HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NÔNG HỌC
-------*** -------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, RA HOA VÀ
NHÂN GIỚNG MỘT SỚ DỊNG LAN Ḥ TẠI GIA
LÂM, HÀ NỘI NĂM 2021”
Người thực hiện : HOÀNG THỊ DIỆU LINH
Mã SV
: 622868
Lớp: K62RHQMC
GVHD
: PGS.TS. PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG
Bộ môn
: RAU HOA QUẢ VÀ CẢNH QUAN
HÀ NỘI – 2021
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân và đơn vị thực
tập. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành
cho tôi sự giúp đỡ trong suốt q trình tơi thực hiện nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của
Cơ giáo – PGS. TS. Phạm Thị Minh Phượng - Bộ môn Rau - Hoa - Quả & Cảnh
quan - Khoa Nông học - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian
tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cơ giáo cùng tồn
thể cán bộ nhân viên trong Bộ môn Rau - Hoa - Quả & Cảnh quan - Khoa Nông
học.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, các bạn trong lớp
K62RHQ và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong q trình hồn thành báo cáo
tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên
Hoàng Thị Diệu Linh
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
TĨM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ................................................................... vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1.1.
Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2.
Mục đích và yêu cầu ...........................................................................................2
1.2.1.
Mục đích .............................................................................................................2
1.2.2.
Yêu cầu ...............................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1. Giới thiệu chung về chi Hippeastrum.......................................................................3
2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố. ................................................................ 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học. ..........................................................................................3
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây Lan Huệ. ..................................................................7
2.1.4. Sâu bệnh hại...........................................................................................................9
2.2. Giá trị sử dụng của cây Lan Huệ ............................................................................11
2.2.1. Giá trị về y học ....................................................................................................11
2.2.2. Giá trị kinh tế .......................................................................................................11
2.2.3. Giá trị trang trí .....................................................................................................11
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ và Lan Huệ trên thế giới và Việt Nam. .....12
2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ và Lan Huệ trên thế giới. .......................12
2.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ và Lan Huệ tại Việt Nam. ......................13
2.4. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và nhân giống Lan Huệ trên thế giới và Việt
Nam. .................................................................................................................16
2.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và nhân giống Lan Huệ trên thế giới .................16
2.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và nhân giống Lan Huệ tại Việt Nam................17
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................20
ii
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ...........................................................................20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................20
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21
3.4.1. Bố trí thí nghiệm. .................................................................................................21
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi. ...........................................................................................23
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. ..................................................................................25
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................26
4.1. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và ra hoa của một số dòng Lan Huệ cánh đơn
và cánh kép năm 2018. .....................................................................................26
4.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng Lan Huệ. .........................................26
4.1.2. Đặc điểm ngồng và hoa của một số dòng Lan Huệ lai. .......................................31
4.2. Nhân giống một số dòng Lan Huệ lai có triển vọng bằng phương phápp chẻ củ.
..........................................................................................................................57
4.2.1. Thời gian từ khi chẻ củ đến khi xuất hiện chồi và ra ngơi của một số dịng
Lan Huệ lai. ......................................................................................................58
4.2.2. Một số đặc điểm sinh trưởng của củ con sau 3 tháng nhân giống và hệ số nhân
giống, tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn ra ngôi. ............................................................. 59
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................61
5.1. Kết luận...................................................................................................................61
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................61
PHỤ LỤC ......................................................................................................................67
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa viết tắt
STT
Số thứ tự
CC
Chiều cao
CD
Chiều dài
CR
Chiều rộng
CT
Cánh trong
CN
Cánh ngồi
ĐK
Đường kính
T
Trịn
TG
Tam giác
S
Sao
Tr
Trứng
E
Elip
O
Ovan
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng giá một số giống Lan Huệ nhập nội tại Việt Nam năm 2021. .............15
Bảng 3.1. Các dòng Lan Huệ được lựa chọn năm 2021 ................................................20
Bảng 3.2. Các dịng Lan Huệ sử dụng trong thí nghiệm chẻ củ nhân giống .................21
Bảng 4.1a. Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng Lan Huệ cánh đơn. .................27
Bảng 4.1b. Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng Lan Huệ bán kép và kép ...............29
Bảng 4.2a. Một số đặc điểm ngồng của các dòng Lan Huệ cánh đơn ..........................32
Bảng 4.2b. Một số đặc điểm ngồng hoa Lan Huệ bán kép và kép ................................ 34
Bảng 4.3. Phân nhóm các dòng Lan Huệ theo chiều cao ngồng hoa. ...........................36
Bảng 4.4a. Một số đặc điểm hoa của các dòng Lan Huệ cánh đơn. .............................. 38
Bảng 4.4b: Một số đặc điểm hoa Lan Huệ bán kép và kép. ..........................................41
Bảng 4.5. Phân nhóm các dịng Lan Huệ theo đường kính hoa. ...................................43
Bảng 4.6a. Độ bền hoa của các dòng Lan Huệ cánh đơn ..............................................45
Bảng 4.6b. Độ bền hoa của các dòng Lan Huệ bán kép và kép ....................................46
Bảng 4.7a. Một số đặc điểm hình thái, màu sắc hoa của các dịng Lan Huệ cánh đơn.
......................................................................................................................48
Bảng 4.7b. Một số đặc điểm hình thái, màu sắc hoa của các dòng Lan Huệ bán kép
và kép ...........................................................................................................49
Bảng 4.8. Thời gian từ khi chẻ củ đến khi xuất hiện chồi và ra ngơi của một số dịng
Lan Huệ ........................................................................................................58
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cây hoa Lan Huệ .............................................................................................4
Hình 2.2. Lá Lan Huệ ......................................................................................................5
Hình 2.3. Củ và rễ cây Lan Huệ ......................................................................................5
Hình 2.4. Hoa Lan Huệ....................................................................................................6
Hình 2.5. Quả và hạt cây Lan Huệ ..................................................................................7
Hình 2.6. Sâu hại Lan Huệ .............................................................................................. 9
Hình 2.7. Ốc sên hại Lan Huệ .......................................................................................10
Hình 2.8. Lan Huệ sử dụng làm hoa cắt cành. .............................................................. 12
Hình 2.9. Lan Huệ được trồng trong chậu trang trí. ......................................................12
Hình 2.10. Lan Huệ được sử dụng trong trồng thảm tại Khu Đơ thị Đặng Xá, Gia
Lâm, Hà Nội. ................................................................................................ 12
Hình 3.1. Một số dịng Lan Huệ dùng để nhân giống. ..................................................22
Hình 3.2. Củ Lan Huệ sau khi chẻ.................................................................................23
Hình 4.1. Kích thước củ bé nhất và lớn nhất .................................................................30
Hình 4.2. Số củ con tạo ra của một số dịng Lan Huệ. ..................................................30
Hình 4.3. Chiều cao cây của một số dòng Lan Huệ. .....................................................31
Hình 4.4. Chiều rộng lá thấp nhất và cao nhất của các dịng Lan Huệ. ........................31
Hình 4.5. Lan Huệ trồng chậu trang trí vào dịp Tết Ngun Đán. ................................ 37
Hình 4.6. Một số dịng hoa có dạng cánh trịn đều. .......................................................39
Hình 4.7. Một số dịng hoa có dạng cánh lệch. ............................................................. 40
Hình 4.9. Hình ảnh hoa và đặc điểm hoa của các dịng Lan Huệ lai. ...........................56
Hình 4.10. Cây con được tạo ra sau khi chẻ ..................................................................60
vi
TĨM TẮT KHĨA ḶN TỚT NGHIỆP
Đề tài được thực hiện với mục đích đánh giá được các tính trạng tốt của
một số dịng Lan Huệ có triển vọng để định hướng phát triển trong sản xuất hoa
cắt cành, hoa trồng thảm, hoa trồng chậu và khả năng nhân giống Lan Huệ lai
bằng phương pháp chẻ củ. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 2 nội dung và kết
quả thu được như sau: Trong tổng số 80 dòng hoa theo dõi có 34 dịng cánh đơn,
46 dịng bán kép, kép, sinh trưởng tốt. Chu vi củ dao động từ 12,2cm đến 29,5cm,
chiều cao cây dao động từ 17,5cm đến 102,7cm. Chiều cao ngồng hoa từ 31,5cm
- 70,2cm, đường kính hoa từ 9,6cm – 20,8cm, độ bền cụm hoa từ 5-21 ngày. Dựa
vào các chỉ tiêu về chiều cao ngồng, kích thước hoa, độ bền hoa, hướng hoa, màu
sắc hoa xác định có 53/80 dịng sử dụng trồng hoa cắt cành (THP 49-1-21, THP
32-1-21, THP 33-1-21,…), 17/80 dòng hoa sử dụng trồng chậu hoặc trồng thảm
(THP 60-5-21, THP 60-7-21, THP 71-2-21,…). 10/80 dịng tiếp tục theo dõi thêm
về độ bền trang trí (THP 13-3-21, THP 55-1-21, THP 63-2-21,…).
Hệ số nhân giống của các dòng lai từ 4 lần (TH 25-33) đến 7,5 lần (TH 373), tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn ra ngôi sau 3 tháng chẻ từ 70,0% đến 91,7%. Chất
lượng cây con đảm bảo (số lá, kích thước lá, đường kính củ).
vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hoa Lan Huệ (Hippeastrum sp.), có tên gọi khác là hoa tứ diện, có nguồn
gốc từ Nam Mỹ. Hoa mọc thành từng cụm, mỗi cụm thường có 3 đến 4 hoa. Lan
Huệ là loại cây có khả năng chịu nhiệt tốt nên được trồng phổ biến tại các vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới. Trên thế giới, Lan Huệ thường được xử lí ra hoa sớm để
trồng chậu trong dịp Giáng sinh và năm mới. Ở Việt Nam, Lan Huệ được trồng
khá phổ biến, có một số nơi xử lý ra hoa sớm để chơi trong dịp Tết Nguyên Đán,
hoa không xử lý sẽ nở vào đầu tháng 3 hàng năm.
Nhu cầu chơi hoa Lan Huệ đang có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều giống
hoa mới được nhập nội có nhiểu đặc điểm vượt trội như hoa có nhiều hình dáng
(cánh đơn, bán kép, kép), kích thước hoa đa dạng (từ nhỏ, trung bình đến lớn),
màu sắc hoa đa dạng và phong phú (hồng phấn, đỏ, đỏ cam, đỏ trắng, cam,
vàng,…) và hoa màu đỏ luôn được ưa chuộng bởi theo quan niệm của người dân
Việt Nam màu đỏ đem lại may mắn. Lan Huệ có thể được trồng trong chậu trang
trí nhà ở, trồng thảm hay được trồng làm hoa cắt. Hoa Lan Huệ còn được chọn
làm cây trồng trong các bồn lớn, trồng viền hay trồng thành bụi trang trí sân vườn.
Ngồi ra hoa Lan Huệ còn được trồng trong nước làm cây nội thất để bàn. Hoa có
hương thơm nhẹ nhàng, có thể giúp chúng ta thư giãn đầu óc, bởi mùi thơm không
quá nồng, nhưng lại nhẹ nhàng, dễ chịu.
Để lựa chọn được các dòng lai mới phù hợp với mục đích làm hoa cắt cành,
trồng thảm hay trồng chậu thì cơng tác đánh giá giống cần phải được diễn ra
thường xuyên, hằng năm để lựa chọn ra những dòng hoa có các đặc tính tốt, ổn
định đáp ứng được nhu cầu của người chơi. Nguồn cung cấp giống hoa Lan Huệ
hiện nay còn hạn chế, một số giống phải nhập nội từ Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản và
các nước khác nên giá củ giống cao. Để đưa giống ra sản xuất, nhiều phương pháp
nhân giống được áp dụng trên Lan Huệ như in vitro, chẻ củ, tách vẩy củ,… trong
đó nhân giống bằng phương pháp chẻ củ là phương pháp phổ biến nhất và có thể
1
dễ dàng áp dụng trong thực tế tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua bộ môn Rau
Hoa Quả và Cảnh quan đã lựa chọn được nhiều dòng Lan Huệ lai đẹp, có triển
vọng cho sản xuất, tuy nhiên hệ số nhân giống của các dịng này đều rất thấp.
Chính vì vậy việc áp dụng biện pháp chẻ củ để nhân giống các dòng này là cần
thiết.
Xuất phát từ những phân tích trên và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các
năm trước, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, ra
hoa và nhân giống một số dòng Lan Huệ lai bằng phương pháp chẻ củ”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá một số Lan Huệ lai có triển vọng để định hướng phát triển trong
sản xuất hoa cắt cành, hoa trồng thảm hoặc hoa trồng chậu và khả năng nhân giống
Lan Huệ lai bằng phương pháp chẻ củ.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng (chiều cao ngồng, đường kính hoa,
độ bền hoa,...) của các dịng Lan Huệ lai.
- Nhân giống 6 dịng Lan Huệ lai có triển vọng bằng phương pháp chẻ củ.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về chi Hippeastrum
2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố.
Cây Lan Huệ (Hippeastrum sp.) thuộc chi Hippeastrum, họ Hành Liliaceae,
bộ Hành (Liliales), phân lớp Hành (Liliidae), lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida)
(theo Đinh Thị Thu Trang, 2014). Hiện nay trên tồn thế giới có khoảng trên 90
lồi và hơn 600 lồi lai với nhiều kích thước, hình dạng, màu sắc hoa vơ cùng đa
dạng. Tuy nhiên, tính đến tháng 11 năm 2013, WCSP (World Checklist of
Selected Plant Families) cơng bố có 91 lồi thuộc chi Hippeastrum (theo Chu Thị
Huyền, 2017).
Chi Hippeastrum có nguồn gốc từ vùng á nhiệt đới Châu Mỹ (Merow,
1998), phân bố rộng từ Đông Brazil đến miền Nam dãy Andes thuộc Peru, Bolivia
và Argentina (theo Phạm Thị Minh Phượng và cs, 2014)). Lần đầu tiên chúng
được tìm thấy vào năm 1828 bởi Eduard Frederick Poepping trong quá trình tìm
kiếm ở Chilê (Mathew and Brian, 1999).
Theo Nguyễn Thị Đỏ (2007), Phạm Hoàng Hộ (1999) ở nước ta có 2 lồi
thuộc chi Hippeastrum phổ biến là Lan Huệ (Hippeastrum equestre Herb), có
nguồn gốc ở Nam Mỹ, tên Việt Nam gọi là Lan Huệ hay Loa kèn đỏ và Lan Huệ
mạng (Hippeastrum reculatum Herb) có nguồn gốc ở Braxin, được trồng nhiều ở
Đà Lạt. Lan Huệ được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước
Châu Âu từ thế kỷ XX với nhiều màu sắc khác nhau. Hiện nay, Lan Huệ được
trồng nhiều hơn với các giống được thu thập trải dài trên lãnh thổ Việt Nam và
phân biệt chủ yếu dựa vào màu sắc như đỏ dại, hồng đào, đỏ nhung, cam, trắng.
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Mai Dung và cs (2015), chủng loại giống
hoa Lan Huệ phổ biến trồng làm cảnh quan tại các tỉnh/thành phố trên cả nước là
11 loại với nhiều màu sắc, hình dạng hoa khác nhau, đều thuộc nhóm hoa đơn.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học.
Thân: Cây Lan Huệ là lồi thực vật có thân giả (giống như củ hành tây).
Đế củ chính là thân chính của cây hoa Lan Huệ, phần phình ra để dự trữ nước và
3
các chất dinh dưỡng là do bẹ lá tạo thành (Nguyễn Thị Đỏ, 2007). Thân dạng thân
hành hình cầu hoặc cầu dẹt, các lớp trong của củ có màu xanh non hay trắng ngà,
giịn và chứa nước, có lớp vỏ mỏng bao ngoài gọi là lớp áo (theo Vũ Thị Hoa,
2016). Số lượng vảy củ càng nhiều củ càng to, tích lũy càng nhiều chất dinh
dưỡng, sinh trưởng khỏe mạnh, phát triển tốt làm tiền đề cho việc tăng số lượng
ngồng hoa và chất lượng hoa (Nguyễn Thị Đỏ, 2007). Lan Huệ có các củ con
(thân hành con) sinh ra từ củ mẹ, chu vi củ của củ con từ 3-6cm, số lượng củ con
trung bình từ 1-9 củ/cây (theo Phạm Đức Trọng, 2014).
Hình 2.1. Cây hoa Lan Huệ
Lá: tập trung ở gốc, mọc đối nhau thành hai hàng xanh đậm, lá dày rộng từ
2-5cm, phiến lá hình dải, hình kiếm, hoặc hình mũi mác, hơi khum thành lịng
máng, dài, cứng, có nhiều gân song song, gân chính giữa to. Lá có thể phát triển
theo thế đứng hoặc thế lá hơi xiên, kích thước lá to, nhỏ, dài, ngắn phụ thuộc vào
từng giống và điều kiện chăm sóc (Nguyễn Thị Đỏ, 2007). Màu sắc phiến lá cũng
rất đa dạng ngoài màu xanh đơn thuần nhiều giống có màu tía. Ở miền Bắc Việt
Nam, vào mùa đông lá Lan Huệ bắt đầu bị lụi dần để tập trung dinh dưỡng nuôi
ngồng hoa trong vụ hoa tiếp theo.
4
Hình 2.2. Lá Lan Huệ
Rễ: Rễ Lan Huệ có dạng chùm, màu sắc rễ từ trắng đến trắng ngà mọc ra
từ phần đế củ (thân rễ), gồm nhiều rễ phụ, phân nhánh mạnh và ăn nông trên lớp
đất mặt từ 5-10cm tương đối đồng đều về kích thước (theo Ngơ Thị Thúy, 2019).
Vào mùa đơng rễ thường mọc kém.
Hình 2.3. Củ và rễ cây Lan Huệ
Hoa: Hoa Lan Huệ mọc thành cụm hoa tán có từ 2 đến nhiều hoa trên một
trục hoa (chủ yếu là 4 hoa nên được gọi là hoa tứ diện). Trục hoa (cành mang hoa)
hình trụ thẳng đứng, rỗng, dài từ 20-75cm, đường kính 1,5-4cm (theo Nguyễn Thị
Thanh, 2016). Lá bắc tổng bao dạng mo, gồm hai cái mỏng, tồn tại bao lấy cụm
hoa, khô khi hoa nở còn được gọi là bao hoa. Hoa to, đều, lưỡng tính, màu sắc sặc
sỡ, cuống hoa dài từ 3-5cm, bao hoa hình phễu. Hoa Lan Huệ có 3 dạng: hoa cánh
đơn, hoa bán kép hoặc kép. Hoa Lan Huệ đơn có 6 cánh hoa xếp thành hình tam
5
giác, 2 lớp so le nhau, mỗi lớp 3 cánh. Hoa bán kép có từ 9-11 cánh và hoa kép
có từ 12 cánh trở lên và xếp từ 3 lớp cánh trở lên.
Hoa đơn
Hoa bán kép
Hoa kép
Hình 2.4. Hoa Lan Huệ
Hoa cánh đơn thường có 6 nhị; chỉ nhị tách rời, đính ở họng ống bao hoa;
bao phấn 2 ơ, hình trụ dài màu trắng ngà (hoặc có ánh tím), đính lưng, hướng
trong, mở bằng khe dọc. Bầu hạ, 3 ơ, đính nỗn trung trụ, mỗi ơ nhiều nỗn; vịi
nhụy dài, mảnh; đầu nhụy dạng đầu hoặc 3 thuỳ, màu trắng (theo Trần Văn Tuân,
2015). Hoa cánh kép, bán kép là hoa lưỡng tính, có thể có nhị hoặc khơng, nhị,
nhụy có xu hướng biến đổi thành cánh (hồn tồn hoặc khơng hồn tồn). Ở nước
ta, đa số các lồi trong chi Hippeastrum thường ra hoa tự nhiên vào khoảng đầu
tháng 3 đến cuối tháng 5, nở tập trung vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 (Nguyễn Thị
Đỏ 2007).
Quả, hạt: quả nang hình cầu hoặc hình thn, mở ở khe lưng thành 3 mảnh,
trong quả chứa nhiều hạt. Hạt nhiều, dẹt, màu đen hoặc nâu đậm, nội nhũ nạc bao
lấy phơi nhỏ. Kích thước hạt thay đổi tùy thuộc vào giống khác nhau (Nguyễn Thị
Đỏ, 2007).
6
Hình 2.5. Quả và hạt cây Lan Huệ
(Nguồn: Nhóm Giao lưu - Mua bán: Lan Huệ/ loa kèn/Amaryllis)
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây Lan Huệ.
Lan Huệ là cây trồng dễ tính, có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt về dinh
dưỡng, ánh sáng, khả năng chịu hạn. Tuy nhiên khả năng chịu úng rất kém.
a. Đất và dinh dưỡng.
Lan Huệ có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau và đặc biệt thích
hợp trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, không chứa mầm
bệnh, thốt nước tốt nhưng giữ ẩm độ tốt, có độ pH 6,0 - 7,8 (tối thích từ 6,0 6,8) (theo Nguyễn Thị Thu Thủy, 2014). Đất giàu chất hữu cơ sẽ giúp cho cây
sinh trưởng, phát triển tốt nhất (Kathie Carter, 2007). Trồng Lan Huệ trên đất thịt
nặng sẽ khó thoát nước, củ sẽ bị thối vào mùa mưa. Đất cát là loại giá thể lý tưởng
cho các cây họ hành vì nó có khả năng thốt nước nhanh. Lan Huệ rất mẫn cảm
với muối, nồng độ muối trong đất cao khiến cây không hút được nước, ảnh hưởng
đến sinh trưởng. Vì vậy hàm lượng muối trong đất khơng được cao hơn
1,5mg/cm², lượng hợp chất Clo không vượt quá 1,5 mol/lít (theo Nguyễn Thị Thu
Thủy, 2014).
Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và thường xuyên cho cây đặc biệt vào
những thời điểm quan trọng như giai đoạn cây phát triển bộ lá, giai đoạn ra hoa
và giai đoạn sau ra hoa là việc cần thiết để cây sinh trưởng tốt, đẻ nhiều và cho
chất lượng hoa cao. Giai đoạn cây phát triển bộ lá cung cấp đầy đủ phân hữu cơ,
phân tổng hợp để có chất lượng hoa tốt. Giai đoạn ra hoa bổ sung dinh dưỡng qua
7
lá giúp hoa có màu sắc tươi đẹp và độ bề lâu hơn (Quách Thị Phương, 2009). Sau
khi ra hoa kích thước củ sẽ giảm, để đảm bảo chất lượng hoa cho vụ sau, cung
cấp dinh dưỡng kịp thời bằng cách tăng lượng phân hữu cơ để củ nhanh chóng
phục hồi.
b. Nước.
Lan Huệ có khả năng chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém. Độ ẩm cần thiết
cho Lan Huệ dao động từ 50% - 90% tùy thuộc vào mỗi giai đoạn sinh trưởng
khác nhau của cây (theo Trần Văn Tuân, 2015). Thời kỳ ra hoa là thời kỳ cây cần
cung cấp nước nhiều nhất, thiếu nước thì ngồng hoa phát triển chậm, còi cọc, cánh
hoa mỏng và yếu, màu sắc hoa không tươi. Vào mùa khô cây sẽ bị thiếu nước lá
héo khơ, cây sẽ phân hóa mầm hoa, đến mùa mưa đến cây sẽ ra lá và ra hoa.
c. Nhiệt độ.
Lan Huệ có khả năng chịu được nhiệt độ tương đối cao và biên độ nhiệt
khá lớn. Nhiệt độ thích hợp cho Lan Huệ vào ban ngày từ 20˚C-28˚C, ban đêm từ
13˚C- 17˚C, nhiệt độ thấp hơn 5˚C hoặc cao hơn 30˚C, cây sinh trưởng kém, hoa
dễ bị mù (Phạm Đức Trọng, 2014). Nếu nhiệt độ trên 35˚C trong thời gian dài có
thể gây ra hiện tượng cháy lá. Nếu cây ra hoa trong khoảng thời gian này sẽ làm
cho hoa bị nhạt màu. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa mầm hoa của
Lan Huệ trong điều kiện ánh sáng trung bình và có nhiệt độ khoảng 7°C - 13°C
(Quách Thị Phương, 2009).
d. Ánh sáng.
Cây ưa cường độ ánh sáng trung bình, thích hợp trong khoảng 12.000 15.000 lux (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2014). Trồng Lan Huệ trong điều kiện đầy đủ
ánh sáng cây sẽ sinh trưởng tốt về thân lá, ngồng hoa cứng cáp, phát triển nhanh
và cho hoa sớm hơn trong điều kiện ánh sáng yếu (theo Trịnh Thị Hằng, 2012).
Lan Huệ có thể sinh trưởng ở những nơi có cường độ ánh sáng nhẹ vào buổi sáng,
thời gian chiếu sáng khoảng 6- 8 giờ/ngày. Cây trồng trong bóng râm thường lá
sẽ xanh và dài hơn cây trồng nơi nhiều ánh sáng. Trồng nơi thiếu ánh sáng và ánh
sáng bị lệch ngồng hoa sẽ bị cong (Tô Thị Mai Dung, 2008).
8
2.1.4. Sâu bệnh hại
a. Sâu hại
Lan Huệ bị rất nhiều loài sâu gây hại như: sâu xanh, sâu xám…đặc biệt là
sâu trinh nữ hoàng cung (Brithys crini), loài gây hại chủ yếu và nghiêm trọng
nhất. Chúng xuất hiện nhiều lần trong năm đặc biệt xuất hiện nhiều trong khoảng
từ tháng 3 đến tháng 4. Sâu gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, thân,
củ, ngồng hoa, quả và thậm chí ăn và làm hỏng nụ hoa. Tốc độ gây hại của loài
sâu này là rất lớn và khó kiểm sốt, chính vì thế khi đã xuất hiện sâu vườn sẽ rất
dễ bị tàn phá nghiêm trọng. Để hạn chế được sự gây hại này cần thường xuyên xử
lý đất. Khi sâu mới chớm xuất hiện với số lượng ít có thể bắt bằng tay. Nếu số
lượng sâu nhiều thì phải sử dụng thuốc Supracide 40 Nd liều lượng 10 – 15ml/
bình 8 lít, Pegasus 500 Sc liều lượng 7 – 10ml/ bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng
8 – 10ml/ bình 8 lít, Actara, Regon 25 WP liều lượng 1g/ bình 8 lít (Nguyễn Thị
Kim Oanh, 2014).
Hình 2.6. Sâu hại Lan Huệ
Rệp sáp cũng dễ dàng xuất hiện khi mà độ ẩm cao, cây thiếu ánh sáng. Vì
vậy đối với rệp sáp cần chú ý không để cây Lan Huệ thiếu ánh sáng trong thời
gian dài.
Ốc sên cũng là loài gây hại nghiêm trọng cho Lan Huệ. Chúng thường
xuất hiện trong những đợt mưa. Ốc sên nhỏ xuất hiện nhiều hơn ốc sên lớn. Lan
9
Huệ thường bị ốc sên hại trên lá, đặc biệt lá non, làm hỏng ngồng hoa, hại nụ
không thể nở được, hại hoa làm hoa bị biến dạng.
Khi ốc sên mới xuất hiện có thể bắt bằng tay, thời điểm ốc sên xuất hiện
nhiều có thể dùng thuốc Tomahawk với liều lượng từ 1 – 3kg/ha tùy mật độ ốc
sên. Nên rải thuốc vào lúc mặt trời lặn trước khi trời tối. Sau khi rải thuốc diệt
ốc, nếu trời mưa thì cần bổ sung thêm thuốc.
Hình 2.7. Ớc sên hại Lan Huệ
b. Bệnh hại
Lan Huệ thường bị nấm Stagonosphora curtsii gây ra những vệt màu nâu đỏ
trên lá hay hoa (Hồ Thị Mỹ Nương, 2017). Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện
ẩm độ cao. Ngồi ra nó cịn gây hại trên ngồng hoa khiến ngồng hoa chậm phát
triển, ngắn và có xu hướng nghiêng về một phía.
Virus gây hại điển hình như Hippestrum mosaic virus (HiMV) gây bệnh
khảm lá. Vallota speciose curtsii thường xuất hiện khi độ ẩm cao gây nên những
vết màu đỏ trên lá và hoa cây Lan Huệ (Hồ Thị Mỹ Nương, 2017).
Ngoài ra Lan Huệ rất dễ bị thối củ do đất bị duy trì độ ẩm trên 80% trong
thời gian dài sẽ gây hiện tượng úng nước. Khi củ bị thối cần để củ nơi khô ráo và
sử dụng Ridomil gold 68WG với liều lượng 6,25g/1 lít nước.
10
2.2. Giá trị sử dụng của cây Lan Huệ
2.2.1. Giá trị về y học
Trong đơng dược, Lan Huệ có tác dụng chữa một số bệnh như chống ung
thư, cầm máu, chữa lành vết thương,… do trong củ có chứa các lectins. Trong củ
có vị ngọt cay, tính ấm có độc, có tác dụng tán ứ, tiêu thúng. Thân hành của Lan
Huệ có thể trị vết thương khi té ngã và giúp cầm máu bằng cách giã nát ra (Nguyễn
Thị Thu Thủy, 2014).
2.2.2. Giá trị kinh tế
Trên thế giới, Lan Huệ là một trong những lồi hoa được nhiều người u
thích bởi sự đa dạng về màu sắc và kích thước. Hoa Lan Huệ đang được nhiều
quốc gia nghiên cứu để làm sản phẩm thương mại như Hà Lan, Nhật Bản, Trung
Quốc. Trong tương lai đây sẽ là một trong những loại hoa đem lại nguồn giá trị
kinh tế cao cho nghề trồng hoa. Có thể sử dụng Lan Huệ với nhiều mục đích như
làm hoa cắt cành, trồng chậu hoặc trồng thảm.
Một vài năm trở lại đây ở Việt Nam hoa Lan Huệ được biết đến nhiều hơn
bởi sự đa dạng về màu sắc, kích thước, có chấm,… của các giống hoa Lan Huệ
nhập ngoại và hoa lai tạo. Lan Huệ được đánh giá là loại cây có tiềm năng kinh tế
lớn, đem lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất. Ở Việt Nam, hoa Lan Huệ chủ yếu
được sử dụng trồng chậu hoặc trồng thảm, ít sử dụng làm hoa cắt cành
2.2.3. Giá trị trang trí
Với sự phát triển và đa dạng của hoa Lan Huệ thì chúng ngày càng được sử
dụng rộng rãi hơn trong trang trí. Lan Huệ được người chơi hoa sử dụng với nhiều
mục đích như làm hoa cắt cành, hoa trồng chậu. Hoa Lan Huệ cắm lọ đang dần
trở nên khá phố biến bởi xuất hiện nhiều giống mới có độ bền hoa khá cao. Bên
cạnh đó, hoa cịn được trồng thảm trong trang trí cơng viên hay hội trường.
11
Hình 2.8. Lan Huệ sử dụng làm hoa cắt cành.
Hình 2.9. Lan Huệ được trồng trong chậu trang trí.
Hình 2.10. Lan Huệ được sử dụng trong trồng thảm tại Khu Đơ thị Đặng
Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ và Lan Huệ trên thế giới và Việt
Nam.
2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ và Lan Huệ trên thế giới.
Tổng giá trị sản lượng hoa toàn cầu năm 2017 đạt 104,825 tỷ đơ la Mỹ. Chỉ
tính riêng 3 tháng cuối năm 2017, tổng doanh thu của ngành cơng nghiệp hoa tồn
12
cầu tăng khoảng 5%. Sản lượng xuất khẩu hoa toàn cầu trong tháng 10 năm 2017
tăng 2% (Đặng Văn Đông, 2018). Hiện nay, việc sản xuất và tiêu thụ các loại hoa
có củ chủ yếu là tulip, loa kèn, lục bình, hoa thuỷ tiên vàng, thược dược, lay ơn,…
tuy nhiên, một số lồi hoa có củ khác cũng được chú trọng sản xuất.
Trên thế giới hầu hết các loại hoa có củ được sử dụng chủ yếu làm hoa cắt
cành và trồng chậu. Hà Lan là nước sản xuất củ giống hoa quan trọng nhất trên
thế giới với trên 22,000 ha, đạt khoảng 8,5 tỷ củ hoa được sản xuất mỗi
năm. Trong đó, hoa tulip được trồng nhiều nhất với diện tích là 8500 ha, hoa lily
giữ vị trí thứ 2, đứng thứ 3 là hoa thủy tiên. Diện tích sản xuất củ tulip đã tăng lên
từ 9,400 ha năm 1995 lên 9,600 ha năm 2015, còn hoa lily đã tăng một cách nhanh
chóng từ 3,500 ha năm 1995 lên 4,500 ha năm 2015 (Đặng Văn Đông, 2017). Giá
trị xuất khẩu các loại hoa này đã tăng khoảng 7% lên gần 900 triệu euro từ năm
2010 đến năm 2015, trong đó Đức là thị trường lớn nhất của Hà Lan, Hoa Kỳ là
thị trường lớn thứ hai. Các loại hoa có củ cũng được sản xuất với số lượng lớn tại
đây là hoa thủy tiên, lay ơn, thược dược.
Năm 2017 đánh dấu sự thống trị của ngành xuất khẩu hoa từ Hà Lan trên
thị trường hoa thế giới. Doanh thu từ việc xuất khẩu hoa, cây cảnh của Hà Lan
tính đến tháng 11/2017 đạt 6 tỷ euro, con số kỷ lục của ngành sản xuất hoa tồn
cầu nói chung và Hà Lan nói riêng (số liệu được thống kê bởi Floridata và the
VCB) (Đặng Văn Đông, 2018).
Lan Huệ được trồng khá phổ biến ở các nước Nam phi và Brazil. Theo số
liệu đã công bố, Brazil và Peru là nơi sản xuất lớn nhất cung cấp cho toàn thế giới.
Hàng năm Brazil sản xuất khoảng 17 triệu củ Lan Huệ, trong đó 60% số củ được
sử dụng cho xuất khẩu, 40% còn lại phục vụ cho nhu cầu tiêu dung trong nước.
Trong đó 92% số củ được xuất sang Hà Lan, Hoa Kỳ 5%, Canada 2% (Rina
Kamenetsky và Hiroshi Okubo, 2012).
2.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa có củ và Lan Huệ tại Việt Nam.
Thị trường hoa của Việt Nam vài năm gần đây đang bắt đầu phát triển rất
mạnh, đặc biệt là việc sản xuất và mua bán các lồi hoa có củ như hoa tulip, lily,
13
tiên ơng, lay ơn, tóc tiên… Trước năm 2000, Lily chủ yếu được trồng ở Đà Lạt,
sau năm 2001, Lily bắt đầu lan ra miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Mộc Châu, Sơn
La, Hải Phịng, Nam Định, Thái Bình,…). Một số công ty, doanh nghiệp, hợp tác
xã đã đầu tư vào sản xuất hoa lily, lợi nhuận thu được đạt từ 1,0 đến 1,5 tỷ
đồng/ha/vụ. (Đặng Văn Đông, 2018). Hoa Lily được người dân sử dụng nhiều
trong tất cả các ngày trong năm, mỗi năm thị trường Việt Nam yêu cầu tới hàng
chục triệu bông Lily. Hoa tulip và lay ơn thì thường được sử dụng vào dịp Tết
(Trần Văn Tuân, 2015). Tuy nhu cầu sử dụng khá cao và ổn định nhưng Việt Nam
vẫn chưa tự nhân giống được để phục vụ cho công tác sản xuất trong nước, hầu
hết nguồn giống ban đầu vẫn phải nhập khẩu ở các thị trường lớn như Hà Lan,
Trung Quốc,…
Tại Việt Nam, hoa Lan Huệ là lồi cây trồng đã có từ rất lâu đời, được trồng
ở nhiều nơi nhưng chưa thực sự được quan tâm, chú ý đến nhiều do màu sắc hoa
còn hạn chế, chủ yếu là màu đỏ dại. Vài năm gần đây, cộng đồng những người
yêu thích Lan Huệ ở Việt Nam ngày càng tăng, các hoạt động trao đổi mua bán
diễn ra khá nhộn nhịp, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Để đẩy mạnh được
thị trường tiêu thụ cũng như hướng đến mục tiêu sử dụng hoa Lan Huệ làm hoa
cắt cành cần mở rộng quy mô sản xuất ra khắp cả nước.
Nhận thấy tiềm năng lớn trong sản xuất Lan Huệ, một số cơ sở có quy mơ
vừa và nhỏ tại Đà Lạt, Sa Đéc cũng đang sản xuất và giới thiệu ra thị trường các
giống mới tuy nhiên quy mơ vẫn cịn nhỏ lẻ. Hiện nay hoa Lan Huệ nhập nội có
giá dao động từ 150.000đ – 300.000đ (Nhóm Giao lưu - Mua bán Lan Huệ năm
2020). Một số nhà nghiên cứu trong nước đã thu thập, nghiên cứu và lai tạo để
cho ra những giống mới chất lượng tốt, phù hợp với thị trường trong và ngồi
nước. Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đang là cơ quan tiên phong trong công tác
nghiên cứu và lai tạo giống Lan Huệ, tính đến nay đã có 1 giống Lan Huệ được
Học viện cơng nhận mang tên Hồng vân mở đầu cho việc thương mại hóa sản
phẩm hoa Lan Huệ Việt Nam (theo Tạp chí Khoa học và phát triển). Đây là một
trong những giống hoa đầu tiên do người Việt Nam lai tạo được cấp bằng bảo hộ
(2017).
14
Hiện nay, nhờ sự phát triển của mạng xã hội thì việc giao lưu bn bán Lan
Huệ ngày càng được rộng rãi hơn. Sự tương tác mua bán giữa người bán và người
mua đã thúc đẩy việc giao lưu thương mại hoa Lan Huệ. Báo hiệu trong những
năm tới, Lan Huệ đang có triển vọng lớn trong ngành thương mại hoa, không chỉ
dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ mà cịn có cơ hội phát triển xa hơn nhằm tạo ra thương
hiệu hoa độc quyền, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán và các ngày Lễ khác trong
năm.
Bảng 2.1. Bảng giá một số giống Lan Huệ nhập nội tại Việt Nam năm 2021.
Size
Giá bán
củ
(VN đồng)
Minerva
28/30
150.000
Double record
28/30
160.000
Tosca
28/30
160.000
Pretty nymph
28/30
Sweet tart
Estella
Tên củ
Giá bán
Tên củ
Size củ
Pink glory
28/30
185.000
30/32
190.000
Misty
24/26
195.000
165.000
Pierot
28/30
200.000
28/30
170.000
Ruby star
30/32
200.000
28/30
175.000
Mystica
30/32
220.000
Sunshinr nymph 28/30
175.000
Aphrodite
36/38
240.000
Exotic star
26/28
175.000
Mocca
28/30
250.000
Rosy star
28/30
180.000
Sofia
32/34
260.000
Doublet
30/32
180.000
White
Amadeus
(VN đồng)
(Nguồn: Giao lưu-mua bán: Lan Huệ/ Loa kèn/ Amaryllis, 2021)
Qua bảng 2.1 giá bán củ Lan Huệ giống dao động từ 150.000 đồng đến
260.000 đồng. Giá bán củ giống còn phụ thuộc kích thước củ và sự mới lạ, độc
đáo của hoa. Một số con lai có hoa đẹp, hoa có những đặc điểm mới lạ có giá trên
1.000.000 đồng.
15
2.4. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và nhân giống Lan Huệ trên thế giới và
Việt Nam.
2.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và nhân giống Lan Huệ trên thế giới
Việc nghiên cứu nhân giống Lan Huệ bằng phương pháp nuôi cấy in vitro
lần đầu được công bố vào năm 1974 bởi Mii và cộng sự trên cây Lan Huệ đỏ
nhung với vật liệu sử dụng ban đầu là vảy củ khơng dính đế củ. Phương pháp này
được nghiên cứu với mục đích cho ra hàng loạt cây con sạch bệnh và rút ngắn thời
gian nhân giống.
Việc lai tạo giống đang diễn ra ngày càng nhiều và đã có nhiều giống mới
được cơng bố trên thế giới. Hai lồi lai mới mang đặc trưng hoa hình sao được lai
tạo vào năm 2000 bởi các nhà khoa học ở Bet - Dagan, Israel (Dorit Sandler &
cs), đó là Hippeastrum Opan Star có hình ngơi sao độc đáo, cánh hoa có màu đỏ,
trắng - xanh và sọc màu đỏ đen. Hippeastrum Ruby Star có hình ngơi sao độc
đáo, cánh hoa màu đỏ tối, xanh - vàng và sọc màu xanh tím.
Tại Hàn Quốc, Sung và cs (2009) đã thực hiện phép lai hữu tính giữa hai
giống Lan Huệ H. red Lion và H. Minerva vào năm 1996 tạo ra được giống Lan
Huệ Sanho (công nhận giống năm 2004) (Phạm Thị Minh Phượng, 2014).
Ming-Chung Liu và Der-Ming Yeh (2015) đã tạo được giống hoa Lan Huệ
cánh kép có hương thơm đặt tên là “T.S.S.No.1 – Pink Pear” bằng phương pháp
lai thông qua thụ phấn in vitro tại Đài Loan.
Lan Huệ được nhân giống rộng rãi trên thế giới bằng các phương pháp như:
Tách củ nhỏ từ cụm cây mẹ (Siddique et al., 2007), kỹ thuật cắt lát (Epharath et
al., 2001), nuôi cấy in vitro (Husey, 1975; Seabrook et al., 1976; De Buruyn, 1992;
Huang et al., 2005.
Với phương pháp chẻ củ, Epharath và cộng sự (2001) đã sử dụng phương
pháp chẻ củ thành 2,4,8,12,16,33,48 mảnh, mỗi mảnh đều mang một phần đế củ
và được giâm vào túi nilong có chứa giá thể phù hợp, đặt trong mơi trường có
nhiệt độ 23˚C trong 4 tháng. Kết quả thu được số chồi hình thành cao nhất khi chẻ
củ thành 48 mảnh với lượng chồi con hình thành là 32 chồi.
16
Trong thực tế sản xuất, tại 5 khu vực sản xuất Lan Huệ lớn nhất trên thế
giới là Brazil, Israel, Hà Lan, Úc, Nam Mỹ, các phương pháp nhân giống chính
được sử dụng bao gồm tách củ con (Offsets), chẻ củ (Chipping), tách 2 vảy củ
(Twin scaling) và chẻ đế (Notching) (Read, 2004).
Tại trường đại học quốc gia Ilan Đài Loan, Y Zhu (2005) và các cộng sự
đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về các biện pháp nhân giống hoa Lan Huệ. Kết
quả cho thấy trong 3 phương pháp nhân giống chẻ dọc củ, cắt đế củ, sử dụng 2
vảy củ thì phương pháp nhân giống chẻ dọc củ là phù hợp hơn cả và kỹ thuật thích
hợp là chia củ thành 12- 16 phần trên củ giống có kích thước chu vi 30-32 cm.
Khi tạo ra các củ con đạt kích cỡ 3-8 cm, đem trồng ngồi thực tế thì chỉ 14 tháng
củ giống đã đã đạt đến kích thước 15,2- 38,4 cm.
Năm 2017, Mahdiyeh Kharrazi và cộng sự đã đánh giá khả năng nhân giống
Hippeastrum x johnsonii bằng phương pháp chẻ củ (chu vi 30-35cm) với các công
thức 8,12,16 lát cắt nuôi trong tủ ấm 23˚C trong vòng 5 tháng. Kết quả củ được
chia làm 8 phần cho số lượng củ có khả năng sinh trưởng là tốt nhất.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo và nhân giống Lan Huệ tại Việt Nam
Để làm phong phú thế giới hoa Lan Huệ tại Việt nam, năm 2018 Phạm Thị
Minh Phượng, Bùi Ngọc Tấn, Trần Thị Minh Hằng đã tiến hành đánh giá và lựa
chọn được 12 dòng lai có triển vọng dựa vào sự cân đối, hình dạng, màu sắc, kích
thước hoa để phục vụ cho trồng chậu hoặc hoa cắt cành phục vụ cho sản xuất ở
thị trường hoa Việt Nam.
Năm 2019, Vũ Hữu Khoa đã lựa chọn được 23 dòng Lan Huệ cánh kép và
2 dòng Lan Huệ cánh bán kép trong số 79 dòng lai Lan Huệ cánh kép và bán kép
lựa chọn năm 2018. Các dịng hoa được lựa chọn có sự ổn định về tính trạng màu sắc
hoa, hình dáng, kích thước. Đặc biệt là các dịng lai có màu đỏ để phù hợp sản xuất
phục vụ Tết Ngun Đán.
Trần Q Đơn (2020) đã lựa chọn được 23 dịng hoa có triển vọng, thích
hợp cho nhu cầu của người chơi hoa.
17