1
MỞ ĐẦU
Tổ chức Quĩ thiên nhiên toàn thế giới (WWF) đã ước tính: trên thế
giới có
khoảng 35.000 - 70.000 loài trong số 250.000 - 270.000 loài cây cỏ được sử
dụng
vào mục đích làm thực phẩm và chữa bệnh [128]. Kho tàng nguồn tài
nguyên thực
vật vô giá này đã và đang được các cộng đồng khác nhau trên thế giới khai
thác và sử
dụng thường xuyên, nguồn lợi từ thực vật đã góp phần lớn trong công cuộc
phát triển
kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên cây hoang dại hữu ích (useful wild
plants -
UWP) [121] hiện đang bị đe dọa do thảm thực vật tự nhiên bị tàn phá, bị
khai thác
quá mức và bị sử dụng một cách lãng phí, tri thức về khai thác, sử dụng và
bảo tồn
các loài cây hữu ích bản địa bị mai một do không được tư liệu hoá, thế hệ
trẻ ở nhiều
cộng đồng ít quan tâm đến học tập kinh nghiệm của thế hệ trước,vv Ngày
nay,
nhiều cây hoang dại hữu ích đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng
lại có
rất ít nỗ lực bảo tồn. Trong khi đó các nỗ lực lại tập trung quá nhiều vào
việc khám
phá các loài có ích mới [13].
Do đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và cấu trúc địa hình đa
dạng
nên Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ động thực vật rất phong
phú. Theo
báo cáo tại hội nghị khoa học về đa dạng sinh học do Tổng cục môi trường
tổ chức
tháng 11/2010,[12] trên lãnh thổ Việt Nam, ở các hệ sinh thái trên cạn, đã
thống kê
và xác định được trên 13.200 loài thực vật, hơn 10.000 loài động vật.
Khoảng hai
thập kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả,
trong đó
có nhiều chi và loài mới. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên cây
hoang dại
hữu ích phong phú, với khoảng 3.800 loài cây hoang dại hữu ích đã được
phát hiện
[8]. Đây là cơ sở rất quan trọng để chúng ta tiếp tục phát hiện, chọn lọc và
phát triển
các loài cây hoang dại trong tự nhiên có tiềm năng cho giá trị kinh tế cao,
vừa góp
phần bảo tồn các nguồn gen giống quý vừa hướng tới mục tiêu xoá đói giảm
nghèo
và nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là người dân miền núi.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việt
Nam đang
thay đổi nhanh chóng về mọi mặt. Do nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống
ngày
một tăng, nguồn tài nguyên cây hoang dại hữu ích ở nước ta đang bị đe dọa
do bị
khai thác quá mức, tri thức sử dụng các loài cây bản địa ngày càng bị mai
một. Nhiều
loài cây đang bị đe dọa nhưng lại rất thiếu thông tin về các quá trình xẩy ra
ở cộng
đồng liên quan đến sử dụng, bảo tồn và phát triển các loài cây đó. Do đó
việc phát
triển hệ thống phương pháp luận, cách tiếp cận và kỹ thuật thích hợp nhằm
quản lý,
2
bảo tồn. sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây hoang dại hữu ích
trong tình hình mới ở Việt Nam là việc làm hết sức cấp thiết.
Một trong những lợi ích quan trọng của thực vật bản địa đối với con người là
cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ như rau xanh, củ, quả vv. Đây là một phần không
thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Khoa học dinh dưỡng đã phân tích
và xác định trong rau quả hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người [4].
Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim, đột qụy, ổn định huyết áp
và ngăn ngừa một số bệnh ung thư… Một chế độ ăn uống khoa học, và an toàn thì
không thể thiếu rau xanh và các loại hoa quả trong mỗi bữa ăn [27].
Do vậy việc nghiên cứu phát triển nghề trồng rau luôn là hướng đi đúng đắn
trong phát triển nông nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách, chương
trình hỗ trợ phát triển nghề trồng rau trên địa bàn toàn quốc như các chương trình sản
xuất rau, quả an toàn…cùng với đó là chiến lược đầu tư nghiên cứu phát triển sản
xuất các loại rau bản địa đặc sản tại các vùng, địa phương trên cả nước, như dự án”
Liên kết để đa dạng hoá thu nhập từ các cây trồng ít sử dụng”, chương trình bảo tồn
và phát triển cây rau bản địa như cây rau sắng tại vườn quốc gia Xuân Sơn [88]…
Tại khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, gần đây cây rau Bò khai được biết
đến như một loài rau xanh sạch, ngon và có nhiều giá trị. Cây Bò khai có tên khoa
học là Erythropalum scandens Blume [94], là một loại dây leo có tua cuốn, chúng
thường mọc ven các rừng thứ sinh hoặc rừng đang phục hồi. Loài rau này vừa có tác
dụng làm thực phẩm - thức ăn, vừa có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, và còn được
đánh giá là một loại thực phẩm chức năng quý. Theo Tạ Minh Hoà - Trung tâm
nghiên cứu Lâm đặc sản Việt Nam [35]: Rau Bò khai là loại thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao, gồm các thành phần chủ yếu sau (tính trong 100g lá non): nước
78,8g; Protein 06g; Gluxit 6,1g; Xơ 7,5g; tro 1,6g; can xi 138mg; phốt pho 40,7 mg;
ca-rô-ten 2,6mg; vitamin C 60mg. Chính vì vậy, Bò khai được coi là một loài cây
lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng và có thể phát triển để góp phần xoá đói giảm nghèo
cho đồng bào địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc.
Từ lâu, người dân các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam đã biết khai thác loại
rau rừng này để làm thức ăn hàng ngày. Ban đầu chỉ là vào rừng khai thác nguồn rau
sẵn có trong tự nhiên đem về ăn, sau đó nhận thấy giá trị nhiều mặt của loài rau này
nên người dân các địa phương đã vào rừng khai thác nhiều hơn, vừa để ăn và vừa để
đem bán, cùng với việc diện tích rừng ngày một giảm nên số lượng cây Bò khai tự
nhiên hiện không còn nhiều. Vì vậy để bảo tồn và phát triển loài cây này cần có biện
3
pháp để khôi phục cả trong tự nhiên và nhân tạo. Việc nghiên cứu gây trồng được coi
là hướng đi chủ đạo, có thể đem lại cơ hội thành công cho việc duy trì phát triển loài
cây đặc sản có giá trị này. Góp phần tạo nguồn hàng hoá có giá trị trên thị trường,
hình thành nghề trồng rau mới - một cơ hội sinh kế lâu dài cho người dân, góp phần
bảo vệ nguồn gen của những loại thực vật rừng quý hiếm đang có nguy cạn kiệt
trong tự nhiên (Bò khai thuộc họ đơn chi, và cũng là chi đơn loài).
Thời gian qua, một số cơ quan nghiên cứu cũng đã có những thử nghiệm bước
đầu về nhân giống đối với cây Bò khai và khuyến cáo một số kỹ thuật gây trồng đơn
giản đối với loại cây này. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ mang tính thử nghiệm
chủ yếu là giới thiệu cây Bò khai là một loài cây lâm sản ngoài gỗ mới, có tiềm năng.
Hiện chưa có nghiên cứu cơ bản nào tập trung đi sâu tìm hiểu các đặc điểm sinh thái
và xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt phù hợp để bảo tồn và phát triển loại
rau đặc sản nhiều tiềm năng này.
Từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện
pháp kỹ thuật trồng cây Bò khai (Erythropalum Scandens Blume) tại tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Kạn” được thực hiện với mục đích tổng quát là: Xác định được một số
cơ sở khoa học để phát triển sản xuất cây rau Bò khai làm thực phẩm chức năng,
đồng thời góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
* MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN
- Đánh giá thực trạng việc khai thác, sử dụng và một số kiến thực bản địa liên
quan đến cây Bò khai.
- Xác định một số đặc điểm sinh thái học của cây Bò khai, làm cơ sở cho định
hướng phát triển sản xuất loài cây này.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Bò
khai theo hướng thâm canh.
* Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
- Bổ sung phương pháp luận trong việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây
hoang dại và khai thác tiềm năng kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học.
- Góp phần phát triển cây Bò khai trở thành loại thực phẩm chức năng sạch
được dùng phổ biến hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao thu nhập
và xoá đói giảm nghèo.
- Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu,
giảng dạy cho các nhà định hướng chiến lược phát triển cây rau, các nhà khoa học,
4
các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên, nông dân về đặc tính sinh thái
học, kỹ thuật gây trồng theo hướng thâm canh cây Bò khai.
* NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu các kiến thức bản địa về sự phân
bố, tình hình khai thác và sử dụng cây Bò khai (Erythropalum Scandens Blume) tại
tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu các đặc điểm sinh thái tự nhiên của cây
Bò khai làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và phát triển loài cây này.
- Là Công trình nghiên cứu một cách hệ thống về kỹ thuật nhân giống và
trồng trọt cây Bò khai. Từ đó bổ sung và hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật nhằm
phát triển loài rau bản địa tiềm năng này trong sản xuất nông lâm nghiệp.
5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT HOANG DẠI
HỮU ÍCH
1.1.1. Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích và công tác bảo tồn trên thế giới
1.1.1.1. Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích
Nói về thực vật hoang dại hữu ích là nói đến nguồn tài nguyên cây cỏ phong
phú trên hành tinh, đó là những loài thực vật có giá trị đối với loài người, chúng đã
và đang được con người khai thác và sử dụng hàng ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của mình. Trong đó, các sản phẩm phi gỗ được khai thác ngày càng nhiều, nhu
cầu khai thác các cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) để làm thực phẩm và làm thuốc chữa
bệnh luôn là quan trọng nhất, đồng thời hai nhu cầu này lại thường song hành với
nhau. Hầu hết các loài thực vật hoang dại được khai thác từ rừng, hoặc thuần hóa để
gây trồng làm thức ăn cho con người đều có ý nghĩa như những vị thuốc quan trọng,
vì nó giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, từ đó tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Mặt khác, có rất nhiều loài cây thuốc ngày nay được con người sử dụng hàng ngày
như những loại thực phẩm thiết yếu.
Nguồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích và kho tàng tri thức sử dụng cây
hoang dại của các nền văn hoá khác nhau đang được khai thác triệt để và nghiên cứu
nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ và phát triển kinh tế. Ở mức độ toàn cầu
thực vật hoang dại hữu ích phục vụ cho 4 nhu cầu chính là (i) các hệ thống chăm sóc
sức khoẻ truyền thống, (ii) công nghiệp dược, (iii) cá nhân những người hành nghề y
truyền thống và (iv) phụ nữ để chăm sóc sức khoẻ trong gia đình [107],[112].
Theo số liệu của FAO, ước tính có khoảng 80% dân số trong các nước đang
phát triển sử dụng các loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa nhằm đáp ứng nhu cầu
về sức khoẻ và dinh dưỡng. Vài triệu hộ gia đình trên toàn thế giới sống nhờ vào các
sản phẩm này để đáp ứng các tiêu dùng thiết yếu hàng ngày hay là tạo thu nhập. Hiện
nay, có ít nhất 150 loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa đóng vai trò quan trọng
trong lĩnh vực thương mại quốc tế, ước tính tổng giá trị thương mại quốc tế của các
loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa hàng năm khoảng 5 – 11 tỷ USD
(Mohammad Iqbal – 1993) International trade in NWFPs: an overview).[74]
Ngày nay, ước lượng có khoảng 35.000 - 70.000 loài trong số hơn 250.000
loài thực vật bậc cao được sử dụng vào mục đích làm thực phẩm chức năng, chăm
sóc sức khỏe và chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới [128]. Trong đó Trung Quốc có
6
trên 10.000 loài [119]. Ấn Độ có khoảng 7.500 - 8.000 loài [97], [113], Indonesia có
khoảng 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000 loài [82]. Nepal có hơn 700 loài [114].
Sri Lanca có khoảng 550 - 700 loài [110]. Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài có thể sử
dụng được trong y học truyền thống [109]. Châu Mỹ La tinh, nơi có chứa lới 1/3 số
loài thực vật trên thế giới, cũng có truyền thống sử dụng cây cỏ bản địa thực phẩm và
làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là ở người dân bản địa Schule đã phát hiện gần 2.000
loài thực vật hoang dại hữu ích được sử dụng ở vùng Amazon thuộc Colombia. Các
quốc gia ở Châu Phi có số loài thực vật hoang dại hữu ích ít hơn như Somalia có 200
loài [114]. Botswana có 314 loài [104].
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal có ở Iraq từ 60.000 năm
trước đã biết sử dụng một số cây cỏ mà ngày nay vẫn thấy sử dụng trong y học cổ
truyền như Cỏ thi (Achillea), Cúc bạc (Chrysanthemum sinense Sabine) vv. Người
dân bản xứ Mehico từ nhiều nghìn năm trước đã biết sử dụng Xương rồng Mehico
(Opuntia. Spp) mà ngày nay được biết là chứa chất gây ảo giác, kháng khuẩn [122].
Mức độ sử dụng thực vật hoang dại hữu ích ở các nước công nghiệp ngày
càng tăng. Ngày nay, có khoảng 40% dân số ở các nước công nghiệp phát triển sử
dụng các dạng thuốc bổ sung [100]. Tổng giá trị thuốc có nguồn gốc cây cỏ trên thị
trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vào năm 1985 là 43 tỉ USD [92].
Tonga Noweg và cộng sự (2003)[123] nghiên cứu những loài cây làm rau lấy
từ rừng của các cộng đồng trong khu vực Vườn quốc gia Crocker Range, Sabah,
Malaysia cho thấy có đến 70,6% cộng đồng dân cư có lấy các loài rau từ rừng, 82%
phụ nữ tham gia lấy các loại rau rừng phục vụ cho gia đình 18% vừa lấy để dùng vừa
đem bán ở các chợ địa phương.
Tugba Bayrak Ozbucak và cộng sự (2006) [126] đã nghiên cứu phân bố các
loài cây ăn được ở vùng biển đen Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các loài cây ăn được rất phổ
biến và được dân cư vùng này sử dụng thường xuyên, thống kê được có 52 loài cây
ăn được thuộc trong 26 họ. Họ có số loài nhiều nhất là họ Lamiaceae (10 loài), tiếp
theo là các họ Asteraceae (5loài), Apiaceae và Boraginaceae (4 loài), Liliaceae (3
loài), Orchidaceae và Polygonaceae (2 loài).
Trên thế giới có 12 trung tâm đa dạng sinh học cây trồng là Trung Quốc –
Nhật Bản, Đông Dương – Indonesia, Châu Úc, Ấn Độ, Trung Á, Cận Đông, Địa
Trung hải, Châu Phi, Châu Âu – Siberi, Nam Mexico, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Nhiều
loài Thực vật hoang dại hữu ích đã được thuần dưỡng và trồng trọt từ lâu đời ở các
7
trung tâm đó như Gai dầu, Nhân sâm, Đinh hương, Nhục đậu khấu, Quế Xây Lan,
Bạc hà, Đan sâm, Canh kina. vv [77]
Các loài cây lâm sản ngoài gỗ đã được người dân gây trồng, khai thác sử dụng
cách đây hàng nghìn năm, đặc biệt ở một số nước có nhiều rừng nhiệt đới như: Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, hiện nay các nhà khoa học, các nhà kinh doanh
trên thế giới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu, gây trồng và phát triển các
loài cây LSNG gắn với bảo tồn và phát triển rừng [121]. Đây cũng là mốc đánh dấu
sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của cây LSNG trong xã hội, nó
được coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, vai trò của LSNG trong xã hội, nó được
coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh
lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi, vừa góp phần vào quá trình bảo
tồn và phát triển tài nguyên rừng.
1.1.1.2. Công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích
* Các mối đe dọa đối với tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích
Nguồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích trên thế giới bị đe doạ bởi các
nguyên nhân sau:
Tàn phá thảm thực vật [114]: Thảm thực vật bị tàn phá do áp lực của dân số
và các hoạt động phát triển như mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm đường, xây
dựng các công trình thuỷ điện. vv.
Hoạt động du canh [114]: Hoạt động du canh đã xuất hiện và tồn tại từ lâu
trong điều kiện dân số thấp. Đến nay, do áp lực dân số ngày càng cao trong khi quĩ
đất để du canh càng ít đi, dẫn đến chu kỳ quay vòng càng ngắn. Kết quả là tài nguyên
sinh vật nói chung và tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích nói riêng ngày càng bị
tàn phá và mất môi trường sống.
Khai thác quá mức [114]; [110]: Có đến 80% thực vật làm thuốc sử dụng ở
Trung Quốc và 95% loài cây thuốc ở Ấn Độ được khai thác từ hoang dại. Việc khai
thác quá mức tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích gây ra bởi áp lực tăng dân số và
nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, không những cho nhu cầu trong nước mà còn để
xuất khẩu. Điều này dẫn đến lượng tài nguyên tái sinh không bù đắp được lượng bị
mất đi.
Lãng phí tài nguyên thực vật có ích: Gây ra bởi (i) thói quen sử dụng hoang
phí, (ii) hoạt động thu hái mang tính chất hủy diệt, (iii) điều kiện bảo quản kém, (iv)
thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích hợp [110] .
8
Nhu cầu sử dụng thực vật hoang dại hữu ích tăng lên: Việc sử dụng cây cỏ làm
thuốc ở nhiều nước tăng lên do chính sách khuyến khích phát triển các nền y học truyền
thống [107].
Khai thác không có kế hoạch.
Thay đổi cơ cấu cây trồng.
Tri thức sử dụng không được tư liệu hoá: Hầu hết tri thức sử dụng cây cỏ làm
thuốc của các cộng đồng truyền thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác
hay từ người dạy sang người học nghề. Ngày nay, do nhu cầu phát triển kinh tế, một
bộ phận thế hệ trẻ không quan tâm đến việc thừa kế tri thức sử dụng cây cỏ làm
thuốc từ thế hệ trước [127].
Sự sụp đổ và mất các nền văn hoá truyền thống.
* Quan điểm và cách tiếp cận trong bảo tồn tài nguyên thực vật có ích
Trước hội nghị Chiang Mai (1988) các quan điểm, cách tiếp cận và nội dung
công tác bảo tồn thực vật hoang dại hữu ích đã được nhiều nhà chuyên môn trên thế
giới xây dựng và phát triển, nhưng còn tản mạn và chưa có hệ thống. O. Hamann cho
rằng để bảo tồn thực vật hoang dại hữu íchcần nắm vững về phân bố, hiện trạng của
chúng để thiết lập các khu bảo tồn nguyên vị và chuyển vị. Theo O. Akerel, bảo tồn
tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích ở các quốc gia chính là sự nhận biết và bảo tồn
giá trị sử dụng của chúng trong các nền văn hóa ẩm thực và y học truyền thống [92].
Sau hội nghị Chiang Mai, tổ chức y tế thế giới (WHO) phối hợp với tổ chức
bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) lần
đầu tiên đưa ra nội dung công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích một
cách có hệ thống và đầy đủ nhất [127]. Nội dung công tác bảo tồn tài nguyên thực
vật hoang dại hữu ích bao gồm:
(1) Nghiên cứu cơ bản, bao gồm :
Nghiên cứu tri thức sử dụng cây cỏ truyền thống trong việc chăm sóc sức
khỏe của các cộng đồng, trong đó Thực vật dân tộc học đóng vai trò quan trọng.
Nội dung hoạt động bao gồm: (i) xác định và hỗ trợ một tổ chức để xây dựng
kế hoạch, điều phối và tiến hành điều tra về thực vật dân tộc học. (ii) tiến hành điều
tra sử dụng cây cỏ làm thuốc trên qui mô toàn quốc bằng nhóm nghiên cứu đa ngành
và với sự tham gia thực sự của những người hành nghề y truyền thống ở địa phương,
(iii) phân loại và phân tích dữ liệu về thực vật dân tộc học qua chương trình điều tra,
(iv) đưa các phương thuốc cổ truyền đã được chứng minh vào các chương trình chăm
9
sóc sức khoẻ ban đầu của quốc gia, (v) thành lập tổ chức của những người hành nghề
y truyền thống ở cấp quốc gia để tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe.
Xác định (tên khoa học) thực vật có ích, xác định sự phân bố và đánh giá mức
độ phong phú của chúng, trong đó: (i) xây dựng ít nhất một phòng tiêu bản quốc gia,
(ii) lập danh mục tất cả các loài cây được sử dụng ở trong nước, (iii) xác định loài
thực vật hoang dại hữu ích bị đe dọa trong tự nhiên nhằm đưa ra ưu tiên trong các
chương trình bảo tồn và (iv) xây dựng cơ sở dữ liệu máy tính hoá về thực vật hoang
dại hữu ích
theo tiêu chuẩn quốc tế để, lưu trữ và truy cập thông tin.
(2) Sử dụng:
Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích phải được sử dụng một cách bền vững,
an toàn thông qua:
- Cơ chế luật pháp, bao gồm: (i) Nhà nước điều hòa hoạt động thu hái, khai
thác thực vật hoang dại hữu ích từ hoang dại, (ii) nghiêm cấm thu hái các loài thực
vật hoang dại hữu ích đang bị đe doạ, (trừ việc thu thập vật liệu nhân giống với
lượng nhỏ, theo cách không làm nguy hại đến, loài thực vật hoang dại hữu ích đó)
(iii) kiểm soát hoạt động buôn bán thực vật hoang dại hữu ích và các sản phẩm của
chúng.
- Nghiên cứu và phát triển trồng thực vật hoang dại hữu ích, bao gồm: (i) thiết
lập các vườn ươm thực vật hoang dại hữu ích, (ii) cải thiện mặt nông học các loài
thực vật hoang dại hữu ích được trồng và trồng các loài thực vật hoang dại hữu ích
có nhu cầu nhưng chưa được trồng trước đây, (iii) chọn tạo các giống thực vật hoang
dại hữu ích thuần chủng, có năng suất và chất lượng cao, (iv) hạn chế sử dụng thuốc
hóa học trong trồng thực vật hoang dại hữu ích, (v) đào tạo và cung cấp thông tin về
kỹ thuật trồng trọt thực vật hoang dại hữu ích, đặc biệt là cho cộng đồng.
- Cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản, sử dụng và sản xuất hàng hóa.
(3) Bảo tồn, bao gồm:
- Bảo tồn nguyên vị (In situ): Xây dựng các khu bảo tồn chính thức của nhà
nước như các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.vv hay duy trì, khôi phục các
khu vực được bảo vệ không chính thức của các cộng đồng.
Nội dung hoạt động bao gồm: (i) xây dựng chính sách quốc gia về bảo tồn và
sử dụng thực vật hoang dại hữu ích ở các khu vực được bảo vệ. (ii) đánh giá phạm vi
bao gồm các loài thực vật hoang dại hữu ích trong hệ thống các khu vực được bảo vệ
trong toàn quốc (iii) xác định các động cơ kinh tế và xã hội thúc đẩy việc duy trì các
10
nơi sống tự nhiên và các loài hoang dại, (iv) bảo đảm hoạt động bảo tồn và khai thác
thực vật hoang dại hữu ích được kết hợp chặt chẽ trong kế hoạch quản lý, (v) trồng
lại các loài thực vật hoang dại hữu ích bị thu hái quá mức vào các khu vực nguyên
sản của chúng.
Bảo tồn chuyển vị (Ex situ): Được thực hiện tại các vườn thực vật (VTV),
vườn sưu tầm, ngân hàng hạt, nhà kính vv Bảo tồn chuyển vị có thể bao hàm cả
việc trồng trọt không chính thức các loài cây hoang dại ở các vườn ươm, vườn gia
đình hay VTV cộng đồng.
Nội dung bảo tồn chuyển vị bao gồm: (i) thiết lập VTV hoạt động, (ii) thiết lập
ngân hàng hạt thực vật hoang dại hữu ích bản địa và được trồng trong nước, hay (iii) sử
dụng các giải pháp khác như ngân hàng trên đồng ruộng (Field Genebank), ngân hàng
gen in vitro.
(4) Truyền thông và hợp tác:
Bao gồm: (i) xây dựng (cơ chế) hỗ trợ công cộng cho hoạt động bảo tồn thực
vật hoang dại hữu ích thông qua truyền thông và hợp tác, (ii) thiết lập chiến lược
truyền thông, (iii) xác định những người tham gia, kể cả từ bên trong và ngoài tổ
chức bảo tồn, (iv) xác định đối tượng truyền thông, (v) xác định nội dung cần thực
hiện đối với đối tượng truyền thông.
Theo WHO, công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích cần phải
có sự tham gia của các ngành khác nhau, không những của các nhà khoa học, nhà
quản lý, nhà kinh tế mà còn cần có sự tham gia của người dân. Sự tham gia của
người dân phải là sự tham gia tích cực chứ không phải là "đối tượng nghiên
cứu" [127].
Theo WB, bước đầu tiên trong bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thực
vật hoang dại hữu ích là tư liệu hoá, sử dụng chúng và thiết lập các chương trình
trồng thực vật hoang dại hữu ích với người nông dân và các trạm/trại nghiên cứu
nông nghiệp [107].
Theo nhóm chuyên gia về thực vật làm thuốc (MPSG). việc bảo tồn tài
nguyên cây thuốc trên thế giới có thể thực hiện được thông qua (i) xác định các bậc
phân loại (taxa) bị đe dọa và các khu vực ưu tiên trên thế giới, (ii) xác định nguyên
nhân, giải pháp và phương pháp nghiên cứu trong bảo tồn và (iii) khuyến khích sử
dụng bền vững [110].
* Một số hoạt động bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích
11
Năm 1988, hội thảo (consultation) quốc tế về bảo tồn thực vật hoang dại hữu
ích đã được tố chức ở Chiang Mai Thái Lan với sự tham gia của 24 chuyên gia y tế
và bảo tồn cây cỏ đến từ 16 quốc gia thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới (trừ
Australia và Nam Mỹ). Kết quả là "Tuyên ngôn Chiang Mai" (Chiang Mai
declaration) đã ra đời [127], bản tuyên ngôn đánh giá cao tầm quan trọng của thực
vật hoang dại hữu ích trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, giá trị kinh tế và tiềm năng
của cây cỏ đối với việc tìm ra các loại thực phẩm và thuốc mới. Đồng thời báo động
về việc mất tính đa dạng sinh vật cây cỏ và các nền văn hoá trên thế giới có thể ảnh
hưởng đến việc tìm kiếm loài hoang dại hữu ích mới mang lại lợi ích toàn cầu. Tuyên
ngôn Chiang Mai cũng chỉ ra sự cấp thiết cần hợp tác ở mức độ toàn cầu để thiết lập
các chương trình bảo tồn thực vật hoang dại hữu ích. Sau hội thảo, lần đầu tiên một
bản hướng dẫn bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích trên thế giới đã ra đời.
Theo WB, trong số tất cả tri thức truyền thống ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ
Latin thì tri thức truyền thống về y học là dễ bị đe doạ nhất. Tri thức này đang bị mất
có lẽ với tốc độ nhanh hơn các di sản trí tuệ bản địa khác [107]. Ước tính trên thế
giới có ít nhất 1.000 loài thực vật hoang dại hữu ích đang đối mặt với nguy cơ bị
tuyệt chủng trong đó có khoảng 120 loài ở Ấn Độ [107], 77 loài Ở Trung Quốc, 75
loài ở Maroco, 61 loài ở Thái Lan [116], 35 loài ở Bangladesh [105] vv Các loài
đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng có thể kể đến là Noratodytesfoetida ở nam
Ấn Độ và Sri Lanka, được dùng làm thuốc chống ung thư ở châu âu: Saussurea
lappa ở Ấn Độ, được dùng làm thuốc trị các chứng rối loạn da mãn tính: Fritillaria
cirrhosa ở Trung Quốc, được dùng chữa viêm nhiễm đường hô hấp [110]: Coptis
teeta ở Ấn Độ được khai thác hàng chục tấn bán sang các nước Đông Á trước đây
[93].vv
Nhằm bảo tồn các nguồn đa dạng sinh vật cũng như tạo ra và duy trì mối quan
hệ hợp tác, bảo vệ quyền lợi của các quốc gia trong việc bảo tồn và phát triển các
nguồn lợi đa dạng sinh vật, đã có 3 công ước toàn cầu được ký kết là Công ước đa
dạng sinh học (CBD), Công ước về chống buôn bán các loài động thực vật có nguy
cơ bị tiêu diệt (CITES), Công ước Ramsa về bảo vệ đất ngập nước và chim di cư.
Với công ước CBD, lần đầu tiên thế giới đã chuyển các nguồn tài nguyên sinh học từ
một di sản chung của nhân loại thành tài sản quốc gia. Mặc dù vậy, hoạt động bảo
tồn đa dạng sinh học (trong đó có thực vật hoang dại hữu ích) đang gặp phải mối
thách thức kép là: (i) mối thách thức của bản thân việc bảo tồn đa dạng sinh học, (ii)
bảo vệ tri thức truyền thống về sử dụng các nguồn tài nguyên khỏi sự khai thác mang
12
tính chất thương mại trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, (iii) phát triển các sản
phẩm từ đa dạng sinh học và bản quyền tri thức cộng đồng [1]. Khái niệm về Quyền
sở hữu trí tuệ (IPR) được thừa nhận trong luật pháp quốc tế và được sự bảo vệ của
các đạo luật quốc gia khác nhau.
Tại Ấn Độ, việc trồng thực vật hoang dại hữu ích được giới hạn ở các vườn
đơn lẻ trong các giai đoạn lịch sử trước đây. Việc trồng trọt một cách có hệ thống
được công ty Đông Ấn du nhập vào năm 1787. Năm 1930, chính phủ đã thành lập
chương trình trồng cây thuốc và cây có tinh dầu trên cơ sở khoa học, các loài được
trồng như Digiralis lanata, Hyoscyamus sp, Atropa belladona vv Sau ngày giành
được độc lập, chính phủ Ấn Độ đã thành lập nhiều tổ chức sử dụng và trồng các loại
thực vật hoang dại hữu íchchưa được khám phá trước đây. Hàng loạt tổ chức nhà
nước và cá nhân tham gia các chương trình nghiên cứu bảo tồn và trồng thực vật
hoang dại hữu ích như Viện nghiên cứu làm vườn, Trung tâm nghiên cứu quốc gia,
Hội đồng trung ương nghiên cứu các hệ thống y học Ấn Độ, Bộ nông lâm nghiệp,
các trường đại học nông nghiệp…vv Nghiên cứu trong vòng 40 năm cuối của thế
kỷ XX đã xác định được 144 loài thực vật hoang dại hữu ích có thể trồng trọt và tập
trung vào 40 loài thực vật hoang dại hữu ích cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
dược[107].
Tại Trung Quốc, nhiều chương trình dài hạn đã được thiết lập nhằm bảo tồn
thực vật hoang dại hữu ích và nâng cao giá trị sử dụng của chúng thông qua trồng
trọt. Có khoảng 200 loài được trồng với diện tích trồng tăng từ 300.000 ha vào năm
1986 tăng lên 440.000 ha vào năm 1995 và cung cấp đến 40% nguyên liệu thô cho
công nghiệp chế biến nông lâm sản và dược liệu. Nhiều loài đã được trồng thành
công như: Glycyrrhiza uralensis; Rheum palmatum; Cistanche deserticola;
Dioscorea nipponica vv. Một số loài như Lithospermum erythrorhizon, Panax
quinquefolium, Corydalis yanhuosu, Scopolia tangutica vv. đã được nhân giống nhờ
công nghệ sinh học như nuôi cấy mô. Năm 1994 bộ atlas màu về thực vật hoang dại
hữu ích bản địa Trung Quốc đã được VTV Bắc Kinh và VTV Nam Ninh xuất bản
[74]. trong đó có kỹ thuật nhân giống và trồng trọt.
Năm 1989, Tổ chức Bảo tồn các Vườn thực vật Quốc tế (BGCI - Botanic
Gardens Conservation International) đã phối hợp với tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế
giới (IUCN) Và quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) Xây dựng “Chiến lược bảo
tồn ở các VTV”. BGCI đã ưu tiên bảo tồn thực vật hoang dại hữu ích trong các VTV
trong tương lai [107]. Trên toàn thế giới, có khoảng 1.500 VTV đã được Xây dựng,
13
trong đó có 152 vườn của 33 quốc gia chuyên trồng thực vật hoang dại hữu ích hay
trồng thực vật làm thuốc kết hợp với các loài cây kinh tế khác. Các quốc gia có nhiều
vườn thực vật hoang dại hữu ích hay các vườn có bộ sưu tầm thực vật hoang dại hữu
ích là Liên Xô (cũ) (31 vườn), Nhật Bản (26), Mỹ (13), Ba Lan (10), Pháp (10), Ấn
Độ (6) Trung Quốc (5), Italia (5) vv.[101].
Tại Ấn Độ, một "Mạng lưới phân phối cơ sở dữ liệu thực vật có ích" đã được
thành lập với sự đóng góp thông tin của 9 tổ chức "nút". Mạng lưới này đã thu thập,
bảo tồn, nhân giống và sử dụng hơn 8.000 loài thực vật hoang dại hữu ích trong 48
cơ sở bảo tồn nguyên vị và chuyển vị [107].
Tại Trung Quốc, đã có khoảng 50 loài thực vật hoang dại hữu ích thuộc diện
quí hiếm được thu thập và trồng trong các VTV và vườn cây thuốc. Một số VTV
đáng lưu ý là VTV Quảng Tây thành lập năm l959, rộng 240 ha, hiện trồng lưu trữ
2.400 loài; Vườn thực vật Bắc Kinh của Viện Phát triển thực vật hoang dại hữu ích,
có 1.300 loài; VTV Nam Ninh (Quảng Tây), trồng 800 loài [56]. Việc nghiên cứu
thành công quá trình trồng và lưu giữ đã dẫn đến kết quả là nhiều thực vật hoang dại
hữu ích được phát triển ở các địa phương.
Các VTV có trồng thực vật hoang dại hữu ích khác trên thế giới có thể kể đến
là Vườn thực vật hoang dại hữu ích ở Tokyo (Nhật Bản) được thành lập năm 1945
hiện trồng khoảng 1.600 loài; VTV dân tộc (Mexico) được thành lập năm 1979 với
diện tích 4 ha; VTV và vườn cây gỗ Waimea (Hawai, Mỹ) tập trung trồng các mẫu
cây có nguồn gốc Hawai; VTV Devonia (Canada) thu thập và nghiên cứu các cây
được người bản địa sử dụng. Vườn thực vật hoang dại hữu ích cũng rất phổ biến tại
các nước Đông Âu, nơi có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc, như Liên Xô (cũ),
Bungari, Hungari, Séc, Ba Lan vv. [101]. Hiện có rất ít loài cây cỏ được sử dụng
trong các nền y học truyền thống được bảo tồn trong các ngân hàng hạt. Ngân hàng
gen Gatersleben (Đức) có khoảng 2.000 trong số 60.000 mẫu (acession) là thực vật
hoang dại hữu ích [101].
1.1.2. Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích và việc bảo tồn ở Việt Nam
1.1.2.1. Tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha, một phần gắn liền với lục
địa và một phần thông với đại dương, kéo dài từ bắc xuống nam hơn 1.650 km. Phân
bố từ vĩ độ 8030' đến 2302' bắc và từ kinh độ 102010' đến 109024' đông. Lãnh thổ
Việt Nam chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của hai địa khối Indonesia (từ
Mường Tè, Điện Biên Phủ ở cực Tây bắc đến Trung bộ và Nam bộ) và Hoa Nam
14
(vùng Bắc bộ) [76]. Địa hình đa dạng và phức tạp với hai vùng đồng bằng lớn là
châu thổ Sông Hồng ở phía bắc và Sông Cửu long ở phía nam, có hai dãy núi lớn là
Hoàng liên sơn và Trường sơn với nhiều vùng có độ cao trên 2.000m và các cao
nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc Châu - Sơn La, Gia Lai - Kon Tum - Đắc Lắc, Di
Linh vv. Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng lượng bức
xạ đạt 110 - 120 calo/cm2/năm, nhiệt độ trung bình hằng năm khác nhau giữa miền
Bắc (23,40C - Hà Nội) và miền Nam (270C - TP Hồ Chí Minh), lượng mưa trung
bình hàng năm vượt 1500mm nhưng phân bố không đều trong năm, lượng mưa
thường lớn hơn 2 lần lượng nước bốc hơi. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh ở miền Bắc (từ vỹ tuyến 18 trở ra) và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Nam.
Các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậu đa dạng như vậy dẫn đến Việt Nam có
thảm thực vật phong phú, từ rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rậm nhiệt đới
mưa mùa nửa rụng lá, đến rừng á nhiệt đới ẩm thường xanh, á nhiệt đới hơi khô, sa
van nhiệt đới khô, rừng ngập mặn, rừng lá kim, rừng lùn núi cao vv.
Việt Nam còn là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hoá, trong đó
quan trọng nhất là hai luồng văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ [76], là ngôi nhà chung
của 54 dân tộc, thuộc 3 họ ngôn ngữ và 8 nhóm khác nhau là Việt-Mường, Môn-
Khme, Tày-Thái, H'mông-Dao, Kha đai, Malayo-polynesian, Hán, Tạng-Miến [25],
[96]. Trong đó cộng đồng người Việt (Kinh) có dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở
các vùng châu thổ. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, nơi
chiếm đến 3/4 diện tích đất nước, có thành phần đa dạng, bao gồm các nhóm dân tộc
Tày-Thái, H'mông-Dao, Tạng - Miến vv. Ở miền núi phía bắc hiện còn bà con đang
sinh sống Ở nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Các nhóm dân tộc sinh
sống ớ miền Trung và miền Nam thuộc nhánh ngôn ngữ Môn-khmer có bà con sinh
sống ở Lào, Campuchia, Thái Lan vv Nhóm các dân tộc sinh sống dọc ven biển
miền Trung và Tây Nguyên có quan hệ họ hàng với những dân cư đang sinh sống ở
Malaysia và Indonesia [25]. Các dân tộc sinh sống ở Việt Nam tạo nên một hình ảnh
thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ phong tục, tập quán,
niềm tin và tri thức sử dụng cây cỏ khác nhau.
Với điều kiện tự nhiên và xã hội như vậy, Việt Nam là một trong những quốc
gia có tính đa dạng sinh vật cao với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao [33]. Cũng
như sự phong phú về tri thức sử dụng cây cỏ. Trong số đó có khoảng 6.000 loài cây
hoang dại hữu ích [17] được sử dụng làm thuốc, rau ăn, lấy gỗ, nhuộm.vv Khoảng
3.200 loài cây cỏ và nấm đã được ghi nhận là có giá trị hay có tiềm năng làm thuốc
15
[16]. Nguồn tài nguyên cây cỏ tập trung chủ yếu ở 6 trung tâm đa dạng sinh vật trong
cả nước là (i) Đông bắc, (ii) Hoàng Liên Sơn, (iii) Cúc Phương, (iv) Bạch Mã, (v)
Tây Nguyên, ( vi ) Cao nguyên Đà Lạt [19].
1.1.2.2. Hoạt động bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích ở Việt Nam
* Ban hành các chính sách và luật pháp liên quan:
Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ
thiên nhiên bằng việc ban hành nhiều luật lệ và chính sách nhằm bảo vệ thiên nhiên
và môi trường như sắc lệnh bảo vệ rừng (1972), Chiến lược bảo tồn (1985), Kế
hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991- 2000
(1991).vvv
Trong bối cảnh môi trường và nguồn tài nguyên sinh vật đang bị đe dọa trên
khắp thế giới, cần thiết phải xây dựng chiến lược và chương trình hành động ớ mức
toàn cầu, định hướng cho các quốc gia xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động
riêng của mình. Sau hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và phát triển ở Reo
de Janeiro (1992), nhà nước đã phê chuẩn "Công ước Đa dạng sinh học" (1994), xây
dựng "Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam" (1995) [19].
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của Việt Nam (12/8/1991) nhấn mạnh, việc
khai thác các loại thực vật rừng, săn bắt động vật rừng phải tuân theo quy định của
Nhà nước về quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng. Những loại thực vật rừng,
động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt. [67]
Năm 1997, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành "Quy chế
quản lý và Bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật". trong đó nội dung
công tác quản lý về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen bao gồm: (i) điều tra, khảo sát và thu
thập các nguồn gen. (ii) bảo tồn lâu dài và an toàn các nguồn gen đã thu thập được,
(iii) đánh giá các nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học cụ thể, (iv) tư liệu hoá nguồn
gen (sau khi đã được đánh giá), (v) trao đổi thông tin tư liệu và nguồn gen, đồng thời
định hướng "Đối tượng cần được đưa vào bảo tồn bao gồm: (i) ưu tiên các nguồn gen
quí, hiếm, đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ bị mất, (ii) các nguồn gen đã
được đánh giá chỉ tiêu sinh học, (iii) các nguồn gen cần cho công tác nghiên cứu lai
tạo giống và phục vụ đào tạo, (iv) các nguồn gen được nhập từ nước ngoài đã được
ổn định và thuần hoá ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả phòng, trừ sinh
vật gây hại tài nguyên thực vật, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại,
bền vững, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng hệ sinh
16
thái. Ngày 25 tháng 7 năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 10 đã ban hành
Pháp lệnh số 36/2001/PL-UBTVQH10 quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
[85]. Ngày 24 tháng 3 năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 đã ban hành
Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen
cây trồng; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, công nhận,
bảo hộ giống cây trồng mới; bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn
giống, rừng giống; sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; quản lý chất lượng giống
cây trồng. [86] Cũng trong năm 2004 Quốc hội khóa 11 đã thông qua Luật Bảo vệ và
phát triển rừng (thay thế Luật ban hành năm 1991), sau đó Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng [20]. Luật
Đa dạng sinh học đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2009 [69] Đây là những văn bản pháp lý quan trọng đối với
công tác bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nói chung,
cũng như đối với nguồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích tại Việt Nam.
Đã có 138 loài, thuộc 60 họ, 3 ngành thực vật bậc cao đã được xác định thuộc
diện quí hiếm hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau (dựa trên bộ
tiêu chuẩn phân hạng cũ của IUCN), trong đó có 23 loài thuộc diện nguy cấp (E), 21
loài sắp bị nguy cấp (V), 53 loài thuộc diện hiếm (R), 36 loài thuộc diện bị đe dọa
(T) và 5 loài chưa được biết đầy đủ; 102 loài thực vật hoang dại hữu ích đã được
pháp luật bảo vệ bằng cách đưa vào "Sách đỏ Việt Nam" (SĐVN) [7]; 60 loài đã
được bảo tồn bằng hình thức ex situ tại các VTV, vườn thực vật hoang dại hữu ích
trong nước [75].
Mặc dù vậy, công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật hoang dại hữu
ích ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ chính sách và luật pháp. Mối
quan hệ quản lý tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích giữa ngành với ngành, với
quản lý lãnh thổ chưa thoả đáng. Theo các văn bản, việc xác định nhu cầu dược liệu,
lập kế hoạch nuôi trồng hàng năm do ngành Y tế chịu trách nhiệm, nhưng công tác
điều tra cơ bản, trồng trọt lại do ngành Nông - Lâm nghiệp thực hiện. Thực vật
hoang dại hữu íchtồn tại và phát triền cùng với hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông
nghiệp và nông thôn trong khi đó rừng, đất rừng, đất nông nghiệp lại thuộc quyền
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, của chính quyền tỉnh, thành
phố. Thực tế chưa thật rõ ai quản lý tài nguyên thực vật có ích.
* Nghiên cứu cơ bản tài nguyên thực vật có ích:
17
Hoạt động nghiên cứu cơ bản được thực hiện từ sớm ở Việt Nam đặc biệt là
sau ngày hòa bình lập lại, ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu, hệ thống trạm
nghiên cứu, các lương y vv. Ngày nay, hoạt động nghiên cứu cơ bản được thực hiện
ở 45 cơ sở nghiên cứu khác nhau, bao gồm trường đại học, viện nghiên cứu, trung
tâm nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, vv Trong đó có 16 cơ sở có chức năng
nghiên cứu trực tiếp đến tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích [125]. Nội dung
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào điều tra da dạng sinh vật, tư liệu hoá, nghiên cứu
đặc tính sinh vật và sinh thái, tác dụng dược lý, hoá thực vật và sàng lọc thực vật có
ích. Phần lớn các nghiên cứu là để khai thác và phát triển.
Trong các đợt điều tra sưu tầm được thực hiện trong giai đoạn từ 1961 đến
nay, đã phát hiện 3.800 loài thực vật có tác dụng làm thực phẩm chức năng và làm
thuốc [8]. Trong số đó có đến 3/4 là các loài cây mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở
các vùng rừng núi, đồi và trung du [15]. Đồng thời, cũng có khoảng 300 loài thuộc
hơn 40 họ thực vật đã được nhập vào Việt Nam từ nhiều vùng khác nhau trên thế
giới. Trong số đó có khoảng 70 loài có thể sinh trưởng và phát triển, trên 20 loài đã
trở thành cây thuốc như Đương qui, Sinh địa, Bạch chỉ, Bạch truật, Vân mộc hương,
Bạc hà.vv [5].
Tại Hội thảo về "Xây dựng mạng lưới hoạt động giữa các tổ chức hoạt động
trong các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích"
[49],[51],[125], các thành viên của nhóm bảo tồn đã đề xuất một kế hoạch hành động
tập trung vào các hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh vật, điều kiện sinh thái, xác
định các mối nguy cơ, xác định loài ưu tiên bảo tồn, các vấn đề chính sách và luật
pháp, đào tạo và tăng cường năng lực và nghiên cứu các mẫu hình bảo tồn nguyên vị.
* Hoạt động bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích:
+ Bảo tồn nguyên vị :
Bảo tồn nguyên vị đã sớm được quan tâm ở Việt Nam bằng việc thành lập khu
Rừng cấm Cúc Phương từ năm 1962 và chính thức thành Vườn quốc gia Cúc
Phương vào năm 1966. Đến nay (tháng 8/2010) Việt Nam có 30 vườn quốc gia, 69
khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan VH-LS-MT, 20 Khu Rừng Nghiên
cứu thực nghiệm khoa học đã được thành lập ở các vùng sinh thái khác nhau trên
toàn quốc, với tổng diện tích khoảng 2.97 triệu ha, chiếm khoảng 9% diện tích lãnh
thổ [2].
Với chức năng bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, thực vật hoang dại hữu ích
trong các VQG có thể an toàn hơn. Tuy nhiên các VQG và KBTTN mới quan tâm
18
bảo vệ tổng thể hệ sinh thái, chú trọng nhiều tới tầng cây gỗ, chưa chú ý đến các sản
phẩm rừng phi gỗ, nhiệm vụ bảo tồn thực vật hoang dại hữu ích chưa được đặt ra cụ
thể, tài nguyên thực vật hoang dại hữu íchchưa được khảo sát, kiểm kê đầy đủ, việc
kiểm soát và bảo vệ thực vật hoang dại hữu íchcòn bị xem nhẹ [6].
Thực hiện "Kế hoạch hành động da dạng sinh học của Việt Nam", nhà nước
đã phê duyệt đề án "Xây dựng hệ thống quốc gia bảo tồn đa dạng sinh học nguồn cây
thuốc cổ truyền", do Viện Dược liệu chủ trì. Dự án đã được triển khai từ năm 1996
tại các địa phương là Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn - Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch
Mã, Cát Tiên với nội dung là: (i) khảo sát, kiểm kê cây làm thuốc, xác định tình trạng
quí hiếm và tiến hành bảo tồn in situ, (ii) phối hợp xây dựng VTV trong vườn quốc
gia, (iii) khảo sát phương thức vừa bảo tồn vừa khai thác hợp lý và phát triển tài
nguyên cây thuốc [15].
Trong giai đoạn từ 1997-2000, dự án "Bảo tồn nguồn tài nguyên cây hoang dại
hữu ích ở Vườn quốc gia Tam Đảo” (do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển cây thuốc
Dân tộc Cổ truyền (CREDEP), Tổ chức các Vườn thực vật Quốc tế (BGCI) và Vườn
quốc gia Tam Đảo thực hiện) đã tiến hành kiểm kê thực vật có ích, xác định mức bảo
tồn, phân bố và điều kiện sinh thái của thực vật hoang dại hữu ích ở Vườn quốc gia
Tam Đảo. Kết quả là đã xác định được 361 loài thực vật có ích, trong đó có 25 loài ưu
tiên bảo tồn. Dự án cũng nghiên cứu phương pháp nhân giống bằng hom của 11 loài
thực vật hoang dại hữu ích [22],[62].
Trong thời gian từ 1999-2000, dự án "Bảo vệ đa dạng sinh học cây hoang dại
hữu ích ở VQG Ba Bể (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc Cổ
truyền (CREDEP) và Vườn quốc gia Ba Bể thực hiện) đã tiến hành kiểm kê thực vật
có ích, xác định ưu tiên bảo tồn và nghiên cứu giâm hom thực vật hoang dại hữu ích
của cộng đồng người Tày. Kết quả là đã xác định được 432 loài thực vật có ích, trong
đó có 12 loài ưu tiên bảo tồn [124].
+ Bảo tồn chuyển vị
So với bảo tồn nguyên vị, bảo tồn chuyển vị được quan tâm và thực hiện
muộn hơn. Đề án "Lưu giữ nguồn gen, giống cây thuốc và cây tinh dầu làm thuốc"
(do Viện Dược liệu chủ trì) đã được phê duyệt và thực hiện từ năm 1988 đến nay với
sự tham gia của 14 đơn vị, cơ quan khác nhau trong toàn quốc [6] và đã xây dựng
được mạng lưới các cơ quan bảo vệ nguồn gen và giống thực vật hoang dại hữu ích ở
11 cơ sở khoa học với 250 loài được trồng bảo tồn, theo dõi, đánh giá, trao đổi, cung
19
cấp giống cho nhu cầu nghiên cứu, sản xuất. Đề án đã đề xuất 500 loài thực vật
hoang dại hữu ích cần ưu tiên bảo tồn trong giai đoạn 2001-2005 [87].
Đã có 12 loài thực vật hoang dại làm thực phẩm chức năng và làm thuốc
thuộc diện quí hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau được nghiên
cứu về mặt sinh học và trồng thử là Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), Biến
hoá (Asarum caudigerum), Hoàng liên gai (Berberis iulianae. B. wallichiana),
Hoàng đằng (Fibraurea tincroria), Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất
hoang (Panax stipuleanatus), Hoàng tinh vòng (polygonatum kingianum), Ba gạc
(Rauvolfia verticillata), Thông thảo (Tetrapanax papyriferus), Các loài này có triển
vọng đưa vào bảo tồn ex situ [15],[74].
Bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích ngoài các khu vực được bảo vệ
(Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) cũng đã được thực hiện bước đầu trong dự
án "Bảo tồn đa dạng sinh vật rừng Ở Phú Lương - Thái Nguyên" thời gian từ 1997-
1999 (do Hiệp hội nghiên cứu và Hỗ trợ môi trường Australia (AREA) và CREDEP,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thực hiện), Dự án đã tiến hành kiểm kê thực
vật hoang dại hữu ích và nghiên cứu giâm hom 14 loài cây thuốc và thực phẩm.
Nhìn chung, công tác bảo tồn tài nguyên thực vật hoang dại hữu ích đã được
quan tâm sớm ở Việt Nam nhưng còn lẻ tẻ ở các cơ quan và đơn vị nghiên cứu khác
nhau. Trong công tác quản lý, việc ban hành, triển khai, cụ thể hoá các văn bản còn
chậm, kể cả trong việc triển khai các công ước quốc tế đã được ký kết: chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và chỉ đạo thống nhất, mối quan hệ giữa ngành y
tế, nông nghiệp và lâm nghiệp mới tồn tại trên văn bản. Về phương pháp luận và
cách tiếp cận, hầu hết các hoạt động bảo tồn mới tập trung vào một số vấn đề của
khía cạnh tự nhiên như đa dạng sinh vật, tư liệu hoá.vv Trong khi đó còn ít nghiên
cứu về điều kiện sinh thái, trữ lượng, khả năng gây trồng, tri thức bản địa vv của
các loài cây hoang dại làm thực phẩm và làm thuốc, chưa quan tâm đến các khía
cạnh xã hội, nhân văn, chưa huy động được sự tham gia của các cộng đồng. Phương
pháp nghiên cứu còn đang được các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học tìm tòi
và thử nghiệm.
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT HOANG DẠI HỮU ÍCH
1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED), họp tại Rio
de Janero năm 1992, đã nhận thức được tầm quan trọng của các loài thực vật hoang
dại hữu ích phi gỗ nằm trong nhóm các sản phẩm “lâm sản ngoài gỗ” (LSNG), từ đó
20
thông qua Chương trình nghị sự 21 và các nguyên tắc về rừng, đã xác định LSNG là
một đối tượng quan trọng, một nguồn lợi môi trường cho phát triển lâm nghiệp bền
vững cần được chú nhiều hơn nữa. Từ đó đến nay, việc phát triển LSNG được các
nhà khoa học bàn luận sôi nổi, cả trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận lẫn thực tiễn sản
xuất.
1.2.1.1. Một số nghiên cứu về nhân giống
Theo cuốn Hướng dẫn bảo tồn thực vật hoang dại hữu ích của WHO, IUCN
và WWF. Nhân giống thực vật hoang dại hữu ích là một hoạt động quan trọng trong
công tác bảo tồn, nhằm tạo giống thực vật hoang dại hữu ích phục vụ hoạt động
trồng trọt, bảo tồn chuyển vị, bảo tồn nguyên vị, phục tráng giống thực vật hoang dại
hữu ích vv
Nhân giống bằng hom (Cutting propagation): là một phương pháp nhân giống
sinh dưỡng với hom là một đoạn thân, cành, rễ được đặt trong điều kiện môi trường
thích hợp sẽ phát triển rễ bất định và mọc thành cây độc lập [98]. Đây là một hình
thức nhân giống sinh dưỡng, dựa trên khả năng sinh sản sinh dưỡng của cây, trên cơ
sở phân bào nguyên nhiễm. Tế bào mẹ sinh ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống
hệt mình. Do vậy sinh sản sinh dưỡng duy trì được các đặc tính di truyền của cơ thể
mẹ và ổn định qua nhiều thế hệ. Phương pháp này được áp dụng để duy trì các dòng
vô tính để tăng số lượng các cá thể cây hiếm hay duy trì các genotyp quan trọng của
cây mẹ [22],[98].
Nhân giống bằng hom đã được các nhà làm vườn và trồng cây cảnh ở các nơi
khác nhau trên thế giới sử dụng từ lâu đời và áp dụng trong sản xuất lâm nghiệp cách
đây hàng trăm năm, được nghiên cứu ở các nước trên thế giới như Liên Xô (cũ),
Trung Quốc, Thuỵ Điển, Australia, Pháp, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản,
Công Gô vv… đặc biệt từ khi con người tổng hợp được các chất điều hoà sinh
trưởng nhân tạo [80], [81], [90].
Ở Liên Xô (cũ) việc nhân giống bằng hom đã được tiến hành trên 50 năm
trước, đã thí nghiệm nhân giống 260.000 hom của 240 loài cây thuộc 55 họ, 111 chi
trong đó có 47 loài lá kim, 113 loài lá rộng cho các loài cây rừng, cây làm cảnh, làm
thuốc, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tại Thụy Điển, hàng năm công ty Hylles hog
sản xuất 4.000.000 cây hom Vân sam. Năm l993 vườn ươm Toolara tại bang
Quensland (Australia), sản xuất 700.000 cây hom thông lai. Nhật Bản hàng năm sản
xuất 49 triệu hom cây Lãnh sam. Ở Trung Quốc, chi riêng với nghiên cứu sản xuất
chế phẩm ABT, người ta đã nghiên cứu thực nghiệm 1.270 loài cây gỗ, cây ăn quả,
21
cây hoa, cây nông nghiệp, thực vật có ích vv… Riêng Quảng Đông (Trung Quốc) có
4 xưởng sản xuất cây bằng hom, trong đó có 3 xưởng cấp huyện, đạt công suất 1
triệu cây/năm [83]. Tại Malaysia, 75 loài cây họ Quả hai cánh đã được nhân giống
bằng hom. Tại Thái Lan, 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổi có thể sản xuất 200.000 cây
hom đủ trồng 400-500 ha rừng [57].
1.2.1.2. Một số nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Khi nghiên cứu và thử nghiệm các kỹ thuật gây trồng đối với các loài thực vật
hoang dại hữu ích bản địa, các nhà nghiên cứu thường phải quan tâm tìm hiểu rất kỹ
về đặc điểm sinh thái nơi phân bố của loài cây đó trong tự nhiên, nghiên cứu đặc
điểm sinh trưởng và phát triển của nó tương ứng với sự biến động các yếu tố sinh
thái trong điều kiện cụ thể ngoài thực địa. Với nhiều loài thực vật nhiệt đới, các yếu
tố sinh thái chi phối quan trọng có thể kể đến như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không
khí, tính chất đất đai (hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng, độ dày tầng đất, thành phần
cơ giới đất, độ pH, mùn, ẩm độ đất… ). Đây chính là cơ sở khoa học quyết định
thành công của các nghiên cứu vườn hóa thực vật hoang dại hữu ích bản địa.
Theo Odum E.P. (1983) [115] Với các loài cây thân gỗ và cây bụi sống nhiều
năm trong các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhu cầu về ánh sáng thường thay đổi
qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là yếu tố sinh thái hết sức quan trọng
góp phần quyết định đến sự phân bố, khả năng sinh trưởng, phát triển và tạo ra năng
suất sinh vật học của cây. Cùng với ánh sáng thì các đặc điểm về tính chất đất đai,
đặc biệt là hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong đất cũng đóng vai trò chi phối
quan trọng đến khả năng cho năng suất của cây. Chính vì vậy nghiên cứu về ảnh
hưởng của yếu tố ánh sáng, đất đai và phân bón tới sinh trưởng, phát triển của cây là
những nội dung không thể thiếu trong nỗ lực nghiên cứu bảo tồn và phát triển các
loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa.
Ánh sáng là một trong những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến cây
trồng. Nó ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sống của cây như quá trình quang
hợp, sự hút khoáng, vận chuyển các chất trong cây, sự thoát hơi nước, từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Nhà sinh lý học thực vật
người nga Timiriazep đã nói: “Hạt diệp lục là tiêu cự trong không gian một đầu kéo
theo năng lượng ánh sáng mặt trời, đầu kia bắt nguồn với mọi hoạt động sống của
sinh vật”. Ông đã phát hiện ra vai trò tích cực của hạt diệp lục ở cây xanh, đó là loại
vật chất thường xuyên hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, đồng hoá khí CO2 và
22
nước tạo ra các vật chất hữu cơ. Cây xanh hấp thụ các tia sáng một cách chọn lọc,
chủ yếu các tia trong nhóm ánh sáng trông thấy ( = 0,39 - 0,76∝m). [72]
Kết quả nghiên cứu của Học viện Timiriazep cho thấy khi cây cải bắp sinh
trưởng đầy đủ dùng phương pháp nhân tạo rút ngắn thời gian chiếu sáng còn
10h/ngày trong 3 năm liên tục cây cải bắp không ra hoa. Đối với cây sắn là cây cần
ánh sáng ngày ngắn nên trong điều kiện ngày ngắn sẽ thuận lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển của củ. Còn trong điều kiện ngày dài sẽ làm tăng số lượng củ, thuận lợi
cho sự phát triển cành lá nhưng không thuận lợi cho củ lớn lên. Trong điều kiện thiếu
ánh sáng không ảnh hưởng đến sự ra lá của chuối nhưng nếu thiếu hoàn toàn phiến lá
có màu trắng nhạt, bẹ lá vươn dài nhanh. Điều kiện trong vườn chuối thiếu ánh sáng
cây sẽ vươn cao, nếu cường độ ánh sáng quá mạnh và đột ngột sẽ làm bỏng chỗ cong
của cổ buồng và quả chuối.[36]
Theo kết quả nghiên cứu của (V.A.A. lecxcếp, 1973) [36] đã cho thấy khi tuổi
lớp cây tái sinh tăng lên thì nhu cầu ánh sáng của nó cũng tăng theo. Các loại cây ưa
sáng yêu cầu ánh sáng lớn hơn, tái sinh của các loại cây này sẽ chết ở điều kiện ánh
sáng 10 - 12% ở tuổi nhỏ (dưới 2 tuổi) và điều kiện ánh sáng 25 - 30% ở tuổi lớn hơn
(5-10 tuổi).
Thực tế đã chứng minh những cây mọc lẻ hoặc mọc ở bìa rừng sẽ ra hoa kết
quả sớm hơn, số lượng và chất lượng hạt quả cao hơn. Ngay ở trên cùng một cây
cũng vậy ở phần phía trên tán thường cho quả hoa nhiều và tốt hơn (to nặng và chín
đều). Do ánh sáng kìm hãm sự nảy mầm của hạt nên có nơi người ta đã cất trữ hạt
bằng cách dùng ánh sáng mạnh để giảm khả năng nảy mầm của hạt trong mỗi giới
hạn thời gian nhất định (Vũ Trung Tạng, 2003) [73].
Từ những nhận thức về tầm quan trọng của các loài thực vật hoang dại hữu
ích bản địa, nên chúng đã được chú ý phát triển trong các chiến lược phát triển ở
nhiều Quốc gia như Trung quốc, Ấn Độ, Pêru, Indonesia,… và đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nước đặc biệt là các nước có nguồn tài
nguyên rừng nhiệt đới để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, các công trình tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như phân loại, đánh giá
vai trò, giá trị kinh tế, xã hội và môi trường, công dụng, kỹ thuật gây trồng, thị
trường,…. như các công trình của Mendelsohn (1989); Heinzman (1990); Falconer
(1993)… Đa số các công trình đều khẳng định các loài thực vật hoang dại hữu ích
bản địa có vai trò quan trọng, cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây
23
dựng… đồng thời là nguồn thu nhập lớn (khoảng 20 – 30% cơ cấu thu nhập) của
các hộ gia đình miền núi ở các nước này [24].
Nhìn chung, việc nghiên cứu về phân loại, mô tả hình thái, sinh thái, công
dụng, tầm quan trọng cũng như đánh giá các mô hình gây trồng và phát triển các loài
thực vật hoang dại hữu ích trên thế giới đã có nhiều kết quả. Các kết quả đều khẳng
định việc gây trồng, phát triển, sử dụng hợp lý và bền vững thì những loài hoang dại
hữu ích này sẽ có vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập cho người dân miền núi, góp
phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định
xã hội đồng thời đóng góp rất lớn trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng.
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Các tư liệu, tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan đến các loài thực
vật hoang dại hữu ích bản địa hiện nay phần lớn giới thiệu về sự đa dạng, khái niệm,
phân loại, vai trò, giá trị sử dụng và kỹ thuật gây trồng cho một số loài cây chủ yếu,
điển hình là một số công trình nghiên cứu phân theo các vấn đề sau đây:
1.2.2.1. Nghiên cứu về sinh thái, phân loại và bảo tồn
Nhận thức được tầm quan trọng của các loài thực vật hoang dại hữu ích bản
địa, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Lecomte - một nhà nghiên cứu của Pháp đã
đề cập, xác định được nhiều loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa có giá trị trong
cuốn “Thực vật chí đại cương Đông Dương” trong đó có ở Việt Nam.[108]
Đỗ Tất Lợi (1991) [53] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - tái
bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa
làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay.
Theo Hà Thu Chử (1996) [21] tới nay Việt Nam đã thống kê được 5 chi và 30
loài cây song bao gồm: Chi mây nếp (Calamus) có 19 loài và 1 loài phụ; chi hèo
(Daemonrops) có 4 loài; chi phướn (Korthalsia) có 2 loài; chi mây rúp (Myriapis) có
1 loài; chi song lá bạc (Plectocomia) có 2 loài và chim song voi (Plecomomiopsis) có
1 loài. Ngoài ra tác giả và các cộng sự [21] đã đưa ra định nghĩa, phân loại các loài
thực vật hoang dại hữu ích bản địa, giới thiệu về một số nhóm các loài thực vật
hoang dại hữu ích bản địa có giá trị ở Việt Nam, tổ chức và quản lý các loài thực vật
hoang dại hữu ích bản địa, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển các
loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa
Theo Triệu Văn Hùng và cộng sự (2007) [40] ở Việt Nam có thể có đến 200
loài tre trúc, bước đầu xác định có 22 chi với 122 loài đã được giảm định tên, trong
đó có rất nhiều loài có giá trị sử dụng và kinh tế cao cần được nghiên cứu phát triển.
24
Tác giả đã giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng về phân bổ, đặc điểm hình thái, sinh
thái và công dụng để làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001) [57] cũng đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái
phân bổ và công dụng của 194 loài tre ở Việt Nam và 3 giống: Bát độ, Điềm trúc và
Tạp giao có xuất xứ từ Trung Quốc.
Triệu Văn Hùng cùng các tác giả khác (2007) [40], đã mô tả hình thái, phân
bố, công dụng, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản của 299 loài thực
vật hoang dại hữu ích bản địa. Trong đó phân ra thành 6 nhóm: Nhóm cây có sợi (35
loài tre nứa, 2 loài mây và 8 loài khác); Nhóm cây làm thực phẩm (40 loài cây ăn
được, 12 loài nấm); Nhóm thực vật làm thuốc (76 loài); Nhóm cây cho dầu nhựa (60
loài); Nhóm Tanin, thuốc nhuộm (19 loài); Nhóm cây bóng mát (23 loài cây hoa, 13
loài cây cảnh, 11 loài cây cảnh và cây bóng mát thân gỗ).
1.2.2.2. Nghiên cứu về nhân giống
Ở Việt Nam, nhân giống bằng hom cây lâm nghiệp và cây ăn quả một cách có
hệ thống mới được tiến hành vài thập kỷ nay tại hầu hết các trường đại học, viện
nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, cơ sở sản xuất, vườn quốc gia vv Từ những
năm 1986 đến nay, Phòng nghiên cứu giống cây rừng (nay là Trung tâm nghiên cứu
nhân giống thuộc Phân viện lâm nghiệp Miền Nam), Trung tâm Phát triển Lâm
nghiệp Phù Ninh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu giống cây
trồng (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp) đã tiến hành nghiên cứu giâm hom các loài
phục vụ công tác trồng rừng như Bạch đàn, Thông, Lõi thọ, Sở, Mỡ, Phi lao, Giáng
hương, keo giậu và một số cây thuộc họ Quả hai cánh như Dầu rái, Sao đen, vv
[43], [44], [45], [47], [57]; một số loài quí hiếm như Pơ mu, Bách xanh, Tùng, thông
đỏ, Tùng tháp, vv…[41],[42],[48],[56],[89] ; cây cảnh như Đỗ quyên, Hải đường
Chè rừng, Dạ hợp vv [22], [89]; cây hoang dại hữu ích bản địa như Tai chua, Dọc,
Trám đen, Rau sắng, Giâu gia đất…[22].
Nhờ có các nỗ lực nghiên cứu trên, hiện nay Việt Nam đã có thể nhân giống
bằng hom một số loài ở quy mô sản xuất lớn cây lâm nghiệp như Bạch đàn trắng,
Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông đuôi ngựa, Mỡ, Sở, Phi lao vv [83], cây công
nghiệp như Chè, Cà phê, Ca cao, vv.[84] và một số cây ăn quả cũng như cây cảnh
khác phục vụ công tác bảo tồn, phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển kinh tế tại các
nông trại, vườn hộ gia đình vv
Nhân giống bằng hom có tiềm năng và tầm quan trọng lớn vì nó góp phần
nhân nhanh các vật liệu nhân giống quí, hiếm, nguồn gen của các loài bị khai thác