Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái mọt gạo sitophilus oryzae linnaeus (coleoptera curculionnidae) gây hại trên lúa mì năm 2021 (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH
THÁI MỌT GẠO SITOPHILUS ORYZAE LINNAEUS
(COLEOPTERA: CURCULIONIDAE) GÂY HẠI
TRÊN LÚA MÌ NĂM 2021”

Người thực hiện

: VŨ THỊ DIỆU LINH

Mã SV

: 620029

Lớp

: K62BVTVA

Người hướng dẫn

: PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG

Bộ môn

: CÔN TRÙNG


HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là hồn tồn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả khóa luận

Vũ Thị Diệu Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được hoàn thành tốt nhất và trong suốt quá trình, thời gian học
tập, nghiên cứu, tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng
dẫn, của các tập thể, cá nhân, sự động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Hồ Thị Thu Giang – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cảm ơn chị Nguyễn Thị
Thu Thủy – Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Bắc đã dành cho tơi sự chỉ dẫn
và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng
– Khoa Nông học – Học viện Nông nghiêp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người
thân và gia đình đã ln động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành
nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2021

Tác giả luận văn

Vũ Thị Diệu Linh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
TĨM TẮT ........................................................................................................... vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề bài ...................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu....................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH
TRONG VÀ NGỒI NƯỚC .............................................................................. 4
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .................................................................. 4
2.1.1. Vị trí phân loại............................................................................................. 4
2.1.2. Phân bố và phạm vi ký chủ ......................................................................... 4
2.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do mọt gạo gây ra đối với hạt ngũ cốc dự trữ trong
kho bảo quản. ........................................................................................................ 4
2.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái mọt gạo ......................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 17
2.2.1. Vị trí phân loại........................................................................................... 17
2.2.2. Phân bố và phạm vi kí chủ ........................................................................ 17

2.2.3. Nghiên cứu về thiệt hại do mọt gạo gây ra đối với hạt ngũ cốc dự trữ trong
kho bảo quản. ...................................................................................................... 17
2.2.4. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái mọt gạo ....................................... 19
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 21
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................. 21
3.1.1. Đối tượng nghiện cứu................................................................................ 21

iii


3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 21
3.1.3. Dụng cụ nghiên cứu .................................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
3.4.1. Nhân nuôi quần thể mọt gạo ..................................................................... 21
3.4.2. Nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái, sinh học của mọt gạo S.oryzae......22
3.4.3. Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của mọt gạo S. oryzae ............. 24
3.4.4. Đánh giá ảnh hưởng mật độ mọt gạo đến sự hao hụt trọng lượng thức ăn
sau thời gian bảo quản ......................................................................................... 26
3.4.5. Nghiên cứu sự cạnh tranh của mọt mọt gạo Sitophilus oryzae L. và mọt ngô
Sitophilus zeamais M............................................................................................ 25
3.4.6. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ cao 50℃ đến mọt gạo .............................. 26
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 28
4.1. Nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái, sinh học mọt gạo ...................... 28
4.1.1. Tập tính sinh học của mọt gạo .................................................................. 28
4.1.2. Đặc điểm hình thái các pha của mọt gạo: ................................................. 28
4.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của mọt gạo .................. 33
4.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh học của mọt gạo ....................... 40
4.3. Đánh giá ảnh hưởng mật độ mọt gạo đến sự hao hụt khối lượng thức ăn sau

thời gian bảo quản ............................................................................................... 46
4.4. Nghiên cứu sự cạnh tranh của mọt gạo Sitophilus oryzae L. và mọt ngô
Sitophilus zeamais M. ......................................................................................... 47
4.5. Ảnh hưởng của xử lí nhiệt độ cao 50°C đến mọt gạo .................................. 50
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 53
Kết luận ............................................................................................................... 53
Đề nghị ................................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 55
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 61

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Kích thước các pha phát dục của mọt gạo Sitophilus oryzae ........ 29

Bảng 4.2.

Thời gian phát dục các pha của mọt gạo Sitophilus oryzae ở các
mức nhiệt độ khác nhau. ................................................................ 33

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian sống, sức sinh sản của
trưởng thành mọt gạo. .................................................................... 37

Bảng 4.4.


Số trứng đẻ trứng trung bình của trưởng thành cái mọt gạo .......... 38

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của sự hiện diện của lúa mì bảo quản đến thời gian
sống của trưởng thành mọt gạo. ..................................................... 40

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của sự hiện diện lúa mì đến sự sống sót và sinh sản của
trưởng thành cái mọt gạo S. oryzae ................................................ 42

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau đến vòng đời của mọt gạo... 43

Bảng 4.8.

Đánh giá mức độ mẫn cảm của các giống lúa mì nhập khẩu từ các
nước khác nhau đối với mọt gạo. ................................................... 45

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của mật độ mọt gạo đến số lượng mọt sau một thời gian
bảo quản trên lúa mì. ...................................................................... 46

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ mọt gạo đến hao hụt khối lượng của hạt lúa
mì sau một thời gian bảo quản. ...................................................... 47
Bảng 4.11. Sức tăng trưởng quần thể của loài mọt gạo Sitophilus oryzae L.
trong điều kiện sống cạnh tranh với lồi mọt ngơ Sitophilus

zeamais M. sau 60 ngày theo dõi. .................................................. 48
Bảng 4.12. Sự thiệt hại của lúa mì khi có sự cạnh tranh mọt gạo Sitophilus oryzae
L. và mọt ngô Sitophilus zeamais M. sau 60 ngày bảo quản. ............. 49
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của xử lí nhiệt độ cao đến tỷ lệ chết của mọt gạo, tỷ lệ chết
sau thời gian hồi phục và số lượng mọt sinh ra sau 8 tuần tiếp xúc. ....51

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Trứng của mọt gạo Sitophilus oryzae L. ........................................... 28
Hình 4.2. Sâu non mọt gạo Sitophilus oryaze L................................................ 30
Hình 4.3. Nhộng mọt gạo Sitophilus oryzae L.................................................. 31
Hình 4.4. Trưởng thành mọt gạo Sitophilus oryzae L....................................... 32
Hình 4.5. Tỷ lệ trưởng thành cái mọt gạo đẻ trứng trong các khoảng thời gian
trong ngày.......................................................................................... 39

vi


TĨM TẮT
Sitophilus oryzae Linnaeus (mọt gạo) là lồi gây hại phổ biến trên nhiều
quốc gia, chúng gây hại mạnh ở các kho lương thực, đặc biệt là các kho chứa
gạo, ngơ, lúa mì, thức ăn gia súc. Nghiên cứu về hình thái, đặc điểm sinh học,
sinh thái và mức độ gây hại của mọt gạo S.oryzae là rất cần thiết đối với cá nhân
quản lý hộ kinh doanh, quản lý công ty lương thực và cán bộ kỹ thuật trong hệ
thống bảo quản nông sản và điều tra sâu hại. Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian
sống và sức sinh sản của trưởng thành mọt gạo. Vòng đời mọt gạo được ni
trên lúa mì Canada ở nhiệt độ 25°C là 46,2 ngày, ở 28,56°C là 41,1 ngày và ở

30°C là 37,2 ngày. Sức sinh sản của trưởng thành cái ở nhiệt độ 25°C là 82,2
quả/con, ở nhiệt độ 28,56°C là 171,7 quả/con và ở nhiệt độ 30°C là 128,3
quả/con. Trưởng thành cái đẻ nhiều nhất ở khoảng thời gian từ 12h-14h trong
ngày. Sự hiện diện của thức ăn ảnh hưởng đến thời gian sống của trưởng thành.
Vòng đời của mọt gạo kéo dài nhất là 41,6 ngày khi nuôi trên ngô và ngắn nhất
là 35,57 ngày khi nuôi trên malt đại mạch. Nhịn đói làm giảm tỷ lệ sống và khả
năng sinh sản của trưởng thành sau 14 ngày nhịn đói, khơng có thế hệ nào được
sinh ra. Ảnh hưởng mật độ mọt gạo đến sự hao hụt khối lượng thức ăn sau thời
gian bảo quản. Sau thời gian bảo quản 90 ngày, ở mật độ từ 10 - 30 cặp trưởng
thành mọt gạo, tỷ lệ hao hụt trọng lượng tăng dần theo thời gian bảo quản dao
động từ 1,73% - 5,11%. Trong môi trường cạnh tranh với mọt ngô Sitophilus
zeamais M., mọt gạo có ưu thế hơn về khả năng sinh sản tạo ra số lượng thế hệ
sau, sự gây hại cua mọt gạo lớn hơn mọt ngô qua kết quả về số lượng hạt bị hại
và khối lượng chất vỡ vụn, bài tiết. Xử lí nhiệt độ cao 50°C làm giảm tỷ lệ sống
và khả năng sinh sản của trưởng thành. Sau 150 phút xử lí, tỷ lệ chết 100% và
khơng có thế hệ nào được sinh ra.

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa mì (Triticum spp.) là một trong 5 loại lương thực truyền thống chủ yếu
được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Lúa mì được trồng khắp nơi trên thế giới
bởi lúa mì có thể tạo ra một sản phẩm có khối lượng lớn trên mỗi diện tích và có
thể bảo quản được lâu. Ở Việt Nam hiện chưa trồng lúa mì mà đang gợi ý triển
vọng có thể trồng được vào mùa đông để tăng hệ số sử dụng đất và thu nhập cho
nơng dân những vùng núi phía Bắc. Do đặc thù thời tiết, khí hậu, hầu như năm
nào nước ta cũng phải nhập khẩu hồn tồn lúa mì. Tại các tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta, đa số chỉ canh tác được một vụ do thời tiết màu đông quán lạnh,

khơng có mưa nên đất đai phải bỏ hoang. Lúa mì chính là một gợi ý tốt để tăng
hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập cho nông dân ở những vùng này. Với mong
muốn sẽ đưa cây lúa mì thành cây trồng mới có hiệu quả trên vùng đất của mình,
tỉnh Lào Cai đã quyết định trồng thử nghiệm loại cây này. Tại Nghệ An, lần đầu
tiên đã có hộ nơng dân trồng thành cơng cây lúa mì để tạo ra nhiều loại mì dinh
dưỡng được thị trường trong nước, thế giới nhìn nhận và tiêu thụ.
Hiện nay ở Việt Nam đang nhập lúa mì từ ba thị trường nhập khẩu lúa mì
là Nga, Úc và Canada với thị phần lần lượt là 52,9%, 25,3% và 8,5% (Thanh
Nhân & Ngọc Ánh, 2018). Loại nguyên liệu này đã giúp các doanh nghiệp sản
xuất, chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Hạt lúa mì có thể nghiền thành bột, gọi là bột mì hay cho nảy mầm và sấy
khơ để sản xuất mạch nha, nghiền và loại bỏ cám thành lúa mì vỡ hạt
hay bulgur, luộc sơ (hay sấy hơi nước), sấy khơ hay chế biến thành bột trân
châu, mì ống. Ngồi việc làm nguyên liệu sản xuất mì ăn liền, bánh mì, bánh
ngọt, bột mì cịn được sử dụng để chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngành
sữa cũng có nhu cầu sử dụng bột mì đáng kể. Ngành ván ép, làm keo cũng sử
dụng bột mì rất nhiều.

1


Trong những năm gần đây, tốc độ đơ thị hóa tăng vọt, các công nhân làm
việc nhiều giờ liền, số bếp ăn ở nhà máy phát triển theo. Kết quả là người tiêu
dùng Việt Nam có xu thế quay về với thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Tiêu
thụ các sản phẩm chế biến từ lúa mỳ tăng trưởng mạnh, từng bước thay thế lúa
gạo vốn chiếm ưu tế trong các bữa ăn Việt Nam.
Tất cả những điều đó cho thấy nguồn tiêu thụ bột mì trên thị trường Việt
Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên trong quá trình nhập khẩu thì ghi nhận xuất hiện
một số các lồi mọt quan trọng trong đó có mọt gạo Sitophilus oryzae Linnaeus.
thuộc họ Curculionidae, bộ Coleoptera, là một trong những loài sâu gây hại trên

nhiều loại ngũ cốc dự trữ trong kho trong đó có lúa mì. Khơng những gây hại
trong kho dự trữ, chúng còn gây hại trực tiếp trên cây trồng ngoài đồng ruộng
(Longstaff, 1981). Sự gây hại của mọt gạo Sitophilus oryzae L. làm ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế, thị trường nơng sản trên thế giới nói chung và thi trường
lúa mì nói riêng.
Việt Nam có khi hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện tốt cho mọt gạo phát
triển. Bên cạnh đó, mọt gạo Sitophilus oryzae L. sinh sản nhanh chóng, khả năng
thích nghi với điều kiện ngoại cảnh khác nhau và thời gian sống dài, gây ảnh
hưởng rất lớn đến nông sản ngũ cốc sau bảo quản ở Việt Nam. Để có thể hiểu rõ
hơn về đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt gạo Sitophilus oryzae L., chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt gạo
Sitophilus oryzae Linnaeus (Coleoptera: Curculionidae) gây hại trên lúa mì
năm 2021”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề bài
1.2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của lồi mọt gạo
Sitophilus oryzae trên lúa mì nhập khẩu từ đó đề xuất biện pháp quản lý hạn chế
được thiệt hại do mọt gạo gây ra.

2


1.2.2. Yêu cầu
- Xác định một số đặc điểm hình thái sinh học, sinh thái của loài mọt gạo
Sitophilus oryzae L.
- Xác định được sự hao hụt trong lượng hạt lúa mì do mọt gạo Sitophilus
oryzae L. sau 1 thời gian bảo quản.

3



PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH
TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2.1.1. Vị trí phân loại
Theo CABI (2015): Mọt gạo thuộc Bộ (Oder): Cánh cứng (Coleoptera); Họ
(Family): Dryophthoridae (Curculionidae); Giống: Sitophilus; Loài: Sitophilus
oryzae.
2.1.2. Phân bố và phạm vi ký chủ
Sitophilus oryzae L. được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ, chúng xuất hiện
ở tất cả các vùng nhiệt đới và những nơi có nhiệt độ cao trên thế giới, và cũng có
thể tìm thấy ở các vùng ơn đới (Longstaff,1981).
Mọt gạo Sitophilus oryzae gây hại chủ yếu trên hạt gạo. Ngoài ra chúng
còn gây hại trên nhiều loại ngũ cốc khác nhau đậu đỗ, ngơ, lúa mì … Mặc dù,
Sitophilus oryzae là côn trùng gây hại trong kho bảo quản nhưng chúng cũng có
thể gây hại các loại ngũ cốc ngồi đồng ruộng (CABI, 2015).
2.1.3. Nghiên cứu về thiệt hại do mọt gạo gây ra đối với hạt ngũ cốc dự trữ
trong kho bảo quản.
Các loại hạt ngũ cốc như lúa mỳ, lúa gạo, ngô, v.v… chiếm một phần quan
trọng trong bữa ăn của con người. Những sản phẩm này được dự trữ ở dạng hạt
khô và là nguồn dự trữ lương thực duy nhất của con người. Tuy nhiên, hạt ngũ
cốc dự trữ thường bị các lồi cơn trùng gây hại cắn phá và gây thiệt hại lớn về
trọng lượng cũng như giảm chất lượng cũng như giá trị thương mại và khả năng
sống của hạt. Trong số các loài côn trùng gây hại quan trọng nhất đối với ngũ
cốc được bảo quản là mọt thóc đỏ, Tribolium castaneum Herbst, đục hạt
nhỏ, Rhyzopertha dominica (F.), và mọt gạo Sitophilus oryzae (L.).
Năm 1948, ở một chiếc tàu chở 145 tấn ngô vào, khi cập bến đã sàng được
3 tấn mọt gạo (Antunes & cs., 2013)

4



Theo tài liệu của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) hàng năm trên thế
giới có tới 6 - 10% số lương thực bảo quản trong kho bị tổn thất. Ước tính sau
thu hoạch tổn thất hạt ngũ cốc dao động từ 5 đến 35% trên thế giới. Chuyên gia
Ấn Độ ước tính 9,3% ngũ cốc bị thất thốt trong đó 3,5% thiệt hại là do cơn
trùng. (Hall & Wylie, 1970).
Các nghiên cứu đã được thực hiện ở Ai Cập để ước tính tổn thất trọng
lượng do cơn trùng gây hại trên ngũ cốc được bảo quản trong điều kiện tự nhiên.
Phần trăm tổn thất về trọng lượng là 24,2 - 47,8% ở lúa mì, trung bình là 32,4%;
16,2 - 27,9% ở ngơ, trung bình là 22,18%; 26,3 - 46,9% ở cây cao lương, trung
bình là 33,8%. ( Koura & El-Halfawy, 1972).
Ở Anh, hạt lúa mì bị nhiễm S.oryzae, được bảo quản ở 27°C và 70% RH
trong 14 tuần cho thấy tổn thất lên đến 38% và mất 18% phần protein ban đầu
(Francis & Adams, 1980)
Ở Ethiopia, các loài gây hại sản phẩm chính bao gồm S.oryzae, S.
granarius và S. zeamais trên ngũ cốc nguyên hạt, làm giảm 4,2% trọng lượng
lúa mì được lưu trữ trong các cửa hàng truyền thống (Hulluka, 1991).
Sitophilus oryzae (L.) được cho là một trong những loài gây hại lớn nhất
hạn chế đối với sản lượng lúa mì lớn, vì nó tấn cơng ngũ cốc cả trên đồng ruộng
và trong kho lưu trữ. Nó có thể làm thiệt hại khoảng 48,37% khối lượng, trưởng
thành và sâu non gây hại với tỷ lệ lần lượt là 19%, 16,2% hạt lúa mì. Sitophilus
oryzae đã được ghi nhận có khả năng kháng thuốc trừ sâu tổng hợp (Benhalima,
1988). Hoạt động của S.oryzae cũng làm tăng nhiệt độ và độ ẩm của vật nhiễm
trùng ngũ cốc, tăng tỷ lệ phát triển của sâu bệnh thứ cấp và tạo điều kiện tối ưu
cho mầm bệnh và sự xâm nhập sâu hơn (Flay, 2010)
Sitophilus oryzae gây ra tổn thất đáng kể đối với lượng ngũ cốc là 18,3%.
Chúng làm trọng lượng hạt bị giảm tối đa là 57% đối với gạo và 10% đối với lúa
mì (Narayana Swamy, 2014).


5


2.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái mọt gạo
* Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của mọt gạo:
Vòng đời của S.oryzae bao gồm 4 giai đoạn: trứng, sâu non, nhộng và
trưởng thành. Ba giai đoạn đầu tiên được hoàn thành bên trong hạt bị nhiễm
bệnh. Trưởng thành có thể tồn tại đến hai năm tùy thuộc vào các điều
kiện (Ryoo & Cho, 1988; Pittendrigh & cs., 1997). Hình thái các pha phát dục
của mọt gạo cũng được các nhà khoa học nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
khi nuôi với các loại thức ăn khác nhau, nhiệt độ, ẩm độ cũng khác nhau.
Pha trứng:
Trứng mọt gạo được trưởng thành đẻ bên trong khoang trên các hạt. Những
quả trứng có hình bầu dục, một đầu nhọn và đầu kia trịn. Trứng mới đẻ có màu
trong mờ và trắng và trở nên mờ đục trước khi nở (Jadhav, 2006; Girdhar
Bhanderi & Radadia, 2018).
Somnath Das Choudhury & Chakraborty (2014) đã ghi nhận chiều dài
trung bình của trứng là 0,68 ± 0,03 mm với thức ăn là gạo với ở nhiệt độ dao
động từ 23,7°C - 30,7°C và độ ẩm 69 - 86%. Devi & cs., (2017) tiến hành
nghiên cứu và đo kích thước cho biết pha trứng mọt gạo S.oryzae có chiều dài
trung bình 0,36 ± 0,01mm, chiều rộng trung bình 0,24 ± 0,01mm khi được ni
bằng lúa mì ở nhiệt độ 24 đến 30°C, ẩm độ 70 đến 80%.
Pha sâu non:
Khi mới vũ hóa, sâu non gây hại trực tiếp bên trong hạt, chúng ăn tinh bột
có trong hạt. Sâu non mọt gạo cơ thể mập, ngắn, không chân, hơi cong hình chữ
C, lúc mới hóa nhộng màu trắng sữa, sau thành màu nâu nhạt. (Narayana
Swamy & cs., 2014). Devi & cs., (2017) ghi nhận kích thước pha sâu non khi
được ni trên lúa mì ở nhiệt độ 24 đến 30°C, ẩm độ 70 đến 80%, sâu non tuổi 1
có chiều dài trung bình là 0,84 ± 0,01mm, chiều rộng trung bình là 0,59 ±
0,02mm. Sâu non tuổi 2 có chiều dài trung bình là 1,04 ± 0,04mm, chiều rộng

trung bình 0,6 ± 0,03mm. Sâu non tuổi 3 có chiều dài trung bình là 1,12 ±

6


0,04mm, chiều rộng trung bình 1,04 ± 0,03mm. Sâu non tuổi 4 có chiều dài
trung bình là 1,86 ± 0,04mm, chiều rộng trung bình 1,39 ± 0,04mm.
Pha nhộng:
Ở giai đoạn nhộng, nhộng cái có 2 gai ở đốt bụng cuối, cơ quan sinh dục có
hình lưỡi liềm. Nhộng đực khơng có gai ở đốt bụng cuối. Thuộc loại nhộng trần,
có màu trắng sữa sau dần chuyển sang nâu (Somnath Das Choudhury &
Chakraborty, 2014). Devi & cs., (2017) ghi nhận kích thước của nhộng khi được
ni trên lúa mì ở nhiệt độ 24 đến 30°C, ẩm độ 70 đến 80% có chiều dài trung
bình là 2,78 ± 0,06mm, chiều rộng trung bình là 1,23 ± 0,04mm. Lúc mới hóa
nhộng, nhộng mọt gạo có màu trắng, dần chuyển sang sẫm màu theo thời gian.

Girdhar Bhanderi & Radadia (2018) đã cho mô tả nhộng mọt gạo có màu
trắng đến trắng hơi vàng, phần đầu ngực và bụng nhìn được thấy được. Chiều
dài trung bình là 3,34 ± 0,09mm và chiều rộng trung bình là 1,67 ± 0,04mm
khi được nuôi trên lúa miến ở nhiệt độ dao động từ 23,5 – 31,6°C, độ ẩm 56,8
đến 74,2%
Pha trưởng thành:
Theo CABI (2015) mọt trưởng thành có màu nâu đỏ, trên đầu có vịi nhơ
dài ra, râu đầu hình đầu gối có 8 đốt. Trên mảnh ngực trước có những đốm trịn
nhỏ lõm vào. Trên cánh cứng có những đường dọc lõm cũng có những điểm
trịn. Con đực có vịi ngắn và to hơn con cái, trên mặt lưng chấm lõm dài và rõ
hơn con cái. Ngoài ra trên vịi con cái khơng có chấm lõm ở đoạn cuối. Nhìn bên
ngồi giống nhau nhưng khi quan sát kỹ hơn thì thấy vịi của đực tương đối dày,
thơ, trong khi ở con cái thì thon dài, mảnh mai, mịn, sáng bóng hơi cong và
thưa. Con cái có thùy bên hình chữ Y, rộng hơn và trịn ở đỉnh. Con đực có thùy

ở giữa, lồi đều ở mặt cắt ngang. Sau khi vũ hóa, con trưởng thành vẫn ở bên
trong hạt từ 1 – 2 ngày rồi mới chui ra ngoài.

7


Devi & cs., (2017) ghi nhận trưởng thành cái của mọt gạo có chiều dài
trung bình là 3,37 ± 0,07mm, chiều rộng trung bình là 1,01 ± 0,03mm, trưởng
thành đực có chiều dài trung bình là 3 ± 0,04mm, chiều rộng trung bình là 0,92
± 0,02mm khi ni trên lúa mì ở nhiệt độ 24 - 30°C, ẩm độ 70 - 80%. Girdhar

Bhanderi & Radadia (2018) trưởng thành đực có chiều dài trung bình là 3,32 ±
0,1mm và chiều rộng trung bình là 1,33 ± 0,04mm. Trưởng thành cái có chiều
dài trung bình là 3,62 ± 0,1mm, chiều rộng trung bình là 1,45 ± 0,04 mm khi

được ni trên lúa miến ở nhiệt độ dao động từ 23,5 – 31,6°C, độ ẩm 56,8 đến
74,2%.
* Đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến mọt gạo
Trưởng thành mọt gạo ăn bên ngồi hạt, phơi và nội nhũ, trong khi sâu non
và nhộng phát triển hoàn toàn bên trong hạt gây hại làm mất mát khối lượng của
hạt và chất lượng chỉ sau khi vũ hóa trưởng thành mới chui ra ngoài (Cotton,
1920). Theo Longstaff (1981), trứng được đẻ từng quả trong các hốc nhỏ của hạt
ngũ cốc, mỗi khoang được bịt kín bằng chất do con cái tiết ra.
Nhiệt độ, thức ăn là các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến thời gian phát dục
các pha, vòng đời, sức sinh sản của mọt gạo, cũng đã có khá nhiều cơng trình đã
cơng bố trên thế giới
* Ảnh hưởng của các thức ăn khác nhau đến đặc điểm sinh học của mọt gạo
Mọt gạo S. oryzae khi được ni trên hạt ngơ thì có thời gian phát dục từ
trứng đến nhộng kéo dài hơn khi mọt gạo nuôi trên lúa (Pittendrigh & cs., 1997).
Theo Lin (1958), trong nghiên cứu về sinh học của mọt gạo S.oryzae trên

lúa đã cho rằng sâu non mọt gạo có thời gian phát dục dao động từ 15 đến 29
ngày với trung bình là 19,2 ngày. Sự phát triển của sâu non tốt nhất trên gạo, lúa
mì và lúa mạch khơng có vỏ trấu so với hạt đậu, đậu bồ câu, cao lương và ngơ.
Richards (1944) ghi nhận với nịi mọt gạo khác nhau thì vịng đời của mọt
gạo cũng có thể khác nhau khi ở nhiệt độ 25°C với thức ăn là lúa mì nịi mọt gạo

8


có kích thước lớn dao động từ 36 – 50 ngày, trung bình là 41,6 ngày. Nịi mọt
gạo có kích thước nhỏ hơn thì vịng đời của mọt gạo dao động từ 38 – 54 ngày,
trung bình 44,8 ngày kéo dài hơn. Tỷ lệ trứng nở trung bình của một trưởng
thành cái trong một ngày của hai nòi mọt gạo có kích thước lớn và nịi có kích
thước nhỏ lần lượt là 2,55% và 1,71%.
Koehler (1994) cho rằng trưởng thành cái mọt gạo Sitophilus oryzae đẻ
trung bình 4 trứng mỗi ngày. Vòng đời của mọt gạo kéo dài 26 - 32 ngày ở nhiệt
độ cao, nhưng thời gian kéo dài hơn khi nhiệt độ thấp. rưởng thành mọt gạo có
khả năng bay và xu tính với ánh sáng đèn. Chúng có tập tính giả chết khi bị
chạm vào cơ thể.
Trưởng thành cái mọt gạo S. oryzae đẻ 50 – 250 trứng/vòng đời, vòng đời
kéo dài từ 28 – 35 ngày trong thời tiết ấm, có vài thế hệ trong một năm. Thời
gian hồn thành một vịng đời kéo dài hơn khi nhiệt độ giảm. Trứng nở sau 5 – 7
ngày, trưởng thành S. oryzae có thể sống từ 3 – 8 tháng trong điều kiện nhiệt độ
từ 15 – 35°C (Trécé, 1999).
Barbhuiya & cs., (2002) đã báo cáo sự khác biệt trong khả năng sinh sản
của S. oryzae trên cây ký chủ như lúa mì, lúa miến, ngơ và gạo. Người ta cũng quan
sát thấy rằng giai đoạn phát triển ngắn và tuổi thọ cao hơn khi nuôi trên lúa mì.
Yevoor (2003) đã quan sát thấy trứng nở sau 5 ngày trong hạt ngô ở nhiệt
độ 14°C - 34°C và độ ẩm tương đối 55 - 88%. Giai đoạn sâu non dao động từ 24
đến 32 ngày với trung bình là 27,25 ngày trên hạt ngơ có thủy phần hạt 12,25%.

Thời gian của sâu non tuổi 1 dao động từ 5 đến 6 ngày với trung bình là 5,5
ngày. Sâu non tuổi 2 dao động từ 5 đến 7 ngày, với trung bình là 6 ngày. Sâu
non tuổi 3 có kích thước lớn hơn sâu non tuổi 1 và tuổi 2. Sâu non tuổi 3 có thời
gian phát dục dao động từ 7 đến 9 ngày, với trung bình là 7,25 ngày. Sâu non
tuổi 4 hoạt động kém nhất. Thời gian phát dục của sâu non tuổi 4 dao động từ 8
đến 10 ngày, trung bình là 8,5 ngày. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 7 đến 10 ngày,
trung bình là 8,75 ngày.

9


Trung bình một trưởng thành cái đẻ 2-6 quả trứng mỗi ngày và lên đến 300
trứng trên một vòng đời (Campbell, 2005).
Giai đoạn nhộng kéo dài từ 7 - 8 ngày và trung bình là 7,4 ± 0,55 ngày.
Vịng đời từ trứng đến trưởng thành là 35 đến 46 ngày với trung bình là 40,2 ±
4,69 ngày. Giai đoạn đẻ tiền đẻ trứng dao động từ 4 đến 6 ngày với trung bình
5,2 ± 0,83 ngày. Với thức ăn, trưởng thành cái sống sót từ 81 đến 104 ngày với
mức trung bình là 95,8 ± 9,04 ngày, trưởng thành đực sống sót từ 57 đến 61
ngày với trung bình là 59,2 ± 1,64 ngày. Khi khơng có thức ăn, trưởng thành cái
chỉ sống được từ 9 đến 12 ngày với trung bình là 10,6 ± 1,14 ngày. Trong khi,
trưởng thành đực sống sót từ 5 đến 7 ngày với mức trung bình là 5,6 ± 0,89 ngày
trên lúa miến ở nhiệt độ 11,7°C đến 39,5°C và độ ẩm dao động từ 51 đến 86%
(Jadhav, 2006).
Ở nhiệt độ 11,7°C đến 39,5°C và độ ẩm dao động từ 51 đến 86%, giai đoạn
sâu non dao động từ 21 đến 30 ngày với mức trung bình là 25,8 ± 3,7
ngày.(Flay, 2010)
Choudhury (2013) đã chỉ ra rằng ở nhiệt độ 30,7°C nuôi mọt gạo trên giống
lúa địa phương Sampa mashuri, vòng đời Sitophilus oryzae dao động từ 35 - 49
ngày, thời gian phát dục của pha sâu non kéo dài từ 22 – 29 ngày, thời gian phát
dục của pha nhộng từ 7 - 8 ngày.

Giai đoạn tiền đẻ trứng dao động từ 5 - 8 ngày với trung bình là 6,5
ngày. Trưởng thành mọt gạo giao phối trong ngày từ 9h sáng đến 6h chiều, thời
tiết nắng rất có lợi cho mọt gạo giao phối. Thời gian giao phối dao động từ 35 70 phút với thời gian trung bình là 56 phút. Khơng có thức ăn, trưởng thành cái
sống sót chỉ trong 8 - 16 ngày, trung bình là 10,5 ngày, trưởng thành đực sống
sót trong 6 - 11 ngày, trung bình là 8,44 ngày. Khi có thức ăn, trưởng thành cái
có thời gian sống từ 86 - 122 ngày, trung bình 116,33 ngày, trưởng thành đực có
thời gian sống dao động từ 72 - 117 ngày, trung bình là 97,86 ngày trên ngơ có

10


thủy phần hạt 12,5% với nhiệt độ dao động từ 15 đến 34°C và độ ẩm tương đối
58 đến 89% (Narayana Swamy & cs., 2014)
Theo Bhanderi & cs., (2015), thời gian phát dục của trứng dao động từ 3,78
đến 6,12 ngày , với trung bình 4,87 ngày. Tỷ lệ trứng nở trung bình là 74,95%
khi được ni trên lúa miến với nhiệt độ trung bình 29,4°C , độ ẩm 59,43%.
Thời gian phát dục của pha nhộng dao động từ 6 đến 7 ngày, trung bình 6,82
ngày.
Mọt gạo S. oryzae có tính giả chết, thích bị lên cao và phía ngồi các bao
nông sản, bay được khá tốt. Thời gian sống trung bình của trưởng thành mọt gạo
kéo dài 180 - 200 ngày, thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và thủy phần của hạt. Mọt
gạo có thể phát triển trong kho và ngoài đồng. Tổng số trứng của một trưởng
thành cái dao động từ 122 đến 265 quả, với trung bình là 163,87 ± 27,37 quả

trứng. (Padil, 2015).
Devi & cs., (2017) quan sát thấy 5,5 ngày của giai đoạn trứng khi Sitophilus
oryzae được nuôi ở 24 - 30°C và ẩm độ từ 70 - 80% trên lúa mì. Thời gian phát
dục trung bình của pha sâu non ở cả 4 tuổi lần lượt tuổi 1, 2, 3 và 4 là 5 ± 0,25
ngày; 5,7 ± 0,26 ngày; 6,5 ± 0,34 ngày; 7, ± 0,25 ngày. Thời gian phát dục trung
bình của pha nhộng là 7,4 ± 0,16 ngày. Tuổi thọ trưởng thành cái của mọt gạo là

83,7 ngày, dài hơn tuổi thọ của trưởng thành đực là 61,3 ngày, tỷ lệ giới tính của
trưởng thành đực/cái là 1/1,4 khi ni trên lúa mì ở nhiệt độ 24 đến 30°C , ẩm
độ 70 đến 80%. Thời gian tiền đẻ trứng kéo dài trung bình 3,6 ngày.
Theo Masuma Akhter & cs., (2017) khi nuôi mọt gạo với các loại thức ăn
khác nhau (gạo, lúa mì và đậu) thì thời gian phát dục trung bình của pha trứng
mọt gạo là 5,7 ± 0,27 ngày (thức ăn là gạo), 5,0 ± 0,47 ngày (lúa mì) và 5,4 ±
0,27 ngày (đậu). Thời gian phát dục cùa pha sâu non trung bình là 21,0 ± 0,47
ngày (gạo) và với thức ăn lúa mì và đậu lần lượt là 20,3 ± 0,27 và 19 ± 0,47
ngày. Thời gian phát triển của pha nhộng trung bình là 10,3 ± 0,27 ngày ở gạo,
10,7 ± 0,27 ngày ở lúa mì và 11,3 ± 0,27 ngày (đậu). Như vậy vòng đời trung

11


bình của mọt gạo trên 3 loại thức ăn gạo, lúa mì và đậu tương ứng là 37 ± 0,47
ngày;36,0 ± 0,47 và 35,6 ± 0,72 ngày. Tổng số trứng của trưởng thành cái
của Sitophilus oryzae là 360,3 ± 2,6 quả khi thức ăn cung cấp là gạo, 382 ± 2,49
quả (lúa mì) và 394 ± 2,06 quả (đậu). Nghiên cứu của Masuma Akhter & cs.,
(2017) đã chứng minh rằng mọt gạo Sitophilus oryzae thích hạt có mạch và to để
đẻ trứng hơn lúa và lúa mì vì hạt lớn dễ đẻ trứng hơn hoặc có thể chứa nhiều hơn
một quả trứng.
Singh (2017) ghi nhận 7 - 8 ngày ở giai đoạn nhộng. Thời gian sống ở
trưởng thành cái dài hơn trưởng thành đực, thời gian sống của trưởng thành cái
dao động từ 81 đến 105 ngày, trưởng thành đực dao động từ 57 đến 63 ngày khi
nuôi trên gạo ở nhiệt độ 22,18°C đến 32,8°C và độ ẩm tương đối khoảng 68%
đến 85%. Thời gian phát dục trung bình của trứng là 4,87 ngày ở nhiệt độ dao
động 25,2 – 31,55°C, độ ẩm tương đối 77,1 – 87,5%. Tổng thời gian phát dục
của pha sâu non thay đổi từ 24,5 đến 28,5 ngày với trung bình 26,39 ± 1,24
ngày. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 6 - 7 ngày với trung bình là 6,82 ± 0,24 ngày ở
nhiệt độ 25,2 đến 36,4°C và độ ẩm tương đối 68,5 đến 88,1%. Giai đoạn tiền đẻ

trứng thay đổi từ 3 - 7 ngày, trung bình là 4,95 ± 0,89 ngày ở nhiệt độ 23,8 đến
34,9°C và độ ẩm 63,8 đến 92%.
Ở điều kiện có thức ăn thời gian sống trug bình của trưởng thành cái kéo
dài từ 81 đến 101 ngày với trung bình là 86,98 ± 5,17 ngày trong khi trưởng
thành đực sống sót trong 55 đến 60 ngày với mức trung bình là 57,75 ± 1,84
ngày ở nhiệt độ 25,6 đến 38,4°C và độ ẩm tương đối 65,2 đến 88,5%. Trong khi
khơng có thức ăn, trưởng thành cái chỉ sống được từ 8 đến 11 ngày với trung
bình 9,5 ± 0,87 ngày nhưng trưởng thành đực sống sót từ 5 đến 7 ngày với trung
bình 5,4 ± 0,56 ngày ở nhiệt độ 19,6 đến 31°C và độ ẩm tương đối 67,5 đến
79,5%. Vịng đời trung bình của trưởng thành đực là 98,81 ± 2,33 ngày khi có
thức ăn, trong khi khơng có thức ăn là 43,47 ± 1,29 ngày. Vịng đời trung bình

12


của trưởng thành cái khi có thức ăn là 125,06 ± 5,24 ngày, khi khơng có thức ăn
là 47,57 ± 1,58 ngày. (Girdhar Bhanderi & Radadia, 2018).
* Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến thời gian phát dục, sức sinh sản của mọt gạo
Shazali & Smith (1985) đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến
thời gian phát dục và sức sinh sản của mọt gạo ở các mật độ khác nhau với thức
ăn là lúa miến. Đối với mật độ cao, số trứng trung bình của một trưởng thành cái
trong 2 ngày và số lượng trưởng thành cái vũ hóa là rất ít khi ở nhiệt độ 35°C,
độ ẩm 40% và nhiệt độ 35°C, độ ẩm 50% dẫn đến số lượng hạt bị hại thấp, tỷ lệ
chết ngày càng tăng mạnh do độ ẩm quá thấp đối với mọt gạo. Số trứng trung
bình của một trưởng thành cái trong 2 ngày có sự chệnh lệch đáng kể.
Ở nhiệt độ 25°C, số trứng trong 2 ngày cao nhất ở độ ẩm 80% với trung
bình là 8,8 quả/con cái/2 ngày, tiếp theo là ở độ ẩm 70% với trung bình là 7,7
quả/con cái/2 ngày, số trứng trong 2 ngày thấp nhất ở độ ẩm 60% với trung bình
là 4,1 quả/con cái/2 ngày. Vòng đời của trưởng thành kéo dài nhất ở độ ẩm 60%
với trung bình là 42,3 ngày, tiếp theo là ở độ ẩm 70% với trung bình là 38,8

ngày, ngắn nhất khi ở độ ẩm 80% với trung bình là 36,9 ngày. Thời gian sống
của trưởng thành ngắn nhất ở độ ẩm 60% với trung bình là 100,8 ngày; tiếp theo
là ở độ ẩm 70% với trung bình là 116,2 ngày và dài nhất ở độ ẩm 80% với trung
bình là 121,1 ngày. Số lượng trưởng thành cái mới vũ hóa nhiều nhất khi độ ẩm
80% với trung bình là 48,2 ngày; tiếp theo là ở độ ẩm 70% với trung bình là
36,0 ngày và ít nhất ở độ ẩm 60% với trung bình là 26,2 ngày.
Ở nhiệt độ 30°C, số trứng trong 2 ngày cao nhất ở độ ẩm 80% với trung
bình là 11,6 quả/con cái/2 ngày, tiếp theo là ở độ ẩm 70% với trung bình là 10,1
quả/con cái/2 ngày, số trứng trong 2 ngày thấp nhất ở độ ẩm 60% với trung bình
là 3,8 quả/con cái/2 ngày. Vòng đời của trưởng thành kéo dài nhất ở độ ẩm 60%
với trung bình là 34,2 ngày, tiếp theo là ở độ ẩm 70% với trung bình là 30,3
ngày, ngắn nhất khi ở độ ẩm 80% với trung bình là 29,5 ngày. Thời gian sống
của trưởng thành ngắn nhất ở độ ẩm 60% với trung bình là 91,7 ngày; tiếp theo

13


là ở độ ẩm 70% với trung bình là 99,4 ngày và dài nhất ở độ ẩm 80% với trung
bình là 108,5 ngày. Số lượng trưởng thành cái mới vũ hóa nhiều nhất khi độ ẩm
80% với trung bình là 63,0 ngày; tiếp theo là ở độ ẩm 70% với trung bình là 52,4
ngày và ít nhất ở độ ẩm 60% với trung bình là 31,8 ngày. Do đó, độ ẩm thấp làm
giảm khả năng sinh sản, thời gian sống của trưởng thành ngắn nhất và vòng đời của
trưởng thành kéo dài hơn so với độ ẩm cao (Shazali & Smith, 1985)
Ryoo & Cho (1988) đã nghiên cứu sự phát triển các pha của mọt gạo ở các
mức các nhiệt độ khác nhau 15°C, 20°C, 25°C, 28°C, 30°C, 33°C, 35°C. Ở
35°C, trứng không thể phát triển thành sâu non, tất cả số trứng được tìm thấy sau
50 ngày đều ở trạng thái không thể nở hoặc chết. Thời gian phát dục của trứng
giảm khi nhiệt độ tăng lên 28°C đến 33°C; trung bình từ 8 ngày ở 20°C đến 4,6
ngày ở 30°C. Sự phát triển của sâu non ở các tuổi có thời gian phát dục kéo dài
hơn khi nhiệt độ tăng lên, ở 33°C sâu non tuổi 4 có thời gian kéo dài hơn ở các

nhiệt độ trước đó. Tổng thời gian của giai đoạn sâu non giảm khi nhiệt độ tăng
đến 28°C, trung bình từ 34,3 ngày ở 20°C đến 17,4 ngày ở 28°C. Thời gian phát
dục của giai đoạn nhộng khơng thấy có sự khác biệt nào trong phạm vi nhiệt độ
từ 25°C đến 33°C.
Khi độ ẩm tăng lên, tổng số trứng của trưởng thành cái đều có xu hướng
tăng lên. Nịi mọt gạo có kích thước lớn thì sức sinh sản cũng nhiều hơn so với
nịi mọt gạo có kích thước nhỏ (Richards, 1944). Ở độ ẩm 51%, 58%, 60%,
68%, 76% Số trứng đẻ của nòi có kích thước lớn lần lượt là 94,0 quả; 160,0 quả;
167,0 quả; 280,0 quả; 325,0 quả và nịi có kích thưởc nhỏ tương ứng các ẩm độ
là 81,0 quả; 157,0 quả; 145,0 quả; 207,0 quả; 236,0 quả.
Mansoor & cs., (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm
tương đối đến sự phát triển của S.oryzae, khả năng sinh sản và sự xuất hiện của
trưởng thành ở 3 nhiệt độ 25°C, 30°C, 35°C và 3 độ ẩm 55%, 60%, 65% trên
thức ăn là lúa. Kết quả cho thấy nhiệt độ và độ ẩm tương đối ảnh hưởng lớn đến
khả năng sinh sản của Sitophillus oryzae. Tỷ lệ đẻ trứng của mọt gạo cao nhất

14


(23,66 ± 0,67) ở 35°C và 65% RH sau 11 ngày nhưng khi giảm nhiệt độ từ 35°C
xuống 30, 25°C và độ ẩm tương đối từ 65% đến 60 và 55%, tỷ lệ đẻ trứng của
mọt gạo cũng giảm xuống còn 8,66 ± 0,33 và 7,33 ± 0,88. Nhiệt độ và độ ẩm
tương đối ảnh hưởng đến sâu non S.oryzae, sự xuất hiện của sâu non cũng tăng
lên từ 9,67 lên 24 vì cả hai yếu tố đều tăng từ 25°C và 55% đến 35°C và 65%
sau 10 ngày quan sát. Sự hình thành nhộng tăng từ 8,33 lên 24,63 ở nhiệt độ
35°C và 65% nhưng giảm xuống 14,67 ± 0,67 và 13,33 ± 0,33 khi giảm cả nhiệt
độ, độ ẩm lần lượt xuống 30°C và 25°C, 60% và 55% sau 30 ngày. Tỷ lệ đẻ
trứng của con cái của S. oryzae tăng lên khi nhiệt độ và độ ẩm tăng lên và ngược
lại. Tỷ lệ xuất hiện sâu non cũng bị ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố là độ ẩm tương
đối và nhiệt độ. Ở nhiệt độ 30°C và 35°C, thời gian phát triển của mọt gạo rất

ngắn nên ở hai nhiệt độ này khơng thích hợp cho mọt gạo gia tăng quần thể
* Đánh giá khả năng sống sót và phát triển của trưởng thành mọt gạo ở nhiệt độ thấp
Theo Kiritani (1965), ở điều kiện nhiệt độ thấp, do tập tính khơng dự trữ
thức ăn nên trong suốt thời gian trải qua mùa đông hay là nhiệt độ thấp, S.oryzae
trưởng thành sống và phát triển bình thường. Ở khoảng thời gian này, và mùa
đông được chuyển qua giai đoạn ấu trùng trong hạt. Do đó, sự lây nhiễm của
S.oryzae trong năm tiếp theo phần lớn phụ thuộc vào số lượng ngũ cốc bị nhiễm
bệnh qua mùa đông.
Nakakita & Ikenaga (1997) ghi nhận trưởng thành S.oryzae ngừng phát dục
ở 5°C và bắt đầu có hiện tượng hơn mê lạnh. Không thấy sự giao phối của
S.oryzae ở 10°C. Trưởng thành S.oryzae gặp khó khăn hơn trong các hoạt tìm
kiếm thức ăn, giao phối và sinh sản ở 15°C hoặc thấp hơn. Quần thể mọt gạo
không tăng lên khi ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 10°C.
Ramadan & cs., (2020) đánh giá khả năng sống sót và sự phát triển của mọt
gạo sau khi trưởng thành mọt gạo ở nhiệt độ thấp. Thí nghiệm thực hiện ở nhiệt
độ 3°C (trong 3,5 và 10 phút), 6°C (trong 5, 10 và 20 phút), 9°C (trong 10, 20 và
40 phút), 12°C (trong 20, 40 và 60 phút) và 15°C (trong 40, 60 và 80 phút). Sau

15


các thời gian tiếp xúc, cho mọt gạo hồi phục ở nhiệt độ 30°C, độ ẩm 65%. Kết
quả cho thấy trưởng thành mọt gạo có thể thích nghi được với nhiệt độ thấp.
Nhiệt độ dao động có thể ảnh hưởng tới trọng lượng cơ thể côn trùng. Nhiệt độ
thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sâu non hơn là những con trưởng thành.
Mọt gạo cần đến 80 phút để phục hồi sau khi tiếp xúc với 3°C ngay cả khi chỉ
tiếp xúc dưới tối thiểu 10 phút, tiếp xúc lâu hơn dẫn đến thời gian phục hồi
lâu hơn.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến mọt gạo
Marijana & cs., (2011) đã đánh giá sự sống xót mọt gạo S. oryzae tiếp

xúc với nhiệt độ 50°C với các khoảng thời gian 6, 10, 14, 16, 18, 20, 22, 26, 30
phút trên hạt lúa mì thơ và 90, 100, 110, 120, 130, 140, 150, 165, 180 phút trên
hạt lúa mì chưa xử lí. Thời gian gây chết được tính bằng các thơng số LT 20 ,
LT50 và LT99. Sau mỗi lần tiếp xúc với nhiệt độ 50°C, trưởng thành sẽ được
phục hồi sau 1, 2 và 7 ngày để tính số lượng mọt trung bình của thế hệ sau sau 8
tuần theo dõi ở nhiệt độ 25 ± 1°C và độ ẩm tương đối 60 ± 5% kết quả cho thấy
mọt gạo S.oryzae có tỷ lệ chết cao với LT50 dao động từ 12,48 - 13,68 phút. Ở
lúa mì thơ, 100% trưởng thành không thể sinh sản sau 22 phút tiếp xúc. Nhưng
khi ở lúa mì chưa xử lý, thời gian giảm tỷ lệ sinh sản ở S. oryzae sau 150 phút,
và ở mức 99,7% ở S. zeamais sau 180 phút. Như vậy, sức chịu đựng ở nhiệt độ
cao 50°C của mọt ngô là rất tốt, cũng như sức sinh sản của chúng sẽ kéo dài. Tỷ
lệ sinh sản sau khi tiếp xúc nhiệt độ cao 50°C là tương đương với thời gian gây
chết của từng loài.
* Sự cạnh tranh của ba lồi Sitophilus trên ngơ và gạo
Christos G. Athanassiou & cs., (2017) thực hiện thí nghiệm cạnh tranh của
S.oryzae, S.granarius và S.zeamais trên ngô và gạo ở nhiệt độ 30°C, độ ẩm
tương đối 65%. Theo dõi thí nghiệm và tổng hợp kết quả sau 62 ngày với 7 cơng
thức thí nghiệm: 30 trưởng thành S.granarius, 30 trưởng thành S.oryzae, 30

16


trưởng thành S.zeamais, 10 trưởng thành của mỗi loài, 15 S.granarius + 15
S.oryzae, 15 S.granarius + 15 S.zeamais, 15 S.oryzae + 15 S.zeamais.
Đối với S.oryzae, sự gia tăng quần thể mọt gạo ở lúa nhiều hơn ngô lần lượt
là 563,4 con và 53,4 con. Trên gạo, số lượng tăng gấp 19 lần so với số lượng ban
đầu; trên ngô tăng gấp 1,8 lần. Khơng có sự khác biệt về sự gia tăng quần thể
của S.oryzae khi cạnh tranh với một trong hai loài S.granarius hoặc S.zeamais,
riêng lẻ hoặc cả 3 loài cùng cạnh tranh. Trên gạo, số lượng trưởng thành tăng 22
lần so với số lượng ban đầu khi cạnh tranh với S.granarius hoặc S.zeamais, tăng

28 lần khi kết hợp cạnh tranh cả 3 lồi. Trên ngơ, số lượng trưởng thành tăng 2
lần so với số lượng ban đầu khi cạnh tranh với S.granarius hoặc S.zeamais, tăng
2,6 lần khi kết hợp cạnh tranh cả 3 loài. Như vậy, quần thể mọt gạo phát triển
mạnh mẽ ở trên gạo dù riêng lẻ hay cạnh tranh.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Vị trí phân loại
Theo Bùi Cơng Hiển (2014): Mọt gạo thuộc Bộ (Oder): Cánh cứng
Coleoptera; Họ (Family): Curculionidae; Giống: Sitophilus; Lồi: Sitophilus
oryzae.
2.2.2. Phân bố và phạm vi kí chủ
Mọt gạo Sitophilus oryzae là đối tượng gây hại chủ yếu trong lương thực
đặc biệt là trong kho chứa gạo, ngô. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
Sitophilus oryzae có thể bay ra ngoài đồng và đẻ trứng lên lúa sắp thu hoạch.
Ngoài lương thực, hầu hết các mặt hàng từ thực vật như đậu đỗ, hạt có dầu,
dược liệu, các loại quả khô, … đều bị mọt gạo ăn hại (Vũ Quốc Trung, 2008).
2.2.3. Nghiên cứu về thiệt hại do mọt gạo gây ra đối với hạt ngũ cốc dự trữ
trong kho bảo quản.
Nước ta là một nước nhiệt đới ẩm, có những điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm
thích hợp với sự phát sinh, phát triển của sâu hại, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ
cho công tác bảo quản nơng sản nói chung và phịng trừ sâu hại nói riêng cịn

17


×