Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

sáng kiến kinh nghiêm khả năng nghe tiếng anh của học sinh ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.4 KB, 18 trang )

Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG TC KT& NV NAM SÀI GÒN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2013 – 2014
A. PHẦN GIỚI THIỆU
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NGHE
TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TCCN TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ
NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN
2. Tên tác giả: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI
3. Tên đơn vị: TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI
GÒN
4. Thời gian thực hiện: từ 01/10/2014 đến 06/12/2014
5. Không gian và thời gian áp dụng:
B. PHẦN NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ, các nhà sử dụng lao động ngày càng chú ý đến
các kỹ năng bổ trợ như ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm khác, do đó, ngoại ngữ mà đặc
biệt là tiếng Anh trở thành một yếu tố quan trọng đối với việc tìm kiếm việc làm của người học
sau khi tốt nghiệp và cũng là kỹ năng bắt buộc đối với học sinh để có thể tốt nghiệp. Đối với học
sinh đang học tập ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, việc học tập và trau dồi kĩ năng sử dụng tiếng
Anh càng là yếu tố quan trọng quyết định cơ hội nghề nghiệp của người học. Đối với học sinh
Trung cấp Chuyên nghiệp (TCCN) nói riêng, kĩ năng ngoại ngữ sẽ là thế mạnh, tạo tính cạnh
tranh so với các sinh viên có bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng.
Với đề án Ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc nâng cao kĩ năng sử dụng
tiếng Anh sẽ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để theo kịp với sự tiến độ của đề án này, Trường
Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn (sau đây gọi tắt là trường Nam Sài Gòn) đã tiến
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
hành đổi mới giáo trình và phương pháp giảng dạy chú trọng vào kĩ năng giao tiếp hơn là kiến


thức ngôn ngữ.
Trong bốn kĩ năng chính của sử dụng ngôn ngữ giao tiếp tiếng Anh, hiện nay, kĩ năng nghe
đang là điểm yếu đối với đa số học sinh TCCN. Vậy mà, nghe lại là kĩ năng then chốt quyết định
sự thành công trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. Phải tiếp nhận và nắm bắt được thông tin thì
quá trình giao tiếp mới có thế diễn ra thuận lợi. Và chỉ có nắm bắt được thông tin thì sự tự tin
trong giao tiếp mới được nâng cao. Theo chương trình mới của trường Nam Sài Gòn hiện nay, kĩ
năng nghe cũng đang được tập trung phát triển.
Bài tiểu luận dưới đây xin được trình bày một số đặc điểm về khả năng nghe tiếng Anh
của học sinh, những ưu – khuyết điểm và một số biện pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh mà
tác giả đã sưu tầm và ứng dụng một phần trong quá trình giảng dạy của bản thân với mong muốn
góp phần tạo nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy và hướng dẫn luyện tập kĩ năng nghe tiếng
Anh cho học sinh.
II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Đặc điểm tình hình của công tác giảng dạy tiếng Anh tại trường Trung cấp Kỹ
thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
1.1. Đặc điểm trình độ đầu vào của học sinh trường Trung cấp Kỹ thuật &
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
- Tất cả các em đều đã tiếp xúc với tiếng Anh trước khi bước vào trường
Trung cấp Chuyên nghiệp do tiếng Anh là môn học bắt buộc ở bậc Phổ
thông. Kĩ năng nghe ở mức độ dưới trung bình
- Trình độ tiếng Anh của các em đa số ở mức Trung Bình và Yếu. Các em
chỉ dừng lại được ở khả năng rất cơ bản như chào hỏi, giới thiệu bản thân,
hỏi các thông tin cá nhân. Hệ thống từ vựng yếu.

Một số nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Chương trình học và phương pháp học tập ở phổ thông chưa phù hợp
với mục tiêu giao tiếp bằng ngôn ngữ. Việc thiết kế các bài học mang tính
hàn lâm khiến cho mục tiêu giao tiếp chưa được chú trọng. Cách đánh giá
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai

Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
(kiểm tra, thi) tập trung vào kiến thức ngôn ngữ chứ chứ coi trọng kĩ năng
khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ chưa đạt hiệu quả cao.
+ Chương trình học gồm quá nhiều môn học khiến học tập tiếng Anh trở
thành thứ yếu. Ở bậc Phổ thông, các em học tổng cộng 13 môn học. Trong
đó, có rất nhiều môn có chương trình học khá nặng, đòi hỏi sự đầu tư về
thời gian và sức lực. Điều đó khiến cho thời gian học tập của các em bị
phân tán.
+ Không có môi trường để giao tiếp. Ngoài không gian lớp học, hầu như
các em không sử dụng tiếng Anh. Như đã nói đến ở trên, các em dành quá
nhiều thời gian cho học tập, vì vậy, các hoạt động ngoại khóa khác cũng
rất hạn chế. Các trường phổ thông lại chưa tạo được nhiều sân chơi cho
các em.
- Nguyên nhân chủ quan từ đặc điểm của học sinh:
+ Học sinh vào học Trung cấp Chuyên nghiệp đa số là các em có học lực
trung bình khá trở xuống, có một số em học lực rất thấp. Điều đó ảnh
hưởng đến việc tiếp thu của các em. Kết quả học tập không tốt cũng khiến
các em dễ chán nản trong học tập, trong khi môn tiếng Anh yêu cầu phải
có tính kiên trì và chăm chỉ nhất định.
+ Phương pháp học tập chưa đúng đắn dẫn đến kết quả học tập không cao.
+ Thái độ thiếu chủ động trong giờ học nói riêng cũng như việc học nói
chung cũng là một yếu tố cản trở đối với việc tiếp thu và sử dụng tiếng
Anh của các em.
1.2. Yêu cầu đầu ra về kỹ năng sử dụng tiếng Anh đối với học sinh TCCN:
Hiện nay, theo các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, học sinh TCCN
phải có trình độ ngoại ngữ (Anh hoặc Pháp hặc Hoa…) tương đương trình độ A
quốc gia. Nghĩa là, các em phải có khả năng giao tiếp cơ bản, ứng dụng được
trong các hoạt động học tập hiện tại cũng như làm việc sau này. Từ yêu cầu đó,
chương trình đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh) của trường Trung cấp Kỹ thuật và
Nghiệp vụ Nam Sài Gòn được xây dựng theo chương trình khung, với 90 tiết

dành cho học sinh hệ THPT và 120 tiết dành cho học sinh THCS. Trước đây, giáo
trình dành cho giảng dạy chương trình tiếng Anh là nhằm mục tiêu vào Anh văn
giao tiếp hang ngày. Hiện nay, để tiến tới thực hiện đề án ngoại ngữ 2020, trường
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
đã thay đối giáo trình nhằm nâng cao kĩ năng của học sinh theo hướng chuẩn quốc
tế, đặc biệt chú trọng vào kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp nơi công sở,
hướng tới chuẩn TOEIC. Mục tiêu của chương trình đào tạo này là thừa kế những
gì đã đề ra từ các chương trình tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông nhằm củng
cố những kỹ năng sử dụng tiếng Anh căn bản của các em. Chương trình này là
vừa sức với các em học sinh TCCN nếu như các em có được thái độ học tập tích
cực và phương pháp học tập đúng đắn. Chương trình chú trọng vào kĩ năng nghe,
phát âm và sử dụng các cấu trúc cơ bản của tiếng Anh nhằm đạt mục đích giao
tiếp. Nhận thấy kĩ năng nghe là kĩ năng đòi hỏi nhiều kiên trì và nỗ lực nhất, kĩ
năng này đã được đặc biệt quan tâm.
2. Một số nguyên nhân dẫn đến kĩ năng nghe của học sinh không tốt
2.1. Nguyên nhân khách quan
2.1.1. Bản chất ngôn ngữ học: Do sự khác biệt của hai ngôn ngữ, người nói
tiếng Việt gặp nhiều khó khan khi nhận biết các âm tiếng Anh.
- Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, hoàn toàn khác với tiếng Việt là ngôn
ngữ đơn âm tiết. Là một ngôn ngữ đơn âm tiết, phát âm của ngôn ngữ
tiếng Việt cũng chịu sự tác động của đặc điểm này. Tư duy phát âm và
nhận biết âm của người nói tiếng Việt cũng theo đó mà chịu ảnh hưởng
+ Trong tiếng Việt, không có hiện tượng nối âm như tiếng Anh.
VD: Tiếng Việt: Tôi nói tiếng Anh /toi - nɔi - tieŋ - ɑ̃ŋ/
Tiếng Anh: I speak English /aɪ - spi:k ɪŋɡlɪʃ/
Từng âm tiết của tiếng Việt đều tách rời nhau, trong khi với tiếng Anh,
âm /k/ trong speak / spi:k/ lại nối âm với âm /ɪŋ/ trong English tạo thành
âm /kɪŋ/
Kết luận: với tư duy ngôn ngữ đơn âm, học sinh Việt Nam có thói quen tư

duy theo kiểu hình tiết (hình vị trùng lắp với âm tiết), vì vậy các em sẽ dễ
dàng nghe được nếu phát âm từng từ riêng lẻ, nhưng trong câu, khi có hiện
tượng nối âm thì học sinh sẽ gặp khó khăn khi phát hiện âm.
+ Trong tiếng Việt không có hiện tượng giản lược âm (nuốt âm) như tiếng
Anh.
VD: Do you like English?
Theo trong từ điển được phát âm là /du ju laɪk ˈɪŋɡlɪʃ/
Sẽ phát âm như: /djə laɪ ˈkɪŋɡlɪʃ/ (phát âm thực tế)
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
+ Trong tiếng Việt, không có hiện tượng cùng một con chữ (spelling) mà
dung để ghi nhiều âm khác nhau, do đó học sinh sẽ ít nhạy với âm mới, dễ
nhầm lẫn giữa phát âm của các tiếp vị ngữ (suffix) như
/–ed/: /t/, /d/, /id/
/-s/-es/: /s/, /z/, /iz/
-tion: /ʃn/ /tʃn/
-sion: /ʃn/, /zn/
- Một số âm trong tiếng Anh không tồn tại trong tiếng Việt:
VD: θ, ð, d͡ʒ …
Những âm này tuy không tồn tại trong tiếng Việt nhưng lại gần giống với
một số âm của tiếng Việt, dễ gây ra nhầm lẫn trong phát hiện âm.
- Cấu trúc một âm (syllabus) trong tiếng Anh khác với một âm tiết trong
tiếng Việt. Âm tiết tiếng Anh có thể có trường hợp 2 phụ âm đứng cạnh
nhau, tạo ra các âm hơi, âm bật. Tiếng Việt không có trường hợp hai phụ
âm đứng cạnh nhau, vì vậy không có hiện tượng âm hơi, âm bật như trong
tiếng Anh.
VD: speak: hai âm s và p đứng cạnh nhau tạo ra âm hơi trong khi tiếng
Việt chỉ có 1 phụ âm đầu vì vậy sẽ có các từ như “xích” hoặc “bích” chứ
không có các từ như “xbich”.
- Kết hợp nguyên âm với phụ âm cuối khác nhau: Khi kết hợp với âm cuối,

đặc biệt là các nguyên âm dài của tiếng Anh, phụ âm cuối thường vẫn
được phát âm (như: speak thì âm /k/ cuối được đọc tương đối tách rời so
với âm /i:/. Khi kết hợp với một từ khác bắt đầu bằng nguyên âm (VD:
English), âm này (/k/) sẽ được nối vào với nguyên âm đó tạo thành một
âm khác (/kɪŋɡlɪʃ/). Tiếng Việt ngược lại, âm cuối sẽ được kết hợp trọn
vẹn trong âm tiết và không hề nối với âm sau đó
- Trọng âm tiếng Anh cũng là một khó khan đối với học sinh. Như đã đề cập
ở trên, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, không có trường hợp một trọng
âm từ như tiếng Anh.
2.1.2. Đặc điểm môi trường học tập:
- Sách giáo khoa của chương trình phổ thông còn nhiều bất cập trong việc
phát triển kĩ năng học sinh. Chương trình sách giáo khoa chú trọng và kiến
thức hơn là kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các phần về phát triển kĩ năng
nghe cũng chưa được cải tiến.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
- Trang thiết bị và đồ dung học tập còn thiếu thốn: Do đặc điểm kinh tế của
từng vùng miền, nhiều học sinh không hề được tiếp cận với kĩ năng nghe,
nhất là với các em học tập ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay,
trang bị cho học sinh học nghe ở các trường khá hạn chế. Mà đặc điểm của
việc học kĩ năng nghe thời kì đầu yêu cầu cao về độ chính xác của phát
âm, chất lượng cao của âm thanh phát, sự đa dạng về phương tiện. Đây là
khó khăn chung của hầu hết các cơ sở giáo dục.
- Phương pháp dạy và học còn nặng tính hình thức, chưa được cải tiến và
cập nhật các phương pháp mới: Ở nhiều trường phổ thông, việc dạy nghe
chỉ mang tính hình thức, chưa được chú trọng đúng mức. Phương pháp
học tập của học sinh cũng chưa được cú trọng thay đổi.
2.1.3. Nguyên nhân chủ quan:
- Đa số học sinh yếu về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói chung chứ không
riêng gì kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Về kĩ năng nghe, các em

chưa nắm được các kĩ năng như nghe ý chính (scanning), nghe chi tiết
(skimming), ghi chú (note-taking), đoán nghĩa theo ngữ cảnh. Thiếu
những kĩ năng này, việc phát hiện âm của các em sẽ trở thành vô dụng.
- Về kiến thức từ vựng: đa số các em còn yếu về từ vựng, lại thêm không có
kĩ năng nghe đoán nghĩa khiến cho việc nghe hiểu càng khó khăn.
- Ngoài các nguyên nhân trên, còn một phần rất lớn nguyên nhân do thái độ
học tập chưa đúng của học sinh. Đa số các em chưa tích cực trong việc
học tập. Về tiếp thu bài học trên lớp, đa số các em chưa tập trung, thường
xảy ra trường hợp ghi chép bài thì đầy đủ nhưng không nghe hoặc không
nắm được những gì giáo viên muốn truyền tải. Sở thích cá nhân và chuyên
ngành học cũng tạo nên thái độ chưa tích cực đối với môn học. Đa số các
em cho rằng, chuyên ngành học của mình là quan trọng, là điều các em
yêu thích, vì vậy, các em chưa có được sự đầu tư đúng mức cho việc học
tiếng Anh. Về học bài ở nhà, khoảng 30% các em có làm bài, còn lại hoặc
các em bỏ không làm, hoặc chép bài của bạn mình. Việc không chuẩn bị
bài ở nhà đã gây trở ngại cho sự tiếp thu bài mới, dần dần, những kiến
thức không biết sẽ tăng lên. Kết quả là, các em chán nản trong học tập và
tiếp thu bài mới.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
2.2. Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh: Từ những nguyên
nhân trên, tác giả xin trình bày một số biện pháp nhằm khắc phục các nhược
điểm về khả năng nghe của học sinh như sau:
2.2.1. Về phát hiện âm:
a. Chuẩn hóa phát âm: Từ việc phát âm chuẩn, việc nhận biết âm sẽ trở nên dễ
dàng hơn. Từ là đơn vị quan trọng nhất trong cấu tạo cụm biểu đạt và câu.
Phát âm đúng từ sẽ là nền tảng cho việc phát hiện âm.
- Phân biệt và hướng dẫn cách phát âm của các từ quen thuộc nhưng thường bị
phát âm sai:
STT TỪ

THƯỜNG ĐƯỢC
PHÁT ÂM LÀ
PHÁT ÂM ĐÚNG

GHI CHÚ
Nhầm lẫn giữa âm ngắn và âm dài
1
book
look
/ bu:k /
/ lu:k/
/ bʊk/
/ bʊk/
2 hot
/ hot / / hɒt /
3 beat
/ bɪt / / biːt /
Phát âm sai do ảnh hướng của môi trường
1 post
/pot/ /pəʊst/
2 luck
/ lu:k/ /lʌk/
3 save
/sel/ /seɪv/
4 bus/but
/ bu:t/ / bʌs/ /bʌt/
5 status/state
/ˈstatəs/ˈstat/ /ˈsteɪtəs/ˈsteɪt/
Không phân biệt được phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh hoặc do các âm không có
trong tiếng Việt

1
breath/breath
e
/ bre t/ / breθ/ và / briːð/
2 thank/tank
/ tæŋk/ /θæŋk/ và /tæŋk/
3 meets/means
/ miːts/và //miːns/ / miːts/ và /miːnz/
4 she/see /si/
/ʃi/ và /siː/
Không phát âm âm cuối
1 cause /co/ hoặc /cau/
/ kɔːz/
2 dance
/dɑːn/ hoặc / dæn/ / dɑːns/ hoặc / dæns/
3 call
/ kɔː/ / kɔːl /
4 old
/ oʊ / / oʊld /
Đồng nhất các phụ âm cuối
1 hat/had
/hæt/ /hæt/và /hæd/
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
2 what/watch
/wɑːt/ /wɑːt/ và wɑːtʃ/
Biến nguyên âm đôi thành nguyên âm đơn
1 name
/nem/ / neɪm/
2 time

/ tam/ / taɪm /
Bỏ qua phụ âm đầu khi có ≥ 2 phụ âm đầu
1 spring
/ srɪŋ/ hoặc /prɪŋ/ / sprɪŋ/
2 store
/ tɔːr/ / stɔːr/
3 close
/ ləʊz/ / kləʊz/
Tiểu kết: Việc phát âm sai do thói quen ngôn ngữ bị ảnh hưởng của tiếng Việt.
Ngoài ra, học sing tiếp xúc với tiếng Anh qua nhiều nguồn không chính thống như
internet, phim, lời bài hát cũng dẫn đến việc phát âm không chuẩn. Cần chuẩn hóa ngay
lập tức và nhắc lại thường xuyên để các em hình thành thói quen mới.
b. Giới thiệu một số trường hợp nối âm, nuốt âm
To
Mặt chữ
Nghe giống như
To thường được
giản lược tối đa tới
mức gần như mất
đi nguyên âm.
Dùng t' hoặc tə
thay thế cho to.
today [t'day]
tonight [t'night]
tomorrow [t'märou]
to work [t'wrk]
to the store [t' th' store]
We have to go now. [we hæftə go næo]
He went to work [he wentə work]
They hope to find it. [they houptə fine dit]

I can't wait to find out. [äi cæn(t)wai(t)tə fine dæot]
We don't know what to do. [we dont know w'(t)t' do]
Don't jump to conclusions. [dont j'm t' c'ncloozh'nz]
To be or not to be t'bee(y)r nät t' bee]
He didn't get to go. [he din ge(t)tə gou]
Nếu to theo sau
một nguyên âm, nó
chuyển thành d'
hoặc də.
He told me to help. [he told meedə help]
She told you to gets it. [she tol joodə geddit]
I go to work at a quarter to two. [ai goudə wrk ædə kworder də two]
The only way to get it is [thee(y)only waydə geddidiz]
You've got to pay to get it. [yoov gäddə paydə geddit]
We plan to do it. [we plæn də do it]
Let's go to lunch. [lets goudə lunch]
The score was 4 ~ 6 [th' score w'z for də six]
It's the only way to do it. [its thee(y)ounly weidə do (w)'t]
So to speak [soda speak]
I don't know how to say it. [äi don(t)know hæwdə say( y ) it]
Go to page 8. [goudə pay jate]
You need to know when to do [you nee(d)də nou wendə do(w)it]
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
it.
Who's to blame? [hooz də blame]
At Mặt chữ
Nghe giống như
At ngược lại với to.
Nó là một tiếng hừ

nhỏ theo sau bởi
âm [t] giảm lược.
We're at home.
[wir
ə
t home]
I'll see you at lunch. [äiyəl see you(w)ət lunch]
Dinner's at five.
[d'nnerz
ə
(t) five]
Leave them at the door.
[leev
ə
m
ə
(t)th
ə
door]
The meeting's at one. [th' meeding z't w'n]
He's at the post office.
[heez
ə
(t)the poussdäff
ə
s]
They're at the bank.
[thεr
ə
(t)th' bænk]

I'm at school.
[äim
ə
(t)school]
I'll see you at eleven. [äiyəl see you(w)ədə lεv'n]
Nếu to at đứng
trước nguyên âm,
nó chuyển thành d'
hoặc də.
He's at a meeting. [heez' də meeding]
She laughed at his idea. [she læf dədi zy deeyə]
One at a time [wənədə time]
We got it at an auction. [we gädidədə näksh'n]
The show started at eight. [th' show stardədə date]
The dog jumped out at us. [th' däg jump dæo dədəs]
I was at a friend's house. [äi w'z'd' frenz hæos]
It
Can you do it? [k'niu do(w)'t]
Trong ngôn ngữ
nói hang ngày, at
và it được phát âm
giống nhau
… cả hai đều
chuyển thành d'
hoặc də giữa các
nguyên âm hoặc
phụ âm hữu thanh.
Give it to me.
[g'v'
(t)

t' me]
Buy it tomorrow.
[bäi(y)
ə
(t)t' märrow]
It can wait. ['t c' n wait]
Read it twice. [ree d'(t)twice]
Forget about it! [frgedd' bæodit]
Give it a try. [gividæ try]
Let it alone. [ledidə lone]
Take it away. [tay kida way]
I got it in London. [äi gädidin l'nd'n]
What is it about? [w'd'z'd'bæot]
Let's try it again. [lets try'd' gen]
Look! There it is! [lük there'd'z]
For Mặt chữ
Nghe giống như
This is for you. [th's'z fr you]
It's for my friend. [ts fr my friend]
A table for four, please. [ə table fr four, pleeze]
We planned it for later. [we plan dit fr layd'r]
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
For example, for instance [fregg zæmple] [frin st'nss]
for ở cuối câu
không giản lược.
What is this for? [w'd'z this for]
What did you do it for? [w'j' do(w)it for]
Who did you get it for? [hoojya geddit for]
From

It's from the IRS. [ts frm thee(y)äi(y)ä ress]

I'm from Arkansas. [äim fr'm ärk' nsä]
There's a call from Bob. [therzə cäll fr'm Bäb]
This letter's from Alaska! [this ledderz frəmə læskə]
Who's it from? [hoozit frəm]
Where are you from? [wher'r you frəm]
It's in the bag. ['tsin thə bæg]
There's a call from Bob. [therzə cäll fr'm Bäb]
This letter's from Alaska! [this ledderz frəmə læskə]
Who's it from? [hoozit frəm]
Where are you from? [wher'r you frəm]
In
It's in the bag. ['tsin thə bæg]
What's in it? [w'ts'n't]
I'll be back in a minute. [äiyəl be bæk'nə m'n't]
This movie? Who's in it? [this movie hooz'n't]
Come in. [c 'min]
He's in America. [heez'nə nə mεrəkə]
An
He's an American. [heez'nə mεrəkən]
I got an A in English. [äi gäddə nay ih ninglish]
He got an F in Algebra. [hee gäddə neffinæl jəbrə]
He had an accident. [he hædə næksəd'nt]
We want an orange. [we want'n nornj]
He didn't have an excuse. [he didnt hævə neks kyooss]
I'll be there in an instant. [äi(y)'l be there inə ninstnt]
It's an easy mistake to make. [itsə neezee m' stake t' make]
And
ham and eggs [hæmə neggz]

bread and butter [bredn buddr]
Coffee? With cream and sugar? [käffee with creem'n sh'g'r]
No, lemon and sugar. [nou lem'n'n sh'g'r]
And some more cookies? ['n smore cükeez]
They kept going back and
forth.
[they kep going bækn forth]
We watched it again and again. [we wäch didə gen'n' gen]
He did it over and over. [he di di doverə nover]
We learned by trial and error. [we lrnd by tryətənerər]
Or
Soup or salad? [super salad]
now or later [næ(w)r laydr]
more or less [mor'r less]
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
left or right [lefter right]
For here or to go? [f'r hir'r d'go]
Are you going up or down? [are you going úpper dόwn]
(đây là một câu hỏi lựa chọn, chú ý sự khác nhau về tông giọng so với
câu hỏi có phải không)
Are






What are you doing? [w'dr you doing]
Where are you going? [wer'r you going]

What're you planning on doing? [w'dr yü planning än doing]
How are you? [hæwr you]
Those are no good. [thozer no good]
How are you doing? [hæwer you doing]
The kids are still asleep. [the kidzer stillə sleep]
Your






How's your family? [hæozhier fæmlee]
Where're your keys? [wher'r y'r keez]
You're American, aren't you? [yrə mer'k'n, arn choo]
Tell me when you're ready. [tell me wen yr reddy]
Is this your car? [izzis y'r cär]
You're late again, Bob. [yer lay də gen, Bäb]
Which one is yours? [which w'n'z y'rz]
Which one is better? [which w'n'z bedder]
One of them is broken. [w'n'v'm'z brok'n]
I'll use the other one. [æl yuz thee(y)əther w'n]
I like the red one, Edwin. [äi like the redw'n, edw'n]
That's the last one. [thæts th' lass dw'n]
The next one'll be better. [the necks dw'n'll be bedd'r]
Here's one for you. [hir zw'n f'r you]
Let them go one by one. [led'm gou w'n by w'n]
The
It's the best. [ts th' best]
What's the matter? [w'ts th' madder]

What's the problem? [w'tsə präbl'm]
I have to go to the bathroom. [äi hæf t' go d' th' bæthroom]
Who's the boss around here? [hoozə bäss səræond hir]
Give it to the dog. [g'v'(t)tə th' däg]
Put it in the drawer. [püdidin th' dror]
A
It's a present. [tsə preznt]
You need a break. [you needə break]
Give him a chance. [g'v'mə chæns]
Let's get a new pair of shoes. [lets geddə new perə shooz]
Can I have a Coke, please? [c'nai hævə kouk, pleez]
Is that a computer? [izzædə k'mpyoodr]
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
Where's a public telephone? [wherzə pəblic teləfoun]
Of
It's the top of the line. [tsə täp'v th' line]
It's a state of the art printer.
[tsə stay də thee(y
)
ärt prinner]
As a matter of fact, [z'mædderə fækt]
Get out of here. [geddæow də hir]
Practice all of the time. [prækt'säll'v th' time]
Today's the first of May. [t'dayz th' frss d'v May]
What's the name of that movie? [w'ts th' nay m'v thæt movie]
That's the best of all! [thæts th' bess d'väll]
some of them [səməvəm]
all of them [älləvəm]
most of them [mosdəvəm]

none of them [nənəvəm]
any of them [ennyəvəm]
the rest of them [th' resdəvəm]
2.2.2. Về kĩ năng nghe:
a. Nghe ý chính: Thường ý chính của đoạn được đặt ở đầu đoạn. Do yêu cầu của
chương trình thi TOEIC, các đoạn này khá ngắn, vì vậy, câu đầu tiên sẽ cho
biết nội dung chính củ đoạn.
b. Nghe chi tiết: Xác định nội dung câu hỏi để tập trung vào các chi tiết cần nắm
thông tin. Đặc biệt chú ý vào các từ được nhấn âm trong câu.
c. Ghi chú: Ghi chú là một kĩ năng khó. Có thể hình thành cho học sinh dần dân
bằng cách hướng dẫn các em viết tắt, kí hiệu… Ghi lại bằng bất cứ kiểu kí
hiệu nào các em có thế hiểu để nhắc nhở nội dung bài nghe.
- Các cách viết tắt chữ cái:
+ plz (please), plc (place), res (restaurant), rec (record)…
+ u (you), c (see/sea)…
+ k’u (can you), d’u (do you), w’u (will you/would you)…
- Viết tắt kèm số: 9c (nice), 9f (knife), 9t (night/knight), 4 (for), 2 (to/hi-),
5n (fine)…, G9 (good night)
- Các kí hiệu, hình vẽ: hướng dẫn các em lập các bảng kí hiệu của riêng
mình:
+ £ (pound), $ (dollar/money)…
+  (book)  (star) t (start), e (stare/stair)  (check/yes/agree…)…
+ & (and) / (or), + (plus/more), – (minus, less)…
+ (boy/man/male), (girl/woman/female) (bird…)
d. Mở rộng vốn từ: Mở rộng vốn từ là yếu tố cần làm thường xuyên và kiên
nhẫn. Kiểm tra từ vựng vào mỗi giờ lên lớp cùng với ngữ cảnh sử dụng của
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
chúng, giúp các em nhận ra sự cấp thiết của việc học vốn từ. Đặc biệt là
hướng dẫn sơ lược để học sinh hiểu nghĩa của tùe trong các ngữ cảnh.

2.2.3. Về thái độ học tập: Để học sinh có thái độ tích cực, việc ứng dụng đa
phương tiện vào giảng dạy sẽ khơi dậy hứng thú trong học tập, giúp các
em nhiệt tình tham gia vào bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHỤ LỤC
1. Khảo sát mẫu: 50 HS hệ THCS và 50 HS hệ THPT của trường Trung cấp Kỹ thuật
& Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
2. Thu thập thông tin: nghiên cứu sách và nguồn thông tin trên internet.
3. Phụ lục
Phụ lục 1:
Ý KIẾN VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT
VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Tuổi: ____________________
2. Giới tính:  Nam  Nữ
3. Hệ:  THPT  THCS
II. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA BẠN
1. Kết quả học tập môn Anh văn của bạn ở cấp học trước? (Đánh dấu X vào ô bạn
chọn)
Xuất sắc  Giỏi  Khá  Trung bình  Dưới trung bình
2. Bạn tự đánh giá khả năng nghe tiếng Anh của bạn ở mức độ nào? (Đánh dấu X
vào ô bạn chọn)
 Rất tốt  Tốt  Khá  Bình thường  Kém
3. Bạn tự đánh giá khả năng phát hiện âm tiếng Anh của mình ở mức độ nào? (Đánh
dấu X vào ô bạn chọn)
 Rất tốt  Tốt  Khá  Bình thường  Kém
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
4. Theo thang điểm từ 1 đến 4, hãy đánh giá mức độ tự tin khi nghe tiếng Anh của
bạn? (Khoanh tròn vào số bạn chọn)
1

2
3
4
5. Theo bạn điều gì khiến bạn gặp khó khăn trong việc nghe tiếng Anh?
________________________________________________________
III. PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH
1. Bạn có phương pháp học tiếng Anh của riêng mình hay không?
 Có  Không
Nếu có, bạn có thế kể ra không?
______________________________________________________________

2. Bạn có sử dụng tiếng Anh khi sử dụng internet không?
 Không bao giờ  Hiếm khi Thỉnh thoảng  Thường xuyên
3. Xin cho biết một số trang web mà bạn thường ghé thăm, sử dụng tiếng Anh?
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
_____________________________________________________________
4. Bạn có nghe nhạc, xem phim tiếng Anh không?
 Có  Không
5. Nếu có xem phim bạn nghe thuyết minh? Xem phụ đề? hay nghe bằng tiếng Anh?
 Thuyết minh  Phụ đề tiếng Việt Phụ đề tiếng Anh  Nghe trực
tiếp
6. Nếu có nghe nhạc, bạn làm thế nào để nhận biết lời hát?
_____________________________________________________________
7. Bạn có biết các từ sau đây không? Nếu có, xin phát âm.
ST
T

TỪ
THƯỜNG ĐƯỢC
PHÁT ÂM LÀ
PHÁT ÂM ĐÚNG

GHI CHÚ
1 book
look
/ bʊk/
/ bʊk/
2 hot
/ hɒt /
3 beat
/ biːt /
4 post
/pəʊst/
5 luck
/lʌk/
6 save
/seɪv/
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
7 bus/but
/ bʌs/ /bʌt/
8 status/state
/ˈsteɪtəs/ˈsteɪt/
9 breath/breath
e
/ breθ/ và / briːð/
10 thank/tank

/θæŋk/ và /tæŋk/
11 meets/means
/ miːts/ và /miːnz/
12 she/see
/ʃi/ và /siː/
13 cause
/ kɔːz/
14 dance
/ dɑːns/ hoặc / dæns/
15 call
/ kɔːl /
16 old
/ oʊld /
17 hat/had
/hæt/và /hæd/
18 what/watch
/wɑːt/ và wɑːtʃ/
19 name
/ neɪm/
20 time
/ taɪm /
21 spring
/ sprɪŋ/
22 store
/ stɔːr/
23 close
/ kləʊz/
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ HOÀN THÀNH BẢN KHẢO SÁT!
IV.TƯ LIỆU THAM KHẢO
- Very easy TOEIC by Anne Taylor and Garrett Byrne

- Method: approach, design, procedure by Jack C. Richards and Theodore
Rodgers
- American Accent Trainning (with Audio CDs) by Ann Cook
- Comparative Linguistics by Lann Cambell
- Pronunciation Workshop (with Video DVDs) by Paul S. Gruber
C. MẶT TÍCH CỰC & HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. TÍCH CỰC
Sáng kiến kinh nghiệm đã thể hiện được tính tích cực trong đổi mới phương pháp
giảng dạy, đặc biệt là hướng tới người học với mục tiêu nâng cao chất lượng quá trình
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
học của học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm này kế thừa những kinh nghiệm đã đúc kết của
việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và hoạt động giảng dạy ở trường Trung cấp Kỹ thuật
& Nghiệp vụ Nam Sài Gòn nói riêng.
II. HẠN CHẾ
Do hạn chế về thời gian thực hiện, đặc điểm của mẫu và trình độ của tác giả, bài
tiểu luận chỉ giới thiệu một số biện pháp cơ bản, chưa đa dạng và phong phú, tập trung
chủ yếu vào việc làm thế nào để học sinh dễ dàng nhận biết âm. Bài tiểu luận chắc chắn
còn nhiều hạn chế khác, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý hội đồng cũng
như quý đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
D. NHỮNG BÀI HỌC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bài học 1: Tỉ mỉ và kiên nhẫn là điều kiện tiên quyết để nhận biết và khắc phục các ưu
khuyết điểm của học sinh, từ đó hạn chế khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Nhiều nhầm lẫn đã
thành thói quen, vì vậy, ta phải thật sự kiên nhẫn và kịp thời chỉnh sửa những lỗi này.
Bài học 2: Luôn luôn học tập: Có rất nhiều điều ta đã học, đã gặp nhưng chưa chắc những
điều đó đã chính xác. Trí nhớ sẽ đánh lừa ta, hoặc một điều gì đó khiến cho bạn tự nhiên tiếp
nhận mà không kiểm chứng, trở thành một thói quen. Luôn kiểm tra lại mọi kiến thức mình
đã có, luôn luôn luyện tập lại các kĩ năng của mình. Trong thời gian thực hiện sang kiến kinh
nghiệm này, tôi đã học tập được rất nhiều từ bạn bè, thầy cô những người cũng làm việc về
ngôn ngữ Anh. Tôi nhận ra nhiều lỗi sử dụng ngôn ngữ mà trước đây tôi chưa từng nhận ra.

Học tập thường xuyên liên tục là cách duy nhất để ta vững vàng hơn.
E. KẾT LUẬN
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới hoạt động dạy nói riêng vẫn
đang là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học
tiếng Anh, cùng với đó, cũng đang là một nhiệm vụ nặng nề khi mà nền kinh tế nước ta đang
trong giao đoạn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. làm thế nào để tiếng Anh giao tiếp
thực sự trở thành điểm mạnh của học sinh là cả một chặng đường dài đầy nỗ lực.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2014
Người viết báo cáo
Nguyễn Thị Phương Mai
 Giới thiệu của đơn vị Phòng/Khoa:
 Xác nhận giá trị của thủ trưởng đơn vị:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai
Phương pháp nâng cao kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh TCCN
 Nhận xét của cấp trên trực tiếp:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Mai

×