Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Những thủ thuật nhằm nâng cao hứng thú và khả năng nghe tiếng anh cho học sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.12 KB, 31 trang )

1

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Đề tài : NHỮNG THỦ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ
VÀ KHẢ NĂNG NGHE TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10
Lĩnh vực (mã)/cấp học: Ngoại ngữ (13)/THPT

Tác giả : NGUYỄN PHƯƠNG MAI
Trình độ chun mơn: Cử nhân sư phạm Tiếng Anh
Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh
Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng

Nam Định, ngày 5 tháng 5 năm 2020


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Nâng cao hứng thú và khả năng nghe Tiếng Anh cho học sinh
lớp 10.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 10 chương trình thí điểm
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 21 tháng 8 năm 2019 đến ngày 20 tháng 6 năm 2020
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Phương Mai
Năm sinh: 1982
Nơi thường trú: Tổ dân phố 5, Thị Trấn Rạng Đơng , Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh
Nam Định.


Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tiếng Anh
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc:Trường THPT C Nghĩa Hưng
Điện thoại:0977 246 586
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng
Địa chỉ: Thị trấn rạng Đông – Nghĩa Hưng – Nam Định
Điện thoại 03503873162


MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN...............................................................1
MỤC LỤC.................................................................................................................1
BÁO CÁO SÁNG KIẾN..........................................................................................2
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.............................2
PHẦN II: MƠ TẢ GIẢI PHÁP..............................................................................4
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.......................................................4
1.1. Mục tiêu tạo ra sáng kiến............................................................................4
1.2 Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến.......................................................4
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.................................................................6
2.1. Một vài kinh nghiệm giúp giáo viên dạy kỹ năng nghe đạt hiệu quả.........6
2.2. Giúp học sinh tìm ra cách học nghe hiệu quả.............................................7
3. Sử dụng tốt, linh hoạt các kỹ thuật trong một tiết dạy kỹ năng nghe.............9
3.1. Warm up (khởi động)..................................................................................9
3.2. Pre-listening techniques...........................................................................12
3.3. While-listening techniques.......................................................................16
3.4. Post listening techniques..........................................................................17
4. Kết hợp luyện nghe vào các tiết dạy kĩ năng khác..........................................20
4.1. Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ sở.................................................................20

4.2. Nhóm kỹ thuật luyện tập trọng tâm.........................................................22
4.3. Nhóm kỹ thuật luyện tập mở rộng............................................................22
PHẦN III: HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI......................................24
1. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................24
2. Hiệu quả về mặt xã hội......................................................................................25
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng......................................................................25
PHẦN IV: CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỂN
..................................................................................................................................26


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 60 quốc gia nói tiếng Anh như là
ngơn ngữ chính , 27 quốc gia nơi mà tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ thứ
2, và rất nhiều quốc gia đang sử dụng tiếng Anh trong mọi giao dịch như hàng
không, giao thương, kinh doanh, du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu... Rõ ràng rằng
khi biết tiếng Anh chúng ta sẽ tự tạo cho mình rất nhiều cơ hội to lớn về việc
làm, về hội nhập và giao lưu với mọi người đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Hiểu được sự cần thiết đó, Bộ Giáo Dục đã đưa mơn Tiếng Anh trở thành
mơn học chính thức và bắt buộc trong các cấp học.. Sách giáo khoa luôn được
đổi mới để không chỉ truyền đạt cho các em về kiến thức mà cịn là cơng cụ hỗ
trợ cho các em về kĩ năng và phẩm chất. Chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất là
sách giáo khoa hiện nay luyện cho học sinh 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trên
những chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến mơi trường
sống trong và ngồi nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho việc dạy và học
tiếng Anh trong nhà trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ thay vì là dạy
từ ngữ như nhiều năm trước đây.
THPT C Nghĩa Hưng là 1 trường vùng nông thôn, lại khá xa trung tâm
nên hầu hết học sinh của chúng tôi đều đến từ gia đình nơng dân và cơng nhân
nên việc để cho con em của họ có điều kiện tốt nhất để tiếp xúc với mơn Tiêng

Anh,và học Tiếng Anh là rất khó. Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ của chúng tôi
luôn trăn trở làm thế nào để cải thiện kết quả học tập môn tiếng anh và quả thực
trong những năm gần đấy kết quả thi THPT Quốc Gia của trường đã có tiến bộ.
Tuy nhiên sau này các em ra cuộc sống muốn có cơng việc tốt, hay muốn được
giao lưu học hỏi kiến thức bao la rộng lớn ngoài kia các em buộc phải có kĩ năng
như là nghe , nói , đọc viết tốt.Thực tế , giáo viên chúng tơi phải đương đầu với
khơng ít khó khăn khi rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là rèn kỹ năng
nghe. Qua một số năm giảng dạy ở trường , tôi nhận thấy hầu hết các em rất
yếu về kỹ năng nghe. Thật khó để các em nghe hiểu nội dung một bài văn hay
đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết nghe học sinh rất chán nản và mêt mỏi cịn giáo viên
rất khó khăn trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã nghe và việc kiểm
tra bài cũ thường khơng dễ dàng gì.
Trước tình hình đó là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh khối 10, đối
tượng đã được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh qua các năm học THCS, bản


thân tôi suy nghĩ thật nhiều làm sao để học sinh có thể nắm vững, nghe hiểu lấy
thơng tin và vận dụng thành thục thơng tin. Trong q trình vừa dạy vừa tìm
hiểu quan sát học sinh, tơi phát hiện việc rèn luyện kỹ năng nghe của học sinh có
rất nhiều vấn đề. Phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường
thấy luyện nghe là khó nhất. Trong lớp học, học sinh thường nói rằng dù trong
bài nghe có rất nhiều từ đã biết nhưng nghe khơng ra. Làm thế nào để giúp học
sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để nghe
hiểu hiệu quả? Do vậy trong quá trình dạy học và dự giờ đồng nghiệp, tơi tự tìm
kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính
khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy, sự suy đốn và tính sáng tạo của học
sinh. Với phạm vi kinh nghiệm nhỏ này tôi mạnh dạn đi sâu vào một vấn đề
“Những thủ thuật nhằm nâng cao hứng thú và khả năng nghe Tiếng Anh
cho học sinh lớp 10”.



PHẦN II: MƠ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Mục tiêu tạo ra sáng kiến
Sáng kiến này nhằm mục đích nghiên cứu các thủ thuật dạy nghe Tiếng Anh
để giúp giáo viên tạo ra được mơi trường học tập tích cực, kích thích tính chủ
động ham học hỏi, khơng ngại khó của học sinh, từ đó để nâng cao trình độ cho
các em. Qua sáng kiến này tôi cũng mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm dạy nghe cho
các đồng nghiệp để cải thiện sự khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh.
1.2 Hiện trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Thực tế, ở trường THPT C Nghĩa Hưng, nếu dạy theo cách truyền thống đó
là giáo viên cho học sinh đọc qua yêu cầu của bài trước khi bật băng cho học
sinh nghe 2 lần. Sau khi nghe xong 2 lượt học sinh thảo luận với bạn về đáp án
trước khi đưa ra câu trả lời của mình. GV cho HS nghe lại để kiểm tra đáp án.
Vấn đề là ở chỗ nếu học sinh đã khơng nghe được thì dù giáo viên có tua đi tua
lại nhiều lần hoc sinh cũng vẫn khơng thể nghe ra đó là từ gì hay vấn đề gì. Bởi
vì có nhiều lĩnh vực học sinh chưa quen nên vốn từ vựng chưa có nên nếu không
được gợi mở vấn đề học sinh không thể nghe ra thơng tin được. Vì thế tiết học
nghe ngày càng trở nên nặng nề, buồn tẻ không cuốn hút được học sinh. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào chúng ta khắc phục được những điểm yếu trên để góp phần
nâng cao chất lượng học kỹ năng nghe, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp,
sử dụng Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, thành thạo trong từng từ, câu, đặc
biệt với học sinh nông thôn như trường tơi.
Trước tiên tơi khảo sát đặc điểm tình hình, sức học, kỹ năng nghe của học
sinh khối 10. Tôi lấy một bài tập nghe của chương trình Tiếng Anh THCS. Tơi
làm một bước thí nghiệm khảo sát đầu năm như sau.
Listen and complete the dialogue
Lan: Hello, Hoa
Hoa: Hi, Lan. You seem (1)………………
Lan: I am. I received a (2)………………….from my friend Nien today.

Hoa: Do I know her?
Lan: I don’t know. I think so. She (3)………….my next door neighbor in Hue.
Hoa: What does she (4)…………….like?
Lan: Oh, she is (5)……………. Here is her (6)…………..


Biểu đồ kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020
20
Lớp 10A2

18

Column1

16
14
12
10
8
6
4
2
0
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


Kém

Hoa: What a (7)………….smile! Was she your (8)………………?
Lan: Oh, no. She wasn’t old (9)…………..to be (10)………….my class.
Keys:
1. happy
2. letter
3. was
4. look
5. beautiful
6. photograph
7. lovely
8. classmate
9. enough
10. in
Kết quả khảo sát đầu năm học 2019-2020 được thể hiện qua bảng và biểu
đồ sau:
Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TT


Lớp

SS

S
L

%

SL

%

S
L

%

S
L

%

S
L

%

1


10A2

38

3

7,9

12

31,
6

18

47,
4

4

10,5
3

1

2,6

2

10A8


36

0

0

8

22,
2

15

41,
7

10

27,8

3

8,3

74

3

4


20

27

33

44,
6

14

19

4

5,4

Tổng

Qua kết quả trên tôi nhận thấy kỹ năng nghe của các em còn nhiều hạn
chế. Các em chưa hiểu được bài, chưa vận dụng được kiến thức mình đã học.
Tơi rất băn khoăn trăn trở, khơng biết làm thế nào để giúp học sinh luyện nghe
tốt Tiếng Anh, giúp các em ham học. Với kinh nghiệm sau 10 năm trực tiếp


giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, tôi đưa ra một số kinh nghiệm sau trong quá trình
dạy cũng như rèn kỹ năng nghe như sau.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Một vài kinh nghiệm giúp giáo viên dạy kỹ năng nghe đạt hiệu quả

Cho học sinh nói về chủ đề trước khi nghe
HS nếu nói tốt thì sẽ nghe tốt bởi vậy giáo viên phải thường xuyên giúp các
em học sinh trong lớp luyện nói nhiều để bổ trợ tốt cho kỹ năng nghe. Bởi vì khi
luyện nói, học sinh sẽ nhớ được các từ vựng, các câu mà các em thường xun
tiếp xúc, chính vì thế học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nghe. Hơn thế nữa,
trong khi nghe, nếu gặp những câu dài, khó nghe thì u cầu mình chỉ cần dừng
lại ở mức độ nghe hiểu và cảm nhận ý nghĩa chính của câu nói, khơng cần phải
nghe rõ tồn bộ các từ trong câu. Đối với những bài tự luận dài mà muốn nghe
hiểu tốt thì phải tập trung đầu óc trong một thời gian dài, phụ thuộc vào khả
năng chịu đựng áp lực của trí não dưới sức ép tâm lý lớn. Nếu q sức thì có thể
chia ra nhiều đoạn nhỏ để nghe rồi sau đó nghe hết lại một lần. Cần tập trung
nghe rõ cách phát âm và ngữ điệu, hiểu trực tiếp bằng Tiếng Anh thì càng tốt,
nếu khó thì có thể liên hệ sang Tiếng Việt. Trước khi nghe GV nên cho học sinh
đọc và hiểu nghĩa những từ mới sẽ xuất hiện trong bài nghe. Ngoài ra GV nên
cho HS hỏi và trả lời về chủ đề mà các em sắp được nghe thông qua tranh. Đó là
sự gợi mở rất tốt cho học sinh.
Chẳng hạn như tiết Listening trang 11 Unit 1: Family life
Giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ trong sách giáo khoa trang 11, rồi
thiết lập ra tình huống của bài nghe: “The chart describes the changes in weekly
hours of basic housework by married men and maried women in the USA
between 1976 and 2012. Can you guess the reasons for the changes?”. Lúc này
giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói bằng cách đưa ra những nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi trong giờ làm việc nhà của đàn ông đã lập gia đình và phụ nữ lập
gia đình. Phần này tôi để cho học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời tự do, tôi sẽ
ghi các câu trả lời ngắn gọn trên bảng.
Các nguyên nhân học sinh có thể đưa ra là:
+ Women are very lazy
+ Men love their wives
+ Men are not the sole breadwinner.
+ Women can earn money as much as men.



+..............................................................
Tiết Listening trang 21 Unit 2: Your body and you
Đầu tiên giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận về các món ăn trong bữa cơm
hàng ngày của gia đình các em bằng cách để cho các em trả lời câu hỏi “What
do you usually have for lunch or dinner ?”. Học sinh sẽ được nói bằng cách liệt
kê một số món mà các em biết như là: fish, meat, egg, rice, beef, milk, juice....
Tiếp theo tôi sẽ để cho các em quan sát và nhận xét về tháp dinh dưỡng ở
phần Activity 2. Ở phần này thì ngay cả học sinh trung bình các em cũng có thể
nói được các câu đơn giản như là:
+ We should do exercise
+ We should eat more vegetable and drink much water
+ We should not eat much meat and beef
+...........................................................................
Việc này chỉ nhằm mục đích khuyến khích các em nói. Tơi chắc chắn
những ý kiến của các em sẽ là nguồn thông tin rất hữu ích giúp các em nghe chỉ
ít phút sau đó có hiệu quả. Có thể nói kỹ năng nói đóng một vai trị quan trọng
trong suốt q trình luyện nghe, càng luyện nói nhiều, thì càng phát triển kỹ
năng nghe tốt.
2.2. Giúp học sinh tìm ra cách học nghe hiệu quả
Cũng giống như các kỹ năng khác, nghe đóng vai trò quan trọng trong việc
lĩnh hội kiến thức Tiếng Anh. Có thể nói nghe khó hơn các kỹ năng khác một
chút, nhưng cũng có nhiều lợi ích hơn. Nếu nghe tốt chúng ta sẽ nâng cao được
khả năng phát âm và kỹ năng chuyện trị của mình. Thơng thường học sinh học
Tiếng Anh luyện nghe bằng cách làm bài tập trong các sách luyện nghe. Tuy
nhiên các bài học trong sách thường không được cập nhật một cách thường
xuyên, do vậy, học sinh khơng có nhiều cơ hội lĩnh hội những kiến thức trong
cuộc sống hiện đại. Tôi cho rằng giáo viên trực tiếp giảng dạy, cần đưa ra cho
học sinh những lời khuyên kịp thời và bổ ích nhất nhằm giúp cho các em có

cách học nghe hiệu quả nhất.
a. Học nghe ngay từ đầu
Khi học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, nên bắt đầu ngay khi
có thể. Bằng cách này, sẽ giúp học sinh làm quen dần với các âm của ngơn ngữ
đó. Vì thế mà việc học phát âm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi mới bắt đầu học


Tiếng Anh, cần tìm đủ các băng thu có cả phiên bản đi kèm. Bất cứ lúc nào
không hiểu một từ trên băng, hãy nhìn vào phiên bản và tra từ đó trên từ điển.
b. Nghe nhiều lần một nội dung
Nghe đi nghe lại cùng một nội dung là một cách tốt. Hướng dẫn học sinh
chọn một đoạn băng thú vị và nghe nhiều lần.
Trong lúc nghe, cố gắng nhớ những câu hữu ích, thậm chí cả đoạn.
Sau đó nhớ lại và tập nói lại các câu đó, cố gắng bắt chước cách phát âm của
người nói. Sau một số lần học sinh sẽ nhận thấy các từ và cụm từ trên băng đã
trở thành một phần của chính mình.
Học sinh sẽ bắt đầu sử dụng chúng trong các câu của riêng mình. Khả năng
phát âm và nghe hiểu của học sinh chắc chắn cũng sẽ khá lên.
c. Nghe hàng ngày
Hướng dẫn cho các em luyện nghe hàng ngày, mỗi ngày luyện nghe chút ít.
Nếu có điều kiện nên trang bị cho mình một máy nghe phù hợp.
Thu và cài sẵn vào máy nghe những đoạn băng Tiếng Anh yêu thích để có
thể nghe bất cứ khi nào có thể.
d. Nghe cái gì?
Giúp học sinh tìm những bài nghe vừa dễ hiểu lại vừa có ý nghĩa với các
em. Lựa chọn tài liệu về những chủ đề phù hợp đảm bảo sự thích thú cho học
sinh. Các em có thể nghe bài hát yêu thích, xem phim bằng tiếng Anh. Với sự
bùng nổ của Internet thì việc rèn luyện kĩ năng nghe kết hợp với sở thích của các
em sẽ làm các em mong đợi được tiếp xúc với Tiếng Anh hàng ngày.
e. Nguyên tắc của kỹ năng nghe

Nghe có lẽ là kỹ năng khó nhất đối với hầu hết người học Tiếng Anh như
một ngôn ngữ thứ hai. Điều quan trọng nhất gíup học sinh cải tiến kỹ năng nghe
là phải nghe thường xuyên. Làm cho học sinh thấy rằng khơng chỉ có mình em
là khơng hiểu. Nếu nghe mà vẫn khơng hiểu gì thì cũng đừng vội nản chí hay
thất vọng. Cần định hướng cho học sinh:
- Chấp nhận sự thật rằng mình khơng hiểu gì cả.
- Giữ bình tĩnh khi thấy khơng hiểu gì, thậm chí có thể không hiểu trong một
khoảng thời gian dài.
- Đừng cố gắng dịch chúng sang Tiếng Việt.


- Hãy chú tâm vào ý chính của những gì đang nghe. Đừng tập trung vào chi
tiết cho tới khi đã hiểu ý chính của bài.
3. Sử dụng tốt, linh hoạt các kỹ thuật trong một tiết dạy kỹ năng nghe
3.1. Warm up (khởi động)
Một giờ học nghe sẽ trở nên hiệu quả nếu giáo viên biết cách làm cho bài
nghe trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được học sinh. Một trong những điều
đầu tiên người giáo viên có thể làm là chuẩn bị thật tốt cho hoạt động “Warm
up” (khởi động). Sau đây là một số hoạt động “Warm up” cụ thể mà giáo viên
có thể áp dụng nhằm làm cho giờ học nghe của mình thực sự cuốn hút và hiệu
quả.
a. Đọc truyện
Các mẩu chuyện, nếu có nội dung thú vị và được kể lại một cách chuyên
nghiệp, sẽ thu hút được sự chăm chú của phần lớn học sinh. Do vậy, trước khi
cho học sinh nghe băng, giáo viên nên đọc thật chậm cho học sinh của mình
nghe một mẩu chuyện ngắn có nội dung đơn giản, dễ hiểu. Sau đó, giáo viên có
thể dặt ra một vài câu hỏi có liên quan tới nội dung mẩu chuyện để học sinh trả
lời. Hoặc giáo viên có thể chỉ kể một phần của câu chuyện thơi, sau đó để học
sinh thảo luận và tự đưa ra phần kết của mẩu chuyện. Điều này sẽ làm cho học
sinh cảm thấy rất hứng thú với bài học vì học sinh được nêu lên ý kiến riêng của

mình. Đặc biệt là đối với những học sinh đang còn yếu kém trong việc sử dụng
Tiếng Anh, chúng sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên và vui sướng vì chúng có thể hiểu
được một câu chuyện bằng Tiếng Anh. Từ đó, chúng sẽ có động lực hơn để cố
gắng học tập.
Ví dụ : Trước khi vào tiết listening. Tôi sẽ kể cho học sinh một mẩu truyện ngắn
như sau:
Hoa is my close friend. She is overweight because she likes eating
fastfood and never does exercises. Last week, she had to see the doctor. The
doctor advised her to eat more vegetables and grains.
Sau đó tơi sẽ đặt một số câu hỏi đơn giản cho các em trả lời.
1. What is my close friend’s name?
2. Why is she overweight?
3. What did the doctor advised her ?
b. Hỏi và trả lời


Trước khi bắt đầu giờ học nghe, giáo viên có thể dành ra khoảng từ 5 đến 10
phút để hỏi học sinh một vài câu hỏi có nội dung liên quan tới chủ đề của bài
nghe. Điều này sẽ giúp cho học sinh định hình được chủ đề của bài nghe, từ đó
chúng sẽ hệ thống được kiến thức nền về từ vựng, ngữ pháp liên quan đến chủ
đề bài học, giúp giờ học nghe sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi sau để hỏi học sinh của mình
trong tiết Listening Unit 3: Music
- What is your favourite kind of music?
- What is your favourite singer?
- When do you listen to music?
Các em có thể trả lời:
- My favourite kind of music is pop
- I really like Sơn Tùng MTP
- In my free time

Sau đó giáo viên sẽ dẫn các em vào phần nghe.
Khi trả lời các câu hỏi gợi mở như vậy, học sinh sẽ hình dung được những
việc chúng phải làm, những nội dung chính cần nắm bắt được khi nghe. Hơn
nữa, điều này cịn làm cho khơng khí giữa giáo viên và học sinh trở nên thân
thiện hơn, và quan trọng hơn cả là giúp học sinh có được sự tự tin và hứng thú
để tham gia bài học.
c. Sử dụng tranh ảnh
Trong Tiếng Anh có câu “a picture is worth as a thousand words” (một bức
tranh đáng giá bằng ngàn lời nói) cho ta thấy được tầm quan trọng và hiệu quả
truyền tải thông điệp của các bức tranh. Vậy nên, giáo viên hãy tận dụng triệt để
điểm mạnh đó, bởi tranh ảnh sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, giúp cho
học sinh tham gia bài học một cách say sưa, thích thú hơn.
Ví dụ : Đây là những bức tranh tơi cho các em xem trước khi nghe Unit 4. For
a better community (trang 43). Nhìn tranh, các em sẽ hình dung được việc các
em nên làm để giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn hơn và qua đó góp
phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.


Unit 10: Ecotoursm (trang 53) tôi sẽ cho học sinh xem 1 số bức tranh về
du lịch sinh thái ở đồng bằng sông Mekong Delta. Thông qua việc xem tranh và
thảo luận về những hoạt động mà khách du lịch có thể làm khi đến thăm đồng
bằng sơng Mekong, học sinh sẽ có những thơng tin bổ ích để giúp phần nghe dễ
dàng hơn ít phút sau đó>


Trên đây là ba trong số nhiều
phương pháp mà chúng ta có thể áp dụng cho hoạt động Warm up để chuẩn bị
cho giờ học nghe thật sự hiệu quả.
3.2. Pre-listening techniques
Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp học sinh tập

trung sự chú ý vào chủ đề, đặc biệt là đốn trước các thơng tin của chủ đề được
nghe. Để khắc phục những khó khăn khi nghe trong tiết học, giáo viên cần giới
thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống nội dung có liên quan đến bài nghe, khai thác
xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi ý tò mò, tạo hứng
thú cho các hoạt động của bài.
Cho học sinh nghĩ, đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất
định.
Dạy từ vựng, tuy nhiên lưu ý là không giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh
đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
Cung cấp mục đích nghe, soạn ra các yêu cầu nhiệm vụ và bài tập về nội
dung nghe.
Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan tranh ảnh minh hoạ
kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh gợi ý nội dung sắp nghe.
Tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Nghe
xác định tranh có liên quan sắp xếp theo thứ tự.
Cho học sinh xem tranh hay câu hỏi trong bài tập để đốn ra chủ đề, thơng
tin cần thiết nghe.
Sau đây là một vài thủ thuật chúng ta có thể áp dụng cho phần Pre-Listening
a. True/False statement prediction
- Trong một số giờ nghe, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận và đoán xem
câu là đúng hay sai.


- Học sinh đọc to các câu dự đoán của mình. (T/F).
- Giáo viên khơng nói đúng hay sai.
- Giáo viên đọc bài nghe/hoặc mở băng để học sinh nghe.
- Học sinh nghe và kiểm tra, đánh dấu vào những câu mà các em cho là đúng.
- Học sinh so sánh kết quả với nhau, nếu có sự bất đồng, giáo viên cho học sinh
nghe lại và đi đến thống nhất.
Ví dụ: Activity 3 tiết Listening của Unit 6. Gender equality tôi áp dụng thủ

thuật T/F prediction
1. The speakers begins his talk with gender equality in job opportunities
and age.
2. Wage discrimination affects women negatively.
3. Women work less than men but they earn more.
4. Maried men and women spend about equal amounts of time working, but
women still have to spend more time on house works.
5. Even now women are not allowed to join the army, the police forces or
the fire services.
6. More and more men are now working in jobs that used to be considered
suitable for women only.
- Trước tiên, tôi sẽ cho các em thảo luận với bạn của mình để dự đoán T/F.
- Ghi kết quả các em dự đốn trên bảng và có thể hỏi các em khi các em đưa ra
dự đoán cho mỗi câu : “Why do you think it’s True/ False?” Với câu hỏi này
ngoài việc tránh cho các em trả lời một cách tự phát để lấy phát biểu, các em còn
phải tư duy để đưa ra ý kiến của mình một cách ngắn gọn.
- Với việc làm như trên, tơi có thể dẫn dắt các em chú ý đến những thông tin
quan trọng trong mỗi câu khi nghe.
b. Open prediction
- Giáo viên không cho học sinh bất kỳ câu nào.
- Giáo viên đưa tình huống (set the scene) và yêu cầu học sinh đoán trước một
số điều chúng sẽ được nghe.
- Học sinh viết ra những điều chúng dự đoán.
- Học sinh bắt đầu chú ý vào việc nghe, giáo viên đọc và học đánh dấu vào
những điều mà dự đốn đúng.
Ví dụ : tiết listening Unit 5 : Inventions
Sau khi cho học sinh xem bức tranh về flying car :


Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh dự đoán “ benefits of the flying car”.

Ở bước này tôi cố gắng khuyến khích các em tích cực đưa ra ý kiến của mình.
c. Underlining the key words and phrases
- Giáo viên cho họ sinh thảo luận theo nhóm và yêu cầu học sinh gạch chân
thông tin quan trọng trong mỗi câu.
-Học sinh sẽ nói to phần key words and phrases trong mỗi câu.
-Sau khi gạch chân các key words/ phrases học sinh sẽ được nghe từ 1 đến 2 lần.
Các thông tin các em gạch chân sẽ giúp các em chú ý hơn vào đó khi nghe và
việc nghe sẽ trở nên hiểu quả hơn.
Ví dụ: Để dạy tiết listening Unit 1: Family life: Tôi sẽ áp dụng cách thức
underlining the key words/ phrases cho phần pre-listening.
Listen and decide whether statements are True (T) or False (F)
1. Men’s and women’s roles in the family have become similar.
2. Both men and women now work to contribute to the family finances.
3. According to “ equally shared parenting ” , both men and women have
equal chances for recreation
4. According to “ equally shared parenting ”, the husband’s career is less
important than the wife’s.
5. Family following ‘ equally shared parenting” are happier.
Pre-listening , tiết listening, Unit 4: For a better community cũng sẽ được áp
dụng theo cách trên.
Listen and decide whether statements are True (T) or False (F)
1. Heart to Heart Charity is a non-profit organization.
2. Few children or adults in our community are hungry, cold, sick
nowadays.
3. You can donate food but not clothes.
4. You can’t donate money.


5. You can donate time and work in the office of this organisation.
d. Ordering.

- Giáo viên cho học sinh một số câu hoặc một số bức tranh trên bảng được sắp
xếp lộn xộn.
- Học sinh thảo luận theo cặp, nhóm để đoán trước một trật tự đúng.
- Các câu hoặc là các bức tranh được đánh dấu là a, b, c…..
- Học sinh sắp xếp lại trật tự câu, bức tranh theo logic của câu chuyện thì đánh
dấu là 1-c, 2-a……
- Học sinh so sánh theo từng cặp hoặc từng nhóm.
- Học sinh nghe rồi đánh dấu và sửa lại theo trật tự đúng.
e. Pre-questions
- Giáo viên đưa những câu hỏi trước khi nghe lên bảng. Mỗi câu hỏi hàm chứa
một ý chính trong bài nghe.
- Học sinh đọc và suy nghĩ về những câu hỏi đó.
- Việc đưa ra những câu hỏi định hướng nhằm tập trung sự chú ý của học sinh,
giúp các em tập chung chủ động nghe ngay chứ khơng cịn nghe một cách thụ
động nữa.
- Nghe xong lần đầu học sinh mới trả lời câu hỏi.
Ví dụ : Tiết listening Unit 6: Gender equality
Trước khi nghe tôi sẽ đưa ra câu hỏi để học sinh cùng thảo luận như sau:
“ Do you think that women work less than men but they earn more than men?”
Tiết listening Unit 7 : Cultural diversity
Tơi có thể đặt câu hỏi khi học sinh tìm hiểu về văn hóa của người Amish ở
Pennsylvania, Mỹ như sau:
“ Where do the couple spend the first night, at the bride’s home or at the
groom’s home?”
Tùy mỗi bài mà giáo viên đưa ra câu hỏi để giúp học sinh bắt ngay được ý
chính khi nghe.
3.3. While-listening techniques
Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho học sinh
thực hành kỹ năng nghe tức là qua lời nói rút ra được thông tin cần truyền đạt.
Cho học sinh nghe và làm bài tập, nếu phần trước cho học sinh đoán nội

dung nghe thì ở phần này cho học sinh đối chiếu điều đã nghe với điều đã đoán.


Đối với bài nghe khó giáo viên có thể chia q trình nghe thành bài tập nghe
từ dễ đến khó.
Đối với bài nghe dài có thể dễ hố bài nghe thành các dạng bài tập phù hợp
trình độ của học sinh.
Sau đây là một vài thủ thuật cụ thể:
a. Selecting
Giáo viên cho học sinh xem một bộ tranh trong đó có các bức tranh tương tự
giống nhau, nhưng có vài chỗ khác nhau.
- Giáo viên miêu tả một hoặc hai bức tranh trong số đó
- Các bức tranh được đánh dấu theo số đếm hoặc thứ tự chữ cái.
- Học sinh nghe rồi đánh dấu bức tranh mà giáo viên đang miêu tả.
b. Delibrate Mistaken (Phát hiện lỗi sai)
Giáo viên u cầu học sinh đốn trước xem trong phịng khách có những cái
gì. Rồi giáo viên miêu tả bức tranh. Trong bài đọc giáo viên làm sai vài lỗi. Mỗi
lần học sinh nghe có chỗ sai, thì học sinh giơ tay xin có ý kiến hoặc nói to
“That’s wrong.”
c. Grids
Giáo viên vẽ biểu bảng lên bảng (hoặc giấy to) treo lên bảng, học sinh vẽ
vào vở. Căn cứ vào nội dung ghi trong biểu bảng đó, học sinh nghe chi tiết từng
vấn đề cụ thể, rồi điền vào biểu bảng đó những ý mà học sinh nghe được. Sau đó
học sinh đối chiếu với nhau để kiểm tra các câu trả lời và giáo viên đọc lại hai
hoặc nhiều lần cho đến khi mọi người đều thống nhất ý kiến.
d. Listening and draw
Giáo viên phát cho học sinh những sơ đồ, bản đồ, hoặc một biểu đồ. Học
sinh nghe rồi điền, vẽ, dán vào các sơ đồ đó.
Ví dụ: Giáo viên có thể phát cho từng học sinh sơ đồ một ngơi nhà (bên phải có
một cửa hàng, bên trái có một hiệu sách, đối diện có một bưu điện, gần đó có

một ngơi đền, hoặc cơng viên)
Giáo viên đọc học sinh viết lên các địa điểm này vào từng vị trí mà học sinh
nghe được.
Ngồi những thủ thuật nêu trên giáo viên có thể sử dụng những thủ thuật sau:
+ Defining True – False
+ Check the correct answer


+ Matching
+ Filling in the grip / chart / gap
+ Answering comprehension questions
Ví dụ: Để thực hiện tiết Listening của Unit 9: Preserving the environment
(Activity 4 – Listen and complete the sentences with one or two words from the
task)
Giáo viên cho học sinh lần lượt thảo luận về những hậu quả của sự suy giảm
môi trường sống và tác động của chúng đối với cuộc sống của chúng ta. Các em
có thể dụng ngày ngữ cảnh trong mỗi câu để nói và xác định chức năng của từ /
cụm từ mình cần điền.Sau khi các em đưa ra ý kiến giáo viên sẽ ghi lên trên
bảng rồi cho các em nghe.
Sau đó giáo viên cho các em nghe lại và kiểm tra lại việc đốn của mình, rồi
giáo viên cho các em nghe lần cuối . Giáo viên đưa ra đáp án để học sinh sửa lỗi.
*Keys
1. affected
2. global warming
3. ecosystem
4.health problems
5.control
6.friendly materials
3.4. Post listening techniques
Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm:

- Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thơng tin được nghe theo u cầu
hay khơng và có hồn thành được các hoạt động trong giai đoạn “Whilelistening” hay khơng.
- Tìm ra ngun nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu
được một số phần nào đó trong bài tập nghe.
- Giúp học sinh có cơ hội đánh giá thái độ biểu cảm người thể hiện hội thoại
qua ngữ điệu giao tiếp.
- Dùng bài tập mở rộng theo chủ đề bài nghe dùng kỹ năng bổ trợ thêm để
luyện nghe. Có thể sử dụng một số hoạt động sau:
- Yêu cầu học sinh so sánh bài trả lời của chúng và thảo luận theo đơi hoặc
theo nhóm những gì chúng đã nghe và hiểu.
- Khuyến khích học sinh phản hồi lại những gì mà chúng đã nghe.
Ví dụ: Lúc thích hợp giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi như: Do you
agree? Đồng thời hãy khuyến khích tranh luận bởi điều này sẽ khiến học sinh có
tư duy sâu sắc hơn.


- u cầu từng đơi, nhóm viết một đoạn tóm tắt về ý chính trong bài. Sau
đó, học sinh sẽ so sánh và kiểm tra xem mình đã đưa ra được hết các ý chính
chưa.
- Bật đoạn băng một lần nữa và yêu cầu học sinh nói to “stop” ở đoạn có câu
trả lời mà chúng đã nghe trước đó.
- Đề nghị học sinh ghi ra trong cuốn sổ của chúng những từ mới mà chúng
thấy cần thiết và ghi nhớ.
+ Một số thủ thuật trong giai đoạn này
- Cho đáp án và thông tin phản hồi
- Cho học sinh nhắc hay nói lại một số điều/câu đã nghe. Feed back (Whilelistening)
- Tổ chức cho học sinh nói về mình hay về bạn bằng cách dựa vào thông tin
trong bài nghe.
- Cho học sinh nêu vài nhận xét về kết quả nghe của nhóm.
- Cho học sinh đóng vai thể hiện lại cuộc hội thoại đã nghe.

- Dùng bài tập mở rộng để học sinh có thêm thơng tin của bài nghe.
Tuỳ theo từng tiết cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng một trong những hoạt
động trên.
Tuỳ theo đặc điểm của từng bài giáo viên có thể tiến hành thực hiện quy
trình ba bước luyện nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có
thể giúp các em hình thành và phát triển hứng thú khả năng tập trung, biết sử
dụng thông tin suy đoán điều sẽ nghe. Nhờ vậy học sinh sẽ chủ động và tự tin
hơn khi nghe.
Ví dụ : Activity 5, tiết listening Unit 3. Music
Sau khi học sinh nghe xong, giáo viên sẽ phát phiếu dưới đây cho học sinh,
yêu cầu các em làm việc theo cặp nói về thể loại âm nhạc mà các em u
thích.Các em có thể dựa vào thơng tin trên phiếu để nói cho bạn mình nghe.
YOUR FAVOURITE MUSIC
What is your favourite kind of music?
What are your favourite songs
When you listen to music?
Why do you listen to music?
How do your favourite song affect you?



×