HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
****************
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NHÂN NHANH IN VITRO GIỐNG CÂY
LAN HUỆ (Hippeastrum equestre)
Hà Nội - 2023
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
****************
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NHÂN NHANH IN VITRO GIỐNG CÂY LAN HUỆ
(Hippeastrum equestre)
Người thực hiện
: Phạm Việt Hồng
Khóa
: 64
Ngành
: Cơng nghệ sinh học
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Anh Đức
TS.Nguyễn Thị Thúy Hạnh
Hà Nội - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bài luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên
ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học
của ThS. Nguyễn Anh Đức và TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh.
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong bài luận văn là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 1 năm 2023
Sinh viên
Phạm Việt Hoàng
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản
thân tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của thầy cơ, các tập thể
và cá nhân.
Với lịng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: ThS. Nguyễn
Anh Đức – giảng viên khoa Nông học cùng TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh – giảng
viên khoa Công nghệ Sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong st q trình thực tập.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ làm việc tại phịng ni cấy mơ tế
bào thực vật – Trung tâm đổi mới sáng tạo Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công nghệ
Sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo tơi trong thời
gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân, bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 1 năm 2023
Sinh viên
Phạm Việt Hoàng
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, yêu cầu .................................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ............................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................. 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1. Giới thiệu chung về cây Lan huệ ............................................................................. 3
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại cây Lan huệ .............................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của Lan huệ ..................................................................... 4
2.1.2.1. Rễ ....................................................................................................................... 4
2.1.2.2. Thân ................................................................................................................... 4
2.1.2.3. Lá ....................................................................................................................... 4
2.1.2.4. Hoa..................................................................................................................... 5
2.1.2.5. Quả và hạt .......................................................................................................... 5
2.1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây Lan huệ ................................................... 5
2.1.3.1. Nhiệt độ ............................................................................................................. 5
2.1.3.2. Ánh sáng ............................................................................................................ 6
2.1.3.3. Nước .................................................................................................................. 6
2.1.3.4. Đất ..................................................................................................................... 6
iii
2.1.3.5. Dinh dưỡng ........................................................................................................ 7
2.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc .................................................................................. 7
2.1.5. Sâu bệnh hại và biện pháp phịng trừ ................................................................... 8
2.1.5.1. Sâu hại ............................................................................................................... 8
2.1.5.2. Bệnh hại ............................................................................................................. 8
2.2. Giá trị của cây Lan huệ ............................................................................................ 9
2.2.1. Giá trị thẩm mỹ ..................................................................................................... 9
2.2.2. Giá trị y dược ........................................................................................................ 9
2.2.3. Giá trị kinh tế ........................................................................................................ 9
2.3. Một số phương pháp nhân giống vơ tính cây Lan huệ .......................................... 10
2.3.1. Phương pháp tách củ con .................................................................................... 10
2.3.2. Phương pháp cắt lát (Chipping).......................................................................... 10
2.3.3. Phương pháp nhân giống in vitro ....................................................................... 11
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro................................................... 13
2.4. Tình hình nghiên cứu về cây Lan huệ ở Việt Nam và trên thế giới ...................... 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây Lan huệ ở Việt Nam ............................................ 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây Lan huệ trên thế giới ............................................ 15
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 17
3.1. Đối tượng, vật liệu, điều kiện, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 17
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................. 17
3.1.3. Điều kiện nuôi cấy .............................................................................................. 18
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 18
3.2.1. Nghiên cứu thí nghiệm vào mẫu ........................................................................ 18
3.2.2. Nghiên cứu thí nghiệm nhân nhanh, phát sinh hình thái mẫu ............................ 18
3.2.3. Nghiên cứu thí nghiệm tạo cây hồn chỉnh ........................................................ 20
3.2.4. Nghiên cứu giai đoạn vườn ươm ........................................................................ 21
3.2.5. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................... 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 22
3.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 22
iv
3.3.2. Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 22
3.3.2.1. Phương pháp khử trùng mẫu ........................................................................... 22
3.3.2.2. Phương pháp nhân nhanh ................................................................................ 22
3.3.2.3. Phương pháp tạo cây hoàn chỉnh ..................................................................... 22
3.3.2.4. Phương pháp ra vườm ươm ............................................................................. 23
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 23
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................... 24
4.1. Nghiên cứu thí nghiệm vào mẫu............................................................................ 24
4.2. Nghiên cứu thí nghiệm nhân nhanh, phát sinh hình thái mẫu ............................... 25
4.3. Nghiên cứu thí nghiệm tạo cây hồn chỉnh ........................................................... 31
4.4. Nghiên cứu giai đoạn vườn ươm ........................................................................... 35
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 39
5.1. Kết luận.................................................................................................................. 39
5.2. Đề nghị .................................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 41
Tài liệu Tiếng việt......................................................................................................... 41
Tài liệu Tiếng anh ......................................................................................................... 42
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 44
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT
: Công thức
ĐC
: Đối chứng
2,4-D
: 2,4-Dichlorophenoxy acetic acid
BA
: Benzyl adenin
IAA
: Indole acetic acid
MS
: Murashige and Skoog, 1962.
α-NAA
: α-naphty acetic acid
PHC
: Phân hữu cơ
CV%
: Sai số thí nghiệm
LSD 5% : Độ lệch chuẩn mức ý nghĩa 5%
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu đến khả năng tạo vật liệu
khởi đầu cho cây Lan huệ sau 2 tuần theo dõi ......................................... 24
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của BA đến khả năng phát sinh hình thái mẫu sau 4 tuần
ni cấy..................................................................................................... 26
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của 2,4-D đến khả năng phát sinh hình thái mẫu sau 4
tuần nuôi cấy ............................................................................................. 28
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và 2,4-D đến khả năng phát sinh hình thái
mẫu sau 4 tuần ni cấy ........................................................................... 30
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của α-NAA đến sự hình thành rễ của cây Lan huệ sau 4
tuần theo dõi ............................................................................................. 33
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của IAA đến sự hình thành rễ của cây Lan huệ sau 4 tuần
theo dõi ..................................................................................................... 34
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
Lan huệ ngoài vườn ươm sau 4 tuần theo dõi .......................................... 36
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Mẫu sống sau khi khử trùng để tạo vật liệu ban đầu sau 2 tuần theo
dõi ........................................................................................................... 25
Hình 4.2. Mẫu bị nhiễm sau khi khử trùng để tạo vật liệu ban đầu sau 2 tuần
theo dõi ................................................................................................... 25
Hình 4.3. Ảnh hưởng của BA đến khả năng phát sinh hình thái mẫu sau 4 tuần
ni cấy .................................................................................................. 27
Hình 4.4. Ảnh hưởng của 2,4-D đến khả năng phát sinh hình thái mẫu sau 4
tuần ni cấy .......................................................................................... 29
Hình 4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp BA và 2,4-D đến khả năng phát sinh hình thái
mẫu sau 4 tuần ni cấy ......................................................................... 31
Hình 4.6. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ của cây
Lan huệ sau 4 tuần theo dõi ................................................................... 33
Hình 4.7. Ảnh hưởng của IAA đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ của cây Lan
huệ sau 4 tuần theo dõi........................................................................... 35
Hình 4.8. Ảnh hưởng của một số loại giá thể tới cây Lan huệ ngoài vườn ươm
sau 4 tuần theo dõi ................................................................................. 38
viii
TÓM TẮT
Đề tài “Nhân nhanh in vitro giống cây Lan huệ (Hippeastrum
equestre)” được thực hiện nhằm hồn thiện quy trình nhân giống in vitro cây
Lan huệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Khi sử dụng chất khử trùng Presept với nồng độ 5g/l, thời gian tốt nhất là
50 phút cho tỷ lệ mẫu sống sau khử trùng đạt cao nhất là 90%. Chồi Lan huệ in
vitro được nuôi cấy trên môi trường bổ sung 3,0mg/l BA cho kết quả nhân chồi
tốt nhất với 2,53 chồi/mẫu. Nuôi cấy trên môi trường bổ sung 1,5mg/l 2,4-D cho
kết quả nhân chồi tốt nhất với 2,47 chồi/mẫu. Khi bổ sung 3,0mg/l BA và
1,0mg/l 2,4-D cho kết quả nhân chồi tốt nhất là 3,06 chồi/mẫu. Chồi Lan huệ in
vitro được nuôi cấy trên môi trường ra rễ bổ sung 1 mg/l αNAA cho tỷ lệ mẫu
ra rễ đạt cao nhất 100%, số rễ/mẫu đạt trên 4,0 rễ/mẫu. Nuôi cấy trên môi
trường ra rễ bổ sung bổ sung 1,5 mg/l IAA cho tỷ lệ mẫu ra rễ đạt cao nhất
100%, số rễ/mẫu đạt 3,33 rễ/mẫu. Các cây Lan huệ in vitro thích nghi tốt nhất
trên giá thể thành phần với tỷ lệ Xơ dừa: Đất: Phân hữu cơ (6:3:1) cho tỷ lệ
sống 100%, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lan huệ (Hippeastrum esquetre (Aiton) Herb.) thường được gọi theo tên
tiếng anh là Valentine flower. Ở các nước Châu Âu lồi hoa này cịn được sử
dụng phổ biến làm quà tặng nhân dịp “Valentine” vì màu sắc đa dạng. Lan huệ ở
Việt Nam cịn được gọi là Loa kèn đỏ, Lan huệ hay Mạc chu lan thuộc chi
Hippeastrum, họ Amaryllidaceae (Traub, 1949; Rees, 1992, Merrow, 1988).
Lan huệ ngày càng được trồng phổ biến tại Việt Nam, nhưng còn rất nghèo
nàn về màu sắc (chủ yếu là màu đỏ). Do đó cần phải phát triển Lan huệ ở Việt
Nam để tăng độ đa dạng về màu sắc hoa và chọn tạo giống có thời gian ra hoa
phù hợp với nhau cầu tiêu thụ của thị trường. Nhu cầu thị trường hoa Lan huệ
ngày càng cao, dẫn tới nhiều giống mới nhập nội được thị trường chấp nhận.
Các giống mới có nhiều đặc điểm trội hơn so với các giống cũ về mặt tính trạng
như cánh đơn, bán kép hay cánh kép; kích thước hoa đa dạng từ nhỏ đến lớn;
màu sắc phong phú.
Để nhân giống vơ tính cây Lan huệ có thể sử dụng các phương pháp: Tách
củ nhỏ từ cụm cây mẹ (Siddique et al., 2007); kỹ thuật cắt lát ((Epharath et al.
(2001) hoặc sử dụng phương pháp nhân giống in vitro (Hussey, 1975; Seabrook
et al., 1977; De Buruyn, 1992; Huang et al., 2005).
Những nghiên cứu trên hoa Lan huệ tại Việt Nam những năm gần đây đang
được quan tâm về các vấn đề như nghiên cứu nhân giống vơ tính in vitro (Ninh
Thị Thảo và cộng sự., 2009, 2010), nhân giống vơ tính bằng biện pháp chẻ củ
(Phạm Thị Minh Phượng và Trần Thị Minh Hằng, 2014),…
So với phương pháp nhân giống in vitro, các phương pháp nhân giống khác
đơn giản hơn, tuy nhiên lại cho ra hệ số nhân thấp và ít hiệu quả do thời gian
nhân giống dài. Trong khi đó phương pháp nhân giống in vitro lại tạo ra được
cây con sạch bệnh, thời gian nhân giống ngắn hơn các phương pháp khác, hệ số
nhân giống cao, cây đồng nhất và đáp ứng được nhu cầu nhân giống.
1
Do đó, đề tài “Nhân nhanh in vitro giống Lan huệ (Hippeatstrum
equestre)” được thực hiện nhằm tạo ra cây con sạch bệnh, hệ số nhân giống cao,
cây đồng nhất với thời gian nhân giống ngắn.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Góp phần bổ sung thơng tin vào quy trình nhân nhanh in vitro giống Lan
huệ (Hippeatstrum equestre)
- Hoàn thiện quy trình nhân in vitro nhằm nâng cao hệ số nhân, tạo cây con
sạch bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thời gian khử trùng mẫu thích hợp để tạo vật liệu khởi đầu.
- Xác định mơi trường nhân nhanh thích hợp để làm tăng hệ số nhân chồi.
- Xác định môi trường ra rễ phù hợp để tạo cây hoàn chỉnh.
- Xác định các yếu tố kỹ thuật cần thiết để ra cây ngồi vườn ươm giúp cây
có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dữ liệu khoa học mới về
nhân giống vơ tính cây Lan huệ bằng phương pháp ni cấy mơ tế bào, góp
phần làm phong phú cơ sở dữ liệu về kỹ thuật nuôi cấy mô cây hoa.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những thông tin cần thiết để làm
cơ sở cho việc xây dựng, hồn thiện quy trình nhân giống Lan huệ cho thương
mại và sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào quy trình nhân giống Lan
huệ bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhằm đáp ứng sản xuất giống có
hiệu quả, chất lượng tốt, khắc phục được những hạn chế của nhân giống truyền
thống, tạo được cây sạch bệnh, duy trì và nhân nhanh kiểu gen được chọn lọc.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây Lan huệ
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại cây Lan huệ
Cây Lan huệ (Hippeastrum Herb) thuộc lớp thực vật một lá mầm
(Liliopsida) phân lớp hành (lilidae), bộ hành (liliales), họ hành (liliaceae), chi
(hippeastrum). Chi này có khoảng 91 lồi và hơn 600 dạng lai và giống cây.
Nhiều lồi có hoa to, đẹp, màu sắc đa dạng. Tuy nhiên ở nước ta chi Lan huệ
mới chỉ có 2 lồi đó là loài Hippeastrum equestre (Lan huệ hay Loa kèn đỏ) và
loài Hippeastrum reticulatum (Lan huệ mạng). Phần lớn các giống cây Lan huệ
tại Việt Nam có hoa màu đỏ. Do đó Lan huệ ở Việt Nam so với thế giới cịn khá
nghèo nàn về số lượng lồi cũng như hình thái màu sắc hoa.
Cây Lan huệ ở Việt Nam còn gọi là Loa kèn đỏ, Lan huệ, Huệ đất, Lan tứ
diện, Mạc chu lan, Tứ diện, Tứ hướng, Tứ diện xích lan, Huệ chu lan,… tùy
theo từng vùng miền và sở thích của mỗi người.
Ở châu Âu, Lan huệ cịn được gọi là hoa Tình yêu, tiếng anh là Valentine
Flower bởi vì Lan huệ nở hoa trong khoảng đầu năm, vào dịp lễ tình u 14/02.
Do có nhiều loại hoa, mỗi loại có màu sắc và nét đẹp riêng nên được mọi người
ưa thích và tặng nhau, dẫn đến cái tên hoa tình u được ra đời từ đó.
Lan huệ có nguồn gốc từ vùng á nhiệt đới châu Mỹ, được tìm thấy vào năm
1828 bởi Eduard Frederick Poepping trong quá trình tìm kiếm ở Chilê. (Mathew
and Brian,1999). Hiện nay hoa Lan huệ rất phát triển ở Anh, Nhật, Isarel, Ấn Độ,
Brazil và Australia.
Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều loại Lan huệ nhưng sự phân bố của chúng
là khá đa dạng, có thể bắt gặp này khắp nơi trên cả nước. Việc trồng, nhân giống
và mua bán Lan huệ diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Lan huệ được
trồng làm cảnh ở nhiều nơi đều có khả năng thích nghi cao, cho hoa đẹp, thường
nở vào vụ xuân hè.
3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của Lan huệ
2.1.2.1. Rễ
Lan huệ thuộc bộ Lilliales nên có dạng rễ chùm gồm nhiều rễ phụ tương đối
đồng đều về kích thước, rễ có màu trắng đến trắng ngà hoặc vàng, rễ mọc ra từ mô
phân sinh đỉnh rễ nằm ở phần đế củ, phân nhánh mạnh, ăn nông 5-10 cm, trong
điều kiện giá thể tơi xốp có thể ăn sâu tới 40-50 cm.
2.1.2.2. Thân
Cây Lan huệ có 3 loại thân gồm: thân hành tạo thành củ, thân thật (thân rễ) là
phần đế củ và thân khí sinh mang cụm hoa trên đỉnh.
Củ: Cây Lan huệ thuộc nhóm thực vật có thân giả dạng thân hành (giống củ
hành tây) tạo thành của Lan huệ. Các củ con sinh ra từ củ mẹ, đây là một hình thức
sinh sản vơ tính của chi Lan huệ. Chu vi củ con khoảng 3-6 cm, số lượng củ trung
bình từ 1-3 củ con/cây. Củ của Lan huệ có nhiều lớp liên tiếp nhau bao quanh, các
lớp phía trong có màu xanh non hay trắng ngà, dày, giịn, chứa nước và chất dinh
dưỡng, lớp ngồi cùng có màu nâu, mỏng, khơ, cịn được gọi là lớp áo, giúp bảo vệ
cho các lớp trong khỏi sự mất nước và các tác động cơ học.
Thân rễ: Thân thật của Lan huệ chính là đế củ, có hình đĩa. Thân thật cịn
được gọi là thân rễ, một dạng thân ngầm, vì vậy, cây Lan huệ cịn thuộc nhóm
thực vật thân ngầm, thực vật có chồi ẩn. Từ mơ phân sinh đỉnh rễ ở phần đế củ
sinh ra các sợi rễ tạo thành hệ rễ chùm. Chính giữa của phần đế củ có mơ phân
sinh đỉnh thân, là nơi mọc lên lá mới của cây Lan huệ, khi lá đủ dài sẽ vươn ra
khỏi cổ cù và chuyển sang mà xanh lá cây. Phần đế củ nằm giữa các bẹ lá dự trữ
có mơ phân sinh đỉnh thân tách lại một phần ở nách lá, vì vậy đó là nơi sinh ra
các củ con ở các lớp vảy củ phía ngồi của củ mẹ và là nơi hình thành chồi hoa ở
một số lớp vảy củ phía trong.
2.1.2.3. Lá
Lá của cây Lan huệ thuộc lá đơn, phiến lá hình dải, màu xanh đậm, kích
thước 45-50 cm x 2-4 cm, hình kiếm hoặc hình dải mác, hơi khum thành
hình máng, dai, cứng, có nhiều gân sọc song song và gân phụ ngang song song,
4
mép hơi cong xuống, chóp tù. Lá mới được hình thành tạo một góc 180o so với
lá mọc ngày trước. Do đó lá giá hơn ln nằm phía ngồi và lá non ln nằm
phía trong hướng về tâm củ. Gốc lá dạng bẹ ơm lấy nhau, khum thành hình
máng, mọng nước, biến đổi tạo thành phần vảy củ, dự trữ dinh dưỡng cho cây.
Khi lá già, phần phiến lá rụng đi, phần bẹ lá tồn tại nhiều năm. Phần củ do vậy
mà to lên nhờ số lượng lá được hình thành thêm và nhờ sự dày lên của các lớp
vảy củ.
2.1.2.4. Hoa
Hoa Lan huệ mọc ra từ một cuống tròn to, cuống mọc lên từ nách lá (cao 2030 cm). Mỗi cành thường có 4 nụ hoa nên cịn gọi là huệ tứ diện. Trục hoa hay
ngồng hoa có hình trụ, thẳng đứng, rỗng trong , dài từ 25-70 cm, đường kính từ 1,54,0 cm. Hoa to, đều, lưỡng tính,màu sắc sặc sỡ, có cuống, bao hoa hình phuễu, nằm
ngang, dạng tràng, có hai dạng hoa là Lan huệ đơn và Lan huệ kép. Hoa Lan huệ
đơn với 6 cánh hoa xếp thành hai lớp so le nhau, mỗi lớp 3 cánh xếp hình tam
giác. Hoa Lan huệ kép có nhiều cánh hoa xếp từ 3 lớp cánh trở lên.
Hoa Lan huệ có nhị 6, chỉ nhị tách rời nhau, đính ở họng ống bao hoa, bao
phấn 2 ơ, đính lưng, hướng trong, mở bằng khe dọc. Bầu hạ, 3 ơ, đính nỗn trung
trụ ; mỗi ơ có nhiều nỗn. Vòi nhụy dài, mảnh, đầu nhụy dạng đầu hoặc 3 thùy.
2.1.2.5. Quả và hạt
Quả nang, hình cầu hoặc hình thn, mở ở khe lưng ô thành 3 mảnh. Nhiều
hạt, hạt hình dẹt, màu đen, nội nhũ hạt bao lấy phơi nhỏ,xung quanh hạt có lớp
cánh mỏng.
2.1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây Lan huệ
2.1.3.1. Nhiệt độ
Lan huệ có thể chịu được nhiệt độ tương đối cao do có nguồn gốc từ vùng
nhiệt đới Nam Mỹ nơi mà mùa hè thường có nhiệt độ cao. Để Lan huệ sinh
trưởng và phát triển tốt, nhiệt độ thích hợp khoảng 20-22oC trong điều kiện dinh
dưỡng, nước tưới và ánh sáng đầy đủ. Loài cây này ra hoa trong điều kiện ánh
5
sáng trung bình và có nhiệt độ khoảng 7-13oC. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân
hóa mầm hoa, thêm nữa nhiệt độ cũng làm thay đổi màu sắc của lá.
2.1.3.2. Ánh sáng
Lan huệ thích nghi trong cả điều kiện có nắng hoặc trong bóng râm. Tuy
nhiên nên trồng ở những nơi có nắng nhẹ vào buổi sáng và đảm bảo được thời
gian chiếu sáng cần thiết khoảng 6 giờ/ngày. Khi thấy cây xuất hiện ngồng hoa
nên đưa cây ra ngoài ánh sáng trực tiếp, ánh sáng mặt trời giúp cây cứng cáp,
ngồng hoa khỏe mạnh và đứng thẳng. Lưu ý nếu trồng Lan huệ nơi thiếu ánh
sáng và ánh sáng bị lệch thì ngồng hoa sẽ bị cong khơng đẹp.
Lan huệ được trồng trong điều kiện đầy đủ ảnh sáng, cây sinh trưởng tốt về
thân lá, ngồng hoa cứng cáp, phát triển nhanh và cho hoa sớm hơn so với trong
điều kiện ánh sáng yếu.
2.1.3.3. Nước
Lan huệ chịu hạn tốt nhưng không chịu được úng. Độ ẩm cần thiết cho Lan
huệ dao động từ 50-90% tùy thuộc vào mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau của
cây, nhất là thời kì ra hoa cần cung cấp nhiều nước. Nếu độ ẩm q thấp, cây có
thể bị cịi cọc, mầm chậm phát triển, cách hoa mỏng yếu, màu sắc hoa không
tươi và nhanh rụng. Vào mùa đơng cần tưới ít nước hơn cho cây.
Thời kỳ mới trồng củ xuống, rễ chưa bén cần cung cấp ít nước, nếu tưới
nhiều nước hoặc khi trồng gặp mưa nhiều củ Lan huệ có thể bị thối.
Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều
muộn, tránh tưới vào lúc trời nắng to. Mùa khô cần phủ gốc bằng các vật liệu
hữu cơ để giữ ấm cho cây.
2.1.3.4. Đất
Lan huệ thích hợp trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều
mùn, giữ ẩm tốt nhưng thoát nước nhanh, không chứa mầm bệnh, độ pH của đất từ
6,0 - 6,5 như đất phù sa, thịt nhẹ. Đất giàu chất hữu cơ sẽ giúp cho cây sinh trưởng,
phát triển tốt nhất. Ngoài ra Lan huệ rất mẫn cảm với muối, nồng độ muối trong đất
cao, cây không hút được nước, ảnh hưởng tới sinh trưởng, ra hoa.
6
2.1.3.5. Dinh dưỡng
Cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây, thường xun bón phân hữu cơ,
phân vi sinh. Ngồi ra cần cung cấp dinh dưỡng cho cây qua lá, nhất là vào thời
kì cây ra hoa, giúp hoa có màu sắc tươi đẹp và bền hoa hơn. Để cho cây sinh
trưởng và phát triển tốt thì yếu tố dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đặc biệt là
ba yếu tố đạm, lân, kali. Ngồi ra có thể bổ sung thêm phân bón qua lá, giúp cây
phát triển tốt hơn, hoa có độ bền cao.
Sự ra hoa của cây sẽ làm giảm kích thước củ, do đó muốn cây tiếp tục ra
hoa, cho hoa to và nhiều thì sau mùa hoa cần phải cung cấp dinh dưỡng cho cây
càng sớm càng tốt.
2.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Lan huệ duy trì bộ lá màu xanh quanh năm. Vào những tháng có nhiệt độ
thấp, cây vẫn có thể được trồng ngồi trời. Lan huệ có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt khi được trồng trong điều kiện bóng râm. Vì vậy, có thể trồng cây dưới
tán cây lớn hoặc đưa chậu trồng cây vào ban cơng, hiên nhà cây vẫn có thể phát
triển tốt.
Ở Việt Nam cây ra hoa vào mùa xuân hè, khoảng tháng 3 đến hết tháng 5,
nở tập trung nhất vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4.
Trồng củ huệ trong chậu có độ rộng phù hợp với củ để khi củ phát triển có
thể phát triển tối đa bộ rễ và trừ đó phát triển thân lá một cách thuận lợi nhất.
Hỗn hợp trong trậu gồm đất, tro trấu và phân hữu, sau đấy lấp đất nhẹ lên trên,
chôn 2/3 củ trong hỗn hợp đất trồng. Đặt cây ở nơi thống mát và khơng cần
tưới q nhiều nước. Sau khi củ bắt đầu nhú đầu lá nhỏ cần bổ sung thêm phân,
sau đó chuyển cây đến vị trị có nắng để cây bắt đầu phát triển thân lá và ra hoa.
Nếu đất trồng thơng thống, Lan huệ sẽ ra nhiều rễ và lá, đến khi cây trổ
bông thường cho nhiều vòi hoa cùng lúc.
7
2.1.5. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
2.1.5.1. Sâu hại
Các loại sâu hại chủ yếu gây hại lên cây Lan huệ là sâu hại bộ cánh vảy:
sâu khoang, sâu xanh,… Trong đó, Brithys crini là một loại sâu phá hoại vô
cùng nghiêm trọng.
Triệu chứng: Sâu nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi
lớn ăn khuyết vùng lá non, ngọn non, mầm non, nụ và làm hỏng ngồng hoa.
Biện pháp phòng trừ: khi sâu mới xuất hiện nên bắt bằng tay hoặc các dụng
cụ chuyên dùng. Nếu số lượng sâu nhiều thì sử dụng Supracide 40 ND liều
lượng 10-15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7-10 ml/bình 8 lít, Ofatox
40 EC liều lượng 8-10 ml/bình 8 lít. Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8
lít (Tơ Thị Mai Dung, 2008).
2.1.5.2. Bệnh hại
Lan huệ chủ yếu bị một loại nấm bệnh Stagonospora curtsii ký sinh và gây
nên những vết màu đỏ trên lá và hoa. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ
ẩm cao, có khả năng lây lan từ cây này sang cây khác. Sau thời gian bị hại, lá có
nhiều vết nâu đỏ, khô và rụng. Bệnh xuất hiện trên củ gây nên thối rữa củ.
Lan huệ còn bị nhiễm một số bệnh khác do vius gây ra là Hippearstrum
mosaic virus (HiMV) gây bệnh khảm lá và Vallota speciosa virus(ValSV) gây
bệnh đốm hình nhẫn.
Biện pháp phịng trừ: để hạn chế sự xâm nhập của nấm ký sinh, khi chăm
sóc cần tránh làm tổn thương cây, các dụng cụ cắt cần được sát trùng. Đối với
các bệnh về nấm nên phòng ngừa bằng việc tránh độ ẩm cao, phun oxychloride
đồng (0,75%) hoặc xử lý ngâm củ trong nước ấm 43,5oC trong 2 giờ. Bệnh do
virus thường lây lan qua côn trùng như rệp hoặc thông qua cơ học bằng cách sử
dụng cùng công cụ để cắt các cây bị nhiễm bệnh và khỏe mạnh. Khi phát hiện
cây bị nhiễm bệnh cần hủy bỏ, để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cần tiêu diệt
cơn trùng bằng cách phun thuốc phịng trừ và làm sạch cỏ dại xung quanh.
8
2.2. Giá trị của cây Lan huệ
2.2.1. Giá trị thẩm mỹ
Trên thế giới, hoa Lan huệ được trồng phổ biến bởi chúng có ưu điểm là
hoa to, đẹp, đa dạng về màu sắc. Nhiều giống Lan huệ có hương thơm dịu nhẹ,
màu sắc thanh nhã. Do đó, cây Lan huệ đã được sử dụng để trang trí cảnh quan
và bày trí trong nhà, văn phịng làm việc,…
Tại Việt Nam, vẻ đẹp của cây Lan huệ được nhiều người chơi hoa đón
nhận và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm hoa chậu trang trí nhà
cửa, trang trí khn viên vườn, làm hoa cắt cành để cắm lọ, trang trí trong các
bữa tiệc,… thậm trí củ và lá Lan huệ cũng được trang trí và đưa vào sử dụng.
2.2.2. Giá trị y dược
Trong Đơng dược, Lan huệ cịn được đánh giá cao trong việc sử dụng làm
cây dược liệu. Củ Lan huệ có vị ngọt cay, tính ấm có độc, có tác động tán ứ, tiêu
thũng. Thân hành được dùng giã nát đắp cầm máu và trị thương khi té ngã.
Ngoài ra, Lan huệ cũng là một trong những lồi hoa có tiềm năng phát triển
của chi Hippeastrum do củ của nó chứa các biệt dược giá trị như các loại
alkaloids, các lectins có hoạt tính chống siêu vi trùng, chống viêm sưng, chống
ung thư, chữa bệnh Alzheimer, cầm máu và chữa vết thương. Các alkaloids
trong Lan huệ đang được nghiên cứu về một số tác động dược học.
2.2.3. Giá trị kinh tế
Ngày nay, việc khai thác tiềm năng của Lan huệ và đưa nó trở thành sản
phẩm thương mại có giá trị kinh tế cao. Các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ,
Brazil… đã nghiên cứu và phát triển loại hoa này, biến cây Lan huệ trở thành
một trong những loại hoa có thị trường lớn mạnh, đem lại nguồn lợi nhuận cao
cho người sản xuất.
Tại Việt Nam những năm gần đây, cây Lan huệ ngày càng được nhiều
người biết đến, góp phần làm cho thị trường hoa Lan huệ ngày càng mở rộng.
Các giống bản địa và các giống nhập nội đều được sử dụng rộng rãi vời nhiều
9
mục đích khác nhau như sử dụng để trồng thảm, trồng vườn, trồng bồn trong
trang trí cảnh quan. Ngồi ra, còn được sử dụng để trồng chậu, cắm lọ, lẵng hoa,
hoa bó… đã tạo ra một cơ hội cho các nhà sản xuất phát triển loại hoa này, phạm
vi mua bán và quy mô sản xuất tại Việt Nam đã được mở rộng. Như vậy, Lan
huệ là loại cây có tiền năng kinh tế cao, do đó, việc sản xuất cây Lan huệ sẽ
ngày càng phát triển và đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất.
2.3. Một số phương pháp nhân giống vơ tính cây Lan huệ
2.3.1. Phương pháp tách củ con
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, một củ Lan huệ có thể đẻ ra nhiều
củ con ở xung quanh. Có thể tách những củ con đem trồng. Củ con sau khi tác
có khả năng sống rất cao và sớm ra hoa, thường sau 18-24 tháng cây sẽ cho hoa.
Khi đường kính củ con được 2-3 cm thì tách khỏi cây mẹ, có thể trồng
trong chậu đấy hoặc chậu nhựa. Nhúng phần đế của củ cùng với bộ rễ trong
nước ấm, điều này có tác dụng làm mềm rễ và thuận lợi cho bộ rễ lan ra xung
quanh. Khoét một hố trên bề mặt đất rộng hơn đường kính củ, đặt củ vào hố sao
cho 1/3 củ nổi trên mặt đất.
2.3.2. Phương pháp cắt lát (Chipping)
Phương pháp cắt lát được sử dụng khá phổ biến, nhất là đối với những cây
họ Hành có củ (là những lớp vảy xếp khít nhau xung quanh đỉnh sinh trưởng
trung tâm). Các bước tiến hành bao gồm:
1. Chọn những củ Lan huệ bố mẹ khỏe mạnh, không bị bệnh, nhổ củ khi củ
còn ở trong trạng thái ngủ.
2. Dùng dao nhọn cắt sao cho khi cắt lát cắt phẳng, mịn và không làm dập
nát củ. Khử trùng bề mặt củ và dao cắt.
3. Cắt bớt phần rễ và phần trên của củ, dùng dao cắt dọc chia đôi củ từ đỉnh
củ xuống phần đế củ. Một củ có thể chia thành 8-16 lát mỏng.
4. Các lát cắt được ngâm trong dung dịch thuốc diệt nấm trong khoảng 1015 phút lắc đều, sau đó được vớt ra để ráo nước.
10
5. Cho mỗi lát vào trong 1 túi nilon có chứa đá trân châu có thêm chất
khống, cho nhiều khí vào túi và buộc kín túi. Đưa vào nơi mát và tối với nhiệt
độ thích hợp 20-22oC, thường xuyên kiểm tra để tránh tình trạng củ bị thối hỏng.
6. Sau khoảng 12 tuần các hành con sẽ xuất hiện ở gốc của lát cắt. Tách các
cây con trồng vào giá thể tơi xốp và thoát nước. Cây con bé và yếu ớt nên cần
đặt dưới ánh sáng tán xạ một thời gian trước khi đưa ra ngoài ánh sáng trực tiếp.
Thời gian cây mới sinh trưởng phát triển và cho hoa mất khoảng 2-4 năm.
Ở Việt Nam do mùa đông khơng có tuyết và sương giá nên cây sẽ lớn nhanh và
cho hoa sớm hơn so với các nước ở xứ lạnh.
2.3.3. Phương pháp nhân giống in vitro
Nhân giống in vitro là việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân
giống thực vật, bắt đầu từ nhiều bộ phận khác nhau của thực vật có kích thước
nhỏ, sạch vi sinh vật và nuôi cấy ở điều kiện vô trùng.
Phương pháp này có ưu điểm là tạo được cây con trẻ hóa và sạch bệnh nên
cây có tiềm năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cao. Đồng thời phương
pháp có hệ số nhân rất cao và cho ra các cá thể tương đối đồng nhất về mặt
di truyền, thời gian nhân giống ngắn. Do vậy đáp ứng được nhu cầu vế số
lượng giống có chất lượng cao, ổn định, có thể cung ứng cho sản xuất trên
quy mơ rộng.
Nhược điểm: Đầu tư trang thiết bị tốn kém, tính bất định về mặt di truyền,
sự nhiễm bệnh do vi khuẩn, tạo ra các độc tố, hiên tượng thủy tinh thể.
Các giai đoạn nhân giống in vitro
1. Giai đoạn chuẩn bị
Bước đầu tiên để thực hiện quá trình nhân nhanh là phải chọn cây mẹ khỏe,
sạch bệnh và có đủ các đặc tính cần quan tâm. Trên cây mẹ có thể sử dụng nhiều
cơ quan, bộ phận khác nhau là mô nuôi cấy như: đỉnh chồi, mắt ngủ, mô lá non,
vảy củ, bao phấn,…
11
2. Khử trùng mẫu nuôi cấy
Do mô nuôi cấy đưa từ bên ngồi vào có chứa nhiều vi sinh vật. Do đó cần
phải khử trùng mơ ni cấy trước khi đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo,
tạo ra nguồn vật liệu vơ trùng hoặc có tỷ lệ nhiễm vi sinh vật thấp, tỷ lệ mẫu
sống sinh trưởng tốt. Giai đoạn này phụ thuộc vào thời gian khử trùng vào nồng
độ chất khử trùng.
Các hóa chất thường được sử dụng để khử trùng mẫu là HgCl2 0,1% từ 510 phút, NaClO 1% từ 15-20 phút, cồn 70o, H2O2,…
3. Giai đoạn nuôi cấy khởi động
Ở gian đoạn này mô nuôi cấy sau khi khử trùng được chuyển vào mơi
trường thích hợp về tỷ lệ và hàm lượng chất điều tiết sinh trưởng để kích thích
mẫu cấy hình thành chồi bất định, các phơi vơ tính hay kích thích các chồi nách,
mắt ngủ bật mầm.
Giai đoạn này cần đảm bảo các yêu cầu: Tỷ lệ nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao,
mô tồn tại và sinh trưởng tốt.
4. Giai đoạn nhân nhanh
Giai đoạn nhân nhanh là giai đoạn quan trọng của quá trình này vì giai
đoạn này xác định hệ số nhân của q trình nhân giống in vitro. Mơi trường ni
cấy nhân tạo bổ sung các chất điều tiết sinh trưởng như: Auxin, Cytokinin. Đồng
thời phải chú ý đảm bảo những điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng,…
5. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh
Đây là giai đoạn chuyển những chồi đã hình thành trong giai đoạn nhân
nhanh sang mơi trường tạo rễ để hình thành cây có đủ rễ, thân và lá. Môi trường
tạo rễ thường bổ sung các chất như αNAA, IAA để kích thích cây hình thành rễ.
Giai đoạn này là giai đoạn ưu tiên cho sự tạo rễ của chồi để sau đấy có thể
chuyển cây sang môi trường trồng trọt tự nhiên.
6. Giai đoạn đưa cây ra vườn ươm
Đây là bước quyết định cuối cùng của quá trình nhân nhanh in vitro. Để
đưa cây từ ống nghiệm ra vườn ươm cần đảm bảo cây trong ống nghiệm đã đạt
12
được những tiêu chuẩn hình thái nhất định (số lá, số rễ và chiều cao cây). Đồng
thời các loại giá thể trồng cây phải đảm bảo sạch nguồn bệnh, xốp và thống
khí, ngồi ra phải cung cấp đủ dinh dưỡng giúp cây con đạt tỷ lệ sống cao, sinh
trưởng vào phát triển tốt.
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro
Môi trường nuôi cấy là yếu tố quyết định cho sự sinh trưởng, phát triển của
mô trong quá trình ni cấy. Mơi trường ni cấy bao gồm một số thành phần
cơ bản sau:
Các nguyên tố đa lượng: Gồm N, P, K, S, Mg, Ca. Các nguyên tố đa lượng
có chức năng là nhiên liệu để xây dựng nên các thành phần cấu trúc của mô tế
bào. Hàm lượng của các nguyên tố đa lượng phải lớn hơn 30mg/l mặc dù tỷ lệ
giữa các nguyên tố có thể biến đổi.
Các nguyên tố vi lượng: Gồm Fe, Bo, Mn, I, Mo, Cu, Zn. Các nguyên
tố vi lượng tham gia vào thành phần của các enzyme xúc tác cho phản ứng
hóa sinh diễn ra trong tế bào. Hàm lượng của các nguyên tố vi lượng thường
nhỏ hơn 30mg/l.
Nguồn cacbon hữu cơ: Đường cung cấp nguồn cacbon để mô tế bào tổng
hợp nên chất hữu cơ, giúp tế bào phân chia tăng sinh khối khi tế bào chưa có khả
năng quang hợp hoặc chưa đảm nhận hoàn toàn chức năng quang hợp. Nguồn
cacbon hữu cơ thường được sử dụng là đường saccarose 2-3%. Nồng độ đường
trong môi trường dao động từ 20-40 g/l.
Các vitamin: Các mô tế bào khi nuôi cấy in vitro có khả năng tổng hợp tất
cả các loại vitamin cơ bản nhưng lượng đó khơng đủ để cung cấp cho hoạt động
sống của cây, do đó phải bổ sung các vitamin vào mơi trường ni cấy với hàm
lượng thích hợp. Đặc biệt là các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6…
Các chất điều tiết sinh trưởng: Là thành phần quan trọng nhất quyết định
kết quả nuôi cấy mô tế bào thực vật, điều khiển sự phát sinh hình thái và tái sinh
cây hồn chỉnh, thường sử dụng 2 nhóm Auxin và Cytokinin.
13
Các chất tự nhiên bổ sung như nước dừa, bột chuối, dịch chiết nấm men,…
được bổ sung vào môi trường nhằm làm tăng cường thêm các axit amin, vitamin
cũng như các yếu tố dinh dưỡng khác.
Agar: Là chất làm đông cứng môi trường, tạo điều kiện cho mấy cấy sinh
trưởng và phát triển.
pH mơi trường: pH thích hợp cho hầu hết các mơ ni cấy là 5,5-5,8.
2.4. Tình hình nghiên cứu về cây Lan huệ ở Việt Nam và trên thế giới
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây Lan huệ ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có hai loài thuộc chi Hippeastrum. Loài
Hippeastrum equestre (Aiton) Herb., tên Việt Nam được gọi là Lan huệ hay Loa
kèn đỏ. Loài thứ hai là Hippeastrum reticulatum (Aiton) Herb., tên Việt Nam
được gọi là Lan huệ mạng. Hai loài Lan huệ này được nhập trồng làm cảnh, hoa
đẹp và thường nở vào mùa xuân hè. Cây thường được trồng trong vườn, trong
chậu và nhân giống bằng thân hành con.
Ở Việt Nam những nghiên cứu về cây Lan huệ còn rất hạn chế. Những năm
gần đây việc nghiên cứu cây Lan huệ càng thu hút được sự quan tâm. Cho tới
nay đã có một vài nghiên cứu về giống cây này được công bố ở nước ta.
Năm 2009, TS. Nguyễn Hạnh Hoa và cộng sự đã thu thập 10 dòng giống
cây hoa thuộc chi Hippeastrum. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm
nơng sinh học của 10 dịng giống hoa Lan huệ và bước đầu lai hữu tính các dịng
giống cây hoa thuộc loài Hippeastrum equestre. Cũng trong đề tài này, các tác
giả đã xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro hai loài là Loa kèn đỏ nhung
(Hippeastrum equestre Herb.) và Lan huệ mạng (Hippeastrum reticulatum Herb.
var. striatifolium Herb.) thuộc chi Hippeastrum.
TS. Nguyễn Hạnh Hoa và cộng sự (2014) đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu
xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro sáu dòng hoa Lan huệ - Hispeastrum
esquestre (Aition) Herb”. Kết quả đã xác định được môi trường khởi động thích
hợp nhất đối với vật liệu vào mẫu là vảy củ đơi của sáu dịng lai (H1, H3, H5,
H37, H85, H12) như sau: MS + 2-3 mg/l BA + 1,0 mg/l kinetin + 0,25 mg/l
14