Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu tạo cây bạch truật (atractylodes macrocephala koidz) in vitro hoàn chỉnh và đưa cây ra vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 69 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------------***-------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU TẠO CÂY BẠCH TRUẬT
(Atractylodes macrocephala Koidz) IN VITRO
HOÀN CHỈNH VÀ ĐƢA CÂY RA VƢỜN ƢƠM”

HÀ NỘI – 2023


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------------***-------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU TẠO CÂY BẠCH TRUẬT
(Atractylodes macrocephala Koidz) IN VITRO
HOÀN CHỈNH VÀ ĐƢA CÂY RA VƢỜN ƢƠM”

Sinh viên

: Vũ Thị Quỳnh

Ngành


: Cơng nghệ sinh học

Khóa

: K64

Ngƣời hƣớng dẫn

: ThS. Vũ Hoài Sâm
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải

HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Vũ Hoài Sâm và PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải.
Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu có trong khóa luận này là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng vào mục đích bảo vệ bất kỳ một cơng trình
nghiên cứu nào ở trong và ngồi nƣớc.
Khóa luận tốt nghiệp có tham khảo các tài liệu, thơng tin trích dẫn đã
đƣợc chỉ rõ ở phần tài liệu tham khảo. Mọi sự giúp đỡ đều đã đƣợc cảm ơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2023
Sinh viên

Vũ Thị Quỳnh

i



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp tại phịng Cơng nghệ sinh học – Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gen và
Giống Dƣợc liệu Quốc gia – Viện Dƣợc Liệu tôi đã nhận đƣợc sự chỉ bảo,
hƣớng dẫn tận tình của Th.S. Vũ Hồi Sâm và các cán bộ tại phịng thí nghiệm.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS. Vũ Hoài Sâm và
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều thời gian, công
sức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phịng Cơng nghệ sinh học –
Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gen và Giống Dƣợc liệu Quốc gia – Viện Dƣợc
liệu đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài hồn
thành khóa luận.
Tơi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Quý Thầy, Cô giáo
của Khoa Công nghệ Sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những ngƣời
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích trong suốt thời gian
học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Vốn kiến thức, kinh
nghiệm này sẽ là nền tảng vững chắc cho tơi hồn thành đƣợc khóa luận và là
hành trang khơng thể thiếu để tơi có thể áp dụng vào công việc và cuộc sống sau
này của mình.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn gia đình, ngƣời thân và những ngƣời bạn
đã luôn động viên, tạo động lực, điều kiện và ủng hộ cho tôi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2023
Sinh viên

Vũ Thị Quỳnh
ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
TÓM TẮT ............................................................................................................ ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ......................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ........................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa ........................................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về cây Bạch truật ................................................................ 4
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố .................................................................................... 4
2.1.2. Phân loại ...................................................................................................... 4
2.1.3. Đặc điểm thực vật ....................................................................................... 4
2.1.4. Điều kiện sinh thái....................................................................................... 5
2.1.5. Bộ phận dùng làm thuốc ............................................................................. 6
2.1.6. Mô tả dƣợc liệu ........................................................................................... 6
2.1.7. Thành phần hóa học .................................................................................... 6
2.1.8. Cơng dụng ................................................................................................... 7
2.2. Quy trình nhân giống in vitro ......................................................................... 8
2.3. Các nghiên cứu nhân giống in vitro cây Bạch truật ..................................... 10
2.3.1. Ngoài nƣớc ................................................................................................ 10
2.3.2. Trong nƣớc ................................................................................................ 12
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU13
iii



3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu ................................................................. 13
3.1.1 Đối tƣợng.................................................................................................... 13
3.1.2 Vật liệu ....................................................................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 13
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 13
3.3.1. Nghiên cứu tạo cây Bạch truật in vitro hoàn chỉnh................................... 13
3.3.2. Nghiên cứu đƣa cây Bạch truật in vitro ra ngoài vƣờn ƣơm .................... 15
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 17
3.4.1 Phƣơng pháp nuôi cấy mô in vitro ............................................................. 17
3.4.2 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm................................................................... 17
3.5. Chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................... 17
3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................. 18
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 19
4.1. Nghiên cứu tạo cây Bạch truật in vitro hoàn chỉnh...................................... 19
4.1.1. Ảnh hƣởng của nền khoáng và nồng độ đƣờng đến khả năng tạo cây Bạch
truật in vitro hoàn chỉnh. ............................................................................. 19
4.1.2 Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng tạo cây Bạch truật
in vitro hoàn chỉnh. ..................................................................................... 24
4.1.3 Ảnh hƣởng của than hoạt tính đến khả năng tạo cây Bạch truật in vitro
hoàn chỉnh. .................................................................................................. 28
4.1.4 Ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến khả năng tạo cây Bạch truật in vitro hoàn
chỉnh. ........................................................................................................... 30
4.2. Đƣa cây Bạch truật in vitro ra ngoài vƣờn ƣơm. ......................................... 32
4.2.1 Ảnh hƣởng của phƣơng pháp tƣới phủ đến khả năng sinh trƣởng của cây
Bạch truật ngoài vƣờn ƣơm......................................................................... 33
4.2.2 Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến sự sinh trƣởng của cây Bạch truật
ngoài vƣờn ƣơm. ......................................................................................... 36

iv



4.2.3 Ảnh hƣởng của giá thể đến sự sinh trƣởng của cây Bạch truật ngoài vƣờn
ƣơm. ............................................................................................................ 38
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 42
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 42
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 43
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 46

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT

:

Công thức

ĐC

:

Đối chứng

MS

:


Murashige and Skoog medium

Đ

:

Đƣờng

CĐHST

:

Chất điều hịa sinh trƣởng

BA

:

6-benzyladenine

IBA

:

Axit Indole-3-butyric

α -NAA

:


1-Naphthaleneacetic acid

THT

:

Than hoạt tính

CV%

:

Sai số thí nghiệm

LSD0.05

:

Độ lệch tiêu chuẩn mức ý nghĩa 5%

Cs

:

Cộng sự

NXB

:


Nhà xuất bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1a. Ảnh hƣởng của nền khoáng và nồng độ đƣờng đến khả năng tạo cây
Bạch truật in vitro hồn chỉnh (sau 4 tuần ni cấy). ............................. 19
Bảng 4.1b. Ảnh hƣởng của nồng độ đƣờng đến khả năng tạo cây Bạch truật in
vitro hồn chỉnh trên nền khống ¼ MS (sau 4 tuần nuôi cấy). ............. 22
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng tạo cây Bạch
truật in vitro hoàn chỉnh (sau 4 tuần nuôi cấy) ....................................... 25
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của than hoạt tính đến khả năng tạo cây Bạch truật in vitro
hồn chỉnh (sau 4 tuần ni cấy). ............................................................. 28
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến khả năng tạo cây Bạch truật in vitro
hồn chỉnh (sau 4 tuần ni cấy). ........................................................... 31
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp tƣới phủ đến khả năng sinh trƣởng của
cây Bạch truật ngoài vƣờn ƣơm (sau 4 tuần theo dõi) ............................ 34
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến sự sinh trƣởng của cây Bạch truật
ngoài vƣờn ƣơm (sau 4 tuần theo dõi) .................................................... 37
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của giá thể đến sự sinh trƣởng của cây Bạch truật ngoài
vƣờn ƣơm (sau 4 tuần theo dõi). ............................................................. 39

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cây Bạch truật ngồi điều kiện tự nhiên ............................................... 5
Hình 4.1a. Cây Bạch truật in vitro hồn chỉnh ở các nền khống và nồng độ

đƣờng khác nhau. .................................................................................... 23
Hình 4.1b. Ảnh hƣởng của nồng độ đƣờng khác nhau đến khả năng tạo cây Bạch
truật in vitro hồn chỉnh .......................................................................... 24
Hình 4.2. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng tạo cây Bạch
truật in vitro hồn chỉnh. ......................................................................... 27
Hình 4.3. Ảnh hƣởng của than hoạt tính đến khả năng tạo cây Bạch truật ........ 30
in vitro hồn chỉnh............................................................................................... 30
Hình 4.4. Ảnh hƣởng của nƣớc dừa đến khả năng tạo cây Bạch truật in vitro
hoàn chỉnh. .............................................................................................. 32
Hình 4.5. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp tƣới phủ đến khả năng sinh trƣởng của
cây Bạch truật ngoài vƣờn ƣơm. ............................................................. 36
Hình 4.6. Ảnh hƣởng của giá thể đến sự sinh trƣởng của cây Bạch truật ngoài
vƣờn ƣơm. ............................................................................................... 41

viii


TÓM TẮT

Cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz) là một trong các loại
thuốc dƣợc dùng trong đông y, là thành phần xuất hiện nhiều trong các loại
thuốc trên thị trƣờng. Tuy nhiên, do khai thác nhiều cùng với những điều kiện
bất lợi của tự nhiên khiến nguồn giống cây bị thu hẹp.
Đề tài “NGHIÊN CỨU TẠO CÂY BẠCH TRUẬT (Atractylodes
macrocephala Koidz) IN VITRO HOÀN CHỈNH VÀ ĐƢA CÂY RA VƢỜN
ƢƠM” đƣợc thực hiện nhằm giải quyết vấn về bảo tồn và phát triển loài cây
này. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm xác định đƣợc nền khống, các chất
điều hịa sinh trƣởng, nồng độ than hoạt tính, nồng độ nƣớc dừa đến khả năng
tạo rễ của cây và các phƣơng pháp tƣới phủ, che sáng, giá thể đến sự sinh
trƣởng, phát triển của cây ngoài vƣờn ƣơm. Kết quả cho thấy nền mơi trƣờng ra

rễ tốt nhất là ¼ MS + 50g/L đƣờng, nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng 0,5mg/L
BA + 0,3 mg/L α-NAA là nồng độ thích hợp hơn để cải thiện hệ rễ của cây,
nồng độ than hoạt tính và nƣớc dừa khơng phù hợp sử dụng trong giai đoạn tạo
rễ. Cây sinh trƣởng và phát triển tốt ngồi vƣờn ƣơm khi tƣới phun sƣơng phủ
nilon kín 5 ngày, che sáng 50%. Khi sử dụng giá thể HN1 làm ruột bầu cây sinh
trƣởng và phát triển ngoài vƣờn ƣơm với tỷ lệ sống đạt 100%.

ix


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong giới thực vật bậc cao ở Việt Nam hiện nay có hơn 5000 lồi thực
vật dùng để làm thuốc (cây thuốc), trong đó có nhiều cây có giá trị về mặt y học
và giá trị kinh tế cao.. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài khai thác mà không chú
trọng bảo vệ nguồn gen nên nguồn dƣợc liệu trong tự nhiên đang bị giảm về số
lƣợng và chất lƣợng. Các điều kiện bất lợi của mơi trƣờng tự nhiên, sự xói mịn
về nguồn gen và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến nhiều loại dƣợc liệu bị
tuyệt chủng, ảnh hƣởng đến nguồn cung cấp dƣợc liệu bền vững cho con ngƣời.
Cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz) thuộc họ Cúc đƣợc
nhập từ Trung Quốc, cây chủ yếu đƣợc nhân giống bằng hạt, do lƣợng hạt và tỷ
lệ nảy mầm cao. Tuy nhiên, khi đƣợc nhập trồng về Việt nam có thể do những
bất lợi về điều kiện thời tiết đối với một số giai đoạn nhất định trong quá trình
sinh trƣởng và phát triển nên cây thƣờng bị nhiễm bệnh và hạt lép. Do vậy, việc
phát triển trồng trên diện tích lớn gặp khó khăn là do bên cạnh việc nhiễm bệnh,
còn do thiếu cây giống. Nhiều khi phải nhập hạt giống từ Trung Quốc về, nhƣng
do không đƣợc kiểm định chặt chẽ nên đa số các lô hạt giống đều kém nảy mầm
hoặc đã có sẵn nguồn bệnh.
Bạch truật sử dụng phần rễ (phần rễ củ) làm một loại dƣợc liệu quý, làm vị
thuốc bổ, dùng chữa viêm loét dạ dày, dùng lợi tiểu, chữa ho, bổ ích cƣờng

tráng, suy giảm chức năng gan, bổ máu,...Đây cũng là cây dƣợc liệu đƣợc quy
hoạch sản xuất theo quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ với
diện tích tối thiểu phải đạt đƣợc 700ha vào năm 2015. Nhận thức đƣợc vấn đề
bảo tồn và phát triển những loài cây thuốc quý, nhằm làm phong phú thêm
nguồn gen cây dƣợc liệu và phát tiển loài dƣợc liệu quý này. Viện Sinh học
Nông nghiệp đã thu nhập đƣợc giống Bạch truật “ U tiềm truật” từ Viện nghiên
cứu phát triển dƣợc liệu (Trung Quốc), đây là giống Bạch truật tuyển chọn, có
năng suất và chất lƣợng tốt; tuy nhiên hạt giống thu nhập vẫn cịn ít. Do đó, đã
1


có một số nghiên cứu thực hiện nhân giống cây Bạch truật nhập nội bằng ni
cấy mơ để có thể nhanh chóng có đủ số lƣợng giống cây có chất lƣợng cao làm
cơ sở cho sự phổ biến giống Bạch truật mới.
Để tiếp tục nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu tạo cây
Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz) in vitro hoàn chỉnh và đƣa cây ra
vƣờn ƣơm” hƣớng tới việc nghiên cứu nhân giống cây bạch truật bằng phƣơng
pháp nuôi cấy mô phƣơng pháp hiệu quả để có thể phát triển đƣợc việc trồng
trọt sản xuất dƣợc liệu bạch truật ở Việt Nam.
1.2. Mục đích
Xác định đƣợc mơi trƣờng ni cấy chồi Bạch truật thích hợp cho tỷ lệ
tạo rễ in vitro và sức sống của cây khi đƣa ra điều kiện ex vitro là tốt nhất. Đồng
thời, xác định đƣợc chế độ chăm sóc phù hợp để cây con Bạch truật nuôi cấy mô
sinh trƣởng và phát triển ở vƣờn ƣơm.
1.3. Yêu cầu
- Xác định đƣợc môi trƣờng tạo rễ cho cây in vitro.
- Xác định đƣợc điều kiện thích hợp nhất cho cây sinh trƣởng và phát triển ngoài
vƣờn ƣơm.
1.4. Ý nghĩa
1.4.1. Ý nghĩa khoa học

Đánh giá đƣợc tác dụng của một số CĐHST và các yếu tố khác đối với
quá trình phát sinh hình thái của cây để tạo cây Bạch truật in vitro hồn chỉnh và
đƣa cây thích nghi ngồi nhà lƣới.
Góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy, bảo tồn và nhân giống cây Bạch truật.

2


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần xây dựng quy trình tạo cây Bạch truật in vitro hoàn chỉnh giúp
bảo tồn và lƣu giữ giống cây có năng suất chất lƣợng tốt; từ đó nhân giống sản
xuất mang lại giá trị về kinh tế, có ý nghĩa tích cực trong phịng chống bệnh tật
cho cộng đồng.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây Bạch truật
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Bạch truật là cây học tự nhiên ở vùng Ƣ Thế, tỉnh Triết Giang và ở một
vài nơi khác ở Trung Quốc. Hiện nay, cây đƣợc trồng ở nhiều địa phƣơng thuộc
tỉnh Triết Giang, An Huy, Hồ Nam, Phúc Kiến,... của Trung Quốc, và cũng
đƣợc trồng nhiều ở Nhật Bản và Triều Tiên. Bạch truật là một trong bốn loại
thảo mộc quý hiếm, thuốc của y học cổ truyền Trung Quốc.
Bạch truật hiện đã di thực vào Việt Nam từ đầu những năm 1960, đƣợc
trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nay đƣợc đem trồng ở nhiều nơi cả
miền núi và đồng bằng (Đỗ Huy Bích và cs, 2004)
2.1.2. Phân loại

Giới (regnum)

:

Plantae

Ngành (division) :

Magnoliophyta

Lớp (class)

:

Magnoliopsida

Bộ (ordo)

:

Asterales

Họ (familia)

:

Asteraceae

Chi (genus)


:

Atractylodes

Loài (species)

:

Macrocephala

Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz
2.1.3. Đặc điểm thực vật
Bạch truật thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dƣới đất.
Thân thẳng, cao 0,3 – 0,8m, đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dƣới
thân hóa gỗ. Thân rễ to, hình chùy có nhiều mấu phình ra, mặt ngồi có màu nâu
nhạt hoặc xám, có nhiều nếp nhăn, mùi đặc trƣng. Lá mọc cách, dai. Lá ở phần
dƣới của thân có cuống dài, phần trên có cuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân.
Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, thùy giữa rất lớn, hình trứng trịn, hai đầu nhọn, hai
thùy bên nhỏ hơn, hình trứng mũi mác, phần gốc không đối xứng. Các lá ở gần
4


ngọn thân có phiến ngun, hình thn hoặc hình trứng mũi mác, mép có răng
cƣa. Đầu lớn, phần dƣới có một lá bắc hình lá xẻ sâu, hình lơng chim. Tổng bao
hình chng, có lá bắc mỏng xếp thành 7 hàng. Lá bắc dƣới nhỏ hình trứng tam
giác, to dần ở phía trên.
Hoa nhiều. Tràng hình ống, phần dƣới màu trắng, phần trên màu đỏ tím,
xẻ làm 5 thùy hình mũi mác, xoắn ra ngoài. 5 nhị hàn liền nhau (có nhị bị thối
hóa), chỉ nhị hình sợi dẹp. Bầu thơn mặt ngồi có lơng nhung, màu nâu nhạt,
đoạn trên có lơng hình lơng chim. Vịi hình chỉ màu tím nhạt đầu nhị xẻ thành 2

thùy nơng hình đầu, mặt ngồi có lơng ngắn.
Quả bế hình bầu dục hoặc hình cầu, thn, dẹp, màu xám có chùm lơng
màu xám, kích thƣớc quả bé.
Mùa hoa quả: tháng 8-11 (Viện dƣợc liệu, 2006)

Hình 2.1. Cây Bạch truật ngồi điều kiện tự nhiên
2.1.4. Điều kiện sinh thái
Bạch truật ƣa khí hậu mát lạnh quanh năm, thích hợp ở độ cao 10001500m so với mực nƣớc biển, nhiệt độ trung bình năm là 15-18°C, lƣợng mƣa từ
1800- 2000mm, độ ẩm khơng khí 70- 80%. Cây thích hợp đất pha cát, nhiều
mùn, thốt nƣớc (Đỗ Huy Bích, 1998)
5


2.1.5. Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận đƣợc sử dụng là phần thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột
màu trắng ngà; củ có nhiều dầu là tốt. Theo đơng y, Bạch truật có vị đắng, tính
ấm, khơng độc, có tác dụng, trừ thấp, ích táo, ích khí, chữa đau đầu, tiêu
đàm,...(Đông Dƣợc Học Thiết Yếu)
2.1.6. Mô tả dƣợc liệu
Dƣợc liệu bạch truật có thân rễ to, thể chất cứng rắn, hình chùy có nhiều
mấu phình ra, dài 5-10 cm, đƣờng kính 2-5 cm.
Mặt ngồi màu nâu nhạt hoặc xám, có nhiều mấu, vân hình hoa cúc, có
nhiều nếp nhăn dọc.
Khó bẻ gãy, mặt cắt khơng phẳng, có màu vàng đến nâu nhạt, các khoang
chứa tinh dầu màu nâu nhạt nằm rải rác, có mùi đặc trƣng.
2.1.7. Thành phần hóa học
Trong Bạch truật có: Humulene, b-Elemol, a-Curcumene, Atractylone, 3b
Acetoxyatractylone, Selian 4(14), 7 (11)-Diene-8-One, Eudesmo, Palmitic acid
(Trần Kiến Dân - Thực vật Học Báo 1991, 33 (2): 164).
Theo Phó Mạc Tuấn (1981) đã tìm ra thì trong thân rễ bạch truật có chứa

Hinesol, b-Selinene
Theo Gia Hiệp Thiên Dân (1943) đã phát hiện ra trong thân rễ bạch truật có
chứa

8b-Ethoxyatractylenolide

II,

14-Acetyl-12-Senecioy-12E,

8Z,

10E-

Atractylentriol, 14-Acetyl-12-Senecioyl-2E, 8E, 10E-Atractylentriol,12-Senecioyl2E-8Z, 10E-Atractylentriol, 12-Senecioyl-2E-8E-10E-Atractylentriol (Dƣợc học tạp
chí Nhật Bản, 1943).
Trong rễ củ Bạch truật có 1,4% tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm:
Atractylon (C16H180), Atractylola (CH160) Atractylenolid I, II, III, Eudesmol
và Vitamin A. Ngồi ra cịn có glycosid, inulin và muối kali atractylat (Lã Đình
Mỡi, 2002).

6


Từ phân đoạn át dầu của Bạch truật ngƣời ta tách đƣợc Juniper camphor
(Chinese Drugs of Plant origin,1992)
2.1.8. Công dụng
Tác dụng bổ ích cƣờng tráng: trên thực nghiệm thuốc có tác dụng làm
tăng trọng chuột, tăng sức bơi lội, tăng khả năng thực bào của hệ thống tế bào
lƣới, tăng cƣờng chức năng miễn dịch của tế bào, làm tăng cao IgG trong huyết

thanh, có tác dụng tăng bạch cầu và bảo vệ gan. Tăng sự tổng hợp protein ở
ruột non.
Tác dụng chống loét: chống loét dạ dày: trong ba loại loét (loét Shay, loét
do bỏ đói và loét do tiêm histamin), bạch truật có tác dụng ức chế rõ rệt đối với
lt Shay và lt do nhịn đói, khơng tác dụng đối với loét do hastamin. Bạch
truật có tác dụng làm giảm rõ rệt lƣợng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ acid
tự do của dịch vị (Đỗ Huy Bích, 1998).
Tác dụng đối với ruột: đối với ruột thỏ cô lập, lúc ruột ở trạng thái hƣng
phấn thì thuốc có tác dụng ức chế, ngƣợc lại lúc ruột đang ở trong trạng thái ức
chế thì thuốc có tác dụng hƣng phấn. Tác dụng điều tiết hai chiều đó của thuốc
có liên quan đến hệ thống thần kinh thực vật, do đó bạch truật có thể chữa đƣợc
táo bón và tiêu chảy.
Tác dụng đối với máu: nƣớc sắc và dịch triết cồn bạch truật đều có tác
dụng chống đông máu, dãn mạch máu. Glucozid kali atractylat triết từ bạch truật
có tác dụng chọn lọc trên đƣờng huyết, đầu tiên gây tăng, sau đó gây hạ đƣờng
huyết đến mức co giật do hạ đƣờng huyết. Lƣợng glycogen trong gan chuột nhắt
giảm đáng kể, nhƣng lƣợng glycogen trong tim hơi tăng, dƣới tác dụng của
glycozid này, nghĩa là trong gan và máu đều có đƣờng nhƣng chỉ có tác dụng
đối với đƣờng trong máu.
Tác dụng lợi niệu (tác dụng đối với thận): bạch truật có tác dụng lợi niệu
rõ và kéo dài, có thể do thuốc có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thu
nƣớc, tăng bài tiết natri,... nhƣng cũng có báo cáo kết quả chƣa thống nhất. Bạch
7


truật không ảnh hƣởng đối với thành phần các protein huyết thanh và chức năng
bài tiết ure của thận (Đỗ Huy Bích, 1998).
Tác dụng đối với chức năng ngoại tiết của gan: bạch truật không gây biến
đổi về lƣu lƣợng mật nhƣng làm tăng một cách có ý nghĩa hàm lƣợng cặn khô
trong mật và nhƣ vậy đã tăng lƣợng các chất thải trừ qua mật (Đỗ Huy Bích,

1998). Nƣớc sắc bạch truật trên thực nghiệm đã đƣợc chứng minh có tác dụng
bảo vệ gan, phịng ngừa đƣợc sự giảm sút glycogen ở gan.
Tác dụng kháng viêm: củ bạch truật có hoạt tính kháng khuẩn (chống
viêm) và chống ung thƣ trong thí nghiệm in vitro. Hoạt tính chống viêm của
bạch truật thể hiện rõ trong giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, tƣơng ứng với
những biến đổi về mạch máu gây thốt huyết tƣơng ở khoảng ngồi tế bào và
tạo phù nề (Đỗ Huy Bích, 1998).
Tác động đến hoạt động tiết dịch vị: Bạch truật làm giảm rõ rệt lƣợng dịch
vị nhƣng không ảnh hƣởng đến axit của dịch vị (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt
Nam).
2.2. Quy trình nhân giống in vitro
Quá trình nhân giống in vitro được chia làm 5 giai đoạn (George, 1993):
Lấy mẫu và xử lý mẫu
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình, cần đặc biệt chú ý vì những đặc
tính của mẫu cấy sẽ đƣợc duy trì và nhân lên ở tất cả các cây giống sau này. Khả
năng nhiễm bệnh của mẫu phụ thuộc vào cách lấy mẫu, xử lý khử trùng mẫu.
Cần chọn lọc cây mẹ ƣu việt, khỏe, sạch bệnh, trên cây mẹ tiến hành chọn cơ
quan, mô để lấy mẫu, thƣờng là chồi non, đoạn thân có chồi ngủ, hoa non, lá
non..., cây ở giai đoạn sinh trƣởng mạnh. Việc trồng các cây mẹ trong điều kiện
mơi trƣờng thích hợp với chế độ chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh hiệu quả trƣớc
khi lấy mẫu cấy sẽ làm giảm tỷ lệ mẫu nhiễm, tăng khả năng mẫu sống và sinh
trƣởng của mẫu nuôi cấy.

8


Tái sinh mẫu ni cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh có định hƣớng các mơ ni cấy.
Q trình này đƣợc điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ các hợp chất auxin,
cytokynin ngoại sinh đƣa vào môi trƣờng ni cấy. Cân bằng hormone nghiêng

về phía auxin sẽ kích thích ra rễ và mơ sẹo, nếu nghiêng về phía cytokynin sẽ
kích thích sự hình thành chồi. Bên cạnh đó, ta cần quan tâm tới tuổi sinh lý của
mẫu cấy. Thƣờng mơ non, chƣa phân hóa có khả năng tái sinh cao hơn các mô
trƣởng thành.
Nhân nhanh mẫu nuôi cấy
Nhân nhanh chồi là giai đoạn kích thích mơ ni cấy phát sinh hình thái
và tăng nhanh số lƣợng thơng qua sự hoạt hóa chồi nách, tạo chồi bất định và tạo
phơi vơ tính. Đây là giai đọan đánh giá khả năng thành công của mẫu nuôi cấy,
ở giai đoạn này thƣờng bổ sung hormon sinh trƣởng (cytokinin, auxin) và tăng
thời gian chiếu sáng lên 16 giờ/ngày, cƣờng độ chiếu sáng tối thiểu là 1000 lux,
nhiệt độ thích hợp 20-30℃
Tạo cây in vitro hồn chỉnh
Khi đạt đƣợc kích thƣớc nhất định, các chồi đƣợc tách riêng khỏi cụm
chồi và chuyển từ môi trƣờng ở giai đoạn nhân nhanh sang môi trƣờng tạo rễ.
Thƣờng sau 2 - 3 tuần, các chồi riêng lẻ này sẽ ra rễ và trở thành cây hoàn chỉnh.
Ở giai đoạn này, ngƣời ta thƣờng bổ sung vào mơi trƣờng ni cấy các chất
auxin có chức năng tạo rễ. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp chồi có thể ra rễ
ngay sau khi chuyển từ mơi trƣờng nhân nhanh giàu cytokinin sang môi trƣờng
không chứa chất điều tiết sinh trƣởng.
Thích ứng cây in vitro ngồi điều kiện tự nhiên
Khi cây con in vitro đã đạt đƣợc một số tiêu chuẩn về hình thái nhất định
(số lá, số rễ, chiều cao cây) sẽ đƣợc lấy ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch agar và
trồng ở nơi râm, mát, độ ẩm cao. Sau khoảng 2 tuần, khi cây đã thích nghi với
điều kiện bên ngồi, có thể tăng dần cƣờng độ chiếu sáng và hạ độ ẩm. Đây là
9


giai đoạn rất quan trọng trong quy trình nhân giống in vitro vì cây con thƣờng bị
chết do sự khác biệt về điều kiện sống in vitro và ex vitro. Cây in vitro đƣợc
nuôi cấy trong điều kiện dị dƣỡng, ổn định về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm nên khi

chuyển đƣợc chuyển ra đất với điều kiện tự dƣỡng tự nhiên cây con dễ bị mất
nƣớc, có thể sẽ héo và chết. Để tránh hiện tƣợng này, vƣờn ƣơm phải đƣợc đặt ở
nơi mát mẻ, cƣờng độ chiếu sáng thấp, độ ẩm cao. Cây con thƣờng đƣợc cấy
trong luống ƣơm có giá thể tơi xốp, dễ thốt nƣớc nhƣng giữ đƣợc độ ẩm. Trong
7 – 10 ngày đầu tiên cây con cần đƣợc che phủ để giảm sự thoát hơi nƣớc ở lá
2.3. Các nghiên cứu nhân giống in vitro cây Bạch truật
Bạch truật từ trƣớc tới nay vẫn đƣợc nhân giống bằng hạt. Tuy nhiên, để
tận dụng những lợi thế của phƣơng pháp nhân giống in vitro, việc nhân giống
bạch truật bằng phƣơng pháp này đã đƣợc đẩy mạnh nghiên cứu.
2.3.1. Ngoài nƣớc
Peng Fei và cs (2001) đã nghiên cứu sự phát triển của chồi nách ở cây
bạch truật, với mục tiêu đánh giá tác động củ dung dịch colchicine đến chồi
nách của cây bạch truật trong ống nghiệm và điều kiện tốt nhất để cảm ứng
chúng. Quan sát những thay đổi về hình thái và vi mơ cho thấy kết quả tốt nhất
thu đƣợc bằng cách xử lý colchicine 0,1% trong 12 giờ. Khi các chồi nách kéo
dài, chúng xuất hiện cứng cáp hơn với việc tạo thêm nhiều lá trên các mắt và lá
dày hơn, kích thích bộ máy khí khổng cũng lớn gấp đơi. Rễ đƣợc hình thành
nhiều hơn.
Zhu và cs (2006) đã nghiên cứu nuôi cấy mô cây Bạch truật bằng con
đƣờng gián tiếp thông qua mô sẹo. Kết quả cho thấy MS + 1,0 mg/L BA + 0,3
mg/L α-NAA + 0,2 mg/L GA3 là môi trƣờng tối ƣu để tạo mô sẹo từ phiến lá và
cuống lá cũng nhƣ cho sự phân hóa chồi. MS + 0,3 mg/L BA + 0,5 mg/L IBA
thích hợp cho sự phát triển chồi nách, tỷ lệ tái sinh đạt 95%. 1/2 MS + 0,1-0,5
mg/L IBA là tối ƣu cho sự ra rễ, với tỷ lệ ra rễ trên 90%. Tỷ lệ sống của cây con
nuôi cấy là 90%.
10


Một nghiên cứu năm 2009, Mao và cs đã tạo đƣợc 5,61 (chồi/mẫu) nhờ
tác động kết hợp của 1,08 μmol/L α-NAA và 2,25 μmol/L TDZ. Rễ dài nhất và

số lƣợng rễ tối thiểu đƣợc tạo ra khi nuôi cấy chồi trên mơi trƣờng khơng có
CĐHST. Các rễ ngắn nhất và số lƣợng rễ lớn nhất đƣợc quan sát thấy trong môi
trƣờng bổ sung 2,7 μmol/L α-NAA.
Liang Xiao-min và cs (2009) đã nghiên cứu nhân nhanh bạch truật bằng
nuôi cấy chồi đình. Bảy mơi trƣờng MS với các nồng độ NAA, IBA và BA khác
nhau đã đƣợc dùng để kích thích tăng sinh chồi và năm mơi trƣờng ½ MS với
các nồng độ NAA khác nhau đã đƣợc nghiên cứu để tạo rễ. Sau đó, cây con
trong ống nghiệm đƣợc chuyển ra trồng trong hỗn hợp tro thực vật và đất than
bùn (1:2) để thử nghiệm. Kết quả là môi trƣờng MS + 0,4 mg/L BA + 0,1 mg/L
NAA thích hợp để tạo chồi đơn và MS + 0,5 mg/L BA + 0,1 mg/L NAA thích
hợp để tạo cụm chồi bất định. Trong năm mơi trƣờng ra rễ, ½ MS + 0,1 mg/L
NAA + 0,5 g/L than hoạt tính cho tỷ lệ tạo rễ cao nhất (66,7%). Cây con từ chồi
đơn trong ống nghiệm trồng trong hỗn hợp giá thể tro thực vật và đất than bùn
có tỷ lệ sống 100%.
Wang và cs (2011), dựa trên tính ƣu việt của ni cấy mô tế bào để nhân
nhanh hạt tổng hợp. Tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ chuyển thành cây con của hạt giống
tổng hợp tƣơng ứng có thể đạt 100% và 92% với chồi nách. Hạt nhân tạo tổng
hợp đƣợc bọc 2,5% natri alginate + 2% CaCl2 và sử dụng thành phần nôi nhũ
bao gồm 0,5 mg/L IAA và 30 g/L sucrose.
Theo Tao Yuan-jing và cs (2010) thì kích thƣớc chồi đỉnh thích hợp cho
ni cấy là từ 1-2cm. Mơi trƣờng tối ƣu cho sinh trƣởng của chồi là MS + 6%
đƣờng + 1mg/L BA. Môi trƣờng tối ƣu cho ra rễ là ½ MS + 0,5 mg/L IAA + 0,5
mg/L ABT + 0,25 mg/L PP333.
Ko và cs (2010) đã xây dựng quy trình tái sinh hiệu quả để nhân giống
nhanh

Atractylodes macrocephala Koidz. Chồi đƣợc nhân nhanh trên môi

trƣờng MS bổ sung 2,0 mg/L BA + 0,2 mg/L α-NAA.
11



Nghiên cứu tái sinh trực tiếp từ trụ lá mầm cây bạch truật đƣợc Yiling và
cs (2020) thực hiện. Kết quả đã tái sinh đƣợc chồi trên môi trƣờng MS + 1,5
mg/L TDZ + 0,2 mg/L α-NAA. Hiệu quả tạo rễ đạt 66,67% trên mơi trƣờng ½
MS + 0,5 mg/L IBA.
2.3.2. Trong nƣớc
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu nhân giống cây bạch truật bằng phƣơng
pháp nuôi cấy mô tế bào đến nay vẫn cịn ít.
Năm 2014, Nguyễn Mạnh Dũng đã nghiên cứu nuôi cấy mô cây bạch
truật từ hạt nhập nội. Đề tài đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định trong việc xác
định phƣơng pháp khử trùng mẫu, bƣớc đầu xác định đƣợc môi trƣờng nhân
nhanh, tạo rễ và củ.
Nghiên cứu của Tạ Nhƣ Thục Anh và cs (2018) đã xác định một số yếu tố
để đƣa cây ra vƣờn ƣơm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây giống in vitro có
chiều cao trung bình đạt từ 4 – 5 cm, sau 8 tuần tuổi nuôi cấy là thích hợp để
chuyển ra ngồi. Tỷ lệ sống cao nhất đạt đƣợc ở giá thể cát: đất (1:1) là 93,3%
với thời vụ ra cây từ tháng 9 đến tháng 11. Phân bón lá đầu trâu TE 502 phun
với nồng độ 0,5 g/L thúc đẩy cây sinh trƣởng tốt hơn so với các nồng độ MS thí
nghiệm. Chiều cao cây sau 30 ngày trồng đạt 8,9 cm và số lá đạt 4,8 lá/cây. Tuy
nhiên, các kết quả khả quan này đã đƣợc ghi nhận ở thời điểm tháng đầu tiên sau
khi đƣa cây ra điều kiện ex vitro. Ở những tháng tiếp theo, tỷ lệ cây chết gia tăng
liên tiếp và có hiện tƣợng chết hàng loạt.
Vì vậy, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm xác định đƣợc môi trƣờng
tạo cây bạch truật hồn chỉnh trong in vitro và có sức sống khỏe khi đƣa ra
vƣờn ƣơm thông qua một số thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của một số thành
phần chính tác động đến khả năng tạo rễ và chất lƣợng cây con trong môi
trƣờng nuôi cấy.

12



PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tƣợng
- Loài Atractylodes macrocephala Koidz
3.1.2 Vật liệu
- Sử dụng mầm chồi từ các bình mẫu cây Bạch truật bảo tồn in vitro ở Phòng
CNSH – Viện Dƣợc liệu.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Phịng ni cấy mơ thuộc bộ môn Công nghệ sinh học và nhà
lƣới của Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gen và giống Dƣợc liệu Quốc gia.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2022 – 01/2023
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu tạo cây Bạch truật in vitro hồn chỉnh
Thí nghiệm 1a: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nền mơi trƣờng khống và nồng độ
đƣờng đến khả năng tạo cây Bạch truật in vitro hồn chỉnh
Cơng thức

Nền mơi trng

Nng ng (g/L)

CT1
CT2

10
ẵ MS

30


CT3

50

CT4

10

CT5

ẳ MS

CT6

30
50

Thớ nghim 1b: Nghiờn cu ảnh hƣởng của nồng độ đƣờng đến khả năng tạo
cây Bạch truật in vitro hồn chỉnh trên mơi trƣờng ¼ MS

13


Cơng thức

Nền mơi trƣờng

Nồng độ đƣờng (g/L)


CT1

¼ MS

50

CT2

70

CT3

90

CT4

110

Thời gian theo dõi: sau 4 tuần nuôi cấy
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ ra rễ (%), chiều cao cây (cm), số lá (lá), số rễ/cây
(rễ), chiều dài rễ (cm)
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến khả
năng tạo cây Bạch truật in vitro hoàn chỉnh.
Nồng độ BA (mg/l)

Công thức

Nồng độ α-NAA (mg/l)

CT1


0

CT2

0

0,1

CT3

0,3

CT4

0

CT5

0,5

0,1

CT6

0,3

Thời gian theo dõi: sau 4 tuần ni cấy
Nền mơi trƣờng: ¼ MS + 50g/L đƣờng
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ ra rễ (%), chiều cao cây (cm), số lá (lá), số rễ/cây

(rễ), chiều dài rễ (cm)
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hƣởng của than hoạt tính đến khả năng tạo cây
Bạch truật in vitro hồn chỉnh
Cơng thức

Nồng độ than hoạt tính (g/L)

CT1

0

CT2

0,25

CT3

0,5

CT4

0,75

CT5

1,0

14



×