được trả lãi.
4. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thơng qua việc mua, bán giấy tờ
có giá trên thị trường tài chính.
5. Ngân hàng khơng được sử dụng vốn vay để mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
6. Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần.
7. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.
8. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một
số hoạt động ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân.
9. Ngân hàng chính sách là loại hình tổ chức tín dụng hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận.
10. Tổ chức tài chính vĩ mơ chỉ được nhận tiền gửi nhằm mục đích thanh tốn của khách
hàng tài chính vĩ mơ.
11. Cơng ty cho th tài chính được thành lập, mua lại cơng ty con, công ty liên kết hoạt động
trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
12. Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu
giấy tờ có giá.
13. Mọi tổ chức tín dụng được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn
theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
14. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín
dụng
15. Cơng ty tài chính được phép cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng là tổ chức.
B – LÝ THUYẾT
1. Chính sách tiền tệ QG là gì? Vai trị của Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia.
2. Lãi suất huy động vốn là gì? Việc quy định lãi suất trần có được coi là vi phạm quyền tự
do kinh doanh của các ngân hàng không?
3. Tại sao khẳng định Ngân hàng nhà nước Việt nam là ngân hàng của các ngân hàng và là
ngân hàng của Chính phủ?
2
C – BÀI TẬP
Bài 1: Ơng A có được vay tiền tại ngân hàng B (vốn điều lệ 3000 tỷ) khơng, nếu ơng A là:
1. Anh trai của Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng B
2. Cổ đông của ngân hàng B sở hữu 12% vốn điều lệ
3. Kế tốn trưởng của ngân hàng B
4. Giám đốc cơng ty C, công ty C là công ty con do Ngân hàng B thành lập
5. Đã từng được Ngân hàng B cho vay 200 tỷ
Bài 2: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương đang thực hiện đến một số các hoạt động bất động sản
như sau:
1. Cho thuê một phần trụ sở làm việc ở phố Huế do không sử dụng hết (1đ)
2. Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư
vấn đầu tư (1,5đ)
3. Đầu tư 2 mảnh đất trong dự án khu đô thị mới Vạn Phúc, Hà Đông (1.5đ)
Hỏi: Trong các hoạt động trên đây, hoạt động nào hợp pháp, hoạt động nào trái với các quy
định của pháp luật ban hành?
3
HƯỚNG DẪN
(Chỉ mang tính chất tham khảo)
A – TRẮC NGHIỆM
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn
trung và dài hạn cho tổ chức tín dụng.
Sai
- Căn cứ khoản 1 Điều 11 LNHNN - tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn cho tổ chức tín dụng.
- Thơng qua tái cấp vốn, Ngân hàng Nhà nước bổ sung vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng và
cung ứng thêm tiền vào lưu thơng.
- Vì tái cấp vốn là công cụ tác động vào thị trường tiền tệ - thị trường vốn ngắn hạn nên thời hạn
cung cấp vốn trung và dài hạn là không hợp lý.
Tái cấp vốn khơng là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn
trung và dài hạn cho tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo hình thức
cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá.
Sai
- Căn cứ vào Điều 11 LNHNN, tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tốn cho tổ chức tín dụng.
- Khoản 2 Điều 11 LNHNN quy định về các hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước bao
gồm: cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái
cấp vốn khác.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng khơng chỉ theo
hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá mà cịn có các hình thức khác.
3. Tiền gửi dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước được trả lãi.
Đúng
- Khoản 1 Điều 14 LNHNN quy định dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại
Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Khoản 3 Điều 14 LNHNN quy định Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi
dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.
4
4. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thơng qua việc mua, bán giấy tờ
có giá trên thị trường tài chính.
Sai
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá
trên thị trường mở (Điều 15 LNHNN).
- Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc mua, bán các sản phẩm tài chính của các chủ thể là cá
nhân, pháp nhân, tổ chức, Chính phủ,...
- Trong khi đó, chủ thể tham gia thị trường mở chỉ có Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín
dụng thành viên. Vì vậy mà cá nhân khơng phải là chủ thể tham gia vào thị trường mở như thị
trường tài chính.
- Bên cạnh đó, đối tượng của thị trường mở là các giấy tờ có giá có đủ các điều kiện do pháp luật
đề ra, những điều kiện này khắt khe hơn so với các giấy tờ có giá trên thị trường tài chính.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước không thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua,
bán giấy tờ có giá trên thị trường tài chính.
5. Ngân hàng khơng được sử dụng vốn vay để mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
Đúng
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 4, khoản 24 Điều 4, khoản 1 Điều 103, điểm b khoản 4 Điều 103
LCTCTD.
- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
theo quy định của pháp luật.
- Mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng mua cổ phần, doanh nghiệp của các
tổ chức tín dụng khác.
- Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần.
Như vậy, ngân hàng không được sử dụng vốn vay để mua cổ phần của các doanh nghiệp
khác.
6. Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ
phần.
Sai
- Điều 103 LCTCTD
- Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần trong
các lĩnh vực mà pháp luật ngân hàng quy định tại khoản 2,3,4,6 của LCTCTD.
Như vậy, ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ
phần trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định.
5
7. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.
Sai
- Khoản 1 Điều 4 LCTCTD quy định, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số
hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.
- Khoản 12 Điều 4 LCTCTD quy định hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường
xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh tốn
qua tài khoản.
- Khơng phải tổ chức tín dụng nào cũng là doanh nghiệp thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng.
VD: tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng khơng được thực hiện hoạt động cung
ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng, ngân hàng chính sách, ngân hàng
HTX, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ đều là tổ chức tín dụng nhưng khơng được
thực hiện hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng,...
Như vậy, tổ chức tín dụng khơng phải là doanh nghiệp thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng.
8. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc
một số hoạt động ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân.
Sai
- Khoản 4 Điều 4 LCTCTD quy định, tổ chức tín dụng phi ngân hàng khơng được nhận tiền gửi
của cá nhân và cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Như vậy, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một
hoặc một số hoạt động ngân hàng nhưng phải theo quy định của pháp luật.
9. Ngân hàng chính sách là loại hình tổ chức tín dụng hoạt động khơng vì mục tiêu lợi
nhuận.
Đúng
- Khoản 1 Điều 4 LCTCTD quy định tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số
hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.
- K2.Đ4 - LCTCTD, theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân
hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Theo đó, ngân hàng chính sách là một loại hình ngân hàng.
- K1.Đ17 – LCTCTD, Chính phủ thành lập ngân hàng chính sách hoạt động khơng vì mục tiêu
lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
10. Tổ chức tài chính vi mơ chỉ được nhận tiền gửi nhằm mục đích thanh tốn của khách
hàng tài chính vi mơ.
6
Sai
- Khoản 5 Điều 4 LCTCTD, tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực
hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu
nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Điểm b khoản 1 Điều 119 LCTCTD, tổ chức tài chính vi mô nhận tiền gửi tiết kiện bắt buộc và
tiền gửi tự nguyện trong một số trường hợp luật định.
Như vậy, tổ chức tài chính vi mơ khơng được nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân nhằm mục
đích thanh tốn.
11. Cơng ty cho th tài chính được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt
động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm sau khi được
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Sai
- Khoản 4 Điều 4 LCTCTD quy định cty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng
được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Điều 115 LCTCTD, cty cho thuê tài chính không được thành lập cty con, cty liên kết dưới mọi
hình thức.
12. Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi khơng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu
giấy tờ có giá.
Sai
- Khoản 9 Điều 4 LCTCTD, CN ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước
ngoài, khơng có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về
mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
- Khoản 14 Điều 4 LCTCTD, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một
khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Khoản 19 Điều 4 LCTCTD, chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy
địi các cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn
thanh toán.
- Khoản 1 Điều 123 LCTCTD quy định về nội dung hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước
ngoài dẫn chiếu đến mục 2 chương IV của Luật này.
Theo đó, căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 98 LCTCTD, CN ngân hàng nước ngồi được cấp tín
dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
Như vậy, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu giấy
tờ có giá.
7
13. Mọi tổ chức tín dụng được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp
vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Sai
- Khoản 1 Điều 4 LCTCTD, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả
các hoạt động ngân hàng.
- Điều 11 - LNHNN, tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung
ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tốn cho tổ chức tín dụng.
Căn cứ khoản 2 Điều 11 LNHNN và khoản 2 Điều 1 - TT24/2019/NHNN, Ngân hàng Nhà nước
tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng: ngân hàng
thương mại; ngân hàng hợp tác xã; cty tài chính, cty cho thuê tài chính.
=> Tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân không được Ngân hàng Nhà nước tái cấp
vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
Như vậy, khơng phải mọi tổ chức tín dụng được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình
thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
14. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức
tín dụng
Đúng
- Khoản 3 Điều 4 LDN, cổ đơng là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ
phần.
- Khoản 1 Điều 55 LCTCTD, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều
lệ của một tổ chức tín dụng.
15. Cơng ty tài chính được phép cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng là tổ
chức.
Sai
- Khoản 4 Điều 4 LCTCTD, cty tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện
một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2014/TT-NHNN liệt kê những tổ chức được phép cung ứng dịch
vụ thanh toán, gồm: Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân
hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là ngân hàng); Chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Như vậy, cơng ty tài chính khơng được phép cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng
là tổ chức.
B – LÝ THUYẾT
8
1. Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Vai trị của Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia.
* Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (khoản 1 Điều 3 LNHNN)
- Được thể hiện ở 2 dạng quyết định: Quyết định mục tiêu bằng chỉ tiêu lạm phát do Quốc hội
quyết định và Quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp thực hiện do Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
=> Chính sách tiền tệ quốc gia là một phần của chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước
(Chính sách điều hành nền kinh tế và tiền tệ, hướng đến sự ổn định của thị trường và tại ra sự
phát triển cho nền kinh tế).
=> Muốn đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế thì phải ổn định giá cả thị trường bằng cách ổn
định giá trị đồng tiền.
* Vai trò của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước với vai trị là cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân
hàng Trung ương, có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.
- Ổn định giá trị đồng tiền.
- Là người cho vay cuối cùng, cung cấp dự trữ cho các tổ chức tín dụng khi các tổ chức tín dụng
bị đe dọa phá sản.
=> Đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN.
C – BÀI TẬP
Bài 1: Ơng A có được vay tiền tại ngân hàng B (vốn điều lệ 3000 tỷ) khơng, nếu ơng A là:
1. Anh trai của Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng B
- Ông A được cấp tín dụng, khơng bị hạn chế
- Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 126 LCTCTD, tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng đối
với cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên,
thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và
các chức danh tương đương.
- Theo đó, ơng A khơng thuộc trường hợp người có liên quan là cá nhân có quan hệ với thành
viên Hội đồng quản trị (Phó chủ tịch Hội đồng quản trị) của ngân hàng B theo quy định của điều
khoản trên.
9
- Được ngân hàng B xem xét cấp tín dụng nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 7
TT39/2016/NHNN quy định về điều kiện vay vốn.
2. Cổ đông của ngân hàng B sở hữu 12% vốn điều lệ
- Ông A được cấp tín dụng nhưng hạn chế.
- Căn cứ - điểm c khoản 1 Điều 127, khoản 26 Điều 4 LCTCTD
Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi
cho cổ đơng lớn của tổ chức tín dụng.
Cổ đơng lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ
phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó.
- Theo đó, ơng A là cổ đông lớn của ngân hàng B nên ơng khơng được ngân hàng cấp tín dụng
khơng có bảo đảm, khơng được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi.
- Điều kiện
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với ông A không được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng
(khoản 2 Điều 127 LCTCTD).
+ Việc cấp tín dụng phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng B thông
qua và công khai trong ngân hàng B.
+ Thỏa mãn Điều 7 - TT39/2016/NHNN quy định về điều kiện vay vốn.
3. Kế toán trưởng của ngân hàng B
- Ơng A đươc cấp tín dụng nhưng hạn chế.
- Căn cứ - điểm b khoản 1 Điều 127 LCTCTD
Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi
cho kế toán trưởng của tổ chức tín dụng.
- Theo đó, ơng A là kế tốn trưởng của ngân hàng B nên ông không được ngân hàng cấp tín dụng
khơng có bảo đảm, khơng được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi.
- Điều kiện
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với ơng A khơng được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng
(khoản 2 Điều 127 LCTCTD).
+ Việc cấp tín dụng phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng B thông
qua và công khai trong ngân hàng B.
+ Thỏa mãn Điều 7 TT39/2016/NHNN quy định về điều kiện vay vốn.
4. Giám đốc công ty C, công ty C là công ty con do Ngân hàng B thành lập.
- Ông A được cấp tín dụng nhưng hạn chế.
10
- Căn cứ - điểm e khoản 1 Điều 127 LCTCTD
Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi
cho cơng ty con của tổ chức tín dụng.
- Theo đó, ơng A là giám đốc cơng ty con do Ngân hàng B thành lập khơng được ngân hàng cấp
tín dụng khơng có bảo đảm, khơng được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi với tư cách là người
đại diện theo pháp luật của công ty C vay tiền của Ngân hàng B..
- Điều kiện
+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với ơng A khơng được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng
(khoản 2 Điều 127 LCTCTD)
+ Việc cấp tín dụng phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của Ngân hàng B thông
qua và công khai trong Ngân hàng B.
+ Thỏa mãn Điều 7 TT39/2016/NHNN quy định về điều kiện vay vốn.
5. Đã từng được Ngân hàng B cho vay 200 tỷ
- Ông A được cấp tín dụng.
- Căn cứ vào Điều 126, Điều 127 LCTCTD
- Ơng A khơng thuộc trường hợp bị cấm hay hạn chế cấp tín dụng.
- Ơng A sẽ được ngân hàng B xem xét cấp tín dụng nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại
Điều 7 TT39/2016/NHNN quy định về điều kiện vay vốn.
Bài 2: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương đang thực hiện đến một số các hoạt động bất động sản như
sau:
1. Cho thuê một phần trụ sở làm việc ở phố Huế do không sử dụng hết (1đ)
- Hoạt động này là hợp pháp.
- Căn cứ khoản 2 Điều 132 LCTCTD, tổ chức tín dụng được kinh doanh trong trường hợp cho
thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng.
Theo đó, một phần trụ sở ở phố Huế thuộc sở hữu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương nên hoạt
động cho thuê là hợp pháp.
2. Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư
vấn đầu tư (1,5đ)
- Hoạt động hợp pháp.
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 107 LCTCTD quy định về các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng thương mại.
11
=> Ngân hàng cũng là doanh nghiệp nên cũng có các hoạt động tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính,...
3. Đầu tư 2 mảnh đất trong dự án khu đô thị mới Vạn Phúc, Hà Đông (1.5đ)
- Để đánh giá tính hợp pháp của hoạt động này cần xem xét mục đích đầu tư của ngân hàng.
+ Hoạt động là hợp pháp - Nếu đầu tư để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc
cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ. (khoản 1 Điều 132 LCTCTD)
+ Hoạt động là không hợp pháp - Nếu việc đầu tư để dùng vào mục đích kinh doanh, vì pháp luật
quy định tổ chức tín dụng khơng được kinh doanh bất động sản (Đ132).
12