Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hsg thực hành lần 2 (BỒI DƯỠNG HSG LÝ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.73 KB, 2 trang )

Bài 15( Bài 11.13 vật lý 12): Cho các dụng cụ sau
- Một bóng đèn sợ đốt.
- Nguồn điện.
- Một nam châm điện.
Hãy trình bày và giải thích một phương án thực nghiệm để xác định nguồn điện là loại xoay chiều hay không
đổi.
Bài 16 (11.18)
Cho các dụng cụ sau:
- Một cốc nước.
- Một tìa muối ăn.
- Một cuộn dây đồng.
- Một tấm xốp nhỏ.
- Một tấm kẽm lấy từ vỏ pin cũ.
Hãy tìm cách xác định được hướng của kinh tuyến từ và giải thích cách làm.
Bài 17(11.22)
Bạn Minh đang ngồi xem ti vi thì Bạn Tuấn đưa một thanh nam châm đã cũ mất màu đánh dấu các cực từ của
nam châm nhờ Minh xác định các cực từ của nam châm. Hãy nêu phương án thí nghiệm để Bạn Minh xác định
đúng các cực từ của nam châm.Giải thích.
Bài 18(104/40)
Một ống dây được bọc kín gồm nhiều cuộn dây đồng có vỏ cách điện mắc nối tiếp nhau với bấn núm bắt điện
A,B,C,D.
Dùng thêm một bộ pin ( 4,5V) các dây dẫn, một lõi sắt, một chiếc đinh, một sợi chỉ, một nam châm
thẳng đã biết các cực, hãy làm thí nghiệm để xác định:
a.Các đầu của cuộn dây có ít vịng dây nhất và của cuộn dây có nhiều vịng nhất.
b.Cực của nguồn điện ở trong hộp nguồn mắc với ống dây.
Bài 19(103/40)
Cho một hốp kín bên trong đựng một pin (loại 4,5V) có hai đầu dây dẫn ra ngồi màu xanh và màu vàng.
Mơ tả các phương án thí nghiệm để xác định xem dây dẫn màu nào được nối với cực dương của pin.
a.Khi có một dây dẫn đủ dài, một điện trở 4, một kim nam châm.
b.Khi có một pin 1,5V, một đèn 6V, một dây dẫn.
c.Khi có một vơn kế 6V.


d.Khi có một cốc đứng thuốc rửa ảnh( dung dịch có chứa muối bạc) và hai lõi pin cũ.
e.Khi có một nam châm chữ U, một cuộn dây trịn nhẹ có hai dây dẫn mềm đủ dài, một giá thí nghiệm.
Bài 20(95/37)
Ba điện trở R1, R2 , R3 được mắc theo hình vẽ.
Không được mắc máy đo điện vào điểm nối chung cố định của ba điện trở tại M . hãy xác định độ lớn của từng
điện trở.Cho phép sử dụng các đồ dùng có trong phịng thí nghiệm.
R1 M R2
A
B
R3
Bài 21(17/7)
C
Cho các dụng cụ sau:
-Một vỏ đồ hộp rỗng.
- Một chiếc đồng hồ bấm giây.
Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để đo chiều cao của một ngơi nhà? Giải thích?
Bài 22( 25/80 Cho một ống thủy tinh hẹp được hàn kín một đầu .Ống chứa một cột khí ngăn cách với khơng khí
bên ngồi bằng một cột thủy ngân. Hãy trình bày phương án thực nghiệm khi dùng một chiếc thước chia độ đến
mm để xác định áp suất của khí quyển.
Bài 23(26/8)


Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để xác định nhiệt hóa hơi của nước nhờ các dụng cụ: cái tủ lạnh gia
đình, một cái xoong có dung tích chưa biết, một chiếc đồng hồ và một bếp gà có ngọn lửa cháy đều? Cho rằng
nhiệt dung riêng của nước đã biết.
Bài 24(46/11)
Bình và An đang ở trên sân trượt pa-tanh, với dụng cụ một thước dây đủ dài hãy trình bày một phương án thí
nghiệm để so sánh trong lượng của Bình và An?
Bài 25 (50/12)
Cho dụng cụ một thước dây đủ dài,hãy trình bày một phương án thí nghiệm để xác định được vận tốc của quả

bóng do một học sinh nam ném lớn hơn (hay nhỏ hơn) vận tốc của quả bóng do một học sinh nữ ném là bao
nhiêu?
Bài 26(60)
Cho các dụng cụ:
-Một cân có thể cân vật nặng từ 1 kg đến 200 kg.
- Một sợi dây thừng
- Một người đang ngồi trên chiếc xuồng.
Hãy trình bày phương án thí nghiệm để xác định khối lượng của chiếc xuống.
Bài 27(67/14)
Cho các dụng cụ sau:
- Một đồng hồ.
- Một thước đo góc
Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để xác định vận tốc rơi của các giọt nước mưa để lại trên kính cửa sổ
tàu hỏa đang chuyển động trong thời tiết lặng gió.
Bài 28(68/14)
Với dụng cụ một thước có chia độ, hãy nếu phương án thí nghiệm để xác định vận tốc rơi của các giọt nước
mưa theo vết chúng để lại trên kính cửa bên của một ơtơ đang chuyển động trong thời tiết lặng gió?
Bài 29( 69/15)
Một xe lửa đang xuất phát từ nhà ga, có một thời gian chuyển động của xe lửa là nhanh dần đều. Với các dụng
cụ: một sợi dây, một quả cân nặng 100g và một thước có chia độ.Hãy trình bày một phương án thực nghiệm để
đo gia tốc nhanh dần đều của xe lửa.
Bài 30( 72/15)
Trong động cơ của xe lửa chạy điện người ta đặt một đồng hồ đếm chính xác số vịng quay của bánh xe và một
nhiệt kế để đo nhiệt độ của khơng khí ngồi trời. Với các dụng cụ đó , hãy trình bày một phương án để xác định
hệ số nở dài của kim loại làm bánh xe?
Bài 31(87/17)
Cho các dụng cụ:một cuộn dây nam châm điện, một nguồn điện, một vôn kế, một ampekế và một thước panme.
Trình bày một phương án để xác định khối lượng và chiều dài dây đồng trong cuồn dây của nam châm điện mà
khơng phải gỡ cuộn dây đó ra.
Bài 32(88/17)

Cho các dụng cụ: Một ống mao dẫn đồng chất bằng thủy tinh chưa biết đường kính ,một chiếc thước, một quả
bóp bằng cao su, một cân chính xác cùng với bộ quả cân và một giọt thủy ngân. Không dùng thước đo trực
tiếp ,hãy tìm một phương án thực nghiệm để xác định đướng kính của ống mao dẫn.
Bài 33(94/18)
Cho các dụng cụ: một đèn cồn, một cốc nước, một nhiệt lượng kế, một nhiệt kế và một bình có chia độ.Giả sử
bạn đã biết vật liệu và khối lượng của nhiệt lượng lượng kế, và có thể dùng sách tra cứu vầ vật lý. Hãy trình bày
phương án thực nghiệm xác định khối lượng của một thanh thép nhỏ.
Bài 34(101/19)
Cho các dụng cụ sau: một cuộn dây, một cái cân và bộ quả cân.Hãy nêu ra một phương án thực nghiệm để xác
định thể tích của một phịng lớn.



×