Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa tổng số các chất dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn cho gà thịt lông màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 58 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG
TRAO ĐỔI VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA TỔNG SỐ CÁC
CHẤT DINH DƯỠNG CỦA CÁC NGUYÊN LIỆU
THỨC ĂN CHO GÀ THỊT LÔNG MÀU”

HÀ NỘI - 2023


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG
TRAO ĐỔI VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA TỔNG SỐ CÁC
CHẤT DINH DƯỠNG CỦA CÁC NGUYÊN LIỆU
THỨC ĂN CHO GÀ THỊT LÔNG MÀU”
Người thực hiện:

NGUYỄN HỒNG PHƯỢNG

Người hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM KIM ĐĂNG


Chuyên ngành:

DINH DƯỠNG VÀ CÔNG NGHỆ THỨC ĂN

Mã sinh viên:

610320

Lớp:

K61DDTA

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả có trong bài khóa luận này là hồn
tồn trung thực và chưa từng được ai dùng để bảo vệ bất cứ học vị nào khác.
Mọi sự hỗ trợ cho việc thực hiện khóa luận của tơi đều đã được cảm ơn.
Các thơng tin có trong bài khóa luận đều được trích dẫn có nguồn rõ ràng.

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Hồng Phượng

Page

i



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo bộ môn Sinh lý – Tập tính động vật,
cùng q thầy cơ giáo trong Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, cùng tồn thể q thầy cơ đã giảng dạy trong thời gian tơi học tập tại
trường.
Với lịng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: thầy
PGS.TS. Phạm Kim Đăng đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị Cán Bộ
thuộc Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao đã tạo điều kiện cho tôi thực tập
tại Trại thuộc Trung Tâm, đồng thời tôi xin cảm ơn cô TS. Trần Thị Bích Ngọc
và các chị tại Viện Chăn Ni đã giúp đỡ và chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình
tơi thực tập.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia đình
đã ln ở bên tơi, chăm sóc, động viên tơi và tồn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp của mình.
Trân trọng.
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Hồng Phượng

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii

MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vii
Phần I MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
1.1. MỤC ĐÍCH .................................................................................................... 2
1.2. YÊU CẦU ...................................................................................................... 2
2.1. NĂNG LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA THỨC
ĂN GIA CẦM ....................................................................................................... 3
2.1.1 Năng lượng ở Gia Cầm ................................................................................ 3
2.1.2. Đơn vị đo lường năng lượng của thức ăn.................................................... 4
2.1.3. Hệ thống năng lượng ................................................................................... 5
2.2. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CHẤT DINH DƯỠNG TỔNG SỐ VÀ TỶ LỆ TIÊU
HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TỔNG SỐ .................................................. 11
2.2.1. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tổng số .................................................. 11
2.2.2. Tỷ lệ tiêu hóa ............................................................................................. 13
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI
VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN CHO GIA
CẦM .................................................................................................................... 14
2.3.1. Xác định năng lượng trao đổi bằng thử nghiệm sinh vật học trực tiếp..... 14
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ TRỊ TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG
............................................................................................................................. 16
2.4.1 Giống .......................................................................................................... 16

Page iii


2.4.2. Tuổi ........................................................................................................... 17

2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC ....................... 18
2.5.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................ 18
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 19
PHẦN ΙΙΙ ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................... 21
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..................... 21
3.1.1. Đối tượng................................................................................................... 21
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu: ................................................................................ 21
3.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/7/2022 đến ngày 15/11/2022. ............. 21
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 21
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 22
3.3.1. Điều kiện nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................... 24
3.2.2 Phân tích hóa học và tính kết quả............................................................... 28
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 31
4.1. THÀNH PHẦN CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TỔNG SỐ CỦA CÁC
NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN ............................................................................... 32
4.2. GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CĨ HIỆU CHỈNH NITO CỦA CÁC
THỨC ĂN THÍ NGHIỆM ................................................................................. 34
4.2.1. Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng .......................................................... 34
4.2.2 Nhóm ngun liệu giàu protein :................................................................ 37
4.3.TỶ LỆ TIÊU HĨA TOÀN PHẦN CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CỦA CÁC
NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN THÍ NGHIỆM: ..................................................... 39
4.3.1. Nhóm ngun liệu giàu năng lượng .......................................................... 39
4.3.2. Nhóm nguyên liệu giàu protein :............................................................... 41
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 44
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 44
5.2. ĐỀ NGHỊ : ................................................................................................... 44
PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 45
Page iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs

: cộng sự

Ctv

: cộng tác viên

GE

: năng lượng thơ

DE

: năng lượng tiêu hóa

ADE

: giá trị năng lượng tiêu hóa biểu kiến

TDE

: năng lượng tiêu hóa đúng

ME

: năng lượng trao đổi


MEN

: năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nito

AME

: năng lượng trao đổi biểu kiến

TME

: năng lượng trao đổi đúng

DMI

: tổng lượng thức ăn ăn vào

CP

: Protein thơ

CF

: Xơ thơ

EE

: Lipit thơ

A


: Khống tổng số (tro)

AIA

: Khống khơng tan trong axit

ADF

: Xơ khơng tan trong dung mơi axit

NDF

: Xơ khơng tan trong dung mơi trung tính

Page

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1g các chất dinh dưỡng ..................... 3
Bảng 2.2 Năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn (MJ/kg)........................... 7
Bảng 2.3 Sự sản sinh nhiệt lúc đói và nhu cầu duy trì gia cầm............................. 8
Bảng 2.4 Hệ số chuyển đổi N thành protein thô (Jones, 1931; McDonald et
al.,1995) .............................................................................................. 12
Bảng 2.5 Khẩu phần thí nghiệm cho gà Lương Phượng, Cobb 500 và gà Sao .. 17
Bảng 3.1 Mật độ nuôi gà qua từng giai đoạn (VietDVM) .................................. 22
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng cám hỗn hợp 510L Newhope ....................... 23
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng cám hỗn hợp 511T Newhope ....................... 24
Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 25

Bảng 3.5 Khẩu phần cơ sở .................................................................................. 26
Bảng 3.6 Khẩu phần thí nghiệm giàu năng lượng .............................................. 27
Bảng 3.7 Khẩu phần thí nghiệm giàu protein ..................................................... 27
Bảng 4.1. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số trong các nguyên liệu
thức ăn thí nghiệm............................................................................... 32
Bảng 4.2. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của nhóm
nguyên liệu giàu năng lượng ............................................................... 34
Bảng 4.3. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của nhóm
nguyên liệu giàu protein...................................................................... 37
Bảng 4.4. Tỷ lệ tiêu hóa tồn phần các chất dinh dưỡng của nhóm nguyên liệu
giàu năng lượng................................................................................... 39
Bảng 4.5. Tỷ lệ tiêu hóa tồn phần các chất dinh dưỡng của nhóm nguyên liệu
giàu protein ......................................................................................... 41

Page vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Các dạng năng lượng và tỷ lệ biến đổi năng lượng trong gia cầm .... 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Thiết bị xác định nhiệt lượng ............................................................. 29

Page vii


Phần I

MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

Chăn ni gia cầm là một trong những ngành chăn nuôi lâu đời và chiếm
vị trí quan trọng trong ngành chăn ni của nước ta. Trong những năm gần đây
ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang phát triển cả quy mơ và tính chuyên
nghiệp. Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng chuồng
trại và tối ưu hóa q trình sản xuất giúp ngành chăn ni gia cầm phát triển
đảm bảo cơ bản nguồn cung cho thị trường gần 100 triệu dân trong nước và bắt
đầu tham gia thị trường xuất khẩu. Tổng đàn gia cầm tăng từ 100 triệu con từ
năm 2010 lên 523 triệu con đứng thứ 10 Châu Á và đứng thứ 31 trên thế giới
vào năm 2021. Năm 2022 sản lượng thịt ước tính đạt 980,7 nghìn tấn tăng 5,2%
so với năm trước. Xu hướng tiêu thụ thịt gia cầm ở Việt Nam cũng tăng từ 16,5
kg/người/con (năm 2021) lên 17,33 kg/người/con (năm 2022) và cịn có xu
hướng tăng lên vào những năm tiếp theo. (Cục chăn nuôi, 2022).
Tuy vậy, ngành chăn ni gia cầm cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm, ba năm
gần đây còn chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, sự đứt gãy chuỗi nguồn cung
ứng, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên
tục tăng, làm chi phí sản xuất cao, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh.
Cụ thể, giá các loại thức ăn chăn nuôi tăng từ 3-5 lần so với trước đây, có loại
tăng 6-7 lần. Nguyên nhân của sự tăng giá đến từ cước tàu biển tăng vọt vì khan
hiếm container, khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine đang tác động trực
tiếp đến giá ngô và các mặt hàng nông sản khác. Cho tới tháng 7/2022 giá của
một số nguyên liệu thức ăn chăn ni có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức
cao như giá ngô hạt 8.600 đồng/kg (giảm 5,5%); khô dầu đậu tương 14.050
đồng/kg (giảm 0.4%).

Page

1



Với chi phí thức ăn quyết định từ 65% đến 70% giá thành, trong bối cảnh
hiện nay việc xây dựng khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật
ni sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn là một khâu rất quan trọng
trong chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng. Để xây dựng khẩu
phần dinh dưỡng hợp lý, bên cạnh đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi,
việc đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết. Giá trị dinh dưỡng
của một loại thức ăn có thể được xác định thơng qua các phân tích hóa học. Giá trị
dinh dưỡng của thức ăn đối với động vật chỉ có thể được xác định sau khi hiệu
chỉnh các thất thốt xảy ra trong q trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất
(McDonald và cs. (1998).
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu xác
định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa tổng số các chất dinh
dưỡng của các nguyên liệu thức ăn cho gà thịt lông màu’’ đã được thực hiện.
1.1. MỤC ĐÍCH
- Xác định năng lượng trao đổi các chất dinh dưỡng của các nguyên liệu
thức ăn khác nhau cho gà thịt Lông Màu
- Xác định tỷ lệ tiêu hóa tổng số các chất dinh dưỡng của các nguyên liệu
thức ăn cho gà thịt Lông Màu.
1.2. YÊU CẦU
- Theo dõi, ghi chép cẩn thận, chính xác về số liệu, lượng thức ăn cung
cấp cho gà ăn hàng ngày, nhất là vào những ngày chuẩn bị lấy mẫu.
- Nắm rõ quy trình chăm sóc, ni dưỡng, quy trình phối trộn khẩu phần
thức ăn cho gà, quy trình lấy và bảo quản mẫu.

Page

2


Phần II


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NĂNG LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA
THỨC ĂN GIA CẦM
2.1.1 Năng lượng ở Gia Cầm
Giống như mọi cơ thể vật nuôi khác, gia cầm cũng cần lấy năng lượng từ
thức ăn để duy trì cho hoạt động sống và để chuyển hóa tích lũy lại trong cơ thể
và trong sản phẩm của chúng như thịt, trứng. Năng lượng của các chất dinh
dưỡng sinh ra khi thử nghiệm đốt cháy trong bình nhiệt lượng kế khơng hồn
tồn giống với sự đốt cháy trong cơ thể gia cầm. Bởi vì các chất thải như nước
tiểu và phân còn mang một lượng năng lượng nhất định.
Bảng 2.1 Năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1g các chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng

Đốt trong bình nhiệt lượng kế Đốt trong cơ thể gia cầm

Glucose

3,7

3,7

Tinh bột

4,2

4,2

Mỡ heo


9,5

9,5

Protein cơ

5,6

4,0
Dương Thanh Liêm (1999)

Từ những đề cập ở trên người ta nhận thấy rằng việc phối hợp khẩu phần
thức ăn cho gia cầm không hợp lý sẽ dẫn đến hệ lụy là sự khai thác năng lựơng
thức ăn khơng có hiệu quả.
Biểu đồ 2.1 sẽ giúp cho ta thấy rõ hơn về việc khai thác năng lượng trong
thức ăn của gia cầm. Cụ thể là trên một gà mái có thể trọng 1,8 kg, với tỷ lệ đẻ
trứng 70%.

Page

3


Năng lượng thô (GE; 100%)
460 kcal/ngày

Năng lượng trong phân
(FE; 22%) 100Kcal
Năng lượng tiêu hóa
(DE; 78% ) 360 Kcal

Năng lượng trong nước tiểu
(UE; 6%) 20 Kcal
Năng lượng trao đổi
(ME; 94% ) 340 Kcal
Năng lượng nhiệt
(HI; 50%) 65 Kcal
Năng lượng thuần
(NE;50%) 65 Kcal

Năng lượng thuần cho
duy trì
(NEm; 62%) 210 Kcal

Năng lượng thuần cho
sản xuất
(NEp;38%) 130 Kcal

Biểu đồ 2.1 Các dạng năng lượng và tỷ lệ biến đổi năng lượng trong gia cầm
Dương Thanh Liêm (1999)
2.1.2. Đơn vị đo lường năng lượng của thức ăn
Năng lượng được đo bằng calorie (cal), được định nghĩa là đơn vị dùng để
đo nhiệt lượng do một vật chất hấp thụ hay tỏa ra. 1 calo bằng nhiệt lượng cần
cung cấp cho 1 gram nước để tăng nhiệt độ thêm 1 độ C, từ 14,5 °C lên 15,5 °C
1.000 cal = 1 Kcal; 1.000 Kcal = 1 Mcal.
Một số nước dùng đơn vị năng lượng là Joule (J), Kilojoule (KJ) và
Megajoule (MJ).
Page

4



1 J = 0,2388 cal; 1 KJ = 0,2388 Kcal và 1 MJ = 0,2388 Mcal; 1 cal = 4,184 J; 1
Kcal = 4,184 KJ và
1 Mcal = 4,184 MJ.
2.1.3. Hệ thống năng lượng
Giá trị năng lượng trong thức ăn có thể được biểu thị ở 4 dạng,bao gồm
năng lượng thơ (GE), năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME), năng
lượng thuần (NE).
2.1.3.1. Năng lượng thô (GE)
Năng lượng thô của thức ăn là năng lượng sinh ra ở dạng nhiệt khi đốt
cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng thức ăn thành CO2 và H2O (NRC, 1994)
của chất đó, được thể hiện thơng qua tỉ lệ C và H với O (McDonald, cs. 2002).
Mặc dù giá trị năng lượng thô của thức ăn phụ thuộc vào thành phần hóa học
của chúng nhưng khơng thể dự đốn hiệu quả chuyển hóa năng lượng nếu chỉ
dựa vào giá trị năng lượng thô (FAO, 1982). Thông thường, giá trị GE không có
ý nghĩa trong sản xuất chăn ni do khơng tính đến phần năng lượng thất thốt
trong q trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất (McDonald et al., 2002).
Ước tính GE của một số thức ăn cho động vật theo phương pháp National
Research Council (1998), theo công thức:
GE (Kcal) = 4.143 + (56 x % mỡ) + (15 x % protein thô) – (44 x % tro thô)
GE: giá trị năng lượng thô (Kcal) của 1 kg thức ăn.
2.1.3.2. Năng lượng tiêu hóa (DE)
Đối với gia cầm, phân và nước tiểu được thải ra đồng thời, do đó rất khó để
xác định các giá trị năng lượng tiêu hóa biểu kiến (ADE) hay năng lượng tiêu
hóa đúng (TDE) của thức ăn, ... Để khắc phục nhược điểm này, gia cầm được
phẫu thuật làm hậu môn giả, tuy nhiên cho đến nay vẫn rất ít số liệu có giá trị
được cơng bố. Phân tích hóa học axit uric trong chất thải gia cầm (phân và nước
tiểu) cho phép ước tính giá trị ADE nhưng phương pháp này cho sai số rất cao

Page


5


(Sibbald, 1980) . Chính vì vậy, các giá trị DE không được sử dụng trong thiết
lập khẩu phần cho gia cầm (NRC, 1994).
2.1.3.3. Năng lượng trao đổi (ME)
Năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) là phần năng lượng còn lại sau khi
lấy năng lượng tiêu hóa trừ đi năng lượng trong nước tiểu (UE) và các sản phẩm
khí thải từ q trình tiêu hóa (NRC, 2012). Ở một số lồi động vật, đặc biệt là ở
các động vật nhai lại, năng lượng khí giải phóng từ q trình lên men do vi sinh
vật ở ống tiêu hóa là đáng kể (Sibbald, 1980), tuy nhiên, ở gia cầm, năng lượng
khí là rất thấp và thường được bỏ qua.
Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến (ME) của các khẩu phần thí nghiệm
được tính theo cơng thức sau:
MEd = (GEd - GEe )/DMI
Trong đó, MEd là giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến của khẩu phần
(kcal/kg DM), GEd là tổng năng lượng thô ăn vào (kcal), GEe là tổng năng
lượng thô thải ra qua chất thải (kcal), DMI là tổng lượng thức ăn ăn vào tính
theo vật chất khơ.
Giá trị năng lượng trao đổi biểu kiến được hiệu chỉnh bằng lượng Nitơ tích
lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g theo cơng thức sau:
MEN = ME - 8,22 × Nitơ tích lũy
(theo Lammer et al., 2008)
Trong đó, MEN là năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ được tính bằng
kcal/kg DM; ME là năng lượng trao đổi được tính bằng kcal/kg DM; 8,22 là
năng lượng của axit uric (kcal/g) (Hill và Anderson, 1958); nitơ tích lũy được
tính bằng g/kg DMI.
Nr = (Nd – Ne)/Nd
Trong đó, Nr là lượng nitơ tích lũy (g/kg DMI), Nd là tổng lượng nitơ ăn

vào (g), Ne là lượng tổng nitơ trong chất thải (g).

Page

6


Yếu tố ảnh hưởng tới năng lượng trao đổi:
Giá trị năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn ở bảng 2.2 cho thấy gia
cầm chủ yếu mất năng lượng qua phân, do vậy khả năng tiêu hóa có ảnh hưởng
nhiều đến năng lượng trao đổi.
Khả năng tiêu hóa sẽ phụ thuộc vào cả thức ăn và cả vật ni. Như ở gia
súc, q trình lên men ở dạ cỏ và ruột già cũng ảnh hưởng đến năng lượng mất
qua khí methane. Ở gia cầm thì mất khí khơng đáng kể.
Chế biến thức ăn cũng có ảnh hưởng đến năng lượng trao đổi. Đối với gia
cầm, thức ăn hạt nghiền cũng làm ảnh hưởng đến năng lượng trao đổi. (Việc ép
viên duy trì được cấu trúc và chức năng bình thường của đường tiêu hóa. Mề của
gia cầm được ăn khẩu phần ép viên phát triển tốt hơn so với gia cầm khác có mề
bị teo mịn khi cho ăn khẩu phần được nghiền vì chúng khơng có tiểu phần hạt
cứng để nghiền nát. Mề phát triển tốt có thể được coi là rào cản trong việc ngăn
chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường tiêu hóa từ xa.)
Bảng 2.2 Năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn (MJ/kg)
Gia súc

Năng lượng mất qua

Năng lượng

Phân và nước tiểu


trao đổi

18,9

2,2

16,7



18,1

2,8

15,3

Mạch

18,2

4,9

13,3

Thức ăn

Gia súc Ngơ

Năng lượng thơ


Nguồn: McDonald et al. (2002)
2.1.3.4. Năng lượng thuần (NE)
Năng lượng thuần là phần năng lượng còn lại sau khi lấy năng lượng
trao đổi đúng trừ đi năng lượng nhiệt (nhiệt sinh ra trong quá trình lên men, tiêu
hố, hấp thu, hình thành sản phẩm, hình thành và bài tiết chất thải mà khơng
được sử dụng cho mục đích duy trì thân nhiệt):
NE = TME – HI (NRC, 2012)
Đây là năng lượng năng lượng sẵn có dùng cho duy trì chức năng của cơ
thể (NEm) và năng lượng tạo nên các sản phẩm (NEp) như thịt, trứng, lông, ...
Page

7


(NRC, 2012). Năng lượng thuần có thể chỉ bao gồm năng lượng sử dụng cho
duy trì chức năng của cơ thể (NEm) hoặc năng l ượng dùng cho duy trì và sản
xuất (NEm+p) (NRC, 1994). Do sự sai khác về hiệu suất sử dụng năng lượng
thuần cho chức năng duy trì hoặc cho các chức năng sản xuất nên khơng có giá
trị NE tuyệt đối cho mỗi loại thức ăn (NRC, 1994). Vì vậy, năng lượng sản xuất,
một đơn vị phổ biến xác định giá trị năng lượng sẵn có, rất ít khi được sử dụng
(NRC, 1994).
2.1.4. Nhu cầu năng lượng
2.1.4.1. Xác định nhu cầu năng lượng duy trì cho gia cầm
Nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng đến nhu cầu duy trì. Người ta thường
xác định trong điều kiện ở vùng nhiệt độ trung hòa, vùng nhiệt độ này thay đổi
theo tuổi gia cầm. Nhiệt độ thích hợp ở gà con là 34 độ C, ở gà mái đẻ 20 độ C.
Nhiệt độ môi trường lớn hơn 27 độ C rất có hại cho gia cầm. Nhiệt lượng phân
giải lúc đói và nhu cầu duy trì của gia cầm trong điều kiện vùng nhiệt độ trung
hịa được trình bày ở Bảng 2.3
Bảng 2.3 Sự sản sinh nhiệt lúc đói và nhu cầu duy trì gia cầm

Sự sản sinh
Lồi động vật

nhiệt lúc đói
KJ/kg 0,75

Nhu cầu duy trì
KJ ME/kg 0,75 thể trọng

KJ ME/kg thể trọng

Gà mái (2 kg)

293

440

370

Gà trống (4 kg)

390

586

415

Ngỗng (4 kg)

390


586

415

Vịt (3 kg)

460

700

532
Dương Thanh Liêm (1999).

Từ thí nghiệm trao đổi chất, người ta tiến hành tính tốn nhu cầu duy trì
theo nguyên tắc sau đây:

Page

8


Nhu cầu duy trì chuẩn lý thuyết, được tính bằng 0,293 MJ/Kg 0,75. Để đề
phịng biến động mơi trường người ta nhân với hệ số 1,2 = (1,2 x 0,293 MJ/kg
0,75

= 0,440 MJ ME/kg 0,75).
Nhu cầu năng lượng ME duy trì ở gà = 0.440MJ ME/kg 0,75

2.1.4.2. Xác định nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng

Xác định nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng là dựa trên năng lượng
tích lũy trong sản phẩm. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường,
thức ăn, cơ thể con vật nên cũng khó để tính tốn chính xác được. Có thể ước
lượng để tính tốn.
Gà có sức sản xuất càng lớn thì khả năng chuyển hóa năng lượng vào
sản phẩm càng cao. Năng lượng tích lũy vào sản phẩm được gọi là năng lựơng
thuần (NE). Năng lượng sản xuất (Nep) = 2 x NE.
Phân tích thành phần tăng trọng. Biết được năng lượng của lipit và protein
của gia cầm sẽ tính ra được năng lượng tích lũy trong thành phần tăng trọng.
Để tạo 1g lipit gia cầm (có 39,5 J) nhất thiết phải cung cấp 50-55 JME. Như
vậy hệ số chuyển hóa NE/ME = 1/3 - 1/4

Để tạo 1 g protein gia cầm (có 23,9J) nhất thiết phải cung caaso 45-50 JME.
Như vậy hệ số chuyển hóa NE/ME = 2-2,2

Vì lipit không tan trong nước không liên kết với nước nên khi tích 1g lipit
vào cơ thể thì chỉ làm cho cơ thể tăng trọng được 1,15 g trọng lượng. Protein thì
ngược lại, liên kết được với nước nên khi tích 1 g protein vào cơ thể thì nó sẽ
làm tăng trọng được 4- 5 g khối lượng.

Page

9


Để tính được nhu cầu trao đổi năng lượng gà mái đẻ trong giai đoạn sản
xuất trứng cần tính nhu cầu của từng loại (duy trì, tăng trọng và sản xuất trứng).
Ví dụ: Tính nhu cầu 1 gà mái đẻ có khối lượng 1,5kg (1,5 0,75 = 1,35) ở giai đoạn
sản xuất trứng cao (tỷ lệ đẻ 90 %), khối lượng trứng 60 g, tăng khối lượng cơ thể
3 g/ngày. Cách tính như sau:

Nhu cầu ME cho duy trì:440 KJ x 1,35 = 594 KJ
Nhu cầu ME cho sản xuất trứng: 670 KJ x 90/100 = 603 KJ
Nhu cầu ME cho tăng trọng 3g/ngày:25 KJ x 3 =75 KJ
Tổng cộng nhu cầu năng lượng cho gà mái đẻ trong ngày là 1.272 KJ
Trong thực tế sản xuất gà mái đẻ có trọng lượng 1,5 kg điều kiện khí hậu
mát mẻ nó chỉ ăn hết 110 g thức ăn/ngày.
Thức ăn hỗn hợp cho gà mái đẻ thường có mức năng lượng trao đổi 2.750
Kcal/kg thức ăn hoặc 11,506 MJ. Như vậy mức năng lượng trao đổi của gà mái
ăn vào trong một ngày sẽ là:
11,506 MJ x 0,110 kg = 1,266 MJ gần giống với nhu cầu lý thuyết tính
tốn trên (1,272 MJ).
Richard và Malden (1990) [69] vào những ngày trời nóng gà ăn ít thức ăn,
muốn gà sản xuất bình thường ta phải tăng mức năng lượng trong thức ăn hỗn
hợp. Năng lượng tăng thêm này tốt nhất lấy từ sự bổ sung chất béo vào khẩu
phần vì khi cơ thể chuyển hóa năng lượng từ chất béo khơng tỏa nhiệt làm cho
thân nhiệt cao như chất bột đường và protein. Như vậy gà mái đẻ chịu stress
nhiệt tốt hơn. Điều này cần lưu ý nhiều ở các nước nhiệt đới.
Tổng hợp các yếu tố vào một công thức để tính tốn:
Nhu cầu MEKJ/ngày = kg0,75 x (723-8,16 T) + 8,66gE + 23 x gW
Trong đó:
T : Nhiệt độ mơi trường
gE : Là trọng lượng trứng gà sản xuát mỗi ngày tính bằng g
Page 10


gW: Là sự tăng trọng hàng ngày của gà mái đẻ tính bằng g
(kg0,75): là trọng lượng trao đổi (trọng lượng gà lũy thừa 0,75)
2.2. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CHẤT DINH DƯỠNG TỔNG SỐ VÀ TỶ LỆ
TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TỔNG SỐ
2.2.1. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tổng số

Hệ thống phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng cuả
thức ăn là hệ thống Weende hay phân tích gần đúng do Henneberg và Stohmann
thiết lập vào giữa thế kỷ 19 tại trạm thí nghiệm Weende, Đức. Hệ thống phân
tích này chia thức ăn thành 6 nhóm: độ ẩm, khống, protein tổng số, lipid tổng
số, xơ thô và dẫn xuất không nitơ.
Hàm lượng ẩm được xác định là lượng mất đi khi sấy mẫu thức ăn ở nhiệt
độ cao (100 độ C, 105 độ C hay 130 độ C), sấy chân không ở 60 độ C, đơng
khơ, sấy lị vi sống hay Dean-Stark đến khi khổi lượng khơng đổi.
Hàm lượng khống tổng số được xác định bằng cách nung mẫu ở 550 độ
C – 600 độ C cho đến khi loại hết carbon. Do có một số khống có thể bị bay hơi
trong q trình khống hóa như natri, clo, kali, photpho, lưu huỳnh nên hàm
lượng khống cũng khơng thể đại diện một cách trọn vẹn cho các chất vô cơ
trong thức ăn cả về số và chất lượng. Khoáng trong thức ăn được chia làm hai
nhóm: nhóm tan và nhóm khơng tan trong axit clohydric (AIA), nhóm khơng tan
trong axit được coi là nhóm khơng có giá trị dinh dưỡng và hồn tồn khơng
được cơ thể gia súc tiêu hóa.
Hàm lượng protein tổng số được tính tốn từ hàm lượng nitơ trong thức
ăn. Lượng nitơ này được xác định bằng phương pháp Kjeldahl gần 130 năm nay.
Nguyên tắc của phương pháp này là N có trong hợp chất hữu cơ thức ăn bị vơ cơ
hố (đốt cháy) hồn tồn bởi axit sulfuric đậm đặc (95-98%) để chuyển tồn bộ
(trừ nitơ có ở dạng nitrate và nitrite) thành amoniac ở dạng sulfate ((NH4 )2
SO4 ). Sử dụng NaOH bão hoà để tách NH3 khỏi muối sulphate rồi thu lại bởi
axit boric. Chuẩn độ lượng axit boric sử dụng trong phản ứng bởi axit sulfuric

Page 11


đã biết nồng độ để xác định hàm lượng ni-tơ trong mẫu. Nhìn chung, hàm lượng
N có trong protein ngun liệu là 16%, vì vậy CP sẽ được tính bằng tích số N
với 6,25 – gọi là hệ sế chuyển đổi. Tuy nhiên, hàm lượng N trong protein có

khác nhau ở một số nguyên liệu (bảng 2.4), nên hệ số chuyển đổi sẽ được áp
dụng một cách tương thích. Hiển nhiên, hàm lượng nitơ trong protein càng cao
thì hệ số càng nhỏ.
Bảng 2.4 Hệ số chuyển đổi N thành protein thô (Jones, 1931; McDonald et
al.,1995)
Protein thức ăn

Nito
(g/kg)

Hệ số

Protein thức ăn

Nito
(g/kg)

Hệ số

Hạt bông

188,7

5,30

Lúa mỳ

171,5

5,83


Đỗ tương

175,1

5,71

Trứng

160,0

6,25

Lúa mạch

171,5

5,83

Thịt

160,0

6,25

Ngô

160,0

6,25


Sữa

156,8

6,38

Yến Mạch

171,5

5,83
(Nguồn Jones, 1931; McDonald et al.,1995)

Hàm lượng lipit tổng số được xác định bằng cách chiết suất mẫu thức ăn
trong dung môi hữu cơ, thường là ethyl ether hay petroleum ether trong thời
gian nhất định trong dụng cụ chiết suất Soxhlet. Phần tan trong dung mơi hữu cơ
chính là lipit thơ. Phần này khơng những chứa lipit mà còn chứa cả các axit hữu
cơ, alcohol, vitamin tan trong dầu và sắc tố. Nếu phân tích nguyên liệu thực vật
ta có thể thấy rõ màu xanh của chất chiết trong bình.
Hàm lượng xơ thơ và dẫn xuất khơng chứa N có ở trong Cacbohydrate.
Xơ thơ là phần còn lại sau khi thủy phân mẫu thức ăn trong axit yếu để loại bỏ
một phần N, lipit thô, tinh bột, đường… Xơ thô chứa hemicellulose, cellulose và
lignin. Tuy nhiên, tỷ lệ các thành phần này rất khác nhau ở từng loại nguyên liệu
thức ăn.
Dẫn xuất không chứa N (NFE) được tính theo cơng thức:
NFE (%) = 100% - (%CP + %CF + %EE + %A)
Page 12



Trong đó: CP: protein thơ, CF: xơ thơ, EE: dẫn suất khơng đạm và A:
khống tổng số. Dẫn xuất khơng chứa N gồm các loại đường, fructan, tinh bột,
pectin, axit hữu cơ và sắc tố.
Phương pháp phân tích gần đúng Weende được chỉ ra rằng chưa phản ánh
được đầy đủ giá trị dinh dưỡng của hàm lượng xơ thơ, khống và dẫn xuất
không chứa N, bởi vậy phương pháp phân tích hiện đại đã được phát triển và
bao gồm 2 thành phần là xơ không tan trong môi trường axit (ADF) và xơ khơng
tan trong mơi trường trung tính (NDF). ADF là phần còn lại sau khi thủy phân
mẫu với axit sulphuric 0,5M và cetyltrimethyl-ammonium bromide; phần này
đại diện cho lignin thô, cellulose và silic của thực vật (Greenfield và Southgate,
2003; McDonald cs, 2002). NDF là phần còn lại sau khi thủy phân mẫu với
dung dịch sodium lauryl sulphate và ethylenediamine tetraacetic axit; phần này
chủ yếu gồm lignin, cellulose và hemicellulose - được xem là phần chứa vách tế
bào (Greenfield và Southgate, 2003; McDonald cs, 2002).
Thuật ngữ xơ thô thường được sử dụng ở động vật dạ dày đơn. Xơ thô
bao gồm lignin và các polysaccharide không thể phân giải bằng các enzyme nội
sinh ở động vật dạ dày đơn. Xơ khẩu phần khó phân tích được trong phịng thí
nghiệm nên thay vào đó thuật ngữ Polysaccharide phi tinh bột (NSP) được chấp.
NSP có thể chia thành 2 thành phần phụ là tan và không tan trong nước, phần
tan trong nước bao gồm gum, pectin, chất nhầy và một phần hemicellulose, phần
không tan gồm cellulose và đa phần hemicellulose. Ở hầu hết các loại thức ăn,
NSP cùng với lignin được xem là đại diện cho các thành phần chính của vách tế
bào.
2.2.2. Tỷ lệ tiêu hóa
Tỷ lệ tiêu hóa là tỷ lệ của một chất dinh dưỡng đã tiêu hóa được so với chất
dinh dưỡng ăn vào. Cho thấy được khả năng tiêu hóa của gia súc đối với một
loại thức ăn hay một chất dinh dưỡng cụ thể của thức ăn.

Page 13



Chất dinh dưỡng được định nghĩa như là năng lượng, protein, axít amin,
carbohydrate, lipit… Riêng đối với chất khống khơng áp dụng cơng thức trên vì
lượng khống trao đổi thải qua phân khá lớn và không ổn định đối với mỗi loại
khống cụ thể.
Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một khẩu phần được tính theo
cơng thức sau:
DD = [(DDd - DDe)/ DDd] × 100
Trong đó, DD là tỉ lệ tiêu hóa tồn phần biểu kiến của chất dinh dưỡng
trong khẩu phần (%), DDd là tổng lượng chất dinh dưỡng ăn vào (g), DDe là
tổng lượng chất dinh dưỡng trong chất thải (g).
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO
ĐỔI VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN
CHO GIA CẦM
2.3.1. Xác định năng lượng trao đổi bằng thử nghiệm sinh vật học trực tiếp
Thử nghiệm sinh vật học trực tiếp được thực hiện dựa trên nguyên tắc gia
cầm được cho ăn bằng một khẩu phần hay thức ăn đã biết trước giá trị năng
lượng tổng số. Sau đó, chất thải thải ra được thu thập và phân tích hàm lượng
GE. Giá trị AME được tính tốn dựa trên sự chênh lệch về giá trị GE thu nhận
và GE đào thải Sibbald (1980). Hiện nay có 2 phương pháp liên quan đến định
lượng lượng thức ăn thu nhận và lượng đào thải được sử dụng là phương pháp
thu chất thải tổng số và phương pháp sử dụng chất chỉ thị trong khẩu phần
Vohra (1972).
2.3.1.1 Phương pháp thu chất thải tổng số
Trong phương pháp thu chất thải tổng số, gia cầm được nuôi bằng khẩu
phần thí nghiệm trong vài ngày và tiến hành xác định tổng lượng thức ăn thu
nhận, lượng chất thải thải ra trong q trình thí nghiệm Vohra (1972). Phương
pháp thu tổng số cần giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thu mẫu đủ dài để giảm sai
số trong quá trình thu chất thải Schneider và Flatt (1975).


Page 14


Thời gian chuẩn bị nhằm đạt các mục đích sau: để con vật làm quen môi
trường nuôi mới; thải hết thức ăn cũ trong đường tiêu hóa; làm quen với thức ăn
thí nghiệm và xác định lượng ăn tối đa; và có điều kiện để quan sát trạng thái
của con vật. Trong thời gian chuẩn bị, vật nuôi được ăn khẩu phần thí nghiệm
với lượng ăn tự do và sau đó xác định lượng ăn vào tối đa, nhằm khi bước vào
giai đoạn thí nghiệm gia súc ăn được hết khẩu phần thí nghiệm, tránh rơi vãi
giúp cho thí nghiệm được chính xác hơn. Nước uống tự động. Đối với gia cầm
thường là khoảng 6 đến 8 ngày.
Thời gian thí nghiệm là khoảng thời gian kéo dài sau thời gian chuẩn bị là
thời gian thu phân và nước tiểu (nếu tiến hành thí nghiệm cân bằng N). Thời
gian đối với gia cầm: 5 - 7 ngày (trong đó 4 ngày đầu là giai đoạn thích nghi và
3 ngày sau là giai đoạn thu gom mẫu). Thời gian có thể ngắn hoặc dài hơn phụ
thuộc loại thức ăn mà gia cầm ăn. Trong thời gian này, vật nuôi được ăn khẩu
phần thí nghiệm với lượng ăn hàng ngày đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và đảm
bảo vật nuôi ăn hết, thông thường thấp hơn lượng ăn tối đa của giai đoạn chuẩn
bị khoảng (80-90% lượng ăn tối đa). Trong thời gian thí nghiệm (3 ngày thu
mẫu) mẫu sẽ được lấy riêng từng ngày được ghi rõ tên khẩu phần ngày lấy mẫu
và bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ -20 độ C. Cuối ngày thí nghiệm các mẫu
phân sẽ được trộn lẫn và đều với nhau trước khi lấy 10% để đem đi phân tích
(khẩu phần nào trộn riêng khẩu phần đấy).
Bomb calorimeter (thiết bị xác định nhiệt lượng) được sử dụng để xác
định giá trị năng lượng trong thức ăn và chất thải. Giá trị AME được tính tốn
theo phương trình:
AME = (GEi × Qi - GEe × Qe)/Qi.
Trong đó, GEi là năng lượng tổng số trong thức ăn (cal/g); GEe là năng
lượng tổng số trong trong chất thải (cal/g); Qi là lượng thức ăn thu nhận (g); Qe
là lượng chất thải thải ra (g).

Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp thu chất thải tổng số thường gặp
một vài khó khăn. Tình trạng tạp nhiễm của chất thải do thức ăn rơi vãi, lông vũ,
Page 15


lông tơ ảnh hưởng đến việc định lượng chất thải. Ngoài ra, sự biến động về độ
ẩm trong khi ăn do thay đổi của mơi trường và do q trình chế biến (nghiền)
cũng làm ảnh hưởng đến kết quả Sibbald (1982).
2.3.1.2. Phương pháp sử dụng chất chỉ thị
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp thu phân tổng số thì
phương pháp sử dụng chất chỉ thị được phát triển để việc xác định giá trị năng
lượng trao đổi được thuận tiện hơn, các chất chỉ thị được bổ sung vào khẩu
phần ăn và áp dụng chế độ cho ăn tự do ở động vật thí nghiệm. Hóa chất khơng
tiêu Vohra (1972) hoặc xơ thơ Almquist và Halloran (1971) có thể được dùng
làm chất chỉ thị liên quan đến lượng chất thải thải ra và lượng thức ăn thu
nhận. Khi áp dụng phương pháp này, việc định lượng lượng thức ăn thu nhận
và lượng chất thải thải ra là không cần thiết. Nồng độ chất chỉ thị và năng
lượng thô trong thức ăn và chất thải được phân tích. Giá trị AME được tính
tốn theo cơng thức sau Miller và Reinecke (1984):
AME (KJ/g) = GEi - (Ti/Te) × GEe
Trong đó GEi là năng lượng tổng số trong thức ăn (KJ/g); GEe là năng lượng
tổng số trong trong chất thải (KJ/g); Ti là tỉ lệ % chất chỉ thị trong thức ăn; Te
là tỉ lệ % chất chỉ thị trong chất thải.
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ TRỊ TRAO ĐỔI NĂNG
LƯỢNG
2.4.1 Giống
Giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho
thịt ở gia cầm. Giống lồi khác nhau thì tốc độ sinh trưởng và đặc tính di truyền
cũng khác nhau.
Theo nghiên cứu về ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định năng

lượng trao đổi có hiệu chỉnh nito (MeN) trong thức ăn của các tác giả gồm Phạm
Tấn Nhã, Hồ Trung Thơng, Nguyễn Văn Chào (2012) cho thấy thí nghiệm được
tiến hành trên 3 giống gà Lương Phượng, Cobb 500 và Sao 5 tuần tuổi, có trọng

Page 16


×