Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2021, tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 166 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LẠC
TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN NĂM 2021,
TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Người thực hiện

: Phạm Thị Toan

Mã SV

: 621820

Lớp

: K62KHCTA

Người hướng dẫn

: TS. VŨ NGỌC THẮNG

Bộ mơn

: CÂY CƠNG NGHIỆP VÀ CÂY THUỐC


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là chương trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số
liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc. Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Học
viện và Hội đồng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Phạm Thị Toan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập
thể và cá nhân.
Trước hết tơi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy,
cô trong khoa Nông học, đặc biệt các thầy cô trong bộ môn Cây công nghiệp đã
tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều lời khuyên quý báu giúp tơi xây dựng và hồn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Ngọc Thắng và TS.
Lê Thị Tuyết Châm cán bộ giảng dạy Khoa Nông Học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi

trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên của Bộ
môn Cây công nghiệp đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm q báu và tạo
điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2021

Sinh viên

Phạm Thị Toan

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ .......................................................................................... ix
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................ x
PHẦN I MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu ....................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................... 2

1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................. 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam ...................................... 3
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới..................................................... 3
Đồ thị 2.2. Tỷ lệ % diện tích của 10 nước sản xuất lạc hàng đầu thế giới
năm 2019 ....................................................................................................... 5
(Nguồn: FAOSTAT, 2021) ............................................................................ 5
Đồ thị 2.3. Tỷ lệ % sản lượng của 10 nước sản xuất lạc hàng đầu thế giới
năm 2019 ....................................................................................................... 5
(Nguồn: FAOSTAT, 2021) ............................................................................ 5
Đồ thị 2.4. Năng suất của 10 nước sản xuất lạc hàng đầu thế giới năm 2019
....................................................................................................................... 6
2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ..................................................... 7
Đồ thị 2.5. Diện tích, năng suất của lạc của Việt Nam trong những năm gần
đây (2000-2019) ............................................................................................ 8
2.2. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới và Việt Nam 9
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới ............... 9
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo lạc ở Việt Nam ................................ 13

iii


Phần III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23
3.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................. 23
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 23
3.1.1. Đất và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 23
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................ 23
3.3. Quy trình kĩ áp dụng trong thí nghiệm..................................................... 25

3.3.1. Làm đất .............................................................................................. 25
3.3.2. Bón phân ........................................................................................... 25
3.3.3. Chăm sóc và xới vun ......................................................................... 25
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 25
3.4.1. Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái .......................................................... 25
3.4.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển .............................................. 26
3.4.3. Các chỉ tiêu về sinh lý ....................................................................... 27
3.4.4. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............ 27
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 28
Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 29
4.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống lạc ................... 29
4.1.1. Các chỉ tiêu về thời gian và tỷ lệ mọc mầm, thời gian ra hoa của các
dịng, giống lạc thí nghiệm. ............................................................................. 29
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng và tỉ lệ mọc mầm của các dịng, giống lạc
tham gia thí nghiệm theo nhóm nước.......................................................... 30
4.1.2. Một số đặc điểm hình thái của các dịng, giống.................................... 31
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống lạc theo nguồn gốc ..... 32
4.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dịng, giống lạc thí
nghiệm ............................................................................................................. 34
Bảng 4.3. Số dịng, giống lạc có chiều cao cây từ min=>TB, TB=>max ... 34
Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các thời kì của một số
dịng giống điển hình ................................................................................... 35
4.1.4. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 thứ nhất ........................... 36

iv


Bảng 4.4. Số dịng, giống lạc có chiều dài cành cấp 1 từ min=>TB,
TB=>max .................................................................................................... 36
Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 qua các thời kỳ của

một số dịng giống điển hình ....................................................................... 37
4.1.5.. Động thái ra lá trên thân chính ............................................................. 38
Bảng 4.5. Số dịng, giống lạc có số lá từ min=>TB, TB=>max ................. 38
Đồ thị 4.3. Động thái tăng trưởng lá qua các thời kỳ của một số dịng, giống
điển hình ...................................................................................................... 39
4.1.6. Diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích lá (LAI) của các dịng, giống lạc
thí nghiệm. ....................................................................................................... 39
Bảng 4.6. Số dịng giống lạc có diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích lá
(LAI) từ min=>TB, TB=>max qua các thời kỳ .......................................... 40
4.1.7. Khả năng tích lũy chất tươi của các dòng giống lạc ............................. 41
Bảng 4.7. Số dòng giống lạc có khối lượng tươi từ min=>TB, TB=>max. 42
4.1.8. Khả năng tích lũy chất khơ của các dịng giống lạc.............................. 43
Bảng 4.8. Số dịng giống lạc có khối lượng khơ từ min=>TB, TB=>max . 44
4.1.9. Khả năng hình thành nốt sần ................................................................. 45
Bảng 4.9. Số dịng, giống lạc có số lượng nốt sần từ min=>TB, TB=>max
theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ................................................... 46
4.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống lạc thí
nghiệm............................................................................................................. 48
4.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................. 48
Bảng 4.10. Số dịng giống lạc có các yếu tố cấu thành năng suất từ
min=>TB, TB=>max .................................................................................. 48
Đồ thị 4.4. Khối lượng 100 quả của 1 số dòng, giống lạc điển hình .......... 49
Đồ thị 4.5. Số quả/cây của 1 số dịng, giống lạc điển hình ......................... 49
4.2.2. Năng suất của các dịng giống lạc thí nghiệm....................................... 51
Bảng 4.11. Số dịng giống đậu tương có năng suất từ min=>TB, TB=>max
..................................................................................................................... 51
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 53
5.1. Kết luận ................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54


v


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 61

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KHKT

: Khoa học kỹ thuật

FAO

: Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc

FAOSTAT

: Trang web Cơ sở dữ liệu thống kê doanh nghiệp của Tổ
chức Nông lương Liên Hiệp Quốc

ICRISAT

: Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới bán
khô hạn

Cs


: Cộng sự

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

BNN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

LA (Leaf area)

: Diện tích lá

LAI

: Chỉ số diện tích lá

P100 quả

: Khối lượng 100 quả

TK

: Thời kỳ


NSTT

: Năng suất thực thu

NSLT

: Năng suất lý thuyết

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng và tỉ lệ mọc mầm của các dịng, giống lạc
tham gia thí nghiệm theo nhóm nước ................................................. 30
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống lạc theo nguồn gốc ............. 32
Bảng 4.3. Số dịng, giống lạc có chiều cao cây từ min=>TB, TB=>max ........... 34
Bảng 4.4. Số dòng, giống lạc có chiều dài cành cấp 1 từ min=>TB, TB=>max
............................................................................................................. 36
Bảng 4.5. Số dịng, giống lạc có số lá từ min=>TB, TB=>max ......................... 38
Bảng 4.6. Số dịng giống lạc có diện tích lá (LA) và chỉ số diện tích lá (LAI)
từ min=>TB, TB=>max qua các thời kỳ ............................................ 40
Bảng 4.7. Số dịng giống lạc có khối lượng tươi từ min=>TB, TB=>max......... 42
Bảng 4.8. Số dịng giống lạc có khối lượng khơ từ min=>TB, TB=>max ......... 44
Bảng 4.9. Số dòng, giống lạc có số lượng nốt sần từ min=>TB, TB=>max
theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ........................................... 46
Bảng 4.10. Số dòng giống lạc có các yếu tố cấu thành năng suất từ min=>TB,
TB=>max ............................................................................................ 48
Bảng 4.11. Số dòng giống đậu tương có năng suất từ min=>TB, TB=>max .... 51

viii



DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất lạc trên thế giới qua một số năm
(2000-2019) ........................................................................................... 3
Đồ thị 2.2. Tỷ lệ % diện tích của 10 nước sản xuất lạc hàng đầu thế giới năm
2019 ....................................................................................................... 5
Đồ thị 2.3. Tỷ lệ % sản lượng của 10 nước sản xuất lạc hàng đầu thế giới năm
2019 ....................................................................................................... 5
Đồ thị 2.4. Năng suất của 10 nước sản xuất lạc hàng đầu thế giới năm 2019 ...... 6
Đồ thị 2.5. Diện tích, năng suất của lạc của Việt Nam trong những năm gần
đây (2000-2019) .................................................................................... 8
Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các thời kì của một số dịng
giống điển hình.................................................................................... 35
Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 qua các thời kỳ của
một số dịng giống điển hình............................................................... 37
Đồ thị 4.3. Động thái tăng trưởng lá qua các thời kỳ của một số dịng, giống
điển hình .............................................................................................. 39
Đồ thị 4.4. Khối lượng 100 quả của 1 số dòng, giống lạc điển hình .................. 49
Đồ thị 4.5. Số quả/cây của 1 số dịng, giống lạc điển hình ................................. 49

ix


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Mục đích nghiên cứu chính.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng
suất của các dòng, giống lạc trong điều kiện vụ Xuân năm 2021 tại Gia Lâm, Hà
Nội, từ đó đề xuất một số dịng, giống có triển vọng đưa vào so sánh giống tiếp
theo.

2. Phương pháp nghiên cứu chính.
Bố trí thí nghiệm: Theo phương pháp tập đồn, khơng nhắc lại với 110
dịng, giống. Lấy giống L14 làm giống đối chứng.
Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là: 2 m2.
Tổng diện tích thí nghiệm là: 220 m2.
3. Kết quả nghiên cứu và kết luận chủ yếu.
Trong cùng điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác, các dòng, giống trong
thí nghiệm có chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất khác nhau.
Các giống khác nhau có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác
nhau, Số quả/cây đạt cao nhất là giống GI3 (17.2 quả), giống G36 có tỉ lệ quả chắc
trên cây cao nhất là 93,33%.
Trong cùng điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác, các dòng, giống trong
thí nghiệm có năng suất khác nhau: Năng suất lý thuyết cao nhất (26,78 tạ/ha) và
thấp nhất là giống G08 (6,77 tạ/ha); năng suất thực thu cao nhất (452g) và dịng
D24 có NSTT thấp nhất (98g).

x


PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây cơng nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế cao và ngày càng được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia
trong đó có Việt Nam. Trong hạt lạc có chứa 40 - 60% lipid, 26 - 34% protein,
8 loại axit amin không thay thế và nhiều loại vitamin như PP, B, E, F, đặc biệt là
vitamin B1, B2 và B3 do đó lạc là một trong những loại thực phẩm có nguồn dinh
dưỡng cao. Con người đã sử dụng hạt lạc để chế biến nhiều món ăn khác nhau
như lạc luộc, lạc rang, xôi lạc, và nhiều loại bánh làm từ hạt lạc.
Lạc cịn là nguồn thức ăn trong chăn ni. Tất cả các sản phẩm phụ như thân,

lá lạc còn xanh,vỏ lạc , quả và hạt lép đều có thể làm thức ăn tốt cho gia súc. Thân
lá lạc cịn có thể ủ chua để làm nguồn thức ăn lâu dài cho gia súc. Các quả lạc còn
non được tận dụng cho trâu bị ăn để tăng tỉ lệ sữa bị. Khơ dầu lạc đứng thứ 3
trong các loại khô dầu làm thức ăn chăn nuôi, trong khô dầu chứa 50% protein.
Cám lạc được làm từ vỏ lac. Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương
đương cám gạo dùng trong chăn ni lợn, gà.
Lạc cịn là ngun liệu cho nghành cơng nghiệp chế biến. Từ hạt lạc người
ta có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như: bơ lạc, bột lạc, dầu lạc,
protein lạc… để đáp ứng nhu cầu của con người. Dầu lạc là một loại dầu thực vật
tốt đối với cơ thể con người, dễ hấp thụ, hạn chế lượng cholesterol trong máu,
giúp hạn chế một số bệnh.
Cây lạc cũng giống như các cây hộ đậu khác đều có tác dụng cải tạo đất.
Bộ rễ cây lạc có nốt sần do vi khuẩn Rhizobium vigna sống cộng sinh có khả năng
cố định đạm, duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng hệ số sử dụng đất và
hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Sau thu hoach khối lượng thân lá còn
thể được ủ tạo thành phân hữu cơ đê cải tạo thành phần cơ giới đất. Ngoài ra lạc

1


cịn có tác dụng che phủ chống xói mịn trên đất đồi. Do đó lạc là cây trồng quan
trọng trong hệ thống xen canh, luân canh với các cây trồng khác.
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, nhưng trong thực
tế ở Việt Nam, năng suất, chất lượng của lạc chưa thật sự cao so với tiềm năng
của nó, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Do đó, việc chọn tạo giống mới đang được đặt lên hàng đầu. Trong đó, khảo sát
tập đồn giống đóng vai trò quan trọng giúp đề xuất một số giống lạc triển vọng
đưa vào thí nghiệm so sánh giống. Để góp phần giải quyết vấn đề trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất một
số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2021 trên đất Gia Lâm- Hà

Nội”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu và năng suất
của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân năm 2021 tại Gia Lâm – Hà
Nội từ đó đề xuất dịng, giống lạc có triển vọng đưa vào so sánh giống tiếp theo.
1.2.2 Yêu cầu
• Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình thái các
dịng, giống lạc.
• Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh lý của các dịng, giống lạc.
• Xác định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống
lạc.

2


PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc là cây lấy dầu có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng cả về chất lượng lẫn giá cả. Trong các loài cây làm thực phẩm cho con
người, lạc có một vị trí quan trọng. Ngồi giá trị về dinh dưỡng, kinh tế , lạc cịn có
tác dụng cải tạo đất, đóng vai trị quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát
triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là các vùng sinh thái miền núi. Trên thế giới
cây lạc được trồng ở hơn 100 nước và là cây trồng đứng thứ 2 sau đậu tương và được
sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp.
Cải tạo giống lạc, tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng tốt, thời gian
sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh, thích nghi đến điều kiện ngoại cảnh, đã
góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản lượng lạc trên thế giới. Vì vậy,
việc nghiên cứu và chọn tạo giống lạc ngày càng được thế giới chú trọng.

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Diện tích (triệu ha)

30.00

1.75
1.7
1.65
1.6

25.00

1.55

20.00

1.5
15.00

1.45

10.00

1.4

Năng suất (tấn/ha)


35.00

1.35
5.00

1.3
1.25

0.00

Năm

Đồ thị 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất lạc trên thế giới qua một số năm
(2000-2019)
(Nguồn: FAOSTAT, 2021)

3


Từ đồ thị 2.1 cho thấy diện tích, năng suất lạc của thế giới đã có nhiều sự
thay đổi. Từ năm 2000 đến 2019 diện tích trồng lạc trên thế giới tăng nhanh. Năm
2000 diện tích trồng lạc là 23,21 triệu ha, đến năm 2019 đã tăng lên là 29,60 triệu
ha. Việc mở rộng diện tích trồng lạc cho thấy sự quan tâm của các nước với cây
lạc ngày càng cao. Tuy nhiên do áp dụng khoa học kỹ thuật giữa các nước chưa
đồng đều nên năng suất bình quân trên thế giới cịn thấp khơng có nhiều sự thay
đổi qua các năm dao động từ 1,44-1,72 tấn/ha. Năng suất lạc trên thế giới có nhiều
biến động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, đất đai trình độ canh
tác và giống. Năng suất lạc cũng có sự khác biệt lớn giữa các châu lục.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc các châu lục trên thế giới năm
2018- 2019


Vùng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2018

2019

2018

2019

2018

2019

Châu Phi

16,88


17,15

1,00

0,97

16,81

16,64

Châu Mỹ

1,36

1,33

3,24

3,66

4,40

4,85

Châu Á

11,45

11,11


2,59

2,45

29,66

27,25

Châu Úc

0,0101

0,01

2,01

1,96

0,0204

0,0195

(Nguồn: FAOSTAT, 2021)
Từ bảng thống kê của FAOSTAT, 2021 cho thấy Châu Á là châu lục có
diện tích, năng suất và sản lượng lạc khá cao. Năm 2019, diện tích trồng lạc ở
châu Á là 11,11 triệu ha chỉ sau Châu Phi, năng suất đạt 2,45 tấn/ha, sản lượng
lạc là 27,25 triệu tấn, đứng đầu thế giới về sản lượng. Để có được kết quả như vậy
là nhờ điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp cho phát triển của cây lạc và nhờ áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác và sản xuất.

Ở Châu Phi, tuy có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới song do điều kiện
tự nhiên và kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, chưa phát triển nên năng suất lạc ở đây

4


khá thấp. Năm 2019, diện tích trồng lạc là 17,15 triệu ha, năng suất chỉ đạt 0,97
tấn/ha.
Châu Mỹ tuy có diện tích trồng nhỏ hơn rất nhiều Châu Phi và Châu Á song
năng suất lạc ở đây rất cao. Năm 2019, diện tích chỉ là 1,36 triệu ha, năng suất đạt
được là 3,66 triệu/ha, cao nhất thế giới.
Châu Úc là châu lục có diện tích trồng lạc nhỏ nhất thế giới. Năm 2019,
diện tích chỉ đạt 0,01 triệu ha.
Việc phát triển khoa học kỹ thuật và công tác chọn tạo giống mới phù hợp
với điều kiện tự nhiên và sinh thái của vùng và đưa nó vào sản xuất đã góp phần
nâng cao năng suất và sản lượng lạc trên thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường.
Ấn Độ
Trung Quốc

1.90%

Nigeria

26.50%

15.98%

Sudan


Trung Quốc
Ấn Độ

1.39%
1…

Nigeria

1.93%
1.96%

Sudan
Mỹ

Senegal

15.23%

Myanmar

Myanmar
Senegal
Tanzania

2.78%
3.08%
3.34%
3.75%

36.04%


13.09%
10.58%
3.75%

Guinea
Guinea

2.92%

9.13%

Chad
Mỹ
các nước còn
lại

13.80%

5.11%

Chad
Tanzania
Các nước còn
lại

3.31%
5.80%

Đồ thị 2.2. Tỷ lệ % diện tích của 10


Đồ thị 2.3. Tỷ lệ % sản lượng của

nước sản xuất lạc hàng đầu thế giới

10 nước sản xuất lạc hàng đầu thế

năm 2019

giới năm 2019

(Nguồn: FAOSTAT, 2021)

(Nguồn: FAOSTAT, 2021)

5


5.00
4.42

Năng suất (tấn/ha)

4.50
3.89

4.00
3.50
3.00
2.50

2.00

1.64

1.42

1.50

1.42
1.15

1.28
1.05

0.90

1.00

1.14
0.69

0.50
0.00

Thế giới

Trung
Quốc

Ấn Độ


Nigeria

Sudan

Mỹ

Myanmar Senegal

Guinea

Chad

Tanzania

Đồ thị 2.4. Năng suất của 10 nước sản xuất lạc hàng đầu thế giới năm 2019
(Nguồn: FAOSTAT, 2021)
Theo thống kê của tổ chức FAO (2021) đến thời điểm 2019 diện tích, năng
suất, sản lượng trên thế giới có xu hướng tăng so với năm 2017.
Trung Quốc là quốc gia có sản lượng lạc lớn nhất thế giới. Diện tích trồng
lạc đứng thứ hai thấp hơn Ấn Độ song nhờ thành công trong công tác chọn tạo
giống phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của vùng và áp dụng các biện pháp
canh tác hiện đại nên cho năng suất và sản lượng khá cao. Năm 2019 diện tích trồng
lạc là 4,5 triệu ha, năng suất là 3,89 tấn/ha, sản lượng đạt 17,57 triệu tấn.
Ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng lớn nhất thế giới 4,73 triệu ha (2019)
tuy nhiên do chủ yếu được trồng ở vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất ở
đây còn thấp 1,42 tấn/ha bằng 1/3 năng suất ở Trung Quốc.
Mỹ là nước có diện tích trồng lạc nhỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc và Ấn Độ,
nhưng năng suất ở Mỹ là cao nhất thế giới. Theo thống kê của FAO thì năm 2019
năng suất lạc ở Mỹ là 4,42 tấn/ha.

Hiện nay nhu cầu sử dụng lạc ngày càng lớn, thị trường dành cho lạc ngày
càng được mở rộng. Chính điều này đã thúc đẩy các nước tiếp tục đầu tư vào phát

6


triển lạc, mở rộng diện tích và tăng năng suất, thúc đẩy công tác chọn tạo giống
mới phù hợp đưa vào sản xuất.
2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Cây lạc du nhập vào nước ta chưa có một tài liệu nào xác minh cụ thể. Chỉ
biết là so với những cây trồng khác như lúa, đậu tương, đậu xanh… thì cây lạc
xuất hiện sau. Ngày nay, lạc đang được trồng rộng rãi trong khắp cả nước và đang
chiếm vị trí hàng đầu trong những cây cơng nghiệp ngắn ngày. Lạc được trồng ở
hầu hết các tỉnh trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng trung du Bắc Bộ,
Trung Bộ cho đến miền Đông Nam Bộ.
Theo thống kê của FAO (2019), Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ
27, năng suất đứng thứ 29 và sản lượng đứng thứ 18 so với các nước trên thế giới.
Ở khu vực Châu Á, diện tích sản xuất và sản lượng lạc của Việt Nam đứng thứ 5,
nhưng năng suất bình quân chỉ đứng thứ 16. Tuy nhiên, so với 4 quốc gia có diện
tích lạc lớn nhất khu vực, năng suất lạc hiện nay của Việt Nam chỉ đứng sau Trung
Quốc, trên các nước Ấn Độ, Myammar và Inđônêxia. Theo số liệu của Tổng cục
thống kê, đến năm 2019, diện tích sản xuất lạc của Việt Nam là 177 ha, năng suất
2.48 tấn/ha, sản lượng đạt 438,9 nghìn tấn.
Những năm gần đây, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo
hướng sản phẩm hàng hóa, sản xuất lạc ở Việt Nam có chiều hướng tăng cả về
diện tích, năng suất và sản lượng. Tình hình sản xuất lạc trong nước những năm
gần đây.

7



Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

3

250

2.5

200

2

150

1.5

100

1

50

Năng suất (tấn/ha)

Diện tích (nghìn/hha)

300


0.5

0

0

Năm

Đồ thị 2.5. Diện tích, năng suất của lạc của Việt Nam trong những năm gần
đây (2000-2019)
(Nguồn: FAOSTAT, 2021)
Nhìn chung, qua đồ thị 2.4 ta thấy trong 10 năm từ 2000 đến 2019 diện tích,
sản lượng lạc cả nước đều giảm.
Diện tích lạc đạt cao nhất vào năm 2005 là 269,6 nghìn ha, các năm sau đó
diện tích có xu hướng giảm và đến năm 2019 diện tích trồng chỉ cịn 177 nghìn
ha. Một phần nguyên nhân là do nước ta đang thực hiện q trình cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa dẫn đến việc thu hẹp quỹ đất nơng nghiệp, do đó diện tích trồng
lạc cũng bị giảm. Tuy nhiên, năng suất lạc những qua các đều tăng, cao nhất là
2,47 tấn/ha (2019).
Việc thành công trong công tác chọn tạo giống và áp dụng các biện pháp
canh tác hiện đại đã góp phần tăng suất và chất lượng lạc trong các năm gần đây
Ở khía cạnh vùng sinh thái nơng nghiệp, Dun hải miền Trung là vùng có diện
tích gieo trồng lạc lớn nhất nước, với diện tích 88,6 nghìn ha (chiếm 42,5% so với
diện tích cả nước); Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng có năng suất cao nhất đạt

8


3,78 tấn/ha. Về góc độ địa phương, thì các tỉnh có diện tích lạc trên 8.000 ha/năm

trở lên là Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định.
Một số địa phương có năng suất lạc cao hơn nhiều lần so với năng suất bình quân
chung cả nước là: Nam Định (3,70 tấn/ha), Long An (3,15 tấn/ha), Tây Ninh (3,49
tấn/ha), Bình Định (2,98 tấn/ha), Tuyên Quang (2,63 tấn/ha), Bắc Giang (2,47
tấn/ha), Hà Tĩnh (2,20 tấn/ha). Cá biệt, tại Trà Vinh năng suất lạc đạt trên 5,00
tấn/ha ở quy mô 4,6 ha.
2.2. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới
Chọn tạo giống lạc theo hướng: chọn tạo các giống có năng suất cao, chất
lượng tốt, hạt lớn, thời gian sinh trưởng ngắn, giống có khả năng kháng bệnh và
chịu hạn cao đã góp phần vào việc tăng năng suất và sản lượng trên thế giới. Việc
nghiên cứu và chọn tạo giống ngày càng được quan tâm. Viện nghiên cứu Cây
trồng Quốc gia cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) – Ấn Độ, trong hệ
thống của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (lARC) là cơ sở nghiên
cứu lớn nhất trên thế giới về đậu lạc. Tính đến năm 1993, ICRISAT đã thu thập
được 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 89 nước trên thế giới, ngoài ra cịn có nhiều
loại hoang dại cũng được bảo tồn tại ICRISAT. Viện đã thu thập được 301 lượt
mẫu giống thuộc 35 loài dại của chi Arachis, đây là nguồn gen quan trọng có giá
trị cao trong cơng tác chọn tạo giống theo hướng chống bệnh và chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Trong tổng số các mẫu hạt thu được, ICRISAT đã
được chia các nhóm tính trạng khác nhau theo đặc điểm hình thái - nơng học, sinh
lý - hóa sinh và khả năng chống chịu sâu bệnh, để nghiên cứu chọn lọc như: nhóm
chống chịu sâu bệnh, nhóm chịu hạn, nhóm có hàm lượng dầu cao, nhóm chín
trung bình, nhóm chín muộn, nhóm chín sớm… Ví dụ: nhóm chín sớm: Chico,
91176, 91776, ICGS.
Chon tạo các giống lạc bằng phương pháp lai hữu tính là một cách được sử
dụng phổ biến và hiệu quả. Ví dụ như: từ phương pháp lai đơn ICRISAT đã chọn

9



tạo thành cơng các giống lạc mới TLG45 có hạt lớn, năng suất là 3,14 tấn/ha,
giống TG51 là giống ngắn ngày, chịu hạn (Kale & cs., 2008); Trường Đại học
Nông nghiệp Dharwad đã chọn tạo ra giống R8808 có năng suất cao, thời gian
sinh trưởng ngắn, giống DH40 là giống ngắn ngày và thịt hạt đỏ, từ phương pháp
lai xa tạo ra giống lạc TxAG-6 kháng tuyến trùng (Holbrook & Stalker, 2003).
Công tác chọn tạo, thu thập, đánh giá và bảo quản nguồn gen về cây lạc đã
được nhiều tổ chức và nhiều nước trên thế giới thực hiện tốt. Việc áp dụng những
tiến bộ trong chọn tạo giồng tạo ra các giống lạc có năng suất cao, phẩm chất tốt,
thời gian sinh trưởng ngắn, kháng sâu bệnh, thích ứng rộng với điều kiện ngoại
cảnh đã góp phần vào việc tăng năng suất và sản lượng lạc trên thế giới. Công tác
chọn tạo giống trong những thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Tại châu Á, năm 1994-1995 xây dựng 104 điểm nghiên cứu của quốc tế,
khảo nghiểm được 1625 dòng lai, 320 vật liệu khác được cung cấp để nghiên cứu
(Nigam, 1996).
Ấn Độ, tuy năng suất chưa được cao nhưng đã chú trọng đến việc nghiên
cứu áp dụng các giống mới vào sản xuất. Giống lạc ICGV 91114 với ưu điểm cho
năng suất cao đang được phát triển rộng rãi ở các bang AndraPradesh và
Chhattisgarh của Ấn Độ (Songri & cs., 2005). Giống lạc mới dạng bụi TMV(Gn)
13 đã được chọn ra từ dòng thuần của giống lạc đỏ địa phương Pollachi cho năng
suất 1,613 tấ/ha cao hơn giống đối chứng địa phương VRI2 12,8% và kháng trung
bình với bệnh lá, ít bị sâu ăn lá (Muralidharan & cs., 2008). Theo Naik & cs.
(2008) các nhà nghiên cứu của Trường Đại học nông nghiệp Acharya NG Ranga,
Ấn Độ và Trường đại học A&M Florida, Mỹ đã chọn tạo ra giống lạc K1375
thông qua việc lai tạo giữa giống lạc Kadiri 4 X và Vemana. Giống lạc K1375 đã
giúp bảo đảm năng suất ổn định trong vùng bị hạn của Ấn Độ.
Các nhà khoa học ở Ấn Độ đã sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để đánh
giá nhanh khả năng tái sinh chồi của các dòng giống lạc trong ống nghiệm có kết
hợp các độ mặn khác nhau bằng phương pháp nuôi cấy mô 123 giống lạc trong


10


mơi trường ni cấy có độ mặn là 1,5%, 2% và 2,5% để đánh gía khả năng chịu
mặn thơng qua khả năng tái sinh chồi. Kết quả đã chọn lọc được các giống ICGS
76, MA 16, S 206, TG 17, GG 20, JL 24, Punjab 1, TMV12, MH 2, M 522, 3
Tirupati, Dh 30-30, TMV 2 và GG 2 ít bị chết và đặc biệt hai giống MA 16 và
ICGS 76 có tỷ lệ sống sót cao nhất so với các giống khác ở ba nồng độ NaCl và
có thể được coi là chịu được độ mặn trong ống nghiệm (Alpa J. Mungala Songri
& cs., 2008; Mungala & cs., 2008).
Ở Mỹ, các nhà khoa học không ngừng cải tiến kĩ thuất để chọn tạo ra các
giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. Theo M’Bi Bertin Zagr & cs., 2009,
Mỹ đã đưa vào sản xuất 16 giống lạc mới (9 giống thuộc loại hình Rumer, 5 giống
thuộc loại hình Virginia, 2 giống thuộc loại hình Spanish). Từ những năm 1980,
các cơ quan nghiên cứu đã đưa ra sản xuất các giống lai vừa có năng suất cao vừa
chống chịu với sâu bệnh như Sunbelt Runner, G7, Southem Runner, NC 8, NC
10… Giống VGS1 và VGS2 đều là 2 giống có năng suất cao được trồng nhiều ở
Florida.
Theo Sanun Jogloy & cs. (1996), Thái Lan đã chọn lọc và đưa vào sản xuất
các giống lạc chín sớm, chịu hạn tốt và kháng bệnh gỉ sắt, đốm lá, kích thước hạt
to, năng suất cao như Khon Kean 60-3, Khon Kean 602, Khon Kean 60 Tainan 9.
Nghiên cứu tính chịu hạn của lạc của trường đại học Kasetsart, Thái Lan cho thấy
hạn không ảnh hưởng đến kiểu phân bố hoa nhưng làm chậm sự ra hoa những lứa
đầu và thời gian hoa nở. Sự suy giảm năng suất ở các dòng lạc trong điều kiện hạn
phụ thuộc nhiều vào tập tính ra hoa khác nhau của từng giống. Những giống lạc
ra hoa tập trung vào lứa hoa đầu cho năng suất cao hơn (Songri & cs., 2005).
Trung Quốc, công tác cải tiến giống đã đóng góp rất lớn vào việc tăng sản
lượng lạc. Trong thập niên 80 của thế kỉ 20, có 95% diện tích trồng lạc ở Trung
Quốc đã sử dụng các giống lạc cải tiến, năng suất tăng từ 5- 10% (Li Jianping &
Xu Zeyong, 1992). Bằng các phương pháp chọn tạo giống khác nhau như: đột

biến sau khi lai, đột biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp hơn 200 giống lạc có năng

11


suất cao đã được tạo ra và phổ biến vào sản xuất từ cuối những năm 50 của thế kỷ
20. Giai đoạn 1982 - 1995, Trung Quốc đã cung cấp 82 giống lạc mới với nhiều
ưu điểm vượt trội như năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng sâu bệnh,
chịu phèn, thích ứng rộng. Trong hai năm 2003 và 2004, Trung Quốc đã công
nhận 17 giống lạc mới, trong đó điển hình là các giống Yueyou 13, Yueyou 29,
Yueyou 40, 01-2101, Yuznza 9614, 99-1507, R1549 có năng suất trung bình là
4,6-7 tấn/ha (ICRISAT, 2005). Sử dụng nguồn gen để mở rộng nền tảng di truyền
của lạc đã thành công phương pháp lai hữu tính để cải tiến các đặc điểm nơng học
như chín sớm, tăng khối lượng 100 hạt và năng suất trong tạo giống kháng sâu
bệnh (Upadhyaya & cs., 2008).
Tại Nam Phi đã chọn lọc được giống lạc ICGV 98369 và ICGV 96294 thích
nghi với vùng canh tác nhờ nước trời, giống ICGV 98369 đạt năng suất 2,48
tấn/ha, cao hơn 27,8% so với giống đang sản xuất đại trà và kháng với bệnh đốm
lá (Mathews & cs., 2007).
Đối với lạc bệnh đốm đen là một trong các bệnh hại lá nguy hiểm nhất đối
với cây lạc trên toàn thế giới. Thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen trên tồn cầu
ước tính gần 3 triệu USD (CABI, 2006). Nhiều dòng/giống lạc đã được nghiên
cứu và đưa vào trong sản xuất có khả năng kháng bệnh đốm đen như ICGV-SM93531, ICGV-IS-96802, ICGV-IS-96827 và ICGV-IS-96808 (Izge & cs., 2007);
LGN123, LGN184, LGN117, GPBD4, VG9816, RHRGS 06083, RHRGS 06092,
ICG 5286, ICG 2273, ICG 111426 và 22 ICG 6022 (Kukanur & cs., 2014; Kahate
& cs., 2015); CGs 4389, 6993, 11426, 4746, 6022, 11088 (Sudini & cs., 2015)
hay các giống như ICGV-SM-93531, ICGV-IS-96802, ICGV-IS-9682, ICGV-IS96808, SM-18, ICGV-97153, ICGV-86054, ICGV-86707, KHON-KHEN-1, SM6, ICGV- 91246... (Cook, 1981; Jyosthna & cs., 2004; CABI, 2006; Izge & cs.,
2007; Wambi & cs., 2014).

12



Theo sữ liệu từ FAO năm 1991, Australia đã thu thập 12.160 mẫu giống từ
nhiều nơi trên thế giới như châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Quốc... Hầu hết các giống
thuộc 2 kiểu phân cành là phân cành liên tục và phân cành xen kẽ.
Các nhà khoa học ở Brazil, ICRISAT, Mỹ, Pháp, Senegal và Đan Mạch lai hữu
tính nhân tạo để đưa các alen của lạc dại vào lạc trồng bằng việc tạo ra các dịng
lạc có đoạn nhiễm sắc thể thay thế (Bertioli & cs., 2008).
Trên thế giới, các nhà khoa học đã xác định có khoảng 170 dịng/giống lạc
kháng héo xanh vi khuẩn. Ở Trung quốc, trong số 5.700 dịng/giống lạc được lưa
giữ, có khoảng 112 dịng, giống có tính kháng cao với bệnh héo xanh (Liao BS &
cs., 2005). Các nhà chọn tạo giống Trung Quốc đã lai tạo với các giống địa phương
từ nguồn vật liệu nhập nội chọn được giống Vie-you 92 và Yieyou 256 có tính
kháng trung bình với bệnh héo xanh. Ngồi ra thơng qua đánh giá tính kháng bệnh
héo xanh của ICRISAT và USDA trong điều kiện đồng ruộng, nhà lưới và gây
bệnh nhân tạo từ nguồn vật liệu khởi đầu, lai hữu tính, đột biến... (Liao & cs.,
1994) đã xác định các dòng, giống kháng héo xanh: NCAc 17127, PI 393531, PI
393641, NCAc 17124, ICG 5346, NCAc 17129, PI 414332, PI 413232, NCAc
17130, Chavars 21, 7343, 8632, 8641.
Việc cải tiến giống tạo ra các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng
sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn đã góp phần quan trọng vào việc tăng năng
suất và sản lượng trên tồn thế giới.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo lạc ở Việt Nam
Công tác chọn tạo giống, thu thập và bảo quản nguồn gen được các nhà
khoa họ Việt Nam quan tâm và thực hiện. Chọn tạo các giống lạc ở Việt Nam tập
trung theo hướng chọn tạo ra các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả
năng thích nghi rộng, chống chịu sâu bệnh, giống chất lượng cao để phục vụ ép
dầu và xuất khẩu. Việc chọn tạo các giống lạc trong nước được các nhà nghiên
cứu thực hiện theo các phương pháp là nhập nội, lai hữu tính, đột biến và chọn
lọc cá thể tự nhiên trong quần thể.


13


Trong giai đoạn 1984-1990 tập đoàn lạc Việt Nam đã có 1271 mẫu giống
trong đó có 100 giống lạc địa phương và 1.171 giống nhập nội từ 40 nước trên thế
giới (Trần Đình Long & cs., 1991).
Trước năm 1985, các giống lạc được sử dụng phổ biến là Sen Nghệ An,
Chùm Nghi Lộc, Cúc Nghệ An, Giấy Nam Định, Bạch Sa, Trạm Xuyên, Mỏ Két,
Lỳ, Giấy Kim Long... Đây là các giống có năng suất thấp và khả năng kháng sâu,
bệnh hại kém. Từ năm 1990, công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc đã đạt được
nhiều thành tựu. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị thành viên
đã đưa vào sản xuất trên 30 giống lạc mới đã được công nhận giống quốc gia và
giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó, trên 10 giống nhập nội (L14, L18, LVT, TL1,
HL25, LO8, LO3, MD7, L12…), trên 4 giống chọn tạo bằng con đường lai hữu
tính (Sen lai 75/23, BG78, LDH.04, LDH.06…), 2 giống chọn tạo qua tác nhân
đột biến (4329, V79) và 01 giống chọn lọc từ đột biến tự nhiên (LDH.01, đã có
16 giống lạc được công nhận giống Quốc Gia và giống tiến bộ kỹ thuật, trong đó
11 giống nhập nội, 3 giống chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính, 02 giống
chọn tạo qua tác nhân đột biến. Các giống mới ra đời đáp ứng được cho các mục
tiêu sản xuất, mùa vụ và các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.
Giai đoạn từ 1991-2000 Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Đậu đỗ đã
nhập nội 1894 mẫu giống từ ICRISAT (Ngô Thế Dân, 2000); 250 giống nhập nội
đã được nghiên cứu ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam; 433 mẫu
giống thuộc 8 nhóm giống ngắn ngày, trung ngày, kháng bệnh lá, kháng bệnh mốc
vàng, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, hàm lượng dầu cao đã được Viện Nghiên
cứu Thực vật đánh giá (Ngô Thị Lam Giang, 1999). Từ năm 1990 đến nay, nhiều
giống lạc mới đã được công nhận bổ sung vào cơ cấu giống chủ lực của các địa
phương và góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lạc trong cả nước.
Các giống được trồng ở các vùng sinh thái khác nhau và hệ thống luân canh

cây trồng cũng khác nhau nên yêu cầu của việc chọn tạo giống cũng phải thay đổi
để phù hợp với điều kiện thực tế.

14


×