TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆP
TỪ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Ánh Tuyết
Lớp : Pháp 2
Khoá : K42F
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quang Hiệp
Hà Nội - 11/2007
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Phụ lục số 1
Top các thương vụ M&A lớn nhất thế giới đến 4/2007
Đơn vị: tỷ USD
Năm
Bên bán
Bên mua
Giá trị
2007
ABN Amro
Barclays
89,7(đề nghị)
2005
UFJ Holdings
Mitsubishi Tokyo
Financial Group
59,1
2004
Bank One
JP Morgan Chase
56,9
2003
FleetBoston Financial
Bank of America
47,7
1998
BankAmerica
NationsBank
43,1
2006
Sanpaolo IMI
Banca Intesa
37,7
1998
Citicorp
Travelers
36,3
2005
MBNA
Bank of America
35,2
1999
National Westminster Bank
Royal Bank of
Scotland
32,4
1998
Wells Fargo
Norwest
31,7
2000
JP Morgan
Chase Manhattan
29,5
(Nguồn: The Economist – a survey of international banking)
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Phụ lục số 2
Một số tập đoàn tài chính - ngân hàng
trong 2000 công ty hàng đầu thế giới năm 2005
Đơn vị: tỷ USD
Hạng
Công ty
Lợi nhuận
Tài sản
ROA(%)
1
Citigroup
24,64
1.494,04
1,65
3
Bank of America
16,47
1.291,80
1,27
4
American Intl Group
11,90
843,40
1,41
5
HSBC Group
12,36
1.274,22
0,97
9
JPMorgan Chase
8,48
1.198,94
0,71
10
UBS
10,65
1.519,40
0,70
11
ING Group
8,52
1.369,55
0,62
14
Royal Bank of Scotland
8,66
1.119,90
0,77
17
BNP Paribas
6,33
1.227,95
0,52
18
Berkshire Hathaway
6,74
196,71
3,43
19
Banco Santander
8,54
956,39
0,89
20
Barclays Plc
5,92
1.587,06
0,37
24
HBOS
5,87
850,06
0,69
26
Wells Fargo
7,67
481,74
1,59
28
AXA Group
3,42
641,88
0,53
29
Allianz Worldwide
2,98
1.300,65
0,23
30
Credit Suisse Group
4,44
951,57
0,47
33
Morgan Stanley
4,89
898,52
0,54
36
Merrill Lynch
5,12
681,02
0,75
37
Fannie Mae
7,69
989,34
0,78
65
China Construction Bank
5,92
472,32
1,25
477
United Overseas Bank
1,03
87,24
1,18
528
DBS Group
0,51
108,33
0,47
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
946
Bangkok Bank
0,45
36,20
1,24
(Nguồn: The Economist, may 20
th
2006, a survey of International Banking, p.13)
Phụ lục số 3
Một số chỉ tiêu tiền tệ và hoạt động ngân hàng
giai đoạn 2006 - 2010
1. Lạm phát (%/năm)
Thấp hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế
2. Tăng trưởng bình quân tổng phương tiện thanh
toán (M2) (%/năm)
18 - 20
3. Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2010 (%)
100 - 115
4. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân
hàng/M2 đến năm 2010 (%)
Không quá 18
5. Tăng trưởng bình quân tín dụng (%/năm)
18 - 20
6. Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%)
Không dưới 8
7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010 (%)
Dưới 5
8. Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010
Chuẩn mực quốc tế
(Basel I)
9. Dự trữ quốc tế tối thiểu đến năm 2010
12 tuần nhập khẩu
(Nguồn: Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020)
Khúa lun tt nghip
Trn Th nh Tuyt - phỏp 2 K42F
Ph lc s 4
L trỡnh phỏt trin dch v ngõn hng
giai on 2006-2010
1. Nõng cao cht lng v a dng húa dch v ngõn hng truyn thng: hon
thin v trin khai rng rói t 2006
2. M rng cỏc dch v ngõn hng mi:
STT
2006
2007
2008
2009
2010
1
Th thanh toỏn, sộc cỏ nhõn v
cụng c thanh toỏn khụng dựng
tin mt khỏc
2
Dch v ngõn hng in t
3
Sn phm phỏi sinh
4
Qun lý ti sn, tin mt
5
Dch v bo him ri ro hng
húa (kim loi, du la,)
6
Dịch vụ bảo hiểm
7
Dịch vụ chứng khoán trong n-ớc
8
Đầu cơ chứng khoán quốc tế
9
T- vấn tài chính
10
Phát hành các công cụ nợ
11
Dịch vụ ngân hàng hiện đại khác
Khúa lun tt nghip
Trn Th nh Tuyt - phỏp 2 K42F
(Nguồn: Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định
h-ớng đến năm 2020)
Phụ lục số 5
Tầm nhìn của Vietcombank
Vi mc tiờu tr thnh mt tp on ti chớnh hng u Vit Nam v tr thnh
ngõn hng tm c quc t khu vc trong thp k ti, hot ng a nng, kt hp
vi iu kin kinh t th trng, thc hin tt phng chõm Luụn mang n cho
khỏch hng s thnh t, trong bi cnh nn kinh t Vit Nam núi chung v h
thng Ngõn hng Vit Nam núi riờng ang trong quỏ trỡnh hi nhp, Ngõn hng
Ngoi thng ó xõy dng cho mỡnh mt chin lc phỏt trin t nay n 2010 vi
nhng ni dung chớnh nh sau:
1. Nõng cao nng lc, nõng cao sc cnh tranh bng vic phn u nõng ch s
CAR t 10-12% v cỏc ch s ti chớnh quan trng khỏc theo chun quc t, phn
u t mc xp hng AA theo chun mc ca cỏc t chc xp hng quc t.
2. Hon thnh quỏ trỡnh tỏi c cu ngõn hng cú mt mụ hỡnh t chc hin
i, khoa hc, phự hp vi mc tiờu v bo m hiu qu kinh doanh, kim soỏt
c ri ro, cú kh nng cung ng cỏc sn phm dch v ngõn hng a dng, tng
hp, ỏp ng c ũi hi ngy cng cao ca nn kinh t th trng v nhu cu ca
khỏch hng thuc mi thnh phn.
3. Phỏt trin v m rng cỏc kờnh phõn phi cỏc sn phm dch v qua vic
thit lp cỏc chi nhỏnh cp 1, 2, cỏc phũng giao dch, lp t mt mng li rng
khp cỏc mỏy rỳt tin t ng cựng vi hng ngn n v chp nhn th hu ht
cỏc tnh, thnh trờn ton quc, ỏp ng nhanh chúng, kp thi v cú hiu qu vic s
dng cỏc sn phm ca khỏch hng. phỏt huy hiu qu ti a, Ngõn hng Ngoi
thng Vit Nam ó cú tha thun hp tỏc vi cỏc ngõn hng i lý trong cỏc liờn
minh hp tỏc a, song phng.
4. Tip tc tng cng hn na hot ng i ngoi, l mng hot ng truyn
thng v cng l th mnh ca Ngõn hng Ngoi thng, thụng qua vic tng cng
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
mở rộng mạng lưới các ngân hàng đại lý trên toàn cầu cũng như chủ trương thành
lập các chi nhánh tại Singapore, Nga, văn phòng đại diện tại Mỹ, và nâng cấp, mở
rộng hoạt động của Công ty Tài chính Việt Nam-Vinafico tại Hồng Kông, phát triển
hơn nữa dịch vụ ngân hàng quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng trong và ngoài nước.
Phụ lục 6
Danh sách các tổ chức mà Vietcombank góp vốn cổ phần, liên doanh
TT
Đơn vị
Giá trị vốn góp
của VCB(triệu
đồng)
Tỷ lệ sở
hữu của
VCB(%)
Góp vốn, mua cổ phần các tổ chức tín dụng
228.320
1
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN
105.400
15,06
2
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương
40.000
15,06
3
Ngân hàng TMCP Quân đội
32.529
7,23
4
Ngân hàng TMCP Gia Định
3.000
3,75
5
Ngân hàng TMCP Phương Đông
28.350
9,45
6
Ngân hàng TMCP Quốc Tế
13.280
2,60
7
Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương
5.000
4,50
8
SWIFT
761
-
Góp vốn vào các tổ chức kinh tế
51.424
1
CTCP Bảo hiểm Petrolimex
7.700
10,00
2
CTCP Bảo hiểm Nhà Rồng
6.000
8,57
3
CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM
6.000
2,00
4
Công ty Thuận Hưng
15.520
-
5
Công ty XNK Nông sản - Thương mại -
Du lịch và chế biến thực phẩm
16.204
6,96
Góp vốn liên doanh, liên kết
150.219
1
Ngân hàng liên doanh Chohung
Vinabank (với đối tác Chohung Bank - Hàn
Quốc)
115.205
50,00
2
Công ty liên doanh Vietcombank –
Bonday (với đối tác Bonday Investments -
30.934
16,00
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Hồng Kông)
3
Công ty liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư
Chứng khoán Vietcombank - VCBF (với
đối tác Viet Capital Holdings - Singapore)
4.080
51,00
TỔNG
429.963
(Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tháng 7/2006)
Phụ lục 7
Vietcombank với tiến trình cổ phần hóa
Theo quyết định 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thí điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,
việc cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương hướng tới các mục đích sau:
- Tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hoá công nghệ
ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn;
- Tăng cường năng lực tài chính đảm bảo an toàn hoạt động và phát
triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
- Nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; và
- Duy trì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong những
ngân hàng có vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh các mục tiêu chung do Chính phủ chỉ đạo, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đã xác định các mục tiêu cụ thể để trở thành một Tập đoàn
tài chính - ngân hàng đa năng có quy mô đứng trong số từ 50 đến 70 Tập
đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015-2020, với tổng tài
sản đạt trên 30 tỷ USD.
- Ngân hàng sẽ chuyển đổi cơ cấu tổ chức và áp dụng mô hình quản
trị hiện đại theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, sẵn
sàng cho hội nhập và phát triển.
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
- Bên cạnh các hoạt động trong nước, Ngân hàng Ngoại thương sẽ
mở rộng phạm vi ra các thị trường tài chính thế giới, với các loại
hình sản phẩm, dịch vụ không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng thông qua các nghiệp vụ đầu tư tài chính, mua bán, sáp nhập
công ty và phát triển các doanh nghiệp mới.
- Nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến nhất sẽ được đầu tư thích
đáng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quản trị ngân hàng
cũng như phát triển và cải tiến các sản phẩm, tiện ích phục vụ
khách hàng với chất lượng cao hơn.
- Đồng thời, nguồn nhân lực sẽ được chú trọng phát triển thông qua
các giải pháp đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân tài trong và ngoài
nước cũng như thu hút chất xám từ các khu vực kinh tế phát triển.
Lộ trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ được tiến
hành theo từng giai đoạn. Bước đầu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ
bán cổ phần theo nhiều đợt cho các đối tượng nhà đầu tư trong nước và đối
tác chiến lược nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn điều
lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không thấp hơn 70%. Trong giai
đoạn tiếp theo, dự kiến đến năm 2010, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
tiếp tục bán cổ phần để tăng vốn điều lệ nhưng tỷ lệ Nhà nước sở hữu vốn
điều lệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ được duy trì ở mức không
thấp hơn 51%.
Năm 2007 sẽ là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam với một loạt sự kiện như ký hợp đồng với tư vấn
quốc tế, xây dựng phương án cổ phần hoá trình Chính phủ phê duyệt, lựa
chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, chào bán cổ phiếu lần đầu ra công
chúng (IPO) và niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng trên sàn giao dịch chứng
khoán. Sau đó, Ngân hàng dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng
khoán nước ngoài trong năm 2008. Dự kiến sau khi chào bán cho nhà đầu tư
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
chiến lược nước ngoài và phát hành cổ phiếu ra công chúng, Nhà nước sẽ giữ
70% cổ phần tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục mô hình
Lời mở đầu 01
Chương I Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
I – Tập đoàn kinh tế 04
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế 04
2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động 06
2.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 06
2.2. Đặc trưng chung của tập đoàn 07
2.3. Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn 08
3. Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế 09
3.1. Theo mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong tập đoàn 09
3.2. Theo cấu trúc sở hữu 11
3.3. Theo loại hình liên kết 12
4. Công ty mẹ- công ty con 13
4.1. Công ty mẹ 13
4.2. Công ty con 15
II - Tập đoàn tài chính - ngân hàng 16
1. Khái niệm tập đoàn tài chính - ngân hàng 16
2. Tính tất yếu của việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 19
2.1. Thay đổi về nhu cầu tài chính 19
2.2. Nỗ lực tìm kiếm nguồn thu nhập mới 20
2.3. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế 20
2.4. Lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu 21
2.5. Sự nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính 21
2.6. Sự cải tiến về công nghệ thông tin 22
3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 23
4. Đặc điểm tập đoàn tài chính - ngân hàng 24
4.1. Sáp nhập và mua lại (M&A), hợp nhất - phương thức chủ yếu để hình
thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 24
4.2. Cấu trúc tổ chức phức tạp 25
4.3. Quy mô lớn 29
4.4. Dịch vụ tài chính đa dạng 32
5. Vai trò của tập đoàn tài chính - ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và thị
trường tài chính nói riêng 34
Chương II Triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng và
kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu
I - Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 36
II - Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam 37
1. Những thành tựu đạt được 37
1.1. NHTM NN 37
a. Năng lực tài chính 38
b. Mạng lưới hoạt động rộng khắp nước 39
c. Mở rộng cung ứng các dịch vụ phi ngân hàng 40
1.2. NHTM CP 41
a. Vốn điều lệ không ngừng tăng trưởng 41
b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tín dụng ngày càng cao 42
c. Đa dạng hoá kênh phân phối và dịch vụ ngân hàng, tăng cường ứng
dụng khoa học công nghệ hiện đại. 44
1.3. Xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết đang được tăng cường 46
2. Những hạn chế và thách thức 49
2.1. Sự hạn chế về năng lực tài chính 49
2.2. Dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn 51
2.3. Nhân lực và cơ cấu tổ chức còn nhiều bất cập 52
III - Tính tất yếu của việc xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt
Nam 54
IV - Bài học kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu 56
1. Quá trình hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Châu Âu 56
2. Một số tập đoàn tài chính - ngân hàng Châu Âu 57
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 59
Chương III Những đề xuất xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân
hàng ở Việt Nam
I - Lựa chọn mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam 61
II - Đánh giá khả năng xây dựng Vietcombank thành tập đoàn tài chính -
ngân hàng của Việt Nam 65
1. Điều kiện vĩ mô 65
1.1. Môi trường pháp lý 65
1.2. Chính sách và cơ chế phát triển tập đoàn tài chính - ngân hàng 66
1.3. Sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính 67
2. Vài nét về ngân hàng Vietcombank 68
3. Điều kiện nội tại của Vietcombank 68
3.1. Mô hình tổ chức hoạt động 69
3.2. NHTM NN đầu tiên được Cổ phần hóa 70
3.3. Quy mô hoạt động 72
3.4. Tiềm lực tài chính 74
III - Những đề xuất 75
1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước 75
1.1. Hành lang pháp lý 75
1.2. Cơ chế, chính sách khuyến khích của Chính Phủ và Nhà nước 76
1.3. Công tác giám sát 77
2. Về phía Vietcombank 78
2.1. Hoàn tất quá trình Cổ phần hóa 78
2.2. Cơ cấu lại tổ chức và quản lý của ngân hàng mẹ 79
2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng 84
2.4. Cơ cấu lại các công ty con 87
Kết luận 88
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Khúa lun tt nghip
Trn Th nh Tuyt - phỏp 2 K42F
DANH MC T VIT TT
Danh mc t vit tt ting Vit
BCTC : Bỏo cỏo ti chớnh
HQT : Hi ng qun tr
NH : Ngõn hng
NHNN : Ngõn hng Nh nc
NHTM : Ngõn hng Thng mi
NHTM NN : Ngõn hng Thng mi Nh nc
NHTM CP : Ngõn hng Thng mi C phn
NHNNg : Ngõn hng nc ngoi
TCTD : T chc tớn dng
VNBC : H thng kt ni th Vit Nam
VPD : Vn phũng i din
Danh mc t vit tt ting Anh
ALCO
Asset-Liability Management
Committiee
Qun lý ti sn n - ti sn cú
ATM
Automated Teller Machine
Mỏy giao dch t ng
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hip hi cỏc quc gia ụng
Nam ỏ
CAR
Capital Adequacy Ration
Hệ số an toàn vốn
EU
European Union
Liên minh châu Âu
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Moneytary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
M&A
Merge and Acquisition
Sáp nhập và mua lại
ROE
Return on Equity
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROA
Return on Asset
Lợi nhuận trên tổng tài sản
PR
Public relations
Quan hệ công chúng
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Th-ơng mại Thế giới
Danh mục tên một số ngân hàng
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Agribank :NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ViệtNam
Vietcombank(VCB): Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
VCBS : Công ty chứng khoán Vietcombank
VCBF : Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VCB
VCBL : Công ty cho thuê tài chính Vietcombank
Incombank(ICB) : Ngân hàng Công Thương Việt Nam
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
ACB : NHTM CP Á Châu
EAB : NHTM CP Đông Á
ABBank : NHTM CP An Bình
SCB : NHTM CP Sài Gòn
GiaDinhBank : NHTM CP Gia Định
Sacombank : NHTM CP Sài Gòn Thường Tín
Habubank : NHTM CP Nhà Hà Nội
MB : NHTM CP Quân đội
MHB : NH Phát triển nhà và đồng bằng sông Cửu Long
Eximbank : NHTM CP Xuất - Nhập khẩu
Techcombank : NHTM CP Kỹ thương
Southern Bank : NHTM CP Phương Nam
SCB : NHTM CP Sài Gòn
HSBC : HongKong and Shanghai Banking Corporation
ANZ : Australia and New Zealand Banking Group
BNP : Banque Nationale de Paris
MUFG : Mitsubishi UFJ Financial Group
UOB : United Overseas Bank, Singapore
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
DANH MỤC BẢNG BIỂU, MÔ HÌNH
Bảng 1: Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới 30
Bảng 2: Quy mô tập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế
giới theo giá trị tài sản (tháng 3/2007) 30
Bảng 3: Tổng tài sản của Top 10 Ngân hàng lớn nhất thế giới 31
Bảng 4: Tổng tài sản 4 NHTM lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2001-2006 38
Bảng 5: Mạng lưới hoạt động của 4 NHTM NN 40
Bảng 6: Tình trạng nợ xấu của các NH Việt Nam giai đoạn 2004-2006 43
Bảng 7: Những vụ sáp nhập lớn của Châu Âu 56
Biểu 1: Tổng tài sản 4 NHTM NN giai đoạn 2001-2006 38
Biểu 2: Vốn điều lệ các NHTM CP giai đoạn 2004-2006 41
Biểu 3: Tình trạng nợ xấu của các NH Việt Nam giai đoạn 2004-2006 44
Biểu 4: Tốc độ tăng thu nhập từ phí dịch vụ của các ngân hàng qua 3 năm
2004-2006 45
Mô hình ngân hàng đa năng 26
Mô hình quan hệ công ty mẹ-con 26
Mô hình công ty sở hữu tài chính 26
Mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng lựa chọn 62
Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank 69
Mô hình cơ cấu tổ chức đề xuất 80
Mô hình quản trị rủi ro đề xuất 82
Mô hình khối ngân hàng cá nhân đề xuất 85
Mô hình khối ngân hàng doanh nghiệp đề xuất 86
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 1/89
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự phát triển đầy ấn tượng của
thị trường dịch vụ tài chính toàn cầu với sự mở rộng quy mô của các tập đoàn
tài chính sang các nước ở tất cả các châu lục. Sự tăng trưởng vượt bậc ấy
không chỉ xuất phát sự nới lỏng quy định của Chính phủ các nước về việc mở
rộng phạm vi kinh doanh của ngân hàng ra các lĩnh vực tài chính khác (bảo
hiểm, chứng khoán). Làn sóng tập đoàn hóa các tổ chức tài chính không chỉ
dừng lại ở những nước phát triển và những nước công nghiệp mới mà còn ở
những nước có nền kinh tế chuyển đổi, trở thành một phần không thể thiếu
trong quá trình cải cách và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và các TCTD khác
trong nền kinh tế.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, có tốc độ tăng trưởng
GDP cao (8,4% năm 2006) và ngành ngân hàng thời gian qua đang dần được
củng cố về mọi mặt theo thông lệ quốc tế. Sự kiện Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/1/2007 mở ra cho nước ta
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, trong đó phải thực hiện
cam kết về mở cửa ngành ngân hàng, theo đó những ngân hàng và tập đoàn
tài chính lớn trên thế giới được phép mở ngân hàng con 100% vốn nước ngoài
tại Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa là hệ thống ngân hàng nước ta phải đối diện
với một cuộc cạnh tranh quyết liệt trước các tập đoàn tài chính nước ngoài.
Trước tình hình đó, nhu cầu xây dựng và phát triển các tập đoàn tài chính -
ngân hàng đầu tiên ở nước ta trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã quyết định chọn
đề tài : “Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam và
kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu” cho khóa luận của mình.
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 2/89
Mục tiêu của khóa luận là lựa chọn được một mô hình tập đoàn tài chính
- ngân hàng phù hợp và hữu hiệu với thực tiễn tình hình thị trường dịch vụ tài
chính nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, từ kinh nghiệm của
một số tập đoàn tài chính Châu Âu; đồng thời, tìm ra được một NHTM Việt
Nam hội đủ một số điều kiện cơ bản triển vọng nhất để phát triển thành tập
đoàn, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy việc xây dựng ngân
hàng đó thành tập đoàn tài chính - ngân hàng.
Về kết cấu, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương I: Lí luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng. Ở chương
này, người viết tập trung làm rõ những khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan
đến tập đoàn tài chính - ngân hàng. Từ những cơ sở lý thuyết này để tiến hành
tìm hiểu thực trạng và triển vọng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân
hàng ở Việt Nam.
Chương II: Triển vọng phát triển mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng
và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu. Vấn đề được tập trung phân tích
trong chương II là từ thực trạng hệ thống NHTM nước ta để khẳng định việc
xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam là tất yếu khách quan;
đồng thời học tập kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu.
Chương III: Những kiến nghị xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng ở
Việt Nam. Ở chương này, người viết đã lựa chọn được mô hình tập đoàn tài
chính - ngân hàng phù hợp với thực tế khách quan của Việt Nam. Ngoài ra,
người viết cũng đã đánh giá khả năng, triển vọng xây dựng Vietcombank
thành tập đoàn tài chính - ngân hàng dựa trên những điều kiện khách quan và
nội tại của bản thân ngân hàng. Đồng thời, đề xuất một vài kiến nghị, thiết
nghĩ rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cho một ngân hàng tiềm năng thành
công trong việc xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng đầu tiên của Việt
Nam.
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 3/89
Xây dựng tập đoàn tài chính - ngân hàng là một đề tài mới ở Việt Nam,
nên chưa có nhiều những nghiên cứu, phân tích sâu và tổng quát nhằm đúc
kết thành những kiến thức chung, thống nhất. Với tác phẩm nhỏ này, người
viết kỳ vọng đóng góp được tiếng nói trong việc xây dựng mô hình tập đoàn
tài chính - ngân hàng ở Việt Nam - vấn đề đang rất được nhiều nhà lãnh đạo
ngân hàng quan tâm.
Do hạn chế về phương pháp tiếp cận của một sinh viên cũng như nguồn
tài liệu thu thập được, nên khóa luận không thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
quý thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề đang rất “thời sự” này.
Người viết xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn và
những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài khóa luận này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ánh Tuyết
Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 4/89
Chương I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
I - TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1. Khái niệm tập đoàn kinh tế
Trên thế giới, rất nhiều tập đoàn ở mọi lĩnh vực đã bắt đầu hình thành từ
cuối thế kỷ 19 và không ngừng lớn mạnh cho đến ngày nay: từ tập đoàn đầu
nhớt Mobile, BP, Shell đến tập đoàn công nghiệp ôtô như Toyota, General
Motor, Ford, Rolls Royce,… đến tập đoàn bán lẻ như Wal Mart,…tập đoàn
công nghệ, truyền thông như AOL, Planet,…và tập đoàn ngân hàng như
Citigroup, HSBC Holdings, Bank of America,…
Tập đoàn kinh tế được gọi tên rất đa dạng với những mô hình tổ chức
không giống nhau giữa các nước: Conglomerate (là tên gọi tập đoàn phổ biến
ở Châu Âu), Holding Company (tại Mỹ và nhiều nước khác), Business
Houses (tại Ấn Độ), Chaebol (ở Hàn Quốc), Zaibatsu và Keiretsu (lần lượt
được gọi ở Nhật trước và sau Thế chiến II), và tên gọi phổ biến được dùng ở
nhiều nước là Group hay Business Group.
Ở Hàn Quốc, theo Luật Thương mại (Korea Fair Trade Act), Chaebol là
một tổ hợp các công ty quy mô lớn mà các hoạt động kinh doanh của nó được
điều hành bởi một người xác định. Đặc điểm quan trọng nhất là sự tập trung
cao quyền sở hữu tập đoàn thuộc về một số cá nhân và gia đình họ, những
người này sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của tất cả các công
ty thành viên của tập đoàn.
Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương CIEM thì:
"Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau,
có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các
Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 5/89
liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này,
"công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài
chính và chiến lược phát triển."
1
Trong Luật doanh nghiệp của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
29/11/2005, tại Điều 146, tập đoàn kinh tế chỉ được nhắc đến là một hình thức
của nhóm công ty:
“1.Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài
với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh
khác.
2.Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
a) Công ty mẹ - công ty con;
b) Tập đoàn kinh tế;
c) Các hình thức khác.”
Tại Điều 149 : “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Chính phủ
quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh
tế”. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một văn bản chính thức nào quy định cụ thể
về tập đoàn kinh tế.
Từ cuối năm 1995, nước ta đã có một số tập đoàn trong những ngành
kinh tế then chốt, bao gồm tập đoàn dệt may, tập đoàn than và khoáng sản, tập
đoàn bưu chính - viễn thông. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định 310/QĐ/2005/TTg-CP về thí điểm thành lập tập đoàn tài chính -
bảo hiểm Bảo Việt đã đánh dấu một bước phát triển mới cho triển vọng hình
thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau về tập đoàn kinh tế nhưng
chung quy lại, có thể hiểu: tập đoàn kinh tế là một tổ hợp lớn các đơn vị thành
viên, liên kết với nhau thông qua mối quan hệ về tài chính, sản phẩm, công
1
Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 6/89
nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu,…và được sắp xếp theo một cấu trúc tổ
chức nhất định. Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân, thường có
một “công ty mẹ” đóng vai trò là “thương hiệu” nắm quyền lãnh đạo, chi phối
hoạt động của các “công ty con” chủ yếu về mặt tài chính và chiến lược phát
triển.
2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế và nguyên tắc hoạt động
2.1. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Tuy tập đoàn kinh tế có thể được gọi tên khác nhau, được tổ chức theo
các mô hình khác nhau, được nhận thức chưa thống nhất giữa các quốc gia
nhưng chúng vẫn mang trong mình những đặc điểm chung cơ bản:
- Tập đoàn kinh tế hình thành dựa trên những nhu cầu thực tế khách quan
của các hoạt động kinh tế, là kết quả quá trình phát triển của lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất thông qua các hình thức tích tụ hoá, chuyên môn hoá
và hợp tác hoá ở trình độ cao nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tối đa
hoá lợi nhuận. Tập đoàn kinh tế sẽ gặp thất bại nếu hình thành trên cơ sở áp
đặt, gán ghép các đơn vị thành viên bằng mệnh lệnh hành chính.
- Về tổ chức: tập đoàn kinh tế là tập hợp của một số đơn vị thành viên
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài
chính,… Sự liên kết giữa các đơn vị thành viên (về tài chính, công nghệ, thị
trường,…) rất đa dạng, có thể là chặt chẽ hoặc không chặt chẽ nhưng trên cơ
sở cùng có lợi của mỗi thành viên và của cả tập đoàn. Trong tập hợp đó, có
một đơn vị lớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối hoạt động của các
đơn vị còn lại.
Các tập đoàn đa phần được tổ chức theo mô hình “công ty mẹ – công ty
con”. Công ty mẹ sở hữu lượng lớn (hoặc hoàn toàn) trong tổng vốn chủ sở
hữu của công ty con, nắm quyền chi phối các công ty con về mặt tài chính
cũng như về mặt chiến lược phát triển.
Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 7/89
- Về cơ cấu sở hữu: sở hữu trong tập đoàn kinh tế là sở hữu hỗn hợp, là
cấu trúc đa sở hữu, theo đó công ty mẹ hoạt động dưới hình thức công ty cổ
phần và luôn đóng vai trò chi phối, khống chế các công ty thành viên khác.
Các công ty con có thể hạch toán trực thuộc công ty mẹ hoặc hạch toán độc
lập với tư cách pháp nhân riêng. Những công ty con này có thể là những mắt
xích trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá hoặc
hoạt động trong những lĩnh vực độc lập, không liên quan gì với nhau.
- Về qui mô và phạm vi hoạt động: các tập đoàn kinh tế thường có qui mô
lớn về vốn, lao động, doanh thu,… Phạm vi hoạt động rất rộng, thường vượt
ra biên giới một quốc gia, thậm chí trên khắp thế giới để trở thành những tập
đoàn xuyên quốc gia. Tập đoàn kinh tế đang hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá
chiến lược kinh doanh, nhằm đạt được những ưu thế trong cạnh tranh và thu
lợi nhuận cao nhất.
- Lĩnh vực kinh doanh: tập đoàn kinh tế có thể kinh doanh chuyên ngành
hoặc đa ngành. Ngày nay, các tập đoàn kinh tế phát triển theo xu hướng hoạt
động đa ngành, đa lĩnh vực là phổ biến nhưng luôn có một ngành, một lĩnh
vực giữ vị trí mũi nhọn.
- Về chiến lược kinh doanh chung: cơ quan đầu não của tập đoàn đảm
trách việc soản thảo chiến lược theo định hướng chung của toàn tập đoàn và
được thực hiện thống nhất bởi các đơn vị thành viên trong tập đoàn. Chiến
lược chung được xây dựng trên cơ sở: phân tích nhu cầu thị trường và xu
hướng biến đổi, ý đồ chiến lược phát triển của các nhà hoạch định chính sách,
tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước…
2.2. Đặc trưng chung của tập đoàn
- Tập đoàn không có tư cách pháp nhân, không có trụ sở chính, không có
cơ quan hành chính thường trực chung của tập đoàn.
- Có một số thiết chế quản trị chung của tập đoàn như Hội đồng chiến
lược, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng quản trị. Các thành viên
Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 8/89
trong những hội đồng hay uỷ ban này hoạt động theo tôn chỉ và mục đích
chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm.
Trong đó, chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhất,
thuộc công ty xuất phát hay công ty chính của tập đoàn.
Thông thường chủ tịch và các thành viên trong hội đồng và uỷ ban hưởng
lương chính từ các công ty thành viên và được hưởng thêm một khoản phụ
cấp trách nhiệm do các công ty thành viên đóng góp theo quy định chung.
Khái niệm tập đoàn thường kèm theo “công ty xuất phát” hay “công ty
gốc”, “công ty đứng đầu”, “công ty sáng lập”,…Vị thế của công ty này trước
hết được biểu hiện ở biểu tượng logo của tập đoàn và ở khả năng chi phối
hướng phát triển của các công ty thành viên trong tập đoàn.
- Công ty trong tập đoàn hành động theo chiến lược chung, theo bản đồ
phân bố thị trường, với các quan hệ gắn bó về vốn, thương hiệu, văn hoá,
ngoại giao,… Cơ chế điều hành chung của tập đoàn chủ yếu dựa trên quan hệ
về lợi ích kinh tế minh bạch và uy tín, cũng như các cam kết trong quy chế
chung của tập đoàn, chứ không dựa trên mệnh lệnh hành chính. Các pháp
nhân trong tập đoàn có chung quyền được bảo vệ để tránh khỏi nguy cơ bị
thôn tính hay chèn ép từ những công ty ngoài tập đoàn.
2.3. Đặc trưng của các công ty thành viên trong tập đoàn
- Đặc trưng quan trọng nhất là mỗi công ty trong tập đoàn là một pháp
nhân độc lập: có tài sản riêng, trụ sở riêng, thị trường riêng, thậm chí ngành
nghề riêng. Do đó, giữa các công ty trong tập đoàn có sự khác nhau về mức
thu nhập, tình trạng rủi ro và quy mô tài chính.
- Nhìn chung, các tập đoàn kinh tế được hình thành theo nguyên tắc tự
nguyện, thông qua đàm phán để mua bán, liên doanh, sáp nhập, hợp nhất,…
Trong đó, một công ty khởi xướng và đóng vai trò sáng lập ra tập đoàn (hình
thức tập trung tư bản) từ nhiều công ty thành viên, hoặc từ một công ty lớn
tách ra thành nhiều công ty độc lập (hình thức tích tụ tư bản).
Lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính - ngân hàng
Trần Thị Ánh Tuyết - pháp 2 K42F
Trang 9/89
Như vậy, việc hình thành một tập đoàn kinh tế không phải do mệnh lệnh
hành chính Nhà nước mà do quyết định của nhà doanh nghiệp, được dư luận
xã hội, thị trường và Nhà nước thừa nhận.
3. Các mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế
Có nhiều mô hình cấu trúc tổ chức của tập đoàn kinh tế khác nhau tuỳ
theo tiêu chí phân loại. Dựa trên việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu, người
viết xin trình bày các mô hình:
3.1. Theo mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong tập đoàn
(1) Mô hình theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực
Tập đoàn theo cấu trúc tổ chức này tập trung ở vai trò của Văn phòng đầu
não (head office) trong các hoạt động của tập đoàn, đứng đầu Văn phòng là
Uỷ ban điều hành (executive committee) và dưới là các phòng ban chức năng
phụ trách các mảng hoạt động chuyên biệt như sản xuất, kinh doanh, tài
chính.
Đặc trưng của mô hình này là sự tập trung quyền lực về các quyết định
sản xuất - kinh doanh của cả tập đoàn đều được đặt dưới tay của Tổng Giám
đốc. Uỷ ban điều hành quản lý các phòng ban chức năng thông qua việc phân
công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.
Do sự tập trung quyền lực quá nhiều vào nhà quản lý cấp cao nên mô
hình này đã hạn chế tính năng động, sáng tạo, tự chủ của các thành viên trong
tập đoàn.
Hiện nay, trên thế giới hầu như không còn tập đoàn kinh tế nào được tổ
chức theo mô hình này nữa.
(2) Mô hình theo cấu trúc Holding
Khác với mô hình theo cấu trúc nhất nguyên và tập trung quyền lực, mô
hình theo cấu trúc Holding không có sự kiểm soát tập trung mà hoạt động
theo kiểu phân quyền giữa các bộ phận trong tập đoàn. Cơ cấu tổ chức của tập
đoàn theo cấu trúc Holding bao gồm một Văn phòng và các công ty thành