Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

So sánh cốt truyện giữa tiểu thuyết James và quả đào khổng l (1961) của Roald Dahl với bộ phim điện ảnh cùng tên (1996) của đạo diễn Henry Selick

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.28 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

BÀI TẬP NHĨM GIỮA KỲ
MƠN: Nhập mơn văn học so sánh – Lớp Chiều

SO SÁNH CỐT TRUYỆN GIỮA TIỂU THUYẾT “JAMES VÀ QUẢ
ĐÀO KHỔNG LỒ” (1961) CỦA ROALD DAHL VỚI BỘ PHIM
ĐIỆN ẢNH CÙNG TÊN (1996) CỦA ĐẠO DIỄN HENRY SELICK

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022
MỤC LỤC
1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3


2. Giới thiệu chung.......................................................................................................4
2.1. Nhà văn Roald Dahl............................................................................................4
2.2. Tiểu thuyết “James và quả đào khổng lồ” (1961)................................................5
2.3. Đạo diễn Henry Selick.........................................................................................6
2.4. Bộ phim “James và quả đào khổng lồ” (1996)....................................................7
3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh...................................................................8
4. So sánh cốt truyện giữa tiểu thuyết James và quả đào khổng lồ (1961) của Roald
Dahl với bộ phim điện ảnh cùng tên (1996) của đạo diễn Henry Selick................13
4.1. Sơ lược về một sớ yếu tớ khác ngồi cớt trụn................................................13
4.1.1. Về chất liệu..................................................................................................13
4.1.2. Về nhân vật..................................................................................................13
4.2. Những điểm tương đồng....................................................................................13
4.3. Những điểm khác biệt........................................................................................15
4.3.1. Cuộc đời của James trước khi bắt đầu hành trình phiêu lưu.......................15
4.3.2. Cuộc gặp mặt giữa James và những người bạn mới...................................16


4.3.3. Hành trình phiêu lưu của James và những người bạn côn trùng................18
4.3.4. Đích đến - nơi ước mơ trở thành hiện thực.................................................20
4.4. Thủ pháp kĩ thuật điện ảnh................................................................................23
KẾT LUẬN................................................................................................................26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................29
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN....................................30

Trang 2


1. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, so với văn học, thơ ca hay kịch thì điện ảnh là môn nghệ
thuật ra đời muộn nhất. Cũng bởi lý do đó mà điện ảnh đã có nhiều cơ hội để tiếp thu
được các tinh hoa văn hóa thuộc các giai đoạn trước đó. Và văn học được xem như là
chất liệu ảnh hưởng nhiều nhất, trực tiếp nhất đến điện ảnh. Có thể nói các tác phẩm
văn học chính là nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà làm phim khai thác và lên ý
tưởng cho những sản phẩm điện ảnh của mình. Chính vì thế mà ngay từ thế kỉ XX,
việc các bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ các tác phẩm văn học đã khơng cịn gì
xa lạ đới với đời sớng nghệ thuật của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Từ nền
móng vững chắc của các bản thiên hùng ca, truyện thơ, thần thoại, tác phẩm dân gian
được ra đời từ khi con người cịn chưa có chữ viết hay những tác phẩm cổ điển kinh
điển như: Chiến tranh và hòa bình, Những người khốn khổ,... cho đến các tác phẩm
văn học thời hiện đại như: Chạng Vạng, Harry Potter,... đều đã ít nhất một lần trở
thành nguồn cảm hứng cho những sản phẩm điện ảnh.
Điện ảnh và văn học gắn kết với nhau bởi một sợi dây liên kết vơ hình, tạo nên
một mối quan hệ mật thiết và đa chiều, có tương tác mà cũng có đới lập. Cả điện ảnh
và văn chương cùng nhau song hành trên con đường nghệ thuật. Mỗi bên đều tự biết
kiến tạo bản thân, tạo ra những nét riêng biệt không thể trộn lẫn vào nhau.
Một sự thật không thể phủ nhận rằng văn học chính là nguồn cảm hứng bất tận

cho điện ảnh, bởi sự phong phú về nhiều mặt từ chủ đề cho tới cách xây dựng nhân
vật. Tác phẩm điện ảnh có thể vay mượn từ văn học những yếu tớ như: bới cảnh, tâm
lí, lời thoại, hình tượng nhân vật,... Khơng dừng lại ở đó, văn học cịn là một kho tàng
lối tư duy nghệ thuật và các thủ pháp ngơn từ mới mẻ, đặc sắc. Tuy nói điện ảnh vay
mượn những ý tưởng từ văn học, nhưng đó khơng được coi là sự sao chép. Bởi điện
ảnh đã có nhiều sự tác động đến quá trình phát triển về sau của văn học. Bộ môn nghệ
thuật này đã tạo ra những thay đổi mới mẻ, tích cực đến lới diễn đạt, cách kể chuyện
cũng như cách xây dựng nội dung của các nhà văn thuộc thế hệ sau, cụ thể là các nhà
văn hiện đại. Suy cho cùng, văn học và điện ảnh là hai ngành nghệ thuật cùng phát
triển và bổ trợ lẫn nhau. Nếu văn học là nền tảng cho quá trình sáng tạo điện ảnh thì
điện ảnh cũng góp phần tơn vinh, hiện thực hóa văn học và giúp các tác phẩm trở nên
sống động, gần gũi với khán giả hơn. Việc chuyển thể một tác phẩm văn học sang một
bộ phim điện ảnh được coi như là cầu nới giúp cho hai loại hình nghệ thuật này càng
thêm gắn kết với nhau hơn.
Việc chúng ta đặt tác phẩm gốc và phiên bản điện ảnh của chúng lên bàn cân để
so sánh không nhằm vào mục đích để xem đâu là phiên bản đặc sắc, hấp dẫn, có giá trị
nghệ thuật, giá trị nội dung hơn. Quan trọng hơn hết, đó là sự tìm hiểu, phân tích về
Trang 3


những điểm giống và khác nhau trong các yếu tố cấu tạo nên một tác phẩm gồm nhân
vật, cốt truyện, bối cảnh,... của tác phẩm gốc so với bản chuyển thể. Đâu là lý do dẫn
đến sự tương đồng và khác biệt? Liệu sự khác biệt đó có ảnh hưởng gì đến nội dung và
thơng điệp mà tác phẩm gớc ḿn truyền tải hay khơng? Để có thể trả lời thỏa đáng
những thắc mắc ấy, nhóm chúng tơi đã quyết định lựa chọn đề tài so sánh cốt truyện
của tác phẩm James và quả đào khổng lồ ở phiên bản gốc của tác giả Roald Dahl
(1961) và bản chuyển thể của đạo diễn Henry Selick (1996).

2. Giới thiệu chung
2.1. Nhà văn Roald Dahl

Roald Dahl (1916-1990) là một tiểu thuyết gia, nhà văn (chuyên viết truyện
ngắn), nhà thơ, kịch tác gia và là phi cơng chiến đấu người Anh. Ơng sinh ra tại xứ
Wales, bố mẹ ông đều là người Na Uy. Năm 1942, Roald Dahl gia nhập quân đội và
trở thành phi cơng chiến đấu cho Khơng qn Hồng gia. Về sau, do chấn thương ở
đầu tái phát khiến ông phải ngưng công việc này. Sau khi rời khỏi quân đội, ơng bắt
đầu tham gia vào sáng tác văn chương.
Ơng được xem là một người đa tài vì khơng chỉ dừng lại ở tiểu thuyết, ơng cịn
sáng tác nhiều thể loại văn học khác như thơ, kịch, truyện kinh dị, trụn bí ẩn,…
Nhưng gắn liền với tên tuổi của ơng thì hẳn phải là những tác phẩm dành cho trẻ em.
Ngay từ khi còn bé, nhà văn đã phải trải qua rất nhiều đau khổ: Năm 3 tuổi, người chị
gái hơn ông 4 tuổi tên Astri đã qua đời do viêm ruột thừa. Chỉ vài tuần sau sự kiện đau
thương đó, cha ơng cũng mất do căn bệnh viêm phổi khi chỉ còn chưa tròn 60 tuổi. Sự
mất mát quá lớn này đã trở thành một nỗi ám ảnh đối với ơng, thậm chí ảnh hưởng đến
tất cả các sáng tác sau này của ơng. Có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm của mình,
nhà văn ln dành phần lớn sự yêu thương và đồng cảm cho những nhân vật mồ côi, bị
ngược đãi hay hắt hủi. Roald Dahl thường ưu ái cho các nhân vật bất hạnh này một cái
kết có hậu.
Roald Dahl được xem là một trong những người viết truyện dành cho trẻ con
nổi tiếng nhất thế kỉ XX. Nhiều trụn ngắn của ơng có vinh hạnh được nằm trong số
những cuốn sách viễn tưởng bán chạy nhất thế giới, khơng chỉ vậy cịn được xuất bản
bằng 50 thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Tác phẩm của ông thu hút sự quan tâm
của các độc giả thuộc mọi lứa tuổi ở cách xây dựng nhân vật ngộ nghĩnh, đa dạng và
đầy màu sắc. Ngoài ra, nhà văn người Anh tài ba này cịn có khả năng xây dựng các
tình h́ng trụn độc đáo, lơi ćn và chứa đựng bao điều bất ngờ, gây thích thú cho
người đọc. Kết hợp với những yếu tớ đó là giọng văn dí dỏm, hài hước, cách dẫn
Trang 4


chuyện thoải mái đã biến những quyển truyện của ông trở thành tủ sách yêu thích của
mọi đứa trẻ. Hơn nữa, trụn thiếu nhi của Roald Dahl cịn giàu tính nhân văn, mang

tính hướng thiện và giáo dục cao nên được nhiều tổ chức giáo dục đề cao, khuyên đọc
cho độ tuổi thiếu nhi.
Một vài tác phẩm thiếu nhi tiêu biểu làm nên danh tiếng của Roald Dahl có thể
kể đến như Chú rùa Alfie; Bác Fox tuyệt vời; Hươu cao cổ, chim bồ nông và tôi;
James và quả đào khổng lồ;… và trong sớ đó đã có hơn 10 tác phẩm được chuyển thể
thành phim. Chẳng hạn như cuốn tiểu thuyết Charlie và nhà máy socola (Charlie and
the Chocolate Factory, 1964) của ông được chuyển thể vào năm 2005 bởi đạo diễn
Tim Burton và kịch bản được viết lại bởi John August. Đây là một câu chuyện vô cùng
thú vị và giàu tính nhân văn kể về những đứa trẻ tham lam và một nhà máy làm socola
đầy phép màu. Hay gần đây hơn là bộ phim chiếu rạp Phù thủy, phù thủy (The
Witches) được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên (1983) của Roald Dahl và phát hành
vào năm 2020 tại Mỹ dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Robert Zemeckis. Bộ phim tái hiện
lại cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm pha lẫn chút kinh dị của nhân vật chính trên màn ảnh
với những hình ảnh đầy màu sắc và sống động. James và quả đào khổng lồ cũng là
một trong số những tiểu thuyết phiêu lưu của nhà văn người Anh được lấy ý tưởng làm
phim. Năm 1996, tác phẩm may mắn lọt vào “mắt xanh” của đạo diễn Mỹ Henry
Selick và được ông quyết định chuyển thể thành phim nhạc kịch viễn tưởng cùng tên.
2.2. Tiểu thuyết “James và quả đào khổng lồ” (1961)
James và quả đào khổng lồ (James and The Giant Peach) là cuốn tiểu thuyết
cho thiếu nhi nổi tiếng được nhà văn Roald Dahl viết vào năm 1961. Ấn bản đầu tiên
được ra đời bởi nhà xuất bản Mỹ Alfred Knopf và nhờ nhận được sự thành công rực rỡ
từ các độc giả trên thế giới mà các phiên bản mới từ tác phẩm sau đó được cải tiến
nhiều hơn.
Tác phẩm là câu chuyện về cậu bé James Henry Trotter vốn sống hạnh phúc
cùng với bố mẹ ở một căn nhà bên bờ biển. Rồi một ngày, tai nạn bất ngờ đã cướp mất
những người thân yêu của cậu đi. Cậu bé mới 4 tuổi đã phải trở thành trẻ mồ côi và
chuyển đến sống cùng với hai người cô Spong và Spiker khắc nghiệt. Thay vì quan
tâm đến đứa cháu nhỏ, họ lại đối xử độc ác và tàn nhẫn đối với James. Tầng hầm là
nơi dành cho cậu nghỉ ngơi, nhưng chính xác hơn, cậu bé bị hai người cơ của mình đày
nhớt ở đó. James khơng được bước ra khỏi nhà, không được giao du với những đứa trẻ

khác và không được đi học. Cho đến một hôm, cậu bất ngờ nhận được một món quà là
chiếc túi nhỏ đựng những vật thể màu xanh phát sáng có ma thuật từ một ơng lão kì lạ.
Khơng may, trên đường chạy về, James vấp ngã, những thứ màu xanh rơi hết ra ngoài.
Và phép màu đã xuất hiện. Những viên tinh thể mà ông lão đưa như một thứ thần dược
Trang 5


kì diệu đã khiến cây đào già nua trong sân, vốn từ lâu không thể ra quả, bỗng nhiên kết
được một quả đào to bằng cả cái nhà. Tin tức về trái đào khổng lồ đã lan truyền khắp
thị trấn nhỏ. Sponge và Spiker đã lợi dụng sự tò mò của người dân để kiếm tiền. Khi
màn đêm xuống, sự tị mị đã khiến cậu bé tìm lới chui vào trái đào ấy. Tại đây, cậu
gặp những con côn trùng trót ăn phải thứ thần dược kia, khiến chúng khơng chỉ trở nên
to lớn lạ thường mà cịn có thể nói chuyện và hoạt động như con người bao gồm Rết,
Bọ Rùa, Châu Chấu, Nhện, Giun Đất, Tằm và Đom Đóm. Những sinh vật này đã cùng
với James ćn vào cuộc hành trình phiêu lưu xun đại dương để thốt khỏi hai
người cô độc ác.
Rời khỏi khu vườn u tối trên đỉnh đồi, trái đào lăn tròn trên khắp các ngọn đồi
cho tới khi rơi xuống biển, rồi nổi lên mặt nước như một quả bóng khổng lồ. James và
những người bạn cũng đã dần quen với cuộc sống lênh đênh trên những ngọn sóng.
Cho đến một hơm, họ phát hiện có đàn cá mập đang đuổi theo và tấn công quả đào.
Bằng sự thông minh và gan dạ, James đã dùng những con mòng biển để kéo trái đào
khổng lồ ra khỏi mặt nước, cứu thoát cả bọn khỏi sự săn lùng của những sinh vật biển
hung tợn ấy.
Trái đào lơ lửng trên bầu trời, rồi biến mất sau những đám mây. Chuyến phiêu
lưu tiếp tục, quả đào trôi đến nơi mà người Mây sinh sống, rồi trôi qua hết Đại Tây
Dương để đến thành phố New York. Trái đào khổng lồ lơ lửng trên mặt đất khiến
người dân khắp nước Mỹ hoảng loạn, họ truyền tai nhau về quả bom khổng lồ bay trên
trời và có thể nổ bất cứ lúc nào. Khi James quyết định cắt sợi dây giải thốt cho đám
mịng biển, cũng là lúc trái đào rơi tự do xuống đất và đáp xuống đỉnh tháp của tịa nhà
Empire State. Rất nhanh sau đó, cảnh sát, lính cứu hỏa, thị trưởng đã bao vây tịa nhà.

Họ tò mò về những “thứ” bên trong quả đào khổng lồ kì lạ ấy. James bước ra và giải
thích, cậu kể lại chuyến hành trình vượt Đại Tây Dương của mình cùng những người
bạn cơn trùng khổng lồ cho mọi người nghe. Sau khi nghe được câu chuyện kì thú đó,
khơng gian xung quanh ngập tràn tiếng reo hị và hoan hơ của người dân. Những người
có mặt ở đó đã tìm cách đưa cậu cùng những người bạn và quả đào khổng lồ x́ng
mặt đất an tồn.
Cậu bé James đã cho những người dân tò mò nếm thử trái đào kì diệu. Và rồi,
quả đào khổng lồ bị ăn sạch bong chỉ còn trơ trọi một hột đào to màu nâu. Đến đây,
cuộc phiêu lưu của nhóm bạn James đã chính thức được khép lại.
2.3. Đạo diễn Henry Selick
Charles Henry Selick là một đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch, nhà thiết kế sản
xuất và nhà làm phim hoạt hình người Mỹ, nổi tiếng với vai trị là người chỉ đạo những
bộ phim hoạt hình stop-motion (hoạt hình tĩnh vật). Niềm đam mê đặc biệt đối với
Trang 6


hoạt hình của ơng được bộc lộ ngay từ khi còn bé. Cuộc phiêu lưu của hoàng tử
Achmed và Chuyến du hành thứ 7 của Sinbad là hai bộ phim hoạt hình đầu tiên và có
sức ảnh hưởng sâu sắc nhất trong sự nghiệp của ông.
Năm 1970, sau khi tốt nghiệp đại học, Selick được công ty sản xuất phim Walt
Disney Studios thuê về làm việc và từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách
là một họa sĩ tạo ra các hình ảnh trung gian cho các khung hình chính trong các tác
phẩm hoạt hình.
Ác mộng trước đêm Giáng sinh (1993) có thể coi là bước ngoặt lớn trong sự
nghiệp làm phim của Henry Selick. Đây là bộ phim mà ông kết hợp với đạo diễn Tim
Burton, một người quen cũ của Selick khi ông làm ở xưởng phim của Disney. Bộ phim
hoạt hình dài đầu tiên này của ơng được quay bằng hình thức stop-motion do hãng
phim Walt Disney sản xuất. Đây là một bộ phim có kinh phí thấp, nhưng nhờ việc sử
dụng thành cơng hiệu ứng hình ảnh đặc biệt mà nó đã tạo ra một “cú hit” phòng vé và
nhận được đánh giá cao từ các nhà phê bình điện ảnh.

Tiếp nới sự thành công công của Ác mộng trước đêm Giáng sinh, Henry Selick
và đạo diễn Tim Burton tiếp tục chuyển thể cuốn tiểu thuyết James và quả đào khổng
lồ của nhà văn Roald Dahl thành một bộ phim stop-motion - thể loại mà ông vốn đã
quen thuộc và thông thạo. Điều đặc biệt ở đây là bộ phim không phải hồn tồn là
phim hoạt hình mà kết hợp giữa hình thức live-action (người thật đóng) và hoạt hình.
James và quả đào khổng lồ khi ra mắt đã rất được lòng các nhà phê bình, nhưng trái
lại, doanh thu phịng vé không đạt được như mong đợi. Và bộ phim đã lỡ mất giải
Annie (một giải thưởng của Hoa Kỳ trao cho các thành tựu trong lĩnh vực hoạt hình)
trước hai tác phẩm điện ảnh khác của Disney được công chiếu vào cùng thời điểm ấy
là Câu chuyện đồ chơi (Toy Story, 1995) và Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà (The
Hunchback of Notre Dame, 1996).
2.4. Bộ phim “James và quả đào khổng lồ” (1996)
Nói về q trình nên dun của đạo diễn Henry Selick với tác phẩm James và
quả đào khổng lồ thì đây cũng là một câu chụn vơ cùng thú vị. Năm 1980, Joe Ranft
- một nhà biên kịch của hãng phim Disney đã cố gắng thuyết phục nhân viên của hãng
chuyển thể câu chuyện James và quả đào khổng lồ của nhà văn Roald Dahl thành
phim, nhưng đã bị Disney từ chới vì họ cho rằng chi phí sản xuất q tớn kém, cũng
như chủ đề kì lạ có thể kén người xem của nguyên tác. Thời điểm đó, Henry Selick
cũng là một trong những họa sĩ có cơ hội tiếp xúc với ćn tiểu thuyết này. Bản thân
ông đã cảm nhận được sự hấp dẫn của ćn sách và từ đó nung nấu ý nghĩ sẽ đem tác
phẩm lên màn ảnh cho công chúng được biết đến. Mặt khác, ông cũng ngậm ngùi tạm
dừng ý tưởng cháy bỏng đó vì vấp phải những khó khăn khi sản xuất bộ phim này như
Trang 7


những yếu tố mộng mơ, độ dài của cuốn sách, hay trong thời điểm này, các tác phẩm
khác của Roald Dahl cũng đang gặp phải những ý kiến trái chiều.
Đến năm 1920, sau khi Roald Dahl mất được 20 năm, Disney đã tiến hành mua
lại cuốn tiểu thuyết từ vợ ông. Sau đó, hãng phim đã thuê rất nhiều người viết kịch bản
nháp nhưng đều không đáp ứng được sự mong ḿn của họ. Duy chỉ có kịch bản của

Karey Kirkpatrick là có may mắn được chọn trong sớ đó.
Việc sản xuất bộ phim này cũng đã gây nên sự bất đồng giữa hãng phim và
Henry Selick vì họ khơng thớng nhất được việc cho người thật đóng hay sử dụng hình
thức stop-motion. Sau một thời gian cân nhắc, James và quả đào khổng lồ đã được
thực hiện bằng cách kết hợp cả hai hình thức điện ảnh này: đan xen các cảnh quay do
người thật đóng và kĩ xảo stop-motion, bên cạnh đó cịn tận dụng một sớ các hình vẽ
tay, hình cắt và tranh ảnh, để chi phí sản xuất được đảm bảo ở mức thấp nhất. Điều
này có thể được thấy rõ trong bộ phim là ở các phân cảnh từ khi cậu bé James bước
vào trái đào trở thành hoạt hình stop-motion và sau khi cậu đến New York thì lại là
live-action.

3. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
Xét trong bảy loại hình cơ bản của nghệ thuật thì điện ảnh có thể được xem là
“em út” bởi nó được “sinh sau nở muộn” vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX.
Ngày 28 tháng 12 năm 1895 là cột mốc đánh dấu sự xuất hiện chính thức của điện ảnh
trong nền nghệ thuật nhân loại với sự kiện quan trọng là buổi công chiếu phim đầu tiên
tại Paris (Pháp) được nhào nặn bởi hai anh em Auguste và Louis Lumière. Từ dấu mốc
khởi nguyên đó đến nay, điện ảnh ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi và tạo nên độ
cuốn hút riêng của mình để trở thành một loại hình nghệ thuật đáp ứng hài hòa được cả
nhu cầu thẩm mỹ và giải trí của đại chúng.
Điện ảnh vẫn khơng ngừng lớn mạnh và tăng sức hấp dẫn bằng việc đa dạng,
phong phú hóa các yếu tớ cấu thành nó như chủ đề, tư tưởng, nhân vật, lời thoại…
trong quá trình hình thành và phát triển của mình. Mặt khác, sự giao thoa và ảnh
hưởng giữa các bộ môn nghệ thuật (Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa, Văn học, Âm nhạc
và Biểu diễn) xảy ra là một điều tất yếu, có thể thấy rõ nhất trong mối quan hệ giữa
văn học và điện ảnh. Đến thời điểm hiện tại, văn học đã trở thành một nguồn cung cấp
cảm hứng và nguyên liệu dồi dào cho nền điện ảnh thế giới nên số lượng những bộ
phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học ngày nay không phải là một con số
nhỏ. Một số sáng tác văn học được lựa chọn để chuyển thể nổi tiếng và quen thuộc với
thế hệ khán giả sau thế kỉ XX như Đồi gió hú (Emily Bronte, 1847, Anh), Kiêu hãnh

Trang 8


và Định kiến (Jane Austen, 1813, Anh), Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell, 1936,
Mỹ), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung, 1522, Trung Quốc), Tây du ký (Ngô Thừa
Ân, những năm 1590, Trung Quốc), Harry Potter (J.K.Rowling, 1997-2007, Anh), bộ
tiểu thuyết Chạng vạng (Stephenie Meyer, 2005-2008, Mỹ), Tướng về hưu (Nguyễn
Huy Thiệp, 1987, Việt Nam), Sóng ở đáy sơng (Lê Lựu, 1994, Việt Nam), hay một
loạt các tiểu thuyết ăn khách về đề tài tuổi trẻ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Cô
gái đến từ hôm qua (1989), Mắt biếc (1990), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010),…
Một sớ tác phẩm cịn được có cơ hội làm thành phim nhiều lần.
Trước tiên, khái niệm chuyển thể (adaption) trong Từ vựng điện ảnh Anh Pháp - Việt do Minh Tùng, Phương Lan dịch (2006, NXB Văn hóa Sài Gịn) mang
nghĩa đơn giản là “phỏng theo, biến cải nội dung của hình thức nghệ thuật này cho
phù hợp với hình thức nghệ thuật khác, chẳng hạn chuyển thể một tiểu thút thành
kịch bản phim”. Cịn trong ćn Điện Ảnh & Văn học - dẫn luận và nghiên cứu,
Timothy Corrigan đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về chuyển thể khi tác giả
chỉ ra rằng đây là một trong những hoạt động điển hình trong sự giao lưu văn học và
điện ảnh, mơ tả sự chuyển hóa tiểu thuyết, kịch cùng những nguồn văn học khác của
phim. Ta có thể thấy hai xu hướng rõ rệt của phương thức chuyển thể trong nền điện
ảnh thế giới: chuyển thể hoàn toàn trùng với nguyên tác và chuyển thể tự do (có sự
thay đổi so với nguyên tác).
Việc chuyển thể một văn bản viết thành một bộ phim là một trào lưu phổ biến
từ lâu khi các nhà sáng tạo điện ảnh đã nhận ra hai loại hình nghệ thuật này đều là
những tác phẩm “tự sự” kể về một câu chuyện, sự kiện hay cuộc đời của một cá nhân,
lớp người nào đó, rồi từ đấy khám phá tính cách con người (nhân vật) và bộc lộ nhiều
tầng ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan. Thế nhưng, điều đó cũng gặp phải nhiều
khó khăn vì chúng có những điểm khác biệt cơ bản và các yêu cầu, quy tắc riêng để
tạo thành một tác phẩm.
Chất liệu chủ yếu mà văn học dùng để truyền đạt được những ý niệm, tư tưởng,
tâm tư tình cảm, ước mơ, khát vọng… của người cầm bút đến với độc giả là ngôn từ,

đặc biệt đó là ngơn từ nghệ thuật, phân biệt với những loại hình nghệ thuật khác. Cũng
vì thế mà văn học đã tồn tại lâu đời trong tiến trình lịch sử con người (từ thời cổ đại)
và trở thành loại hình nghệ thuật truyền thớng của nhân loại. Và chỉ với ngơn từ, văn
học có thể thể hiện được tồn bộ thế giới mn hình vạn trạng này một cách gián tiếp
nhưng đầy đủ và sống động. Hơn cả thế, ngôn ngữ là sản phẩm trực tiếp của tư duy, là
hệ thớng kí hiệu của những khái niệm nên văn chương cịn có khả năng đi sâu vào
những góc khuất thuộc về tinh thần, tư duy bên trong con người. Nghĩa là giới hạn về
không gian và thời gian khơng làm khó được sức mạnh truyền đạt của văn học. Người
Trang 9


đọc chỉ có thể tiếp nhận hình tượng văn học thơng qua khả năng tưởng tượng và hình
dung của mình mà không thể cảm nhận bằng các giác quan thông thường như thị giác,
thính giác.
Có thể xem ngơn từ như là chiếc cầu kết nối trung gian giữa nhà văn với độc
giả. Nhà văn, chủ thể sáng tạo văn học, là những người nhạy cảm với cái đẹp, giàu tình
cảm, dễ xúc động, có khả năng quan sát tinh tế, nhìn thấu được thế giới nội tâm của
con người, đánh giá, phê bình một vấn đề thực tế xã hội, và lý giải chúng bằng hình
tượng nghệ thuật. Các tác giả sử dụng linh hoạt và khéo léo chính ngơn từ riêng để
truyền tải những rung cảm, trực giác, kinh nghiệm và cái nhìn khách quan của mình
đến với người đọc. Quá trình tiếp nhận hình tượng trong nghệ thuật văn chương và
cảm nhận ngơn từ trong tính tồn vẹn được thực hiện bởi người đọc. Sức mạnh truyền
tải nhiệm mầu này của ngôn từ đã giúp cho văn học trở thành một công cụ tuyệt vời
trong việc gắn kết tâm hồn nhân loại lại với nhau.
Còn điện ảnh nổi bật hơn các loại hình nghệ thuật khác ở tính tổng hợp. Nếu
nói văn học được cấu thành bởi sự sáng tạo của cá nhân và là nghệ thuật biểu hiện,
nghệ thuật thuần túy thì điện ảnh - sản phẩm của thời hiện đại là sự phối hợp tham gia
hài hịa và chặt chẽ của cả tập thể đơng đảo như đạo diễn, diễn viên, âm thanh, ánh
sáng, quay phim, biên tập,... cùng với sự hỗ trợ quan trọng của các loại máy móc kĩ
thuật, thiết bị để tạo nên một bộ phim điện ảnh hồn chỉnh. Trong sớ đó, kịch bản

chính là tiền đề bắt đầu và quyết định cho quá trình xây dựng nên một tác phẩm điện
ảnh. Thế nên đối với các bộ phim chuyển thể, văn học cung cấp cho kịch bản phim
những chất liệu hữu ích và quan trọng như hệ thống các nhân vật và tính cách, hành
động của họ, cách xây dựng cớt trụn, tình h́ng, lời thoại (đới thoại, độc thoại) và
phương thức sử dụng các thủ pháp nghệ thuật.
So với quy trình viết kịch bản tự thân, việc chuyển thể từ một tác phẩm văn học
có dung lượng lớn thì một mặt có lợi thế khi nhà biên kịch đã nắm sẵn trong tay cốt
truyện, nhân vật, không - thời gian…, song vẫn tồn tại một số mặt bất lợi. Do đặc
trưng tính tạo hình điện ảnh nên kịch bản phim phải ngắn gọn, súc tích và đầy đủ
thơng tin cần thiết, chỉ gồm hai phần cơ bản là mô tả và lời thoại. Ngồi ra, nó bắt
buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định của kĩ thuật điện ảnh và
mang tính phổ cập để thỏa mãn nhu cầu xem phim của khán giả. Nhà biên kịch phải có
khả năng gói gọn một lượng thơng tin khơng nhỏ như xuất thân, tính cách, quan điểm,
hành động, các mối quan hệ… của nhân vật vào trong kịch bản để từ đó thúc đẩy hành
động của họ và phát triển thành vấn đề mà không cần cắt nghĩa, giải thích của nhà văn
như trong tác phẩm văn học. Xây dựng một tác phẩm mới vừa trung thành với nguyên
tác, nhưng cũng vừa có sự độc lập với nguyên tác. Các học giả trong cuốn Nghệ thuật
Trang 10


viết kịch bản điện ảnh (John W. Bloch, William Fadiman & Lois Peyser, Viện Nghiên
cứu và Lưu trữ Điện ảnh, 1996) cũng viết rằng chuyển thể một tác phẩm văn học, một
vở kịch sân khấu, một quyển tiểu thuyết sang điện ảnh về nguyên tắc đơn giản là một
cuộc chọn lựa: chọn lọc những cái tốt, thú vị nhất chứ không phải lựa chọn dựa trên
chất lượng mà lựa chọn đó phải có lợi cho sự vận động cũng như hiệu quả của tính
kịch.
Nếu văn học tác động tới năng lực tưởng tượng và tầng ý thức của độc giả thì
ngược lại, điện ảnh ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác và thị giác của người xem thông
qua ngôn từ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh... Với tư cách là một loại hình nghệ thuật
tổng hợp, điện ảnh gần như hội tụ đầy đủ các đặc trưng nổi bật của những bộ mơn

nghệ thuật khác (biểu diễn, tạo hình, biểu hiện…), rồi kết hợp nhuần nhuyễn với kĩ
thuật công nghệ để tái hiện tính cách, cảm xúc và sớ phận con người, các mâu thuẫn và
biến cố của xã hội, mối quan hệ… trong không gian ba chiều. Để đơn giản hóa định
nghĩa điện ảnh, Lưỡng q́c Tiến sĩ Khoa học Đỗ Văn Khang đã tóm tắt bằng một
cơng thức như sau: “Tất cả các nghệ thuật + Kĩ thuật + Hình tượng thị giác nổi và
chuyển động (24 hình trong một giây) = Điện ảnh” [2, tr.177]. Và yếu tớ góp phần tạo
nên thành cơng của một bộ phim và “cụ thể hóa” hình tượng nhân vật lên màn ảnh
chính là người diễn viên. Đặc biệt, trong các bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ các
tác phẩm văn học như trụn cổ tích, trụn ngắn, tiểu thuyết… thì diễn viên đóng
phim lại là các nhân vật hoạt hình được tạo ra công phu từ công nghệ đồ họa chuyên
dụng dưới bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của các nhà tạo hình, nhà thiết kế.
Walt Disney Animation Studios, một hãng phim hoạt hình của Hoa Kỳ, đã tạo
ra tuổi thơ kì diệu cho hàng triệu trẻ em trên thế giới từ khi bắt đầu với bộ phim hoạt
hình dài đầu tiên - Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vào năm 1937 và đến nay đã sản
xuất ra hàng loạt các sản phẩm phim hoạt hình nổi tiếng, lôi cuốn được sự chú ý của
các khán giả trẻ tuổi. Hầu hết nguồn cảm hứng để những nhà làm phim thuộc tập đoàn
này sáng tạo nên những kiệt tác không người thật như vậy là đến từ các câu chuyện cổ
tích dân gian, tiểu thuyết và truyện ngắn của các nhà văn trên khắp mọi miền Trái Đất,
thậm chí cịn dựa trên những nhân vật nổi tiếng có thật trong lịch sử. Hẳn chúng ta
không quá xa lạ với bộ phim hoạt hình Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (1937) đã làm
nên “cú hit” cho hãng phim Walt Disney ngay từ những ngày đầu mới thành lập và
tiền đề cho thành cơng này là câu chụn cổ tích Bạch Tuyết (Snow White) của Đức ở
thế kỉ XVIII - “Truyện thứ 53” trong ấn bản đầu tiên năm 1812 của bộ sưu tập Truyện
cổ Grimm của anh em nhà Grimm. Hay bộ phim hoạt hình thứ 12 của hãng - Cô bé Lọ
Lem (Cinderella, 1950) được dựa trên câu chuyện của Charles Perrault trong Histoires
ou contes du temps passé (1697) và sau này cũng có mặt trong Truyện cổ Grimm. Một
bộ phim hoạt hình thành cơng rực rỡ khác được sản xuất bởi Disney là Cậu bé rừng
Trang 11



xanh (The Jungle Book, 1967) ra đời từ một tuyển tập truyện ngắn cùng tên (1894) của
nhà văn người Anh Rudyard Kipling. Tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris (1828) của
văn hào Pháp Victor Hugo cũng trở thành tiền đề cho bộ phim Thằng gù ở nhà thờ
Đức Bà (The Hunchback of Notre Dame, 1996) của hãng. Có thể nhận thấy rằng Walt
Disney đã truy tìm nguồn cảm hứng làm phim hoạt hình của mình ở các tác phẩm văn
học bất kể là thuộc thể loại nào. Họ có được thành công như ngày nay một phần là nhờ
vào việc họ không giới hạn sự khai thác, khám phá mọi đề tài, chủ đề hay nền văn hóa
đa dạng của các quốc gia trên thế giới.
Dĩ nhiên, hãng phim hoạt hình huyền thoại của ngành cơng nghiệp giải trí nước
Mỹ vẫn phải nghiên cứu thêm, chắt lọc, sửa đổi và bổ sung nguồn tài liệu ban đầu
thành những kịch bản mới phù hợp với yêu cầu kĩ thuật điện ảnh và quan trọng nhất là
phải ưu tiên cho đối tượng trẻ em. Các tình tiết mang tính chất man rợ, thù địch, bạo
lực, tiêu cực hay đơn giản là kết thúc khơng có hậu trong các văn bản gớc gây ảnh
hưởng đến sự phát triển và tâm hồn nhạy cảm, trong sáng của thiếu nhi sẽ không được
công khai trên màn ảnh như chi tiết Đức vua trừng phạt mụ Hồng hậu độc ác bằng
cách bắt bà ta xỏ đơi hài sắt nung đỏ nhảy cho tới chết ở cuối truyện cổ tích Bạch
Tuyết; Nàng tiên cá trong câu chuyện cùng tên đã để chàng hồng tử kết hơn với một
người con gái khác, cịn bản thân thì gieo mình xuống đại dương xanh và tan thành bọt
biển - về bản chất chính là tự tử; cái kết của truyện Cậu bé người gỗ Pinocchio là cậu
phải chịu hình phạt treo cổ sau khi gây ra nhiều lỗi lầm và đỉnh điểm là giết chết người
bạn dế của mình trong cơn nóng giận… Bên cạnh đó, ở trong một sớ sản phẩm phim,
Walt Disney Pictures cịn thêm một sớ nhân vật mới, mở rộng quy mơ bới cảnh, kịch
tính hóa tính cách và sớ phận của nhân vật chính, và đặc biệt là thêm nhiều yếu tố nhạc
kịch - nét đặc trưng và mới lạ của hãng để góp phần tăng lên sự sống động, hài hước
và mang lại giá trị nhân văn hiệu quả cho đối tượng người xem nhỏ tuổi.
Như vậy, mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh là mới quan hệ gắn bó mật
thiết, là điều tất yếu của quá trình giao thoa giữa những loại hình nghệ thuật. Văn học
là nguồn nguyên liệu dồi dào và quý giá cho kịch bản phim điện ảnh, hỗ trợ đắc lực
cho các đạo diễn và nhà làm phim tạo nên những tác phẩm điện ảnh thành công. Trong
một mới quan hệ có lợi, điện ảnh cũng mang đến nhiều giá trị lớn lao mang tính

thương mại cho văn học, tăng sức hấp dẫn của tác phẩm văn học và đưa chúng dễ dàng
tới gần với sự quan tâm của cơng chúng. Một bộ phim điện ảnh có được thành cơng
đáng mong đợi hay khơng thì cịn tùy thuộc vào tư duy sáng tạo, cái nhìn thẩm mỹ và
khả năng nắm bắt thị hiếu của công chúng ở những người đứng đầu sản xuất bộ phim
đó.

Trang 12


4. So sánh cốt truyện giữa tiểu thuyết James và quả đào khổng lồ (1961) của Roald
Dahl với bộ phim điện ảnh cùng tên (1996) của đạo diễn Henry Selick
4.1. Sơ lược về một sớ yếu tớ khác ngồi cớt truyện
4.1.1. Về chất liệu
Trong truyện (phiên bản gốc), Roald Dahl đã sử dụng ngôn ngữ để mô tả hành
động, trạng thái của nhân vật một cách cụ thể, chi tiết bởi vì trong từng trang sách, chỉ
chất liệu đó mới có thể giúp cho người đọc hiểu được những nội dung tác giả muốn
truyền tải. Truyện sử dụng câu chữ linh hoạt để miêu tả rõ nét, chân thực như chi tiết
miêu tả ngôi nhà của cô Sponge và Spiker: “ngôi nhà xiêu vẹo nằm trên đỉnh đồi cao ở
miền nam nước Anh… một vệt dài màu xanh sẫm như một vết mực, nằm bên dưới viền
bầu trời”; “thế giới xinh đẹp của rừng cây, của cánh đồng, của đại dương, trải dài ra
bên dưới chân nó như một tấm thảm thần”. Trong trụn, cơ Sponge cịn ngân nga bài
hát ca ngợi nhan sắc của mình, những lời ca trong bài vơ cùng uyển chuyển nhưng vẫn
có tính hài hước, có phần trái ngược với ngoại hình thực tế của cơ: “chiếc mũi sắc
sảo”, “lọn tóc mượt như sữa”, “ngón chân xinh”... Cô Spiker cũng không kém phần
kiêu ngạo với “nhan sắc trời cho” của mình: “vóc dáng thon thả, hàm răng, nụ cười
dun”,...
Cịn trong phim, câu từ lại có ít “đất diễn” hơn. Phim trau chuốt cho nội dung
của mình bằng hành động và lời thoại của các nhân vật ngắn gọn và súc tích, thay vào
đó thì các tình tiết được thể hiện sinh động và hấp dẫn hơn. Phim sử dụng những thước
phim quay người thật - từ đoạn đầu của phim cho đến khi cậu bé James đi vào trong

quả đào và phép màu bắt đầu ứng nghiệm lên cậu, sau đó thì hình ảnh được sử dụng là
các hình vẽ (hoạt hình). Sự biến đổi ấy làm cho phép thuật được thể hiện trong phim
một cách rõ ràng, là một sự biến đổi lớn ở giai đoạn trước và sau khi James bước vào
quả đào.
4.1.2. Về nhân vật
Là phiên bản gốc và ra đời trước khi bộ phim chuyển thể được công chiếu, cuốn
tiểu thuyết James và quả đào khổng lồ hội tụ đủ các nhân vật: James là nhân vật chính,
hai người cơ Sponge và Spiker, Châu Chấu già xanh lè, Rết, Nhện, Bọ Rùa, Giun Đất,
Tằm, Đom Đóm và một chuỗi các nhân vật phụ khác.
Trong khi đó, phim lại có sự thay đổi về nhân vật, điển hình là ở các nhân vật
người bạn của James. Trong phim, ta sẽ không thấy sự xuất hiện của nhân vật chị Tằm
và một số nhân vật phụ không đáng kể khác.

Trang 13


4.2. Những điểm tương đồng
James ở phim và truyện ban đầu đều là một cậu bé hạnh phúc, sống trong vịng
tay u thương của cha mẹ ở một ngơi nhà ven biển nhưng sau đó tai nạn bất ngờ đã
cướp đi mạng sống của bố mẹ cậu và chuỗi ngày bất hạnh của James chính thức bắt
đầu. Cậu chuyển đến sống ở nhà trên đỉnh đồi của hai người cô là Sponge và Spiker và
phải làm lụng luôn chân luôn tay cho họ. Cả truyện và phim đều giống cả về những
biệt danh mà họ gọi James. Cùng với ngôi nhà, khu vườn của hai người cô nằm trên
đỉnh đồi nên khơng có đứa trẻ đồng trang lứa hay chó, mèo bầu bạn cùng cậu bé. Vào
một ngày cũng giống như mọi ngày, hai người cô ngồi nghỉ mát và ́ng nước, cịn
James vẫn phải làm lụng cực khổ, cơ Spiker ngồi ngắm mình trong gương, tự trầm trồ
về nhan sắc của mình. Lời chế giễu của cơ Spiker trong trụn và phim cũng có sự
tương thích: khi Sponge ca ngợi nhan sắc của mình, cơ bị chị chế giễu bằng cách chỉ
vào bụng cô.
Cả hai cũng giống cả về chi tiết góp phần rất lớn đến sự thay đổi cuộc đời của

nhân vật chính: James gặp một ơng lão kì quặc đưa cho cậu một túi “phép màu” và dặn
dị cậu khơng được rời khỏi những vật thể màu xanh trong bao ấy nhưng cậu bé đã bị
vấp chân, té ngã và những vật màu xanh diệu kì ấy nhảy nhót khắp nơi mặc cho cậu
gắng sức bắt lại chúng. Từ dưới gốc cây nơi những sinh vật tẩu thốt, cành cây trơ trụi
lá từ đó trong phút chớc mọc lên một quả đào khổng lồ và trở thành công cụ kiếm tiền
cho hai người cô tham lam. Họ bán vé cho những người ḿn chiêm ngưỡng quả đào,
cịn James thì bị nhớt trong phịng và bỏ đói. James trong trụn và phim cũng vì tị
mị mà cùng chui vào đến “tâm” của quả đào và nhìn thấy bên trong là những sinh phật
bị “phù phép”. Cậu giật mình và rơi xuống nơi những sinh vật ấy đang họp bàn những
dự định với nhau. Những tình tiết chính trong truyện hầu hết được giữ lại để đảm bảo
về mặt nội dung cũng như việc thể hiện một chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng
không kém phần gây cấn của cậu bé James.
Khi vào được trong ruột quả đào và khám phá ra việc những sinh vật màu xanh
đã biến những lồi cơn trùng xung quanh nhà cậu trở nên to lớn dị thường, James và
những loài vật ấy đã bắt đầu một cuộc hành trình phiêu lưu. Khơng sai khi nghĩ rằng
đó là một cuộc trớn chạy, chỉ có thể là trốn chạy khỏi hai người cô độc ác của James
để bắt đầu một cuộc sống mới. Cũng không ngoa khi xem đó là hành trình của một
chuyến phiêu lưu thực thụ đến một xứ sở xa xôi hiện lên trong giấc mơ của James với
lời kể của bố và một xứ sở thiên đường trong trí tưởng tượng của những sinh vật sống
ở khu vườn trên đồi.
Những điểm tương đồng giữa hai bản thể của tác phẩm James và quả đào
khổng lồ đã cho ta thấy rằng văn bản vẫn ln là chìa khóa để mang đến sự thành công
Trang 14


của một bộ phim chuyển thể, vì thế đạo diễn Henry Selick đã giữ lại cớt trụn chính
và khai thác những điều mới mẻ hơn từ tác phẩm để thu hút người xem. Từ cái nền của
tác phẩm văn học, nhà làm phim chuyển thể tác phẩm của mình như một dạng chuyển
thể ngôn ngữ thực thụ - từ ngôn ngữ văn chương sang ngơn ngữ hình ảnh.
4.3. Những điểm khác biệt

Với một bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học, những tình tiết hay
nhân vật cũng như quá trình diễn biến trong nguyên tác phải trải qua một cuộc chọn
lọc để trở thành một kịch bản phim đảm bảo tính kịch tính, gây cấn thu hút người xem.
Vậy nên khơng q khó hiểu khi chúng ta cảm thấy có những điểm khác biệt ở bản
điện ảnh so với sáng tác văn học thuần túy. Những bộ phim chuyển thể có thể được
xem như biểu hiện của sự giao lưu giữa văn học và điện ảnh. Văn học hiển nhiên góp
phần rất quan trọng trong việc cải biên một tác phẩm thành phim, cụ thể là cốt truyện,
chân dung nhân vật hay hệ thớng tình h́ng được xem là những chất liệu mật thiết để
cấu thành một bộ phim điện ảnh chuyển thể thành công.
4.3.1. Cuộc đời của James trước khi bắt đầu hành trình phiêu lưu
Mở đầu phim James và quả đào khổng lồ là cảnh James cùng bớ mẹ đón sinh
nhật vui vẻ bên bờ biển, ngắm nhìn những đám mây và bớ mẹ James nói rằng họ sẽ có
một chuyến di cư tới “tịa nhà cao nhất thế giới”, cịn trụn chỉ nói đến chi tiết James
và đám trẻ con vui đùa, cùng nhau chạy nhảy, chèo xuồng. Trong phim cịn có cảnh
James được bớ mẹ tổ chức sinh nhật, bữa tiệc chỉ gồm ba người nhưng vô cùng ấm
cúng. Chi tiết này được đưa thêm vào phim nhằm nhấn mạnh sự trái ngược về cuộc
sống của James trước và sau khi bố mẹ cậu mất đi.
Các nhà làm phim tránh hình ảnh ghê rợn làm rõ cái chết của bố mẹ cậu bé mà
trong truyện viết rằng bố mẹ cậu chết do bị con tê giác ăn thịt, thay vào đó lấy lý do là
con tê giác đã cướp đi mạng sống của họ. Chi tiết này không được đưa lên phim nhằm
tránh cảm giác ghê rợn cho đối tượng thiếu nhi xem phim.
Cô Sponge trong phim tự ngắm mình trong gương và làm thơ khen ngợi nhan
sắc của bản thân, cô Spiker chỉ “phê phán” chiếc bụng to lớn của em mình. Cịn ở
trong truyện, cả hai cô đều hát bài những bài ca tâng bớc nhan sắc của mình. Điều này
góp phần tăng tính hài hước cho phim, tạo tiếng cười mỉa mai, châm biếm hai nhân vật
phản diện của phim.
Ở phim khơng có cảnh bán ngơi nhà, có chi tiết James cầm tấm bản đồ bớ đưa
cho mình hơm sinh nhật và buồn bã, nhớ thương hai đấng sinh thành thân yêu nhất của
mình đã ra đi. Sự xuất hiện của tấm bản đồ trong phim có tác dụng trong việc chuyển
cảnh và liên kết đến hành động xé tấm bản đồ của người cô ở đoạn sau của câu

Trang 15


chuyện, nhằm nhấn mạnh bi kịch vỡ mộng và cuộc sớng bất hạnh của nhân vật chính
sau khi đã mất người thân.
Roald Dahl còn nhấn mạnh hơn về những hành vi bạo lực mà hai người cô trút
lên James trong phiên bản gốc, đơn cử là chi tiết bợp tai James của hai người cơ. Cịn
Henry Selick chỉ mang lên màn ảnh đơn giản chỉ là những lần bỏ đói, mắng chửi và
những lời dọa nạt “đánh nó đi” của hai người cô xấu xa để làm giảm yếu tố bạo lực,
phù hợp với đối tượng trẻ em xem phim.
Trong nguyên tác của Roald Dahl, James muốn đi chơi nhưng bị hai người cô
mắng chửi, dọa đánh và chạy ra sau bụi ngụt quế trong vườn, ơm mặt khóc nức nở lúc này một ơng lão kì quặc từ bụi cây đi ra. Trong khi đó, ở phiên bản điện ảnh là
cảnh James đang làm việc thì lấy tấm bản đồ ra ngắm nghía và bị hai người cơ bắt gặp,
xé nát tấm bản đồ rồi ném đi. Hành động xé nát tấm bản đồ của họ như một lần nữa
đưa khán giả cuốn vào tâm trạng buồn bã, uất ức của James nhưng sau đó, khán giả lại
trải qua cảm xúc bất ngờ và hy vọng khi James gặp được ông lão mang lại phép màu
thay đổi cả số phận của cậu. Tình tiết này được miêu tả cụ thể và ly kỳ hơn ở bản điện
ảnh như sau: Dì Sponge phát hiện ra con nhện và địi đập chết nó thì James đã mang
chú nhện ra ngồi để trớn thốt, lúc này James gặp được ơng lão kì lạ và được ông lão
ấy tặng túi “phép màu” với những lời dặn lạ lùng.
Chi tiết thúc đẩy James khám phá bên trong quả đào ở trong truyện chỉ đơn giản
là cậu bị bỏ đói, tủi thân và chạy ra ngồi tìm đồ ăn thì may mắn được trái đào mọng
nước này “cứu giúp”. Còn cậu bé James trong phim chỉ được thả ra để dọn rác sau một
ngày mở bán vé xem quả đào thần kì trong vườn của hai người cơ. Cậu vơ tình bị quả
đào quyến rũ rồi ăn một miếng đào (có chứa một sinh vật nhỏ vơ tình lọt vào lúc cậu
ăn miếng đào ấy) cho khỏi đói và phát hiện đường hầm để chui vào quả đào. James vơ
tình ńt sinh vật màu xanh khi ăn đào nên cậu bị biến đổi trong lúc chui vào “đường
hầm” đến tâm quả đào. Bằng việc sử dụng hình ảnh và đồ họa, sự biến đổi của nhân
vật James từ hình ảnh người thật cho đến khi trở thành một nhân vật hoạt hình trở nên
rõ nét và đặc sắc hơn, là cột mốc quan trọng minh chứng cho việc phép màu đang thực

sự xảy ra và cuộc sớng của cậu bé chuẩn bị có bước chuyển biến lớn.
4.3.2. Cuộc gặp mặt giữa James và những người bạn mới
Trong tác phẩm gốc, khi James vào đến trong ruột quả đào, chứng kiến sự kì
lạ đến từ những lồi cơn trùng bé nhỏ hằng ngày xung quanh nhà mình, cậu bé đã có
một trải nghiệm thú vị khi lần đầu được nói chụn rơm rả với anh Rết, cô Bọ Rùa,
bác Châu Chấu,... Trước khi bắt đầu giấc ngủ cho một hành trình dài, James cịn giúp
Rết cởi hết giày trên chân đi. Sáng hôm sau khi mặt trời lên, hai người cơ của cậu ở
bên ngồi bắt đầu bán vé tham quan cho du khách thì Rết đã cắn đứt quả đào đưa
Trang 16


James và những người bạn đồng hành lăn xuống đồi, bắt đầu chuyến phiêu lưu đến
vùng đất mới. Hai người cơ vì khơng chạy kịp với tớc độ của quả đào lăn nên đã bị cán
dẹp, kết thúc số phận của mình. Chi tiết này trong phim có nhiều sự thay đổi: Đêm đó,
khi James vào được quả đào và cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa cậu với những người bạn
mới đang diễn ra thì anh Rết do ham ăn đã gặm vào ćng quả đào khiến quả đào lìa
khỏi cành và lăn đi ngay trong đêm, thế là họ lên đường một cách bất đắc dĩ.
Chính vì thế mà trong phim còn xuất hiện một chi tiết mới là hai người cô khi
thấy James đi nhặt rác quá lâu trong đêm tới đã đi tìm và trơng thấy quả đào lăn xuống.
Họ hốt hoảng leo lên ô tô định bỏ trốn nhưng không kịp, chiếc xe bị quả đào lăn trúng
và cán dẹp. Tuy nhiên, hai người cô không bị thương và chỉ thét lên phẫn nộ khi thấy
quả đào đang giúp mình kiếm bộn tiền lăn đi mất. Việc thay đổi tình tiết này trong
phim có lẽ phần lớn xuất phát từ việc đối tượng khán giả mà bộ phim chủ yếu hướng
đến là trẻ em. Nếu như truyện sử dụng chất liệu là ngôn từ cho phép người đọc có thể
thỏa sức tưởng tượng thì hình ảnh hai người cơ độc ác bị cán dẹp có thể linh hoạt tùy
theo sự tưởng tượng của mỗi người. Ngược lại, với một bộ phim có chất liệu chính là
hình ảnh và âm thanh, việc để trẻ em chứng kiến những cảnh quay như thế sẽ ảnh
hưởng ít nhiều đến tâm lý ngây ngô của chúng. Hơn nữa, với một bộ phim chuyển thể
dành cho thiếu nhi, việc sử dụng hình ảnh khơng hợp lý sẽ dẫn đến phản ứng tiêu cực
của một sớ bộ phận người xem. Vì vậy, để mang đến hiệu quả tích cực hơn, đạo diễn

đã rất đúng đắn khi cho thay đổi tình tiết đó trong trụn thành cảnh hai người cơ đi
tìm James, chứng tỏ họ không quá xấu xa và mặc kệ sự nguy hiểm của cậu bé trong
đêm tới. Theo tính chất bắc cầu mà ở chi tiết kế tiếp trong phim, hai người cô cũng
không phải kết thúc cuộc sống của mình một cách thê thảm trước sức lăn mạnh mẽ của
quả đào.
Nếu chú ý kĩ, đạo diễn Henry Selick đã lược bỏ đi một chi tiết khá thú vị có
trong tác phẩm văn học, đó là anh Rết trong phim khơng hề địi cởi giày. Trong trụn,
Rết cực kì quan tâm đến những đơi giày trên mớ chân của mình, thậm chí cịn nhờ
James cởi giúp 42 chiếc giày trên chân mình trước khi đi ngủ và buộc lại giày vào sáng
hơm sau. Khi rơi x́ng nước, anh cịn quan tâm đến việc bị hư những đơi giày của
mình hơn là việc có thể sớng sót hay khơng. Việc phim lược bỏ chi tiết này có thể cho
rằng điều đó không cần thiết và không ảnh hưởng đến nội dung chính, đồng thời tạo sự
tương thích với tạo hình nhân vật anh Rết trên màn ảnh đã được giản lược số lượng
chân đi. Không thể phủ nhận chi tiết trong truyện này thật sự thú vị và hài hước. Cuộc
cãi vã xoay quanh việc Rết có bao nhiêu cái chân và anh liên tục đòi James cởi giày ra
rồi lại buộc giày vào với từng ấy chân khiến người đọc khơng khỏi bật cười. Những
tình tiết ngun bản này giúp cho người đọc có thêm những góc nhìn mới lạ về thế
Trang 17


giới động vật - một thế giới đầy bí hiểm nhưng thú vị và hấp dẫn mà tuổi thơ ai cũng
đã từng một lần muốn chạm chân vào.

4.3.3. Hành trình phiêu lưu của James và những người bạn côn trùng
Khi quả đào lăn xuống biển và đối diện với nguy hiểm cận kề từ bầy cá mập,
đạo diễn đã thay đổi tình tiết trong nguyên tác từ việc thực hiện hóa ý tưởng bắt những
con mịng biển kéo quả đào bay lên của James. Trước hết, trong tác phẩm truyện
James và quả đào khổng lồ của Roald Dahl, từng sợi dây của chị Nhện và chị Tằm sẽ
được James quăng lên để tròng vào cổ từng con mòng biển cho đến con thứ năm trăm
lẻ hai thì quả đào bay lên khỏi mặt biển, thoát khỏi những hàm răng sắc nhọn của cá

mập. Cũng thực hiện hóa ý tưởng của James, nhưng trên màn ảnh, đạo diễn Roald
Dahl đã đẩy nhanh tiến độ hơn bằng việc cho James dùng chiếc lưới được đan bởi chị
Nhện chỉ trong một lần đã quăng bắt trọn cả bầy mịng biển x́ng, sau đó mọi người
phụ nhau buộc dây vào cổ từng con. Khi quả đào đã thật sự bay lên thì ở dưới biển, cá
mập sắt chỉa súng và nhắm về hướng quả đào mà bắn, cú bắn đã làm đứt đi sợi dây ở
cổ của bớn con mịng biển. Thế nhưng, James đã kịp thời bắt lấy dây của chúng và
buộc lại vào ćng quả đào. Ćng quả đào trong phim đóng vai trị như một cơng cụ
chuyển hướng - một chi tiết khá đặc sắc mà trụn khơng có. Đạo diễn đã xây dựng bộ
phim theo thể loại hoạt hình, điều này đã phần nào dẫn đến sự thay đổi chi tiết truyện
cho phù hợp.
Một phát hiện cũng khá thú vị ở bản phim mà chúng ta cần chú ý đến đó là chi
tiết đàn cá mập được đạo diễn thay thế thành con cá mập sắt. Sở dĩ nội dung phim có
sự thay thế thú vị này là do bới cảnh kinh tế xã hội của nước Mỹ lúc bấy giờ. Trong
những năm thế kỉ XX trên thế giới, sau sự tan rã của Liên Xô, nước Mỹ trở thành siêu
cường duy nhất cịn lại trên thế giới với trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển vượt
bậc, là quốc gia đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên nhiều lĩnh vực như nông nghiệp,
công nghiệp, vũ trụ và các loại vũ khí đặc biệt. Chi tiết cá mập sắt như một bức thông
điệp về thành tựu to lớn mà nước Mỹ đã có được, một niềm tự hào mà đạo diễn muốn
truyền tải trong bộ phim tâm huyết - đứa con tinh thần của mình. Hơn nữa, do dung
lượng giữa văn bản và điện ảnh vốn đã khác nhau nên thay vì thỏa sức sáng tạo, đạo
diễn đã chọn lọc những tình tiết đặc sắc và xây dựng chuyến phiêu lưu theo một góc
nhìn đa dạng, mới mẻ hơn nhưng cũng khơng kém phần kịch tính.
Trong tác phẩm, trên đoạn đường lênh đênh giữa bầu trời, cuộc trò chụn về
lợi và hại của các lồi cơn trùng diễn ra vơ cùng náo nhiệt: Châu Chấu có tài chơi
nhạc, Giun Đất giúp bác nông dân làm cho đất màu mỡ, những điều đặc biệt trên cánh
Bọ Rùa,.... Thế nhưng, trong lúc cao hứng, do nhảy nhót quá trớn nên Rết “lùi quá đà
Trang 18


xuống tới bờ cong của mép trái đào và từ đó anh ta cứ tụt dần dần xuống” và rồi “rơi

xuống như chim bị đạn”. Không hề nao núng và nghĩ ngợi lâu, James đã dũng cảm nhờ
chị Tằm se giúp sợi tơ và mặc kệ nguy hiểm lao xuống cứu Rết, thậm chí cậu cịn bơi
giữa Đại Tây Dương bao la để vớt Rết với những đôi giày ướt sũng lên. Trái lại, chi
tiết này khơng có cơ hội được đưa lên phim mà thay vào đó, đồn làm phim đã sửa đổi
kịch bản thành cảnh chú Rết chủ động nhảy xuống hố băng lạnh giá, bơi đến một chiếc
tàu cũ bị đắm dưới đáy hớ để tìm la bàn với mong ḿn giúp đỡ mọi người thốt khỏi
vùng đất giá lạnh trước mắt. Trong khi đó, bên trên tảng băng, James và chị Nhện đã
quyết định cùng nhau nhảy xuống để giải cứu anh Rết. May mắn thay, hai người
x́ng vừa kịp lúc cứu Rết thốt khỏi nguy hiểm, nhưng Rết vẫn quyết tâm tìm cho
được la bàn để giúp mọi người. Trên quả đào, thấy chỉ có James và Nhện quay trở lại,
mọi người cứ tưởng Rết không qua khỏi nên vô cùng đau buồn. Nhưng bất ngờ thay,
lúc này đây Rết lại bình an quay trở lên cùng với chiếc la bàn trong sự reo hò của mọi
người. Bộ phim đã thành công khắc họa nổi bật lên được tình bạn thắm thiết giữa
những sinh vật khơng cùng giớng lồi. Họ khơng màng nguy hiểm để cứu lấy bạn bè
mặc dù bình thường chị Nhện vẫn hay nói mình khơng thích Rết. Phân cảnh các nhân
vật đều đau lịng, khóc thương khi tưởng Rết khơng qua khỏi đã chứng tỏ sự đoàn kết
và lương thiện của họ vẫn ln thường trực, và tình bạn là thứ tình cảm cao đẹp đáng
trân trọng trong cuộc đời mỗi người. Đây là một trong những bài học quý giá mà ở bất
kì phiên bản nào của câu chuyện cũng mong muốn truyền tải đến mọi người, nhất là
trong công tác giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ thơ.
Rết x́ng lịng biển sâu để tìm la bàn, sau đó James và Nhện cũng x́ng theo
để cứu Rết, chính lúc này đây cả ba đã có xảy ra đụng độ với cướp biển. Chi tiết này
khiến người xem không khỏi cảm thấy thú vị, hồi hộp và có đơi chút quen thuộc khi
xem những bộ phim phiêu lưu do Mỹ sản xuất. Bởi vì ảnh hưởng từ yếu tớ địa lý, văn
hóa nên từ những ngày đầu độc lập và xây dựng nền kinh tế, nước Mỹ đã luôn gắn với
biển và lúc nào cũng trong tư thế đối đầu với những hiểm họa cướp biển Barbary ở
vùng Địa Trung Hải. Có thể nói cướp biển đã trở thành một trong những nét đặc trưng
của điện ảnh Mỹ. Vậy nên đạo diễn Henry Selick mới chọn lọc và đưa vào phim
những chất liệu, tình tiết thể hiện văn hóa q́c gia của nước Mỹ - một đất nước có q
trình hình thành và phát triển gắn liền với biển cả.

Khó khăn tiếp theo trong bản truyện của tác phẩm là nhóm bạn James phải
đương đầu với người Mây. Vì một phút đùa vui mà Rết đã chọc giận những người
Mây đang chăm chỉ làm việc nên bị họ rượt đuổi và phải chịu những trận mưa đá đầy
hung hãn. Tiếp đến, họ lại vô ý làm vỡ đôi cầu vồng mà những người Mây khác đang
xây và một lần nữa vơ tình chọc tức người Mây để rồi cả bọn lâm vào tình cảnh bị rượt
đuổi và chọi ném tới tấp. Vừa thốt được những người Mây tức giận thì họ lại gặp phải
Trang 19


một trận đại hồng thủy. Tuy nhiên, nhân vật người Mây khi vào bản phim đã bị lược
bỏ hoàn toàn. Đạo diễn thay thế thử thách cuối cùng của James và nhóm bạn bằng
cuộc đụng độ với con tê giác bão tố. Khung cảnh New York hoa lệ dần hiện lên trước
mắt và tất cả chuẩn bị để đáp xuống thì bất ngờ một con tê giác trong đám mây khổng
lồ xuất hiện. Trận cuồng phong từ tê giác mây thổi đến làm rớt mất la bàn và thay đổi
hướng bay của quả đào. Trước tình hình đó, James đã bảo các bạn trèo lên cuống đào
và giữ lấy chặt những sợi dây buộc mòng biển. Còn bản thân James thì ở lại và đương
đầu với tê giác bão tớ. Chi tiết này hồn tồn khơng có trong cớt trụn gớc mà chỉ có
trong phim.
Để lý giải vì sao có chi tiết này thì trước tiên, khán giả hãy nhớ lại hồn cảnh
của nhân vật chính. Bớ mẹ James bị một con tê giác tấn cơng, chính nó đã cướp đi mái
ấm hạnh phúc của cậu bé, đẩy cậu vào cảnh tội nghiệp khi phải sống với hai người cô
độc ác. Có thể nói, tê giác chính là nỗi ám ảnh cứ mãi buộc chặt trong lòng James.
Trong nguyên tác của Roald Dahl, mãi đến khi kết thúc tác phẩm nhưng nút thắt này
vẫn chưa được ông giải quyết triệt để. Vì vậy, ngay từ đầu, đạo diễn Henry Selick đã
rất chú ý đến điểm này và cũng là lý do tại sao bản chuyển thể có thêm chi tiết tê giác
bão tổ xuất hiện. Khi đối diện với nỗi ác mộng bao đêm của mình, James đã nhìn
thẳng vào nó và hơ lớn: “Nó đã lấy đi bố mẹ cháu, nó khơng thể lấy đi bạn cháu” và
“Ta khơng sợ mi”. Hai câu nói này đã chứng minh rằng James hoàn toàn vượt qua
được nỗi sợ của bản thân, cậu bé có thể đới diện với kẻ thù cướp đi tính mạng của bớ
mẹ mình, đới diện với nút thắt sâu thẳm trong lòng. Và điều tiếp thêm sức mạnh cũng

như lịng dũng cảm cho James chính là những người bạn đồng hành. Vì bảo vệ bạn bè
đã giúp James trở nên can đảm hơn bao giờ hết. Đây có thể xem là một dụng ý tài tình,
sáng tạo và giàu tính nhân văn của đạo diễn bộ phim.
Thêm một điểm cần chú ý ở chi tiết tê giác bão tớ là khi James đới đầu với nó,
cậu đã hét lên: “Mi không phải là con tê giác thật. Mi chỉ chứa đầy khói và tiếng ồn!
Ta khơng sợ mi!”. Có lẽ Henry Selick khơng chỉ đơn giản là thay đổi tình tiết cớt
trụn để khắc họa nét tính cách của nhân vật James mà ơng cịn khéo léo lồng ghép
thực trạng đáng báo động của xã hội hiện đại vào trong sản phẩm điện ảnh của mình.
Khói và tiếng ồn chính là ẩn dụ cho hiện trạng khoa học - kĩ thuật phát triển kéo theo
những hệ luỵ là ơ nhiễm mơi trường, ơ nhiễm khơng khí, qua đó cũng gián tiếp cướp
đi mơi trường sớng xanh sạch của con người. Bố mẹ James đã ra đi dưới sự tấn cơng
của tê giác chính là hồi chng cảnh báo thực trạng ơ nhiễm sớm muộn gì cũng sẽ lấy
đi nguồn sớng của lồi người.

Trang 20



×