HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT CHLOROPHYLL
TẠO NGUYÊN LIỆU BÁN THÀNH PHẨM
PHỤC VỤ SẢN XUẤT MỸ PHẨM
TỪ TẢO XOẮN SPIRULINA PLATENSIS
Sinh viên thực hiện
: HOÀNG THỊ NGỌC MAI
MSV
: 642953
Lớp
: K64CNSHB
Khoa
: CƠNG NGHỆ SINH HỌC
Giảng viên hướng dẫn
: TS. PHÍ THỊ CẨM MIỆN
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan kết quả, hình ảnh, số liệu nghiên cứu được sử dụng trong luận
văn này là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ một báo cáo nào. Tất cả các
thơng tin trong khóa luận đều được trích dẫn.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Học viện và Hội
đồng.
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2023
Sinh viên
Hoàng Thị Ngọc Mai
i
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô công tác tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, cùng các thầy cô trong khoa Công Nghệ Sinh Học đã tạo điều kiện
giúp tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phí Thị Cẩm Miện đã ln quan tâm
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức thực tế, phương pháp luận và góp ý trong suốt
q trình thực tập làm luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các anh, chị, bạn bè làm việc tại bộ mơn sinh
học đã tận tình giúp đỡ, đóng góp những ý kiến bổ ích và tạo điều kiện cho tơi hồn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ chun mơn và kinh nghiệm
thực tế còn nhiều mặt hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự đóng
góp, và sẽ tiếp thu những đóng góp này để bài luận văn nghiên cứu được hồn thiện
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2023
Sinh viên
Hoàng Thị Ngọc Mai
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ...............................................................................................................vi
Danh mục hình.............................................................................................................. vii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. viii
Tóm tắt ...........................................................................................................................ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2.
Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2
1.2.1.
Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2.
Yêu cầu ............................................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1.
Tổng quan về tảo Spirulina platensis ................................................................. 3
2.1.1.
Lịch sử phát triển ................................................................................................ 3
2.1.2.
Đặc điểm phân loại ...................................................................................... 3
2.1.3.
Đặc điểm cấu tạo, hình thái ................................................................................ 4
2.1.4.
Đặc điểm sinh trưởng của tảo S.platensis .......................................................... 5
2.1.5.
Thành phần hóa học của tảo S.platensis ............................................................. 6
2.1.6.
Ứng dụng và vai trò của tảo xoắn S.platensis .................................................. 11
2.2.
Chlorophyll ....................................................................................................... 15
2.2.1.
Giới thiệu về Chlorophyll ................................................................................. 15
2.2.2.
Cấu trúc của Chlorophyll ................................................................................. 16
2.2.3.
Tính chất vật lí của Chlorophyll ....................................................................... 17
2.2.4.
Hoạt tính chống oxy hóa của chlorophyll ........................................................ 18
2.2.5.
Phân loại ........................................................................................................... 19
2.2.6.
Các nguồn nguyên liệu chứa Chlorophyll ........................................................ 20
2.2.7.
Ứng dụng của Chlorophyll ............................................................................... 20
iii
2.3.
Một số phương pháp tách chiết chlorophyll ..................................................... 23
2.3.1.
Phương pháp siêu âm ....................................................................................... 23
2.3.2.
Sử dụng bình Soxhlet ....................................................................................... 23
2.3.3.
Chiết xuất bằng khí hóa lỏng siêu tới hạn ........................................................ 24
2.4.
Một số loại dung môi chiết chlorophyll ........................................................... 25
2.4.1.
Acetone ............................................................................................................. 25
2.4.2.
Methanol ........................................................................................................... 25
2.4.3.
DMSO............................................................................................................... 25
2.5.
Tình hình nghiên cứu chlorophyll trong nước và trên thế giới ........................ 26
2.5.1.
Trong nước ....................................................................................................... 26
2.5.2.
Trên thế giới ..................................................................................................... 27
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 29
3.1.
Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 29
3.1.1.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 29
3.1.2.
Vật liệu, hóa chất .............................................................................................. 29
3.1.3.
Thiết bị.............................................................................................................. 29
3.1.4.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 29
3.2.
Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 30
3.3.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30
3.3.1.
Nghiên cứu tách chiết chlorophyll từ tảo xoắn Spirulina ................................ 30
3.3.2.
Nghiên cứu định tính và định lượng chlorophyll ............................................. 32
3.3.3.
Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố vật lý, hóa học đến hiệu suất tách chiết
chlorophyll từ tảo xoắn Spirulina ..................................................................... 33
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 37
4.1.
Kết quả khảo sát tách chiết chlorophyll ........................................................... 37
4.2.
Kết quả định tính và định lượng chlorophyll ................................................... 38
4.2.1.
Kết quả định tính chlorophyll ........................................................................... 38
4.2.2.
Kết quả định lượng chlorophyll ....................................................................... 39
iv
4.3.
Ảnh hưởng của yếu tố hóa học tới hiệu suất tách chiết chlorophyll từ tảo
xoắn Spirulina .................................................................................................. 39
4.3.1.
Kết quả ảnh hưởng của các loại dung môi đến hiệu quả tách chiết
chlorophyll ........................................................................................................ 39
4.3.2.
Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu quả tách chiết chlorophyll ......... 40
4.3.3.
Ảnh hưởng của nhiệt độ tách chiết đến hiệu quả tách chiết chlorophyll ......... 41
4.3.4.
Ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến hiệu quả tách chiết chlorophyll .............. 43
4.4.
Kết quả tinh sạch chlorophyll ........................................................................... 44
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 45
5.1.
Kết luận ............................................................................................................ 45
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 46
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.
Thành phần dinh dưỡng tổng hợp của Spirulina ........................................ 7
Bảng 2.2
Thành phần vitamin trong tảo Spirulina .................................................... 8
Bảng 2.3.
Thành phần khoáng chất trong tảo Spirulina ............................................. 8
Bảng 3.1.
Thể tích pha lỗng ethanol ........................................................................ 34
Bảng 4.1.
Kết quả tách chiết chlorophyll bằng các phương pháp ............................. 37
Bảng 4.2.
Bảng kết quả khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi sử dụng đến
hiệu suất chiết chlorophyll. ....................................................................... 39
Bảng 4.3.
Bảng kết quả khảo sát ảnh hưởng của yếu tố nồng độ tới hiệu suất
tách chiết chlorophyll ................................................................................ 40
Bảng 4.4.
Bảng kết quả khảo sát ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tới hiệu suất
tách chiết chlorophyll ................................................................................ 42
Bảng 4.5.
Bảng kết quả khảo sát ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới hiệu suất
tách chiết chlorophyll ................................................................................ 43
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.
Tảo xoắn Spirulina dưới kính hiển vi ....................................................... 4
Hình 2.2.
Vịng đời của tảo (Lukavský và Jaromír., 2000) ....................................... 6
Hình 2.4.
Bột tảo Spirulina Chlorophyll ................................................................... 9
Hình 2.5.
Bột tảo Spirulina Phycocyanin ................................................................ 10
Hình 2.6.
Chlorophyll (Diệp lục) dưới kính hiển vi ................................................ 15
Hình 2.7.
Cấu trúc hóa học của chlorophyll (Scheer H, 2006) .............................. 17
Hình 2.8.
Biểu đồ quang phổ hấp thu của chlorophyll (Cater JS,1996) .................. 17
Hình 2.9.
Cấu trúc các phân tử chlorophyll (Scheer H, 2006) ............................... 20
Hình 3.1.
Bột tảo Spirulina ...................................................................................... 29
Hình 3.2.
Cấu tạo bộ chiết Soxhlet .......................................................................... 31
Hình 3.3.
Cấu tạo của máy HPLC .......................................................................... 32
Hình 3.4.
Hệ thống HPLC của viện nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ phân
tích thí nghiệm NATION - LAB ............................................................. 33
Hình 3.4.
Mơ hình sắc kí cột.................................................................................... 36
Hình 4.1.
Biểu đồ so sánh hiệu suất của các phương pháp tách chiết
chlorophyll ............................................................................................... 37
Hình 4.2.
Chlorophyll sau khi tách chiết ................................................................. 38
Hình 4.3.
Phản ứng màu của chlorophyll với HCl .................................................. 38
Hình 4.4.
Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố dung mơi sử dụng đến hiệu suất
tách chiết chlorophyll. ............................................................................. 40
Hình 4.5.
Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố nồng độ dung mơi sử dụng đến
hiệu suất tách chiết chlorophyll. .............................................................. 41
Hình 4.6.
Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến hiệu suất tách chiết
chlorophyll. .............................................................................................. 42
Hình 4.7.
Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến hiệu suất tách chiết
chlorophyll. .............................................................................................. 43
Hình 4.8.
Kết quả tinh sạch chlorophyll qua các giai đoạn ..................................... 44
Hình 4.9.
Chlorophyll sau khi tinh sạch .................................................................. 44
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Ý nghĩa
A.platensis
Athrospira Platensis
C-PC
C - Phycocyanin
DMSO
Dimethyl sunfoxide
GLA
Axit linolenic-gamma
HPLC
High-performance liquid chromatography
NASA
National Aeronautics and Space Administration
S.platensis
Spirulina Platensis
viii
TĨM TẮT
Tảo Spirulina là lồi tảo được nghiên cứu nhiều nhất và đem lại nhiều lợi ích cho
sức khỏe con người. Tuy nhiên, chlorophyll a kém ổn định và khó chiết xuất ở dạng
nguyên vẹn ra khỏi tế bào của Spirulina, dẫn đến hiệu suất chiết xuất thấp.Trên thế
giới và Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về ứng dụng của chlorophyll
trong dược mỹ phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam kỹ thuật tách chiết chlorophyll từ tảo
xoắn vẫn chưa được nghiên cứu và thực tiễn.
Việc thí nghiệm tách chiết Chlorophyll tạo nguyên liệu bán thành phẩm phục vụ
sản xuất mỹ phẩm từ tảo xoắn Spirulina. Dựa vào kết quả cho thấy tách chiết
chlorophyll bằng phương pháp soxhlet cho hàm lượng chlorophyll cao nhất (1,69 ±
0.05 và 0,85 ± 0.05). Do đó, tách chiết chlorophyll từ phương pháp soxhlet là thích
hợp hơn. khi chiết ở cùng điều kiện giống nhau nhưng sử dụng dung mơi khác nhau
thì sẽ cho khối lượng chlorophyll thu được sẽ khác nhau và hiệu suất hồn tồn khác
nhau. Với dung mơi là ethanol thì lượng chlorophyll thu được là 1,329g trong khi đó
khi sử dụng dung mơi acetone để chiết thì cho kết quả thấp hơn, lượng chlorophyll thu
được sau tách chiết là 0,164g; hiệu suất khi tách chiết chlorophyll bằng ethanol cao
hơn tách chiết bằng acetone. Từ các thí nghiệm cho thấy khi tách chiết chlorophyll từ
tảo xoắn Spirulina bằng dung môi ethanol 96% sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Khảo sát
được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tách chiết chlorophyll từ tảo Spirulina, kết
quả cho thấy sử dụng cồn là thích hợp nhất vì cholorophyll tan tốt trong cồn cho nên
hiệu suất cao hơn. Khảo sát về yếu tố nồng độ cho thấy, nồng độ cồn ethanol 96% cho
hiệu suất tách chiết chlorophyll cao nhất. Khảo sát về yếu tố nhiệt độ cho thấy
rằngchlorophyll thu tốt ở nhiệt độ trung bình và nhiệt độ thích hợp để chiết chlorophyll
là 50oC.
ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm đều có nguồn gốc hóa dược. Các hóa
chất tổng hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ độc hại cho người tiêu dùng. Do đó, các
sản phẩm từ thiên nhiên đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Cùng
với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học, việc ứng dụng các hợp chất tự nhiên
vào công nghệ Dược mỹ phẩm đang mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng.
Các nghiên cứu gần đây đã tìm ra một số hoạt chất sinh học tự nhiên có tác dụng
cho sức khỏe và sắc đẹp có nguồn gốc từ động vật, cây cỏ, vi sinh vật, tảo... Các thành
phần này được đưa vào thành phần của các sản phẩm dược phẩm và mỹ phẩm có tác
dụng phịng chống oxy hóa và điều trị một số bệnh trên cơ thể con người.
Tảo Spirulina là loài tảo được nghiên cứu nhiều nhất và đem lại nhiều lợi ích cho
sức khỏe con người. Tảo Spirulina chứa nhiều sắc tố tố quý có khả năng chống oxy
hóa bao gồm diệp lục a, xanthophyll, beta-carotene, echinenone, c phycocyanin và
allophycocyanin (Sánchez và cộng sự, 2003). Tảo xoắn có chứa các sắc tố sắc tố
phycocyanin (xanh dương), chất diệp lục (xanh lam) và beta-carotene (Rosa và cộng
sự, 2015). Không giống như các loài thực vật khác tảo xoắn là một nguồn sinh học
chứa chất chlorophyll a tự nhiên chất lượng cao vì hầu hết chất diệp lục trong tảo xoắn
tồn tại ở dạng chlorophyll a (Munawaroh và cộng sự, 2019). Chlorophyll a cho thấy
tác dụng chống oxi hóa, chống ung thư, chống lão hóa, chống viêm (Choi và cộng sự,
2018). Tuy nhiên, chlorophyll a kém ổn định và khó chiết xuất ở dạng nguyên vẹn ra
khỏi tế bào của Spirulina, dẫn đến hiệu suất chiết xuất thấp. Việc chiết xuất chất diệp
lục từ tảo xoắn chưa được nghiên cứu nhiều (Simon và Helliwell, 1998). Để thu được
chất diệp lục a tinh khiết từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là điều dễ
dàng vì các bước tinh chế phức tạp hơn và cũng cần đặc biệt chú ý để tránh tác hại của
nhiệt và ánh sáng trong quá trình tinh chế (Hosikian và cộng sự, 2010).
Do tác dụng tuyệt vời mà tảo xoắn Spirulina nhanh chóng được đưa vào các
nghiên cứu để xây dựng những mơ hình ni trồng, chế biến và chiết xuất nhằm phục
vụ con người.
1
Trên thế giới và Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về ứng dụng của
chlorophyll trong dược mỹ phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam kỹ thuật tách chiết
chlorophyll từ tảo xoắn vẫn chưa được nghiên cứu và thực tiễn. Do đó đề tài: “Nghiên
cứu tách chiết chlorophyll tạo nguyên liệu bán thành phẩm phục vụ sản xuất mỹ
phẩm từ tảo xoắn Spirulina Platensis” được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu các
phương pháp chiết xuất, tinh sạch chlorophyll hiệu quả từ tảo xoắn Spirulina, tạo
nguồn nguyên liệu cho ngành dược mỹ phẩm là nghiên cứu cần thiết.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu tách chiết Chlorophyll tạo nguyên liệu bán thành phẩm phục vụ sản
xuất mỹ phẩm từ tảo xoắn Spirulina.
1.2.2. Yêu cầu
Nghiên cứu phương pháp tách chiết phù hợp thu chlorophyll từ tảo xoắn
Spirulina.
Nghiên cứu tối ưu các điều kiện tách chiết thu chlorophyll từ tảo xoắn Spirulina.
Nghiên cứu phương pháp tinh sạch chlorophyll từ cao chiết thu được.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tảo Spirulina platensis
2.1.1. Lịch sử phát triển
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tảo Spirulina (có tên khoa học là
Arthrospira platensis) là một trong những loài sinh vật lâu đời nhất trên trái đất. Nó
sinh trưởng tự nhiên ở vùng nhiệt đới trong các hồ nước mặn của Châu Phi, Trung và
Nam Mỹ từ 3,5 tỷ năm trước. Từ xưa, Spirulina đã được những người dân vùng đó
dùng như một dạng thức ăn. Bằng kinh nghiệm, họ nhận thấy Spirulina là một loại
thực phẩm rất bổ dưỡng. Spirulina là tên gọi do nhà tảo học người Đức – Deurben đặt
vào năm 1827 dựa trên hình thái đặc trưng nhất là dạng sợi xoắn ốc với khoảng 5-7
vòng đều nhau không phân nhánh (Vũ Thành Lâm, 2006).
Trong những năm 60 của thế kỉ XX, Brandily – một nhà nhân chủng học người
Pháp đã phát hiện ra loài tảo này trong lần khảo sát sự đa dạng sinh học tại vùng hồ ở
Tehad (Châu Phi), sau khi quan sát và nhận thấy những người dân sống quanh vùng hồ
này rất khỏe mạnh vì họ thường vớt lồi tảo này về ăn như là một loại thực phẩm
chính (Vũ Thành Lâm, 2006).
Đến năm 1073, Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã chính thức cơng nhận tảo Spirulina là nguồn dinh dưỡng vàdược liệu quý,
đặc biệt trong chống lão hóa và chống suy dinh dưỡng. Hai mươi năm sau, vào những
năm cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX - nhiều giá trị dinh dưỡng và chức năng sinh học của
tảo Spirulina được khám phá và cơng bố rộng rãi khơng chỉ ở Pháp mà cịn ở nhiều các
quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Canada, Mehico, Đài Loan,... (Vũ Thành
Lâm, 2006).
2.1.2. Đặc điểm phân loại
Spirulina là vi khuẩn lam đa bào và có dạng sợi. Tảo gồm nhiều tế bào hình trụ
xếp khơng phân nhánh, đường kính tế bào từ 1-12 µm. Các sợi tảo có tính di động
trượt dọc trục của chúng. Spirulina có dạng xoắn trong mơi trường chất lỏng và có
hình xoắn trơn ốc trong mơi trường đặc. Độ xoắn của tảo là đặc điểm để phân loại của
loài (Lê Văn Lăng, 1999). Loài Spirulina thuộc:
3
Chi: Arthrospira
Họ: Phormidiaceae
Bộ: Oscillatoriales
Lớp: Chroobacteria
Ngành: Cyanobacteria
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo, hình thái
Hình 2.1. Tảo xoắn Spirulina dưới kính hiển vi
(Lukavský và Jaromír., 2000)
Chi Spirulina có nhiều loại trong đó có 2 loài Spirulina Maxima và Spirulina
platensis là quan trọng nhất và được nghiên cứu nhiều nhất. (Lukavský và Jaromír.,
2000).
Tảo Spirulina là một lồi vi tảo có dạng xoắn hình lị xo, màu xanh lam với kích
thước chỉ khoảng 0,25 mm. Chúng sống trong môi trường nước giàu bicarbonat
(HCO3) độ kiềm cao (pH từ 8,5-11). Quan sát dưới kính hiển viđiện tử cho thấy
Spirulina có cấu tạo đơn bào, có lớp vỏ capsule, thành tế bào có nhiều lớp, các cơ quan
quang hợp và những sợi ADN nhỏ. Bề ngang của lông thay đổi từ 6-12 μm và được
cấu tạo từ các tế bào hình trụ trịn. Đường kính xoắn ốc của nó từ 30-70 μm, chiều dài
lơng là khoảng 500μm, trong một vài điều kiện ni cấy khi có kích thích thì chiều dài
4
của các sợi có thể lên đến 1mm. Điều này giải thích tại sao hình dạng xoắn ốc của
Spirulina trong mơi trường lỏng bị thay đổi thành hình xoắn lị so trong môi trường
rắn. Những thay đổi này là do sự hút nước hoặc khử nước của oligopeptide trong màng
peptidoglican tạo nên.
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng của tảo S.platensis
2.1.4.1. Sự sinh trưởng
Sự sinh trưởng của tảo được diễn tả bằng sự phân chia tế bào. Với chế độ dinh
dưỡng thích hợp và điều kiện sinh lý học thuận lợi, quá trình sinh trưởng của tảo được
diễn ra qua các pha sau:
• Pha chậm
Sự vơ hiệu hóa các enzyme, sự giảm tốc độ trao đổi chất của tảo giống, tế bào gia
tăng kích thước nhưng khơng có sự phân chia; một số yêu tố khuyếch tán được tạo ra do
chính các tế bảo thì cần cho quá trình cố định carbon: hoạt động trao đổi chất của các tế
bào đã ức chế sự hoạt động của các độc tố nào đó có mặt trong mơi trường, hay do cây tảo
vào mơi trường có chứa một vài chất có nồng độ quá cao (Lê Văn Lăng, 1999).
• Pha tăng trưởng
Là giai đoạn mà tế bào phân chia rất nhanh và liên tục. Tốc độ tăng trưởng trong
giai đoạn này tùy thuộc vào kích thước tế bào, cường độ ánh sáng, nhiệt độ (Lê Văn
Lăng, 1999).
• Pha tăng trưởng chậm
khi có một vài nhân tố xuất hiện như : sự giảm sút của yếu tố dinh dưỡng nào đó,
tỷ lệ cung cấp oxy và carbonic, sự thay đổi pH, sự hạn chế ánh sáng, sự xuất hiện các
yếu tố ngăn cản sự phân chia các tế bào do một chất độc nào đó....thì quá trình sinh
trưởng của tảo bị ức chế đây là giai đoạn đầu của pha tăng trưởng chậm. Tuy nhiên,
pha này diễn ra rất nhanh với sự cân bằng được tạo ra giữa tốc độ tăng trưởng và các
nhân tố giới hạn, nó được xem là pha qn bình (Lê Văn Lăng, 1999).
• Pha suy tàn
Khi các chất dinh dưỡng trở nên cạn kiệt không đủ cung cấp cho sự sinh trưởng
và trao đổi chất đến mức trở nên độc hại, tạo sẽ bị suy tàn gọi là pha chết (Lê Văn
Lăng, 1999).
5
2.1.4.2. Sự sinh sản
Sự sinh sản có phương thức sinh sản: vơ tính (phân chia từ một sợi tảo mẹ
trưởng thành). Từ một sợi tảo mẹ, hình thành nên những đoạn Necridia (gồm các tế
bào chuyên biệt cho sự sinh sản). Trong các Necridia hình thành các đĩa lõm ở hai mặt
và sự tách rời tạo các hormogonia bởi sự chia cắt tại vị trí các đĩa này. Trong sự phát
triển, dần dần phần đầu gắn tiêu giảm, 2 đầu hormogonia trở nên trịn nhưng vách tế
bào vẫn có chiều dày không đổi. Các hormogonia phát triển, trưởng thành và chu kì
sinh sản được lập đi lập lại một cách ngẫu nhiên, tạo nên vịng đời của tảo. Trong thời
kì sinh sản tảo Spirulina nhạt màu ít sắc tố xanh hơn bình thường. Vịng đời tảo đơn
giản, tương đối ngắn. Trong điều kiện tối ưu (ni trong phịng thí nghiệm) vòng đời
khoảng 1 ngày. Ở điều kiện tự nhiên là khoảng 3 – 5 ngày (Lukavský và Jaromír.,
2000).
Hình 2.2. Vịng đời của tảo (Lukavský và Jaromír., 2000)
2.1.5. Thành phần hóa học của tảo S.platensis
Spirulin vẫn được xem là một lại thực phẩm dinh dưỡng hoàn hảo giàu dinh
dưỡng nhất được tìm thấy trên thế giới. Chứa hơn 50 vi chất dinh dưỡng, nhiều hơn
bất kì loại thức ăn , rau xanh, quả hạt hay các loại thảo dược khác.
6
Protein
Spirulina chứa khoảng 60% chất đạm (protein) là nguồn cung cấp chất tạo hình
cao hơn thịt bị (18%), sữa tươi (3,7%) và trứng (14%). Đặc biệt, protein trong tảo
Spirulina chứa đầy đủ các axit amin không thay thế như lizin, methionin,... với tỉ lệ
khá cao, chiếm 47% tổng hàm lượng protein. Chính vì những ưu điểm trên mà protein
trong tảo Spirulina được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, tỷ lệ chất xơ trong tảo cũng rất cao. Phần lớn chất béo trong Spirulina
là axit béo khơng no, trong đó axit lioleic 13,784 mg/kg, γ-linoleic 11,980 mg/kg. Đây
là điều hiếm thấy trong các thực phẩm tự nhiên khác (Lê Văn Lăng, 1999).
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng tổng hợp của Spirulina (Lê Văn Lăng, 1999)
Thành phần
STT
Số lượng (% chất khơ)
1
Protein tổng số
55 ÷ 70
2
Đường tổng số
15 ÷ 25
3
Chất béo (Lipid)
06 ÷ 08
4
Khống chất (Tro)
7 ÷ 13
5
Chất xơ
08 ÷ 10
Vitamin
Spirulina cịn là nguồn bổ sung nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin E,
vitamin B complex (B1, B2, B6, B12)... với hàm lượng B12 gấp đơi gan bị, lượng
beta-carotene cao hơn 20 lần trong cà rốt, lượng vitamin E thì gấp đơi mầm lúa mì.
Giàu khoáng chất cần thiết cho cơ thể và xương khớp như potassium, calcium,
magnesi, zinc... và giàu acid béo GLA thiết yếu và chất xơ. Ngồi ra, Spirulina cịn
chứa nhiều chất chống lão hóa (để bảo vệ thế bào) quantrọng nhưu phycocyanin,
chlorophyll và carotenoid... đã góp phần phàm cho Spirulina hồn toàn khác biệt và
độc nhất so với các loại thực phẩm tự nhiên khác (Lê Văn Lăng, 1999).
7
Bảng 2.2 Thành phần vitamin trong tảo Spirulina (Lê Văn Lăng, 1999)
Vitamin
Trên 10g
Vitamin A (β-carotene)
Vitamin B1
23000 IU
0,31 μg
Nhu cầu hàng % so với nhu cầu
ngày cho phép hàng ngày cho phép
5000
460
1,5
21
Vitamine B2 (Riboflavin)
Vitamin B3 (Niacin)
0,35 μg
1,46 μg
1,7
20
21
7
Vitamin B6 (Pyridoxine)
80 μg
2,0
4
Vitamin B12 (Cyanocobal amine)
32 μg
6,0
533
Citamine E (α-tocoferol)
Folacin
1 IU
1 μg
30
400
3
0,04
10 μg
0,50 μg
10
-
1
-
Panthothenic acid
Biotin
Chất khoáng
Spirulina là một nguồn cung cấp khá lớn các nguyên tố khoáng cần thiết cho
sức khỏe con người như kaki, canxi, magiê, mangan,... Tảo Spirulina có hàm kượng
sắt tương đói cao (580 - 1800 mg/kg), lớn hơn nhiều lần so với ngũ cốc. Do vậy,
Spirulina được lựa chọn là nguồn bổ sung sắt rất tốt đối với sức khỏe con người.
Ngồi sắt, các ngun tố khống thiết yếu khác như canxi, phospho, magiê và kali
cũng chiếm lượng khá cao trong thành phần khống có trong Spirulina ngang bằng
lượng khống có trong sữa (Lê Văn Lăng, 1999).
Bảng 2.3. Thành phần khoáng chất trong tảo Spirulina (Lê Văn Lăng, 1999)
Trên 10g
Nhu cầu hàng ngày
% so với nhu cầu
hàng ngày
Calcium
Iron
Zinc
Phosphorous
Magnesium
Copper
Sodium
100 μg
15 μg
300 μg
90 μg
40 μg
120 μg
60 μg
1000 μg
18 μg
15 μg
1000 μg
400 μg
2 μg
2-5 μg
10
83
2
9
10
6
1
Potassium
Manganese
160 μg
500 μg
6 μg
3 μg
3
7
Khoáng chất
8
Carotenoid và Beta-carotene
Hàm lượng beta-carotene chiếm 80% trong tổng số carotenoid có trong tảo Spirulina
(phần cịn lại là physoxanthin và crytoxanthin). Mỗi kilo gam Spirulina sấy khô
chứa khoảng 700-1700 mg beta-caroten và khoảng 100mg crytoxathin. Chúng là hai
loại caroten chính trong hợp phần vitamin A của động vật có vú. Các carotenoid trong
Spirulina cũng được đánh giá cao sinh học và có một loạt các hiệu ứng chống ung thư
(Parka WS và cộng sự, 2018) .
Chlorophyll
Sắc tố hữu hình nhất trong tảo xoắn Spirulina là diệp lục, một phân tử màu
xanh phổ biến ở thực vật. Nó giải thốt các ion khi bị đập vào bởi năng lượng của ánh
sáng mặt trời. Các ion tự do này tiếp tục kích thích các phản ứng hóa sinh hình thành
lên đạm, vitamin và đường. Đôi khi diệp lục được gọi là máu xanh bởi vì nó tương tự
như phân tử hemoglobin thấy trong tế bào máu người. Thực tế, cả hai đều được cấu
trúc bởi những phân tử xác định nhất gọi là pyrrole ring và cả hai chất đều là hóa học
được biết như “sắc tố porphyrin” bởi các nhà khoa học. Diệp lục có nhiều lợi ích tích
cực khác với cơ thể. Làm giảm các hoạt động nhu động và do đó làm dịu chứng táo
bón và cũng bình thường hóa sự bài tiết của các axit tiêu hóa. Nó làm nhẹ trứng viêm
sưng và giảm sự bài tiết pepsin liên quan tới viêm loét dạ dày (Scheer H, 2006).
Hình 2.4. Bột tảo Spirulina Chlorophyll
9
Phycocyanin
Phycocyanin là một sắc tố màu xanh dương có trong vi khuẩn lam, rhydophyta
và cyptophyta. Sắc tố này làm cho vi khuẩn lam có màu hơi xanh và cịn gọi là tảo
lam. Phycocyanin tan được trong nước, có đặc tính huỳnh quang và có khả năng chống
oxy hóa. Phycocyanin và những phycobiliprotein khác có nhiều ứng dụng trong thực
phẩm, mỹ phẩm, cơng nghệ sinh học, chuẩn đốn và dược phẩm (Niels T. Eriksen,
2008).
Hình 2.5. Bột tảo Spirulina Phycocyanin
Sprirulina platensis là nguồn cung cấp dồi dào sắc tố phycocyanin. Theo
Vonshak (1997), lượng phycocyanin có thể chiếm tới 20% protein (S.T. Silveria và
cộng sự, 2007).
C-PC chiết từ A.platensis được xem như là màu thực phẩm và mỹ phẩm ở Nhật
nhưng vẫn chưa được thừa nhận ở nhiều nơi, chẳng hạn như châu Âu. Hơn thế nữa, CPC đang dần thay thế cho màu tổng hợp. Chất màu này còn được sử dụng trong nhiều
sản phẩm sữa lên men ở nhiều nước trên thế giới. Một vài nghiên cứu đã cho thấy chức
năng của C –PC trong thực phẩm như là một chất bền màu và có tính chất lưu biến. C–
PC cịn được sử dụng như là một thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là trong thực phẩm
chức năng, sinh khối A.platensis khô được sử dụng như một thành phần chức năng
trong thực phẩm. Ngồi giá trị dinh dưỡng, C-PC cịn có tác dụng tăng khả năng miễn
dịch của cơ thể, chống oxy hóa, chống viêm, chống virus, chống ung thư và giảm
cholesterol trong máu (Niels T. Eriksen, 2008).
10
2.1.6. Ứng dụng và vai trò của tảo xoắn S.platensis
Spirulina chứa hơn 100 chất dinh dưỡng, là một trong những nguồn giàu nhất
và đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng hữu cơ. Năm 1974 tại Rome, Hội nghị Thực phẩm
toàn cầu do Liên Hợp Quốc tổ chức đã tuyên bố: "Spirulina là thực phẩm tốt nhất cho
nhân loại”, sau đo Tổ chức Y tế Thế giới cũng công nhận: "Tảo Spirulina là thực phẩm
bảo vệ sức khỏe tốt nhất của lồi người trong thế kỷ 21”, Tổ chức Nơng lương Thế
giới (FAO) cho rằng "Spirulina là nguồn dinh dưỡng va dược liệu đặc biệt quý giá",
Spirulina đã được phê duyệt như một thực phẩm bổ sung ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,
Anh, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, New Zealand và nhiều nước khac trên thế giới.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khẳng định rằng thực phẩm
này là một nguồn cung cấp protein, chứa nhiều vitamin, khống chất khác nhau, do đó
có thể được sử dụng trên thị trường như một nguồn thực phẩm bổ sung. Từ cuối thập
niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu
(MELISSA) đã đề xuất Spirulina là một trong các loại thực phẩm chủ yếu được trồng
để phục vụ trong hoạt động không gian lâu dài (Cornet J.F. và Du-bertret G., 1992).
Nhận thức được tiềm năng của Spirulina, trong Chương trình nghị sự phát triển bền
vững, một số quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc hợp tác với nhau để tạo thành
một tổ chức liên chính phủ có tên là Các tổ chức liên chính phủ cho việc sử dụng của
vi tảo Spirulina chống suy dinh dưỡng (IIMSAM). Kết quả nghiên cứu về độc tính và
các tác động của Spirulina tiêu thụ trên người và động vật đã cho thấy Spirulina khơng
có tác dụng độc hại. Đối với khả năng sinh sản, gây quái thai và các sự cố sau khi sinh,
kết quả nghiên cứu trên động vật cũng đã cho thấy khơng có ảnh hưởng bất lợi từ tiêu
thụ Spirulina. Theo Chamorro-Cevallos, G.; B.L. Barron, J. Vasquez-Sanchez (2008),
lượng Spirulina cũng đã được tìm thấy để ngăn chặn thiệt hại gây ra bởi các độc tố ảnh
hưởng đến tim, gan, thận, tế bào thần kinh, mắt, buồng trứng, ADN và tinh hoàn.
Trong một nghiên cứu năm 2009, ở 550 trẻ em bị suy dinh dưỡng được cho ăn lên đến
10g bột Spirulina/ngày, đều khơng có tác dụng phụ. Hàng chục các nghiên cứu lâm
sàng của con người tương tự như vậy đã cho thấy khơng có tác dụng có hại khi sử
dụng Spirulina bổ sung. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) cũng
đã trao chứng nhận an toàn sản xuất (GRAS - giấy chứng nhận an toàn tuyệt đối của
11
Hoa Kì) cho các cơng ty Dược phẩm Parry Ấn Độ. Ở Việt Nam, từ năm 1970 đến nay
đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về Spirulina như: GS. TSKH. Nguyễn Hữu
Thước (Viện Khoa học Việt Nam), GS. TSKH. Dương Đức Tiến (Đại học Tổng hợp
Hà Nội), GS.TS. Võ Hành, PGS.TS. Nguyễn Đình San (Khoa Sinh, Đại học Vinh) …
và trên cơ sở phân tích ADN nhằm tìm kiếm những chủng tốt nhất, từ đó sản xuất sinh
khối và ứng dụng trongthực tiễn sản xuất, đời sống và xử lý môi trường. Spirulina
thường được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo và có sự kiểm sốt nghiêm ngặt nên
sản phẩm tạo ra đảm bảo tinh khiết và an toàn tuyệt đối. Một số cơ sở như Bệnh viện
Nhi Trung ương, Viện Quân y 108… đã khá thành công trong việc sử dụng Spirulina
làm thực phẩm chức năng, làm thuốc... để điều trị cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng.
Tảo xoắn Spirulina với cơng dụng của mình được ví như “vàng” đối với sức
khỏe con người, có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tác dụng chống viêm và chống oxy hóa
Trong tảo xoắn Spirulina có chứa nhiều Phynosianin. Đây là chất có khả năng
chống lại các gốc tự do và ức chế sản xuất các phân tử truyền tín hiệu gây viêm. Nhờ
đó, tảo xoắn Spirulina có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả (Wollina và
cộng sự, 2018).
Đồng thời, chất chống oxy hóa này cũng giúp tảo có màu xanh lục – lam đặc
trưng.
Tác dụng của tảo với hệ tim mạch và giảm lượng cholesterol trong máu
Cholesterol cao trong máu làm tăng khả năng bị bệnh tim mạch, là một trong
những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với sức khoẻ con người. Việc giảm lượng
cholesterol cũng là một phương thức nhằm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Những nghiên
cứu khoa học trên con người ở Nhật và Ấn Độ đã cho thấy sử dụng vài gram Spirulina
hàng ngày là có thể giảm được đáng kể lượng cholesterol trong máu. Đặc biệt là giảm
lượng cholesterol máu xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL) (Romay và
cộng sự, 2003).
Tác dụng của tảo với tăng cường chống lão hoá và ngừa ung thư
Những phân tử hóa học tự do (hay cịn gọi là gốc tự do) phá hủy các tế bào
trong cơ thể chúng ta. Chúng được sinh ra bởi ô nhiễm, ăn thiếu chất, stress và bị
12
thương. Những chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ những gốc tự do nguy hiểm này ra khỏi
cơ thể và giúp tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư và làm
chậm tiến trình lão hóa. Những chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa và ngừa
ung thư là Beta-caroten, vitamin E, các sắc tố Carotenoid, Chlorophyll và Phycocyanin.
Những khống chất chống oxy hóa: selenium, magan, kẽm, đồng, sắt và crơm cũng
hình thành các men chống oxy hóa trong cơ thể. Nhà khoa học Trung Quốc cũng đã
tìm ra chất polysaccharid cũng có đặc tính chống oxy hóa và ngừa ung thư. Tất cả
thơng tin trên đã chứng minh tảo Spirulina là một trong những thực phẩm hồn hảo
chống oxy hố mạnh mẽ (Romay và cộng sự, 2003).
Tác dụng của tảo giúp tăng cường khả năng tiêu hoá
Các nghiên cứu chứng minh rằng, tảo Spirulina giúp tăng cường hệ tiêu hoá và
chức năng bài tiết. Nó hạn chế những vi khuẩn gây hại như coli, nấm Cadida và kích
thích những lợi khuẩn như Lactobacillus và Bifido. Các lợi khuẩn là nền tảng cho một
sức khoẻ tốt và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm mà chúng ta ăn, đồng
thời ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn (Romay và cộng sự, 2003).
Tác dụng của tảo giúp tăng cường khả năng tiêu độc cho cơ thể
Khi tảo Spirulina lần đầu tiên được giới thiệu vào 40 năm trước, người ta nhanh
chóng nhận ra rằng nó đẩy nhanh tiến trình tiêu độc của cơ thể. Sau đó, tại Nhật Bản
nhà khoa học phát hiện ra rằng tảo còn làm giảm sự nhiễm độc của thận do kim loại
nặng (thủy ngân) và các loại thuốc khác gây ra. Điều đó cho thấy thực phẩm có ích
cho người bị nhiễm độc kim loại nặng. Năm 1994, người Nga chứng nhận, tảo
Spirulina là một loại dược liệu giúp làm giảm các phản ứng do các bệnh nhiễm xạ gây
ra. 270 trẻ em nạn nhân vụ nổ Chernobyl được dùng 5g tảo Spirulina mỗi ngày liên tục
trong vòng 45 ngày đã giúp lượng nucleic nhiễm xạ xuống 50% và bình thường hóa
những cơ quan nhạy cảm bị dị ứng. Cuộc sống hiện đại đang tiềm ẩn nhiều các chất
độc hại trong khơng khí, trong thực phẩm. Nên cơ thể con người cần phải được thanh
lọc liên tục giúp loại bỏ các độc tố. Chính vì vậy, tác dụng của tảo Spirulina đối với
việc thanh lọc cơ thể là vô cùng quý giá nhờ các chất chống oxy hóa Chlorophyll,
Phycocyanin và Polysaccharid… giúp bạn dễ dàng thanh lọc giải độc an toàn và hiệu
13
quả. Có rất nhiều nghiên cứu về Spirulina, khơng những vì chúng có giá trị dinh
dưỡng cao mà cịn bởi chúng có nhiều tác dụng trong cả y lẫn sinh học.
Theo Prescott, Gorrunov và cộng sự (1969) cho rằng, trong tương lai y dược và
những sự tìm kiếm trong y dược, bao gồm cả việc nghiên cứu và thí nghiệm các tảo có
thể kể ra như việc tìm kiếm thuốc chữa ung thư, dị ứng, tảo tiết chất kháng sinh có thể
thay thế cho Penixilin. Trong tương lai sẽ có mơn chữa bệnh dùng tảo (Algotherapia
hay Phycotherapia) (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Tuyên, 2003). Việc tăng sinh khối tảo
mà vẫn giữ được chất lượng tốt qui mơ phịng thí nghiệm sẽ là hướng mở áp dụng cho
qui mô sản xuất cơng nghiệp, đồng thời có thể xác định được ảnh hưởng của các thành
phần dinh dưỡng cho sự phát triển tốt hơn của tảo. Kỹ nghệ nuôi trồng Spirulina và
một số vi tảo khác (Chlorella, Klamath...) hoặc nấm sợi đã trở thành một lĩnh vực
được đầu tư phát triển trong công nghệ sinh học để tạo sinh khối protein. Năm 1970,
giá trị của tảo Spirulina được công nhận, với ưu thế nhiều mặt, thì sự phát triển ni
trồng ở quy mô công nghiệp giống tảo này nở rộ ở nhiều quốc gia. Tại Nhật Bản, được
sự hỗ trợ kỹ thuật từ Hoa Kỳ tiến sỹ Nakamura tiến hành những nghiên cứu sớm nhất
vào năm 1968, với giống tảo mẹ từ Tchad. Phương pháp nuôi trồng công nghiệp
Spirulina của ông được triển khai ở vài vùng của Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc.
Với đầu tư của nhiều công ty kinh doanh, các dự án này đã phát triển thành những xí
nghiệp chun sản xuất tảo Spirulina. Ngồi các nước nêu trên, tảo Spirulina còn được
phát triển ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Trung Quốc, Singapore, Đài Loan,
Bulgarie, Ukraina, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Czech, Nam Phi, Chi Lê, Isarel,
Maroc, Iran, Cuba, Hồng Kông, v.v...
14
2.2. Chlorophyll
2.2.1. Giới thiệu về Chlorophyll
Hình 2.6. Chlorophyll (Diệp lục) dưới kính hiển vi
Chlorophyll (cịn gọi là chất diệp lục ) là bất kỳ sắc tố màu xanh lá cây nào có
liên quan được tìm thấy trong vi khuẩn lam và trong lục lạp của tảo và thực vật .
Chất diệp lục lần đầu tiên được phân lập và đặt tên bởi Joseph Bienaimé
Caventou và Pierre Joseph Pelletier vào năm 1817. Năm 1913, Richard Willstatter, nhà hóa
học người Đức đã chỉ ra tất cả các năng lượng sống đều nhờ mặt trời. Cây xanh có một cách
nào đó để giữ năng lượng mặt trời chính là Chlorophyll. Lá xanh của thực vật bậc cao
đã tự mình hấp thụ được năng lượng bức xạ và chuyển hóa thành năng lượng dự trữ trong
cơ thể. Sự hiện diện của magiê trong chất diệp lục được phát hiện vào năm 1906, và là phát
hiện đầu tiên của ngun tố đó trong mơ sống. Sau cơng trình ban đầu được thực hiện bởi
nhà hóa học người Đức Richard Willstätter kéo dài từ năm 1905 đến năm 1915, cấu trúc
chung của chất diệp lục a đã được Hans Fischer làm sáng tỏ vào năm 1940. Đến năm 1960,
khi hầu hết hóa học lập thể của chất diệp lục a đã được biết đến, Robert Burns
Woodward đã công bố một tổng hợp tổng thể của phân tử. Năm 1967, việc làm sáng tỏ hóa
học lập thể cuối cùng cịn lại được hồn thành bởi Ian Fleming và vào năm 1990,
Woodward và cộng sự đã xuất bản một bản tổng hợp cập nhật. Chất diệp lục f được cơng
bố là có mặt trong vi khuẩn lam và các vi sinh vật oxy khác hình thành stromatolites vào
năm 2010; công thức phân tử của C55H70O6N4Mg và cấu trúc của (2- formyl )chlorophyll a được suy ra dựa trên NMR, quang phổ và khối phổ.
15