Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------***--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngành: Kinh tế quốc tế

NGUYỄN ĐÌNH THANH

HÀ NỘI – 2022
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106

NGUYỄN ĐÌNH THANH



Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Thùy Vinh

HÀ NỘI – 2022
2


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS, TS
Nguyễn Thị Thùy Vinh, người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian và
tâm huyết hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cũng như động viên để Nghiên cứu sinh
hoàn thành Luận án.
Thứ hai, Nghiên cứu sinh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Ngoại thương, Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học vì những hỗ trợ và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho nghiên cứu sinh trong thời gian học tập, nghiên cứu.
Thứ ba, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Quốc
tế vì những hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Cuối cùng, Nghiên cứu sinh gửi lời tri ân sâu sắc tới người thân u trong gia
đình đã ln đồng hành và hỗ trợ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

i


LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của mình. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố
ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đình Thanh


ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASEAN

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations

ASEANTA

ASEAN Tourism Association

Hiệp hội du lịch các quốc gia ĐNÁ

BTB

Slovenia Tourism Board

Ủy ban Du lịch Slovenia

CUX

Cung ứng xanh


DLX

Du lịch xanh

EPI

Environmental Performance Index

Chỉ số hoạt động môi trường

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm Quốc nội

HDV

Hướng dẫn viên

KTQT

Kinh tế Quốc tế

NCS

Nghiên cứu sinh

NLX


Nhân lực xanh

NTB

New Zealand Tourism Board

Bộ Du lịch New Zealand

OECD

Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
opration and Development

PATA

Pacific Asia Travel Association

Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình
Dương

STB

Singapore Tourism Board

Cục Du lịch Singapore

TAT

Thailand Authority of Tourism


Tổng cục Du lịch Thái Lan

TTX

Tiếp thị xanh

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNEP

United

Nations

Environment Chương trình Mơi trường Liên Hợp

Programme

quốc

UNWTO

World Tourims Organization

Tổ chức Du lịch Thế giới

VITA


Vietnam Tourism Association

Hiệp hội Du lịch Việt Nam

VNAT

Vietnam National Administration of Tổng cục Du lịch Việt Nam
Tourism

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTTC

World Travel and Tourism Council

Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... x
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 9
1.1 Nghiên cứu về phát triển du lịch xanh tới phát triển bền vững ..................... 9
1.1.1 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về môi trường ............. 9
1.1.2 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về kinh tế ................. 11
1.1.3 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về xã hội................... 11
1.2 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh ............... 12
1.2.1 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cầu .............. 12
1.2.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung ............ 15
1.2.3 Nghiên cứu yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh.... 19
1.2.4 Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH ................................................ 24
2.1 Khái niệm du lịch xanh ................................................................................. 24
2.2 Đặc điểm du lịch xanh ................................................................................... 26
2.3 Phát triển du lịch xanh và các chỉ tiêu đánh giá ........................................... 27
2.3.1 Quy mô phát triển du lịch xanh ……………………………………………27
2.3.2 Phát triển chất lượng du lịch xanh ………………………………………...28
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh ................................... 37
2.4.1 Yếu tố ảnh hưởng từ phía cầu .................................................................... 37
2.4.2. Yếu tố ảnh hưởng từ phía cung ................................................................. 38
2.4.3 Yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh ...................... 47

2.5 Kinh nghiệm quốc tế phát triển du lịch xanh ............................................... 48
2.5.1 Kinh nghiệm Thái Lan ............................................................................... 48
2.5.2 Kinh nghiệm Nhật Bản .............................................................................. 50
iv


2.5.3 Kinh nghiệm Slovenia ............................................................................... 51
2.5.4 Kinh nghiệm New Zealand ........................................................................ 52
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 54

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI
VIỆT NAM ……………………………………………………………... 55
3.1 Tổng quan về ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch xanh tại Việt
Nam ...................................................................................................................... 55
3.1.1 Thành tựu phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế ............................................................................................................... 55
3.1.2 Những vấn đề tồn tại đối với ngành du lịch và sự cần thiết phát triển du lịch
xanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...................................................... 56
3.2 Thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
KTQT ................................................................................................................... 61
3.2.1 Phát triển du lịch xanh từ phía cầu ............................................................. 61
3.2.2 Thực trạng du lịch xanh từ phía cung........................................................ 62
3.2.3 Thực trạng chính sách phát triển DLX trong bối cảnh hội nhập KTQT ..... 69
3.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố ảnh hưởng phát triển
DLX ...................................................................................................................... 71
3.3.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cầu DLX .................. 71
3.3.2 Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố cung DLX ............... 72
3.3.3 Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế tới các yếu tố chính sách phát triển DLX 73
3.4 Đánh giá chung về phát triển du lịch xanh ở Việt Nam ............................... 75
3.4.1 Kết quả đạt được ....................................................................................... 75

3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 79
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 80
4.1 Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu – yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng
dịch vụ DLX ......................................................................................................... 82
4.1.1. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................... 82
4.1.2. Xây dựng thang đo và thiết kế Bảng hỏi ................................................... 86
4.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 88
4.1.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 88
v


4.2 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cung ........... 90
4.2.1 Giả thuyết nghiên cứu và thiết kế Bảng hỏi ............................................... 90
4.2.2 Thu thập dữ liệu ........................................................................................ 95
4.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 96
4.3 Phân tích yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh ...... 97
4.3.1 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 97
4.3.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ................................................ 97
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH ...................................................................... 100
5.1 Nghiên cứu yếu tố từ phía cầu – yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng
dịch vụ DLX ....................................................................................................... 100
5.1.1 Mô tả dữ liệu ........................................................................................... 100
5.1.2 Phân tích dữ liệu ...................................................................................... 101
5.1.3 Kiếm định độ tin cậy của thang đo........................................................... 103
5.1.4 Kết quả phân tích kiểm định .................................................................... 106
5.1.5 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu ... 109
5.1.6 Kết luận ................................................................................................... 112
5.2 Phân tích yếu tố từ phía cung ...................................................................... 113

5.2.1 Yếu tố ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh ........................... 113
5.2.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng phát triển điểm đến xanh .............................. 118
5.2.3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng phát triển khách sạn xanh ................... 121
5.3 Phân tích yếu tố từ cơ chế chính sách ảnh hưởng phát triển du lịch xanh ..125
5.3.1 Mô tả thông tin chung về mẫu phỏng vấn ………………………………..125
5.3.2 Yếu tố mang tính khuyến khích ............................................................... 126
5.3.3 Yếu tố mang tính quy định, chế tài .......................................................... 129
5.3.4 Đánh giá chung ....................................................................................... 129
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............ 132
6.1 Xu hướng phát triển du lịch xanh trên thế giới .......................................... 132
6.2 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch xanh tại Việt Nam ............................ 136
6.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ............................... 136
6.2.2 Đề xuất với doanh nghiệp lữ hành và khách sạn ...................................... 142
vi


TÓM TẮT CHƯƠNG 6 .................................................................................... 148
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 152
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 165

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quan điểm về du lịch xanh .................................................................... 25
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp bộ tiêu chí thành phố du lịch sạch ASEAN .................... 36
Bảng 2.3: Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch xanh của

khách du lịch ......................................................................................................... 38
Bảng 2.4: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới chương trình du lịch xanh ............... 42
Bảng 3.1: Ngành du lịch các nước ASEAN đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 ... 58
Bảng 3.2: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch các nước ASEAN ............... 59
Bảng 3.3: Số lượng khách du lịch nội địa tham quan điểm đến xanh (2015- 2019) 61
Bảng 3.4: Số lượt khách tham quan điểm đến xanh Việt Nam (2015- 2019) .......... 62
Bảng 3.5: Tổng hợp chương trình du lịch xanh của các doanh nghiệp lữ hành ....... 64
Bảng 3.6: Bảng thành phố, điểm đến du lịch xanh ASEAN tại Việt Nam .............. 68
Bảng 3.7: Bảng tiêu chuẩn khách sạn xanh tại Việt Nam ...................................... 69
Bảng 4.1. Mã hóa các biến..................................................................................... 87
Bảng 4.2: Yếu tố ảnh hưởng phát triển chương trình du lịch xanh ......................... 91
Bảng 4.3: Mã hóa thang đo .................................................................................... 91
Bảng 4.4: Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển điểm đến xanh ..................................... 94
Bảng 4.2 Kế hoạch thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia ........................................ 98
Bảng 5.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát .............................................................. 100
Bảng 5.2: Thống kê biến nhận thức khí hậu ......................................................... 101
Bảng 5.3: Thống kê biến nhận thức du lịch xanh ................................................. 101
Bảng 5.4: Thống kê biến thái độ bảo vệ môi trường............................................. 102
Bảng 5.5: Thống kê biến ý định tham gia du lịch xanh ........................................ 102
Bảng 5.6: Thống kê biến nhu cầu dịch vụ du lịch xanh ........................................ 103
Bảng 5.7: Thống kê biến quyết định lựa chọn du lịch xanh .................................. 103
Bảng 5.8 Độ tin cậy của các thang đo .................................................................. 104
Bảng 5.9: Hệ số tương quan biến tổng ................................................................. 105
Bảng 5.10: Kết quả KMO .................................................................................... 106
Bảng 5.11: Phân tích tổng phương sai trích.......................................................... 106
Bảng 5.12: Ma trận mẫu các biến quan sát ........................................................... 107
Bảng 5.13: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mơ hình với dữ liệu nghiên cứu . 108
viii



Bảng 5.14: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố ............. 108
Bảng 5.15: Đánh giá giá trị phân biệt................................................................... 109
Bảng 5.16: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận ở mức ý nghĩa 95% ..... 110
Bảng 5.17: Kết quả ước lượng Bootstrap so với ước lượng.................................. 111
Bảng 5.18: Tính phân biệt của thang đo ............................................................... 111
Bảng 5.21: Kết quả khảo sát quan điểm du lịch xanh và phát triển du lịch xanh .. 115
Bảng 5.22: Kết quả khảo sát đánh giá vai trò DLX trong phát triển bền vững ...... 116
Bảng 5.23: Kết quả thang đo nghiên cứu ............................................................. 117
Bảng 5.25: Kết quả thống kê mô tả tài nguyên du lịch thiên nhiên ....................... 119
Bảng 5.26: Kết quả thống kê mô tả tài nguyên du lịch nhân văn .......................... 119
Bảng 5.27: Kết quả thống kê mơ tả về chính sách phát triển du lịch xanh ............ 120
Bảng 5.28: Thống kê mô tả khách sạn đã tiến hành khảo sát ................................ 122
Bảng 5.29: Kết quả khảo sát về quan điểm phát triển khách sạn xanh của nhà lãnh
đạo, người quản lý ............................................................................................... 122
Bảng 5.30: Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng phát triển khách sạn xanh ............ 124

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Tốc độ phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2009- 2019 ............ 55
Hình 3.2: Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến các nước trong khu vực ASEAN
năm 2019 ............................................................................................................... 60
Hình 4.1: Khung phân tích..................................................................................... 81
Hình 4.2: Mơ hình đề xuất nghiên cứu ................................................................... 82
Hình 5.1: Mơ hình cấu trúc các biến .................................................................... 111
Hình 5.2: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................ 112
Hình 5.3: Thống kê mơ tả doanh nghiệp du lịch đã tiến hành khảo sát ................. 114

x



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào vào nền kinh tế thế
giới cả ở mức độ và phạm vi. Đặc biệt, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), Việt Nam đã duy trì tăng trưởng GDP ở mức cao đạt 8,46% năm 2007. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính 2008, tăng trưởng GDP trong giai đoạn
2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6%, những năm tiếp theo 2015, 2019 và 2022 lần lượt
đạt mức tăng trưởng 6,68%, 7,02% và 8,02% do nền kinh tế lấy lại được đà tăng
trưởng. Quy mô nền kinh tế khoảng 400 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt
gần 3.900 USD, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1977 (WB, 2023).
Ngành du lịch ngày càng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước.
Tốc độ phát triển của ngành trong 10 năm 2009-2019 ở mức cao và giữ ổn định trung
bình gần 10%/ năm (WTTC, 2019). Doanh thu du lịch đóng góp trực tiếp vào GDP
năm 2018 đạt 20,6 tỷ đô la Mỹ chiếm 8,5 % GDP, dự đoán tăng trưởng 9,8% tương
đương gần 40 tỷ đơ la Mỹ đóng góp vào GDP năm 2028 và tạo việc làm cho gần 5
triệu lao động, chiếm 8% tổng số việc làm của nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh trong suốt thời gian
dài cả về quy mô và mức độ. Chính vì chú trọng tới chỉ tiêu tăng trưởng nên các tác
động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường đã không được quan tâm đúng
mức, vì thế hoạt động du lịch gây sức ép huỷ hoại lên mơi trường thiên nhiên nói
chung từ đó tác động tiêu cực ngược trở lại tới môi trường du lịch. Nguyên nhân được
nhận định bởi cách thức quản lý và khai thác du lịch chưa có quy hoạch và chiến lược
phát triển thiếu đồng bộ, vấn đề bảo vệ mơi trường trong và sau khi khai thác cho
mục đích du lịch chưa được xem xét đầy đủ. Tình trạng phát triển quá nóng thể hiện
bởi số lượng khách nội địa, quốc tế tăng đột biến, gây áp lực tới hạ tầng du lịch, vấn
nạn rác thải rắn và rác thải nhựa khắp mọi nơi, hậu quả làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
nước, gây ô nhiễm môi trường cảnh quan điểm đến du lịch. Điều này gây cản trở cho
phát triển du lịch một cách lâu dài và bền vững, gây nên ảnh hưởng sức khỏe tới con

người trong đó có khách du lịch, từ đó có thể ảnh hưởng tới sức hút và năng lực cạnh
tranh du lịch Việt Nam khi nhận thức về bảo vệ môi trường và sự quan tâm đến sức
khỏe, nghỉ dưỡng trong du lịch ngày một nhiều hơn. Theo chỉ số đánh giá môi trường
Việt Nam ở mức thấp, đạt 46,96/100 điểm, đứng vị trí 132/180 quốc gia xếp hạng,
1


giảm 16 bậc so với năm 2018, ô nhiễm không khí ở mức báo động và đạt điểm
30,54/100, vị trí 161/180 quốc gia xếp hạng (EPI- environmental performance Index2018). Do đó, ơ nhiễm mơi trường nói chung và mơi trường du lịch nói riêng ngày
càng trở nên trầm trọng và cấp thiết địi hỏi ngành du lịch phải tìm giải pháp hiệu quả
giảm thiểu tới mức thấp nhất lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu trong q
trình hoạt động của ngành gây nên.
Trong những thập kỷ qua, mối quan tâm ngày càng tăng của quốc tế về tính
bền vững mơi trường và biến đổi khí hậu đang khiến cho tất cả các doanh nghiệp phải
xem xét các vấn đề môi trường trong chiến lược kinh doanh của mình (Toft &
Rüdiger, 2020; Tura, Keränen, & Patala, 2019). Người tiêu dùng cũng quan tâm hơn
đến lối sống thân thiện với mơi trường, họ khơng chỉ có trách nhiệm giữ gìn mơi
trường mà cịn mong muốn sử dụng các sản phẩm “xanh”, là những sản phẩm thân
thiện với môi trường. Bởi vậy, nhiều công ty đang tận dụng xu hướng xanh để cung
cấp nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ trách nhiệm với môi trường và xã hội (Yang,
Nguyen, Nguyen, Nguyen, & Cao, 2020). Các sáng kiến xanh này được phát triển ở
nhiều lĩnh vực như: thực phẩm xanh, năng lượng xanh, bao bì xanh, du lịch xanh,
cơng trình xanh, thời trang xanh, kiến trúc xanh, chính phủ xanh, v.v. (Leonidou &
Skarmeas, 2015; Nguyen Thi Thu Huong, Yang Zhi, & Anh, 2019).
Trong lĩnh vực du lịch, du lịch xanh bắt nguồn từ châu Âu, thuật ngữ này
thường được sử dụng cho các hoạt động du lịch ở trang trại, nông thôn (Hong và cộng
sự, 2003). Quan điểm về du lịch xanh được các quốc gia nhìn nhận ở các góc độ khác
nhau, ví dụ, theo Bộ Nơng nghiệp Hàn Quốc, du lịch xanh là “Hoạt động giải trí thơng
qua lưu trú để tận hưởng thiên nhiên và văn hóa của điểm đến và tương tác với cư
dân địa phương ở các vùng nơng thơn và miền núi có cảnh quan thiên nhiên phong

phú” (Hong, Kim, & Kim, 2003). Còn theo quan điểm của Hiệp hội Du lịch xanh Đài
Loan, du lịch xanh là “các hoạt động du lịch nhằm giảm thiểu tác động đến môi
trường, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và phát thải carbon, đồng thời tận hưởng
sự toàn vẹn về sinh thái - nhân văn - văn hóa”. Ở nhiều quốc gia, phát triển du lịch
xanh có chính sách hoạch định rõ ràng, chiến lược phát triển cụ thể bằng kế hoạch và
hành động thực hiện sát sao. Điển hình như: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore (châu
Á); Slovenia, Tây Ban Nha, Pháp (châu Âu), New Zealand, Australia (châu Đại
Dương); Nam Phi, Kenya (châu Phi), đây là những quốc gia tiên phong phát triển du
2


lịch xanh và đạt được nhiều thành công, trở thành những điểm đến xanh thu hút khách
du lịch quốc tế.
Việt Nam là quốc gia có nhiều nỗ lực trên hành trình phát triển bền vững. Việt
Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 và 2021-2030
với các tiêu chí phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và mơi trường. Chương trình
hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng đã được ban hành tại Quyết định số
889/QĐ-TTg ngày 24/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, ngành du
lịch có vai trị như ngành kinh tế mũi nhọn tầm nhìn 2030. Điều này càng cho thấy,
du lịch phát triển theo hướng xanh hóa đáp ứng các yêu cầu đặt ra của mục tiêu phát
triển kinh tế của Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng cần được chú trọng thực hiện.
Chủ đề DLX được thảo luận tại nhiều hội thảo, hội nghị những năm gần đây.
Đặc biệt, hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam năm 2019 đã lựa chọn du lịch xanh là chủ
đề chính, suốt những ngày diễn ra hội chợ. Các nội dung bàn thảo về DLX và phát
triển DLX đã được tổ chức thông qua các seminars, hội thảo, hội nghị với quy mơ
quốc tế dưới góc nhìn của khơng chỉ các nhà quản lý du lịch, nhà quản lý cơ sở lưu
trú và doanh nghiệp lữ hành mà còn có cả các nhà nghiên cứu. Quan điểm về du lịch
xanh và chiến lược phát triển du lịch xanh đang được triển khai ở một số địa phương.
Quyết định 147/QĐ-TTg của Chính Phủ ban hành ngày 22/01/2020 về “Chiến lược
phát triển ngành du lịch Việt Nam năm 2020 tầm nhìn 2030” đã nêu rõ “Phát triển du

lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng bền vững và lấy tăng trưởng xanh làm
trọng tâm”. Điều đó cho thấy, phát triển du lịch xanh khơng cịn là vấn đề nghiên cứu
hay thảo luận mà trở thành mục tiêu phát triển bằng chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, các
chính sách vĩ mơ, chiến lược vi mô và các quy định vẫn chưa hoàn thiện; việc thúc
đẩy du lịch xanh chưa mạnh mẽ; xây dựng tài nguyên du lịch chưa đầy đủ, không hợp
lý; hành vi không đúng mực của khách du lịch và thiếu ý thức xanh, con đường phát
triển trong tương lai vẫn cần được khám phá và hoàn thiện hơn.
Tới thời điểm hiện tại, tình hình phát triển DLX tại Việt Nam vẫn manh mún
ở một vài cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch mang tính tự phát thiếu đồng bộ và chưa có
chiến lược phát triển lâu dài. Chính sách phát triển chưa có sự thống nhất và thiếu
tính tổng thể, chính vì thế, để đạt được mục tiêu phát triển chung và bền vững cần
phải đánh giá những yếu tố ảnh hưởng một cách tổng thể và tồn diện, nhằm tìm ra
những nhóm giải pháp phù hợp đối với các bên liên quan trong quá trình thực hiện
3


kế hoạch phát triển, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam
phải có những định hướng phát triển phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khi đó, số lượng các nghiên cứu về du lịch xanh (DLX) tại Việt Nam vẫn còn
khiêm tốn, phương pháp nghiên cứu sử dụng theo hướng tiếp cận mơ tả chung chung,
chưa có cơng trình nghiên cứu nào chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng một cách cụ thể và có
góc nhìn đa chiều để từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp tồn diện phát triển DLX
góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch, đóng góp vào tăng trưởng xanh, đảm
bảo mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế.
Từ thực trạng trên cho thấy nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du
lịch xanh từ các chủ thể quan trọng như khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành ,
công ty cung cấp dịch vụ lưu trú, đặc biệt là vai trị của chính phủ trong ban hành chủ
trương chính sách cũng như các quy định để thay đổi hành vi của các chủ thể này là
rất cần thiết. Chính vì những lý do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh

hội nhập kinh tế quốc tế”.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là chỉ ra các yếu tố tác động tới phát triển DLX tại
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), qua đó đưa ra các nhóm
giải pháp để phát triển DLX. Để đạt được mục tiêu, luận án sẽ thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch xanh và chỉ ra những
yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh dựa trên cách tiếp cận thị trường thơng
qua mơ hình cung cầu, bao gồm xem xét từ: (1) nhu cầu du lịch xanh của khách du
lịch (phía cầu); (2) đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch xanh khách sạn xanh, điểm đến
xanh (phía cung); và (3) cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển du lịch xanh;
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về phát triển
du lịch xanh;
Thứ ba, phân tích thực trạng phát triển du lịch xanh và các yếu tố ảnh hưởng
tới phát triển du lịch xanh từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách thơng qua
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch xanh tại Việt
Nam trong quá trình hội nhập KTQT.
4


Để thực hiện các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
1) Những yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh khi xem
xét từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách?
2) Có những kinh nghiệm gì trên thế giới về phát triển du lịch xanh?
3) Phát triển du lịch xanh tại Việt Nam đang có những thành cơng và hạn chế gì?
Các yếu tố từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách ảnh hưởng như thế nào sự
phát triển của du lịch xanh tại Việt Nam?
4) Những giải pháp nào có thể thúc đẩy phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du
lịch xanh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự
phát triển du lịch xanh theo cách tiếp cận của mơ hình cung cầu, thơng qua xem
xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự quyết định lựa chọn du lịch xanh của khách du
lịch (phía cầu); các yếu tố ảnh hưởng việc cung cấp các dịch vụ du lịch xanh và
khách sạn, điểm đến xanh (phía cung); và các yếu tố về cơ chế chính sách thúc
đẩy phát triển du lịch xanh.
- Về không gian: Nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam
- Về thời gian: Nghiên cứu tài liệu, số liệu và dữ liệu thứ cấp liên quan đến
thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong vòng 10 năm từ năm 2009- 2019
và đánh giá khảo sát năm 2022.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh
(NCS) sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm cả định tính và
định lượng.
-

Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn: Nghiên cứu tài liệu từ sách, báo, tạp

chí, luận văn, các cơng trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án
phát triển du lịch trong và ngoài nước;
5



+ Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành với 03 nhóm đối tượng để
xem xét 3 nhóm yếu tố từ phía cầu, phía cung và mơi trường chính sách bao gồm:
(1) Để thu thập dữ liệu từ phía cầu, luận án điều tra đối tượng khách du lịch trong
nước đã từng đến/ sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại điểm đến xanh, khách sạn
xanh tại Việt Nam để thu thập thơng tin cho việc phân tính định lượng dựa
trên các mơ hình kinh tế lượng;
(2) Để thu thập dữ liệu từ phía cung, luận án điều tra đối tượng nhà quản lý/ điều
hành doanh nghiệp lữ hành phát triển chương trình du lịch xanh cũng như nhà
quản lý khách sạn xanh/ điểm đến xanh để tiến hành thống kê mô tả dữ liệu
và luận giải bằng phương pháp thống kê;
(3) Để đánh giá định tính đối với nhân tố chính sách, luận án tiến hành điều tra
phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo Sở ban ngành du lịch địa phương có các điểm
đến xanh.
Tổng số phiếu điều tra 421, trong đó: 315 phiếu dành cho khách du lịch Việt
Nam; 56 phiếu đối với doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú; 41 phiếu đối với sở
ban ngành du lịch địa phương có kết hợp với phỏng vấn sâu.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn chuyên sâu
các nhà nghiên cứu và quản lý du lịch ở các sở ban ngành ở địa phương để hoàn thiện
các giải pháp. Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng là phương pháp bán cấu
trúc vừa có câu hỏi mở và vừa có câu hỏi đóng để nắm bắt được quan điểm phân tích
chuẩn tắc của các chuyên gia, lãnh đạo Sở ban ngành, đồng thời vẫn có những câu trả
lời hướng trọng tâm vào phân tích vai trị của nhân tố chính sách trong phát triển du
lịch xanh tại Việt Nam.
-

Phương pháp phân tích dữ liệu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài và trả lời các câu hỏi liên quan tới


các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch xanh tại Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, đề tài lựa chọn phương pháp nghiên cứu kết hợp, bao gồm
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể;
+ Phương pháp phân tích định lượng: NCS sử dụng mơ hình kinh tế lượng
SEM phần mềm AMOS để phân tích các số liệu thu thập được thông qua 315 phiếu
khảo sát khách du lịch Việt Nam nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng tới quyết định lựa chọn du lịch xanh của khách du lịch.
6


+ Phương pháp phân tích định tính: NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu
thống kê mơ tả và phân tích thống kê mô tả đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới phát triển
du lịch xanh ở phía cung. Phân tích yếu tố cơ chế chính sách ảnh hưởng tới phát triển
du lịch xanh thông qua kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, NCS tiến hành nghiên cứu thông
qua các bước như sau:
-

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, các nội dung mà nghiên cứu cần hướng đến

-

Bước 2: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài

-

Bước 3: Tiến hành hệ thống hóa lại các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu. Tham khảo các thang đo từ những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
để xây dựng mơ hình nghiên cứu và thang đo.


-

Bước 4: Phân tích yếu tố ảnh hưởng phía cầu dựa trên dữ liệu thu thập thông qua
điều tra khảo sát khách du lịch trong nước. Sau đó phân tích và xử lý số liệu đã
thu thập thông qua phần mềm thống kê mô tả SPSS bằng các phương pháp: Kiểm
định Cronbach’s Alpha phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích nhân tố khẳng
định CFA, Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính – SEM

-

Bước 5: Phân tích yếu tố ảnh hưởng phía cung thơng qua dữ liệu điều tra nhà quản
lý doanh nghiệp lữ hành và cung cấp cơ sở lưu trú. Dữ liệu được phân tích theo
phương pháp thống kê mô tả và so sánh.

-

Bước 6: Phân tích yếu tố về cơ chế chính sách được thực hiện bằng việc phỏng
vấn sâu chuyên gia từ các nhà quản lý ở địa phương tới chuyên gia nghiên cứu
phát triển du lịch xanh thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc.

-

Bước 7: Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng để đề xuất các giải
pháp thúc đẩy phát triển du lịch xanh ở Việt Nam.

5. Những đóng góp mới của Luận án
5.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án sử dụng cách tiếp cận cung cầu để xây dựng khung lý thuyết
cho phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh trong đó nhấn mạnh
tới vai trị của cơ chế chính sách vì du lịch xanh là sản phẩm có tính .

Thứ hai, với kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch
xanh theo cách tiếp cận từ phía cầu, phía cung và cơ chế chính sách sẽ có những gợi
ý cho xây dựng các mơ hình nghiên cứu sâu hơn về du lịch xanh trong tương lai.
7


5.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án giúp cơ quan quản lý du lịch định
hướng và hoạch định chiến lược phát triển du lịch xanh một cách toàn diện dựa trên
những yếu tố tác động tới phát triển du lịch xanh mà nghiên cứu đưa ra.
Thứ hai, thông qua hệ thống cơ sở lý luận mà NCS tổng hợp được, đề tài có
thể làm tài liệu giảng dạy và tham khảo tại các cơ sở đào tạo du lịch về loại hình du
lịch xanh.

6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án có kết cấu gồm năm
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển
du lịch xanh
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch xanh tại Việt Nam
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch xanh tại
Việt Nam
Chương 6: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch xanh tại Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

8



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Nghiên cứu về phát triển du lịch xanh tới phát triển bền vững
Du lịch xanh là một thuật ngữ được quan tâm ngày một nhiều hơn trong thời
gian gần đây. “Xanh” có ngụ ý về những hoạt động gần gũi với tự nhiên nhiều hơn,
nâng cao nhận thức về việc những lựa chọn của con người có ảnh hưởng tới sự phát
triển bền vững nói chung (CNN, 2017). Trong thời gian vừa qua, các nghiên cứu tập
trung vào việc đánh giá vai trị của du lịch xanh góp phần xử lý các vấn đề về phát
triển bền vững (bao gồm các khía cạnh như kinh tế, xã hội và môi trường).

Nguồn: Mehdi Azam và cộng sự, 2017
1.1.1 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về môi trường
Nền kinh tế toàn cầu phát triển với một tốc độ ngày càng tăng nhờ sự hỗ trợ
của các cuộc cách mạng về cơng nghệ dẫn tới tình trạng nhiệt độ trái đất nóng lên
theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự
nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các
sinh vật sống trên Trái Đất. Theo chương trình mơi trường Liên hợp quốc và Tổ chức
Du lịch thế giới (UNWTO, 2012), sự phát triển của du lịch đi kèm với những thách
thức không nhỏ như: Tiêu thụ nước nhiều hơn so với nước dân dụng sử dụng, xả nước
chưa qua xử lý, tạo ra chất thải, thiệt hại cho đất liền địa phương và đa dạng sinh học
biển và các mối đe dọa đối với sự tồn tại của các nền văn hóa địa phương, các di sản
và truyền thống; du lịch xanh có tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới, xanh. Chính vì
lý do đó, các nghiên cứu về vai trị của du lịch xanh ln hướng sự chú ý đầu tiên tới
đóng góp của du lịch xanh đối với sự phát triển bền vững đối với môi trường.
9


Nghiên cứu của Gulez cho rằng phát triển du lịch xanh chính là việc phát triển
loại hình du lịch thay thế mà chú trọng tới việc thay đổi nhận thức của khách du lịch
về mơi trường và có hành vi bảo vệ môi trường một cách phù hợp khi đi du lịch của
du khách (Gülez, 1994).

Trong nghiên cứu của Kearney, phát triển du lịch xanh là phát triển loại hình
du lịch thay thế mà hài hòa và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững như: Bảo tồn
môi trường tự nhiên và mơi trường nhân tạo, hình thành lên hành vi đi du lịch của
khách du lịch gắn với thiên nhiên và thân thiện với môi trường (Kearney, 1994).
Values cùng cộng sự (2010) lại cho rằng, du lịch xanh là sự kết hợp các nguyên tắc
của du lịch sinh thái cùng với trách nghiệm bảo vệ môi trường khi đi du lịch và trải
nghiệm cảnh sắc thiên nhiên của khách du lịch (Values & Symposium, 2010). Quan
điểm của tác giả Font cùng cộng sự (2001) đưa ra lập luận rằng, du lịch xanh được
thực hiện ở những nơi thiên nhiên được bảo vệ và hoạt động du lịch của khách du
lịch không gây hại tới thiên nhiên (Font & cộng sự., 2001).
Mơ hình du lịch xanh tại các quốc gia có điều kiện tự nhiên khác nhau cũng
có những điểm khác biệt rõ rệt khi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về môi
trường. Theo tác giả Henderson cùng cộng sự (2001), Singapore dựa vào không gian
xanh tự nhiên như thảm thực vật xanh trong các công viên quốc gia, vườn thực vật là
những điểm tham quan xanh khởi thủy và tiền đề để phát triển du lịch xanh tại quốc
đảo này (Henderson cùng cộng sự., 2001). Phát triển du lịch xanh ở Nhật Bản được
nhận định là phát triển loại hình du lịch gắn với nơng thơn và bắt đầu từ nông thôn.
Theo kết quả nghiên cứu của Bixia cùng cộng sự (2013), dựa vào cảnh sắc của thiên
nhiên ở các vùng nông thôn, vùng núi và vùng duyên hải cảnh, ở đó có sắc thiên
nhiên, hoạt động canh tác nông lâm ngư nghiệp thường ngày. Khách du lịch là những
người sống ở thành thị sẽ được trải nghiệm các hoạt động của cư dân địa phương như
làm nơng, lâm nghiệp và tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của con người bản địa (Bixia
& Zhen Mian, 2013).
Như vậy, các nghiên cứu về du lịch xanh đều gắn du lịch xanh với vai trị góp
phần hướng tới sự phát triển bền vững của môi trường. Các nghiên cứu cũng bước
đầu định nghĩa về du lịch xanh theo nghĩa nâng cao nhận thức của các tác nhân tham
gia trong việc bảo tồn tự nhiên và phát triển bền vững môi trường thiên nhiên.

10



1.1.2 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về kinh tế
Bối cảnh tồn cầu hóa và kinh tế quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức trong việc
hài hòa giữa phát triển kinh tế, thúc đẩy hiệu quả trong thương mại nhưng vẫn duy trì
các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Vấn đề sử dụng các nguồn lực một cách
hiệu quả và có tính duy trì và bảo tồn để khơng chỉ đạt hiệu quả kinh tế mà còn đạt
các mục tiêu phát triển của xã hội và mục tiêu về môi trường lại càng trở nên cần thiết
trong bối cảnh mới.
Du lịch xanh có nghĩa tạo ra dấu vết sinh thái nhỏ hơn, đóng góp vào các mục
tiêu bảo vệ thiên nhiên, cải thiện khả năng cạnh tranh và khả năng phục hồi thị trường,
tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và tăng lợi nhuận và lợi ích cho nền kinh tế địa
phương (Hrvoje Carić, 2021). Chính vì lý do đó, các nghiên cứu về du lịch xanh quan
tâm tới việc phân tích vai trị của du lịch xanh tới việc phát triển bền vững đối với
kinh tế.
Trong nghiên cứu của mình, Volkswirt Christoph Vietze chỉ ra rằng du lịch có
thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế địa phương. Khơng chỉ như vậy,
Theo chương trình mơi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO,
2012), phát triển du lịch có tiềm năng đáng kể như một động lực thúc đẩy tăng trưởng
cho nền kinh tế thế giới; Theo ước tính một cơng việc trong ngành du lịch cốt lõi tạo
ra việc làm gấp 1,5 lần bổ sung hoặc gián tiếp liên quan đến du lịch. Đầu tư vào việc
xanh hóa du lịch có thể giảm chi phí năng lượng, nước và chất thải và tăng cường giá
trị của đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản; điều này góp phần phát triển bền vững
đối với việc sử dụng nguồn lực trong phát triển kinh tế, hướng tới phát triển kinh tế
một cách bền vững.
1.1.3 Ảnh hưởng của du lịch xanh tới phát triển bền vững về xã hội
Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào việc cho phép cộng đồng lựa chọn tầm
nhìn và quyết định quản lý riêng để hỗ trợ ngành du lịch cho tương lai bền vững,
cho phép ưu tiên lợi ích lâu dài về mơi trường xã hội. (Mehdi Azam 1 và Tapan
Sarker 2, 2017).
Trong nghiên cứu của mình Rini Andari đã chỉ ra rằng việc phát triển Bandung

thành điểm đến xanh đã dẫn đến hệ sinh thái được duy trì và có sức khỏe lâu dài, hỗ
trợ sức sống của nền kinh tế địa phương và các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng,
tơn trọng sự đa dạng văn hóa (Rini Andari, Heri Puspito Diyah Setiyorini, 2017).
11


Pomering cùng cộng sự (2011) cho rằng du lịch và du lịch bền vững không
nên được xem xét riêng biệt, vì tất cả các hình thức du lịch cần phải hướng tới các
kết quả bền vững hơn. Do đó, phát triển DLX góp phần tơn trọng và bảo tồn sự đa
dạng về văn hóa, tơn trọng và phát huy nguồn tài nguyên nhân văn của địa phương,
góp phần phát triển bền vững về xã hội.
Như vậy, qua các nghiên cứu trước đây, DLX được mơ tả với vai trị hài hòa
các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội và mơi trường. Phát triển DLX góp phần
hướng tới sự phát triển bền vững.
1.2 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch xanh
1.2.1 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng phát triển du lịch xanh từ phía cầu
Để quyết định việc có mong muốn đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ,
người tiêu dùng sẽ tính đến rất nhiều yếu tố như giá cả của sản phẩm, thu nhập (tỉ
trọng của giá trong tổng thu nhập), giá của các sản phẩm có liên quan, kỳ vọng về thị
trường của sản phẩm trong tương lai và thị hiếu/ sở thích của người tiêu dùng. Sản
phẩm du lịch xanh cũng là một sản phẩm dịch vụ còn tương đối mới mẻ đối với người
tiêu dùng (khách du lịch) do đó đánh giá về sự phát triển từ phía cầu của DLX khơng
thể khơng tính đến sự thay đổi trong nhận thức/ thị hiếu của người tiêu dùng đối với
sản phẩm này. Chính vì lý do đó, trong các nghiên cứu trước đây DLX được đề cập
nhiều về vai trò đối với sự phát triển bền vững (Phần 1.1.1). Các nhân tố ảnh hưởng
tới cầu liên quan tới việc lựa chọn và sử dụng dịch vụ du lịch xanh chủ yếu được đề
cập tới là yếu tố nhận thức của khách du lịch (thay đổi phụ thuộc vào thị hiếu cũng
như kỳ vọng của khách du lịch về sự phát triển của thị trường này trong tương lai).
Phương pháp mà các nghiên cứu trước đây lựa chọn trong việc nghiên cứu phát triển
DLX từ phía cầu chủ yếu là phương pháp chọn mẫu và thực hiện khảo sát tập trung

vào việc thống kê về quan điểm của khách về DLX cũng như hành vi thực hành DLX.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Sonny (Sunghwan) Chun đã thực hiện khảo sát
về DLX trong giai đoạn 9/2002-10/2002 với khu vực lựa chọn là khu vực thành phố
Daegu và Busan (Hàn Quốc) với câu hỏi liên quan tới quan điểm về DLX, loại hình
DLX và ưu tiên dành cho DLX của khách du lịch (Sonny Sung Hwan Chun, 2015).
Trong nghiên cứu của mình về hành vi tiêu dùng xanh, Sue Bergin-Seers và Judith
Mair đã thực hiện 166 cuộc phỏng vấn khách du lịch tại Trung tâm Thông tin Du
khách ở 5 địa điểm xung quanh Victoria ở Úc (Melbourne, Lorne, Bendigo, Mildura
12


và Mount Beauty). Việc lựa chọn mẫu phỏng vấn trong nghiên cứu này được thực
hiện thông qua Tổ chức Du lịch Tiểu bang - Du lịch Victoria và các Trung tâm Thơng
tin Du khách có liên quan. Câu hỏi đã được đặt ra để đo lường hành vi thực tế liên
quan tới tiêu dùng xanh, cả ở nhà và trong kỳ nghỉ liên quan đến tính bền vững của
mơi trường. Như vậy, phương pháp nghiên cứu trước đây thường lựa chọn mẫu có
chủ đích hướng tới khách du lịch chỉ ở khu vực thành thị và khu vực lân cận, câu hỏi
khảo sát cũng thường tập trung vào quan điểm khách đối với DLX, hành vi tiêu dùng
xanh/ lựa chọn ưu tiên đối với dịch vụ DLX mà khách lựa chọn chứ chưa phân tích
về tác động của các nhân tố từ phía cầu tới hành vi lựa chọn DLX của khách du lịch.
Nghiên cứu của Cheng cùng cộng sự (2018) đưa ra 2 nhóm yếu tố tác động tới
quyết định khách du lịch là: Nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngồi. Nhóm
yếu tố bên ngồi liên quan tới sản phẩm du lịch xanh tại điểm đến, dịch vụ du lịch
xanh tại điểm đến xanh/ khách sạn xanh (Hunecke & cộng sự, 2001). Nhóm yếu tố
bên trọng bao gồm nhận thức, thái độ và động lực của bản thân khách du lịch. Hai tác
giả Dimanche và Havitz (1995) lại cho rằng 04 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi du lịch
bao gồm: (i) Quan tâm cá nhân; (ii) Lòng trung thành và những cam kết của khách
du lịch; (iii) Lựa chọn của gia đình; và (iv) nhu cầu tìm hiểu tính mới lạ. Trong khi
đó, hầu hết các nghiên cứu lý thuyết hành vi tập trung vào các yếu tố bên trong như
thái độ của cá nhân và hiệu quả của bản thân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

(Hunecke & cộng sự, 2001).
Nhận thức về môi trường và những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu ảnh
hưởng tới cuộc sống con người được đánh giá là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng
tới sự gia tăng về cầu đối với dịch vụ du lịch xanh. Đặc biệt qua thời kỳ dịch bệnh
như đại dịch Covid- 19, khách du lịch ngày càng chú trọng tới việc lựa chọn loại hình
du lịch giảm thiểu khí thải nhà kính và đem lại lợi ích cho sức khỏe khách du lịch
(Saseanu & cộng sự., 2020).
Yếu tố nhận thức về ảnh hưởng của môi trường cũng như sự cần thiết bảo vệ
môi trường đã được các nghiên cứu xem xét từ nhiều thập kỷ trước. Theo Braun cùng
cộng sự (1999), yếu tố thời tiết khí hậu đóng vai trị tiên quyết trong việc ra quyết
định chọn điểm đến của khách du lịch. Khách du lịch ngày càng quan tâm và ra quyết
định lựa chọn loại hình du lịch phù hợp và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong
quá trình tham quan. Nhận thức về mơi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường
13


×