Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quy chế quản trị công ty công ty cổ phần cao su đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.8 KB, 20 trang )

1
MỤC LỤC
Chương I : QUY ĐỊNH
CHUNG ........................................................................................3
Điều 1. Ý nghĩa và phạm vi điều chỉnh.................................................................3
Điều 2. Chữ viết tắt và giải thích thuật ngữ..........................................................3
Chương II: CỔ ĐÔNG VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG.................................................4
Điều 3. Quyền của cổ đông..................................................................................4
Điều 4. Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị ........................................5
Điều 5. Những vấn đề liên quan đến cổ đông lớn.................................................5
Điều 6. Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường................................5
Điều 7. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại Đại hội đồng cổ đông.......8
Điểu 8. Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông.............8
Chương III THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ.......8
Điều 9. Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị............................................8
Điều 10. Tư cách thành viên Hội đồng quản trị......................................................9
Điều 11. Thành phần Hội đồng quản trị .................................................................9
Điều 12. Trách nhiệm và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị..................10
Điều 13. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị....................................10
Điều 14. Họp Hội đồng quản trị............................................................................14
Điều 15. Các tiểu ban của HĐQT.........................................................................14
Điều 16. Thư ký công ty.......................................................................................14
Điều 17. Thù lao của Hội đồng quản trị............................................................ ..14
Chương IV THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT VÀ BAN KIỂM SOÁT......... .............15
Điều 18. Tư cách thành viên Ban kiểm soát.........................................................15
Điều 19. Thành phần Ban kiểm soát.....................................................................15
Điều 20. Quyền tiếp cận thông tin, tính độc lập của thành viên Ban kiểm soát...15
Điều 21. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban kiểm soát.........................................15
Điều 22. Thù lao của Ban kiểm soát.....................................................................16
2
Chương V NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT LỢI ÍCH VÀ GIAO DỊCH VỚI


CÁC BÊN CÓ QUYỀN LỢI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY.... . ............16
Điều 23. Trách nhiệm trung thực và tránh các xung đột về quyền lợi
của
các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc..........................16
Điều 24. Giao dịch với người có liên quan ................. .......................................16
Điều 25. Đảm bảo quyền hợp pháp của những người có quyền lợi liên quan
đến công ty.............................................................................................17
Chương VI ĐÀO TẠO VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY..............................................17
Điều 26. Đào tạo về quản trị Công ty...................................................................17
Chương VII CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ MINH BẠCH.....................................17
Điều 27. Công bố thông tin thường xuyên............................................................17
Điều 28. Công bố thông tin về tình hình quản trị công ty.....................................17
Điều 29. Công bố thông tin về các cổ đông lớn....................................................18
Điều 30. Tổ chức công bố thông tin .....................................................................18
Chương VIII CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM...............19
Điều 31. Báo cáo .................................................................................................19
Điều 32. Giám sát..................................................................................................19
Điều 33. Xử lý vi phạm.........................................................................................19
Chương IX SỬA ĐỔI QUY CHẾ QUẢN TRỊ CÔNG TY...................................19
Điều 34. Sửa đổi Quy chế quản trị Công ty..........................................................19
Chương X NGÀY HIỆU
LỰC...............................................................................19
Điều 35. Ngày hiệu lực.........................................................................................19

3
CÔNG TY CP CAO SU ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


QUY CHẾ QUẢN TRỊ CÔNG TY

Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ý nghĩa và phạm vi điều chỉnh
1/ Quy chế quản trị Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng được xây dựng theo các căn cứ
sau đây:
a. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2005;
b. Quyết định số 12/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy
chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán;
c. Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Điều
lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán;
d. Luật chứng khoán số 70/2006 QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội;
e. Điều lệ hoạt động của Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng được đại hội đồng cổ đông
công ty thông qua ngày 23/3/2009;
2/ Quy chế này quy định những nguyên tắc cơ bản về quản trị Công ty Cổ phần cao su
Đà Nẵng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành
vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm
soát và cán bộ quản lý của Công ty.
Điều 2. Chữ viết tắt và giải thích thuật ngữ:
1/ Chữ viết tắt:
a. Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (sau đây gọi là “Công ty“) có trụ sở tại số 01 Lê
Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đăng ký
4
thuế Công ty CP số 04 001 01 531 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng cấp ngày 31 tháng
12 năm 2005 và cấp đăng ký thay đổi lại lần thứ tư ngày 05/3/2009.
b. “HĐQT”: Hội đồng quản trị Công ty.
c. “ĐHĐCĐ”: Đại hội đồng cổ đông Công ty.
d. “BKS”: Ban kiểm soát.

2/ Giải thích thuật ngữ:
a. “Quản trị công ty” là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định
hướngvà được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên
quan đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty bao gồm:
- Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả;
- Đảm bảo quyền lợi của cổ đông ;
- Đối xử công bằng giữa các cổ đông;
- Đảm bảo vai trò của những người có quyền lợi liên quan đến công ty;
- Minh bạch trong hoạt động của công ty;
- Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả.
b. “Người có liên quan” là cá nhân hoặc tổ chức được quy định trong Khoản 34 Điều 6
của Luật Chứng khoán, gồm các trường hợp sau đây:
- Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân;
- Tổ chức mà trong đó có cá nhân là nhân viên, Tổng Giám đốc, chủ sở hữu trên mười
phần trăm số cổ phiếu lưu hành có quyền biểu quyết;
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và
các chức danh quản lý khác của tổ chức đó;
- Người mà trong mối quan hệ với người khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị
kiểm soát bởi người đó hoặc cùng với người đó chịu chung một sự kiểm soát;
- Công ty mẹ, công ty con;
- Quan hệ hợp đồng trong đó một người là đại diện cho người kia.
c. “Điều lệ “ là điều lệ của công ty, bao gồm mọi sửa đổi được ký kết hợp lệ tại từng thời
điểm.
d. “Đại hội đồng cổ đông” là gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của Công ty.
e. “Ban kiểm soát” là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát HĐQT, cán bộ quản lý trong
việc quản lý vàCông ty, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ về việc thực hiện các nhiệm vụ được
giao.
g. “Cán bộ quản lý cấp cao” bao gồm các vị trí trong Ban Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng và các chức danh quản lý quan trọng khác trong Công ty được bổ nhiệm theo Quy chế

này, trong đó, Ban Tổng Giám dốc, Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm.
5
h. Thành viên Hội đồng quản trị độc lập là thành viên Hội đồng quản trị không phải là
Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được Hội
đồng quản trị bổ nhiệm hoặc cổ đông lớn của công ty.
3/ Trong Quy chế này, các tham chiếu tới bất kỳ một điều khoản hoặc văn bản pháp luật
nào sẽ bao gồm cả những sửa đổi bổ sung hoặc văn bản thay thế các văn bản đó.
Chương II:
CỔ ĐÔNG VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Điều 1. Quyền của cổ đông
1/ Cổ đông có đầy đủ các quyền theo quy định của Luật Doanh nghiệp, của pháp luật và
Điều lệ công ty, đặc biệt là:
a. Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầy đủ và được ghi trong sổ
cổ đông của công ty, trừ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp
luật và Điều lệ công ty.
b. Quyền được thông báo đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động
của công ty.
Công ty không hạn chế cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông, đồng thời tạo điều kiện
cho cổ đông thực hiện việc uỷ quyền đại diện tham gia Đại hội đồng cổ đông khi cổ đông có
yêu cầu.
2/ Cổ đông có quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình. Trong trường hợp nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng quản trị vi phạm pháp luật hoặc vi
phạm những quyền lợi cơ bản của cổ đông theo quy định của pháp luật, cổ đông có quyền đề
nghị không thực hiện các quyết định đó theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trường hợp
các quyết định vi phạm pháp luật nêu trên gây tổn hại tới công ty, Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát, Ban Tổng giám đốc phải đền bù cho công ty theo trách nhiệm của mình. Cổ đông có
quyền yêu cầu công ty bồi thường theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
3/ Cổ đông có quyền từ chối quyền ưu tiên mua trước cổ phần mới chào bán. Điều này
được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
4/ Công ty có trách nhiệm xây dựng cơ cấu quản trị công ty hợp lý, xây dựng hệ thống

liên lạc hiệu quả với các cổ đông để đảm bảo:
a. Cổ đông thực hiện đầy đủ các quyền theo pháp luật và Điều lệ công ty quy định.
b. Cổ đông được đối xử công bằng.
5/ Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổ đông sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và
lợi ích ngang nhau. Toàn bộ cổ phần của Công ty vào ngày thông qua quy chế này đều là cổ
phần phổ thông. Các quyền và nghĩa vụ kèm theo loại cổ phần này được quy định tại Điều lệ
công ty.
Điều 2. Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về quản trị
1/ Công ty xây dựng Điều lệ Công ty theo Điều lệ mẫu do Bộ Tài chính quy định.
2/ Quy chế nội bộ về quản trị bao gồm:
a. Trình tự, thủ tục về triệu tập và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông;
b. Trình tự và thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên HĐQT;
c. Trình tự tổ chức họp HĐQT;
6
d. Trình tự, thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ quản lý cấp cao;
e. Quy trình, thủ tục phối hợp hoạt động giữa HĐQT, BKS và Ban giám đốc;
f. Quy định về đánh giá hoạt động, khen thưởng và kỷ luật đối với thành viên HĐQT,
thành viên BKS, thành viên Ban gián đốc và các cán bộ quản lý.
Điều 3. Những vấn đề liên quan đến cổ đông lớn
1. Hội đồng quản trị của công ty xây dựng một cơ chế liên lạc thường xuyên với các cổ
đông lớn.
2. Cổ đông lớn không được lợi dụng ưu thế của mình gây tổn hại đến các quyền và lợi
ích của công ty và của các cổ đông khác.
Điều 6. Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường
1/ Trình tự, thủ tục triệu tập và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông gồm các nội dung
chính sau:
a. Thông báo triệu tập ĐHĐCĐ.
- Thông báo họp Đại hội đồng cổ đông phải bao gồm chương trình họp và các thông tin
liên quan về các vấn đề sẽ được thảo luận và biểu quyết tại đại hội.
- Đối với các cổ đông đã thực hiện việc lưu ký cổ phiếu, thông báo có thể được gửi đến

tổ chức lưu ký, đồng thời công bố trên phương tiện thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán,
trên website của công ty, 01 tờ báo trung ương hoặc 01 tờ báo địa phương nơi công ty đóng trụ
sở chính.
- Đối với các cổ đông chưa thực hiện việc lưu ký cổ phiếu, thông báo có thể được gửi
cho cổ đông bằng cách chuyển tận tay hoặc gửi qua bưu điện bằng phương thức bảo đảm tới
địa chỉ đã đăng ký của cổ đông, hoặc tới địa chỉ do cổ đông đó cung cấp. Trường hợp cổ đông
là người làm việc trong Công ty, thông báo có thể đựng trong phong bì dán kín gửi tận tay họ
tại nơi làm việc.
- Thông báo họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi trước ít nhất mười lăm ngày trước
ngày họp Đại hội đồng cổ đông, (tính từ ngày mà thông báo được gửi hoặc chuyển đi một cách
hợp lệ, được trả cước phí hoặc được bỏ vào hòm thư) thông báo họp Đại hội đồng cổ đông
phải được công bố trên website của Công ty đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông.
b. Cách thức đăng ký tham dự ĐHĐCĐ.
- Cổ đông có thể đăng ký tham dự đại hội trực tiếp qua điện thoại với Bộ phận quản lý
cổ đông của công ty nhưng phải fax hoặc gửi giấy xác nhận dự họp bằng đường bưu điện cho
Công ty trước ngày dự họp 03 ngày.
- Nếu cổ đông không thể tham dự đại hội thì có thể ủy quyền cho đại diện của mình
tham dự; việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội cổ đông phải lập thành văn bản
theo mẫu của Công ty.
c . Cách thức bỏ phiếu, kiểm phiếu, biểu quyết, thông báo kết quả bỏ phiếu.
- Khi tiến hành đăng ký cổ đông, Công ty sẽ cấp cho từng cổ đông hoặc đại diện được
uỷ quyền có quyền biểu quyết một thẻ biểu quyết, trên đó có ghi số đăng ký, họ và tên của cổ
đông, họ và tên đại diện được uỷ quyền và số phiếu biểu quyết của cổ đông đó. Khi tiến hành
biểu quyết tại đại hội, số thẻ ủng hộ nghị quyết được thu trước, số thẻ phản đối nghị quyết
được thu sau, cuối cùng đếm tổng số phiếu tán thành hay phản đối để quyết định. Tổng số
phiếu ủng hộ, phản đối từng vấn đề hoặc bỏ phiếu trắng, sẽ được Chủ toạ thông báo ngay sau
7
khi tiến hành biểu quyết vấn đề đó. Đại hội sẽ tự chọn trong số đại biểu những người chịu
trách nhiệm kiểm phiếu hoặc giám sát kiểm phiếu và nếu đại hội không chọn thì Chủ tọa sẽ
chọn những người đó.

- Các quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây sẽ được thông qua khi
có từ 65% trở lên tổng số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết có mặt trực tiếp
hoặc thông qua đại diện được ủy quyền có mặt tại Đại hội đồng cổ đông:
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
+ Kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn của công ty;
+ Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát và phê
chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc.
- Các quyết định của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến việc sửa đổi và bổ sung Điều
lệ, loại cổ phiếu và số lượng cổ phiếu được chào bán, sáp nhập, tái tổ chức và giải thể Công ty,
giao dịch bán tài sản Công ty hoặc chi nhánh hoặc giao dịch mua, do công ty hoặc các chi
nhánh thực hiện, có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty và các chi nhánh của
Công ty, tính theo sổ sách kế toán đã được kiểm toán gần nhất, sẽ chỉ được thông qua khi có từ
75% trở lên tổng số phiếu bầu các cổ đông có quyền biểu quyết, có mặt trực tiếp hoặc thông
qua đại diện được uỷ quyền có mặt tại Đại hội đồng cổ đông.
d . Ghi và lập biên bản ĐHĐCĐ.
- Thư ký đoàn chịu trách nhiệm ghi toàn bộ diễn biến đại hội, sau đó lập biên bản Đại
hội đồng cổ đông và thông qua tại Đại hội đồng cổ đông. Biên bản phải được lập có các nội
dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
+ Thời gian, địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;
+ Chương trình và nội dung cuộc họp;
+ Chủ tọa và thư ký;
+ Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng
vấn đề trong nội dung chương trình họp;
+ Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp; kèm theo phụ lục
danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương
ứng;
+ Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ tổng số
phiếu tán thành, không tán thành hoặc không có ý kiến, tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu
quyết của cổ đông dự họp;

+ Các nghị quyết đã được thông qua;
+ Họ và tên, chữ ký của Chủ tọa và thư ký.
- Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của
nội dung biên bản. Người chủ trì Đại hội đồng cổ đông chịu trách nhiệm tổ chức lưu trữ các
biên bản Đại hội đồng cổ đông và gửi cho tất cả các cổ đông trong vòng 15 ngày, khi Đại hội
đồng cổ đông kết thúc. Biên bản Đại hội đồng cổ đông được coi là bằng chứng xác thực về
những công việc đã được tiến hành tại Đại hội đồng cổ đông, trừ khi có ý kiến phản đối về nội
dung biên bản được đưa ra theo đúng thủ tục quy định trong vòng mười ngày, kể từ khi gửi
8
biên bản. Biên bản phải được lập bằng tiếng Việt, có chữ ký xác nhận của Chủ tọa đại hội và
Thư ký, và được lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp và tại Điều lệ này. Các bản ghi
chép, biên bản, sổ chữ ký của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, toàn
văn nghị quyết thông qua tại đại hội, các tài liệu gửi kèm theo và văn bản uỷ quyền tham dự
phải được lưu giữ tại trụ sở chính của Công ty.
e. Thông báo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ra công chúng.
- Công ty công bố Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 24 giờ trên các
ấn phẩm, trang thông tin điện tử của Công ty và trên phương tiên công bố thông tin Sở Giao
dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
- Việc công bố thông tin được gửi cho Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
bằng thư điện tử và gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện đồng thời phải công bố thông tin trên
trang website của công ty. Việc công bố thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và phải do
Tổng Giám đốc công ty hoặc nhân viên công bố thông tin được ủy quyền thực hiện. Tổng
giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do nhân viên công bố thông tin được ủy
quyền công bố. Thông tin đã công bố phải được bảo quản, lưu giữ tại công ty.
2/ Hội đồng quản trị sắp xếp chương trình nghị sự của ĐHĐCĐ một cách hợp lý, bố trí
thời gian hợp lý để thảo luận và biểu quyết từng vấn đề trong chương trình họp ĐHĐCĐ.
3/ Cổ đông có quyền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người được ủy quyền
vào các cuộc họp ĐHĐCĐ. Cổ đông có thể ủy quyền cho HĐQT hoặc các tổ chức lưu ký làm
đại diện cho mình tại ĐHĐCĐ. Trường hợp tổ chức lưu ký được cổ đông ủy quyền làm đại
diện, tổ chức lưu ký phải công khai nội dung được ủy quyền biểu quyết. Công ty phải hướng

dẫn thủ tục ủy quyền và lập giấy ủy quyền cho các cổ đông theo quy định.
4/ Kiểm toán viên hoặc đại diện công ty kiểm toán có thể được mời dự họp Đại hội đồng
cổ đông để phát biểu ý kiến tại ĐHĐCĐ về các vấn đề kiểm toán.
5/ Nhằm tăng cường hiệu quả của các cuộc họp ĐHĐCĐ, công ty phải cố gắng tối đa
trong việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham gia vào các cuộc
họp ĐHĐCĐ một cách tốt nhất.
6/ Hàng năm công ty phải tổ chức họp ĐHĐCĐ. Việc họp ĐHĐCĐ thường niên không
được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
7/ Công ty quy định Điệu lệ công ty các nguyên tắc, trình tự, thủ tục lấy ý kiến cổ đông
bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ.
Điều 7. Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị tại Đại hội đồng cổ đông
Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông phải tối thiểu có
các nội dung sau:
1/ Đánh giá tình hình hoạt động của công ty trong năm tài chính;
2/ Hoạt động của Hội đồng quản trị;
3/ Tổng kết các cuộc họp của Hội đồng quản trị và các quyết định của Hội đồng quản trị;
4/ Kết quả giám sát đối với Tổng giám đốc;
5/ Kết quả giám sát đối với các cán bộ quản lý;
6/ Các kế hoạch dự kiến trong tương lai.
Điểu 8. Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông

×