Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ôn thi công chức viên chức môn luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.81 KB, 15 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MƠN LUẬT HÌNH SỰ
(Dùng cho thi tuyển công chức)
Câu 1. Nêu khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm và ý nghĩa của việc xác định
đúng các loại tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS. (30 điểm)
Đáp án:
1. Khái niệm tội phạm: (4 điểm)
“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” (khoản 1 điều 8
BLHS).
2. Phân loại tội phạm:
Căn cứ để phân loại: Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội, tội phạm được phân ra thành bốn loại:(2 điểm)
+ Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; (1 điểm)
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; (1 điểm)
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; (1 điểm)
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trong là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình. (1 điểm)
3. Ý nghĩa của việc xác định đúng đắn các loại tội phạm:
- Phân loại tội phạm giúp cho việc áp dụng đúng đắn một số quy định của BLHS như:
* Áp dụng đúng đắn quy định về TNHS đối với người phạm tội:
+ Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội họ chuẩn bị phạm là
tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 17 BLHS). 2 điểm
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về


tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12). (2 điểm)
+ Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ
và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. (khoản 2 Điều 69) (2 điểm)
+ Tồ án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa
thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. (Điều 70). (2 điểm)
+ Xác định đúng các loại tội phạm có ý nghĩa để xác định các trường hợp được coi là tái
phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49 BLHS) (2 điểm)
+ Việc xác định và áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự phải căn cứ vào loại
tội phạm trong từng trường hợp phạm tội cụ thể (Điều 23 BLHS).
* Áp dụng đúng đắn quy định về hình phạt:
+ Hình phạt cảnh cáo chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (Điều
29 BLHS). (2 điểm)
1


+ Hình phạt cải tạo khơng giam giữ chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng (Điều 31). (2 điểm)
+ Việc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù vì phạm tội lần đầu, đã hối cải chỉ có thể
áp dụng đối với những trường hợp tội đã phạm là tội ít nghiêm trọng (Điều 3 BLHS). (2 điểm)
- Việc phân loại tội phạm cịn có ý nghĩa trong việc áp dụng đúng đắn các qui định khác
có liên quan đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, nhất là luật Tố tụng hình sự (các
chế định như biện pháp ngăn chặn, thời hạn điều tra, thời hạn truy tố, thẩm quyền xét xử… ) (2
điểm)
Câu 2. Trình bày dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm. (30 điểm)
Đáp án:
- Khái niệm mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện cuả tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách
quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm. (2 điểm)
- Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi khách quan nguy

hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, điạ điểm phạm tội. (2 điểm)
- Hành vi khách quan là dấu hiệu cơ bản trong mặt khách quan của tội phạm, là dấu hiệu
bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm. Khơng có hành vi khách quan thì khơng có tội phạm. (2
điểm)
- Đặc điểm của dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm:
+ Có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội: hành vi khách quan của tội phạm xâm hại đến
những quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự, vì thế đã gây ra hoặc đe dọa gây ra
thiệt hại đáng kể. (3 điểm)
+ Là hoạt động có ý thức và ý chí. Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi
được ý thức của chủ thể kiểm sốt và ý chí của chủ thể điều khiển. (3 điểm)
+ Là hành vi trái pháp luật hình sự: hành vi đó phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội
phạm được qui định trong Luật hình sự, nên thường gọi là tính được qui định trong Luật hình sự
hay tính trái pháp luật hình sự. (3 điểm)
- Hình thức thể hiện của hành vi khách quan của tội phạm:
+ Hành động (phạm tội):
Là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng
tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm thông qua việc chủ thể làm một việc bị pháp
luật cấm. (2 điểm)
Biểu hiện của hành động (phạm tội) có thể chỉ là một động tác đơn giản, xảy ra một lần
trong thời gian ngắn, cũng có thể là tổng hợp nhiều động tác khác nhau, lặp đi lặp lại liên tục
trong một thời gian dài. Hành động (phạm tội) có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động
của tội phạm hoặc thông qua cơng cụ, phương tiện. Hành động (phạm tội) có thể được thực hiện
bằng lời nói hoặc việc làm… (2 điểm)
+ Khơng hành động (phạm tội):
Là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng
tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà
pháp luật yêu cầu phải làm, mặc dù có đủ điều kiện để làm. (2 điểm)
2



Biểu hiện: chủ thể đã khơng làm một việc có nghĩa vụ pháp lý phải làm, trong khi có đủ
điều kiện để làm. (1 điểm)
Điều kiện để việc không hành động trở thành hành vi phạm tội:
Chủ thể có nghĩa vụ pháp lý phải làm (nghĩa vụ phát sinh do luật định, nghĩa vụ phát sinh
do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp, nghĩa
vụ phát sinh do hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh do xử sự trước đó của chủ thể).
Chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ, tức là có đủ khả năng (năng lực cá nhân để
hành động thực hiện nghĩa vụ) và điều kiện (yếu tố khách quan để thực hiện nghĩa vụ, như có
máy móc, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ…). (2 điểm)
- Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan:
+ Tội ghép: Là tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác
nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau. (1 điểm)
+ Tội kéo dài: là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra khơng gián đoạn
trong khoảng thời gian dài. (1 điểm)
+ Tội liên tục: Là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy
ra kế tiếp nhau về thời gian, xâm hại cùng khách thể và bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ
thể thống nhất. (1 điểm)
- Ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm:
+ Trong việc định tội: giúp xác định hành vi đã thực hiện có cấu thành tội phạm hay
khơng, cấu thành tội gì. (1 điểm)
+ Trong việc định khung hình phạt: hành vi thực hiện được quy định tại khung hình phạt
nào. (1 điểm)
+ Trong việc quyết định hình phạt. (1 điểm)
Câu 3: Trình bày dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của
tội phạm, ý nghĩa của việc nghiên cứu dấu hiệu đó.
Đáp án:
- Khái niệm mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách
quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm. (2 điểm)

- Các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã
hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, điạ điểm phạm tội. (2 điểm)
- Khái niệm: hậu quả của tội phạm là thiệt hại mà hành vi phạm tội đã gây ra cho quan hệ
xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. (2 điểm)
- Biểu hiện: Hậu quả của tội phạm thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các
bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Tính chất, mức độ của hậu quả thể
hiện ở tính chất, mức độ làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. Thể hiện:
(2 điểm)
+ Sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người:
Thiệt hại về thể chất, bao gồm thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người), thiệt hại về
sức khỏe (hậu quả thương tích hoặc các tổn hại cho sức khỏe) (2 điểm).
Thiệt hại về tinh thần, bao gồm thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự, tự do của con
người. (2 điểm)
3


+ Sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất (thiệt hại về vật chất). Ví dụ:
tài sản bị phá hủy, bị hủy hoại, bị chiếm đoạt, bị sử dụng, bị chiếm giữ trái phép. (3 điểm)
+ Sự biến dạng xử sự của con người: biến dạng xử sự của chính chủ thể hoặc xử sự của
người khác. Ví dụ: xử sự tự sát là kết quả của hành vi xúi giục người khác tự sát hoặc hành vi
bức tử; xử sự sống sa đọa hoặc phạm pháp là hậu quả của hành vi dụ dỗ người chưa thành niên
phạm pháp… (3 điểm)
- Các loại hậu quả của tội phạm;
+ Hậu quả vật chất. (1 điểm)
+ Hậu quả về thể chất. (1 điểm)
+ Hậu quả về tinh thần. (1 điểm)
+ Hậu quả khác. (1 điểm)
- Ýnghĩa của việc nghiên cứu dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
+ Việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định tội đối với một số tội

phạm, nhất là các tội phạm có lỗi vơ ý (2 điểm).
+ Là cơ sở để xác định giai đoạn phạm tội ( tội phạm hoàn thành hay chưa hoàn thành)
của nhiều tội phạm. (2 điểm).
+ Việc xác định hậu quả của tội phạm có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt, đối với
những trường hợp hậu quả hoặc mức độ hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm
tăng nặng. (2 điểm).
+ Việc xác định hậu quả và mức độ hậu quả cũng là cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm, làm căn cứ để quyết định hình phạt. (2 điểm).
Câu 4: Trình bày khái niệm người có năng lực trách nhiệm hình sự và phân tích các
dấu hiệu của tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. (30 điểm)
Đáp án:
1. Người có năng lực trách nhiệm hình sự:
- Khái niệm: người có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội trong khi có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội trong hành vi
của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó. (2 điểm)
+ Khả năng nhận thức: là khả năng nhận biết được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi, khả năng nhận thức được hành vi đó bị pháp luật cấm (2 điểm)
+ Khả năng điều khiển hành vi: là khả năng định hướng hành vi theo hướng lựa chọn
cách xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội, khả năng kiềm chế không thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội và bị pháp luật cấm (2 điểm)
- Điều kiện để xác định người có năng lực trách nhiệm hình sự:
+ Đủ độ tuổi theo luật định. (1,5 điểm)
+ Có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. (1,5 điểm)
- Có năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện bắt buộc để xác định yếu tố chủ thể của
mọi tội phạm. (1 điểm)
2. Tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự:
- Khái niệm: Người ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự là người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. (2 điểm)
- Dấu hiệu xác định tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự:

4


+ Về y học: Người ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự phải là
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác làm rối loạn hoạt động tâm thần. (2 điểm)
+ Về dấu hiệu tâm lý: Người ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự
phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đã mất năng lực nhận thức hoặc
năng lực điều khiển hành vi. Có hai trạng thái tâm lý sau đây: (2 điểm)
Mất khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mất khả năng
điều khiển hành vi đó. (1 điểm)
Cịn khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng mất khả
năng điều khiển hành vi ấy (1 điểm)
Hai dấu hiệu trên là điều kiện cần và đủ để xác định một người ở trong tình trạng khơng
có năng lực trách nhiệm hình sự, trong đó dấu hiệu y học có vai trị như ngun nhân và dấu
hiệu tâm lý có vai trò như kết quả. (2 điểm)
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng khơng có năng lực
trách nhiệm hình sự khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này phải áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh. (2 điểm)
- Phân biệt người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng khơng có
năng lực trách nhiệm hình sự với người có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế (trường hợp
một người do mắc bệnh nên năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi bị hạn chế). (2
điểm)
- Ý nghĩa của việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự và tình trạng khơng có năng
lực trách nhiệm hình sự:
+ Trong việc định tội: Việc xác định một người có hay khơng có năng lực trách nhiệm
hình sự trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là cơ sở để xác định người đó có phải
là chủ thể của tội phạm hay khơng. (2 điểm)
+ Trong việc quyết định biện pháp xử lý:
Nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng khơng có năng

lực trách nhiệm hình sự thì phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ. (1 điểm)
Nếu một người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng lâm vào tình
trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh họ có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. (1
điểm)
+ Trong việc quyết định hình phạt: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong
khi có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế được coi là một tình tiết giảm nhẹ theo qui định
của BLHS (điểm n khoản 1 Điều 46 BLHS). (2 điểm)
Câu 5: Phân tích các dấu hiệu của đồng phạm; ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu
của đồng phạm. (30 điểm)
Đáp án:
1. Khái niệm: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm. (3 điểm)
2. Các dấu hiệu của đồng phạm:
- Những dấu hiệu khách quan:

5


+ Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm
(có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định). Trường hợp tội phạm có dấu
hiệu đặc biệt về chủ thể thì dấu hiệu đó chỉ địi hỏi phải có ở người thực hành. (3 điểm)
+ Những người này phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là:
Phải tham gia vào việc thực hiện tội phạm với một trong bốn loại hành vi sau: trực tiếp
thực hiện tội phạm- thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (người thực hành);
tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức); xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi
giục); giúp sức cho người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức) (3 điểm)
Trong một vụ đồng phạm, có thể có đủ bốn loại người nói trên cùng tham gia nhưng cũng
có thể chỉ có một loại người; mỗi người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng
cũng có thể với nhiều loại hành vi khác nhau. (1 điểm)

Hành vi của mỗi người đồng phạm đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả của tội
phạm, tạo thành một chuỗi hành vi và thông qua hành vi của người thực hành- người thực hiện
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm- để trực tiếp gây ra hậu quả của tội phạm. (3 điểm)
- Dấu hiệu chủ quan:
+ Dấu hiệu lỗi: những người tham gia đồng phạm đều có lỗi cố ý, thể hiện ở lỗi cố ý đối
với hành vi phạm tội của mình và cố ý tham gia cùng với người đồng phạm khác. Cụ thể: (2
điểm)
Về lý trí:
Mỗi người đồng phạm đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và
đều nhận thức được mình tham gia phạm tội với người khác và hành vi của người khác cũng
nguy hiểm cho xã hội, đều nhận thức được hành vi của mình cũng như của người khác tham gia
cùng với mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. (3 điểm)
Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ cùng tham gia thực hiện. (2 điểm)
Về ý chí:
Những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn
cho hậu quả của tội phạm xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả của tội phạm xảy ra. (3 điểm)
+ Mục đích phạm tội khơng phải là dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm, trừ trường hợp
đồng phạm về tội có mục đích là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, tất cả
những người đồng phạm đều phải hướng tới mục đích chung khi phạm tội, hoặc người này biết
rõ và tiếp nhận mục đích của những người kia. (2 điểm)
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu các dấu hiệu của đồng phạm:
+ Trong việc định tội: Giúp xác định tội phạm xảy ra được thực hiện bởi đồng phạm hay
bao gồm các trường hợp phạm tội riêng lẻ, có tồn tại hành vi liên quan đến tội phạm và cấu
thành tội độc lập hay khơng. (1 điểm)
+ Trong định khung hình phạt: Phạm tội có tổ chức là tình tiết định khung hình phạt
tăng nặng của một số tội phạm. (1 điểm)
+ Trong quyết định hình phạt:
Các chế định liên quan đến trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm chỉ được áp

dụng đúng đắn trên cơ sở xác định chính xác vai trị của họ trong đồng phạm. (1 điểm)
Phạm tội có tổ chức được coi là một tình tiết tăng nặng trong BLHS. (1 điểm)
6


Câu 6: Phân tích các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm. (30 điểm)
Đáp án:
1. Các khái niệm:
- Đồng phạm là trường hợp có hai nguời trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. (1
điểm)
- Các loại người đồng phạm:
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. (1 điểm)
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. (1 điểm)
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. (1
điểm)
Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện
tội phạm. (1 điểm)
Trong một vụ đồng phạm, có thể có đủ bốn loại người đồng phạm cùng tham gia, nhưng
cũng có thể chỉ một loại người; mỗi người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi
nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. (1 điểm)
- Trách nhiệm hình sự là một trong những loại trách nhiệm pháp lý, thể hiện ở hậu quả
pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình. (1
điểm)
2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm pháp lý của những người đồng phạm:
- Ngoài những nguyên tắc chung xác định trách nhiệm hình sự áp dụng cho tất cả các
trường hợp phạm tội, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm cịn phải
tn thủ những ngun tắc có tính riêng biệt (2 điểm)
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm.
+ Cơ sở của nguyên tắc:

Trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nỗ lực hợp tác chung của tất cả
những người đồng phạm. (1 điểm)
Hậu quả của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm. (1
điểm)
Tội phạm là một thể thống nhất, không thể chia cắt (1 điểm)
+ Nội dung:
Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều
luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật đó quy định. (1 điểm)
Các nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, về quyết định hình phạt, về
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại tội mà những người đồng phạm đã thực hiện
được áp dụng chung cho tất cả những người tham gia trong vụ đồng phạm. (1,5 điểm)
Các tình tiết định khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ chung của tội phạm được
áp dụng chung đối với tất cả những người đồng phạm (1 điểm)
Trường hợp tội phạm không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân khách quan
thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, những người đồng phạm khác phải
chịu trách nhiệm hình sự đến đó. (1 điểm)
- Ngun tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm.
+ Cơ sở của nguyên tắc:
7


Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định trách nhiệm hình sự cho
mỗi người đồng phạm phải căn cứ vào hành vi cụ thể của mỗi người (2 điểm)
+ Nội dung:
Việc xác định trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm phải căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà người đó đã thực hiện. (1 điểm)
Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người
đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của người đồng phạm là hành vi vượt ra ngoài ý định chung
của những người đồng phạm, hành vi đó có thể cấu thành một tội phạm khác hoặc cấu thành
tình tiết định khung tăng nặng áp dụng cho riêng người có hành vi vượt q. (1,5 điểm)

Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng
riêng đối với người đó. (1 điểm)
Hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức dù chưa dẫn đến việc thực
hiện tội phạm của người thực hành thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. (1 điểm)
Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của mỗi người đồng phạm không loại trừ
trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác. (1 điểm)
- Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.
+ Cơ sớ của nguyên tắc: Những người đồng phạm tuy phạm cùng tội nhưng tính chất,
mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau, do đó, trách nhiệm hình sự của mỗi người phải
được xác định khác nhau. (2 điểm)
+ Nội dung:
Việc quyết định hình phạt với từng người đồng phạm phải căn cứ vào tính chất, mức độ
tham gia của người đó trong vụ đồng phạm.
Tính chất tham gia của mỗi người đồng phạm thể hiện ở việc họ tham gia với vai trò tổ
chức, thực hành, xúi giục hay giúp sức. Thông thường, người tổ chức được coi là người nguy
hiểm nhất trong vụ đồng phạm và người giúp sức được coi là ít nguy hiểm hơn so với những
người đồng phạm khác (1 điểm).
Mức độ tham gia phạm tội của mỗi người đồng phạm thể hiện ở sự đóng góp thực tế và
ảnh hưởng thực tế của họ đối với việc gây ra tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm (là người
chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; thực hành tích cực hay khơng tích cực) (1 điểm)
Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với từng người đồng phạm
và những tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội thì chỉ áp dụng riêng đối với người đó (1
điểm)
Chính sách hình sự của Nhà nước ta áp dụng với các loại người đồng phạm là nghiêm trị
người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; khoan hồng với những người tự thú, thành khẩn khai báo,
nhất thời phạm pháp do bị lừa phỉnh, ép buộc mà trở thành người thực hành trong vụ đồng
phạm. (1 điểm)
Câu 7: Phân tích các điều kiện của phịng vệ chính đáng và điều kiện của vượt q
giới hạn phịng vệ chính đáng. (30 điểm)
Đáp án:

1. Khái niệm phịng vệ chính đáng:
Phịng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức,
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. (3 điểm)
2. Điều kiện của phịng vệ chính đáng:
8


- Điều kiện về cơ sở làm phát sinh quyền phịng vệ:
+ Có hành vi xâm phạm các lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tổ chức, quyền và lợi ích
chính đáng của cơng dân (gọi là hành vi tấn công) (1 điểm):
Hành vi tấn công phải là hành vi nguy hiểm đáng kể cho các lợi ích hợp pháp. (1 điểm)
Hành vi tấn cơng có thể đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc không. (1 điểm)
Hành vi tấn công là hành vi xâm phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người
có hành vi phịng vệ hoặc của người khác, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức. (1
điểm)
+ Hành vi tấn công phải đang gây thiệt hại hoặc đang đe dọa gây thiệt hại ngay tức khắc
cho những lợi ích hợp pháp. (2 điểm)
Thực tiễn xét xử thừa nhận trường hợp cá biệt, sự tấn công tuy đã kết thúc nhưng hành vi
phịng vệ đi liền ngay sau sự tấn cơng và có thể khắc phục được thiệt hại do sự tấn công gây ra
cũng được coi là gây thiệt hại do phịng vệ chính đáng. (1 điểm)
- Điều kiện về nội dung của quyền phòng vệ: Hành vi chống trả (phòng vệ) phải nhằm
vào và gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn cơng. (2 điểm)
- Điều kiện về phạm vi phòng vệ: biện pháp chống trả (phương tiện, phương pháp, thiệt
hại gây ra) của người phòng vệ phải là biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được sự tấn
công, hạn chế thiệt hại.(1,5 điểm)
Để đánh giá sự cần thiết phải căn cứ vào tổng hợp các tình tiết:
+ Tính chất, tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại.(0.5 điểm)
+ Mức độ thiệt hại do hành vi phòng vệ gây ra và do hành vi tấn cơng gây ra hoặc có thể
gây ra.(0.5 điểm)

+ Sức mạnh và độ mãnh liệt của hành vi tấn cơng và hành vi phịng vệ .(0.5 điểm).
+ Tính chất, mức độ nguy hiểm của phương pháp, phương tiện, cơng cụ mà người phịng
vệ và người tấn cơng sử dụng .(0.5 điểm).
+ Thời gian, địa điểm, hồn cảnh lúc và nơi xảy ra sự việc (0.5 điểm).
+ Nhân thân của người tấn công: Họ là lưu manh chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm….
(0.5 điểm)
+ Trạng thái tâm lý của người phòng vệ, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ .
(0.5 điểm)
- Các trường hợp khơng được coi là phịng vệ chính đáng do hành vi chống trả không
thỏa mãn một trong các điều kiện trên đây:
+ Chống trả lại hành vi xâm hại các lợi ích bất hợp pháp. (0.5 điểm)
+ Hành vi tấn cơng thực tế khơng xảy ra nhưng người phịng vệ tưởng là có (phịng vệ
tưởng tượng). (0.5 điểm)
+ Hành vi tấn cơng đã kết thúc (phịng vệ q muộn). (0.5 điểm)
+ Hành vi tấn công thực tế chưa xảy ra hoặc chưa đe doạ xảy ra tức khắc (phòng vệ quá
sớm). (0.5 điểm)
+ Hành vi chống trả gây thiệt hại cho người khơng có liên quan đến hành vi tấn công (0.5
điểm)
+ Hành vi chống trả (gây thiệt hại cho người tấn công) là quá mức cần thiết (vượt q
giới hạn phịng vệ chính đáng).(0.5 điểm)
3. Các điều kiện của vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng:
9


- Khái niệm: Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá
mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm
hại. (2 điểm)
- Điều kiện của vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Để xác định hành vi cụ thể là vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, phải xác định hành
vi đó thỏa mãn các điều kiện sau;

+ Có hành vi tấn công, hành vi tấn công phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội (1,5 điểm).
+ Hành vi tấn công phải đang gây thiệt hại hoặc đang đe dọa gây thiệt hại ngay tức khác
cho những lợi ích cần được bảo vệ (1,5 điểm).
+ Hành vi phòng vệ phải chống trả, gây thiệt hại cho chính người có hành vi tấn công (1
điểm)..
+ Hành vi chống trả rõ ràng q mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hai (hành vi tấn công) (1,5 điểm).
- Hậu quả pháp lý: Người có hành vi vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng phải chịu
trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
theo qui định của BLHS. (2 điểm)
Câu 8: Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vơ ý phạm tội vì q tự tin theo qui định
của BLHS. (30 điểm)
Đáp án:
1. Khái niệm:
- Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và
đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý. (2 điểm)
- Lỗi cố ý có hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. (1 điểm)
- Lỗi vơ ý có hai hình thức là vơ ý vì q tự tin và vơ ý vì cẩu thả. (1 điểm)
- Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy khơng
mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (3 điểm)
- Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hại đó.
(3 điểm)
2. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin:
- Giống nhau:
+ Người phạm tội đều nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình, đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó có thể gây ra. (1 điểm)
+ Người phạm tội đều không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. (1

điểm)
- Khác nhau:
+ Hình thức lỗi: Lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vơ ý vì q tự tin khác nhau về hình thức lỗi. (2
điểm)
+ Về lý trí: Tuy đều nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình
nhưng người có lỗi cố ý gián tiếp nhận thức đầy đủ tính chất phạm tội của hành vi của mình. Họ
thấy trước cả khả năng xảy ra và không xảy ra của hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình, nhưng đối với họ, khả năng nào xảy ra cũng được. Còn đối với người phạm tội do lỗi
10


vơ ý vì q tự tin, người có lỗi nhận thức khơng đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi của mình. Họ thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra hoặc khơng xảy ra
nhưng họ dựa vào những tình tiết thực tế và cụ thể để loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Đối với
họ, chỉ còn lại khả năng hậu quả không xảy ra nên họ mới thực hiện hành vi (5 điểm)
+ Về ý chí: Tuy đều khơng mong muốn hậu quả nguy hại cho xã hội xảy ra nhưng ý chí
của người phạm tội trong hai trường hợp này không giống nhau. Người phạm tội với lỗi cố ý
gián tiếp có ý thức chấp nhận hậu quả đó nếu xảy ra, cịn người phạm tội với lỗi vơ ý vì q tự
tin khơng mong muốn hậu quả xảy ra mà cho rằng, với những điều kiện khách quan và chủ
quan, hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. (5 điểm)
Từ đó thấy rằng, trách nhiệm pháp lý mà người có lỗi cố ý gián tiếp phải gánh chịu là do
có thái độ bỏ mặc đối với hậu quả, cịn với người có lỗi vơ ý vì q tự tin là do đã quá tự tin khi
đánh giá, lựa chọn cách xử sự dẫn đến việc gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. (2 điểm)
- Ý nghĩa:
+ Việc phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vơ ý vì q tự tin là cơ sở để định tội đúng
trong những trường hợp lỗi cố ý gián tiếp hay lỗi vô ý vì quá tự tin là yếu tố bắt buộc trong cấu
thành tội phạm cụ thể. (2 điểm)
+ Trong những trường hợp hành vi phạm tội giống nhau nhưng thực hiện do lỗi khác
nhau thì việc phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vơ ý vì q tự tin có ý nghĩa đánh giá mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, làm căn cứ để quyết định hình phạt. Người thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý gián tiếp phải chịu trách nhiệm pháp lý nghiêm
khắc hơn so với việc thực hiện hành vi đó với lỗi vơ ý vì quá tự tin. (2 điểm)
Câu 9: Phân biệt trường hợp vơ ý phạm tội vì cẩu thả với trường hợp gây hậu quả
nguy hại cho xã hội vì sự kiện bất ngờ theo qui định của BLHS. (30 điểm)
Đáp án:
1. Các khái niệm:
- Vơ ý phạm tội vì cẩu thả là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội, do cẩu thả nên khơng thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc
dù phải thấy trước và có thể thấy trước. (3 điểm)
- Vơ ý phạm tội do cẩu thả là một trong hai hình thức của lỗi vô ý phạm tội. (1 điểm)
- Trường hợp sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội
do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy
trước hậu quả của hành vi đó (3 điểm)
2. Phân biệt trường hợp vơ ý phạm tội do cẩu thả với trường hợp sự kiện bất ngờ:
- Giống nhau:
+ Đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội (1 điểm)
+ Hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra. (1 điểm)
- Khác nhau:
+ Người vô ý phạm tội do cẩu thả không thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành
vi của mình.
Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ khơng thấy trước hoặc có thể
thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình. (4 điểm)
+ Người vơ ý phạm tội do cẩu thả buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của
hành vi của mình.
11


Người vô ý phạm tội do cẩu thả không thấy trước những có khả năng thấy trước hậu quả
nguy hại cho xã hội mà hành vi của họ đã gây ra nếu họ có sự chú ý cần thiết,
Người vơ ý

phạm tội do cẩu thả có nghĩa vụ phải tuân thủ những qui tắc xử sự chung trong cuộc sống đã
được mặc nhiên thừa nhận, nghĩa vụ phát sinh từ địa vị của họ trong hoàn cảnh cụ thể…nên họ
buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của mình.
Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ khơng có khả năng thấy trước
hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của họ đã gây ra mặc dù có sự chú ý cần thiết, nên họ
khơng có nghĩa vụ (không buộc) phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi của
mình (6 điểm)
+ Về nguyên nhân dẫn tới hành vi gây hậu quả thiệt hại cho xã hội:
Trường hợp vô ý phạm tội do cẩu thả có nguyên nhân chủ quan, do người thực hiện hành
vi cẩu thả, thiếu thận trọng khi xử sự.
Trường hợp sự kiện bất ngờ có nguyên nhân khách quan, người thực hiện hành vi không
thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hại. (4 điểm)
+ Về hậu quả pháp lý:
Người vô ý phạm tội do cẩu thả được coi là có lỗi, do đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ khơng có lỗi, do đó khơng
phải chịu trách nhiệm hình sự. (4 điểm)
- Ý nghĩa: việc phân biệt hai trường hợp vô ý phạm tội vì cẩu thả với gây thiệt hại do sự
kiện bất ngờ có ý nghĩa giúp xác định hành vi đã xảy ra trong hai trường hợp trên là có tội hay
khơng có tội. (3 điểm)
Câu 10: Trình bày khái niệm, điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ.
Nghĩa vụ của người bị kết án cải tạo không giam giữ. Phân biệt hình phạt cải tạo khơng
giam giữ với án treo. (30 điểm)
Đáp án:
- Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự
Việt Nam có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc
phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có
nơi thường trú rõ ràng, nếu Tịa án xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã
hội. (3 điểm)
- Điều kiện áp dụng hình phạt này là:

+ Người phạm tội đã phạm một tội ít nghiêm trọng hoặc phạm một tội nghiêm trọng do
Bộ luật hình sự quy định. (2 điểm)
+ Người đó đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. (2 điểm)
+ Được Tòa án xét thấy khơng cần thiết phải cách ly người đó khỏi xã hội và giao cho cơ
quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú
giám sát giáo dục. (2 điểm)
- Người bị kết án cải tạo khơng giam giữ có các nghĩa vụ:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động, học tập, thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ cơng dân, quy ước của nơi mình thường trú (1 điểm)
+ Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi giám sát, giáo
dục với nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình (1 điểm)
12


+ Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa chữa lỗi lầm; làm ăn
lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú (1 điểm)
+ Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp
giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ (1 điểm)
+ Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; (1 điểm)
+ Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình
hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cứ trú
trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc cơng an xã nơi người
đó đến tạm trú (1 điểm)
+ Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình trước
tập thể nơi mình làm việc, học tập hoặc cư trú (1 điểm)
+ Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho
cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam; (1 điểm)
+ Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu; (1 điểm)
+ Trong trường hợp người bị kết án cần đi khỏi nơi cư trú: (1 điểm)

Nếu là cán bộ, cơng chức, qn nhân, cơng dân quốc phịng, người lao động làm cơng ăn
lương, thì phải xin phép thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cáo cho
tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư
trú; (1 điểm)
Nếu là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép lãnh đạo cơ sở
giáo dục, đào tạo, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh
sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú; (1 điểm)
Nếu là người được giao cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì
phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú
trên 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản gửi chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
giám sát, giáo dục, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú; (1 điểm)
Nếu người bị kết án đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì khi đến nơi phải trình báo ngay và
nộp sổ theo dõi người bị kết án cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú. (1 điểm)
- Phân biệt hình phạt cải tạo khơng giam giữ với án treo:
+ Giống nhau:
Hình phạt cải tạo không giam giữ và án treo được áp dụng đối với người đang có nơi làm
việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng, người bị kết án không bị tước quyền từ do thân thể
nhưng họ đều bị Tòa án giao cho cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc chính quyền địa phương
nơi họ thường trú giám sát, giáo dục. (1 điểm)
+ Khác nhau:
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt, cịn án treo là một
biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. (2 điểm)
Phạm vi, điều kiện được áp dụng khác nhau: án treo được áp dụng đối với tất cả các loại
tội nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự. Cịn hình phạt cải
tạo khơng giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội
nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định. (2 điểm)

13



Người được hưởng án treo không bị khấu trừ thu nhập cịn người bị kết án cải tạo khơng
giam giữ bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước (riêng đối với
người chưa thành niên phạm tội không bị khấu trừ). (2 điểm)
Câu 11: Trình bày khái niệm, các căn cứ để cho hưởng án treo. Phân biệt án treo với
hình phạt cải tạo không giam giữ. (30 điểm)
Đáp án:
1. Khái niệm án treo: là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
Án treo thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, có tác dụng khuyến khích
người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng đồng với sự giúp đỡ tích cực xã hội cũng như
gia đình. (3 điểm)
2. Các căn cứ cho hưởng án treo:
- Về mức hình phạt tù
+ Những người bị tịa án phạt tù khơng q 3 năm, khơng kể tội đã phạm là tội gì đều có
thể được xem xét cho hưởng án treo (2 điểm).
+ Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà hình phạt chung khơng
vượt q 3 năm tù thì cũng thuộc diện được xem xét cho hưởng án treo. Tuy nhiên, trường hợp
này phải được xem xét thận trọng và chặt chẽ hơn để quyết định có cho hưởng án treo hay
không (2 điểm).
- Về nhân thân người phạm tội
+ Người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tương đối tốt. Đó là người chấp
hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân với
tư cách là thành viên trong xã hội, nói chung họ là người chưa có tiền án, tiền sự (3 điểm).
+ Đối với những người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự cùng với
tính chất của tội phạm mới thực hiện và các căn cứ khác thấy khơng cần bắt chấp hành hình
phạt tù thì cũng có thể cho hưởng án treo nhưng tinh thần chung là hạn chế và thật chặt chẽ (2
điểm).
+ Khi đánh giá nhân thân người phạm tội phải xem xét toàn diện tất cả các đặc điểm về
nhân thân, trong đó cần chú ý những đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến khả năng tự giáo dục,
cải tạo. Thái độ của người phạm tội sau khi gây án và khi bị xét xử cũng có ý nghĩa nhất định
đến việc cho họ được hưởng án treo hay khơng. Vì những đặc điểm nhân thân của người phạm

tội không chỉ là căn cứ quan trọng của quyết định hình phạt mà cịn là căn cứ cần thiết để xem
xét người phạm tội với điều kiện cụ thể có khả năng tự giáo dục, cải tạo hay không để quyết
định cho hưởng án treo. (3 điểm)
- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ có nghĩa phải có từ 2 tình tiết trở lên trong đó nhất định phải
có một tình tiết được ghi nhận tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự (3 điểm).
- Xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù
Phải căn cứ vào yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm ở từng loại tội trong môi trường
xã hội cụ thể của từng thời kỳ để xác định cần hay không cần bắt người bị phạt tù phải chấp
hành hình phạt tù hay cho hưởng án treo. Người phạm tội được hưởng án treo phải là người
thực sự có khả năng tự hồn lương trong mơi trường xã hội cụ thể, khơng có nguy cơ tái phạm,
bởi tính chất loại tội phạm họ đã thực hiện cũng như do ảnh hưởng xấu của đối tượng xung
quanh (4 điểm).
14


3. Phân biệt hình phạt cải tạo khơng giam giữ với án treo:
+ Giống nhau:
Hình phạt cải tạo khơng giam giữ và án treo được áp dụng đối với người đang có nơi làm
việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng, người bị kết án không bị tước quyền từ do thân thể
nhưng họ đều bị Tòa án giao cho cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc chính quyền địa phương
nơi họ thường trú giám sát, giáo dục. (2 điểm)
+ Khác nhau:
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt, cịn án treo là một
biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. (2 điểm)
Phạm vi, điều kiện được áp dụng khác nhau: án treo được áp dụng đối với tất cả các loại
tội nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự. Cịn hình phạt cải
tạo khơng giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội
nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định. (2 điểm)
Người được hưởng án treo không bị khấu trừ thu nhập còn người bị kết án cải tạo không

giam giữ bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước (riêng đối với
người chưa thành niên phạm tội không bị khấu trừ). (2 điểm)

15



×