Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Đặc điểm kí của vũ bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 136 trang )

ĐẶC ĐIỂM KÍ CỦA VŨ BẰNG
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI KÍ VÀ TÁC GIẢ VŨ BẰNG...........................................3
1.1. Khái quát về thể loại kí..................................................................................................................3
1.1.1.
Khái niệm kí văn học.............................................................................................................3
1.1.2.
Đặc trưng thể loại kí..............................................................................................................3
1.2. Khái quát về tác của Vũ Bằng và kí của Vũ Bằng.........................................................................4
1.2.1.
Tác giả Vũ Bằng....................................................................................................................4
1.2.2.
Thể loại kí trong sáng tác của Vũ Bằng.................................................................................7
CHƯƠNG 2.
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG KÍ CỦA VŨ BẰNG.................................................................8
2.1. Bức tranh thiên nhiên và nét đẹp văn hố dân tộc.........................................................................8
2.1.1.
Bức tranh thiên nhiên trong kí của Vũ Bằng.........................................................................8
2.1.2.
Vẻ đẹp văn hố dân tộc trong kí của Vũ Bằng....................................................................19
2.1.2.1.
Các lễ hội truyền thống................................................................................................19
2.1.2.2.
Những tín ngưỡng truyền thống...................................................................................23
2.1.2.3.
Văn hoá ẩm thực..........................................................................................................26
2.2. Hồi ức về những câu chuyện đời tư.............................................................................................51
2.2.1.
Nghề làm báo và hồi ức về một thời....................................................................................51
2.2.2.


Hồi ức về hành trình cai nghiện...........................................................................................57
2.3. Sự xuất hiện đa dạng của cái tôi tác giả.......................................................................................62
2.3.1.
Cái tôi tự hào, kiêu hãnh......................................................................................................62
2.3.2.
Cái tơi hồi niệm về cuộc đời..............................................................................................66
2.3.3.
Cái tơi cơ đơn, lạc lồi.........................................................................................................71
2.3.4.
Cái tơi tội lỗi, hổ thẹn..........................................................................................................73
2.3.5.
Cái tơi chân thật, dũng cảm.................................................................................................76
CHƯƠNG 3.
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KÍ VŨ BẰNG...................................................................78
3.1. Nghệ thuật xây dựng hình tượng.................................................................................................78
3.1.1.
Hình tượng nhân vật............................................................................................................78
3.1.2.
Hình tượng tác giả...............................................................................................................87
3.1.3.
Hình tượng không gian, thời gian........................................................................................91
3.1.3.1.
Không gian nghệ thuật.................................................................................................91
3.1.3.2.
Thời gian nghệ thuật....................................................................................................93
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật.............................................................................................95
3.2.1.
Ngôn ngữ nghệ thuật............................................................................................................95
3.2.1.1.
Sử dụng linh hoạt hệ thống từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ ghép................95

3.2.1.2.
Cách sử dụng linh hoạt, hài hòa các kiểu câu..............................................................96
3.2.1.3.
Việc sử dụng nhiều từ mượn mang tính hiện đại, mới mẻ..........................................99
3.2.1.4.
Ngơn ngữ giàu tính tạo hình, giàu cảm xúc, đậm chất thơ và mang tính triết lí sâu sắc.
100
3.2.1.5.
Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ.........................................................................103
3.2.2.
Giọng điệu nghệ thuật........................................................................................................110
3.2.2.1.
Giọng điệu tâm tình...................................................................................................111
3.2.2.2.
Giọng điệu triết luận..................................................................................................112
3.2.2.3.
Giọng điệu châm biếm...............................................................................................113
3.3. Kết cấu.......................................................................................................................................116
3.3.1.
Kết cấu theo luận đề - kiểu kết cấu lắp dựng, mảnh ghép.................................................116
3.3.2.
Kết cấu theo dòng hồi ức nhân vật – kiểu kết cấu tâm trạng.............................................119
3.3.3.
Kết cấu theo trình tự biên niên kết hợp suy tưởng, liên tưởng..........................................121
3.4. Sự xuất hiện yếu tố liên văn bản trong tác phẩm kí...................................................................123
KẾT LUẬN................................................................................................................................................126

0



PHỤ LỤC..................................................................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................130

1


MỞ ĐẦU
Vũ Bằng là một cây bút hoạt động trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh v ực nào ông
cũng gặt hái được được những thành công nhất định. Riêng ở lĩnh vực sáng tác văn
học, ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều các th ể lo ại khác
nhau. Trong đó, Vũ Bằng thành cơng với thể loại kí hơn cả. Những tác phẩm kí
của ơng ln tạo được tiếng vang lớn trong lịng độc giả bởi nó ph ản ánh m ột cách
chân thực, khách quan về bức tranh thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân t ộc, h ồi ức
về những câu chuyện đời tư của tác giả,...
CHƯƠNG 1.
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI KÍ VÀ TÁC GIẢ VŨ BẰNG

Khái quát về thể loại kí

1.1.1. Khái niệm kí văn học
Kí là một thể loại văn học năng động, linh hoạt, là loại hình văn xi tự s ự
đặc biệt quan tâm đến những biểu hiện có thật trong đời sống (sự kiện, bối cảnh
biến cố lịch sử - xã hội – văn hóa) với sự bộc lộ trực tiếp cá tính sáng tạo nhận thức
và tham vọng tham dự vào đời sống xã hội của nhà văn.
Trong Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên): “Kí văn học là một thể loại
cơ động, linh hoạt nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thể trực ti ếp nh ất,
ở những nét sinh động và tươi mới nhất. Tác phẩm kí vừa có khả năng đáp ứng
những u cầu bức thiết của thời đại đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa sâu

sắc của nghệ thuật”.
Trong 150 thuật ngữ văn học (Lại Nguyên Ân) định nghĩa “Kí là tên gọi
chung của một nhóm thể tài nằm giao nhau giữa văn học và ngồi văn học (báo
chí, ghi chép,...) chủ yếu là văn xi tự sự. Kí khác với truy ện ở ch ỗ trong tác
phẩm kí khơng có một xung đột thống nhất. Phần khai tri ển c ủa tác ph ẩm ch ủ y ếu
mang tính miêu thuật”.
Như vậy dù ở góc nhìn nào ta thấy các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến
đặc trưng của kí là một loại văn tự sự thiên về ghi chép sự thật ng ười th ật, vi ệc
thật, chính luận thời sự.
1.1.2. Đặc trưng thể loại kí
2


Kí trần thuật “người thật việc thật có tính nghệ thuật”. Người th ật vi ệc th ật
tự thân nó đã hàm chứa những ý nghĩa thẩm mĩ . Đó là cơ sở lựa chọn, khai thác
những nội dung có ý nghĩa thẩm mĩ nhân sinh. Kí địi hỏi xác th ực m ột cách t ối đa
nhưng khơng có nghĩa đi ra ngoài quỹ đạo của sáng tạo nghệ thuật. Các tác ph ẩm
kí khơng thể viết sự thật một cách tuyệt đối. Giá trị thẩm mĩ của các tác ph ẩm kí
được tạo nên bởi các sự việc có thật kết hợp cùng những chi tiết hư c ấu, cách t ổ
chức sắp xếp của nhà văn và những suy nghĩ liên tưởng phong phú giàu tính liên
tưởng của tác giả.
Trong kí, cái tơi của tác giả có vai trò đặc biệt quan trọng và đa dạng. Tác
giả vừa là nhân vật – nhân chứng cho các sự kiện đời sống và là nhân tố tổ chức,
xâu chuỗi các sự kiện, chi tiết, vừa là người bàn bạc đánh giá về đối tượng phản
ánh, bộc lộ quan điểm và cảm xúc cá nhân. Nhân vật trong kí là nhân chứng của
hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm giúp tác phẩm có thính xác th ực,
đáng tin cậy. Tác giả trục tiếp tham gia vào thế giới ngh ệ thu ật, phát huy kh ả năng
quan sát, liên tưởng , kết nối các chi tiết định hướng người đ ọc qua nh ững c ảm
xúc, suy ngẫm bình luận cơng khai. Qua điểm nhìn tác gi ả, hi ện th ực đ ời s ống tr ở
thành chất liệu nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ cao. Cái tôi tác gi ả tr ở nên ưu th ế,

phóng khống , tự do mang lại sức thuyết phục, tăng yếu tố trữ tình chính luận.
Một số cách xử lí riêng về nghệ thuật thể hiện: Kí xây d ựng hình t ượng d ựa
vào cái đơn nhất, xác thực làm nổi bật hình tượng tác giả. Thời gian, khơng gian
trần thuật trong kí: Kết hợp trật tự biên niên và th ời gian h ồi t ưởng, suy t ưởng k ết
hợp với không gian sự kiện vùng miền và khơng gian hành trình, khơng gian hồi
tưởng. Kí kết hợ linh hoạt phương thức tự sự, trữ tình, nghị luận. Trong đó t ự s ự là
nền tảng cấu trúc tác phẩm. Văn phong ngôn từ của kí vừa khái quát, vừa cụ thể
đậm chất đời thường. Phong tục tập quán vùng miền mang đậm tính chủ thể, gắn
với cá tính sáng tạo ngơn từ thuyết phục trực tiếp và tạo hiệu quả nhận thức, c ảm
xúc.
1.2. Khái quát về tác của Vũ Bằng và kí của Vũ Bằng
1.2.1. Tác giả Vũ Bằng
3


Vũ Bằng tên khai sinh là Vũ Đăng Bằng sinh ngày 3/6/1913, ơng sinh
ra tại Hà Nội. Ơng mất ngày 8/4/1984 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi bút hiệu
Vũ Bằng, ơng cịn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý
Trình, Lê Tâm, ...
Vũ Bằng sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học, có truyền thống
khoa bảng nhiều đời ở làng huyện Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương. Ơng theo học trường Trung học Alberut Saraut, tốt nghiệp Tú tài Pháp.
Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà
Nội). Mẹ Vũ Bằng là một người rất mực thương con nhưng đầy nghiêm khắc.
Năm 1935 ơng lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận
Thành, Bắc Ninh. Do chiến tranh, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng
chiến vào cuối năm 1946. Đến năm 1948, Vũ Bằng trở về Hà Nội từ đây ông bắt
đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng, ơng vừa viết văn làm
báo ở vùng tạm chiếm vừa hoạt động tình báo qn đội . Năm 1954, được sự phân
cơng của tổ chức, ơng vào Sài Gịn để lại vợ con ở lại Hà Nội. Trước khi đi Vũ

Bằng luôn vững một niềm tin, sau khi Bắc Nam thống nhất, ơng sẽ trở về
đồn tụ cùng gia đình nhưng thời gian đã kéo dài suốt hơn hai mươi năm và
đau đớn thay cả đời ông vẫn không một lần được quay lại Bắc Việt thân
thương. Vì nhiều lí do nên trong thời gian ở miền Nam, Vũ B ằng đã l ập gia
đình mới với một người phụ nữ Nam Bộ tên là Lương Thị Phấn. Tuy nhiên cuộc
sống của gia đình ơng khơng mấy hạnh phúc và dư dả. Năm 1975 tuy Bắc Nam
thống nhất nhưng Vũ Bằng vẫn khơng thể quay trở lại miền Bắc do hồn cảnh, do
mặc cảm thân phận khi ấy thân phận của ông vẫn chưa được minh oan nên ông
không thể quay về. Vì nhiều ngun nhân, mãi đến sau này ơng mới được công
nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng Huân chương nhà n ước.
Ngày 01/03/2000, Tổng cục II của Bộ Quốc Phòng đã xác nhận: “Vũ B ằng là nhà
văn - chiến sĩ tình báo của ta hoạt động trong lòng đ ịch theo s ự phân công c ủa cấp
trên hoạt động suốt từ năm 1952 đến 30/4/1975”. Đến ngày 4/12/2000, Vũ Bằng
được nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba. Ngày 13/02/2007,
4


nhà văn Vũ Bằng đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Cả cuộc đời thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng đến khi đã qua đời, Vũ
Bằng mới được làm rõ thân phận.
Vũ Bằng là một nhà văn nhà báo rất mực tài hoa, ơng có s ức vi ết d ồi
dào phong phú trên nhiều lĩnh vực và đạt được những thành t ựu nh ất đ ịnh. Với Vũ
Bằng viết văn, làm báo để thỏa mãn niềm đam mê chứ không phải mục đích mưu
sinh. Trong suốt những năm hoạt động văn chương, Vũ Bằng đã để lại nhiều tác
phẩm, trong đó có những tác phẩm sáng giá ở nhiều thể loai: truyện ngắn,
truyện vừa, kí... Năm 16 tuổi ơng đã có truyện đăng báo, liền sau đó ơng lao vào
nghề viết văn làm báo với tất cả niềm say mê . Năm 17 tuổi ông xuất bản tác phẩm
đầu tay Lọ Văn. Sau Lọ văn, Vũ Bằng xuất bản hàng loạt truyện ngắn và tiểu
thuyết và gặt hái được nhiều thành công khi các tác phẩm này t ạo đ ược ti ếng vang
lớn. Đó là các tác phẩm Một mình trong đêm tối, Truyện hai người, Tội ác và hối

hận. Khi có chút thành cơng và tiền bạc dư dả, ơng sa vào thói ăn chơi, tiêu xài
hoang phí và nghiện ngập thuốc phiện. Trong suốt hơn bốn năm rịng, nhờ tình u
và lịng tận tụy chăm sóc của người vợ cùng sự quyết tâm của chính bản thân, Vũ
Bằng đã cai được thuốc phiện. Chính khoảng thời gian này đã tạo nên nguồn c ảm
hứng vô tận để Vũ Bằng viết tập kí Cai - tác phẩm khiến ông nổi lên
như một hiện tượng bởi tác phẩm mà tác giả viết bám sát đời sống. Sau kho ảng
thời gian tăm tối và vực dậy, Vũ Bằng đã làm việc và cống hiến hết mình. Trong
thời gian này ơng liên tục viết và cho xuất bản các tiểu thuyết Truyện hai người
(1940), Tội ác và hối hận (1940), Để cho chàng khỏi khổ (1941), Ba truyện mổ
bụng (1941), Bèo nước (hai tập, 1944)… Hàng loạt truyện ngắn của ông đã gây
được sự chú ý lớn khi được đăng trên báo chí , nhiều nhất là trên Tiểu thuyết Thứ
bảy trước khi được xuất bản thành sách.
Cuối năm 1956, ông cho xuất bản tác phẩm Ăn tết thủy tiên khiến giới văn
nghệ sĩ quan tâm ghi nhận bởi tác phẩm đánh dấu một phong thái mới trong
đời sống văn chương Sài Gòn. Năm 1960 Vũ Bằng xuất bản tập ký Miếng
ngon Hà Nội với văn phong tinh tế tài hoa và đầy cảm xúc. Sau đó ơng sáng
5


tác thêm tác phẩm Thương nhớ mười hai xuất bản năm 1972. Tác phẩm này
giúp Vũ Bằng được công chúng văn học ghi nhận là nhà văn đã t ạo nên th ể
loại hồi ký trữ tình độc đáo cho văn học Việt Nam. Tập bút ký Món lạ miền
Nam (1969), và tập hồi ký Bốn mươi năm nói láo (1969) như một lời khẳng
định tài năng viết ký của nhà văn. Bên cạnh thể loại ký, Vũ Băng còn th ể hi ện
tài năng ở nhiều thể loại khác như: biên khảo, truyện ngắn, tiểu thuy ết đ ồng
thời liên tiếp cho xuất bản: Khảo cứu về tiểu thuyết (biên khảo, 1969), Mê
chữ (tập truyện, 1970), Nhà văn lắm chuyện (1971), Những cây cười tiền
chiến (1971), Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973), Bóng ma nhà mẹ
Hốt (tiểu thuyết, 1973).
Về sự nghiệp báo chí: Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong  thập niên

30, thập niên 40, ơng đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn
tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gịn… Sự
nghiệp báo chí Vũ Bằng có thể được khái quát qua ba giai đoạn: từ 1930 - 1945,
1945 - 1954, 1954 - 1975. Từ năm 1930 - 1945, Vũ Bằng đã tham gia viết, biên tập
hoặc làm thư ký tòa soạn cho nhiều tờ báo, trong đó có những tờ quan trọng và nổi
bật như Trung Bắc tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Vịt đực, Truyền bá … Từ 1945 đến
1954, hoạt động báo chí Vũ Bằng chủ yếu là tham gia làm báo kháng chiến. Sau
này, từ 1954 đến 1975, Vũ Bằng sống bằng nghề báo, viết cho nhiều tờ báo ở nội
đơ Sài Gịn. Ông là thành viên chính thức của Hội văn bút quốc tế. Bên cạnh việc
làm báo Vũ Bằng còn viết khá nhiều về các nhà văn nhà báo cùng thời như:
Nguyễn Văn Vĩnh, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Long, Thâm Tâm, Tú
Mỡ…
1.2.2. Thể loại kí trong sáng tác của Vũ Bằng
Trong các thể loại Vũ Bằng từng sáng tác thì kí là một thể loại thành cơng
hơn cả, những tác phẩm xuất sắc nhất của Vũ Bằng có lẽ cũng thuộc th ể lo ại này.
Nhận định về vị trí của kí Vũ Bằng trong tiến trình văn h ọc Vi ệt Nam hi ện đ ại,
Triệu Xuân khái quát: “Văn hồi ký của ông là loại trữ tình, giàu chất thơ, hướng
vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở. Các câu
6


văn tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế. Cùng với Thương nhớ mười hai, Mi ếng
ngon Hà Nội,… đã góp phần định hình kiểu ký trữ tình độc đáo. Có th ể xem đây là
một đóng góp quan trọng của Vũ Bằng vào thể ký nói riêng và nền văn học hi ện
đại nói chung”. Kí Vũ Bằng có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam hi ện
đại Nếu khuynh hướng chủ đạo của thể loại kí trong văn học miền Nam trước 1975
chủ yếu viết về chiến trường thì khuynh hướng sáng tác kí của Vũ Bằng là tìm v ề
bản sắc văn hóa dân tộc với những đặc trưng phong tục, ẩm thực từng vùng miền
cùng nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết. Ơng đi sâu vào những đặc sắc văn hóa
của mỗi vùng và gửi gắm vào đó biết bao yêu thương, tình cảm. Chính đi ều này đã

làm nên sức hấp dẫn mãnh liệt cũng như sức sống diệu kỳ của các tác ph ẩm kí c ủa
Vũ Bằng.
Có thể nói, Vũ Bằng là một trong những tác giả kí xuất sắc c ủa văn h ọc Vi ệt
Nam ở thế kỉ XX, là một trong những người đưa thể kí của văn học tự do mi ền
Nam nói riêng, văn học Việt Nam hiện đại nói chung lên đến đỉnh cao hoàn thi ện
thi pháp thể loại. Những tác phẩm kí được Vũ Bằng viết ở mi ền Nam th ời kì 19541975 xứng đáng được xem là thành tựu quan trọng nhất trong sự nghiệp cầm bút
của Vũ Bằng, là các sáng tác làm nên địa vị vững chắc c ủa Vũ B ằng trong văn h ọc
sử, đặc biệt là trong tiến trình vận động và phát triển của văn h ọc t ự do ở đô th ị
miền Nam.
CHƯƠNG 2.
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG KÍ CỦA VŨ BẰNG
2.1. Bức tranh thiên nhiên và nét đẹp văn hoá dân tộc
2.1.1. Bức tranh thiên nhiên trong kí của Vũ Bằng
Cái đẹp, theo quan niệm mĩ học “là sự khái quát rộng lớn vô vàn nh ững hi ện
tượng tự nhiên và xã hội đem lại trong sự cảm thụ của con người một sự tồn tại tự
nó. Đồng thời, nó làm cho con người có cảm giác thỏa mãn nh ững nhu c ầu trí tu ệ
và tình cảm như một giá trị toàn nhân loại" (Nguyễn Nghĩa Trọng). Là nh ững nhà
nghệ sĩ, hơn ai hết, họ là những người có khả năng đi sâu, phát hiện, khám phá
chiều sâu và những biểu hiện phong phú của cái đẹp trong cuộc s ống. Nh ưng
trước cái đẹp, tâm hồn họ cũng rung lên biết bao xúc c ảm. Nh ững xúc c ảm ấy l ại
7


được nghệ sĩ tái hiện lại trong tác phẩm nghệ thuật dưới nhi ều hình th ức và b ằng
nhiều cách thức khác nhau với mong muốn mình đã đem lại được một tiếng nói
mới, một cách nhìn mới về cuộc đời vốn dĩ rất rộng này.
Vũ Bằng cũng thế, là một con người, ông cũng biết yêu cái đẹp. Lại là một
nhà văn, cái đẹp đối với ông là cả một niềm say mê hưởng thụ và say mê thưởng
thức, say mê hưởng thụ và say mê ngợi ca. Với Vũ B ằng, cái đ ẹp là t ất c ả nh ững
gì thuộc về quê hương, xứ sở Bắc Việt - nơi mà ông luôn tha thiết h ướng v ề trong

suốt quãng đời xa xứ. Nên tất cả những xúc cảm, sự nhiệt tình, yêu, say, ng ợi ca
cái đẹp cũng là yêu, say, ngợi ca quê hương, đất nước mình và điều đó được th ể
hiện rõ trong các tác phẩm Thương nhớ mười hai.
“Thương nhớ mười hai” ấy là: Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt; Tháng
Hai, tương tư hoa đào; Tháng Ba, rét nàng Bân; Tháng Tư, mơ đi tắm suối Mường;
Tháng Năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng; Tháng Sáu, thèm nhãn H ưng
Yên; Tháng Bảy, ngày rằm xá tội vong nhân; Tháng Tám, ngô đ ồng nh ất di ệp l ạc,
thiên hạ cộng tri thu; Tháng Chín, gạo mới chim ngói; Tháng Mười, nhớ gió b ấc
mưa phùn; Tháng Một, thương về những ngày nhể bọng con rận rồng; Tháng
Chạp, nhớ ơi chợ Tết. Như một cuốn lịch, lật giở qua từng tờ ta thấy hiện lên t ất c ả
những gì thân thuộc nhất và đặc trưng nhất của mỗi tháng, như ông bà ta v ẫn nói,
“mùa nào thức ấy”.
Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn tùy bút và bút kí. Văn c ủa
ơng vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc s ống,
vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất n ước
tha thiết, nồng nàn. Trong dịng cảm xúc của Vũ Bằng, khơng khí và c ảnh s ắc mùa
xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên th ật đ ẹp - m ột v ẻ đ ẹp
riêng biệt, độc đáo khó quên. Đây là những xúc cảm xuất phát một cách tự nhiên
từ tấm lòng của một người con đi xa nhưng luôn tha thiết nhớ v ề quê h ương, x ứ s ở
mình. Tình cảm đó chủ yếu toát ra từ cách miêu tả đặc s ắc và nh ững xúc c ảm ng ợi
ca của Vũ Bằng về xứ Bắc, về Hà Nội và những gì thuộc về nơi đây.

8


Quê hương Bắc Việt trong thế giới nghệ thuật của Thương nhớ mười hai
trước hết được miêu tả bằng những cảm xúc, rung động đẹp, bằng tình yêu và n ỗi
nhớ nên từ cảnh sắc thiên nhiên đến những phong tục, nếp sống, con người đ ều
được mĩ lệ hóa và xúc cảm cá thể hóa. Trong văn học Việt Nam đã có nhiều tác
phẩm kí đặc sắc được đơng đảo bạn đọc yêu thích ng ợi ca v ẻ đ ẹp c ủa thiên nhiên,

vẻ đẹp của tâm hồn văn hóa Việt Nam. Nhưng thơng thường, mỗi tác ph ẩm ch ỉ ghi
lại một nét đẹp của cuộc sống trong một không gian hẹp: một c ảnh v ật, m ột con
người, một nét đẹp văn hóa ở một địa danh cụ thể. Đến với Thương nhớ mười hai,
chúng ta sẽ được đến với những cái đẹp của thiên nhiên, của con người, c ủa tâm
hồn văn hóa dân tộc trong một không gian nghệ thuật rộng lớn, phong phú và đa
dạng.
Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và
nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lịng người. Nó làm cho người ta mu ốn phát
điên lên, muốn mở cửa đi ra ngồi, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà th ưởng
ngoạn mùa xn, cảm thấy khơng cần uống rượu mạnh cũng như lịng mình say
sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên nh ư máu căng trong l ộc
của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không ch ịu đ ược, ph ải ch ồi ra
thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân v ề làm cho ng ười ta “ sống” lại và
“thèm khát u thương”.
Mùa xn về khiến cho khơng khí gia đình đồn tụ êm đềm, lịng người ấm
lạ, ấm lùng, và trong lịng thì cảm thấy như có khơng biết bao nhiêu là hoa m ới n ở,
bướm rộn ràng mở hội liên hoan. Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây c ủa
một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân v ới t ất c ả
tình yêu nồng nhiệt của mình.
Mỗi tháng trong năm của Hà Nội lại khốc trên mình m ột màu khác nhau.
Mười hai tháng mang mười hai màu áo khác nhau. Tháng Giêng “nghe thấy rạo
rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận” cùng những cơn mưa rả rích,
gió lành lạnh ngày xn. Những ngày bầu trời mát mẻ, “trong vắt như lọc qua một
tấm vải màu xanh”, cái “buồn se sắt, đẹp não nùng”. Làm sao mà khơng nhớ hình
9


ảnh những chiếc lá vàng chỉ chờ một cơn gió nhẹ lay rụng xuống hai bên đường đi,
gió bấc, mưa phùn mà chỉ ở Hà Nội những ngày đó mới cảm nh ận h ết đ ược khơng
khí ấy. Từng câu chữ đều len lỏi vào đó những cảnh vật thiên nhiên rất riêng của

Hà Nội. Ví đất trời Hà Nội như một cô gái ẩm ương, thất thường nhưng vẫn đáng
yêu thật là đúng! Tất cả đều được Vũ Bằng viết lại bằng ngôn từ chân th ật, phong
phú của mình. Trong gió rét những ngày đầu xn mới này, khơng gì thi v ị h ơn là
đọc Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng, để thưởng thức những thứ “thời
trân” của miền Bắc trong mười hai tháng âm lịch. Ðọc để đồng cảm với nỗi niềm
người viết và dấy lên trong lịng mình một tình u, m ột ni ềm th ương nh ớ. Những
cảnh quan thiên nhiên trong Thương nhớ mười hai dù mùa nào, tháng nào cũng là
những cảnh quan “mộc mạc” mà “thần tiên”.
Mùa xuân xứ Bắc được khúc xạ qua tình yêu và nỗi nhớ nên càng đẹp. Thu
sang, Bắc Việt đẹp cái “đẹp não nùng”, cái đẹp của “hơi may với hoa vàng”, “một
mùa thu xanh mơ mộng diễm tình”. Đẹp nhất là mùa xuân của tháng Giêng: “là
mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có
tiếng trống chèo vọng lại từ những thơn xóm xa, có câu hát h tình của cơ gái đẹp
như thơ mộng”. Mưa xuân như một màn sương mang hơi lạnh nhẹ nhàng cho cảnh
vật. Chính nó làm tăng thêm sự uyền ảo của thiên nhiên và sự đắm say của lịng
người, làm cho cảnh vật trở nên đa tình mà di ễm l ệ h ơn. Hay “Tháng một trở về ở
đây khơng có gió bấc, khơng có mưa phùn, tháng một trở về ở đây t ươi h ồng r ậm
lá”, “Ngoài kia, mưa rơi buồn thê thiết; gió thổi qua khe c ửa làm cho lá màn màu
bạc úa cũng rung lên vì lạnh”. 
Mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Bắc Việt mang lại sức sống kỳ diệu cho thiên
nhiên và con người, làm say lòng người con xa xứ, làm trẻ lại tâm hồn người sầu
cảm. Ấn tượng nhất vẫn là cái rét ngọt của tháng Giêng. Đó là cái rét cịn vương
trên những cành đào, là cái rét giao mùa đang đánh th ức v ạn v ật và con ng ười sau
một mùa đông lạnh giá. Mùa xuân đem đến s ức s ống d ồi dào cho t ừng nhánh cây
ngọn cỏ. Ta nhìn th ấy ở bức tranh xuân s ự thay đ ổi c ủa v ạn v ật , yêu nhất là “vào
khoảng sau ngày rằm tháng giêng, tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nh ưng
10


nhuỵ vẫn cịn phong, cỏ khơng mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại

nức một mùi hương man mác”, “Vào khoảng thời gian đó trời đã hết nồm, mưa
xn bắt đầu thay thế cho mưa phùn, khơng cịn làm cho nền trời đùng đục nh ư
màu pha lê mờ”. Vào “cữ” đó, mùa xuân đang căng tràn nhựa sống, nhìn ở đâu
cũng thấy đẹp, thấy yêu nên “nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên
trời, mình cảm thấy một niềm vui rạo rực, sáng s ủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong
siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong
trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve m ới l ột ”. Mùa
xuân Bắc Việt sao mà đẹp, mà thơ m ộng mà đáng yêu đ ến v ậy. Xuân v ề khi ến
vạn vật bừng tỉnh sau một giấc ng ủ đông dài đ ằng đ ẵng v ươn mình đón l ấy ánh
sáng chan hịa, ra sức phơ di ễn nh ững m ầm xanh m ới nhú trên n ền tr ời trong
xanh như ngọc bích khiến lịng ng ười th ư thái mà n bình. Có lẽ nỗi nhớ da diết
đã làm nên mạch sống hồi sinh trong con người Vũ Bằng để hoá thân thành c ỏ cây
để được tắm mình trong mùa xuân, để “nhựa sống trong người căng lên như máu
căng lên trong lộc của lồi nai ”. Và chắc chắn, chỉ có Vũ Bằng mới cảm nhận
được cái đẹp của mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Vũ Bằng đã vi ết nh ững câu
văn về thiên nhiên miền Bắc: “Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như
cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy,
đường sá khơng cịn lầy lội nữa, mà cái rét ngọt ngào chứ khơng cịn tê bu ốt căm
căm nữa.”,“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc
Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày r ằm tháng
giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn cịn phong, cỏ khơng
mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man
mát”.
Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: “ rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng dất
ở ngồi vườn khơ ráo, sạch bong, mịn màng như thể đất rừng Đà L ạt sau m ột đêm
sương, và, qua những kẽ lá chịm cây, có những bông hoa nắng rung rinh trong b ể
nước”, “Đêm xanh biêng biếc, tuy chưa có mưa dây, những nhìn lên thấy rõ từng
cánh sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ: m ặc dầu vẫn phải
11



đắp chăn bông, nhưng ban ngày không cần phải mặc áo ấm như hồi cuối chạp”,
“Cuối tháng giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh nh ư ng ọc, ch ỉ
chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu”. “Cái trăng tháng giêng, non
như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong
năm thì phải: sáng nhưng khơng đẹp lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đ ẹp nh ưng
không đẹp một cách úa héo như trăng tháng một. Cái đẹp của trăng tháng giêng là
cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai
là tri kỷ, mặc dầu khơng có ai thấy để đồn biết tâm s ự mình, nh ưng c ứ th ẹn bâng
khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy khơng vàng mà trằng như sữa,
trong như nước ôn tuyền. Đi vào giũa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình
bay trong khơng gian vô bờ bến.”
Nếu tháng giêng đẹp mơ mộng trong mưa xuân thì đến tháng hai: Tương tư
hoa đào ta lại bắt gặp một khơng khí thống đãng hơn, đẹp đến ngỡ ngàng “Trời
nắng ấm, trông cứ y như là ngọc lưu ly vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống, làm
rung động những cành cây. Hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh nh ư m ột c ơn m ưa màu
sắc.” Và đâu đó chúng ta lại bắt gặp thiên nhiên, thời tiết B ắc b ộ khi tr ời đ ất giao
mùa. Vũ Bằng đưa ta đến với mảnh đất vùng biển B ắc Vi ệt v ới “r ừng mai, r ừng
mận nở trắng xóa cả nh ững đồi núi chung quanh, y nh ư th ể m ột b ức tranh tàu
chấm phá” với những mùi thơm khi ến lòng ng ười ngh ệ sĩ đ ắm say nên có lúc Vũ
Bằng đã phải thốt lên “Tháng hai c ủa B ắc Vi ệt xa x ưa ơi, yêu tháng hai quá và
nhớ tháng hai nhiều lúc đến biếng c ười bi ếng nói”. Yêu và nh ớ tháng hai là v ậy
nhưng khơng vì thế mà Vũ B ằng quên đi cái rét nàng Bân c ủa tháng ba B ắc Vi ệt.
Nó được nhà văn ví như một cơ gái có s ắc đ ẹp nghiêng thành nghiêng n ước. Ví
von như vậy quả không ngoa khi tr ời tháng ba xanh nh ư ng ọc, đ ất s ạch nh ư lau,
có những đám mây hồng hồng từ phía đơng kéo t ới gi ữa m ột n ền tr ời xanh ngăn
ngắt một màu. Đó là tháng ba có ti ếng reo c ủa gió c ủa mây c ủa lá, tháng ba nh ư
một người con gái đẹp mà trẻ trung tính ngh ịch làm say đ ắm lịng ng ười. Cái rét
ngọt đã ban phát cho thiên nhiên x ứ B ắc m ột s ự s ống tràn tr ề, phơ bày h ết s ự
diễm tình của nó. Lịng ng ười cũng huy ến l ưu h ơn, tr ẻ trung h ơn.

12


Miêu tả khí hậu miền Bắc vào tháng tư “ở Bắc Việt, trời cũng bắt đầu nóng,
nhưng khơng nóng như thế này. Cái nóng ở Bắc cũng làm cho rơm sảy nó đ ốt
người ta một cách khó chịu, nhưng đương đi ngồi nắng mà vào chỗ râm thì da
thịt ta cảm thấy bình thường ngay, chớ khơng điên cuồng, rồ dại lên.” Tháng tư
giao thoa giữa cái ngọt ngào của mùi thơm hoa c ỏ khi đất tr ời vào xuân và b ắt đ ầu
cái nóng bức của mùa hè “vào mùa này đây, hoa gạo bắt đầu nở đỏ chói ở ven h ồ
Hồn Kiếm, rơi xuống nước xanh, rụng xuống cỏ xanh, ve sầu lột cánh đã kêu r ền
rền vào buổi trưa; và cứ chiều chiều dân Hà Nội kéo nhau đu dạo quanh hồ, trải
chiếu lên cỏ hay dắt nhau đứng giữa cầu Thê Húc nhìn ra những phố Pơnbe,
Tràng Tiền hay Hàng Đào, Ngõ Hồ, Cầu Gỗ lập loè nghìn vạn con mắt điện màu
sang chói”.
Nếu như “Tháng tư của miền Bắc ngày xưa, tháng tư yêu dấu có nóng, có oi,
có dế kêu, có muỗi đốt nhưng tất cả những cái đó có thấm vào đâu v ới nh ững bu ổi
bình minh nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bay thong th ả nh ư tr ời
khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy cả trời đ ất
trong như là pha lê mà cái thân mình nhẹ tênh tênh như là có cánh”. Thì đến với
tháng năm, ta lại bắt gặp những sáng tinh sương khi trời bừng sáng sớm h ơn so
với những tháng khác trong năm “Tinh mơ sáng tháng năm, trời trong vắt như lọc
qua một tấm vải mầu xanh. Đó là lúc trời mát mẻ nhất trong một ngày, gi ấc ng ủ
của người lành mạnh tương đối vào lúc này ngon nhất, nhưng không bao giờ tơi
dậy muộn là vì chính vào lúc đó thì các con chim bé nh ỏ ríu ran t ập hót ở trên các
ngọn cây chung quanh nhà”, “Buổi trưa tháng năm trước ở Bắc Việt, cũng oi,
cũng nóng, cũng mồ hôi kê nhễ nhại, nhưng hầu hết người nào lúc đó cũng t ự cho
phép mình nghỉ xả hơi, kiếm một chỗ nào có gió mát để chợp mắt đi một chút.”
Ấy, cũng vào tháng sáu này đây ở Hà Nội cũng hay có mưa rào, nhưng mưa
rào ở Bắc đâu có thế: trước hết, mưa Bắc thường thường không lớn bằng mưa ở
trong Nam, nhưng mưa Bắc lai rai hơn có khi mưa suốt ngày suốt đêm khơng nghỉ,

khác hẳn cái mưa rào trong Nam thoắt một cái mưa, đánh đùng một cái t ạnh, r ồi
nắng liền. Y như thể một anh "thọc lét không cười" liếc khỉ mà m ặt thì c ứ ph ượt ra
13


không nhếch mép… Mưa rào xứ Bắc là sự ưu ái của đất trời đối với cảnh vật và
con người, là nét điểm tô cho thiên nhiên nơi đây giàu s ức sống và phong phú h ơn.
Sau cơn mưa, đất trời đem đến cho vạn v ật s ự t ươi mát, trong lành, d ễ ch ịu nên
người ta yêu mưa xứ Bắc là vì thế. Yêu cái khơng khí mát m ẻ gi ữa b ầu tr ời
quang đãng, đường xá s ạch nh ư lau, lá cây ng ọn c ỏ xanh ngăn ng ắt, nghe rõ ràng
khơng khí thơm nức mùi hoa chanh nh ư ở trong gi ấc m ộng.
Mùa thu của Vũ Bằng th ật th ơ m ộng: “M ộng t ừ ng ọn gió, cánh hoa m ộng
đi, mộng từ tiếng nhạn về, én đi mà mộng l ại, m ộng t ừ bông sen tàn t ạ trên đ ầm
mà mộng lên, mộng từ sắc ố quan hà mà m ộng xu ống”. Mùa thu ấy có chút gì đó
đượm buồn, như là vấn v ương, như là s ầu nh ớ: “Cái bu ồn mùa thu lê thê, cái
buồn mùa thu tê mê, cái buồn mùa thu não n ề”. Mùa thu cịn báo hi ệu mình đ ến
bằng những cơn mưa “mưa dầm d ề, mưa lê thê” mà ng ười ta g ọi đó là m ưa
Ngâu, đưa còn người vào chi ều sâu tâm t ưởng v ới truy ền thuy ết Ng ưu Lang –
Chức Nữ. Phải chăng vì đó là m ưa ngâu tháng b ảy - ngày r ằm xóa t ội vong nhân.
Nó làm cho khơng khí u ám và l ạnh l ẽo h ơn. D ường nh ư đ ến đây, m ưa khơng
cịn tươi mới mà mát mẻ mà m ưa khi ến lòng ng ười bu ồn r ầu rĩ, cô qu ạnh và l ạnh
lẽo hơn. Làm cho ta nhớ lại câu hát mà ai cũng thuộc lòng từ thuở nhỏ:
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền.
Một rằng duyên, hai rằng là nợ,
Sợi xích thằng ai gỡ cho ra…
Vụng về cũng thể cung nga,
Trăm khơn nghìn khéo, chẳng qua mục đồng…
Ở trong Nam, vài chục năm về trước, những ai chưa từng đặt chân lên đất Bắc
không thể biết thế nào là mưa ngâu. Vào lúc đó, một năm chia rõ r ệt hai mùa: mùa

mưa và mùa nắng, quanh năm khơng biết cái lạnh là gì. Về sau này, thời tiết thay
đổi hẳn. Có người đùa bảo rằng: người Bắc mang theo thời tiết vào đây. Năm
tháng đổi thay, từ tháng chín tháng mười, vào lúc nửa đêm về sáng trời hơi lạnh,
phải đắp chăn đơn. Cuối chạp, có mưa, đôi khi từa tựa như mưa phùn để cho cây
14


cối đâm chồi nẩy lộc. Từ tháng năm, bắt đầu mùa mưa. Sang tháng bảy có khi mưa
sậm sụt. Mưa khơng lớn, nhưng ào ào một tí rồi thơi, rồi lại mưa, mưa dai d ẳng, có
khi kéo dài cả một buổi chiều đến hết đêm, nhưng mưa như thế khơng thể ví với
mưa ngâu đất Bắc. Ở đất Bắc, sang tháng bảy trời chưa lạnh, nhưng đứng ở trên
cao mà nhìn ra sơng nước, người ta thấy trời đất cỏ cây ướt sũng m ột th ứ h ơi đùng
đục, khiến người ta linh cảm như sắp có một cái gì làm cho tá bứt rứt, làm cho ta
tấm tức. Trời thấp tè tè..
Tháng bảy đi qua nhanh để nh ường ch ỗ cho mùa thu Vi ệt B ắc th ật s ự. Tr ời
tháng tám “Việt Bắc bu ồn se s ắt, đ ẹp não nùng”, “Lau lách ở ven h ồ keu lên
những tiếng rì rào y như th ể nh ững ti ếng than nh ỏ bé, n ước v ỗ vào b ờ nghe tr ầm
trầm; qua những chùm lá qua nh ững cành cây, gió rì rào nh ư k ể chuy ện xa x ưa
và giục người ta xích lại g ần nhau cho ấm cõi lòng h ơn m ột chút. M ột mùa thu
đúng nghĩa Bắc Việt - mùa thu xanh m ơ m ộng di ễm tinh mang cái đ ẹp c ủa “h ơi
may với hoa vàng”.
Thu buồn thật nhưng trăng thu thì l ại r ất đ ẹp: “Khơng có mùa nào trăng l ại
đẹp và sáng như trăng thu”, “Trăng dãi trên đ ường th ơm th ơm, trăng cài trên tóc
ngoan ngoan của nh ững khóm tre xào x ạc, trăng th ơm mơi m ời đón c ủa dịng
chảy êm đềm…”. Cuối thu, l ại càng bu ồn h ơn: “Nhìn lên tr ời, ng ười ta trông
thấy trăng liềm nhô ra kh ỏi m ộng đ ể cho ánh ngà v ắt s ữa xu ống ngàn
cây…”. Viết về trăng, Vũ Bằng ví như ng ười con gái m ơn m ởn đào t ơ. Đó là cái
đẹp trước hứa hẹn một sự trịn đầy, viên mãn. S ự huy ền ảo, d ịu dàng c ủa ánh
trăng càng tô thêm chất th ơ, ch ất m ộng c ủa tr ời đ ất, c ảnh v ật ngày xuân trên đ ất
Bắc. Vẻ đẹp đó chỉ có đ ược ở một tâm h ồn nh ạy c ảm, tinh t ế và g ắn bó th ủy

chung với xứ Bắc mà thơi.
Ngày tháng mười tàn vội vã, mặt trời vừa lặn thì bóng t ối dãi ra kh ắp đ ồi núi
lúc nào khơng biết. Chính vào lúc đó, đứng trên m ột trái đ ồi mà l ắng nghe h ơi th ở
của trời, ta thấy có một mùi hương kì lạ làm cho ta nhẹ nhõm h ẳn lên, một mùi
hương dìu dịu nửa như mùi dạ lan hương mà lại nửa như mùi hoa mơ, hoa mận.

15


Có thể nói, tình u q hương, đất nước ln là tình cảm thiêng liêng cao
quý trong mỗi con người, nhưng yêu để viết, để cảm nhận được những tinh hoa của
đất trời, những đặc trưng của vùng đất quê hương không phải ai cũng làm đ ược.
Đối với Vũ Bằng, có lẽ tình u, nỗi nhớ đã vượt qua giới hạn c ủa tình u th ương
thơng thường, nó ln thường trực và hố thành những su ối ngu ồn c ảm xúc
trong Thương nhớ mười hai.
Ngay cái tiết đông gió bấc mưa phùn, cảnh vẫn “mơng lung sương khói”, là
những “đường đất trắng tươi hoa trẩu kín cả cỏ hai bên v ệ đường, kín ln c ả đ ồi
cây, vách đá ở chung quanh.” Tác phẩm đã ghi chép lại những gì thân thuộc nhất
và đặc trưng nhất của mỗi tháng ở Bắc Việt. Nào là cảnh tháng Giêng “Mùa xuân
của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu,
gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ
những thơn xóm xa xăm có câu hát h tình của cơ gái đẹp như thơ mộng” . Tiết
trời tháng Tư “Vào cữ này, ở Bắc Việt, trời cũng bắt đầu nóng, nhưng khơng nóng
như thế này. Cái nóng ở Bắc cũng làm cho rơm sảy nó đốt người ta m ột cách khó
chịu, nhưng đương đi ngồi nắng mà vào chỗ râm thì da thịt ta c ảm th ấy bình
thường ngay, chớ khơng điên cuồng, rồ dại lên”. Nào tháng Chín “Nhìn ra thì thấy
cái gì cũng vẫy chào, hẹn hị nhau, cái gì cũng tơ hồng quấn qt, cái gì cũng đủ
lứa no đơi, hồng thì có cốm đẹp dun, buổi thì có lịng ân ái, gió b ấc có m ưa
phùn, cam vàng có qt xanh, ăn cái món rươi thế nào cũng phải có v ỏ qt m ới
dậy mùi, thế thì tơi đố ai cầm lấy chén cơm mới đưa lên môi mà lại không nghĩ

ngay đến chim ngói nhồi củ cải, thịt ba chỉ, hạt sen và miến?”. Những buổi sáng
“trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động nh ư cánh con
ve sầu mới lột”, buổi trưa “trời trong vắt như lọc qua một tấm vải màu xanh”,
đêm về bầu trời vẫn “phẳng lì mà xanh ngắt”, “xanh biêng biếc”, “sáng lung linh
như ngọc”. Những đêm trăng, bầu trời càng huyền diệu hơn. Tháng giêng “trăng
không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng m ơ
hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong khơng gian vơ bờ bến” . Dưới vịm trời
lúc nào cũng “xanh lên hy vọng”, hồ thì “đáy nước lung linh”, những dòng suối
16


“nước trong văn vắt làm một người hóa hai”. “Mây hồng hồng”, “gió tím”, “m ưa
xanh” làm cho đất trời, hoa cỏ cứ “tươi hơn hớn”, những căn nhà “xanh um cây
cối”, những hàng thùy dương “xanh biêng biếc”, những ruộng mạ “mơn mởn,
xanh màu cốm giót”, “những ao rau cần xanh ngăn ngắt”, cả những cái nõn khoai
cũng “xanh ngăn ngắt, cuộn lại như tháp bút”. Khi tái hiện cố hương, nhà văn
thường chọn những thời khắc bắt đầu những buổi sáng, những phút giao mùa như
“hoa mới nở”, như “cánh con ve mới lột” hoặc đang trạng thái viên mãn nhất
thơm thì phải “thơm phưng phức”, tươi thì “tươi hơn hớn”, xanh là “xanh ngăn
ngắt” không những làm nên dấu ấn sáng tạo mà còn làm biết bao trái tim rung
động vì “lịng u nước, u đất đai xứ sở giăng mắc, vấn v ương từ muôn ngàn sự
việc ngỡ như bình thường, nhỏ nhoi, vơ cớ, khơng đâu mà lại thắt buộc bền chắc
cả đời người.” Nào những tối tháng Một “Chập tối, thắp một ngọn đèn lên ăn cơm
rồi uống một ngụm nước vối, quây quần lại với nhau nói chuyện, cái thú ấy k ể đã
êm đềm, nhưng nếu lại chống một cái gậy tre, đi qua vũng lội mà sang nhà hàng
xóm bàn chuyện tầm phơ, cái thú ấy lại càng đậm đà hết sức. Có t ối ch ỉ có m ột m ẻ
ngô rang mà khề khà ăn gần hết đêm. Lại có ơng nhấm nháp một vài chén r ượu
với chả nhái, rung đùi tưởng chừng như có thể gãy cả thang giường vì ngon q
thể là ngon, ngon có thể chết ngay đi được”.
Ðó là cái hồn của đất Hà Nội, đất Bắc Vi ệt k ết tinh t ừ ngàn đ ời nay. Cái h ồn

ấy đã thấm sâu vào tâm hồn nhà văn, “một cảnh bầy ra trước mắt mình lại nói lên
những niềm thương u cũ”. Cùng với tình cảm dạt dào, ngịi bút tài năng c ủa Vũ
Bằng càng làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. Ngơn từ giàu hình ảnh, đậm chất
thơ, biểu đạt rất sống động mọi trạng thái, cảnh vật, tình cảm bằng cách phối hợp
nhuần nhuyễn một hệ thống những từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, nh ững phép
so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc. Lối kể, tả bằng giọng văn thấm đẫm hồi niệm,
u thương chảy trơi theo dòng hồi ức ngọt ngào.
Thương nhớ mười hai là một tùy bút đẹp, ngây ngất và nhức nhối. Thưởng
thức những "thời trân” tinh túy nhất của miền Bắc qua một áng văn nên th ơ mà
mỗi câu, mỗi chữ chất chứa bao tình cảm nhớ thương rất đỗi thiết tha của tác gi ả
17


khiến cho bất cứ ai đọc cũng vừa ngất ngây trong tình yêu quê hương, xứ sở vừa
nhức nhối đồng cảm với nỗi niềm người đi xa. “Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà
Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!”.
Quê hương Bắc Việt trong cảm nhận của Vũ Bằng cịn có “ bao nhiêu là chùa
đẹp", "bao nhiêu là cảnh nên thơ". Vẫn chưa hết, Bắc Việt còn hấp dẫn ta bởi miền
quê ấy quanh năm tưng bừng lễ tết, hội hè, “mà hội hè nào cũng ý vị, mà cũng nên
thơ, mà cũng hấp dẫn". Nổi bật trong khung cảnh thiên nhiên đẹp tinh tế ấy, trong
những cảnh lễ hội thơ mộng ấy là vẻ đẹp của con người. Con người ở đây xuất
hiện trong khung cảnh nào cũng đẹp. Đó là những cô gái người Thổ “ đẹp não nùng
sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn
san dã hoa đào”. Rồi những cô gái “đẹp như thơ mộng”, “đẹp như tiên", “mình đẹp
như tượng thần Vệ Nữ”. Và nổi bật nhất là vẻ đẹp của “ cố nhân”, “người vợ bé
nhỏ có đơi má đỏ hây hây mùi cốm giót” . Người đàn bà ấy xuất hiện rất nhiều
trong tác phẩm và lúc nào cũng “đẹp như thơ”. Đó là một người vợ tào khang,
khéo tay hay làm, ân cần chiều chuộng chồng con, nâng níu gìn gi ữ nh ững nét đ ẹp
cổ truyền trong đời sống gia đình. Con người trong Thương nhớ mười hai hiện lên
với vẻ đẹp thật hoàn hảo hiếm thấy, đẹp bởi dung nhan, đẹp bởi tâm tính, đ ẹp b ởi

sự hài hịa, hịa hợp với cảnh sắc thiên nhiên. Đã ở đâu, đã bao gi ờ ta b ắt g ặp m ột
cuộc sống toàn những con người đẹp như thế, đáng yêu như thế?
Tất cả những gì đã lưu giữ trong trí nhớ của ông, giúp ông giải tỏa nỗi niềm
nhung nhớ của mình về quê hương, xứ sở thì đều được kể lên trang giấy với những
rung động, những xúc cảm đẹp như thế. Có vẻ như là một sự ưu ái, “thiên v ị” v ới
những gì ơng nhớ, ơng u nhưng nguồn cảm xúc, rung động đẹp đó thì ch ắc ch ắn
là có thực. Bởi nếu khơng rung động thật sự thì làm sao chúng lại có thể hiện lên
một cách lung linh, sinh động đến thế trong các trang văn c ủa Vũ B ằng. Có th ể nói
nếu khơng có nguồn cảm xúc ấy thì chúng ta sẽ khơng có vinh h ạnh đ ược c ầm trên
tay những trang văn đẹp từ ngôn từ đến cảm xúc, đến hình ảnh nh ư trong Thương
nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội. Hình ảnh một quê hương đất nước đẹp đã đến

18


như thể hiện lên trong các trang văn của Vũ Bằng là kết quả của những rung đ ộng
nhiệt thành trước cái đẹp và tấm lòng tha thiết yêu quê hương đất nước của ơng.
2.1.2. Vẻ đẹp văn hố dân tộc trong kí của Vũ Bằng
Các lễ hội truyền thống
Các lễ hội truyền thống ở Bắc Việt là một trong những giá trị làm nên nét văn
2.1.2.1.

hóa độc đáo của dân tộc. Là một nhà văn, không những th ế l ại cịn là m ột nhà văn
hóa, Tết đã đi vào tâm thức của Vũ Bằng được thể hi ện qua tác ph ẩm  Thương nhớ
Mười Hai của ông thật sinh động. Tết đó cịn gọi là Tết Ngun Đán, là l ễ h ội c ổ
truyền lớn nhất mang giá tr ị nhân văn sâu s ắc. Là d ịp đ ể ng ười dân ngh ỉ ng ơi, là
dịp để con cháu hướng về tổ tiên nguồn cội, là dịp gia đình đồn t ụ, m ỗi ng ười th ể
hiện sự quan tâm của minh tới người thân. Dù xa quê đã lâu nhưng Vũ B ằng vẫn
cịn nhớ rất rõ những phong tục q mình. Tết của người Bắc, trong mỗi gia đình
đều có cành đào, chậu cúc, cụm hồng nhung hay lan. Trước tết, con cháu về quê để

tết ông bà và cúng tổ tiên. Trong đêm giao thừa người Bắc có tục kiêng quét nhà,
kiêng đánh vỡ bất kì thứ gì. Tết đã tạo nên những trang văn đẹp nhất, lung linh
nhất. Và từ đó, ta càng thấy u hơn cái “bình dị”, “q mùa” nhưng vô cùng ấm
áp của những phiên chợ Tết truyền thống dân tộc  “Thì ra chợ Tết có một sức hấp
dẫn kỳ lạ thật: nhìn vào cái gì cũng thấy đẹp, trơng người nào mình cũng th ấy
tươi, thấy cái gì mình cũng muốn mua”. Chợ Tết khiến cho lòng ng ười rộn ràng
hơn, hân hoan hơn và đầy ắp hi v ọng v ề m ột năm m ới đ ủ đ ầy, th ể hi ện s ự ph ồn
thịnh và đời sống ấm no c ủa con ng ười trong m ột năm. T ết đ ến ng ười ta thăm
viếng nhau và không thi ếu nh ững l ời chúc t ụng nhau may m ắn. Nó đ ến nh ư đem
lại một nguồn sống mới cho cỏ cây v ạn v ật “ruộng khoai lại n ở nh ững bơng hóa
tím, ở vườn cải lại có những búp vàng, m ưa xanh gió tím ôn hòa, ng ười dân vui
sướng đến tận độ, sáng lên mắt biếc, h ồng xu ống làn môi cũng là l ẽ đ ương
nhiên”. Tết ẩn chứa trong mình m ột s ức mạnh di ệu kì đ ến v ậy, cái T ết ta đ ẹp đ ến
ngần nào êm ái đến ng ần nào.
Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "L ễ"
là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện s ự tơn kính c ủa con ng ười v ới
19



×