Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.7 KB, 112 trang )


TRNG I HC NGOI THNG H NI
KHOA KINH T V KINH DOANH QUC T









KHO LUN TT NGHIP
TấN TI:
Thông tin bất cân xứng trên thị tr-ờng
tài chính Việt nam, thực trạng và giải pháp



H v tờn sinh viờn : Nguyn Th Phng Nht
Lp : Anh 14
Khoỏ : K42 D
Giỏo viờn hng dn : THS.Nguyn Th Tng Anh





H ni, thỏng 11/2007




MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Lời mở đầu 2
CHƢƠNG I: Lý luận chung về thị trƣờng tài chính và lý thuyết thông tin bất cân xứng. 6
I. Lý luận chung về thị trƣờng tài chính 6
1. Các thị trƣờng cấu thành 6
1.1. Theo thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính 6
1.1.1. Thị trường tiền tệ: 6
1.1.2. Thị trường vốn: 7
1.2. Theo cách thức huy động vốn 7
1.2.1. Thị trường nợ: 7
1.2.2. Thị trường cổ phần: 8
1.3. Theo thời điểm các công cụ tài chính được đưa ra thị trường 8
1.3.1. Thị trường sơ cấp 8
1.3.2. Thị trường thứ cấp: 8
2. Các loại hình định chế tài chính 9
2.1. Các định chế tài chính nhận tiền gửi 9
2.1.1. Ngân hàng thương mại: 10
2.1.2. Hiệp hội tiết tiệm và cho vay: 10
2.1.3. Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ: 10
2.1.4. Liên hiệp tín dụng: 11
2.2. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: 11
2.2.1. Công ty bảo hiểm: 11
2.2.2. Quỹ hưu trí: 12
2.3. Các định chế đầu tư trung gian 12
2.3.1. Công ty tài chính: 12
2.3.2. Quỹ đầu tư: 12
2.3.3. Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ: 13
2.3.4. Ngân hàng đầu tư: 13

3. Ba vấn đề cố hữu của thị trƣờng tài chính 14
3.1. Chi phí giao dịch 14
3.2. Bất cân xứng về thông tin 14
3.3. Bất ổn định mang tính hệ thống 15
II. Lý thuyết thông tin bất cân xứng 15
1. Giới thiệu chung về lý thuyết thông tin bất cân xứng . 15
1.1. Lựa chọn ngược 17
1.2. Rủi ro đạo đức 20
1.3. Phát tín hiệu 22
2. Thông tin bất cân xứng trong thị trƣờng tài chính 23
2.1. Lựa chọn ngược 23
2.2. Rủi ro đạo đức 25


3. Tác động của tình trạng thông tin bất cân xứng tới tính hiệu quả của thị trƣờng
28
4. Những biện pháp chung hạn chế trở ngại thông tin bất cân xứng 28
4.1. Sàng lọc 28
4.2. Phát tín hiệu 29
4.3. Giám sát trực tiếp 30
4.4. Giám sát gián tiếp thông qua các động cơ khuyến khích: 31
Chƣơng II: Thực trạng thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tài chính Việt Nam 33
I. Tổng quan về thị trƣờng tài chính việt nam 33
II. Thực trạng thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tài chính 38
1. Thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tín dụng ngân hàng 38
1.1. Lựa chọn ngược trong phân phối tín dụng 38
1.2. Rủi ro đạo đức của người đi vay vốn và của bản thân các ngân hàng 44
1.2.1. Rủi ro đạo đức của người đi vay vốn trong sử dụng vốn vay 44
1.2.2. Rủi ro đạo đức của bản thân các ngân hàng 48
2. Thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng chứng khoán 56

1.1. Lựa chọn ngược của các nhà đầu tư 57
1.1.1. Thông tin bất cân xứng giữa nhà đầu tư và công ty phát hành chứng
khoán. 57
1.1.2. Thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư với nhau. 61
1.2. Rủi ro đạo đức của các công ty phát hành chứng khoán 67
3. Thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tiền tệ: 70
4. Đánh giá chung về thị trƣờng tài chính. 71
Chƣơng III: định hƣớng phát triển và giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân
xứng trên thị trƣờng tài chính việt nam 72
I. Định hƣớng phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam - Tƣ tƣởng và quan điểm chủ
đạo của Đảng và nhà nƣớc 72
1. Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về phát triển thị trƣờng tài
chính và nhận thức đúng thị trƣờng tài chính 72
2. Đảm bảo sự vận hành của thị trƣờng tài chính trên cơ sở các quan hệ thị
trƣờng thật sự. 73
3. Đặt quá trình phát triển và hoàn thiện thị trƣờng tài chính trong tổng thể hình
thành đồng bộ thể chế thị trƣờng, cải cách cơ cấu và hội nhập kinh tế quốc tế. 74
4. Hƣớng tới hình thành và phát triển một thị trƣờng tài chính cân đối hơn, xác
định và lựa chọn mô hình quản lý tài chính phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng
tài chính. 74
5. Tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng tài chính
75
6. Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá rủi ro tài chính và mô hình cảnh báo sớm .77


II. Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trƣờng tài chính
Việt Nam 77
1. Trên thị trƣờng tín dụng ngân hàng 77
1.1. Biện pháp hạn chế lựa chọn ngược trong phân phối tín dụng 77
1.1.1. Các quy định pháp lý rõ ràng, chặt chẽ liên quan đến hoạt động tín dụng

77
1.1.2. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy 78
a. Phát triển trung tâm thông tin tín dụng tư nhân 78
b. Hệ thống thông tin nội bộ của bản thân các tổ chức tín dụng 84
1.1.3. Hệ thống các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá thống nhất và phù hợp với
chuẩn mực quốc tế 85
1.1.4. Hệ thống đăng kí tài sản hiệu quả 86
1.2. Biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong sử dụng vốn vay . Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Vật thế chấp và số dư bù 88
1.2.2. Các điều kiện hạn chế: 89
1.3. Biện pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng 90
1.3.1. Điều chỉnh hợp lý các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động tín
dụng 90
a. Dừng tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh. 90
b. Xây dựng một chính sách bảo hiểm tiền gửi phù hợp. 90
1.3.2. Tăng cường giám sát Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng 92
a. Hạn chế đối với việc nắm giữ tài sản và yêu cầu về vốn 92
b. Giám sát và kiểm tra ngân hàng 94
c. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro 95
d. Yêu cầu về công bố thông tin 96
2. Trên thị trƣờng chứng khoán 97
2.1. Tăng cường hoạt động giám sát Nhà nước đối với thị trường chứng khoán 97
2.2. Tăng cường các quy định pháp lý về công bố thông tin 99
2.3. Nâng cao hiệu quả của các công ty định mức tín nhiệm (Credit Rating
Agency) 101
2.4. Hỗ trợ hoạt động kiểm toán 106
Kết luận 109



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TTTC: Thị trường tài chính
TTCK: Thị trường chứng khoán
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTW: Ngân hàng Trung Ương
TTTD: Thông tin tín dụng
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán
SGDCK: Sở Giao dịch chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước











Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

2


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường chứng
khoán và thị trường tín dụng ngân hàng, giữ một vai trò quan trọng trong
việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền kinh tế. Có được thị trường
tài chính phát triển lành mạnh là một nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định vĩ
mô, tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi
Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vai
trò của thị trường tài chính càng trở nên quan trọng hơn. Những áp lực hội
nhập, cam kết mở cửa mạnh mẽ trong khu vực tài chính đã đặt ra một yêu
cầu cấp thiết phải nghiên cứu những bất cập đang trở thành trở lực đối với
sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, từ đó tìm ra những
phương hướng khắc phục, giải quyết phù hợp.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Thông
tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt nam, thực trạng và giải pháp”.
Có rất nhiều vấn đề đang tồn tại cản trở sự phát triển lành mạnh của thị
trường tài chính Việt Nam như sự can thiệp không hợp lý của Nhà nước,
thông tin thiếu minh bạch và không hiệu quả, thiếu sự tham gia của nhiều
định chế tài chính trung gian, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp
chưa có, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng, Khóa luận này xin được tiếp cận
những tồn tại, bất cập trên trong thị trường tài chính trên cơ sở lý thuyết
Thông tin bất cân xứng - một lý thuyết đang chiếm giữ vị trí quan trọng
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế


3
trong nền kinh tế học hiện đại do nhóm ba nhà khoa học George Akerlof,
Michael Spence và Joseph Stiglitz đưa ra.


2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thị trường tài chính Việt Nam
với các thị trường cấu thành là thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng và thị
trường chứng khoán. Nội dung nghiên cứu là tình trạng thông tin bất cân
xứng với những biểu hiện cụ thể trên từng thị trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là đưa lại một cái nhìn cụ thể, đầy
đủ về tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam,
phân tích nguyên nhân nhằm đề xuất những biện pháp giải quyết phù hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của người viết đó là đi từ cơ sở lý thuyết
chung và dẫn chiếu đến các biểu hiện cụ thể trên thực tế thị trường tài chính,
từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết tương ứng.
5. Kết cấu của khóa luận:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thị trường tài chính và Lý thuyết thông
tin bất cân xứng.
Chương 2: Thực trạng Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt
Nam
Chương 3: Giải pháp kiến nghị khắc phục tình trạng thông tin bất cân
xứng trên thị trường tài chính Việt Nam
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp




Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

4
Người viết hy vọng khóa luận này sẽ đóng góp một cái nhìn tổng quát
về thị trường tài chính thông qua một cách tiếp cận khá mới, và đề xuất một
vài giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng.


Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị
Thúy Anh đã gợi ý cho tôi chọn đề tài này, T.S Võ Trí Thành - Trưởng ban
Nghiên cứu Chính sách và Hội nhập, Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương đã
hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu,
và trên hết là lời cảm ơn chân thành tới cô giáo - Th.S Nguyễn Thị Tường Anh,
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận trong suốt thời gian
qua.















Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

6
CHƢƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH VÀ LÝ
THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
Thị trường tài chính là nơi trao đổi, giao dịch các loại “hàng hóa” của
thị trường, đó là các quyền đòi nợ tài chính (financial claims).
1

1. Các thị trƣờng cấu thành
Thị trường tài chính có thể được phân loại theo nhiều cách thức khác
nhau, theo thời gian đáo hạn của công cụ tài chính, theo cách thức huy động
vốn hoặc theo thời điểm phát hành công cụ tài chính ra công chúng.
1.1. Theo thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính
1.1.1. Thị trường tiền tệ:
Thị trường tiền tệ là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài
chính ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm). Thị trường tiền tệ thường bao gồm thị
trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường
đấu thầu tín phiếu kho bạc. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ bao gồm
Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, và các tổ chức tài chính
phi ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp, các cá nhân và các nhà môi
giới tiền tệ.
Các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tiền tệ có độ rủi ro thấp,
tính thanh khoản cao. Các công cụ của thị trường tiền tệ bao gồm tín phiếu

kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, chấp phiếu của ngân hàng, thỏa
thuận mua lại, tín phiếu NHTW.

1.1.2. Thị trường vốn:

1
Võ Trí Thành (chủ biên), Lê Xuân Sang (Đồng chủ biên), Đinh Hiền Minh, Trịnh Quang
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

7
Thị trường vốn là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài
chính (các công cụ nợ và các công cụ vốn) có thời hạn trên 1 năm. Thị
trường vốn gồm thị trường tín dụng và TTCK (thị trường cổ phiếu và thị
trường trái phiếu). Các chủ thể chính tham gia thị trường vốn là ngân hàng
thương mại, tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp,
cá nhân, các nhà môi giới chứng khoán.
Hàng hóa giao dịch trên thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu
chính phủ, trái phiếu công ty, khế ước thế chấp và tín dụng trung - dài hạn
của ngân hàng. Các công cụ của thị trường vốn thường có độ rủi ro lớn hơn
và có mức lợi tức cao hơn các công cụ của thị trường tiền tệ.
Thị trường vốn và thị trường tiền tệ có mối quan hệ qua lại mật thiết
với nhau. Trong một thị trường tài chính phát triển, những biến động trong
nền kinh tế lúc đầu tác động lên một thị trường cấu thành sau đó sẽ dễ dàng
lan truyền đến các thị trường khác trong toàn bộ hệ thống. Chẳng hạn, việc
thay đổi lãi suất có tác động lan tỏa lên thị trường tiền tệ lẫn thị trường vốn.
Tỷ giá hối đoái biến động sẽ có tác động lên dòng vốn ngắn hạn cũng như

dài hạn.
Ngày nay, khi thị trường tài chính ngày càng phát triển, các công cụ
tài chính được sử dụng đan xen giữa các thị trường. Những công cụ mới
không ngừng ra đời và mang đặc trưng của nhiều loại công cụ tài khác.
Chính vì vậy, ranh giới phân định giữa các công cụ tài chính và các thị
trường cấu thành của thị trường tài chính ngày càng mang tính tương đối.
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn do đó càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn.
1.2. Theo cách thức huy động vốn
1.2.1. Thị trường nợ:
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

8
Thị trường nợ là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn
bằng cách phát hành các công cụ vay nợ hay thực hiện một món vay thế
chấp. Người vay thanh toán cho người nắm giữ các công cụ nợ một khoản
tiền cố định (lãi suất) trong những khoảng thời gian đều đặn cho tới một thời
điểm quy định trước (ngày đáo hạn) là lúc đợt thanh toán cuối cùng được
thực hiện. Kỳ hạn thanh toán của một công cụ nợ là thời gian tính tới ngày
kết thúc của công cụ vay nợ. Công cụ vay nợ có thể có thời gian đáo hạn từ
1 năm trở xuống, công cụ nợ trung hạn có thời gian đáo hạn từ 1 năm tới 10
năm, và công cụ nợ dài hạn có thời gian đáo hạn trên 10 năm.
1.2.2. Thị trường cổ phần:
Thị trường cổ phần là thị trường trong đó người cần huy động vốn
bằng cách phát hành các cổ phiếu. Các cổ phiếu là quyền được chia phần
trên lãi ròng (sau khi trừ chi phí và thuế) và tài sản của công ty phát hành cổ
phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Các cổ đông thường

được thanh toán cổ tức theo định kỳ. Các cổ phiếu không có thời gian đáo
hạn và được coi là các chứng khoán dài hạn.
1.3. Theo thời điểm các công cụ tài chính được đưa ra thị trường
1.3.1. Thị trường sơ cấp
 Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lần đầu
các công cụ tài chính. Thị trường này thu hút các khoản tiết kiệm của các
hộ gia đình và các khoản vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và của chính
phủ thành các khoản đầu tư vốn. Điều này có nghĩa là các chủ thể phát
hành thu được tiền từ việc bán các công cụ tài chính để tài trợ cho việc
đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn.
1.3.2. Thị trường thứ cấp:
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

9
 Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lại các công cụ
tài chính đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Khác với thị trường sơ
cấp, khoản tiền thu được từ bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp
thuộc về các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh chứng khoán/ tự doanh
chứng khoán, chứ không thuộc về các tổ chức phát hành chứng khoán.
2. Các loại hình định chế tài chính
Như đã đề cập ở trên, các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính
bao gồm các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cá nhân, chính phủ, và các
định chế tài chính trung gian. Trong đó, các định chế tài chính trung gian là
các chủ thể quan trọng nhất tham gia thị trường.
Các định chế tài chính được phân loại theo nhiều cách khác nhau như
theo các đặc trưng về chấp nhận rủi ro, theo thời hạn của các khoản vay và

các khoản cho vay hoặc theo cách chuyển đổi các thỏa thuận tài chính. Cách
thông thường là các định chế tài chính được phân loại theo loại hình dịch vụ
cung cấp, bao gồm: các định chế tài chính nhận tiền gửi, các định chế đầu
tư. Cách phân loại các định chế tài chính chỉ có tính tương đối.
2

2.1. Các định chế tài chính nhận tiền gửi
Các định chế tài chính nhận tiền gửi thường nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ
chức khác rồi sau đó cho vay lại. Các định chế này có đặc điểm chung là đều
nhận tiền gửi từ dân cư và các pháp nhân. Số tiền gửi này được đem cho vay
trực tiếp tới các cá nhân hay tổ chức khác cần vốn, một phần khác có thể
được đầu tư vào các chứng khoán. Thu nhập của các định chế này được tạo
ra từ hai nguồn: Thu nhập từ các khoản cho vay và mua chứng khoán, và thu

2
Trong các tài liệu về thị trường tài chính, quan niệm và cách phân loại về các định chế
tài chính có thể khác nhau. Khóa luận này dựa theo sự phân loại của cuốn Thị trường tài
chính Việt Nam - Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách, nhóm tác giả Võ Trí Thành
(chủ biên), Lê Xuân Sang (đồng chủ biên), Đinh Hiền Minh, Trịnh Quang Long, Nhà
Xuất bản Tài chính, 2004.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

10
nhập từ các khoản lệ phí. Các định chế tài chính nhận tiền gửi bao gồm các
ngân hàng thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết
kiệm tương hỗ (mutual savings banks) và các liên hiệp tín dụng (credit

unions).
2.1.1. Ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại có 2 chức năng cơ bản là cung cấp dịch vụ
thanh toán và tái phân bổ vốn từ người tiết kiệm (có vốn nhàn rỗi) sang
người vay tiền (có nhu cầu về vốn). Ngân hàng thương mại đóng vai trò
trung gian giữa người tiết kiệm và người đi vay, huy động vốn chủ yếu bằng
2 cách là nhận tiền gửi và phát hành trái phiếu. Ngân hàng có thể sử dụng
vốn huy động được để cho vay lại và để mua chứng khoán.
2.1.2. Hiệp hội tiết tiệm và cho vay:
Nguồn vốn hàng đầu của các hiệp hội này là các khoản tiền gửi tiết
kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tiền gửi có thể chuyển thành
séc. Thông thường, các nguồn vồn thu được dùng để cho vay thế chấp. Ngày
nay, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay được phép phát hành các khoản séc,
thực hiện các khoản cho vay tiêu dùng và thực hiện nhiều hoạt động trước
đây chỉ dành cho các ngân hàng thương mại. Tương tự như các ngân hàng
thương mại, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cũng được yêu cầu gửi tiền tại
ngân hàng trung ương.
2.1.3. Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ:
Hoạt động của các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ tương đối giống với
các quỹ tiết kiệm và cho vay. Họ nhận các khoản tiền gửi và dùng chúng
trước hết là để cho vay thế chấp. Cấu trúc tổ chức của các ngân hàng tiết
kiệm tương hỗ hơi khác các quỹ tiết kiệm và cho vay ở chỗ họ luôn được tổ
chức như có sự “tương trợ” lẫn nhau, tức là họ hoạt động như một “hợp tác
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

11

xã” trong đó những người sở hữu tiền gửi lại là các chủ sở hữu ngân hàng.
Ngày nay, các ngân hàng tiết kiệm tương hỗ cũng có thể phát hành séc và
thực hiện các khoản cho vay khác ngoài các khoản cho vay thế chấp.


2.1.4. Liên hiệp tín dụng:
Các liên hiệp, quỹ tín dụng là các tổ chức cho vay rất nhỏ có tính chất
như các hợp tác xã được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt. Các
thành viên của quỹ tín dụng là những người lao động của một công ty nào
đó. Họ thu nhận vốn từ các khoản tiền gửi và trước hết là thực hiện các
khoản cho vay. Các quỹ tín dụng cũng được phép phát hành các khoản tiền
gửi có thể chuyển thành séc và có thể thực hiện các khoản cho vay tiêu
dùng.
2.2. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng:
Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng là những định chế tài chính
nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở các hợp đồng. Do có thể dự tính được
những khoản phải thanh toán trong tương lai, các định chế tiết kiệm này
không phải lo lắng nhiều về việc thiếu hụt vốn như các định chế tài chính
nhận tiền gửi. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng có xu hướng đầu tư vốn
vào các chứng khoán dài hạn như trái phiếu công ty, cổ phiếu và các khoản
cho vay thế chấp. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng chủ yếu bao gồm
các công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí.
2.2.1. Công ty bảo hiểm:
Công ty bảo hiểm là định chế tài chính đảm nhận việc thực hiện một
khoản thanh toán mỗi khi có một sự việc xảy ra với một khoản đóng góp
trước đó của người tham gia bảo hiểm. Công ty bảo hiểm hoạt động với tư
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp




Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

12
cách là người chấp nhận rủi ro. Công ty bảo hiểm thu phí từ những người
mua bảo hiểm để huy động vốn và sau đó chủ yếu đầu tư khoản tiền nhận
được vào chứng khoán. Có 2 loại hình công ty bảo hiểm chính là các công ty
bảo hiểm nhân thọ và các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
2.2.2. Quỹ hưu trí:
Các quỹ hưu trí được công ty tư nhân, chính phủ hoặc chính quyền địa
phương, các nghiệp đoàn lao động đại diện cho các thành viên của mình, và
các cá nhân có nhu cầu thành lập để thanh toán những khoản phúc lợi cho
người lao động khi họ về hưu. Đặc điểm của quỹ này là chúng liên quan đến việc
đầu tư vào một tài sản có tính thanh khoản rất thấp, đó là hợp đồng hưu trí. Một
nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các quỹ hưu trí là các
khoản đóng góp của chủ sử dụng lao động và của người lao động cũng như các
khoản thu được từ tài sản của quỹ đều không bị đánh thuế. Về thực chất, quỹ
hưu trí là một hình thức trả công cho người lao động mà không bị đánh thuế cho
đến khi số tiền này được rút ra, nó có tác dụng khuyến khích người lao động ở
lại với doanh nghiệp.
2.3. Các định chế đầu tư trung gian
2.3.1. Công ty tài chính:
Các công ty tài chính thường huy động vốn bằng cách bán thương
phiếu (công cụ nợ ngắn hạn) và phát hành các cổ phiếu và trái phiếu. Các
công ty tài chính có thể cho vay tiêu dùng hoặc cho các doanh nghiệp vay
đầu tư. Một số công ty tài chính do công ty mẹ thành lập với mục đích hỗ trợ
tín dụng mua hàng từ công ty mẹ.
2.3.2. Quỹ đầu tư:
Quỹ đầu tư là một tổ chức tài chính phi ngân hàng huy động vốn
bằng hình thức hùn vốn đầu tư (investment pool) thông qua việc phát hành
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp




Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

13
các cổ phiếu hoặc các chứng chỉ hưởng lợi. Việc hùn vốn đảm bảo cho thành
viên của quỹ mua được cổ phiếu và trái phiếu với chi phí giao dịch thấp. Các
cổ đông cũng có thể bán cổ phiếu của mình có trong Quỹ vào bất kỳ lúc nào
với giá trị phụ thuộc vào giá trị của cổ phiếu mà Quỹ đã đầu tư tại thời điểm
đó.
Các quỹ đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư vốn bằng 2 cách: trực
tiếp (tức là tham gia vào một công ty với tư cách là một cổ đông thành lập)
và gián tiếp (tham gia TTCK, hoặc cho thực hiện các khoản cho vay có thể
chuyển thành cổ phần).
2.3.3. Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ:
Các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ phát hành các cổ phiếu để thu hút
vốn, sau đó vốn này được dùng để mua các công cụ chính trên thị trường
tiền tệ. Lãi suất thu được từ các công cụ tài chính được thanh toán cho các
cổ đông. Các cổ đông của quỹ có thể phát hành séc ứng với giá trị phần tài
sản cổ phần của họ có trong quỹ. Tuy vậy, quỹ này cũng có những hạn chế
đối với việc sử dụng đặc quyền phát hành séc. Séc thường không được phát
hành với một tổng giá trị nhỏ hơn mức tối thiểu đã quy định trước.
2.3.4. Ngân hàng đầu tư:
Ngân hàng đầu tư thường tiến hành các hoạt động sau: (i)Hỗ trợ các
doanh nghiệp huy động vốn trên TTCK như tư vấn phát hành cổ phiếu, trái
phiếu và bảo lãnh phát hành, (ii) kinh doanh chứng khoán như môi giới
chứng khoán, tự doanh chứng khoán, và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
(iii) tư vấn về sáp nhập và mua lại công ty. Ngày nay, các ngân hàng đầu tư
có xu hướng mở rộng hoạt động sang lĩnh vực hoạt động của các ngân hàng

thương mại. Các ngân hàng đầu tư cũng nhận tiền gửi và cho vay. Điều này
tạo áp lực cạnh tranh lớn lên các ngân hàng thương mại.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

14

3. Ba vấn đề cố hữu của thị trƣờng tài chính
3.1. Chi phí giao dịch
Các giao dịch tài chính thường kéo theo những chi phí về thời gian và
tiền bạc. Chi phí giao dịch là một vấn đề lớn đối với những người tiết kiệm
nhỏ, đơn lẻ trong việc vay vốn và mua chứng khoán. Tiền lãi thu được từ các
khoản cho vay nhỏ có thể không đủ để bù đắp các chi phí để ký kết các khế
ước vay vốn. Người tiết kiệm sẽ phải trả chi phí giao dịch lớn trong trường
hợp mua chứng khoán do số tiền tiết kiệm chỉ đủ mua một số lượng nhỏ
chứng khoán. Vì vậy, người tiết kiệm chỉ có thể thực hiện một số khoản đầu
tư nhỏ và phải đối mặt với nhiều rủi ro do không có khả năng đa dạng hóa
các khoản đầu tư. Như vậy chi phí giao dịch cao đã loại trừ nhiều người có
món tiền tiết kiệm nhỏ và những người đi vay các món nợ nhỏ được tham
gia trực tiếp trên thị trường tài chính.
3.2. Bất cân xứng về thông tin
Một trong những nhân tố thiết yếu để thị trường tài chính hoạt động
hiệu quả là sự có được thông tin đầy đủ, kịp thời về chất lượng, giá cả và sự
sẵn có của các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính trên thị trường. Việc thiếu
thông tin trên thị trường tài chính có thể làm cho những người tham gia thị
trường ra các quyết định sai lệch.
Một trường hợp của tình trạng thông tin không đầy đủ là tình trạng bất

cân xứng về thông tin. Bất cân xứng về thông tin xảy ra trong trường hợp
những người tham gia thị trường có được các thông tin khác nhau liên quan
đến các giao dịch tài chính. Một bên giao dịch thường không biết đầy đủ các
thông tin cần thiết về đối tác để có những quyết định đúng đắn. Ví dụ, một
người đi vay một khoản tiền thường có thông tin tốt hơn về lợi ích tiềm ẩn
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

15
và rủi ro kèm theo với dự án đầu tư mà anh ta dự định tiến hành so với người
cho vay.
Tình trạng bất cân xứng về thông tin có thể xảy ra trước, trong
và/hoặc sau khi giao dịch tài chính được thực hiện. TìNH trạng này làm cho
thị trường tài chính không còn là một cơ chế phân bổ các nguồn vốn một
cách có hiệu quả. Bất cân xứng về thông tin có thể dẫn đến các vấn đề như:
lựa chọn ngược, rủi ro đạo đức và hành vi bầy đàn (hay hành vi đám đông).
3.3. Bất ổn định mang tính hệ thống
Sự bất ổn định mang tính hệ thống là một đặc tính cơ bản của thị
trường tài chính so với các thị trường khác. Sự bất ổn định mang tính hệ
thống xảy ra khi một định chế tài chính đã không thể thực hiện cam kết tài
chính; điều này có thể dẫn đến tình trạng hoảng loạn chung trong toàn hệ
thống tài chính khi có nhiều người sợ rằng một định chế nào đó cũng sẽ
không thực hiện các cam kết tài chính của mình. Một cuộc khủng hoảng có
thể xảy ra khi sự lan truyền kiểu này làm cho các định chế tài chính khác
đang hoạt động có hiệu quả bị rơi vào tình trạng nguy hiểm. Không phải
ngẫu nhiêu mà rủi ro được xem là “yếu tố trung tâm có ảnh hướng tới hành
vi tài chính”.


II. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
1. Giới thiệu chung về lý thuyết thông tin bất cân xứng
3
.
Trong suốt hơn 3 thập kỉ trở lại đây, lý thuyết về thị trường với thông
tin bất cân xứng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu kinh tế quan trọng và

3
Các ví dụ minh họa trong phần này được tham khảo tại Bài giảng Thông tin bất cân
xứng trong tài chính, Học kì Xuân 2005, Bộ môn Tài chính phát triển, Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright, tác giả Xuân Thành, Lê Hồng Nhật, biên dịch Thạch Quân.

Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

16
hết sức thú vị. Các mô hình kinh tế với tình trạng thông tin không hoàn hảo
đã trở thành một công cụ không thể thiếu được của các nhà nghiên cứu kinh
tế. Từ lý thuyết này đã có không biết bao nhiêu ứng dụng trong thực tế, từ
những nền thị trường nông nghiệp truyền thống của các quốc gia đang phát
triển cho đến những thị trường tài chính hiện đại ở những nền kinh tế phát
triển. Cơ sở cho lý thuyết thông tin bất cân xứng này được đưa ra lần đầu
tiên vào những năm 1970 bởi một nhóm ba nhà khoa học gồm George
Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz. Đến năm 2001 thì lý thuyết này
đã khẳng định được vị trí trong nền kinh tế học hiện đại khi các nhà nghiên
cứu nói trên cùng vinh dự được trao giải thưởng Nobel Kinh tế cho công

trình nghiên cứu “phân tích các thị trường với tình trạng thông tin bất cân
xứng”.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng ra đời khi lý thuyết kinh tế học tân
cổ điển đã thất bại trong việc giải thích một cách hiệu quả tại sao các thể chế
thị trường xuất hiện. Lý thuyết kinh tế tân cổ điển về thị trường giả định
người bán và người mua có thông tin hoàn hảo về: (i) đối tác bên kia của
giao dịch, (ii) chất lượng, đặc điểm của hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi,
và (iii) cấu trúc thị trường. Giả định trên là hoàn toàn hợp lý nếu như ta dễ
dàng có được các thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế phải tốn chi phí mới có
được thông tin, thậm chí trong nhiều trường hợp một đối tượng tham gia
giao dịch không thể biết được thông tin của đối tác bên kia cho dù có bỏ bao
nhiêu tiền để thu thập thông tin đi nữa. Trong nhiều thị trường hàng hóa,
người mua thường khó phân biệt được giữa sản phẩm chất lượng tốt với sản
phẩm chất lượng tồi. Trong thị trường lao động, các công ty và người sử
dụng lao động thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định kỹ năng và
năng lực của nhân viên trong công ty mình khi mới bắt đầu tuyển dụng.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

17
Trong thị trường tài chính, người cho vay thường phải mất chi phí khá cao
để xác định được mức độ uy tín hay thành tích tín dụng của người đi vay
tiềm năng.
Lý thuyết Thông tin bất cân xứng đi vào nghiên cứu tình trạng các bên
tham gia vào giao dịch không có các lượng thông tin cân xứng nhau. Một
bên trong giao dịch có lợi thế về thông tin (informed party) còn bên kia bị
bất lợi về thông tin (uninformed party). Thông tin ở đây có thể là một hành

động (action) hay một đặc điểm (characteristic) của bên có lợi thế về thông
tin. Ví dụ của sự bất cân xứng thông tin về đặc điểm của một bên có thể thấy
ở thị trường hàng hóa cũ, như xe cũ chẳng hạn: người bán hàng thường có
thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thực trạng chất lượng của chiếc xe
mình đã sử dụng, còn người mua thường rơi vào trạng thái bất lợi về thông
tin. Còn ví dụ cho sự bất cân xứng thông tin về hành động là mối quan hệ
giữa người chủ doanh nghiệp với những nhân viên của mình như nhân viên
bán hàng. Người chủ doanh nghiệp không thể biết một cách chính xác liệu
nhân viên của mình có thực sự tận tâm với công việc hay không, có tìm mọi
cách để tăng doanh số bán hàng hay không, vì sự nỗ lực không phải lúc nào
cũng có thể được quan sát trực tiếp và đo lường một cách chính xác.
Lý thuyết này đưa ra ba lớp bài toán quan trọng là lựa chọn ngược
(hay còn gọi là lựa chọn bất lợi - adverse selection), rủi ro đạo đức (hay còn
được dịch là tâm lý ỷ lại - moral harzard) và phát tín hiệu (signalling). Lựa
chọn ngược và tâm lý ỷ lại là hai hệ quả trực tiếp của hiện tượng thông tin
bất cân xứng, còn phát tín hiệu là biện pháp để hạn chế tình trạng này.
1.1. Lựa chọn ngược
Lựa chọn ngược là tình huống thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi
tiến hành giao dịch: khi một bên trong giao dịch có lợi thế thông tin về một
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

18
đặc điểm nào đó (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm, tình trạng sức khỏe, sự
lành mạnh về tài chính, …) mà bên kia không thể quan sát với độ chính xác
tuyệt đối khiến bên kia không thể đưa ra quyết định chính xác và tối ưu. Bên có
lợi thế về thông tin có thể lợi dụng đặc điểm này để che dấu, bóp méo thông tin

theo hướng có lợi cho mình. Còn bên thiếu thông tin hơn cần hiểu được bất lợi
này để tìm các biện pháp buộc bên có nhiều thông tin phải bộc lộ những đặc
điểm hay thông tin cần biết.
Hãy xem xét một ví dụ trong hoạt động bảo hiểm. Một công ty bảo
hiểm phát hành một hợp đồng bảo hiểm rủi ro mất xe. Kết quả có nhiều khả
năng xảy ra là đa số những người phải để xe ở những nơi không an toàn sẽ
mua bảo hiểm. Thông tin về nơi mà người sử dụng xe hay gửi xe là thông tin
chỉ riêng anh hay chị ta biết. Nói một cách khác, đó là thông tin mà người
ngoài và cụ thể là công ty bảo hiểm không thể quan sát được. Do vậy, công
ty không thể phân biệt được để tính mức phí bảo hiểm khác nhau với độ rủi
ro khác nhau. Ai cũng nói là mình luôn gửi xe ở những nơi an toàn để hy
vọng được hưởng phí bảo hiểm thấp. Trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ
áp dụng một mức phí bảo hiểm bình quân. Với một mức phí bảo hiểm bình
quân như vậy, thì những người thực sự luôn gửi xe ở nơi an toàn – khách
hàng mà công ty bảo hiểm muốn hướng tới - sẽ thấy không đáng để mua bảo
hiểm, còn những người có độ rủi ro cao - đối tượng khách hàng công ty bảo
hiểm muốn tránh - sẽ sẵn sàng mua. Như vậy, chỉ có những người có độ rủi
ro mất xe cao mới mua bảo hiểm. Như vậy, công ty bảo hiểm đã bị đặt trong
tình trạng lựa chọn ngược vì thực chất, công ty bảo hiểm chỉ muốn bán bảo
hiểm cho những khách hàng gửi xe ở nơi an toàn.
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

19
Hãy xem xét một ví dụ khác trong thị trường xe cũ
4
. Những người

muốn mua xe thường không thể biết một cách chính xác chất lượng của
những chiếc xe đã qua sử dụng. Vấn đề này còn được miêu tả trong kinh tế
học với hình ảnh “những trái chanh” (The Lemons problem *)
5

Họ không thể phân biệt được đâu là chiếc xe tốt (một quả đào), đâu là
chiếc xe đã quá cũ, chất lượng tồi (một quả chanh). Vì thế, cái giá mà họ sẵn
sàng trả để mua một chiếc xe cũ sẽ phản ánh chất lượng trung bình của
những chiếc xe cũ trên thị trường, sẽ là một mức giá nằm giữa giá của một
chiếc xe tồi và giá của một chiếc xe tốt.
Về phía người bán xe cũ, anh ta biết rõ hơn ai hết chất lượng thực sự
của chiếc xe của mình. Nếu chiếc xe của anh ta là một “trái chanh”, thì
người chủ xe sẽ cực kì sẵn lòng bán cho bạn với mức giá trung bình mà bạn
chấp nhận, bởi mức giá này cao hơn giá trị thực sự của chiếc xe. Trong khi
đó, nếu chiếc xe của anh ta là một “trái đào”, tức là một chiếc xe chất lượng
tốt, thì anh ta sẽ không muốn bán cho bạn theo mức giá trung bình đó. Bởi vì
như chúng ta đã nói ở trên, mức giá trung bình đó cao hơn mức giá của chiếc
xe tồi nhưng lại thấp hơn mức giá của một chiếc xe tốt thực sự. Anh ta biết
rằng chiếc xe tốt của mình đã bị trả giá thấp hơn giá trị, vì thế sẽ không
muốn bán nó trên thị trường. Chính vì hiện tượng này, trên thị trường sẽ chỉ
có rất ít những chiếc xe tốt và người mua xe sẽ chỉ mua được những chiếc xe

4
Frederic S. Mishkin, Columbia University, 2004. The Economics of Money, banking
and Financial markets, Chapter 1: Why study money, banking and financial markets?
Asymmetric Information: Adverse Selection and Moral Hazard, Pearson Addison Wisley,
New York, USA.

5
Nghiên cứu cụ thể và những thảo luận xung quanh Vấn đề những trái chanh (Lemons

problem) có thể được tham khảo ở địa chỉ :
www.nobel.se/economics/laureates/2001/public.html

Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

20
chất lượng kém, với mức giá cao hơn giá trị thực sự của nó. Đây chính là
hiện tượng lựa chọn ngược.
Hiện tượng này có thể thấy rõ ở thị trường xe máy Trung Quốc tại
Việt Nam. Thị trường này có 2 loại xe: xe chất lượng tốt và xe dỏm. Giả sử
xe chất lượng tốt chiếm một phần tư số xe bán. Và giả sử những người có xe
tốt sẵn lòng bán với giá 700$, còn những người có xe dỏm sẵn lòng bán với
giá 300$. Người mua xe sẵn lòng trả 800$ cho xe tốt nhưng chỉ trả 400$ cho
xe dỏm. Nếu có cách biết rõ được loại xe mà mình mua, thì người mua xe sẽ
trả trong khoảng 700 - 800$ cho một chiếc xe tốt, và khoảng 300 - 400$ cho
một chiếc xe dỏm.
Tuy nhiên thực tế là người bán xe biết được chất lượng của chiếc xe
anh ta bán, còn người mua thì không có cách nào quan sát được chất lượng
của những chiếc xe trước khi mua. Động cơ của người bán xe dỏm là luôn
che dấu thông tin và nói rằng xe anh ta là xe tốt. Do luôn có khả năng mua
phải xe dỏm (với xác suất là 3/4) nên người mua không bao giờ trả 700 -
800$ cho một chiếc xe. Anh ta sẽ trả một mức giá kỳ vọng là 3/4*400 +
1/4*800 = 500$. Như vậy người có xe tốt sẽ không bán vì anh ta đòi 700$.
Vấn đề lựa chọn ngược nảy sinh vì những người có động cơ bán xe chỉ toàn
là những người có xe dỏm.
1.2. Rủi ro đạo đức

Hiện tượng rủi ro đạo đức là tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra
sau giao dịch, trong đó một bên trong giao dịch có ít thông tin hơn bên kia
về hành động của bên kia sau khi giao kết hợp đồng. Do bên có nhiều thông
tin hơn có thể dễ dàng che đậy hành động của mình, nên họ có xu hướng
hành động đi ngược lại lợi ích của bên kia và theo hướng có lợi cho mình.
Hiện tượng này còn được nghiên cứu dưới hình thức là vấn đề người ủy thác
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

21
- đại lý (principal - agent problem). Vấn đề nảy sinh khi có sự phân ly về
quyền lợi. Một công ty muốn nhân viên bán hàng của mình chủ động tìm
kiếm khách hàng, nhưng các nhân viên thì thích ngồi không và uống trà.
Khác biệt về quyền lợi đi kèm với thực tế là chủ công ty không thể quan sát
được hành động của các nhân viên bán hàng của mình. Nói một cách khác,
ta gặp phải vấn đề hành động bị che đậy. Nếu như người chủ sở hữu có thể
quan sát được nhân viên làm việc có trách nhiệm như thế nào, thì sẽ không
có vấn đề về động cơ khuyến khích nhân viên bỏ bê công việc để làm việc
riêng. Bởi lúc đó, người chủ sở hữu đơn giản chỉ cần trả lương căn cứ trên
nỗ lực người nhân viên bỏ ra. Nhưng thường thì việc đo lường các hoạt động
của nhân viên, việc kiểm chứng các thông tin được báo cáo đối với người
chủ sở hữu là vô cùng tốn kém hoặc thậm chí không thể thực hiện được.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm rủi ro đạo đức, ta hãy dùng một ví dụ về
bảo hiểm, nơi thuật ngữ này bắt nguồn. Trong phần nói về lựa chọn ngược ở
trên, chúng ta đã sử dụng ví dụ về rủi ro mất xe máy để minh họa cho khái
niệm “lựa chọn ngược”. Ta thấy rằng trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, công ty
bảo hiểm không biết được đặc điểm của các khách hàng (thông tin bị che đậy

dẫn tới lựa chọn ngược). Thậm chí sau khi đã ký hợp đồng, công ty bảo hiểm
cũng không cũng không quan sát được hành vi của khách hàng. Những người
sau khi đã mua bảo hiểm thường trở nên bất cẩn hơn. Họ không còn giữ xe cẩn
thận như trước nữa vì ỷ lại rằng nếu mất thì cũng được công ty bảo hiểm đền
bù. Đây chính là tâm lý ỷ lại hay rủi ro đạo đức. Kết quả là xác suất mất xe của
những người bảo hiểm tăng lên đáng kể, từ đó kéo theo chi phí đền bù của công
ty bảo hiểm tăng lên.
Nếu quan sát được hành vi của khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ đưa
vào trong hợp đồng các điều khoản để xác định rõ những hành vi (bất cẩn)
Thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



Nguyễn Thị Phương Nhật - Anh 14 K42D - Kinh tế và kinh doanh quốc tế

22
nào dẫn tới mất xe thì sẽ không được bồi thường và sẽ thực thi những điều
khoản đó. Tuy nhiên, việc quan sát hành vi là rất tốn kém, nếu không muốn
nói là không khả thi. Do vậy, khi một khách hàng đến đòi đền bù thì công ty
bảo hiểm thường không có cách nào để xác định được là khách đó có thực
hiện đúng các điều khoản hợp đồng hay không.

1.3. Phát tín hiệu
Trong thị trường xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng, không phải
lúc nào bên có nhiều thông tin cũng là bên có lợi thế. Chẳng hạn trong thị
trường xe máy Trung Quốc, những người sản xuất xe máy tốt thực sự là bên
có nhiều thông tin hơn về chất lượng sản phẩm của mình nhưng họ vẫn
không thể bán được hàng do phía người mua không có thông tin đầy đủ về
chất lượng sản phẩm. Trong những trường hợp thế này, người nắm giữ
những thông tin riêng biệt cần chủ động thực hiện những hoạt động làm cho

đối tác trong giao dịch biết được thông tin về mình. Người bán xe chất lượng
tốt sẽ có động cơ khuyến khích để phát ra tín hiệu nhằm mục đích làm cho
người mua biết được mình bán xe tốt và sẵn lòng trả giá cao cho xe tốt này.
Một tín hiệu mà người bán xe có thể phát đi để người mua xe nhận biết
được, đó chính là điều khoản bảo hành.
Nếu người bán muốn thực hiện một hành vi nào đó để phát tín hiệu thì
sẽ phải tốn chi phí. Điểm then chốt là chi phí phát tín hiệu của người bán sản
phẩm chất lượng xấu luôn luôn cao hơn chi phí phát tín hiệu của người bán
sản phẩm chất lượng cao. Do vậy, người bán sản phẩm tồi sẽ không có động
cơ tìm cách phát tín hiệu và nói dối. Ví dụ, việc cung cấp chế độ bảo hành
đối với người bán xe chất lượng kém sẽ đòi hỏi nhiều chi phí hơn người bán
xe hơi tốt. Khi đó, bảo hành xe đã trở thành một tín hiệu hết sức hiệu quả.

×