Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.4 KB, 47 trang )

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Mở đầu
Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng và là thực phẩm cần thiết không thể
thiếu trong đời sống nhân dân. Đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được
đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng
dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Ngành sản xuất rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các
loại cây rau hằng năm, hai năm là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Dưa chuột Cucumis sativus L thuộc họ bầu bí, trong họ bầu bí thì dưa chuột là loại
được trồng nhiều hơn cả. Ở nước ta dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không chỉ để giải
quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính thương mại quan trọng.
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn định,
kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển đó là điều kiện thuận lợi tiềm năng cho ngành
rau phát triển. Tuy ngành trồng rau trong đó có dưa chuột có nhiều khởi sắc nhưng trên thực
tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là ở các tỉnh
miền Trung, diện tích trồng rau nói chung và dưa chuột nói riêng có nhiều biến động qua các
năm. Năng suất chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình của cả nước. Có nhiều nguyên
nhân làm cho năng suất dưa chuột ở các tỉnh miền Trung còn thấp đó là do điều kiện thời tiết
quá khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa lũ, hạn hán, đất đai nghèo dinh dưỡng, chưa có
bộ giống dưa chuột chuẩn và tốt. Đặc biệt là giống dùng cho chế biến công nghiệp và xuất
khẩu còn quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất do vậy phải nhập ngoại, giá thành
cao và không chủ động trong sản xuất. Bên cạnh đó giống dùng cho ăn tươi, tiêu thụ nội địa
năng suất còn thấp, kém hiệu quả. Phần lớn hạt giống rau do dân tự để giống hoặc nhập nội
không qua khảo nghiệm kỹ. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng
của dưa chuột. Vấn đề đặt ra là phải tìm được những giống dưa chuột có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết ở miền Trung cho năng suất cao, ổn
định đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng mà giá thành sản xuất thấp phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá
khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển
vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà,


tỉnh Thừa Thiên Huế".
1.2 Mục tiêu của đề tài
1
- So sánh đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của 5 giống dưa
chuột có triển vọng từ đó chọn ra những giống thích hợp nhất với điều kiện địa phương để
phục vụ sản xuất.
- Chọn giống có chất lượng nông sản tốt, giá trị thương phẩm cao để phục vụ người
tiêu dùng.
- Tạo cơ sở cho việc chọn tạo giống có đặc tính nông sinh học nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất như chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, khả năng cơ giới hóa khi thu hoạch và
bảo quản, chế biến nông sản phẩm.
- Nhận biết được các đặc trưng hình thái, phản ứng của cây trồng với điều kiện thời
tiết, sâu bệnh.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột
tham gia thí nghiệm.
- Tìm hiểu các chỉ tiêu biểu hiện giới tính của các giống thí nghiệm.
- So sánh đánh giá khả năng cho năng suất của các giống.
- Tìm hiểu về sâu bệnh hại trên các giống tham gia thí nghiệm
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn gốc và phân bố của cây dưa chuột
2
Dưa chuột thuộc họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm thuộc nam Châu Á, là
loại cây ưa nhiệt. Những năm cuối của thế kỷ XX, dưa chuột là cây rau chiếm vị trí quan
trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng
suất là: Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Aicập, Tây Ban Nha.
Theo FAO ( 1993) diện tích dưa chuột trên thế giới là 1.178.000 ha, năng suất 15,56 tấn/ ha
và sản lượng đạt 1.832.968 tấn. Ở nước ta những năm gần đây dưa chuột đã trở thành cây
rau quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề về

thực phẩm [Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, Cây rau, Trường ĐHNN
HN, NXBNN, tr 206].
2.2 Vai trò của dưa chuột
2.2.1 Về dinh dưỡng
Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong đời
sống hằng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe
và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng
học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300 - 2500 Calo
năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương
thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người. Rau không chỉ đảm
bảo cung cấp chỉ số Calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại
vitamin và các loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm
lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm.
Dưa chuột là một thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có giá trị. Thành
phần dinh dưỡng gồm Protein (đạm) 0,8g; glucid (đường) 3,0g; xenlulo (xơ) 0,7g; năng
lượng 15 kcalo; Canxi 23mg; Phospho 27mg; Sắt 1mg; Natri 13mg; Kali 169mg; Caroten
90mcg; Vitamin B1 0,03mg; Vitamin C 5,0mg.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được
[ Mai Thị Phương Anh, Rau và trồng rau, Giáo trình cao học nông nghiệp, HNN 1996; 9]
Chỉ tiêu
Thành phần hóa học (g%)
Calo/
100g
Vitamin ( mg%)
Nước Protit Glu Tro B1 B2 PP C
Bầu 95,1 0,6 2,9 0,4 14 0,02 0,03 0,40 12
Dưa chuột 95,0 0,8 3,0 0,5 16 0,03 0,04 0,10 5
Bí xanh 95,5 0,6 2,4 0,5 12 0,01 0,02 0,03 16
3
Bí đỏ 92,0 0,3 6,2 0,8 27 0,06 0,03 0,40 8

Dưa gang 96,2 0,8 2,0 0,3 11 0,04 0,04 0,30 4
Cà chua 94,0 0,6 4,2 0,4 20 0,06 0,04 0,50 10
Mướp đắng 91,4 0,9 3,0 0,6 16 0,07 0,04 0,3 22
Xà lách 95,0 1,5 2,2 0,8 15 0,14 0,12 0,7 15
Rau dền 92,3 2,3 2,5 1,8 20 0,04 0,14 1,3 35
Trong thành phần của dưa chuột chứa hàm lượng cacbon rất cao khoảng 74-75%,
ngoài ra còn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường đơn). Nhờ khả năng hòa tan,
chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông máu, tăng tính hoạt động trong quá trình oxi
hóa năng lượng của mô tế bào. Bên cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng của dưa chuột còn
có nhiều axit amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thianin ( 0,024 mg%);
Rivophlavin ( 0,075 mg%) và Niaxin ( 0,03 mg%), các loại muối khoáng như Ca( 23,0 mg
%), P( 27,0 mg%), Fe( 1,0 mg%). Tăng cường phân giải axit uric và các muối của axit uric
(urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ. Không những thế trong dưa chuột còn có
một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ
thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch.
2.2.2 Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả quan
trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa chuột là một mặt hàng
xuất khẩu có giá trị.
Bảng 2.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác
[ Lê Thị Khánh, Tài liệu chuyên đề rau - hoa - quả, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2002 ]
Loại cây Dưa chuột Bắp cải Cà chua Ngô Lúa
Năng suất ( tạ/ha) 250 444,4 278,8 25 44,4
Giá bán bình quân(đ) 1.200 400 700 2.300 2000
Tổng chi phí
- Chi phí vật chất (1000đ/ha)
- Chi phí lao động (công/ha)
6.447,8
834
6.028,3

556
5.157,1
695
2.417
222
5.050
194,4
Tổng thu nhập (1.000đ/ha) 23.552,2 11.749,3 14.302,9 3.333 3.830
Thu nhập / công ( đ/công) 28,2 21,1 20,6 15,0 19,7
4
Trong quả dưa chuột có các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein,
các loại vitamin A, C, B1, B2...Trước đây dưa chuột được sử dụng như loại quả tươi để giải
khát. Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng
phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được sử dụng
dưới nhiều dạng khác nhau như quả tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu...
Bên cạnh đó dưa chuột còn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh
mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp có
thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau.
2.3 Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Trên thế giới
* Tình hình sản xuất
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2007 diện tích trồng dưa chuột trên thế giới
khoảng 2.583,3 ha, năng suất đạt 17,27 tấn/ha, sản lượng đạt 44160,94 nghìn tấn. Số liệu từ
bảng thống kê cho thấy Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất với
1.653,8 ha chiếm 64,02% so với thế giới. Về sản lượng Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu
với 28062 nghìn tấn, chiếm 62,09% tổng sản lượng dưa chuột của thế giới. Sau Trung Quốc
là Nhật Bản với sản lượng 634 nghìn tấn chiếm 1,42% của thế giới. Như vậy chỉ riêng 2
nước Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm 64,32% tổng sản lượng của toàn thế giới.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới qua các năm
2006, 2007

Quốc gia
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2006 2007 2006 2007 2006 2007
Thế giới 2524,11 2583,3 17,46 17,27 44065,87 44610,94
Trung Quốc 1603,6 1653,8 17,06 16,97 27357 28062
Nhật Bản 13,1 13 47,96 48,77 628,3 634
Indonesia 58,65 59 10,21 10,17 598,89 600
Mexico 17,73 18 27,98 27,78 496,03 500
Thái Lan 28 28 7,93 7,93 222 222
Canada 2,55 2,48 85,06 88,82 216,56 220
Cuba 17,55 18 8,87 8,78 155,67 158
Israel 1,75 1,75 76,27 80,57 133,47 141
5
Pháp 0,7 0,75 182,72 182,67 128,63 137
Ấn Độ 18 18 6,67 6,67 120 120
Hungary 1,17 1,2 60,51 59,08 70,86 70,9
Italya 2,31 2,2 30,87 31,82 71,36 70
Malaysia 2 2 22,5 22,5 45 45
Bangladesh 6,48 5,9 4,32 4,32 28 25,5
Australia 1 1 13 14 13 14
Philippines 1,6 1,62 6,06 6,17 9,72 10
Pakistan 1,11 1,1 5,85 5,91 6,49 6,5
Nguồn FAO.org
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của các nước trên thế giới
đều tăng qua các năm. Do nhu cầu về rau xanh nói chung và dưa chuột nói riêng của người

tiêu dùng ngày càng cao khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm được đảm bảo. Đặc
biệt là ở các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada, Đức...
* Tình hình tiêu thụ
Theo tính toán thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 - 110
kg/người/năm tức khoảng 250 -300 g/người/ngày. Đối với các nước phát triển có đời sống
cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên 141,1 kg/người/năm; Newzealand
136,7 kg/người/năm, Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm, ở Canada mức tiêu thụ rau bình
quân hiện nay là 227 kg/người/năm.
Trước nhu cầu về rau ngày càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những chính
sách nhập khẩu rau khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều nhất thế giới là Pháp
đạt 145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada (143,332 nghìn tấn); Anh (140,839
nghìn tấn); Đức (116,866 nghìn tấn). Trong khi đó, 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn
trên thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp (132.942 nghìn USD); Canada (84.496
nghìn USD); Trung Quốc (80.325 nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD). Riêng đối
với dưa chuột đã trở thành mặt hàng xuất nhập khẩu quan trọng ở một số nước trên thế giới.
Bảng 2.4 Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước trên thế giới 2005
Nhập khẩu Xuất khẩu
Quốc gia Khối lượng (tấn) Quốc gia Khối lượng (tấn)
Hoa Kỳ 423.431 Tây Ban Nha 399.256
6
Đức 410.084 Mexico 398.971
Anh 104.054 Newtherland 360.054
Newtherland 66.901 Jordan 64.308
Pháp 59.019 Canada 54.967
Liên Bang Nga 44.112 Hoa Kỳ 48.460
Canada 42.470 Iran 36.948
Thế giới 1.545.819 Thế giới 1.331.695
( Nguồn: Records Copyright FAO 2006 )
Số liệu từ bảng 2.4 cho thấy hiện nay 5 nước có khối lượng dưa chuột xuất khẩu lớn
nhất là Tây Ban Nha (399.256 tấn), Mexico (398.971 tấn), Newtherland (360.054 tấn),

Jordan (64.308 tấn) và Canada (54.967 tấn). Những nước đứng đầu về nhập khẩu là Hoa Kỳ
(423.431 tấn), Đức (410.084 tấn), Anh (104.054 tấn), Newtherland (66.901 tấn), Pháp
(59.019 tấn). Ở những nước như Hoa Kỳ, Newtherland công nghệ chế biến đồ hộp đang phát
triển mạnh do đó ở những nước này vừa có khối luợng nhập khẩu và xuất khẩu rất lớn. Dưa
chuột được nhập về cùng với sản xuất trong nước, qua chế biến, đóng gói và đem xuất khẩu.
2.3.2 Tình hình ở Việt Nam
* Ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung, có diện tích đất tự nhiên
500.920 ha, diện tích đất nông nghiệp 51.527 ha trong đó đất trồng rau là 2.789 ha [ ]. Dân
số Thừa Thiên Huế 1,1 triệu người, nhu cầu về rau tươi hằng ngày của người dân là rất lớn.
Mặt khác đó thành phố Huế là một thành phố du lịch, hằng năm lượng khách trong nước và
nước ngoài đến tham quan rất đông. Do vậy, một yêu cầu đặt ra là phải cung cấp lượng rau
đầy đủ cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó chất lượng của các mặt hàng rau quả cũng cần
được đảm bảo. Sản xuất không chỉ mang tính tự cung tự cấp mà còn phải mang tính hàng
hóa cao.
Trong quá trình phát triển, Thừa Thiên Huế đã xuất hiện nhiều vùng rau chuyên canh
mới trong đó có dưa chuột, không ngừng đổi mới về tiến bộ kỹ thuật, giống mới vì vậy năng
suất, sản lượng không ngừng tăng lên.
Sản phẩm từ dưa chuột sản xuất tại Thừa Thiên Huế chủ yếu cung ứng cho người
tiêu dùng ở trong tỉnh và cho các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch.
* Tình hình sản xuất
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng rau cả năm 2006 là 644,0 nghìn
ha, tăng 29,5% so với năm 2000 (452,9 nghìn ha). Năng suất đạt 149,9 tạ/ha, là năm có năng
7
suất trung bình cao nhất từ trước đến nay. Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt
giá trị 144.000 tỷ đồng (tương đương 900 triệu USD), chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt
Nam, trong khi diện tích chỉ chiếm 6%. Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rau sản
xuất trên đầu người đạt 115 kg/người/năm, tương đương mức bình quân toàn thế giới và đạt
loại cao trong khu vực, gấp đôi trung bình của các nước ASEAN (57 kg/người/năm). Kim
ngạch xuất khẩu rau, quả và hoa cây cảnh trong 5 năm (2000 - 2004) đạt 1.222 triệu USD

(bình quân mỗi năm đạt 224,4 triệu USD), trong đó khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu rau
Riêng đối với dưa chuột được xem là một trong những loại rau chủ lực, có diện tích
19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 33.537 tấn chỉ đứng sau cà chua.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004 [ ]
Loại rau Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
Cà chua 20.648 17,34 357.210
Dưa chuột 19.874 16,88 33.537
Dưa hấu 18.140 17,82 322.890
Đậu rau 7.681 6,87 52.760
Cải các loại 26.184 22,64 592.805
Hành tỏi 14.678 15,84 232.500
Các vùng trồng dưa chuột lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc vùng
đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông
Cữu Long như Tân Hiệp - Tiền Giang, Châu Thành - Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc Trăng.
Miền Trung và Tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức
Trọng (Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải miền Trung ( Thừa Thiên Huế...).
* Tình hình tiêu thụ
Sản phẩm làm ra từ dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một lượng khá lớn
được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mặc dù công nghệ sau thu hoạch
của nước ta còn thấp, song thị trường xuất khẩu vẫn chiếm một vị trí quan trọng.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất khẩu các loại dưa chuột
vào cuối tháng 04 năm 2007 đạt trên 571 nghìn USD, tăng 38% so với cùng kỳ tháng
03/2007. Trong đó có 03 doanh nghiệp có mức kim ngạch xuất khẩu dưa chuột các loại đạt
trên 50 nghìn USD là Công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải Phòng, Tổng công ty rau quả
Nông sản, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả I.

8
Công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải Phòng là doanh nghiệp đứng đầu với kim
ngạch xuất khẩu đạt trên 215 nghìn USD, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu các loại dưa
chuột của cả nước. Các loại dưa mà công ty xuất khẩu là dưa chuột bao tử dầm dấm, dưa
chuột dầm dấm, dưa chuột trung tử dầm dấm sang thị trường Hoa Kỳ. Giá dưa chuột xuất
khẩu khá ổn định dao động từ 0,29 đến 0,33 USD/kg.
Tổng công ty rau quả Nông sản đã xuất khẩu dưa chuột dầm dấm sang thị trường
Nga với đơn giá là 5,14 USD/hộp (FOB, Cảng Hải Phòng). Trong khi đó công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Rau quả I xuất sang thị trường này với đơn giá dao động từ 3,24 đến 4,83
USD/hộp.
Bảng 2.6: Tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột cuối tháng 04/2007 [ ]
Thị trường xuất khẩu Chủng loại
Kim ngạch
(USD)
Nga
Dưa bao tử dầm dấm, dưa chuột
đóng lọ, dưa chuột dầm dấm,
dưa trung tử
318.939,2
Mông Cổ Dưa chuột dầm dấm 65.696,4
Nhật Bản
Dưa chuột muối, dưa chuột bao
tử muối
58.220,03
Đài Loan
Dưa chuột muối, dưa bao tử
muối, dưa gang muối
47.726,9
Cộng hòa Sec Dưa chuột đóng lọ 34.627,5
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau các loại cả nước trong tháng 8/2008

đạt 18 triệu USD, tăng 46% so với tháng 7/08 và nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau trong 8
tháng đầu năm 2008 lên trên 112 triệu USD.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta trong 8 tháng đầu năm
2008 đều tăng ổn định so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, kim ngạch xuất sang hầu hết các
thị trường chủ lực đều tăng khá mạnh, 3 thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng
9
rau quả của nước ta trong 8 tháng đầu năm là Nhật Bản, Đài Loan và Indonesia. Dưa chuột
vẫn là chủng loại đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong tất cả các loại rau.
Bảng 2.7 Tham khảo một số loại rau xuất khẩu tháng 8 và 8 tháng đầu năm
2008 [ ]
Chủng loại Thị trường
Kim ngạch xuất
khẩu tháng 8/08
( USD)
Kim ngạch xuât
khẩu 8 tháng đầu
năm 2008 (USD)
Dưa chuột Đài Loan, Nhật Bản
961.386,49 16.666.185,69
Hành
Nhật Bản, Đài
Loan, Singapore,
Đức
172.351,04 11.182.157,05
Ớt
Nhật Bản, Đài
Loan, Singapore,
Malaysia
1.246.460,52 27.848.342,74
Đậu các loại

Đài Loan, Singapore,
Hồng kông.
1.329.216,49 13.113.515,51
2.3 Tình hình nghiên cứu
Yêu cầu về năng suất và chất lượng dưa chuột ngày càng tăng đã thúc đẩy các nhà
nghiên cứu, chọn tạo giống quan tâm ngày càng nhiều vào việc tìm và sản xuất ra các loại
giống mới phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Công tác nghiên cứu về dưa chuột đã được thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực:
* Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa chuột tạo cơ sở cho lai tạo và nghiên
cứu.
* Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân hóa học.
* Chọn và tạo các giống dưa chuột cho chế biến và sản xuất trái vụ.
* Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất rau sạch (hàm lượng nitrat, dư lượng
thuốc hóa học, kim lọa nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép).
* Tập trung việc phát triển các giống dưa chuột tốt trong sản xuất, chuyển giao công
nghệ sản xuất rau cho nông dân.( Mai Thị Phương Anh, Rau và trồng rau, Giáo trình cao
học nông nghiệp, HNN, 1996;9)
Về công tác chọn và tạo giống, điển hình có:
10
- Giống CS758: là giống dưa chuột mới do Công ty giống Thuận Nông nhập về từ Thái Lan
và đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở huyện An Nhơn. Kết quả thử nghiệm cho thấy,
giống dưa leo CS758 (F1) sau trồng 38 ngày là cho thu hoạch, bình quân mỗi cây cho 6 quả.
Sản lượng từ ngày cho trái đến khi kết thúc thu hoạch đạt trên 3 tấn quả mỗi sào.
- Giống dưa chuột CV5 và CV11 (Viện nghiên cứu Rau quả). Qua nghiên cứu và các mô
hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… cho thấy hai giống
dưa chuột CV5 và CV11 sinh trưởng phát triển khoẻ, thân lá màu xanh đậm, phân cành khá,
nhiều hoa cái, tỷ lệ đậu quả cao.
- Giống dưa chuột Hữu Nghị: là giống lai giữa giống Việt Nam (Quế Võ) và Nhật Bản
(Nasu Fuxinari) do Viện Cây lương thực và thực phẩm chọn tạo cho năng suất cao, phẩm
chất tốt, chín sớm, chống bệnh, thích hợp trồng trong vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng.

- Giống PC1, Sao xanh 1 do GS.VS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự lai tạo.
Thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, cho năng suất cao, ổn định, được người
tiêu dùng ưa thích [ Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, Giáo
trình Cây rau, Trường ĐHNN Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, 2002].
- Dưa chuột bao tử: giống được đưa vào thử nghiệm là giống lai F1:
MirinbeII và Marinda, mật độ 14.000 cây/ha tại 3 xã Phú Mậu (Phú Vang),
Thuỷ Thanh (Hương Thuỷ) và Hương Long (Thành phố Huế). Mỗi điểm thử
nghiệm trên 1 vùng diện tích 500 m
2
. Dưa chuột bao tử giống MirabeII đạt 12
- 17 tấn/ha, Marinda đạt 10,0 - 17,2 tấn/ha. Nhìn chung tỷ lệ đậu bông, quả
đạt cao, kháng bệnh tốt, cho lãi cao khoảng 57 triệu đồng/ha/vụ.
Ngoài ra còn có các loại giống nhập nội cũng đã được đưa vào trồng thí
nghiệm như:
- Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt
đầu cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái suông đẹp, to trung bình (dài 16 - 20
cm, nặng 160 - 200 g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm
chất ngon, dòn, không bị đắng, năng suất trung bình 30 - 50 tấn/ha.
- Giống 759: Nhập nội từ Thái lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35 - 37
NSKG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng
suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331.
- Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu
hoạch 35 - 37 NSKG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh, gai
trắng, ít bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch.
11
- Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn
giống Mỹ Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều trái và năng
suất cao hơn.
- Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần giàn cao, cây
cho 100 % hoa cái, có 10 % cây đực cho phấn. Do đó trong kỹ thuật trồng chú ý đảm bảo tỉ

lệ cây đực trong quần thể. Trái to (dài > 20 cm, nặng > 200g), màu xanh trung bình, ruột
nhỏ, gai trắng nên trái giữ được rất lâu sau thu hoạch. Dưa Happy chống chịu tốt bệnh đốm
phấn và cho năng suất cao tương đương các giống F1 khác.
Các giống dưa chuột ở địa phương cũng rất phong phú và đa dạng như:
- Dưa leo Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dầy, cho trái
rất sớm (32 - 35 NSKG), trái to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa
cho năng suất từ 20 - 40 tấn/ha. Khuyết điểm của giống là cho trái loại 2
nhiều vào cuối vụ và dễ nhiểm bệnh đốm phấn. Hiện nay giống nầy được
Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản.
- Dưa Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên
dây nhánh nên cho thu hoạch trễ (40 - 42 NSKG), trái to dài hơn dưa leo
xanh, vỏ xanh trung bình, có sọc, 2 đầu hơi nhỏ hơn phần giửa trái. Dưa Tây
Ninh chịu nóng tốt, thích hợp canh tác trong thời điểm giao mùa hơn dưa
Xanh và cho năng suất cao hơn. Giống nầy cũng được Công Ty Giống Cây
Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản. Các loại dưa chuột Cao
Bằng, Yên Mỹ, Hà Tây, Thanh Hóa, Củ Chi, Bình Thạnh, Đà Lạt...
Nhìn chung các giống dưa chuột hiện có của chúng ta còn chưa đáp
ứng được yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng. Các giống địa phương vẫn chưa
được khai thác triệt để trong công tác chọn giống dưa chuột ở Việt Nam.
Chưa có những giống chuyên dùng cho chế biến và phục vụ xuất khẩu mà
thường phải nhập từ nước ngoài như: giống dưa chuột lai F1 TO, TK của
Nhật Bản; giống dưa chuột bao tử nhập từ Thái Lan MTXTE; giống Marina
quả chùm hoặc giống Levina quả đơn, v.v.., giá hạt giống cao. Đó là một yếu
tố quan trọng dẫn đến chi phí sản xuất trên đơn vị diện tích tăng.
Về công tác giống dưa chuột tại Thừa Thiên Huế, bước đầu đã có
những thử nghiệm các loại giống F1 từ công ty giống cây trồng: Công ty
Trang Nông (giống TN 404, TN 362, TN 442, TN 765, TN 169...); các giống
nhập nội từ Thái Lan (giống Thunderberd, Queen, Amata 765, Cham 937...),
giống từ Pháp (L-04); nghiên cứu tập đoàn giống nhập nội từ Trung tâm
12

nghiên cứu và phát triển Rau Châu Á (CS 085, CS 084, Chili 303...- Ks.
Trương Thị Hồng Hải,Đại học Nông Lâm Huế, 2001); giống dưa chuột bao tử
MirinbeII và Marinda (Thạc sĩ Đồng Sĩ Toàn và cộng sự Phòng Kinh tế thành
phố Huế)...
Ở một số nước có trình độ thâm canh cao (như Nhật Bản), người ta
thường ghép dưa chuột lên bí đỏ (vì bí đỏ không bao giờ bị bệnh Fusarium
phá hoại) để tăng cường sức chống bệnh cho dưa, lợi dụng bộ rễ ăn sâu và
khỏe của bí đỏ để làm cho dưa có khả năng tăng năng suất [ ]
2.5 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.5.1 Cơ sở lý luận
- Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn trong việc tăng năng suất và cải
thiện chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của các chương trình giống cây trồng không chỉ tạo ra
các giống mới có ưu thế hơn các giống hiện có, mà điều quan trọng là phải duy trì và nhân ra
nhiều lô giống có chất lượng tốt cung cấp cho nông dân. Chọn giống có hiệu quả là giải
quyết tốt mối quan hệ phức tạp giữa các tính trạng trong cơ thể cây trồng và mối quan hệ
cũng phức tạp giữa cây trồng và môi trường để đảm bảo cho giống có năng suất cao và ổn
định, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với yêu cầu thâm canh và điều kiện sản xuất của địa
phương.
Các đặc tính của giống cây trồng được quyết định không những bởi môi trường và sự
chọn lọc ( tự nhiên và nhân tạo) đã tác động lên thành phần di truyền, mà còn được quyết
định bởi tính chất phong phú hay nghèo nàn của thành phần di truyền giống đó. Muốn khẳng
định giống mới có ưu thế hơn các giống khác thì phải qua khảo nghiệm và đánh giá một
cách cụ thể và chi tiết các loại giống. Mặt khác, mỗi loại giống cây trồng nói chung và dưa
chuột nói riêng phù hợp với một điều kiện đất đai, thời tiết và điều kiện ngoại cảnh nhất
định.
- Trong sản xuất cần nắm vững các đặc trưng và đặc tính của giống để từ đó có biện pháp kỹ
thuật tác động thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tuy vậy trong thực tế sản xuất nhiều năm qua ở nước ta nông dân chưa thực sự chọn
tạo được giống phù hợp với điều kiện sản xuất mình và thích ứng với địa phương. Vì vậy
việc chọn tạo, khảo nghiệm giống mới là cần thiết và cần được duy trì liên tục.

2.5.2 Cơ sở thực tiễn
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, có điều kiện khí hậu khắc nghiệt,
nóng ẩm mưa nhiều. Bên cạnh đó đất đai lại kém màu mỡ. Những năm gần đây có nhiều
nghiên cứu trong sản xuất dưa chuột, một số nghiên cứu bước đầu về các giống dưa chuột
13
nhập nội và biện pháp canh tác khác đã đưa lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên năng
suất cũng như chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong
nuớc cũng như xuất khẩu. Do đó để có cơ sở vững chắc nhằm phát triển cây dưa chuột tại
Thừa Thiên Huế, trong từng điều kiện cụ thể của từng vùng sản xuất thì công tác nghiên cứu
sự thích nghi, tuyển chọn các giống phù hợp với địa phương là hết sức cần thiết.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành với 5 giống dưa chuột, trong đó giống đối chứng là giống
CHAI - YO 578. Các giống tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
Các giống dưa chuột sử dụng thí nghiệm
Công thức Tên giống Nguồn gốc
I CHAI - YO 578 ( ĐC) Thái Lan
14
II AMATA 765 Thái Lan
III TN 404 Công ty Trang Nông
IV CHAMP 937 Thái Lan
V L - 04 ( TROPICA) Pháp
3.2 Sơ đồ thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 4 lần
nhắc lại.
Bảo vệ
Va Ia IVa IIa IIIa
IIb IVb IIIb Vb Ib
Ic IIc Vc IIIc IVc

Vd Id IIId IId IVd
Bảo vệ
Chú thích: I, II, III, IV, V là các công thức thí nghiệm tương ứng
a, b, c, d là các lần nhắc lại.
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 4 lần
nhắc lại.
- Số ô thí nghiệm 20 ô
- Diện tích mỗi ô 3,6m
2
- Diện tích thực hiện thí nghiệm 78 m
2
- Diện tích bảo vệ 30 m
2

- Diện tích toàn khu thí nghiệm 108 m
2
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế, vụ xuân 2009.
* Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
15
- Làm đất: Do bộ rễ của dưa chuột phát triển yếu nên phải làm đất kỹ: Đất đảm bảo yêu cầu
tơi, xốp, đủ ẩm và sạch cỏ dại.
- Lên luống: Luống lên rộng 1,5 m, mặt luống 1,2 cm, rãnh 0,3 cm, cao 20 -30 cm.
- Lượng phân bón/ha và cách bón
Phân chuồng 20 tấn + 70kgN + 40kg P
2
O
5
+ 90kg K

2
O
(150 kg u rê + 200kg lân supe + 200kg Kali sul phat)
Vôi bột: 400 - 500kg, nếu pH thấp dưới 5 có thể bón 600 - 800 kg vôi bột.
Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% tổng lượng N và K vào hốc, trộn đều,
lấp 1 lớp đất nhẹ.
- Gieo hạt:
+ Cách gieo: Hạt được gieo theo 2 hàng/luống với khoảng cách 60 x 30 - 40cm, mật
độ 60000 cây/ha, mỗi hốc gieo 2 hạt.
* Chăm sóc
- Xới vun + bón thúc:
+ Bón thúc lần 1: kết hợp vun xới với bón thúc đợt 1 lúc cây có 4 - 5 lá thật gồm
25% tổng số N + K
+ Bón thúc lần 2: Khi thu quả lứa đầu gồm 25% tổng lượng N và K còn lại.
- Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì tiến hành làm giàn, làm giàn kiểu chữ X.
3.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nội dung nghiên cứu:
- So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột tham gia thí
nghiệm.
- So sánh năng suất của các giống dưa.
- So sánh các chỉ tiêu về tình hình sâu bệnh hại xuất hiện trên các giống thí nghiệm.
3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của dưa chuột
Gieo - mọc mầm
Mọc mầm - 3 lá thật
Mọc mầm - ra tua cuốn
Mọc mầm - phân cành
Mọc mầm - ra hoa cái đầu
Mọc mầm - thu quả 1
Thu quả 1 - thu quả 2

Tổng thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo đến khi thu quả cuối cùng
16
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm):
- Tổng số cành cấp 1,cấp 2 trên cây.
- Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm.
* Quan sát đặc điểm hình thái của các giống
- Quan sát màu sắc lá,thân, hoa, vỏ quả, gai quả
- Chiều cao thân chính tối đa, số lá trên thân chính tối đa, số cành đếm được.
* Các chỉ tiêu về giới tính
- Tổng số hoa/ cây ( hoa)
- Tổng hoa cái/ cây ( hoa)
- Tổng hoa đực/ cây ( hoa)
Tổng số hoa cái
- Tỷ lệ hoa cái (%) = x 100
Tổng số hoa
Tổng số quả thu được
- Tỷ lệ đậu quả (%) = x 100
Tổng số hoa cái

Tổng số quả thương phẩm
- Tỷ lệ quả thương phẩm (%) = x 100
Tổng số quả thu được
* Các yếu tố cấu thành năng suất
- Mật độ (số cây/ m
2)
- Số quả đậu/ cây
- Số quả hữu hiệu/cây (quả)
-Khối lượng TB của mỗi quả
tổng kg quả

KLTB( g/ quả) =
tổng số quả
Số cây/m
2
x số quả hữu hiệu/cây x trọng lượng TB/ quả( g)
- NSLT ( tấn/ ha)=
100
17
- NSTT ( tấn/ ha) = năng suất thu được trên ô thí nghiệm
* Các chỉ tiêu chất lượng quả
- Kích thước quả (cm): chiều dài, đường kính, độ dày thịt quả.
- Nếm thử độ dòn, quan sát độ rỗng đặc. Thang điểm như sau
- Chỉ tiêu ruột quả: + <6 điểm: Ruột quả rỗng
+ từ 7-8 điểm: Ruột quả đặc
+ > 9 điểm: Ruột quả rất đặc
- Chỉ tiêu độ giòn quả : + <6 điểm: không giòn
+ từ 7-8 điểm: giòn
+ > 9 điểm : rất giòn
- Chỉ tiêu thị hiếu người tiêu dùng được đánh giá kết hợp giữa chỉ tiêu ruột quả, độ giòn quả
và sức mua của người tiêu dùng trực tiếp trên thị trường.
* Các chỉ tiêu về sâu bệnh
- Tỷ lệ cây bị bệnh (%): Số cây bị bệnh/ tổng cây theo dõi
- Tỷ lệ quả bị bệnh (%): Số quả bị bệnh / tổng số quả theo dõi
- Tỷ lệ sâu hại (%): Số cây bị sâu hại / tổng cây theo dõi
- Tỷ lệ sâu hại quả (%): Số quả bị sâu hại / tổng số quả theo dõi
Tiến hành phân cấp bệnh trên lá như sau:
Cấp 1: < 1% diện tích lá
Cấp 3: 1 - 5% diện tích lá
Cấp 5: > 5 - 25% diện tích lá
Cấp 7: > 25 - 50% diện tích lá

Cấp 9: > 50% diện tích lá
[(N1 x 1) + (N3 x 3) +...+(Nn x n)]
- Chỉ số bệnh = x 100
N x n
Trong đó: N1 là số lá bị bệnh ở cấp 1
N3 là số lá bị bệnh ở cấp 3
Nn là số lá bị bệnh ở cấp n
N là số lá điều tra
N là số cấp bệnh cao nhất
3.4.3 Phương pháp nghiên cứu
Mỗi ô theo dõi 10 cây bất kỳ ở giữa luống cố định, các chỉ tiêu về quả theo dõi 10
quả ngẫu nhiên trên luống.
18

×