Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và năng suất của ong ngoại apis mellifera nuôi trong thùng kế tại bắc giang năm 2021 (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ NĂNG SUẤT CỦA ONG NGOẠI APIS MELLIFERA
NUÔI TRONG THÙNG KẾ TẠI BẮC GIANG NĂM 2021

Người hướng dẫn

: PGS.TS PHẠM HỒNG THÁI

Bộ mơn

: CƠN TRÙNG

Người thực hiện:

: PHẠM VĂN PHƯỚC

MSV

: 620075

Lớp

: K62BVTVA

HÀ NỘI – 2021



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi
việc tự mình cố gắng, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình đến từ
thầy cơ, các anh chị cán bộ trung tâm, cùng với sự ủng hộ đến từ phía gia đình,
người thân.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Phạm Hồng Thái – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam, là người đã chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu đề tài của em.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Bác Sáng chủ trang tại ong tại
huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giag đã tạo điều kiện và giúp đỡ em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Bộ môn Côn trùng,
khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc, cán bộ Trung
tâm Nghiên cứu Ong và Nuôi ong Nhiệt đới đã hết lòng giúp đỡ và tạo điệu kiện
tốt nhất cho tơi được tiến hành thí nghiệm trên đàn ong của của Trung tâm.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã
ln động viên, kích lệ, giúp đỡ trong suốt q trình học tập và làm khố luận
tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2021

Tác giả

PHẠM VĂN PHƯỚC

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
TĨM TẮT KHĨA LUẬN .................................................................................. vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
2.1. Mục đích. ........................................................................................................ 2
2.2. Yêu cầu. .......................................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RONG ................... 3
VÀ NGỒI NƯỚC. .............................................................................................. 3
2.1. Tình hình nghiên cứu ong Apis mellifera trên tồn thế giới.......................... 3
2.1.1. Lịch sử và tình hình ni ong Apis mellifera trên thế giới. ........................ 3
2.2. Tình hình nghiên cứu ong Apis mellifera trên thế giới. ................................. 6
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của Apis mellifera. ............................... 7
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ong Apis mellifera .............................. 9
2.3. Tình hình nghiên cứu Apis mellifera ở trong nước. ..................................... 18
2.3.1. Nguyên cứu hình thái ong Apis mellifera ở Việt Nam. ........................... 18
2.3.2. Một số nghiên cứu đặc điểm sinh học Apis mellifera. ............................. 22
2.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu năng suất mật................................................... 23
2.4.1. Cơ sở khoa học về chọn lọc và nhân giống ong mật. ............................... 25
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........................ 26
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. ................................................................ 26
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ................................................................ 28
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 29


ii


3.4.1. Nghiên cứu sức đẻ trứng của ong chúa. .................................................... 29
3.4.2. Nghiên cứu năng suất mật ......................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Khả năng tích trữ phấn. ............................................................................. 30
3.4.4. Nghiên cứu khả năng diễn biến thế đàn ong. ............................................ 31
3.4.5. Tỷ lệ cận huyết. ......................................................................................... 32
3.5. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................. 34
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 35
4.1. Năng suất mật. .............................................. Error! Bookmark not defined.
4.2. Thế đàn của đàn ong ở các giống ong khác nhauError! Bookmark not defined.
4.3. Ảnh hướng của thế đàn đến năng suất mật ong ong kếError! Bookmark not defined.

4.4. Ảnh hưởng của số lượng ong thợ trên tầng kế đến khối lượng mật.Error! Bookmark n

4.5. Ảnh hưởng của khả năng tích trữ phấn đến năng suất mậtError! Bookmark not define
4.6. Thủy phần mật ong....................................... Error! Bookmark not defined.
4.7. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ............................................ 35
4.7.1. Sức đẻ trứng của một số đàn ong thuộc giống Apis melifera ................... 35
4.7.2. Mối tương quan giữa sức đẻ trứng với năng suất mật của các
giống ong khác nhau. ................................................................................. 37
4.7.3. Tỷ lệ cận huyết .......................................................................................... 38
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 58
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 58
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................................. 60
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 63

iii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Sự khác nhau về năng suất mật giữa các dòng ongError! Bookmark not defined
Bảng 4.2. Sự khác nhau về thế đàn ong giữa các giốngError! Bookmark not defined.
Bảng 4.3: So sánh sự phát triển của thế đàn giữa ong nuôi kiểu thùng kế
và kiểu truyền thống trong vụ mật............. Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.4. Hàm lượng thủy phần trong mật ong .. Error! Bookmark not defined.

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Các đàn ong kế để nghiên cứu tại Bắc Giang ..................................... 27
Hình 3.2: Thùng ong kế và mật trên tầng kế ....................................................... 27
Hình 3.3: Thùng quay Mật .................................................................................. 28
Hình 3.4: Máy đo thủy phần mật ong ................................................................. 28
Hình 3.5: Đo sức đẻ trứng bằng khung cầu căng dây thép chia ơ ...................... 30
Hình 3.6: Cách quan sát đếm số ong trên cầu kế và theo dõi khối lượng
mật ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.7: Thế đàn 6 cầu tiêu chuẩn xuất phát của nghiên cứu ........................... 32

Hình 4.1: Sự khác nhau về nắng suất mật giữa các giống ongError! Bookmark not define
Hình 4.2: Mật thu trên thùng truyền thống ......... Error! Bookmark not defined.
Hình 4.3: Mật thu trên tầng kế ............................ Error! Bookmark not defined.
Hình 4.4: So sánh năng suất mật giữa 2 kiểu thùng nuôiError! Bookmark not defined.
Hình 4.5: Diễn biến về sự gia tăng trọng lượng mật ong tích trữ được trên
tầng kế........................................................ Error! Bookmark not defined.


Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện thế đàn của các dịng ong khác nhauError! Bookmark not defi

Hình 4.7: Mối tương quan giữa thế đàn và năng suất mật ong thùng kếError! Bookmark n

Hình 4.8: Số lượng ong thợ bám trên cầu kế của các giống ong khác nhau.Error! Bookmar
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa số quân trên tầng kế và
khối lượng mật. .......................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 4.10. Khả năng tích trữ phấn của các dịng ong khác nhauError! Bookmark not defin

Hình 4.11. Mối tương quan giữa khả năng tích trữ phấn và năng suất mậtError! Bookmark
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện sự khác nhau về hàm lượng nước có trong mật
ong đã vít nắp và chưa vít nắp. .................. Error! Bookmark not defined.
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện sức đẻ trứng của các giống ong khác nhau ............ 36
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa sức đẻ trứng với năng
suất mật của các giống ong khác nhau ...................................................... 37

v


Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cận huyết của các dòng ong khác nhau .......... 38

vi


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về một số đặng điểm sinh học và năng suất
mật của đàn ong ngoại Apis mellifera nuôi trong điều kiện thùng kế, để từ đó
nâng cao chất lượng mật, phục vụ tiêu dùng và suất khẩu. Các phương pháp
được sử dụng tròng bài bao gồm, phương pháp nghiên cứu về năng suất mật,

phương pháp nghiên cứu sức đẻ trứng của ong chúa, nghiên cứu diễn biến khả
năng phát triển thế đàn, khả năng tích trữ phấn và tỷ lệ cận huyết của đàn ong.
Kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu, về năng suất và chất lượng
mật của các đàn ong ngoại: Năng suất mật của các đàn ong ngoại thu hoạch trên
thùng kế là 4,39 kg/đàn cao hơn so với thu trên thùng truyền thống 4,32 kg/đàn.
Độ thủy phần trong mật ong thu được đã vít nắp là 20,3 thấp hơn so với mật
chưa vít nắp là 21,3. Đồng thời hàm lượng nước trong mật ong thu được trên
tầng kế ln có xu hướng thấp hơn mật thu trên tầng sinh sản. Về chỉ tiêu sinh
học của các giống ong ngoại khác nhau đã nghiên cứu được: Thế đàn tương
quan thuận và chặt chẽ với năng suất mật thu được của đàn đó. Số lượng ong thợ
bám trên cầu kế của dòng VNUA cao nhất so với ba dòng còn lại là HVN, Đắc
Lắc và Sơn La. Đồng thời tương quan thuận với năng suất mật thu được trên
tầng kế của đàn đó. Khả năng tích trữ phấn của các giống ong khác nhau là
tương đương nhau. Sức đẻ trứng của các giống ong khác nhau là không giống
nhau, cao nhất là giống VNUA 1334,75 trứng/ngày/đêm, đồng thời tương quan
chặt chẽ với năng suất mật. Tỷ lệ cận huyết của các giống ong khác nhau cũng
không giống nhau, chúng đểu thấp hơn mức giới tự nhiên và đàn ong phát triển
bình thường.

vii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ong mật từ lâu được biết đến là một trong những lồi cơn trùng mang lợi
ích to lớn cho thiên nhiên và con người. Đối với thiên nhiên (cây trồng), ong
mật là nhân tố quan trọng giúp cho quá trình thụ phấn được diễn ra một cách
hoàn hảo. Đối với con người, ong tạo ra các sản phẩm như phấn hoa, mật ong,
sữa ong chúa, sáp ong, nọc ong, keo ong đem lại giá trị dinh dưỡng, giá trị dược
liệu, thẩm mỹ và giá trị kinh tế, đặc biệt ni ong cịn giúp xóa đói giảm nghèo

đối với các gia đình có hồn cảnh khó khăn.
Cùng với sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, ni ong mật cũng có
sự tiến bộ nhất định về cả số lượng và chất lượng. Do đặc điểm dễ nuôi, không
cần đầu tư lớn, người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm ni ong. Khơng chỉ
vậy, Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật
phong phú thuận lợi cho mở rộng nhân nuôi ong mật. Nhờ các ưu tiên về lợi ích
của ong mang lại mà nghề ni ong mật ở Việt Nam ngày càng phát triển cả mặt
số lượng đàn, cũng như sản lượng mật thu được. Số lượng đàn ong của cả nước
ta đến nay đã đạt tới 1,5 triệu đàn ong, trong đó có 1,2 triệu đàn được nuôi là
ong ngoại Apismellifera ( Phạm Hồng Thái, 2014). Do sự phát triển nhanh này
đã làm tăng nhiều loại dịch bệnh, tỷ lệ nhiễm kí sinh cao, chất lượng con giống
giảm, năng suất mật thấp.... Cùng với môi trường sống của ong mật ngày càng ô
nhiễm, nguồn hoa khơng an tồn do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, diện tích
rừng thu hẹp sử dụng vào những mục đích khơng chính đáng. Những hạn chế
này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của nghành ong. Vì vậy nghề nuôi
ong lấy mật đang đứng trước những thách thức khơng hề nhỏ.
Đứng trước vấn đề đó, cơng tác chọn giống ngày càng trở nên quan trọng
đồng thời chọn giống cũng là giải pháp được ưu tiên hàng đầu bởi lẽ thành quả
của việc chọn giống mang tính lâu dài và có hiệu quả cao. Từ năm 2003-2005,

1


Trung tâm nghiên cứu và Phát triển ong đã thực hiện đề tài “ Lai tạo con lai F1
giống ong ngoại Apis mellifera”, kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất mật các
tổ hợp lai đạt năng suất cao hơn 20-70% so với giống ong Ý đang nuôi tại Việt
Nam.... Từ những kết quả đạt được từ việc chọn tạo giống ong qua phương pháp
lai có thể áp dụng phương pháp lai vào việc chọn giống là một giải pháp giúp
tăng năng suất và phát huy các đặc tính ưu việt của giống ong, góp phần giải
quyết những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở nghiên cứu giống ong phục vụ cho

việc chọn lọc nguồn con giống có chất lượng cùng với lựa chọn phương thức
chăn nuôi mang lại hiệu quả tối ưu nhất chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và năng suất mật của ong ngoại Apis
mellifera nuôi trong thùng kế tại Bắc Giang năm 2021”
2.1. Mục đích.
Dựa trên kết quả nghiên cứu về một số đặng điểm sinh học và năng suất
mật của đàn ong ngoại Apis mellifera nuôi trong điều kiện thùng kế để từ đó
nâng cao chất lượng mật, phục vụ tiêu dùng và suất khẩu.
2.2. Yêu cầu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của đàn ong ngoại

Apis

melliferra nuôi trong điều kiện thùng kế tại Bắc Giang
- Nghiên cứu đặc điểm năng suất của đàn ong ngoại Apis mellifera nuôi
trong điều kiện thùng kế tại Bắc Giang.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG
VÀ NGỒI NƯỚC.
2.1. Tình hình nghiên cứu ong Apis mellifera trên thế giới.
2.1.1. Lịch sử và tình hình ni ong Apis mellifera trên thế giới.
Ở phía Đơng của Tây Ban Nha người ta đã phát hiện một bức vẽ thời kì
trước cơng ngun khoảng 6000 năm. Người Ai cập đã có nghề nuôi ong Apis
mellifera cách đây 5000 năm trước công nguyên. Vào khoảng 2500, trước công
nguyên người dân Ai Cập cố đại đã thực sự hình thành một nghề ni ong thịnh
vượng. Những tư liệu sớm nhất về nghề nuôi ong: ong Apis mellifera được nuôi
trong đõ bằng gỗ, đất nung, đất bùn, sành... những đõ ong ra đời sớm nhất vào

khoảng những năm 2450 trước cơng ngun. Có 4 bức tranh mô tả lấy mật ong
được cất giữ trong bình chứa, những hình ảnh lấy mật ong ở những trại ong y
như bây giờ còn phổ biến ở Ai Cập. Kiểu đõ hình trụ đặt nằm ngang cổ truyền
vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới như: Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ,...
(Eva Crane, 1990).
Phương pháp nghiên cứu hình thái được đề xuất bởi người Nga từ đầu
những năm 1900 do nhu cầu tìm kiếm giống ong mật có vòi hút dài giúp cỏ ba lá
đỏ (Triolium pretense L.) thụ phấn tốt hơn. Dựa trên nhu cầu thực tế, từ năm
1901 đến năm 1906 các nhà khoa học đã tiến hành những lần đo đạc đầu tiên về
hình thái ong mật. Mở đầu là Koshevnikov đo vào năm 1900, tiếp theo năm
1901 Martynov tiếp tục đo đếm kích thước ong mật và Kulagin đo vào năm
1906. Qua những lần đo đạc đầu tiên, các nhà khoa học gặp phải trở ngại về số
lượng mẫu ong với vấn đề đưa ra là lượng mẫu ong bao nhiêu sẽ đảm bảo độ tin
cậy về hình thái. Năm 1916, Chochlov đã sử dụng số lượng mẫu ong đảm bảo
cho phân tích thống kê hình thái (Phạm Hồng Thái, 2014).

3


Theo Ruttner (1988), ong A. mellifera bao gồm 24 loài phụ và các phân
lồi đó là Apis mellifera caucasia Gobatschev, Apis mellifera carnica Pollmann
, Apis mellifera ligustica Spinola, Apis mellifera Linnaeus, A. m. carpathica, A.
m. adamsonii Latreille, A. m. scutellat Lepeletier, A. m. capensip Eschoitz,…
trong số đó có 3 phân lồi được ni phổ biến và có kinh tế hơn cả là Apis
mellifera caucasia, Apis mellifera carnica, Apis mellifera ligustica.
Theo Spinola (1806), Apis mellifera ligustica là một phân loài của ong
mật phương tây, là giống ong Ý, chúng có nguồn gốc từ phần lục địa của Ý,
Nam của daxy Alps và Bắc của đảo Xisin. Ong có mầu sắc điển hình là vàng
sáng, chỉ số Cubital của ong thợ 2,2-2,8; chiều dài vịi hút 6,5-6,7 mm; đường
kính tổ ong thợ 5,25 mm. Đây là giống ong thích nghi với vùng khí hậu ẩm dịu,

về mùa Đơng ít lạnh của vùng khí hậu Địa Trung Hải. Ở những nước có mùa
Đơng khơng q lạnh, ong Ý có khả năng qua Đơng khá tốt với việc duy trì thế
đàn lớn, vì vậy khi bước vào vụ Xuân chúng phát triển sớm hơn so với ong A. m.
carnica. Tuy nhiên tốc độ phát triển trong vụ Xuân của chúng không cao được
bằng với ong Carniolan. Ong Ý là giống có xu tính chia đàn thấp, tiết sáp xây tổ
nhiều, nhưng chúng lại có xu tính ăn cướp, dễ bị trơi dạt do định hướng kém hơn
Carniolan. Đây là giống ong được nuôi rộng rãi nhất trên thế giới và phổ biến ở
Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Nam Châu Âu, vì khả năng thích nghi rất rộng nên chúng
được gọi là ong thương mại. Ong Ý có đặc điểm là đẻ trứng cao trong thời vụ
khan hiếm nguồn hoa cũng như trong vụ mật nên thế đàn của chúng ít khi bị suy
giảm, tuy nhiên nhược điểm của chúng là tiêu tốn nhiều thức ăn nhất là đối với
các vùng có mùa Đơng dài, phải dự trữ cho đàn ong lượng thức ăn nhiều hơn so
với những giống ong khác. Ong Ý có khả năng chống bệnh thối ấu trùng cao
nhưng lại dễ nhiễm bệnh Nosema (Rinderer, 1986).
Theo Polmann (1806), phân loài Apis mellifera carnica chúng được biết

4


đến với cái tên “ong mật Carniolan”. Giống ong Carniolan có xuất xứ từ
Kranska của Slovenia, miền Nam của dãy Alps thuộc Áo nên nó cịn có tên là
Carinthian. Chúng phân bố từ vùng lòng chảo Banube và từ Balkans cho đến
dãy Alps, chúng thích nghi rất tốt với các vùng khí hậu lạnh. Tuy nhiên hiện nay
do việc ni ong di chuyển, nhu cầu trao đổi và xuất nhập khẩu ong nên chúng
đã có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. A. m. carnica là giống ong có mầu đen
điển hình, ong thợ có chỉ số Cubital từ 2,4-3,0; chiều dài vịi hút 6,5-6,8 mm;
đường kính lỗ tổ ong thợ 5,5 mm (Ruttner, 1988). Carniola là giống ong rất hiền
lành, ít bị xáo động trên cầu khi kiểm tra, ít lấy keo và có xu tính ăn cướp thấp.
Giống ong này có khả năng định hướng tốt nên ít bị trôi dạt hoặc vào nhầm tổ
khác như ong Ý. Ong Carniola có sức đề kháng cao với bệnh thôi ấu trùng,

khoảng cách bay để kiếm thức ăn xa hơn so với ong Ý. Đây là giống ong được
nuôi rộng rãi thứ hai trên thế giới, nhưng chúng cũng có nhược điểm là khả năng
chống chịu với mùa hè nóng nực kém.
Theo Polmann (1889), phân lồi Apis mellifera caucasia là giống ong có
nguồn gốc từ núi Caucasus. A. m. caucasia là lồi có vịi hút rất dài (có nơi dài
hơn 7 mm), thích nghi rất tốt với các vùng núi cao, cơ thể ong mầu xám đen,
kích thước cơ thể trung bình. Lồi ong này rất thích hớp cho việc nuôi công
nghiệp, khả năng thu mật tốt và chúng cũng rất hiền lành nên chúng được nuôi
phổ biến trên thế giới. A. m. caucasia có khả năng thu keo rất tốt nên vào vụ
Đơng chúng thương dùng keo vít kín quanh tổ chỉ để lại một lỗ nhỏ ở cửa ra
vào, tuy nhiên phân loài ong này ở vùng Bắc Âu lại mân cảm với Nosema
(Ruttner, 1988).

5


2.1.2. Hệ thống học, phân bố của ong ngoại Apis mellifera trên thế giới.
Loài ong Apis mellifera là loài ong bản chất của Châu phi, Châu Âu và
khu vực Trung Đông được giới thiệu đến Châu Á, châu Mỹ và Australia (
Sivaram, 2012 )
Theo Michener (2007) ong Apis mellifera thuộc:
 Ngành Chân đốt ( Ảthropoda)
o Lớp côn trùng ( Insecta)
 Bộ cánh màng ( Hymenoptera)
 Họ Ong mật ( Apidae )
o Tộc Apini
 Chi Apis
 Lồi ( Apis mellifera)
Những mơ tả đặc điểm hình thái để phân biệt các vùng sinh thái được
nhiều tác giả nghiên cứu ( Rinderer & cs. 1990; Nazzi, 1992; Kauhausen –

Keller, 1994; Diniz – Filho & cs., 2000; Ozbakir & cs., 2013; Ajao & cs.,
2014). Bằng cơng cụ phân tích phân biệt ( Princin component), Amsalu (2004)
phân tích các mẫu ong thợ của 57 quần thể Apis mellifera ở Ethiopian chỉ ra các
vùng này rất đa dạng về hình thái. Các quần thể này phân thành 5 nhóm khác
biệt: nhóm ong Apis mellifera jemenitica ở Tây Bắc , đông vùng khô cằn, bán
đồng bằng; Apis mellifera ở những cao nguyên trung bình; Apis mellifera woyigambell ở vùng tây bắc vùng bán khô cằn và một hần bán đồng bằng Ethiopian;
Apis mellifera monticola ở những vùng bắc nui cao nguyên.
Francoy & cs. ( 2006) đã xem xét sự khác biệt hình thái trong một tế bào
cách duy nhất để đánh giá các phương pháp phân biệt của phân lồi A. Mellifera.
Phân tích các kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa thương mại My ong Ý ,
ong Carniolan và ong mật Africanized. Bằng kết hợp phân tích hình thái, địa lý

6


sinh vật và sự phân bố của ông mật Châu Phi có mối tương quan với nhau (
Hepburn anh Radloff, 1997 ).
Loài ong Apis mellifera là loài ong bản địa của châu Phi, châu Âu và khu
vực Trung Đông được giới thiệu đến châu Á, châu Mỹ và Úc (Sivaram, 2012).
Trong đàn ong, ong thợ là thành phần cơ bản và giữ vai trị quan trọng trong
đang ong, nó thực hiện mọi hoạt động để duy trì, phát triển đàn và tạo ra các sản
phẩm (Ioiris, 1982). Ong thợ của các giống ong khác nhau có đặc điểm hình thái
riêng biệt thể hiện thơng qua màu sắc và kích thước của các bộ phận của cơ thể
liên quan đến tập tính sinh học và khả năng sản xuất của các giống ong
(Severson & cs., 1986).
Có thể sử dụng các chỉ tiêu hình thái ong thợ để làm cơ sở phân loại giống
ong mật (Marletto & cs., 1984). Việc nghiên cứu, phân tích hình thái và phân
tích AND ong thợ xác định được phần loài mới Apis mellifera ruttneri ở Malta
(Sheppara & cs., 2003).
Rutter (1978) đo đếm 33 chỉ tiêu hình thái của 404 mẫu ong mật ở các

vùng khác nhau để phân tích phân biệt chỉ ra các vùng phân bố địa lý của chúng.
Những mơ tả đặc điểm hình thái để phân biệt các vùng sinh thái được nhiều tác
giả nghiên cứu (Rinderer &cs., 1990 and Nazzi, 1992). Bằng cơng cụ phân tích
phân biệt, Amssalu (2004) phân tích các mẫu ong thợ của 57 quần thể Apis
mellifera ở Ethiopian chỉ ra các vùng này rất đã dạng về hình thái.
Marlettor &cs (1984) đã nghiên cứu 39 chỉ tiêu hình thái của nhiều mẫu ong thợ
ở thung lũng Tanaro và Maria của vùng Piedont thuộc nước Ý. Keestquar cho
thấy ong ở trên cao của thung lũng Tanaro là ong Apis mellifera, còn ở dưới thấp
của thung lugn Maria là ong Apis mellifera ligustica.
2.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của Apis mellifera.
Ruttner (1988) đã nêu cách lấy mẫu và các vật liệu, dụng cụ để đo các chỉ
tiêu hình thái của ong giúp cho việc lấy mẫu, đo đếm thuận lợi và đơn giản hơn.

7


Các chỉ tiêu đo đếm hình thái bao gồm: chiều dài vòi, chiều dài chân, chiều dài
và chiều rộng cánh trước, chiều dài và chiều rộng cánh sau, chiều ngang và
chiều dọc tấm lưng và tấm bụng. Ruttner cũng chỉ ra chiều dài, chiều rộng cánh,
một số đoạn gân góc cánh là các chỉ tiêu được cho phép sử dụng để giám định
loài và các chủng ong trong nghiên cứu hình thái ong mật.
Ruttner (1988) cho thấy lồi ong A. mellifera có một số chỉ tiêu hình thái
đặc trưng như chiều dài vòi là 6,11mm, chiều dài cánh trước là 9,42mm, chiều
ngang tấm lưng của đốt bụng thứ 3 là là 9,32mm, chiều ngang tấm bụng thứ 3 là
5,24mm. Bên cạnh đó, cũng đã nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của ong
Apis mellifera và cho thấy ong thợ có màu sắc đen, đơi khi có những chấm nhỏ
màu vàng ở tấm lưng bụng thứ nhất, có chỉ số Cubitan là 1,7mm, chiều dài vòi
hút là 6,35mm.
Currie & Jay (1988), nghiên cứu về hình thái nên lấy mẫu ong thợ do ong
thợ ít bị trơi dạt hơn so với ong đực, tập tính sinh sống gắn liền với đàn. Nếu lấy

mẫu ong đực sẽ gặp khó khăn do ong đực có xu hướng dễ trơi dạt và thường bị
phụ thuộc vào mùa vụ. Mẫu ong phục vụ cho mục đích và phương pháp nghiên
cứu khác nhau sẽ có lượng mẫu cần lấy khác nhau, ong sử dụng phân tích
morphometric cần sử dụng cỡ mẫu là 15 con ong thợ, ở mức tối thiểu là 10 con.
Tuy nhiên để tránh xảy ra sai sót trong q trình phân tích mẫu nên lấy mẫu ở
mỗi đàn từ 30-40 con, trong đó sử dụng 20 con làm mẫu nghiên cứu. Ở mỗi
dòng ong lấy mẫu ong thợ ít nhất 3 đàn.
Đặc điểm hình thái của các thế hệ di truyền trong quần thể ong Apis
mellifera ligustica ở Thổ Nhĩ Kì có sự sai khác rõ rệt giữa các chỉ tiêu (Kademir
& cs., 2000)
Mattur & cs., (1984) đã nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái như chiều dài

8


vịi, kích thước gương sáp của ong A. m. ligustica được nhập vào ấn Độ có kích
thước lớn hơn so với các chỉ tiêu tương ứng của ong Apis cerana vùng
Hymachal Pradesh và các chỉ tiêu đó khơng có sự thay đối đáng kể về hình thái
học. Sử dụng một số chỉ tiêu của ong thợ để làm cơ sở phân loại giống ong mật.
Bằng kết hợp phân tích hình thái, địa lý sinh vật và sự phân bố, Hepburn
& Radloff (1997) nhận thấy rằng ong mật ở châu Phi có mối tương quan với
nhau.
Francoy & cs., (2006) đã xem xét sự khác biệt về hình thái trong một tế
bào cánh duy nhất để đánh giá các phương pháp phân biệt của lồi Apis
mellifera. Phân tích các kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về ong Ý ở Mỹ
(chủ yếu là Apis mellifera ligustica), ong Carniolan (chủ yếu là ong Apis
mellifera carnica)
2.1.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ong Apis mellifera
2.1.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong chúa.
Ong chúa là con ong cái duy nhất trong đàn có cơ quan sinh dục phát triển

hồn thiện, trọng lượng cơ thể bình qn khoảng 180-300mg tùy lồi, ong chúa
có bụng thon dài, cánh ngắn hơn so với chiều dài thân, kích thước cơ thể lớn
hơn ong thợ. Mỗi đàn ong bình thường chỉ có một ong chúa với nhiệm vụ sinh
sản để duy trì các thế hệ và tiết pheromone để điều hòa các hoạt động của ong
thợ trong đàn. Ở điều kiện tự nhiên, ong chúa được nuôi dưỡng và phát triển từ
một lỗ tổ đặc biệt gọi là mũ chúa, mũ chúa thường được xây dựng ở rìa các bánh
tổ khi đàn ong mất chúa hoặc khi ong chúa chuẩn bị chia đàn.
Ở loài Apis mellifera, ong chúa có thời gian phát triển từ trứng tới trưởng
thành tơ kéo dài khoảng 17-18 ngày. Ong chúa tơ hồn thiện cơ thể sau 3-5 ngày
tính từ lúc nở, giai đoạn này ong chúa bắt đầu tập bay và bay định hướng, từ 6-8
ngày tuổi khi thời tiết nắng ấm, ít gió, ong chúa bắt đầu thực hiện các chuyến

9


bay giao phối với ong đực, địa điểm tụ họp của các ong đực cách các tổ từ vài
trăm đến vài km. Thời gian bay giao phối của ong chúa kéo dài khoảng 20-30
phút (Ruttner, 1982).
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng: trong điều kiện tự nhiên, sau 3-5
ngày tính từ khi bay giao phối với đực, ong chúa bắt đầu đẻ trứng, một số trường
hợp cho thấy ong chúa đẻ ngay sau khi giao phối một ngày nhưng trường hợp
này rất ít khi xảy ra.
Sức đẻ trứng là một trong các chỉ tiêu sinh học sử dụng để đánh giá khả
năng phát triển của đàn ong. Số lượng buồng trứng trong ống trứng của ong
chúa không giống nhau, theo một số nhà khoa học trên thế giới đã cho biết: số
lượng ống trứng trong buồng trứng trung bình ở ong Apis mellifera ligustica là
349, của ong Apis mellifera caucasica là 322 và ong châu Phi là 229. Sức đẻ
trứng của ong chúa phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn và
thế đàn ong. Khi đàn ong phát triển tốt, có nguồn mật phấn dồi dào, thế đàn phát
triển tốt thì sức đẻ trứng của ong chúa sẽ cao hơn so với thời điểm gặp điều kiện

khó khăn.
Sức đẻ trứng của ong chúa được tính bằng số lượng trứng ong chúa đẻ
được trong một ngày đêm, việc theo dõi số lượng trứng ong chúa đẻ được trong
một ngày đêm là rất khó do sự biến động số lượng trứng liên tục và số lượng
trứng ong chúa đẻ mỗi ngày là rất lớn. Do đó sức đẻ trứng của ong chúa thường
được theo dõi thông qua số lượng nhộng (số lỗ tổ ấu trùng ong thợ vít nắp).
Phương pháp thường được áp dụng để xác định tương đối chính xác số lượng
trứng ong chúa đẻ trong một ngày đêm.
Bên cạnh sức đẻ trứng , tỷ lệ cận huyết cũng là một trong những chỉ tiêu
để đánh giá đặc điểm sinh học ong chúa. Ở những đàn ong có ong chúa giao
phối với những con ong đực gần gũi về huyết thống thì các cầu nhộng sẽ xuất
hiện ấu trùng vít nắp khơng đều.

10


Sức đẻ trứng của ong chúa phụ thuộc vào tuổi ong chúa, thế đàn, không
gian cầu ong, điều kiện ngoại cảnh. Số trứng đẻ của một lồi thì phụ thuộc vào
lồi, ong A. mellifera thì đẻ nhiều hơn ong A. cerana, ngay trong cùng 1 lồi,
ong chúa có số lượng ống trứng trong buồng trứng khác nhau. Ví dụ như lồi
ong A. mellifera, ong chúa giống Capcado có sức đẻ trứng 900-1500 trứng/1
ngày đêm, ong chúa giống ong A. mellifra carpatica có khả năng đẻ từ 1500 –
1750 trứng/ngày đêm và giống ông chúa đen Châu Âu (A. m mellifera) có sức đẻ
từ 804- 1430 trứng/ngày đêm.
Trong điều kiện tự nhiên, ong chúa bắt đầu đẻ trứng sau khi bay giao phối
với ong đực từ 3 đến 5 ngày. Một vài con ong chúa cũng có thể đẻ trứng ngay
sau khi giao phối 1 ngày nhưng số đó rất ít. Ong chúa thường có tuổi thọ khoảng
3 đến 5 năm, nhưng chỉ đẻ nhiều trứng và tiết chất chúa hiệu quả khi còn trẻ
(dưới 9 tháng tuổi). Ong chúa càng già đẻ càng ít trứng và tỷ lệ trứng khơng thụ
tinh tăng do vậy số lượng ong thợ trong đàn ít đi, thế đàn ong giảm dần (Hauser,

1994).
Sức đẻ trứng của ong chúa thường biến động theo khí hậu thời tiết của các
tháng trong năm. Ở vùng ôn đới, vào mùa đơng cơng chúa hồn tồn ngừng đẻ.
Mùa xn, thời tiết ấm dần lên, Chúng bắt đầu đẻ trứng và khả năng đẻ trứng
tăng dần đạt cực đại vào mùa hè (Koeninger, 1976). Sức đẻ trứng của ong chúa
theo chu kỳ hàng năm cũng có liên quan đến những biến đổi sinh lý của ong
chúa đặc biệt là biến đổi thể mỡ trong cơ thể của chúng
Sức để trứng của ong chúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống ong,
tuổi ong chúa, thế đàn ong, điều kiện khí hậu, nguồn hoa vào mùa vụ nuôi ong
(Nguyễn Văn Niệm, 2001). Thực tế cho thấy sức đẻ trứng của ong chúa thường
phụ thuộc nhiều vào trữ lượng nguồn thức ăn thiên nhiên hơn là chu kỳ mùa vụ.
Khả năng đẻ trứng của ong chúa còn liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh
dưỡng, chăm sóc. Khi nguồn thức ăn phong phú, khả năng đẻ trứng của ong

11


chúa cao. Mật hoa, phấn hoa mang về tổ cũng liên quan chặt chẽ tới khả năng đẻ
trứng của ong chúa đặc biệt là thời gian giai đoạn mà trước đó đàn ong được duy
trì ở chế độ khan hiếm nguồn hoa.
Sức đẻ trứng của một con ong chúa được xác định bằng số lượng trứng do
ong chúa đẻ được trong một ngày đêm. Trong thực tế, trứng ong mật rất nhỏ
nằm ở đáy lỗ tổ lên rất khó nhìn và đếm trực tiếp bằng mắt thường. Vì vậy,
phương pháp phổ biến để xác định tương đối chính xác suất để trứng của ong
chúa được thực hiện một cách gián tiếp thơng qua xác định số lượng ấu trùng vít
nắp trong đoạn ong.
Cứ 100 lỗ tổ ong thợ ngoại thì kiếm diện tích 25 cm2, tức là một ơ vng
có cạnh 5cm.
Thời gian phát triển giai đoạn nhộng của ong ngoại là 12 ngày vì vậy nếu
xác định được số ô nhộng trong một đàn ong thì chúng ta sẽ tính được sức đẻ

trứng của ong chúa.
2.1.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong đực.
Ong đực được nở ra từ trứng khơng thụ tinh, có kích thước cơ thể lớn hơn
ong thợ và ong chúa nhưng có chiều dài cơ thể ngắn hơn ong chúa. Ong đực
thường có màu đen, nhiều lơng dài. Ong đực khơng có khả năng lấy mật, phấn
nên cấu tạo cơ thể khơng có giỏ phấn ở chân sau.
Trong đàn ong, ong đực chiếm tỷ lệ không nhiều và chỉ xuất hiện theo
mùa vụ, nhiệm vụ của ong đực là giao phối với ong chúa và di trùn các đặc
tính của mình cho thế hệ sau vì vậy chọn lựa nguồn ong đực tốt là rất cần trong
việc chọn tạo giống ong. Ong đực được sinh ra từ trứng khơng thụ tinh nên có
bộ nhiễm sắc thể đơn bội n=16. Về di truyền, ong đực mang 100% gen của ong
chúa do đó nhiệm vụ của nó trong duy trì các thế hệ là di truyền gen của ong
chúa cho các thế hệ sau. Như vậy, khi ong chúa giao phối với ong đực, nếu trong

12


tổng số ong đực giao phối có một số con mang alen giống ong chúa thì sẽ có
một tỷ lệ ấu trùng ong đực lưỡng bội tương ứng. Makov đã đưa ra sơ đồ chi tiết
của Sackonsky về ong chúa giao phối với 8 con ong đực trong đó có 3 con đực
có cùng alen giới tính với ong chúa, tỷ lệ ấu trùng ong đực lưỡng bội tương ứng
được tính là:
3/(8x2)=18,75%
Woyke (1976) đưa ra cơng thức tính số alen giới tính của đàn ong từ việc
xác định tỷ lệ ong lưỡng bội trong đàn ong như sau :
N=1/C
Trong đó : N là số alen giới tính.
C là tỷ lệ ong đực lưỡng bội trong đàn ong.
Trong quá trình chọn giống và nhân giống, nếu chọn giống gần thì số
lượng alen giới tính sẽ giảm và trên mặt cầu sẽ xuất hiện các lỗ tổ vít nắp nhộng

khơng đều. Các nhà khoa học đã tiến hành nuôi ấu trùng ong đực lưỡng bội
trong lỗ tổ ong đực, kết quả các ấu trùng này bị ong thợ ăn đi và khi cho ấu
trùng ong đực lưỡng bội vào lỗ tổ ong thợ thì ấu trùng đó vẫn bị dọn. Khi cho ấu
trùng ong đực lưỡng bội qua lipid rồi cho vào lỗ tổ thì ấu trùng khơng bị ong thợ
ăn đi, từ những thí nghiệm trên, các nhà khoa học đã nhận định rằng ấu trùng
ong đực tiết ra một loại pheromone, ong thợ nhận biết được tín hiệu thơng qua
loại pheromone này và loại bỏ các ấu trùng ong đực lưỡng bội. Trong tự nhiên,
do đặc tính dọn vệ sinh của ong thợ nên ong đực lưỡng bội không tồn tại nhưng
trong thí nghiệm có thể tạo ra được ong đực lưỡng bội (Woyke, 1976).
Woyke (1976) ở ong mật có 12 alen giới tính, tỷ lệ cận huyết trong đàn
ong vào khoảng 8,33%, ong chúa càng giao phối nhiều với ong đực có alen
giống nó thì tỷ lệ cận huyết và ngăn cản sự phát triển bền vững của đàn ong.

13


Moritz & cs., (2009) đã áp dụng thành công phương pháp mới để nuôi
ong đực lưỡng bội Apis mellifera ligustica. Đây là thành tựu rất có ý nghĩa trong
việc nghiên cứu, đánh giá tỉ lệ cận huyết của đàn ong.
2.1.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ong thợ.
Ong thợ là ong cái được phát triển từ trứng đã thụ tinh như ong chúa
nhưng cơ quan sinh sản phát triển không hồn chỉnh do đó khả năng sinh sản
của ong thợ khác biệt so với ong chúa. Ong thợ có kích thước cơ thể nhỏ nhất
nhưng chiếm số lượng cá thể lớn nhất trong đàn ong. Bên cạnh đó, ong thợ cũng
đóng vai trị chủ chốt trong việc tiến hành các hoạt động xã hội của đàn. Các
hoạt động như tìm kiếm nguồn dinh dưỡng, dọn vệ sinh, mớm thức ăn cho ong
chúa và ong đực, bảo vệ tổ, tìm địa điểm xây tổ, tạo ra các sản phẩm giá trị cho
con người đều được các cá thể ong thợ thực hiện.
Ong thợ của loài Apis mellifera phát triển từ giai đoạn trứng tới giai đoạn
trưởng thành trải qua 21 ngày tương ứng với 4 giai đoạn: giai đoạn trứng 3 ngày,

giai đoạn trùng 5-6 ngày, giai đoạn nhộng 12 ngày. Sau giai đoạn nhộng, ong
thợ chui ra khỏi lỗ tổ thì cá thể đó được xem là một ong thợ trưởng thành về mặt
hình thái. Ở các độ tuổi khác nhau, ong thợ được phân công nhiệm vụ khác
nhau, các hoạt động nhịp nhàng và liên tục của ong thợ tạo nên một quần thể
liên kết chặt chẽ với nhau.
Số lượng của ong thợ trong đàn có sự biến động theo mùa, điều kiện khí
hậu và nguồn mật phấn. Khi điều kiện thời tiết ấm áp số lượng ong thợ tăng rõ
rệt, khi điều kiện thời tiết lạnh và khô, số lượng ong thợ giảm đi rất nhiều. Bên
cạnh đó, tuổi thọ của ong thợ cũng có liên quan tới thời điểm ong nở và lượng
công việc mà ong phải làm trong suốt thời gian sinh trưởng của mình. Ong thợ
nở vào tháng 3 có thể sống được 35 ngày, nở vào tháng 6 sống được 30 ngày,
ong thợ nở tháng 9 sống được suốt cả mùa đông.

14


Theo Wintons (1987), khi đàn ong bị mất chúa, trứng và ấu trùng trong
đàn khơng có hoặc khơng đáp ứng được việc ong thợ xây mũ chúa cấp tạo, khi
đó ong thợ bắt đầu đẻ trứng, số lượng trứng tối đa mỗi cá thể ong thợ đẻ được là
30 trứng, tuy nhiên đây là trứng không được thụ tinh do đó về sau sẽ phát triển
thành ong đực. Có thể nhận biết được ong thợ đẻ trứng thông qua sự phân bố
của các lỗ tổ có trứng, qua vị trí của trứng trong lỗ và qua số lượng trứng trong
một lỗ tổ.
Các loài thuộc 4 phân loài của Apis mellifera, cụ thể là A. m. capensis , A.
m. ligustica , A. m. carnica và A. m. mellifera mỗi đàn ở mỗi lồi trên được đặt ở
5 địa điểm có nhiều lồi hoa ở vùng Taunus ở Đức. Có tổng khối lương phấn
hoa được ong thợ mang về trong 3 mùa là 4008,3 g và 214 loại phấn khác nhau
đã được xác định. Việc so sánh số lượng phấn hoa không dẫn đến sự phân chia
của phân loài. Tuy nhiên, ngày lấy mẫu và địa điểm lấy mẫu đã có ảnh hưởng
lớn đến thành phần của mẫu phấn hoa. kết luận rằng các phân loài được điều tra

của Apis mellifera theo một chiến lược tìm kiếm phấn hoa chung chung có thể
được hình thành chủ yếu bằng cách chọn lọc tự nhiên để đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng và xã hội của đàn ong ( Koppler & cs., 2007)
2.1.4.5. Mức độ cận huyết của đàn ong.
Ở hầu hết các loại động vật sinh sản hữu tính, trong mỗi một thế hệ chỉ
tồn tại giới tính cái và giới tính đực. Sự sinh sản nói giống về sau là sự kết hợp
về mặt di truyền của hai kiểu giới tính này tuy nhiên đối với ong mật có hai loại
ong đực là ong đực đơn bội và ong đực lưỡng bội.
Ong đực đơn bội có bộ nhiễm sắc thể là n = 16 là những con ong đực
được ong chúa sinh ra từ các tế bào trứng khơng thụ tinh, vì thế chúng chỉ mang
đặc điểm di truyền của mẹ. Đây là những con ong được tồn tại bình thường
trong các đàn ong và tham gia vào quá trình sinh sản để duy trì nịi giống. Cịn
ong đực lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 32 được sinh ra từ trứng đã thụ

15


tinh giống như ong chúa hay ong thợ nhưng tất cả các alen ở locus giới tính của
chúng đều là đồng hợp tử. Tuy nhiên những con ong đực lưỡng bội khơng tồn
tại vì chúng bị ăn ngay ở giai đoạn ấu trùng (Wokey, 1976).
Ong đực thành thục sinh dục ở ngày thứ 12 đến ngày thứ 14. tinh trùng
của ong đực khơng phát triển qua một chu kì phân bào giảm nhiễm hoàn toàn,
khi tế bào phân chia, nhiễm sắc thể khơng giảm đi 1/2. Vì vậy, về mặt di truyền,
tinh trùng của ong đực giống như của ong chúa đã sinh ra nó và ong đực chỉ làm
nhiệm vụ truyền gen của ong chúa mẹ cho thế hệ tiếp theo làm cho ong chúa
sinh ra nó có chức năng “bố” đối với thế hệ sau qua sự giao phối của ong đực
con nó.
Trong cơng các cơng trình nghiên cứu Laidlaw et al. (1956) đã phát hiện
thấy ở những đàn ong có ong chúa được giao phối với những con ong đực gần
gũi về huyết thống thì các cầu nhộng có ấu trùng vít nắp khơng đều. Các tác giả

trên đã giả thiết rằng hiện tượng này là do các alen gây chết ở trong nhiễm sắc
thể làm cho trứng không nở được và chúng bị các con ong thợ trưởng thành gắp
bỏ đi.
Woyke (1967) kết luận rằng các chứng ong đực lưỡng bội đều nở ra thành
ấu trùng, nhưng những con ấu trùng này tiết ra chất hoóc môn lôi cuốn các con
ong thợ trưởng thành đến tiêu diệt chúng. Năm 1969 ông đã tạo được con ong
đực Lưỡng bộ trưởng thành. Các con ong đực này lớn hơn và nặng hơn các con
con đực đơn bội, nhưng thể tích cơ quan sinh tinh của chúng chỉ bằng 1/10. Vì
thế, số lượng tinh trùng do ong đực lưỡng bội sinh ra không nhiều và là tinh
trùng lưỡng bội (2n = 32), chúng khơng có khả năng tạo giống.
Mặc dù ong đực lưỡng bội khơng có ý nghĩa trong việc sinh sản duy trì
nịi giống nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định alen giới tính và đánh
giá mức độ cận huyết của đàn ong. Từ việc xác định tỷ lệ ong đực lưỡng bội
trong đàn ong, Woyke (1976) đã đưa ra cơng thức tính số alen giới tính của đàn

16


ong như sau:
N = 1/C
Trong đó:

N là số alen giới tính

C là tỷ lệ % ong đực lưỡng bội trong đàn ong.
Ở các quàn thể ong bình thường số alen giới tính có số lượng là 12 alen.
Từ đó, có thể suy ra tỷ lệ ong đực lưỡng bội cho phép trong quần thể ong là:
C% = 1/N = 1/12 = 8.33%
2.1.5. Nghiên cứu năng suất mật của ong Apis mellifera trên thế giới.
Năm 2006 hệ gen của ong Apis mellifera ligustica được giải trình tự làm

cơ sở ứng dụng chỉ thị phân tử để xác định kiểu gen nhằm đánh giá các tính
trạng chọn lọc trong chọn giống ong và đa dạng di truyền giới tính. Các chỉ thị
phân tử được xác định dựa vào trình tự các gen, các QTLs (Quantitative Trait
Loci, các vị trí gen liên quan đến các tính trạng số lượng) quy định tính trạng
năng suất mật cao, kháng bệnh tốt... đã được phân lập và giải trình tự.
Bằng phương pháp chọn lọc, từ phân loài A. m. carnica các nhà chọn
giống đã chọn ra các dòng thuần rất tốt. Ở Áo đã chọn ra các dòng như: dòng
Sklenna, Troiseck năm 1948, sau 30 năm chọn lọc từ dòng Troiseck các nhà
chọn giống đã chọn ra dòng Lunz, ở Đức chọn ra dòng Peschetz. Những dịng
thuần này có các đặc tính tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu, nguồn hoa tại
vùng sản xuất năng suất mật vượt trội so với các đàn không qua chọn lọc.
Việc lai tạo 2 giống ong Apis mellifera carnica và Apis mellifera ligustica
cho năng suất con lai khá cao nhưng ong thợ rất hay đốt, tuy nhiên nếu cặp lai
giữa Apis mellifera carnica (không qua chọn lọc) với Apis mellifera ligustica thì
con lai cho năng suất khơng cao bằng Apis mellifera carnica đã qua chọn lọc.
Khi cho lai giữa các chủng địa lí thuộc 2 phân lồi Apis mellifera ligustica và
Apis mellifera carnica ở Nga thấy rằng năng suất và lợi nhuận kinh tế của những

17


×