Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá tác động của ruồi lính đen đến sinh vật hoại sinh, định hướng sử dụng và đề xuất một số biện pháp quản lí ruồi lính đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 60 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA RUỒI LÍNH ĐEN ĐẾN SINH
VẬT HOẠI SINH, ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ RUỒI LÍNH ĐEN

HÀ NỘI, 2023


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA RUỒI LÍNH ĐEN ĐẾN SINH
VẬT HOẠI SINH, ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ RUỒI LÍNH ĐEN

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN HỮU THÁI TÚ

Lớp


: K63CNSHD

Mã SV

: 637373

Người hướng dẫn

: THS. TỐNG VĂN HẢI
TS. NGUYỄN THỊ NHIÊN

Bộ mơn

: CƠNG NGHỆ SINH HỌC ĐỘNG VẬT

HÀ NỘI, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực
và chưa hề được sử dụng trong bất kì cơng bố nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2023

Sinh viên


Nguyễn Hữu Thái Tú

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian làm đề tài tốt nghiệp tại Bộ môn Công nghệ sinh học động vật,
được sự dìu dắt tận tình của các thầy cơ giáo, các cán bộ tại phịng thí nghiệm của bộ
mơn cùng với sự cố gắng của bản thân, tơi đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trước tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Học viện, Ban chủ nhiệm
khoa Cơng nghệ sinh học cùng tồn thể các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức vơ cùng bổ ích và q báu trong suốt thời gian học tập, rèn luyện và thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới THS. Tống Văn Hải Bộ môn công nghệ
sinh học phân tử và ứng dụng, TS. Nguyễn Thị Nhiên Bộ môn công nghệ sinh học động
vật là người đã trưc tiếp định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi rất nhiệt
tình trong suốt 6 tháng làm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Lê Xuân Vị trưởng bộ môn sinh học
sinh thái côn trùng viện Bảo vệ thực vật, chị Nguyễn Mai Liên cùng tất cả những anh,
chị, bạn bè và các em đang thực tập vào nghiên cứu tại phòng thì nghiệm Bộ mơn Cơng
nghệ sinh học động vật đã giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong
suốt q trình làm đề tài tốt nghiệp.
Và cuối cùng, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn vô hạn, tôi xin gửi lời cảm ơn
tới gia đình, người thân đã ni nấng, động viên và tạo động lực cho tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2023

Sinh viên

Nguyễn Hữu Thái Tú

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ..................................................................viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích ...................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1. Nguồn gốc Ruồi lính đen (RLĐ) ..............................................................................3
2.2. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái, tập tính của ruồi lính đen ............................3
2.3. Đặc điểm hình thái của ruồi Lính đen ......................................................................4
2.4. Vai trò của RLĐ trong phân giải các chất thải hữu cơ .............................................6
2.4.1. Hệ vi sinh vật đường ruột chủ yếu giúp RLĐ phân giải chất thải hữu cơ ...................7
2.4.2. Khả năng phân giải phân động vật, gia súc gia cầm .............................................7
2.4.3. Tác động của RLĐ đến các lồi khác có chung nguồn thức ăn, nơi ở ..................8
2.4.4. Khả năng phân giải các chất thải hữu cơ khác ......................................................9

2.5. Nghiên cứu trong nước ...........................................................................................10
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................12
3.2. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................................12
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................................12
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và ý kiến chuyên gia về biện pháp quản lý ......12
3.3.2. Phương pháp kế thừa ...........................................................................................12
3.3.3. Phương pháp thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số thuốc BVTV sinh học
và sử dụng bẫy côn trùng ...............................................................................................15

iii


PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................18
4.1. Đặc điểm sinh học và sinh sản của ruồi Lính đen ..................................................18
4.1.1 Đặc điểm sinh học của ruồi Lính đen ...................................................................18
4.1.2. Đặc điểm sinh sản của ruồi Lính đen ..................................................................20
4.2. Đánh giá tác động của ruồi Lính đen đến cơn trùng hoại sinh bản địa tại Việt
Nam và các loài ký sinh thiên địch của chúng ..............................................................21
4.2.1. Kết quả điều tra thực địa......................................................................................21
4.2.2. Kết quả phân loại côn trùng: ...............................................................................22
4.2.3. Đánh giá tác động của ruồi Lính đen đến thành phần cơn trùng bản địa và các
loài ký sinh thiên địch ....................................................................................................23
4.3. Biện pháp quản lý ruồi lính đen .............................................................................29
4.3.1. Nghiên cứu biện pháp phịng trừ ruồi lính đen bằng thuốc BVTV sinh học,
chế phẩm sinh học .........................................................................................................29
4.3.2. Nghiên cứu biện pháp quản lý trưởng thành ruồi lính đen bằng phương pháp
sử dụng bẫy thức ăn .......................................................................................................30
4.3.3. Biện pháp quản lý ruồi lính đen trong q trình ni .........................................31
4.4. Định hướng sử dụng ruồi Lính đen trong điều kiện Việt Nam ..............................36

4.4.1. Định hướng sử dụng ruồi Lính đen trong xử lý mơi trường, tạo nguồn phân
bón hữu cơ .....................................................................................................................36
4.4.2. Định hướng sử dụng làm thức ăn chăn nuôi........................................................38
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 42
5.1. Kết luận...................................................................................................................42
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 44

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Cơng thức sử dụng trong thí nghiệm ........................................................... 15
Bảng 4.1: Trung bình cân nặng, ngày lột xác và lượng thức ăn tiêu thụ của sâu non
ruồi Lính đen ............................................................................................... 18
Bảng 4.2: Kích thước và màu sắc sâu non ruồi Lính đen Hermetia illucens
Linnaeus, 1758 ............................................................................................ 19
Bảng 4.3: Tỷ lệ ghép cặp giao phối của ruồi Lính đen ................................................ 20
Bảng 4.4: Phân loại côn trùng thu được đến họ ........................................................... 22
Bảng 4.5: Độ bắt gặp của các họ cơn trùng trong điều kiện xuất hiện ruồi Lính đen
và khơng xuất hiện ruồi Lính đen ............................................................... 23
Bảng 4.6: Hiệu lực phịng trừ sâu non ruồi lính đen của một số chế phẩm sinh học
và thuốc sinh học (HVNN Việt Nam, 2022)............................................... 29
Bảng 4.7: Hiệu lực phòng trừ ruồi Lính đen trưởng thành........................................... 30
Bảng 4.8: Thời gian trưởng thành ruồi lính đen vào bẫy ............................................. 31

v



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ bắt gặp của các họ côn trùng trong điều kiện xuất hiện ruồi Lính
đen và khơng xuất hiện ruồi Lính đen .................................................... 24
Hình 2.1. Ruồi Lính đen ................................................................................................. 4
Hình 2.2. Trứng ruồi Lính đen ....................................................................................... 5
Hình 2.3. Sâu non ruồi Lính đen .................................................................................... 5
Hình 2.4. Nhộng ruồi Lính đen ...................................................................................... 6
Hình 3.1. Bố trí thí nghiệm trên sâu non ...................................................................... 16
Hình 3.2. Bẫy thức ăn ngồi tự nhiên ........................................................................... 17
Hình 3.3. Bẫy thức ăn trong nhà lưới ........................................................................... 17
Hình 4.1. Kích thước sâu non qua từng giai đoạn ........................................................ 20
Hình 4.2. Ruồi Lính đen trưởng thành, trứng ruồi Lính đen ........................................ 21
Hình 4.3. Đặc điểm hình thái Bộ Cánh dài (Mecoptera) .............................................. 27
Hình 4.4. Đặc điểm hình thái Bộ Hai cánh (Diptera) ................................................... 27
Hình 4.5. Đặc điểm hình thái Bộ Cánh màng (Hymenoptera) ..................................... 28
Hình 4.6. Đặc điểm hình thái Bộ Cánh cứng (Coleoptera) .......................................... 28
Hình 4.7. Ni sâu non trong ơ xi măng ...................................................................... 32
Hình 4.8. Ni sâu non trong khay nhựa...................................................................... 32
Hình 4.9. Ruồi Lính đen phân hủy phân gà (Sơn La, 2021) ........................................ 37
Hình 4.10. Ruồi Lính đen sử dụng bã đậu làm thức ăn (HCM, 2021) ......................... 37
Hình 4.11. Ruồi Lính đen sử dụng trái cây làm thức ăn (Đồng Tháp, 2022) ............... 38
Hình 4.12. Ruồi Lính đen sử dụng rau bắp cải làm thức ăn (Quảng Nam, 2022) ........ 38

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

RLĐ


: Ruồi Lính đen

spp.

: species pluriel – một số lồi

COVID-19

: Corona Virus Disease

BNNPTNT

: Bộ Nơng nghiệp & Phát triển Nông thôn

DNA

: Deoxyribonucleic Acid

PCR

: Polymerase-Chain-Reaction

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

ISO

NDF


: International Organization for Standarlization – Tổ chức
Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế
: Neutral Detergent Fiber – chất xơ khơng tan trong dung dịch
trung tính

CP

: Hàm lượng đạm thơ

CF

: Hàm lượng chất béo thô

EU

: Liên minh châu Âu

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

LHQ

: Liên hợp quốc

FAO

: Food and Agriculture Organization – Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hợp Quốc


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

C/N

: Cacbon/Nito

AM

: Arbuscular mycorrhizae

CFU

: Colony form units – đơn vị hình thành khuẩn lạc

CT

: Cơng thức

NT

: Nghiệm thức

BT

: Bacillus thuringiensis

BVTV


: Bảo vệ thực vật

NSXL

: Ngày sau xử lí

vii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: Đánh giá tác động của ruồi lính đen đến sinh vật hoại sinh, định
hướng sử dụng và đề xuất một số biện pháp quản lí ruồi lính đen
Sinh viên: Nguyễn Hữu Thái Tú
Mã sinh viên: 637373

Lớp: K63CNSHD

Giảng viên hướng dẫn: THS. Tống Văn Hải, TS. Nguyễn Thị Nhiên
Thời gian thực hiện: Tháng 08/2022- Tháng 02/2023
Chun ngành: Cơng nghệ sinh học
Mục đích nghiên cứu:
Xác định được ảnh hưởng của ruồi Lính đen đến những sinh vật hoại sinh.
Đưa ra được một số cách sử dụng và quản lí ruồi Lính đen.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả điều tra thực địa cho thấy khi ni ruồi Lính đen thì các lồi ruồi nhà,
nhặng xuất hiện ít hơn, gần như là khơng xuất hiện. Tuy ruồi nhà hay nhặng có cùng
thức ăn và mơi trường sống như ruồi Lính đen nhưng trong khu vực xuất hiện ruồi Lính
đen số lượng các lồi ruồi khác giảm nhiều.
Các bộ được tìm thấy gồm có Bộ Nhện (Aranea); Bộ Hai Cánh gồm 5 họ là Họ dĩn

(Ceratopogonidae), Họ ruồi xanh (Calliphoridae), Họ ruồi nhà (Muscidae), Họ ruồi hoa
(Anthomyiidae) và Họ ruồi xám (Sarcophagidae); Bộ Cánh Dài gồm 1 họ là Họ ruồi bọ
cạp (Panorpidae); Bộ Cánh Màng gồm 1 họ là Họ kiến (Formicidae); Bộ Cánh Cứng
gồm 2 họ là Họ bọ hung (Scarabaeidae) và Họ cánh cộc (Staphilinidae).
Đối với các cơng thức thí nghiệm được bổ sung sâu non ruồi Lính đen các họ có
độ bắt gặp cao gồm Họ dĩn (Ceratopogonidae), Họ bọ hung (Scarabaeidae) và Họ cánh
cộc (Staphilinidae). Họ ruồi nhà (Muscidae), Họ ruồi bọ cạp (Panorpidae), Họ kiến
(Formicidae), Họ ruồi hoa (Anthomyiidae) và Bộ nhện (Araneae) có độ bắt gặp trung
bình. Họ ruồi xám (Sarcophagidae) và Họ ruồi xanh (Calliphoridae) có độ bắt gặp thấp.
Thời gian lột xác từ khi trứng nở chuyển qua tuổi 1 dao động kéo dài từ 1.73
(±0.69) ngày. Thời gian lột xác chuyển qua tuổi 2,3,4 trung bình lột xác lần lượt của các
tuổi là 4.38 (±0.81) ngày, 4.05 (±4.17) ngày và 4.07 (±0.75) ngày. Quá trình lột xác ở 3

viii


tuổi này khá đồng đều nhau dao động từ khoảng 4-7 ngày. Ở tuổi thứ 5 sâu non ruồi
Lính đen lột xác trung bình khoảng 4.17 (±0.65) ngày.
Về tỷ lệ ghép cặp ruồi Lính đen lên tới 87.72% và có 56.00% tỷ lệ ruồi Lính đen
trưởng thành giao phối thành cơng. Kể từ 2-3 ngày sau khi ruồi Lính đen cái giao phối
chúng bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con ruồi Lính đen cái đẻ từ khoảng 500-900 trứng.
Kết quả quan sát tập tính và khả năng vào bẫy của trưởng thành ruồi lính đen ở
trong khu vực nhân ni và ngồi mơi trường tự nhiên cho thấy ruồi lính đen phát hiện
ra nguồn thức ăn và lập tức vào bẫy khi nuôi nhốt trong nhà lưới để đẻ trứng. Đối với
khay thức ăn để ngồi mơi trường tự nhiên, ruồi lính đen có xu hướng vào muộn hơn.
Thường từ 1-4 ngày đầu, các loài ruồi khác sẽ vào bẫy trước để đẻ trứng, sau đó ruồi
lính đen bắt đầu vào bẫy ở ngày thứ 5 sau khi đặt bẫy. Tuy nhiên khi ruồi lính đen xuất
hiện và chiếm ưu thế, khi đó đã khơng cịn xuất hiện của các lồi ruồi khác.
Sử dụng thuốc sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bio-B) bắt đầu cho
hiệu lực phòng trừ cao ở thời điểm 5 ngày sau phun và tăng lên 97,60% ở thời điểm 14

ngày sau phun, trong khi đó thuốc sinh học có hoạt chất Emamectin benzoate (Starrimec
5WDG) cho hiệu lực phòng trừ đạt 70,80% ở thời điểm 14 ngày sau phun thuốc. Các
thuốc sinh học này không mang lại hiệu quả với giai đoạn trưởng thành.
Sử dụng nguồn thức ăn ưa thích của sâu non ruồi lính đen có bổ sung thêm sâu
non có khả năng hấp dẫn và thu hút trưởng thành ruồi lính đen đến đẻ trứng.
Đã đề xuất được biện pháp quản lý ruồi lính đen trong điều kiện ni nhốt. Trong
đó, việc thiết kế chuồng ni có ý nghĩa quan trọng để tránh sâu non và trưởng thành
thốt ra ngồi mơi trường.
Định hướng sử dụng ruồi Lính đen trong xử lý mơi trường và tạo nguồn phân bón
hữu cơ. Ruồi Lính đen cịn có thể làm nguồn thức ăn trong chăn nuôi.

ix


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ruồi Lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) là một lồi cơn trùng
thuộc lớp Hexapoda, có nguồn gốc từ Nam Mỹ Latinh, nhưng cho đến nay loài
này đã được ghi nhận ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Ở Việt Nam loài ruồi
này đã xuất hiện từ lâu, những năm gần chúng đang được người dân áp dụng làm
vật nuôi phổ biến ở hầu hết các vùng sinh thái ở nước ta, ruồi Lính đen đã được
nhiều hộ nơng dân và doanh nghiệp coi như lồi động vật ni có giá trị kinh tế
cao từ nhiều năm nay. Sâu non ruồi Lính đen được coi như nguồn thức ăn giá rẻ thay
thế cho cám cơng nghiệp, trở thành thức ăn ưa thích của động vật nuôi. Tại NĐ
46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của NĐ số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn ni đã bổ sung
ruồi Lính đen là lồi động vật được phép chăn nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên kỹ thuật
chăn nuôi, chế biến và sử dụng các sản phẩm từ ruồi Lính đen của người chăn ni
cịn nhiều hạn chế.
Ruồi Lính đen Hermetia illucens Linnaeus được biết đến là lồi cơn trùng

đem lại nhiều lợi ích đối với con người và môi trường sống trên trái đất. Ruồi Lính
đen khơng chỉ đem lại những lợi ích kinh tế cho con người, ruồi Lính đen cịn
được ví như một nhà máy sinh học để phân hủy các sản phẩm hữu cơ trong tự
nhiên, là tác nhân sinh học quan trọng trong bảo vệ mơi trường khi chúng có thể
phân hủy hầu hết các loại chất thải hữu cơ thơng qua hoạt động dinh dưỡng, qua
đó góp phần bảo vệ mơi trường sống của chúng ta. Ruồi Lính đen là lồi cơn trùng
hoại sinh, nguồn thức ăn của sâu non rất đa dạng từ chất thải hữu cơ như phân của
động vật; phế phụ phẩm trong chế biến động, thực vật; phế phụ phẩm trong sản
xuất nông nghiệp như rơm, rau, hoa quả; thức ăn nhà bếp; xác động vật; các loại
thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi…. Tại một số nước trên thế giới, ruồi Lính
đen đã được nhân ni như một lồi động vật ni với mục đích sử dụng làm thức
ăn chăn ni với nguồn thức ăn rất đa dạng và phong phú, trong đó có sử dụng
1


các chất thải hữu cơ thải ra từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của
con người. sâu non ruồi Lính đen có chứa hàm lượng protein và chất béo thơ cao
do đó rất được ưa chuộng trong công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Chất thải
trong q trình tiêu hóa tạo ra là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng
và cây cảnh.
Tại Việt Nam, ruồi Lính đen đã được nhiều hộ nơng dân và doanh nghiệp
coi như lồi động vật ni có giá trị kinh tế cao từ nhiều năm nay. Tuy nhiên kỹ
thuật chăn nuôi, chế biến và sử dụng các sản phẩm từ ruồi Lính đen của người
chăn ni cịn nhiều hạn chế. Cho đến nay, chưa có tài liệu kỹ thuật nào để hướng
dẫn để áp dụng trong q trình chăn ni ruồi Lính đen ở nước ta. Đặc biệt khi sử
dụng sâu non làm thức ăn không đúng cách sẽ dẫn đến những tác hại không mong
muốn, thậm chí dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho con người.
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào hướng dẫn giúp hiểu biết
về con ruồi Lính đen và kĩ thuật chăn nuôi cũng như là việc sử dụng ruồi Lính đen
làm thức ăn cho vật ni đúng cách. Để chứng minh tác dụng của ruồi Lính đen

đến những sinh vật hoại sinh, định hướng sử dụng ruồi Lính đen và một số biện
pháp quản lí chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác động của ruồi
Lính đen đến sinh vật hoại sinh, định hướng sử dụng và một số biện pháp
quản lí ruồi Lính đen”.
1.2. Mục đích
Xác định được ảnh hưởng của ruồi Lính đen đến những sinh vật hoại sinh.
Đưa ra được một số cách sử dụng và quản lí ruồi Lính đen.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của ruồi Lính đen đến các sinh vật hoại sinh khác.
- Đưa ra được định hướng sử dụng và một số biện pháp quản lí ruồi Lính đen.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc Ruồi lính đen (RLĐ)
Ruồi lính đen (RLĐ) có tên khoa học là Hermetia illucens, là lồi ruồi hoại sinh
có nguồn gốc từ Châu Mỹ la tinh, nhưng cho đến nay loài được tìm thấy ở tất cả các các
châu lục trên thế giới, từ vùng nhiệt đới cho tới vùng ôn đới (Sheppard et al., 1994;
Čičková et al., 2015). Trưởng thành RLĐ chỉ ăn thêm bằng nước, không sống gần,
không cắn hoặc đốt, không là môi giới truyền bệnh những bệnh đặc biệt cho con người
(Čičková et al., 2015; Sheppard et al., 2002). sâu non RLĐ, là một trong những sinh vật
hiếm hoi sử dụng đa dạng các loại thức ăn từ chất thải hữu cơ như phân động vật, phân
gia súc gia cầm, phế phụ phẩm trong chế biến động thực vật, thủy hải sản, chất thải nông
nghiệp như rơm, rau, hoa quả, thức ăn nhà bếp… (Sheppard et al., 1983; Yu et al., 2009;
Zheng et al., 2012; Nguyen et al., 2013; 2015). RLĐ được xem như một nhà máy sinh
học không chỉ chế biến rác thải hữu cơ thành nguyên liệu phục vụ chăn nuôi thủy, hải
sản, gia súc gia cầm hay nhiên liệu sinh học, hóa dược phẩm phục vụ đời sống con người
mà còn là tác nhân làm giảm thải ô nhiễm môi trường (Bradley et al., 1984; Bradley and
Sheppard., 1984; Kroeckel et al., 2012).

2.2. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái, tập tính của ruồi lính đen
Ruồi lính đen thuộc lớp cơn trùng: Insecta
Bộ Hai cánh: Diptera
Họ ruồi hoại sinh: Stratiomyidae
Tên khoa học: Hermetia illucens Linnaeus
Tên gọi khác (Synonymy):
Musca illucens Linnaeus (1758)
Musca leucopa Linnaeus (1767)
Hermetia rufiventris Fabricius (1805)
Hermetia pellucens Macquart (1834)
Hermetia nigrifacies Bigot (1879)
Hermetia mucens Riley & Howard (1889)
Hermetia illucens var. nigritibia Enderlein (1914)
Hermetia illucens Copello (1926)

3


Phân bố: RLĐ mặc dù có nguồn gốc ở vùng Savan phía Nam châu Mỹ la tinh
nhưng đến nay lồi được ghi nhận ở hầu hết các lục địa trên thế giới chỉ trừ có Nam cực.
Ở vùng nhiệt đới và những nơi có khí hậu ấm áp của phía Tây bán cầu, loài là sinh vật
đặc hữu của vùng. Cịn ở phía Đơng bán cầu, sự phân bố của lồi liên quan đến hoạt
động trao đổi hàng hóa của con người (May., 1961; Rozkosny., 1982).
2.3. Đặc điểm hình thái của ruồi Lính đen
Con trưởng thành: Các thành viên của họ ruồi lính Stratiomyidae có thể có nhiều
màu sắc từ vàng, lục, đen hoặc lam, với một số con có hình dạng kim loại. Nhiều con
bắt chước các lồi cơn trùng bay khác, chẳng hạn như ong và ong bắp cày. Ruồi lính
đen trưởng thành có hình dạng giống ong bắp cày và có màu đen hoặc xanh lam.

Hình 2.1. Ruồi Lính đen

( />Ruồi lính cũng có hai "cửa sổ" mờ nằm trên đốt bụng thứ nhất. Con trưởng thành
có chiều dài từ 15 đến 20 mm. (Sheppard và cộng sự 2002).
Râu của con trưởng thành thon dài với ba đoạn và các chân có màu trắng ở gần
cuối mỗi chân.
Trứng: Ruồi lính đen cái đẻ một khối lượng khoảng 500 quả trứng trong các vết
nứt và kẽ hở gần hoặc trong các chất thối rữa như phân, xác thối, rác và các chất thải
hữu cơ khác. Trứng nở thành sâu non trong khoảng bốn ngày. Mỗi quả trứng hình bầu
dục dài khoảng 1 mm và có màu vàng nhạt hoặc trắng kem.

4


Hình 2.2. Trứng ruồi Lính đen
( />Sâu non: sâu non có thể dài tới 27 mm và 6 mm chiều rộng. Chúng có màu trắng
đục, xỉn màu với một cái đầu nhỏ nhơ ra có chứa các phần miệng nhai. sâu non trải qua
sáu tuổi và cần khoảng 14 ngày để hồn thành q trình phát triển (Hall và Gerhardt
2002). Trong quá trình phát triển của sâu non, sâu non ruồi lính đen là lồi ăn vơ độ. Khi
trưởng thành, chúng không cần ăn và dựa vào chất béo dự trữ từ giai đoạn sâu non
(Newton et al., 2005).

Hình 2.3. Sâu non ruồi Lính đen

5


Nhộng: Trước khi hóa nhộng, sâu non ở tuổi thứ sáu phân tán từ nơi kiếm ăn đến
các khu vực khơ ráo có mái che, chẳng hạn như thảm thực vật trên mặt đất, để bắt đầu
q trình hóa nhộng. Bộ xương ngoài (da) sẫm màu và một con nhộng phát triển bên
trong. Quá trình nhộng cần khoảng hai tuần (Hall và Gerhardt 2002).


Hình 2.4. Nhộng ruồi Lính đen
2.4. Vai trò của RLĐ trong phân giải các chất thải hữu cơ
Q trình đơ thị hóa diễn ra ngày một nhanh, đến năm 2000, ước tính có khoảng
49% dân số thế giới sống ở thành phố và với lượng dân số này đã thải ra môi trường hơn
3 tỷ tấn rác thải mỗi ngày. Theo tổ chức Nông Lương của Liên Hợp quốc, lượng rác thải
này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 và chỉ tính riêng lượng thức ăn thừa năm 2007 thải ra
mơi trường khoảng 1,6 nghìn tỷ (1,6 Gtonnes) tấn tương đương với 1/3 tổng sản lượng
lương thực trên tồn thế giới. Những chất thải này khơng chỉ chiếm đất ở, đất canh tác,
ô nhiễm nguồn nước, chúng cịn là mơi trường cho các mầm bệnh tồn tại và phát triển
gây bệnh cho con người. Khí độc, khí CO2 thải ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ
đã góp phần ảnh hưởng đến chất lượng khơng khí toàn cầu (FAO, 2013). RLĐ là sinh
vật hoại sinh, giai đoạn sâu non của ruồi có thể ăn đa dạng các loại thức ăn từ rác thải
công nghiệp chế biến, rác thải nông nghiệp, giác thải sinh hoạt, tàn dư cây trồng, phân
động vật… Ngồi ra chúng có khả năng tiêu hóa những chủng vi khuẩn Salmonella spp,
6


Escherichia coli gây bệnh nguy hiểm cho con người như bệnh thương hàn, tiêu chảy…
(những chủng này rất dồi dào trong chất thải, đặc biệt là chất thải chăn nuôi). Đồng thời
việc sử dụng chất thải làm thức ăn của sâu non RLĐ cũng làm giảm lượng chất thải,
giảm mùi hôi thối dẫn đến giảm ô nhiễm môi trường (Erickson et al., 2004; Liu et al.,
2008; Vinneras., 2013).
2.4.1. Hệ vi sinh vật đường ruột chủ yếu giúp RLĐ phân giải chất thải hữu cơ
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, tuyến nước bọt và hệ enzym ở đường ruột của
RLĐ hoạt động mạnh hơn khá nhiều so với ruồi nhà Musa domestica (Tomberlin et al.,
2002; Myers et al., 2008). Trong số những enzym tiêu hóa, Tripsin là enzym đóng vai
trị quyết định đến khả năng tiêu hóa và phân giải các chất thải hữu cơ. Thêm vào đó hệ
vi sinh vật đường ruột (bao gồm nấm, vi khuẩn) của sâu non cũng đóng vai trị quan
trọng trong việc phân giải chất thải hữu cơ. Hệ vi sinh vật đa dạng và phong phú này
phải kể đến Actinobacteria, Bacteroidetes, Proteobacteria, Firmicutes, Fusobacteria,

và nấm các loại như Pichia, Geotrichum, Rhodotorula, Trichosporon, đặc biệt là vi
khuẩn Actinobacteria và nấm Trichosporon (Zheng et al., 2013; Varotto et al., 2017;
Jeon et al., 2011; Bonelli et al., 2019). Chính nhờ có hệ enzym phong phú và hệ vi sinh
vật hoạt động mạnh mà sâu non RLĐ có thể phân giải đa dạng các loại chất hữu cơ chứa
hàm lượng lớn protein (20-70%), amino axit (30-60%), chất béo (10-50%) và đường (210%) các chất khoáng và vitamin khác (Defoliart, 1991).
2.4.2. Khả năng phân giải phân động vật, gia súc gia cầm
Xử lý chất thải từ chăn nuôi gia súc gia cầm luôn là vấn đề được quan tâm ở các
quốc gia, nếu những chất thải này không được xử lý nhanh và hiệu quả sẽ dẫn đến ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất (Ali et al., 2019; Li et al., 2019).
Hiện tại ở nhiều nước trên thế giới xử lý chất thải chăn nuôi vẫn bằng cách ủ phân, hay
làm hầm biogas. Ở Mỹ, từ năm 1994 giáo sư Shappard và cộng sự đã xây dựng hệ thống
xử lý phân động vật trong chăn nuôi gia súc gia cầm bằng RLĐ ở quy mô trang trại. Sự
hoạt động của RLĐ trong hệ thống cho thấy, RLĐ có thể chuyển đổi ½ lượng phân động
vật thành protein (42%), chất béo (35%), hàm lượng ni tơ và vi khuẩn E. coli trong phân
giảm đáng kể (Erickson et al., 2004; Sheppard et al., 1994). Đối với phân lợn, RLĐ có
khả năng phân hủy 23% phân lợn đã ủ hoặc 28% phân lợn tươi (Newton et al., 2005).
7


Khi sử dụng RLĐ để phân hủy phân động vật, khối lượng phân và thành phần kim loại
nặng (trừ sắt) giảm đi đáng kể, phân cũng khơng cịn mùi khó chịu. Khi ruồi lính đen
được ni bằng phân bị thì phân của RLĐ giảm độ khô cứng so với phân bị. Qua phân
tích chất thải trong chăn ni RLĐ trên nguồn phân lợn đã cho thấy hàm lượng các chất
N, P, K giảm tương ứng là 55,1; 44,1 và 52,8% (Li et al., 2011). Ruồi lính đen cũng
được ghi nhận có khả năng phân hủy phân người từ bể lắng hoặc chất lắng đọng trong
các hệ thống vệ sinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi RLĐ phân hủy những chất cặn bã
này độ pH của phân tăng, hàm lượng chất rắn và chất rắn bay hơi hay vi khuẩn
Salmonella giảm đáng kể, hàm lượng NH3, NH4+ tăng. Đặc biệt, khơng cịn thấy khuẩn
cầu vàng enterococci hay trứng giun Ascaris spp. (Diener et al., 2009). Một thí nghiệm
khác của Banks et al. (2014) cho thấy tỷ lệ phân giải phân người của sâu non RLĐ cao

hơn phân lợn, phân gà hoặc các loại rác thải đơ thị khác. Theo tính toán của và Diener
et al. (2009), một sâu non RLĐ nếu được cung cấp 100mg phân gà mỗi ngày thì chúng
có thể phân giải được 41,8% hay lượng rác thải, phân người, sâu non RLĐ có thể phân
giải trong 1 ngày tương ứng là 3-5 kg/m(2) và 6.5 kg/m(2).
Khí thải phát ra từ phân gia súc gia cầm trong chăn nuôi luôn là một trong những
nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Để giảm lượng khí thải phát ra từ hoạt
động chăn nuôi này, Beskin et al. (2018) đã sử dụng sâu non RLĐ để phân giải các loại
phân. Kết quả cho thấy, lượng khí thải hơi thối phát ra từ phân động vật bao gồm chín
loại khí: phenol, 4-methylphenol, indole, 3-methylindole, a xít propanoic, a xít 2methylpropanoic, a xít butanoic, a xít 3-methyl butanoic và a xít pentanoic và sâu non
RLĐ đã làm giảm trên 87% lượng khí so với cùng lượng phân khơng được xử lý bằng
sâu non RLĐ.
2.4.3. Tác động của RLĐ đến các loài khác có chung nguồn thức ăn, nơi ở
Cũng như nhiều sinh vật khác trong hệ sinh thái, RLĐ đều có tác động qua lại với
các lồi khác trong mơi trường mà chúng sinh sống. Trong hoạt động sống, sâu non
RLĐ tiết ra pheromon xua đuổi ruồi nhà, ngăn cản ruồi nhà đến đẻ trứng tại nơi chúng
sinh sống. Nếu quần thể sâu non RLĐ đơng đúc chúng có thể làm giảm quần thể ruồi
nhà 94-100% tại cùng một nơi sinh sống. Hay trưởng thành RLĐ có cơ chế xua đuổi
những loài phát ra hơi độc như Tenebrio molitor (May, 1961; Sheppard, 1983; Sheppard
et al., 2002). Hay trong khi sử dụng phân động vật làm thức ăn, sâu non RLĐ tiết ra các
8


enzym chống lại sự phát triển của vi sinh vật như nấm và vi khuẩn, làm giảm các tác
nhân gây bệnh xuống đến hơn 2000 lần. sâu non RLĐ không chỉ kiềm chế sự phát triển
của các vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Salmonella mà còn ngăn
chặn sự cộng sinh của chất gian bào với vi khuẩn Salmonella (Erickson et al., 2004;
Park et al., 2014; Yu et al., 2011).
Những nghiên cứu về thiên địch của RLĐ không nhiều, một số lồi động vật như
ếch chim, thằn lằn, cơn trùng bắt mồi, nhện sử dụng RLĐ làm thức ăn. Tại Tây Phi lồi
ong ký sinh Dirhinus giffardii đóng vai trị lớn trong kìm chế số lượng quần thể RLĐ,

tỷ lệ ký sinh của lồi có khi đạt 72% (Devic and Maquart, 2015).
Qua hầu hết các tài liệu đã tham khảo về đặc điểm sinh học, sinh thái của RLĐ ở
các thời gian khác nhau nhưng hầu như khơng có tác giả nào đề cập đến sự ảnh hưởng
của ruồi lính đen đến đa dạng sinh học. Chỉ có một vài ghi nhận về sự tiết pheromon của
RLĐ xua đuổi loài một số loài khác hay sự tiêu thụ rác thải của RLĐ đã làm giảm các
vi sinh vật có hại (Bradley and Sheppard, 1984; Erickson, 2004; Lalander et al., 2016;
Sheppard, 1983). Ngồi ra, RLĐ cịn được ghi nhận là lồi gây ra chứng mọn nhọt ở
người (Rozkosny, 1982). Tuy nhiên tác giả nhận định RLĐ không đe dọa hoặc gây nguy
hiểm cho con người.
2.4.4. Khả năng phân giải các chất thải hữu cơ khác
Ngoài khả năng phân giải phân động vật, ruồi lính đen cịn có khả năng phân giải
rác thải nhà bếp, vỏ quả cà phê, bã hạt cọ dầu, chất thải nông nghiệp, và một số rác thải
hữu cơ khác (An., 2016). Li et al., (2014) chỉ ra rằng, rác thải nhà bếp là rác thải hữu cơ
tổng hợp, nó khơng chỉ có tinh bột, chất xơ cellulose mà cịn có chất béo, muối và nhiều
thành phần khác nhưng sâu non RLĐ vẫn có khả năng phân giải các hợp chất này. Đặc
biệt là sâu non tuổi cuối, chúng có khả năng phân giải chất hữu cơ hiệu quả nhất. Khi
sâu non phân giải nguồn chất thải nói trên, đã làm cho lượng NH4+ cao hơn 5-6 lần so
với cách xử lý chất thải này trước đây. Một thí nghiệm khác, xử lý rác thải nhà bếp trộn
với rơm (30% rơm + 70% rác thải nhà bếp) đã được tiến hành tại Guangdong-Trung
Quốc cho thấy 2000 sâu non RLĐ đã phân giải được 1kg rác thải. Sau 10 ngày 65,5%
chất cellulose, 56,3% chất hemicllulose, 8,8% lignin, 91,6% protein và 71,6% chất béo
đã được phân giải. Khi sâu non RLĐ chỉ được ăn chất thải từ rau hay đậu phụ mỗi ngày

9


chúng có thể tiêu thụ được lần lượt là 12,5mg và 50mg với tỷ lệ phân giải là 49,54 và
48,1% (Kinasid et al., 2018). Những nghiên cứu khác cho thấy sâu non RLĐ có thể phân
giải đến 67,9% rác thải nhà bếp, 74,2% chất thải từ cá và 98,9% chất thải từ rau hoa quả
(Nguyen et al., (2015), 5,69-0,85% rơm (Manurung et al.,2016), 12,0-21,0% vỏ sắn

(Supriyatna et al., (2016), 12,5-25,9% hạt cao su (Abduh et al., 2017).
2.5. Nghiên cứu trong nước
Mặc dù ruồi Lính đen đã được ni ở Việt Nam trong một khoảng thời gian dài,
nhưng tất cả đều do tự phát, không theo định hướng phát triển đối với lồi này và thơng
tin về lồi này cịn rất hạn chế do đó vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng trong suốt quãng
thời gian vừa qua. Đã có một số báo cáo kết quả điều tra về việc sử dụng ruồi Lính đen
như một loại thức ăn trong chăn ni như phân tích hàm lượng dinh dưỡng và cơng dụng
của sâu non, nhưng hầu hết dựa trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá cả các tác giả nước
ngoài. Và thực tế cho đến nay, chưa có một báo cáo khoa học nào trong nước đánh giá tác
động của ruồi Lính đen đến mơi trường và đa dạng sinh học. Sự phát triển quần thể của chúng
trong môi trường sống mới có áp đảo lồi khác, có gây ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học
hay khơng. Và nếu chúng được xem như là một sinh vật ngoại lai an tồn thì việc quản lý, sử
dụng chúng như thế nào cho hợp lý cũng là một câu hỏi lớn. Nhiệm vụ này nhằm để trả lời
những câu hỏi trên và và là cơ sở khoa học cho những quyết đáp chính xác, kịp thời cho sản
xuất và cũng để có căn cứ và cơ sở khoa học cho các nhà quản lý và thực thi cơng vụ kiểm
sốt sinh vật ngoại lai thuận lợi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâu non ruồi Lính đen có khả năng kháng khuẩn,
kháng nấm tốt…. Ở khía cạnh tích cực nó là tốt đối với kiểm sốt sự ơ nhiễm nhưng
đồng thời các chất nền là sản phẩm trong quá trình chăn ni ruồi Lính đen có thể chứa
các chất kháng sinh, khi được sử dụng làm phân bón sẽ rất có thể gây ra các ảnh hưởng
đối với quần thể vi sinh vật bao gồm cả những lồi có lợi và có hại trong mơi trường
đất, nước tại các vùng sản xuất nơng nghiệp. Một số nhóm vi sinh vật phổ biến trong
đất như nhóm vi khuẩn (Bacillus spp., Clostridium spp., Streptococcus spp.,
Enterobacter spp., Pseudomonas spp., Ruminococcus spp.,), nhóm nấm mốc phân giải
chất hữu cơ (Aspergillus spp., Rhizopus spp., Trichoderma spp., Chrysosporium spp.,);
nhóm nấm men (Candida spp., Endomycopsis spp., Saccharomyces spp.,).

10



Sâu non ruồi Lính đen có thể được ni trên hầu hết các chất hữu cơ và có thể
được sử dụng làm nguồn thức ăn gia súc. Chúng sử dụng đa dạng các loại thức ăn từ
chất thải hữu cơ như phân động vật, phân gia súc, gia cầm, phế phụ phẩm trong chế biến
động thực vật, thủy hải sản, chất thải nông nghiệp như rơm, rau, hoa quả, thức ăn nhà
bếp do đó chúng được xem như một nhà máy sinh học không chỉ chế biến rác thải hữu
cơ thành nguyên liệu phục vụ chăn nuôi thủy, hải sản, gia súc, gia cầm hay nhiên liệu
sinh học, phục vụ đời sống con người mà còn tác nhân làm giảm ơ nhiễm mơi trường.
Cũng chính vì những lợi ích mà chúng mang lại cho con người mà lồi ruồi Lính đen đã
được sử dụng như một loài động vật trong chăn nuôi ở một số nước trên thế giới và đã
bắt đầu được chăn nuôi ở Việt Nam trong những năm vừa qua.

11


PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các pha phát triển của ruồi Lính đen.
3.2. Địa điểm nghiên cứu
Nhà lưới Trung tâm nghiên cứu cây trồng Việt Nam - Nhật Bản, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của chuyên đề, bên cạnh việc bố trí một số thí nghiệm đánh
giá hiệu lực của một số thuốc BVTV sinh học và kỹ thuật sử dụng bẫy cơn trùng. Chun
đề cịn tham khảo các biện pháp quản lý đang được áp dụng ở các nước trên thế giới.
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin và ý kiến chuyên gia về biện pháp quản lý
Trên cơ sở các kết quả đánh giá tác động cũng như ý kiến của các chuyên gia, nhà
khoa học, nhà quản lý và người chăn ni về vai trị và tác động của ruồi Lính đen đối
với mơi trường và đa dạng sinh học cũng như phát triển của ruồi Lính đen trong điều
kiện có kiểm sốt.
3.3.2. Phương pháp kế thừa

Trên cơ sở các tài liệu đã được các nước trên thế giới áp dụng để kiểm sốt và quản
lý ruồi lính đen trong khu vực nhân ni và ngồi tự nhiên để lựa chọn các biện pháp
phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Đánh giá tác động của ruồi Lính đen đến cơn trùng hoại sinh bản địa
Các thí nghiệm được bố trí với 2 cơng thức: có ruồi Lính đen và khơng có ruồi
Lính đen. Mỗi cơng thức lặp lại 3 lần, khối lượng chất thải hữu cơ mỗi lần lặp là 0,5m3,
đánh giá được tác động của ruồi Lính đen đến các lồi sinh vật hoại sinh có chung nguồn
thức ăn, nơi ở.
Đối chứng: 100% bã đậu
Thí nghiệm: 50% bã đậu + 50 sâu non ruồi Lính đen
Mỗi thùng bổ sung 5g ruột cá làm chất dẫn dụ.
12


Hỗn hợp gồm 1.5kg bã đậu và 5g ruột cá (tạo mùi) được đặt trong thùng nhựa có
kích thước 15x22x15cm ở mơi trường tự nhiên để thu hút các lồi côn trùng hoại sinh
đến ăn và đẻ trứng. Đối với cơng thức có sự tham gia phân giải của ruồi Lính đen thì
sau 5 – 7 ngày mới tiến hành thả 500 – 600 sâu non ruồi Lính đen mới nở vào thùng có
chứa sẵn thức ăn (bã đậu). Cứ 4 ngày lại bổ sung thêm 5g ruột cá mới để thu hút các lồi
cơn trùng hoại sinh và thiên địch của ruồi Lính đen.
Đối với cơng thức có sự tham gia phân giải của sâu non ruồi Lính đen thì khi sâu
non ruồi Lính đen vào giai đoạn tiền nhộng (chuẩn bị vào giai đoạn nhộng) chúng sẽ bò
ra khỏi thùng, ngay khi có những cá thể tiền nhộng đầu tiên, tiến hành rắc mùn cưa ẩm
xung quanh thùng khoảng 30 – 40cm với độ dày 3 – 4cm để lấy chỗ cho sâu non làm
tiền nhộng. Sau khi sâu non đã vào nhộng hết, dùng lưới có mắt lưới 0,5mm để rây mùn
cưa và thu toàn bộ tiền nhộng để tránh ruồi Lính đen phát tán ra cơng thức thí nghiệm
khác và vào mơi trường. Sau khi thu nhộng, tiếp tục bổ sung sâu non mới nở vào để theo
dõi tiếp. Đồng thời với việc bố trí thí nghiệm như trên, trong quá trình điều tra sự hiện
diện của ruồi Lính đen tại các khu vực liền kề và khu vực ni ruồi Lính đen, tiến hành
điều tra, lấy mẫu trưởng thành và sâu non của các loài ruồi hoại sinh cũng như thiên

địch của chúng mang về phịng phân tích, đánh giá. Nếu các lồi thu được vẫn ở giai
đoạn sâu non chưa đến giai đoạn trưởng thành thì ni đến giai đoạn trưởng thành để
giám định tên khoa học.
Chỉ tiêu theo dõi:
+ Thành phần côn trùng bản địa hoại sinh
+ Thành phần kí sinh thiên địch
+ Tỷ lệ bắt gặp:
Tỷ lệ bắt gặp =

Tổng số lần bắt gặp
Tổng số lần đánh giá

+ Độ bắt gặp: độ bắt gặp được xác định như sau:
– : Tỷ lệ bắt gặp dưới 5%
+ : Tỷ lệ bắt gặp 6 – 25%
13

× 100


++ : Tỷ lệ bắt gặp 26 – 50%
+++ : Tỷ lệ bắt gặp > 50%
Thời gian thí nghiệm tiến hành trong vịng 2 lứa ruồi Lính đen liên tiếp khoảng 50
– 60 ngày. Lịch đánh giá là 4 ngày/lần.
Thí nghiệm 3: Đánh giá sự sinh trưởng và sinh sản của ruồi Lính đen
Ghép chuồng giao phối và cho ruồi đẻ trứng: khoảng 200 sâu non của ruồi Lính
đen ở giai đoạn nhộng từ trang trại nuôi được đặt vào trong hộp nhựa có sẵn mùn cưa
ẩm để đảm bảo khi di chuyển không làm ảnh hưởng đến sức sống của nhộng. Khi mang
sâu non về nhà lưới cách ly côn trùng, tiến hành đổ sâu non ra khay nhựa có kích thước
30x50cm và bỏ bớt mùn cưa sau đó đặt khay có sâu non vào màn passlitle đã chứa sẵn

khay nước, cách ly khỏi các lồi kiến và cơn trùng khác xâm hại. Đồng thời trong màn
cũng để một vài cành lá làm chỗ đậu và phun ẩm để cấp ẩm cung cấp độ ẩm và nước
uống cho ruồi trưởng thành. Sau khi trưởng thành vũ hóa, lựa chọn tỷ lệ con đực: con
cái theo tỷ lệ 1:1. Chuẩn bị những thanh gỗ mỏng được buộc ép vào nhau lên trên để
dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng tập trung (giữa những thanh gỗ cần phải có khe hở để
ruồi đẻ trứng) nhiều lớp dày khoảng 0,5cm trưởng thành sẽ đẻ trứng vào những khe hở
của những thanh gỗ. Hàng ngày thu trứng ruồi để bố trí thí nghiệm.
Bố trí và theo dõi thí nghiệm: trứng ruồi đẻ trong cùng 1 ngày được đem về phịng
thí nghiệm để theo dõi sự phát dục của trứng. Khi trứng nở thành sâu non tuổi 1, dùng
bút lông ẩm nhẹ nhàng chuyển sâu non vào hộp nuôi đã chứa sẵn thức ăn. Hàng ngày
vào những giờ nhất định theo dõi sự phát dục, chuyển tuổi của sâu non, bỏ thức ăn cũ,
thêm thức ăn mới. Khi sâu non ngừng ăn vệ sinh sạch sẽ hộp nuôi, ngừng cung cấp thức
ăn. Khi sâu non vũ hóa tiến hành ghép cặp, theo dõi khả năng đẻ trứng của trưởng thành.
Trong suốt thời gian sống, ruồi Lính đen được ni trong điều kiện phịng thí nghiệm ở
nhiệt độ 28°C ẩm độ 60±10%. Tiến hành nuôi cá thể, mỗi đợt nuôi 200-300 con với
nguồn thức ăn là phân lợn trộn bã đậu.
Chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian phát dục trung bình của mỗi cá thể:

14


×