Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Hiện trạng sản xuất hành, sự luân chuyển phổ ký chủ và diễn biến mật độ của quần thể sâu keo da láng hại hành tại hà nội năm 2022 (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH, SỰ LUÂN
CHUYỂN PHỔ KÝ CHỦ VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ
CỦA QUẦN THỂ SÂU KEO DA LÁNG HẠI HÀNH
TẠI HÀ NỘI NĂM 2022

Người thực hiện : HOÀNG QUỐC HÙNG
Mã SV

: 632039

Lớp

: K63BVTVA

Người hướng dẫn : PGS. TS. HỒ THỊ THU GIANG
Bộ mơn

: CƠN TRÙNG

HÀ NỘI – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS HỒ THỊ THU GIANG số liệu và kết quả trong khóa luận


này là hồn tồn trung thực và chưa được cơng bố, sử dụng và bảo vệ cho
một học vị nào. Các thơng tin trích dẫn trong khóa luận này được ghi rõ
nguồn gốc rõ ràng.
Tôi cũng xin cam đoan mọi thơng tin trích dẫn trong luận án đều được
ghi rõ nguồn gốc và sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Sinh viên

Hoàng Quốc Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp.
Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô
giáo trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, những người đã trực tiếp
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tơi trong thời gian học tập
tại trường.
Trong suốt q trình làm khóa luận tốt nghiệp của mình ngồi sự cố
gắng nỗ lực của bản thân tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của
PGS.TS Hồ Thị Thu Giang - người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ động
viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Trạm bảo vệ thực vật ,

các bác nông dân huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Nội đã tạo điều kiện về mọi mặt
để tôi hồn thành báo cáo này.
Bên cạnh đó, tơi gửi lịng cảm ơn chân thành tới thầy cô Bộ môn Côn
trùng - khoa Nông học đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp..
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ln
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết tơi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và bạn đọc. Tơi xin trân
trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Sinh viên

Hoàng Quốc Hùng
ii


MUC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................ii
MUC LỤC .............................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. vii
TÓM TẮT ............................................................................................................................ viii

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung: ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu: ........................................................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC: ............ 3
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................................... 3
2.1.1. Nghiên cứu sự phân bố của sâu keo da láng ............................................................... 3
2.1.2. Phân bố và tập tính di cư của sâu keo da láng ............................................................ 4
2.1.3. Phạm vi ký chủ ............................................................................................................. 5
2.1.4. Đặc điểm hình thái sâu keo da láng ............................................................................ 6
2.1.5. Đánh giá sức ăn của sâu non: ..................................................................................... 7
2.1.6 Điều tra về nông dân. ................................................................................................... 7
2.1.7. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học ............................................................... 8
2.1.8 Diễn biến mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu keo da láng. ............................................. 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................................. 13
2.2.1. Phân bố và tác hại của sâu keo da láng .................................................................... 13
2.2.2. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái .................................................................. 14
2.2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học ............................................................. 14
2.2.3.3. Sức sinh sản và tuổi thọ của trưởng thành ............................................................. 16
2.2.4. Tỷ lệ sống và sức sinh sản của sâu keo da láng ........................................................ 17
2.2.5 Diễn biến mật độ của sâu keo da láng trên đồng trồng cây hành hoa ....................... 18
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................. 20
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................................. 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................. 28
4.1. Hiện trạng sản xuất hành tại huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Nội ........................................ 28
4.1.1. Thơng tin chung của nhóm hộ điều tra tại hai xã của huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Nội

năm 2022.............................................................................................................................. 28
4.1.2. Kỹ thuật trồng hành của các Nông hộ tại 2 xã của huyện Phúc Thọ. ....................... 30
4.1.3. Tình hình sâu, bệnh hại quan trọng gây hại trên hành hoa tại 2 xã của huyện Phúc
Thọ, tỉnh Hà Nội. ................................................................................................................. 31

iii


4.1.4. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV để phòng chống sâu keo da láng hại hành ở huyện
Phúc Thọ. ............................................................................................................................. 32
4.1.5. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV khi quan sát thấy sâu bệnh xuất hiện trên ruộng hành tại
2 xã của huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Nội năm 2022. .............................................................. 33
4.1.6 Hiểu biết của Nông dân về sâu keo da láng hại hành tại 2 xã của huyện Phúc Thọ. . 35
4.2. Điều tra diễn biến mật độ, phổ ký chủ sâu keo da láng trên đồng ruộng ..................... 37
4.2.1. Diễn biến mất độ sâu keo da láng trên đồng ruộng................................................... 37
4.2.2. Ảnh hưởng chế độ luân canh đến mật độ sâu keo da láng hại hành tại Phúc Thọ. .. 40
4.2.3. Mức độ phổ biến của sâu keo da láng trên các cây ký chủ khác nhau trồng tại Phúc
thọ, Hà Nội........................................................................................................................... 41
4.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu keo da láng hại hành Hà Nội. .......................... 43
4.3.1 Đặc điểm hình thái sâu keo da láng. .......................................................................... 43
4.3.2 Đặc điểm sinh học sâu keo da láng hại hành ............................................................. 49
4.4. Tỷ lệ trứng nở của loài sâu keo da láng ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội........................... 55
4.5. Tỷ lệ giới tính của lồi sâu keo da láng ở huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Nội ..................... 56
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 58
5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 58
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 59
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 63

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1 Thơng tin chung của nhóm hộ điều tra tại hai xã của huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà
Nội năm 2022. ...................................................................................................................... 29
Bảng 4. 2 Tình hình sâu, bệnh quan trọng nhất gây hại trên hành hoa .............................. 32
Bảng 4. 3 Chủng loại các thuốc BVTV đang được sử dụng phòng trừ sâu keo da láng hại
hành hoa tại 2 xã Võng Xuyên, Long Xuyên tỉnh Hà Nội. ................................................... 33
Bảng 4. 4 Quyết định của Nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV khi quan sát thấy sâu
bệnh xuất hiện trên ruộng hành tại Hà Nội năm 2022 ........................................................ 34
Bảng 4. 5 Hiểu biết của Nông dân về sâu keo da láng hại hành tại 2 xã của huyện Phúc
Thọ, tỉnh Hà Nội năm 2022. ................................................................................................ 36
Bảng 4. 6 Diễn biến mật độ của sậu keo da láng hại hành tại Phúc Thọ, Hà Nội năm 2022
............................................................................................................................................. 39
Bảng 4. 7 Ảnh hưởng chế độ luân canh đến mật độ sâu keo da láng tại Phúc Thọ, Hà Nội
năm 2022.............................................................................................................................. 40
Bảng 4. 8 Mức độ phổ biến của sâu keo da láng trên các cây ký chủ khác nhau tại Phúc
Thọ, Hà Nội năm 2022 ......................................................................................................... 42
Bảng 4. 9 Kích thước các pha phát dục của sâu keo da láng hại hành tại huyện Phúc Thọ,
tỉnh Hà Nội........................................................................................................................... 48
Bảng 4. 10 Thời gian phát dục của giới tính đực lồi sâu keo da láng hại hành tại Phúc
Thọ - Hà Nội ........................................................................................................................ 49
Bảng 4. 11 Thời gian phát dục của giới tính cái lồi sâu keo da láng hại hành tại Phúc Thọ
- Hà Nội ............................................................................................................................... 50
Bảng 4. 12. Tỷ lệ sống sót các pha trước trưởng thành của sâu keo da láng tại Hà Nội
trong phòng thí nghiệm ........................................................................................................ 51
Bảng 4. 13 Nhịp điệu sinh sản của trưởng thành loài sâu keo da láng hai hành ở Phúc Thọ
- Hà Nội ............................................................................................................................... 52
Bảng 4. 14 Sức tiêu thụ thức ăn của sâu non loài sâu keo da láng hại hành ở Phúc Thọ Hà Nội .................................................................................................................................. 54
Bảng 4. 15. Tỷ lệ trứng nở của loài sâu keo da láng ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội qua các

tháng theo dõi ...................................................................................................................... 55
Bảng 4. 16 Tỷ lệ giới tính của lồi sâu keo da láng hại hành ............................................. 56

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Điều tra nơng dân tại 2 xã Võng Xuyên, Long Xuyên. ........................................ 30
Hình 4.2. Ảnh điều tra tại ruộng hành xã Võng Xuyên ....................................................... 38
Hình 4.1 Thu mẫu sâu tại ruộng ngơ ................................................................................... 43
Hình 4.4. Hình ảnh các pha của sâu keo da láng hại hành ................................................. 47
Hình 4.2 Hình ảnh thu nhặt mẫu trứng ngồi đồng ............................................................ 56

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN &PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

cs.


cộng sự

CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

DT

Thời gian nhân đôi quần thể

F

Trọng lượng của lá đối chứng

Fc

Trọng lượng cuối cùng của lá sau 24 giờ

mx

Sức sinh sản

lx

Tỷ lệ sống qua các tuổi x


n

Số lƣợng cá thể theo dõi

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Ic

Trọng lượng ban đầu của lá

S. exgiua

Sâu keo da láng

Stt

Số thứ tự

T, Tc

Thời gian của thế hệ

TB

Trung bình

TCCS


Tiêu chuẩn cơ sở

TG

Thời gian

To

Nhiệt độ

W

Lượng nước bị mất

vii


TĨM TẮT
Sâu keo da láng là lồi đa thực vì vậy điều tra hiện trạng xuất hành
thông tin về sự luân chuyển phổ ký chủ và diễn biến mật độ của quần thể sâu
keo da láng tại Hà Nội năm 2022 và đi sâu nghiên cứu về đặc điểm sinh vật
họccủa sâu keo da láng là cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 – 7
năm 2022 bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội
điều tra ngẫu nhiên 60 hộ dân được. Điều tra ngoài đồng theo QCVN 0138/2010-BNN&PTNT. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học,
chương trình xử lý thống kê EXCEL, phần mềm IBM SPSS.
Hiện trạng sản xuất hành 2 xã Võng Xuyên và Long Xuyên thuộc
huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Nội. Kết quả cho thấy năng suất hành ở xã Long
Xuyên là 602,9 kg/sào/vụ cao hơn so với năng suất hành ở xã Võng Xuyên
521,4 kg/sào/vụ. Sâu keo da láng, sâu khoang, dòi đục lá và bệnh thối nhũn

hành là sinh vật gây hại quan trọng. Sâu keo da láng hại hành chỉ xuất hiện ở
trên cây ký chủ hành và ngơ và có mật độ cao từ tháng 4 – tháng 7. Mật độ
sâu keo da láng tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng. Các vùng trồng luân
canh su hào - hành và dưa chuột – hành có mật độ sâu trung bình thấp hơn
vùng chun canh hành. Ở nhiệt độ trung bình 24,6 0C; ẩm độ trung bình
78,3% vịng đời của sâu keo da láng trung bình là 32,6 ngày. Số lượng trứng
đẻ đạt cao điểm từ ngày thứ 2-3 sau vũ hóa trung bình một trưởng thành cái sẽ đẻ
được là 112,1- 119,7 quả/cái/ngày. Trưởng thành chủ yếu vũ hóa vào buổi tối
trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 24 giờ (chiếm 29,73%), sau đó đến
khoảng thời gian từ sau 2 giờ đến 4 giờ (24,32%), và 16 giờ đến 20 (chiếm
5,4%) giờ khoảng thời gian từ chiều sau 4 giờ đến 6 giờ là thấp nhất (2,7%)
và sau 6 giờ đến 16 giờ khơng có cá thể nào vũ hóa.

viii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hành lá hay hành hoa (Allium fistulosum) là một trong những loại rau
gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, được trồng nước ta từ lâu
đời. Tính đến năm 2016, điện tích trồng hành ở đồng bằng sơng Hồng 8.993,7
ha và năng suất đạt 152,2 tạ ha với sản lượng đạt 112.582,8 tấn (Tổng cục
Thống kê, 2017).
Cây hành hoa bị nhiều loài sâu, bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng. Trong đó, sâu keo da láng Spodoptera exigua Hubner
(Lep.: Nectuidae) được ghi nhận là một trong các lồi gây hại chính ở nhiều
nơi trên thế giới (CABI, 2021).
Tại Việt Nam, sâu keo da láng được ghi nhận là loài gây hại trên 25
loại cây trồng khác nhau, trong đó có 4 lồi thuộc họ hành tỏi. Hiện nay, tại
các vùng sản xuất hành trên cả nước sâu keo da láng phát sinh và gây hại

nặng. Sâu keo da láng xuất hiện quanh năm với mật độ từ cao đến rất cao, gây
hại nặng cho cây hành hoa tại vùng chuyên canh ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Bắc Ninh.
Sâu keo da láng là lồi đa thực vì vậy thông tin về sự luân chuyển phổ
ký chủ và diễn biến mật độ của quần thể sâu keo da láng các tháng trong năm
ở Việt Nam chưa đầy đủ. Có một vài nghiên cứu ghi nhận sự hiện điện trên
một số loại cây trồng, nghiên cứu chung về đặc điểm sinh vật học trong điều
kiện nhiệt độ và ẩm độ không ổn định, ghi nhận về thành phần thiên địch hay
nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu keo da láng trên cây đậu tương, bông vải,
đậu xanh, hành tây. Vì vậy, việc nghiên cứu về sự luân chuyển phổ ký chủ và
diễn biến mật độ của quần thể sâu keo da láng Spodoptera exigua Hübner là
hết sức cần thiết. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hồ Thị Thu Giang chúng
tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu về hiện trạng sản xuất hành, sự luân
chuyển phổ ký chủ và diễn biến mật độ của quần thể sâu keo da láng hại
hành Spodoptera exigua (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae) tại Hà Nội
năm 2022"
1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở kết quả điều tra hiện trạng sản xuất hành tại Hà Nội, tìm
hiểu nhận thức của nơng dân về sử dụng thuốc trừ sâu trong phòng trừ sâu
keo da láng hại hành, điều tra phổ ký chủ, diễn biến mật độ và một số chỉ tiêu
sinh học cơ bản của sâu keo da láng để từ góp phần đề xuất biện pháp phòng
trừ hiệu quả và các kỹ thuật trong canh tác sản xuất hành theo hướng an toàn.
1.2.2 Yêu cầu:
- Nắm được hiện trạng sản xuất hành tại Hà Nội và sử dụng thuốc trừ
sâu keo da láng hại hành
- Xác định được diễn biến mật độ, phổ ký chủ của sâu keo da láng (sâu

keo da láng) trên cây hành
- Xác định 1 số đặc điểm sinh học của sâu keo da láng hại hành.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGỒI NƯỚC:
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2.1.1. Nghiên cứu sự phân bố của sâu keo da láng
Theo Capinera (2007), sâu keo da láng có nguồn gốc từ Đơng Nam Á,
lần đầu tiên được phát hiện ở Bắc Mỹ vào khoảng năm 1876 ở Oregon.
Chúng đã lan rộng đến Florida rong vòng chưa đầy 50 năm vào năm 1924,
sâu keo da láng chủ yếu tìm thấy ở miền Nam Hoa Kỳ, chúng di chuyển hàng
năm tới Maryl & Colorado và miền Bắc Califonia, trở thành những đợt dịch
hại lớn.
Nhà côn trùng học Ronald FL Mau (2007) cho rằng sâu keo da láng có
phạm vi phân bố rất rộng, chủ yếu ở những vùng có khí hậu khơ nóng, ấm áp
và hiện nay phổ biến ở: Arizona, California, Colorado, Kansas, New Mexico,
Oregon và Hawaii, Kauai, Maui, Oahu…
Theo Waterhouse (1993), sâu keo da láng S. exigua có nguồn gốc ở
Nam châu Mỹ, sau đó phân bố rộng sang Bắc Mỹ, Mexico, châu Phi, châu
Âu, Ấn Độ và Australia. Đây là một trong những lồi cơn trùng hại cây trồng
nơng nghiệp chính tại các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và đã xuất hiện ở hầu
hết các vùng trên thế giới như châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Mỹ, phía nam
châu Âu, đặc biệt là ở châu Mỹ và châu Á (Liburd & cs., 2000).
Commonwealth Agricultural Bureaux (1972) đã ghi nhận sâu keo S.
exigua có mặt ở 67 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu điều
tra sau đó cho thấy lồi này đã có phân bố ở nước thuộc nhiều vùng trên thế
giới. Vùng phân bố của nó được mở rộng lên phía bắc châu Âu (Na Uy, Phần

an, Thụy Điển, ...) và Nam Mỹ (Brazil, Bolivia, Chile, ...). Nhiều nghiên cứu
cho thấy sự phân bố về vị trí địa lý của sâu keo da láng S. exigua thay đổi từ
57 vĩ độ bắc đến 45 vĩ độ nam. Nhưng, trưởng thành sâu keo da láng S.
exigua đã được ghi nhận bằng bẫy ánh sáng theo dõi ở nhiều năm tại Sotkamo
3


(64,13°N) thuộc Phần Lan (Mikkola, 1970). Do đó, sự phân bố địa lý của sâu
keo da láng S. exigua được thay đổi lại từ 64°N đến 45°S (CABI, 2021).
Vào những năm 1980 và 1990, sâu keo da láng S. exigua đã trở thành
loài sâu hại nghiêm trọng thứ hai trên cây bông vải trồng ở Alabama, Georgia,
Louisiana, Mississippi và Texas của Mỹ (Burris & cs., 1994; Douce & cs;
Huffman, 1996; Layton 1994; Summy & cs., 1996). Loài sâu hại này đã bùng
phát thành dịch, tàn phá nặng trên cây bông vải ở Texas vào năm 1995 trên
diện tích hơn 1.200.000 ha, trong đó khoảng 480.000 ha được áp dụng các
biện pháp dập dịch với chi phí trên triệu USD (Huffman, 1996). Trong năm
1998 có khoảng 2.040.000 ha diện tích bơng vải trồng ở Mỹ đã bị sâu keo da
láng S. exigua xâm nhiễm gây hại nặng và làm thiệt hại khoảng 19,2 triệu
USD (William, 1999). Các vùng trồng đậu tương ở Georgia (Mỹ) năm 1988
cũng bị loài sâu hại này tấn công và đã phải tiến hành các biện pháp phịng trừ
trên diện tích 15.000 ha với chi phí là 558.000 USD và sản lượng đậu tương
bị mất là 272 tấn (Adams & cs., 1989).
Ở Malaysia, sâu keo da láng gây hại nhiều trên cánh đồng trồng rau cải
bắp, đậu cơ ve, cải bó xơi, rau cần tây và cánh đồng trồng hoa cẩm chướng
với các giống hoa màu hồng, tím và đỏ ở cao nguyên Cameron, Pahang,
Malaysia (Azidah, 2008)
2.1.2. Phân bố và tập tính di cư của sâu keo da láng
Phân bố địa lý là một trong những đặc điểm chính của cơn trùng, và
được coi là cơ sở để phân tích nguồn dân cư, đặc biệt là đối tượng xâm hại và
các loài bùng phát. S. exigua được coi là dịch hại bùng phát trên toàn thế giới

phân bổ. Khả năng di cư của nó góp phần đáng kể vào việc bùng phát dân số
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng dân số theo địa lý (French, 1969;
Mikkola, 1970; Kimura, 1991; Feng & cs, 2003). Mô tả khái quát cũ hơn liên
quan đến phân phối của S. exigua trên thế giới được xuất bản bởi
Commonwealth Agricultural Bureaux (CABI, 2020). Họ báo cáo rằng S.
4


exigua phân bố ở 67 quốc gia trên thế giới, khoảng 70% trong số đó được ghi
nhận ở Châu Phi và Châu Á.
Sâu keo da láng hiện nay đã tăng lên 101 các nước trên thế giới. Phần
lớn sự mở rộng ở các khu vực địa lý chủ yếu là ở Bắc Âu ( Na Uy, Phần Lan,
Thụy Điển, v.v.) và Nam Mỹ (Brazil, Bolivia, Chile, v.v.).
Tập tính di cư là sự di chuyển qua lại theo mùa của các quần thể giữa
các vùng có điều kiện thuận lợi hoặc khơng thuận lợi xen kẽ (bao gồm một
vùng trong đó sinh sản xảy ra) (Dingle & Drake, 2007
2.1.3. Phạm vi ký chủ
Cây ký chủ đóng vai trị quan trọng trong sự trong quần thể và bùng
phát số lượng của các lồi cơn trùng đa thực nói chung và sâu keo da láng S.
exigua nói riêng. Sâu keo da láng có phạm vi cây thức ăn rộng, phát sinh gây
hại mạnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là trên cây rau và nhiều
loại cây hoa. Phổ cây thức ăn của nó gồm hơn 9 lồi cây thuộc 8 họ thực vật
khác nhau như cây bông vải, cà chua, cà rốt, cải bắp, cải củ, cỏ linh lăng, củ
cải đường, dưa hấu, đay, đậu cô ve, đậu hà lan, đậu tương, hành, hoa hồng,
hướng dương, khoai tây, khoai lang, lạc, lúa mỳ, ngô, măng tây, súp lơ, thuốc
lá, tỏi, vừng, các cây thuộc chi Citrus,v.v…(Abdullah & cs., 2000; Idris &
Emelia, 2001; Bradshaw, 2012).
Trong đó, một số loại rau dễ bị lồi sâu hại này tấn cơng và gây hại
nặng như măng tây, các loại đậu (đậu bắp, đậu đũa, đậu hà lan), cải củ, cải củ
đỏ, củ cải đường, súplơ xanh, cải bắp, súp lơ trắng, cà tím, hành, xà lách, ớt,

cà chua, cần tây, khoai lang, khoai tây, bó xơi, hướng dương,..Ngồi ra, nó
cũng thường xun gây hại cho các loại cây trồng khác như mướp, ngô, cao
lương, cỏ linh lăng, bơng vải, lạc, đậu tương, mía, lúa mì, thuốc lá. Có một số
lồi cỏ dại rất thích hợp cho sự phát triển của sâu non sâu keo da láng như
Chenopodium album, Verbascum sp., Amaranthus spp., Portulaca spp.,

5


Salsola kali, Parthenium sp. và Tidestromia sp. (Capinera, 1999; Greenberg
& cs., 2001; Farahani & cs., 2012).
Soumia & cs(2020) đã nghiên cứu về sâu keo da láng Spodoptera
exigua Hubner (Lepidoptera: Noctuidae), lồi mà gần đây gây hại cho bơng,
cà chua, bắp cải, ớt, đậu xanh và cỏ linh lăng ở Ấn Độ và Hoa Kỳ, hiện đã đạt
được tình trạng sâu bệnh nghiêm trọng và đã gây thiệt hại nặng nề về sản xuất
hành tây welsh (Allium fistulosum) ở Nhật Bản, Việt Nam và các nước châu
Á khác. Trước đây, dịch hại này đã tấn công hành tây (Allium cepa) ở một số
vùng của Maharashtra, nhưng gần đây một sự xâm nhập nghiêm trọng của
loài gây hại này đã được ghi nhận trên củ, cây hạt và các thử nghiệm thử
nghiệm tại ICAR-Tổng cục Nghiên cứu Hành và Tỏi (DOGR), Pune , Ấn Độ,
trong thời gian 2017. Sâu bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2017
và nặng lên nhanh chóng bất kể giai đoạn vụ mùa và gây hại nặng trong tuần
đầu tiên của tháng 4 năm 2017. Trong thời kỳ cao điểm xâm nhiễm, ấu trùng
di cư từ ruộng này sang ruộng khác cũng được chú ý. Điều kiện khí hậu thuận
lợi cũng có thể là ngun nhân cho sự bùng phát của lồi cơn trùng gây hại
khét tiếng này. Theo dõi thường xuyên hành tây trong năm 2017, đối với sự
xuất hiện của S. exigua, cho thấy sâu bệnh này bị rụng lá nghiêm trọng tại
trang trại thử nghiệm ở ICAR-DOGR, Pune.
2.1.4. Đặc điểm hình thái sâu keo da láng
Capinera, & cs.(2007) đã nghiên cứu rất chi tiết các pha phát dục

của sâu xanh da láng. Trứng được đẻ thành từng ổ, mỗi ổ có từ 50 - 150
quả trứng, được phủ một lớp lông màu trắng. Trong điều kiện bình thường,
một con trưởng thành cái có thể đẻ khoảng 300 - 600 trứng. Trứng thường
được đẻ trên cọng lá hành, thân hành, có màu hơi xanh đến trắng trong, hình
cầu. Trứng nở sau 2 - 3 ngày khi thời tiết ấm.

6


Nhộng nằm ở trong đất, màu sắc chuyển từ nâu sáng sang nâu đỏ.
Nhộng có chiều dài khoảng 9 - 15 mm, thời gian phát dục của nhộng trung
bình là 6 - 7 ngày trong thời tiết ấm.
Trưởng thành của sâu keo da láng trên hành hoa nhỏ hơn so với trên
các loại cây trồng khác. Thân và cánh khi mới nở có màu xám bạc, về sau
chuyển sang màu hơi xám nâu và có một đốm sáng ở gần trung tâm cánh. Sải
cánh rộng 25 - 30 mm, chiều dài thân từ 17.5 - 25.4 mm.
2.1.5. Đánh giá sức ăn của sâu non:
Theo phương pháp của Ratna & cs (2014), các chỉ tiêu về sinh học
(bảng sống) theo độ tuổi, về khả năng sống sót và sự lột xác thêm của sâu keo
da láng, Spodoptera exigua (Hübner), được xác định ở tám nhiệt độ không đổi
là 12, 15, 20, 25, 30, 33, 34 và 36 °C với một biến thiên 0,5°C trên lá củ cải
đường. Khơng có sự phát triển nào được quan sát thấy ở 12 và 36 ° C. Tỷ lệ
sống sót của các giai đoạn trước trưởng thành cao hơn ở 25°C so với các nhiệt
độ khác. Giá trị cao nhất (0,276 d -1) và thấp nhất (0,149 d-1). Tỷ lệ gia tăng
tự nhiên (r) được quan sát lần lượt ở 30°C và 20°C. Mặc dù giá trị cao nhất
của tỷ lệ sinh sản là 25°C (377,7 con cái ở 25°C và 127,4 con cái ở 30°C), giá
trị cao nhất của r là ở 30 °C, điều này cho thấy tầm quan trọng của thời gian
phát triển ngắn hơn ở 30oC là 16,9 ngày và 27,2 ngày ở 25°C. Mối quan hệ
giữa nhiệt độ và r được mơ hình hóa bằng mơ hình Lactin 2. Ngưỡng nhiệt độ
thấp hơn, ngưỡng nhiệt độ trên và nhiệt độ tối ưu cho r được ước tính lần lượt

là 13,1°C, 32,2°C và 34,1°C. Thời gian phát triển giảm đáng kể khi nhiệt độ
tăng, với thời gian phát dục trung bình dài nhất (35,9 ngày) và ngắn nhất
(15,1 ngày) lần lượt ở 20 và 33°C
2.1.6 Điều tra về nông dân.
Basuki (2011) cho biết dịch hại chính đang trở thành vấn đề đối với
nông dân trồng hẹ ở Brebes và Cirebon là sâu hành (Spodoptera exigua),
trong khi dịch hại tiềm ẩn là S. mauritia, và dịch hại ít quan trọng hơn là
7


Liriomyza spp. Nơng dân ở Brebes và Cirebon có kiến thức hạn chế về việc
lựa chọn các loại thuốc trừ sâu thích hợp để kiểm sốt sâu bướm hành tây.
Các nguồn thơng tin chính được nơng dân ở Brebes và Cirebon sử dụng để
chọn thuốc diệt côn trùng hiệu quả là những nông dân hoặc chủ cửa hàng
thuốc bảo vệ thực vật. Các chỉ số chính được nơng dân sử dụng để đánh giá
hiệu quả của thuốc trừ sâu S. exigua là: (1) sâu keo chết; (2) sâu keo không
muốn ăn; (3) thiệt hại về cây trồng do sâu keo không tăng; và (4) trứng của
sâu keo không nở.
Sử dụng chuyên sâu thuốc trừ sâu bằng cách phun thường xuyên sử
dụng cơng thức có nồng độ cao, tức là 150-200% nồng độ khuyến cáo và
khoảng thời gian phun ngắn 1-2 ngày đã được nông dân ở Brebes và Cirebon
áp dụng để kiểm soát S. exigua. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của hầu hết nơng
dân ở Brebes và Cirebon ít hiệu quả hơn vì các lồi gây hại, đặc biệt là S.
exigua đã kháng một số loại thuốc trừ sâu mà nông dân sử dụng và thuốc trừ
sâu được sử dụng là hỗn hợp của hai hoặc nhiều loại thuốc trừ sâu đối kháng.
Cần phát triển một hệ thống cung cấp thông tin cho nông dân về các loại
thuốc trừ sâu hiệu quả để kiểm soát S. exigua.
Nghiên cứu các thành phần kiểm soát S. exigua phù hợp với nhu cầu
của nông dân trồng hẹ: (1) lựa chọn các loại thuốc trừ sâu hiệu quả đối với S.
exigua; (2) lựa chọn thuốc trừ sâu ngăn chặn trứng S. exigua nở; và (3) nghiên

cứu thu được hỗn hợp thuốc trừ sâu gồm 2-3 loại thuốc trừ sâu có tác dụng
hiệp đồng.
2.1.7. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học
2.1.7.1. Tập tính hoạt động sống
Trưởng thành cần được ăn thêm sau khi vũ hóa. Trưởng thành ban ngày
ẩn nấp sau các cọng hành, cành khô, giao phối và đẻ trứng vào ban đêm.
Trưởng thành bắt cặp giao phối ngay sau vũ hóa. Hầu hết trưởng thành có thể
giao phối trong đêm đầu tiên. Tỷ lệ giao phối trong ba đêm đầu tiên tương đối
8


cao và giảm đáng kể sau đêm thứ tư (Heppner, 1998). Hoạt động giao phối
diễn ra từ giờ 15 đến 5 giờ 30 và nhiều nhất từ 1 giờ 30 đến 2 giờ 30 và 3 giờ
đến 4 giờ. Thời gian một lần giao phối kéo dài 30 - 60 phút, hoặc 60 - 90 phút
và một số trường hợp kéo dài hơn 180 phút. Thời gian giao phối liên quan tới
độ tuổi của trưởng thành, những trưởng thành mới vũ hóa có thời gian giao
phối ngắn hơn. Trưởng thành có thể giao phối nhiều lần. Một trưởng thành
đực có thể giao phối trung bình là với 5 trưởng thành cái (1-11 trưởng thành
cái). Tương tự, một trưởng thành cái cũng có thể giao phối với nhiều trưởng
thành đực (Luo & cs., 2003). Trên cây hành, trưởng thành cái thường đẻ trứng
trên dọc lá và thân cây hành (Ronal & cs., 2007; CABI, 2021). Trên các cây
trồng khác, trưởng thành cái thường thích đẻ trứng trên ngọn cây và lá hơn là
đẻ trứng trên thân và cuống lá, có tới 89,04% số trứng được đẻ trên lá (Azidah
& Sofian-Azirun, 2006). Trứng được đẻ ở mặt dưới lá và đẻ bên trong tán cây
(Sappington & cs., 2001).
Khứu giác của trưởng thành sâu keo da láng S. exigua tương đối phát
triển. Chúng có thể dị theo các hợp chất bay hơi để tìm đến cây kí chủ.
Chúng bị hấp dẫn bởi các hợp chất bay hơi tiết ra từ những cây khỏe mạnh
hơn so với những cây đã bị hại. Trên cây hoa hồng, tỷ lệ trứng được đẻ trên
cây khỏe cao gấp 6 lần so với trên cây bị nhiễm nấm phấn trắng (Yang & cs.,

2013). Trưởng thành cái có tính lựa chọn kí chủ để đẻ trứng. Cây kí chủ có
hàm lượng nitơ cao thường rất được ưa thích hơn trong lựa chọn nơi đẻ trứng
(Chen & cs.,2008). Trưởng thành cái thích đẻ trứng trên cây hẹ nhất, sau đó
đến các cây đậu đũa, ớt, cải bắp và đậu bắp (Azidah & Sofian-Azirun, 2006).
Sau khi nở, sâu non ăn vỏ trứng. Sâu non tuổi nhỏ sống tập trung thành
từng ổ trong khoảng 5 ngày. Sâu non tuổi 1, tuổi 2 có tập tính nhả tơ bng
mình đu đưa để phát tán nhờ gió. Sâu non từ tuổi 3 trở đi mới di chuyển sang
các phần khác của cây sống riêng rẽ. Sâu non có thể ăn thịt đồng loăi, đặc biệt
là khi thức ăn có hàm lượng nitơ thấp (Ronal & cs., 2007). Theo Bradshaw
9


(2012), vào ban ngày, nhất là ngày nắng nóng, sâu non thường ẩn nấp ở
những chỗ khuất trên cây. Sâu non tuổi chưa có tính lựa chọn cây kí chủ,
nhưng sâu non tuổi bị hấp dẫn bởi những cây kí chủ có hàm lượng nitơ cao và
dễ hấp thụ. Do vậy, sâu non bị cỏ sam hấp dẫn vì lồi cỏ này có nhiều gốc
axít amin tự do dễ hấp thụ (Showler, 2001).
Khi đẫy sức, sâu non chui xuống đất làm một kén bằng đất để
hóa nhộng.
Nghiên cứu trên đồng ruộng chỉ ra rằng vị trí hóa nhộng thường được
tìm thấy ở ngay lớp đất có độ sâu 0-3 cm phía dưới tán cây kí chủ và cấu trúc
đất ảnh hưởng tới sự ưa thích nơi hóa nhộng của sâu non. Trong lớp đất ở độ
sâu 1,1 -2,0 cm có nhiều nhộng nhất, nhưng đơi khi nhộng cịn được tìm thấy
ở độ sâu 4,1-5,0 cm (Greenberg & cs., 2001; Ronal & cs., 2007; Zheng & cs.,
2011)
2.1.7.2. Thời gian phát triển các pha và vòng đời
Thời gian phát triển pha trứng của sâu keo da láng không giống nhau
trong các công trình nghiên cứu khác nhau. Theo Azidah & Sofian-Azirun
(2006) và Ronal & cs. (2007), trứng nở sau 5-7 ngày ở điều kiện thời tiết ấm.
Còn theo Capinera (1999), thời gian phát triển của pha trứng kéo dài 2-3

ngày.
Số tuổi của pha sâu non sâu keo da láng rất khác nhau trong các nghiên
cứu. Azidah & Sofian-Azirun (2006) và Ronal & cs. (2007) đã chỉ ra rằng sâu
non sâu keo da láng có 5-8 tuổi. Theo Chen & cs. (2008), sâu non thường có
5-6 tuổi. Trên cây bơng vải sâu non sâu keo da láng có 5-6 tuổi.
Thời gian pha sâu non ngắn nhất kéo dài khoảng 6 ngày trong các tháng
mùa hè (Azidah & Sofian-Azirun, 2006; Ronal & cs., 2007). Theo Knowles
(1998), thời gian phát triển pha sâu non phụ thuộc vào nhiệt độ, biến động từ
18 đến 14 ngày.

10


Thời gian pha nhộng trung bình khoảng 6-7 ngày trong các tháng mùa
hè (Azidah & Sofian-Azirun, 2006; Ronal & cs., 2007) hoặc thường kéo dài
5-6 ngày (Idris & Emelia, 2001). Kết quả của Knowles (1998) và Zheng & cs
(2011) cho thấy trong điều kiện thời tiết ấm áp thời gian pha nhộng biến động
hơn, kéo dài từ 5 ngày đến 8 ngày.
Sâu keo da láng phát sinh liên tục ở nhiều khu vực có khí hậu ấm áp
trên thế giới. Ở một vài vùng có khí hậu lạnh, sâu keo da láng không phát sinh
liên tục phải qua đông. Một số nghiên cứu cho thấy sâu non sâu keo da láng
không chịu được lạnh. Nhiều nghiên cứu cho rằng pha nhộng là giai đoạn
thích nghi tốt nhất để việc qua đông (Bradshaw, 2012).
Sự qua đông của sâu keo da láng là sự hiện diện của những cá thể
nhộng sống trong mùa đơng.
Trưởng thành bắt đầu đẻ trứng trong vịng - ngày sau vũ hóa (Heppner,
1998). Theo Knowles (1998), thời gian vòng đời của sâu keo da láng từ 21
đến 35 ngày. Mỗi năm thường có 5 thế hệ hoặc nhiều hơn. Nghiên cứu trên
cây bông vải đã chỉ ra rằng sâu keo da láng phải cần 25-30 ngày để phát triển
từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ mùa hè, một năm có thể hồn thành hơn

4 thế hệ (Ronal & cs., 2007).
2.1.7.3. Sức sinh sản và tuổi thọ của trưởng thành
Thời gian đẻ trứng kéo dài 3-8 ngày. Một trưởng thành cái có thể đẻ
được 300-1.500 trứng, phụ thuộc vào điều kiện phát triển và thế hệ của chúng
(Heppner, 1998; Ronal & cs., 2007; Wu & cs., CABI, 2021). Nghiên cứu của
Sappington & cs. (2001) cho thấy sức đẻ trứng của trưởng thành cái bị ảnh
hưởng bởi thức ăn của chúng. Nếu được ăn thêm, sức đẻ trứng của trưởng
thành cái đạt khoảng 948,4 trứng/cái, nhưng không được ăn thêm, sức đẻ
trứng giảm chỉ còn 268,2 trứng cái (Ma & cs., 2000). Trưởng thành cái vũ hóa
từ sâu non ăn thịt đồng loại đẻ trứng nhiều hơn trưởng thành cái vũ hóa từ sâu
non chỉ ăn thực vật.
11


Cây thức ăn ảnh hưởng rất rõ đến sức đẻ trứng của trưởng thành cái sâu
keo da láng S. exigua. Nhiều nghiên cứu cho thấy sức đẻ trứng của một
trưởng thành cái sâu keo da láng rất thay đổi phụ thuộc vào cây thức ăn mà
pha sâu non sử dụng. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái phát triển từ sâu non
sống trên các giống đậu tương khác nhau cũng không giống nhau: ở 25°C và
60% ẩm độ, sức đẻ trứng hàng ngày của trưởng thành cái cao nhất ở đậu
tương giống M9 (102,38 trứng/cái/ngày) và thấp nhất trên giống Hill (75,87
trứng/cái/ngày). Sức đẻ trứng của mỗi trưởng thành cái trong thời gian sống
của chúng cao nhất trên đậu tương giống 033 (1156, trứng/cái) và thấp nhất
trên giống M7 (841,68 trứng/cái) (Mehrkhou & cs., 2010). Cũng theo tác giả
này, trưởng thành cái vũ hóa từ sâu non ăn thịt đồng loại đẻ trứng nhiều hơn
trưởng thành cái vũ hóa từ sâu non chỉ ăn thực vật.
Thời gian sống của trưởng thành cái kéo dài 7- 4 ngày, của trưởng
thành đực là 7-11 ngày (Farahani & cs., 2012).
Theo Heppner (1998), sau vũ hóa 9 -10 ngày thì trưởng thành chết.
Tuổi thọ của trưởng thành cái dài nhất là 17 ngày khi chúng được ăn thêm

mật ong (Tisdale & Sappington, 2001).
2.1.8 Diễn biến mật độ và tỷ lệ gây hại của sâu keo da láng.
Arulkumar & cs (2017) nghiên cứu cho thấy thiệt hại do S. exigua gây ra
là khác nhau đáng kể ở 5 vùng. Thiệt hại trung bình cao nhất là 25,01% được
ghi nhận ở Thadagoundanpatti, tiếp theo là 19,48% ở Periya Ilanthaikulam.
Thiệt hại ở ba địa điểm còn lại Viz., Kovilur (16,63%), Kuttimeikampatti
(15,89%) và Kondayampatti (15,72%) ngang bằng với nhau. Trong số các giai
đoạn quan sát khác nhau, tối đa 33,4% thiệt hại đã được nhận thấy trong tuần
thứ tư của tháng 10 năm 2014 ở Thadagoundanpatti, trong khi tối thiểu 8,5%
được nhận thấy trong tuần thứ hai của tháng 8 năm 2014 ở Kondayampatti. Tỷ
lệ thiệt hại trung bình trong mùa thứ hai dao động từ 12,08 đến 15,30 và khác
nhau đáng kể ở tất cả các vùng.
12


Giữa các giai đoạn, tối đa 22,2% thiệt hại đã được nhận thấy trong tuần
đầu tiên của tháng 2 năm 2015 ở Thadagoundanpatti, trong khi tối thiểu 7,1%
được nhận thấy trong tuần thứ ba của tháng 4 năm 2015 ở Kovilur. S. exigua
gây hại tăng đều trong mùa mưa từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10 năm 2014.
Các phát hiện hiện tại phù hợp với Kasan & cs., Monobrullah & cs., những
người đã quan sát thấy tỷ lệ nhiễm Spodoptera sp. trên bắp cải tăng đều đặn
vào giữa tháng 8 và đạt mức cao nhất vào giữa tháng 10. Trong mùa thứ hai,
tỷ lệ mắc cao nhất của S. exigua (22,2%) đã được quan sát thấy trong tuần đầu
tiên của tháng 2 ở Thodagoundanpatti. Điều này phù hợp với
Selvamuthukumar, đã báo cáo rằng Spodoptera sp. tỷ lệ mắc bệnh cao điểm
đã được nhận thấy trong tuần thứ 6 của tháng 2 ở hành tây.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Phân bố và tác hại của sâu keo da láng
Sâu keo da láng được ghi nhận ở Việt Nam từ năm 1967 trên các cây cà
chua, đậu xanh, khoai tây ở tỉnh Hải Hưng với tên là Laphygma exigua (Viện

Bảo vệ thực vật, 1976). Kết quả điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng ở phía
Nam năm 1977- 1979 cho thấy ở các tỉnh phía Nam sâu keo da láng là loài
gây hại quan trọng trên một số cây trồng như bông vải, hành tây, nho, các loại
cây đậu đỗ (Phạm Văn Lầm, 2006). Tại phía Nam, sâu keo da láng đã tập
trung phá hại, bùng phát số lượng ở các vùng trồng các cây hành tây, hành
hoa, lạc, đậu tương như ở Ninh Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng. Nghiên cứu
trong các năm 2002 - 2004 ở Ninh Thuận cho thấy sâu keo da láng có mặt
trên các cây trồng cạn như bông, nho, ngô, đậu đỗ, hành tỏi, các loại rau, cà
chua, dưa và hoa (Lê Quang Quyến & cs., 2005). Kết quả nghiên cứu năm
2000 cho thấy sâu keo da láng thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng trên
nhiều loại cây rau ở các tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Thuận, Tiền Giang
(Phạm Văn Lầm & cs., 2010).

13


Sâu keo da láng Spodoptera exigua (Hübner) (Lepidoptera: Noctuidae)
được biết đến như một loài gây hại toàn cầu của nhiều loại cây trồng mặc dù
nó có nguồn gốc từ Nam Á (Capinera, 2001). Kháng thuốc trừ sâu là một vấn
đề lớn trong quản lý sâu keo da láng vì nó đã phát triển khả năng kháng nhiều
loại thuốc trừ sâu (Moulton & cs, 2000; Ahmad, M. & Arif, 2010; Lai & Sự,
2011; Su & Sun, 2014). Sâu keo da láng thường là loài gây hại nghiêm trọng
trên hành xứ Wales ở nhiều nước châu Á (Zheng & cs, 2000; Ueno, 2006).
Cuộc khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng sâu keo da láng là một trong những loài
gây hại nặng nhất cho hành Wales ở Việt Nam (Ueno, 2006). Tuy nhiên, đặc
điểm sinh học của sâu keo da láng trong Các cánh đồng trồng hành ở xứ
Wales và mức độ thiệt hại do sâu bọ gây ra vẫn chưa được kiểm tra đầy đủ ở
Việt Nam và các quận Đông Nam Á khác.
2.2.2. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái
Đặc điểm hình thái các pha của sâu keo da láng đã được một số tài liệu

(Nguyễn Văn Đĩnh & cs., 2012).
Nguyễn Văn Đĩnh & cs. (2012) đã nghiên cứu về đặc điểm hình thái
các pha: trứng có hình trịn, mới đẻ có màu xanh đọt chuối sau có màu trắng
đục; sâu non có 5 tuổi, từ tuổi đến tuổi có màu xanh lá cây sang tuổi 4 có màu
vàng xanh, tuổi 4, tuổi 5 có dạng màu sắc trên cơ thể: dạng màu nâu hồng và
màu xanh đọt chuối, cả dạng đều có da bóng. Nhộng khi mới hóa nhộng có
màu vàng xanh sau có màu nâu đỏ, nhộng sắp vũ hóa có màu nâu đen.
Trưởng thành có đầu màu xám, mắt kép to, râu đầu hình sợi chỉ.
2.2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học
2.2.3.1. Tập tính hoạt động sống
Trưởng thành sâu keo da láng hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Đêm
thứ hai sau khi vũ hóa, trưởng thành bắt đầu bắt cặp và sau đó vài giờ trưởng
thành cái bắt đầu đẻ trứng. Sau khi nở từ trứng, sâu non sống tập trung quanh
ổ trứng, ăn phần diệp lục của lá chừa lại lớp biểu bì trắng. Sâu non cuối tuổi
14


bắt đầu phân tán sang các lá lân cận với lá có ổ trứng ban đầu. Sâu non tuổi 2
ăn thủng lá thành những lỗ nhỏ và có tập quán nhả tơ bng mình xuống đất
khi bị động. Sâu non tuổi 3 ăn phá mạnh nhất, cắn lá thành những lỗ to. Sâu
non ở tuổi lớn khi bị động không nhả tơ trốn như sâu non tuổi nhỏ, thường co
mình rơi xuống đất hay rơi xuống lá bên dưới để trốn. Sâu non đẫy sức hoá
nhộng trong đất, nhộng được bao bọc bởi kén bằng đất (Nguyễn Văn Đĩnh &
cs., 2012).
Theo Nguyễn Thị Hương (2017) đã theo dõi thời điểm ưa thích đẻ
trứng của trưởng thành cái S. exigua. Kết quả cho thấy ở điều kiện nhiệt độ
250C, ẩm độ 65 %, trưởng thành cái sau vũ hóa bắt cặp và đẻ trứng sau đó
khoảng 2 ngày. Trứng thường được đẻ thành từng ổ theo chiều dọc của lá
hành. Trứng được đẻ trứng cả vào ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, phần lớn
chúng ưa đẻ trứng vào thời gian ban đêm. Trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối

hôm trước đến 6 giờ sáng hơm sau, có khoảng 90% số trưởng thành cái được
theo dõi đẻ trứng (9/10 trưởng thành cái đẻ trứng). Thời gian từ 6 giờ sáng
đến 8 giờ tối chỉ quan sát thấy có 10% số trưởng thành cái được theo dõi đẻ
trứng (1/10 trưởng thành cái đẻ trứng)
2.2.3.2. Thời gian phát triển các pha và vòng đời
Thời gian phát triển của trứng từ 2 - 5 ngày (Nguyễn Thị Thu Cúc,
1999; Chi cục Bảo vệ thực vật Tp. Hồ Chí Minh, 2010).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (1999), sâu non có 5 tuổi. Thời gian phát
triển của pha sâu non kéo dài 10-9 ngày. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tp.
Hồ Chí Minh (2010), thời gian phát triển của pha sâu non kéo dài hơn và là
15-20 ngày. Nghiên cứu tại Nha Hố cho thấy sâu non có 5 hoặc 6 tuổi với thời
gian là 7-13 ngày (Nguyễn Hữu Bình & Phạm Hữu Nhượng, 1997).
Thời gian phát triển pha nhộng biến động từ 5-7 ngày hoặc từ 6 đến 12
ngày (Nguyễn Hữu Bình & Phạm Hữu Nhượng, 1997; Nguyễn Thị Thu Cúc,
1999; Chi cục Bảo vệ thực vật Tp. Hồ Chí Minh).
15


Thời gian trước đẻ trứng khoảng ngày. Thời gian vòng đời của sâu keo
da láng kéo dài trung bình từ 19 ngày đến 30 ngày (Nguyễn Thị Thu Cúc,
1999; Chi cục Bảo vệ thực vật Tp. Hồ Chí Minh,). Nghiên cứu tại Nha Hố,
thời gian vòng đời của sâu keo da láng kéo dài trung bình 27,3 ngày. Trong
điều kiện ở tỉnh Ninh Thuận, mỗi năm sâu keo da láng có thể hồn thành
khoảng 6 lứa, thời gian mỗi lứa kéo dài 16-44 ngày (Nguyễn Hữu Bình &
Phạm Hữu Nhượng, 1997).
Nuôi sâu keo da láng bằng thức ăn bán tổng hợp được tiến hành ở trong
phịng thí nghiệm tại Viện Bảo vệ thực vật trong các năm 1990 -1995. Trong
công trình này khơng chỉ ra thời gian phát triển cá thể của các pha, nhưng cho
thấy với thức ăn bán tổng hợp sâu keo da láng có thời gian vịng đời khoảng
30-45 ngày (Nguyễn Đậu Tồn & Trần Đình Phả, 1996).

2.2.3.3. Sức sinh sản và tuổi thọ của trưởng thành
Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 16,7oC và ẩm độ trung bình 82%,
sức đẻ trứng của trưởng thành cái ở thế hệ thứ nhất đạt 938,5 trứng cái và ở
thế hệ thứ là 701 trứng cái (Nguyễn Hữu Bình & Phạm Hữu Nhượng, 1997).
Sức đẻ trứng trung bình 353,5 trứng cái (302-432 trứng cái) (Nguyễn Văn
Đĩnh & cs., 2012).
Theo Nguyễn Hữu Bình, Phạm Hữu Nhượng (1997), ở điều kiện phịng
thí nghiệm nuôi bằng thức ăn nhân tạo, trưởng thành sâu keo da láng sống
được 4-5 ngày.
2.2.3.4. Phạm vi ký chủ
Sâu keo da láng là lồi đa thực có phổ kí chủ rộng, gây hại nhiều loại
cây trồng như bông vải, cà chua, cà rốt, cải ăn lá, cải bắp, cải bẹ, cải xanh, cần
tây, dưa chuột, 30 dưa hấu, đậu n quả, đậu bắp, đậu đỗ, đậu đũa, đậu tương,
đậu xanh, hành các loại (Allium cepa, A. escalonicum, A. sativum,
schoenoprasum), lạc, mồng tơi, mướp đắng, ngô, nho, ớt, su hào, súp lơ, tỏi,
xà lách, một số cây cảnh và cây hoa, cỏ tam lang (Nguyễn Thị Thu Cúc & cs.,
16


×