Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn cẩm tú (hoya sp ) vụ thu đông năm 2020 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 76 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
-----------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA TẬP
ĐỒN CẨM CÙ (Hoya sp.) VỤ THU ĐƠNG NĂM 2020
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI.

Ngƣời thực hiện

: NGUYỄN THỊ VÂN VÂN

Lớp

: K62-KHCTA

Mã sinh viên

: 621721

Ngƣời hƣớng dẫn

: ThS. NGUYỄN HỮU CƢỜNG

Bộ môn

: THỰC VẬT


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa hề đƣợc
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày... tháng... năm...
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Để tiến hành thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Khoa
học cây trồng với đề tài:“Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đồn Cẩm
cù (Hoya sp.) vụ Thu Đơng năm 2020 tại Gia Lâm, Hà Nội”.Ngoài sự chăm chỉ,
cố gắng, nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình
của các thầy, cơ giáo, bạn bè và gia đình.
Trƣớc hết tơi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô
trong khoa Nông học, đặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Thực vật đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ và có nhiều chia sẻ, hƣớng dẫn q báu giúp tơi xây dựng và
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Hữu Cƣờng đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho tơi,
ln quan tâm, kiểm tra, để tơi có thể hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.

Qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên của Bộ môn
Thực vật đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu và tạo nhiều điều
kiện tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã sát
cánh, động viên giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Với kiến thức còn hạn hẹp, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn chƣa cao
nên trong q trình xây dựng luận văn khơng tránh khỏi sai sót. Tơi rất mong
nhận đƣợc những ý kiến, đóng góp của q thầy cơ. Cuối cùng, tơi xin kính
chúc q thầy cơ cùng gia đình, bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày... tháng... năm...
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Vân
ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP .....................................................................ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 3

2.1. Giới thiệu chung về Cẩm cù ..................................................................................... 3
2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố ................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây Cẩm cù ................................................................ 5
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây Cẩm cù ............................................................................ 7
2.2.1. Đất và dinh dƣỡng ................................................................................................. 7
2.2.2. Nƣớc ...................................................................................................................... 7
2.2.3. Nhiệt độ và độ ẩm.................................................................................................. 7
2.2.4. Ánh sáng ................................................................................................................ 8
2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Cẩm cù ........................................................... 8
2.3.1. Kỹ thuật trồng ........................................................................................................ 8
2.3.2. Nhân giống ............................................................................................................ 8
2.3.3. Chăm sóc ............................................................................................................. 14
2.4. Sâu bênh hại và biện pháp phòng trừ ..................................................................... 14
2.4.1. Sâu hại ................................................................................................................. 14
2.4.2. Bệnh hại ............................................................................................................... 14
2.5. Giá trị cây Cẩm cù, tình hình sử dụng và tiêu thụ Cẩm cù .................................... 15
2.5.1. Giá trị cây Cẩm cù ............................................................................................... 15

iii


2.6. Đặc điểm các mẫu giống Cẩm cù nghiên cứu ........................................................ 17
2.6.1. Mẫu giống Cẩm cù Hoya buotii .......................................................................... 17
2.6.2. Mẫu giống Cẩm cù Hoya kerrii (Cẩm cù trái tim) .............................................. 17
2.6.3. Mẫu giống Cẩm cù Hoya pubicaly x pink silver ................................................. 18
2.6.4. Mẫu giống Cẩm cù Hoya red buttons ................................................................. 18
2.6.5. Mẫu giống Cẩm cù Hoya villosa ......................................................................... 19
2.6.6. Mẫu giống Cẩm cù Hoya fungii pink (Hoya fungii) ............................................ 19
2.6.7. Mẫu giống Cẩm cù Hoya globulosa .................................................................... 20
2.6.8. Mẫu giống Cẩm cù H. pubicaly x RHP (Royal Hawaiian Purple) ..................... 20

2.6.9. Mẫu giống Cẩm cù Hoya mindorensis red star .................................................. 21
2.6.10. Mẫu giống Cẩm cù Hoya obovata ..................................................................... 22
2.6.11. Mẫu giống Cẩm cù Hoya erythrina .................................................................. 22
2.6.12. Mẫu giống Cẩm cù ký sinh Hoya parasitica ..................................................... 23
2.6.13. Mẫu giống Cẩm cù Hoya australis .................................................................... 24
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 25
3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 25
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 25
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 26
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và theo dõi các chỉ tiêu .................................................. 26
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 32
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 33
4.1. Đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống Cẩm cù nghiên cứu .......................... 33
4.1.1. Đặc điểm thân ...................................................................................................... 33
4.1.2. Đặc điểm lá .......................................................................................................... 35
4.1.3. Đặc điểm hoa ....................................................................................................... 40
4.2. Đánh giá sự sinh trƣởng và phát triển của một số mẫu giống Cẩm cù nhân giống
vơ tính bằng phƣơng pháp giâm cành vụ Thu Đông năm 2020 tại Gia Lâm – Hà Nội 45
4.2.1. Tỷ lệ sống khi nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành ................................... 45

iv


4.2.2. Động thái tăng trƣởng bộ rễ cây giâm cành ........................................................ 46
4.2.3. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây giâm cành ................................................. 49
4.2.4. Động thái ra hoa trên cây giâm cành ................................................................... 50
4.3. Sâu, bệnh hại và cách phòng trừ ............................................................................. 51
4.3.1. Sâu hại ................................................................................................................. 51

4.3.2. Bệnh hại ............................................................................................................... 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 61
5.1. Kết luận................................................................................................................... 61
5.1.1. Đặc điểm nơng sinh học của tập đồn Cẩm cù.................................................... 61
5.1.2. Đánh giá sinh trƣởng và phát triển của mẫu giống giâm cành ............................ 61
5.1.3. Sâu bệnh hại Cẩm cù vụ Thu Đông năm 2020 .................................................... 62
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 63

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tên khoa học mẫu giống loài Cẩm cù tại vƣờn tập đồn......................... 25

Bảng 3.2.

Sơ đồ bố trí các giống lồi Cẩm cù trong thí nghiệm 1 ........................... 27

Bảng 3.3.

Sơ đồ bố trí các giống lồi Cẩm cù trong thí nghiệm 2 ........................... 29

Bảng 4.1.

Đặc điểm hình thái và kích thƣớc thân của các mẫu giống Cẩm cù
nghiên cứu ................................................................................................ 33


Bảng 4.2.

Đặc điểm hình thái lá của các mẫu giống Cẩm cù nghiên cứu. ............... 35

Bảng 4.3.

Kích thƣớc lá và cuống lá của các mẫu giống Cẩm cù nghiên cứu ......... 36

Bảng 4.4.

Đặc điểm hình thái hoa của các mẫu giống Cẩm cù nghiên cứu. ............ 40

Bảng 4.5.

Số lƣợng và kích thƣớc hoa, cuống hoa của các mẫu giống Cẩm cù
nghiên cứu. ............................................................................................... 41

Bảng 4.6.

Độ bền hoa Cẩm cù trong vụ Thu Đông năm 2020 ................................. 44

Bảng 4.7.

Tỉ lệ sống của 6 mẫu giống Cẩm cù đƣợc nhân giống bằng phƣơng
pháp giâm cành trong vụ Thu Đông năm 2020 ........................................ 46

Bảng 4.8.

Ngày xuất hiện callus trên các cành giâm của mẫu giống Cẩm cù

nghiên cứu vụ Thu Đông năm 2020 ......................................................... 46

Bảng 4.9.

Chiều dài rễ lớn nhất trên các cây giâm cành của mẫu giống Cẩm cù
nghiên cứu sau 12 tuần vụ Thu Đông năm 2020 ..................................... 47

Bảng 4.10. Trung bình chiều cao cây giâm cành của mẫu giống Cẩm cù nghiên
cứu sau 12 tuần vụ Thu Đông năm 2020 ................................................. 49

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quả của cây hoa Cẩm cù ................................................................................. 9
Hình 2.2. Hạt của cây hoa Cẩm cù .................................................................................. 9
Hình 2.3. Cây con Cẩm cù đƣợc ƣơm gieo từ hạt ......................................................... 10
Hình 2.4. Nhân giống Cẩm cù từ giâm cành hoặc lá trên giá thể.................................. 11
Hình 2.5. Nhân giống Cẩm cù từ giâm cành cắm vào nƣớc.......................................... 12
Hình 2.6. Vi nhân giống Cẩm cù Hoya wightii ssp. palniensis. .................................... 13
Hình 2.7. Cẩm cù Hoya buotii ....................................................................................... 17
Hình 2.8. Cẩm cù Hoya kerrii ....................................................................................... 17
Hình 2.9. Cẩm cù Hoya pubicalyx pink silver ............................................................... 18
Hình 2.10. Cẩm cù Hoya red buttons ............................................................................ 19
Hình 2.11. Cẩm cù Hoya villosa ................................................................................... 19
Hình 2.12. Cẩm cù H. fungii pink .................................................................................. 20
Hình 2.13. Cẩm cù Hoya globulosa .............................................................................. 20
Hình 2.14. Cẩm cù H. pubicalyx RHP (Royal Hawaiian Purple) ................................. 21
Hình 2.15. Cẩm cù Hoya mindorensis red star ............................................................. 22
Hình 2.16. Cẩm cù Hoya obovata ................................................................................. 22

Hình 2.17. Cẩm cù Hoya erythrina ............................................................................... 23
Hình 2.18. Cẩm cù ký sinh Hoya parasitica ................................................................. 23
Hình 2.19. Cẩm cù Hoya australis ................................................................................ 24
Hình 3.1. Tập đồn cẩm cù vụ Thu Đông 2020 tại Gia Lâm – Hà Nội ........................ 26
Hình 3.2. Sinh viên thực hiện cắt cành giâm ................................................................. 29
Hình 3.3. Nguyên liệu làm giá thể giâm cành ............................................................... 30
Hình 3.4. Trộn giá thể giâm cành .................................................................................. 30
Hình 3.5. Bầu cây giâm cành......................................................................................... 30
Hình 3.6. Cành giâm ngâm trong Ridomil Gold và kích rễ .......................................... 31
Hình 3.7. Bầu giâm cành thí nghiệm tại nhà lƣới.......................................................... 31
Hình 4.1. Độ dài lóng trung bình của các mẫu giống nghiên cứu. ................................ 34
Hình 4.2. Hình thái lá của các mẫu giống lồi Cẩm cù tại vƣờn tập đồn vụ Thu Đơng
năm 2020 ....................................................................................................................... 39

vii


Hình 4.3. Hoa của mẫu giống Cẩm cù trong nghiên cứu .............................................. 42
Hình 4.4. Quá trình hình thành nụ và nở hoa của Cẩm cù Hoya mindoresis red star vụ
Thu Đơng năm 2020 ...................................................................................................... 43
Hình 4.5. Độ bền một hoa Cẩm cù trong vụ Thu Đơng năm 2020 ............................... 44
Hình 4.6. Những bông hoa Cẩm cù Hoya buotii nở không đồng đều trên một cụm hoa
....................................................................................................................................... 45
Hình 4.7. Callus xuất hiện trên mẫu giống Hoya parasitica và hình thành rễ mới....... 47
Hình 4.8. Chiều dài rễ lớn nhất trên các cây giâm cành sau 12 tuần ............................ 48
Hình 4.9. Bộ rễ của cành giâm các mẫu giống Cẩm cù nghiên cứu sau 12 tuần vụ Thu
Đơng năm 2020 ............................................................................................................. 48
Hình 4.10. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây giâm cành sau 12 tuần vụ Thu Đơng
năm 2020 ....................................................................................................................... 49
Hình 4.11. Cụm nụ hoa Cẩm cù Hoya australis vụ Thu Đông 2020 ............................ 50

Hình 4.12. Cụm nụ hoa Cẩm cù Hoya parasitica vụ Thu Đơng 2020 .......................... 50
Hình 4.13. Rệp muội gây hại lá non và nụ hoa ở Cẩm cù Hoya buotii ......................... 51
Hình 4.14. Ĩc sên gây hại trên phiến lá Cẩm cù ........................................................... 52
Hình 4.15. Rệp vảy hại thân và cuống lá Cẩm cù Hoya fungii pink ............................. 54
Hình 4.16. Bệnh đốm lá nâu ở Cẩm cù Hoya pubicalyx RHP ...................................... 56
Hình 4.17. Bệnh thối nhũn lá ở Cẩm cù Hoya parasitica và Hoya obovata ................. 56
Hình 4.18. Nấm xâm nhập lá Cẩm cù Hoya villosa từ vết chích hút của cơn trùng ..... 58
Hình 4.19. Thân và rễ của Cẩm cù Hoya obovata và Hoya erythrina bị nứt và thối
hỏng ............................................................................................................................... 59

viii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chúng tơi thực hiện đề tài “Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đồn
Cẩm cù (Hoya sp.) vụ Thu Đơng năm 2020 tại Gia Lâm, Hà Nội” với mục
đích tìm hiểu, mơ tả đƣợc đặc điểm thực vật học của từng mẫu giống và đánh
giá đƣợc sự sinh trƣởng và phát triển của cây con khi nhân giống vơ tính bằng
phƣơng pháp giâm cành tại Gia Lâm – Hà Nội.
Phƣơng pháp nghiên cứu: tiến hành 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm thực vật học của tập đoàn Cẩm cù tại Gia
Lâm - Hà Nội.
Thí nghiệm 2: Đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển của một số mẫu giống
Cẩm cù nhân giống vơ tính bằng phƣơng pháp giâm cành vụ thu đơng năm 2020
tại Gia Lâm- Hà Nội.
Thí nghiệm bố trí kiểu khối tuần tự không lặp lại, đo đếm các chỉ tiêu sinh
trƣởng và quan sát động thái tăng trƣởng của cây giâm.
Kết luận:
Các mẫu giống Cẩm cù đều có dạng thân leo, thân màu xám chiếm chủ yếu.
Có 6/13 mẫu giống có lớp sáp bao phủ ngồi thân, có 8/13 mẫu giống có rễ phụ

mọc ra ở thân cây. Đƣờng kính thân từ 0,32 – 1,27 cm. Chiều dài lóng thân từ
6,5 – 14,1 cm. Cẩm cù có lá đơn, mọc đối, có hình dạng khá đa dạng, phiến lá
hình trứng đến bầu dục là chủ yếu, dạng đầu lá nhọn là chiếm chủ yếu (chiếm
8/13), dạng gốc lá hình trịn là chiếm chủ yếu (chiếm 5/13). 11/13 mẫu giống có
hệ gân lơng chim, 2/15 mẫu giống có hệ gân chân vịt. Màu lá xanh đậm là chủ
yếu. Chiều dài lá từ 5,88 – 9,95 cm, chiều rộng lá từ 2,99 – 7,58 cm, độ dày lá từ
0,1 – 0,2 cm. Đa số có cuống lá màu xanh, dài từ 0,86 – 1,85 cm. Dạng hoa đều
là cụm xim - tán, các mẫu giống có màu sắc hoa khác nhau và khá đa dạng. Màu
sắc ở cuống hoa và màu sắc ở đài hoa tƣơng đối giống nhau ở các mẫu giống.
Đƣờng kính cụm hoa từ 5,65 – 7,9 cm. Đƣờng kính của 1 hoa dao động từ 0,73
ix


– 1,62 cm. Độ bền của hoa từ 7 - 12 ngày, độ bền của cụm hoa từ 9 -14 ngày.
Các mẫu giống giâm cành Cẩm cù đều sinh trƣởng và phát triển ổn định, sau
4 tuần đầu tỷ lệ sống của cây dao động từ 60-100%. Chỉ sau 14 ngày đã có mẫu
giống xuất hiện callus đầu tiên và hình thành bộ rễ. Trung bình chiều dài rễ lớn
nhất tại các mẫu giống giâm cành dao động từ 1,37 – 4,26 cm sau 12 tuần. Chiều
cao cây tăng trƣởng tƣơng đối chậm qua các tuần theo dõi, hầu hết các mẫu
giống Cẩm cù đều có động thái chiều cao sau 9 tuần chăm sóc. Sau 12 tuần
chiều cao cây trung bình dao động từ 2,1 – 10,72 cm. Trong thời gian giâm cành
có 2 mẫu giống xuất hiện hoa đó là giống Hoya parasitica và Hoya australis.
Vào vụ Thu Đông, cây Cẩm cù thƣờng gặp phải các sâu bệnh hại nhƣ: Rệp
vừng, ốc sên, rệp vảy, bệnh đốm lá nâu, bệnh thối nhũn lá, bệnh thủng lá do nấm
trên vết cơn trùng chích hút, bệnh nứt rễ thối thân,... gây ảnh hƣởng xấu đến sinh
trƣởng, phát triển và thẩm mỹ của cây. Cần phát hiện kịp thời và có phƣơng án
phòng trừ phù hợp để bảo vệ cây bị không bị hƣ hại.

x



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với cuộc sống hiện đại, ngày càng thiếu cây xanh, thiên nhiên ngày càng
thu hẹp lại. Đơ thị hóa làm mơi trƣờng ô nhiễm, càng khiến con ngƣời muốn gần
gũi với thiên nhiên hơn. Trong các thiết kế nội thất hiện nay, nhiều gia đình
thƣờng hƣớng đến việc thiết kế thêm khơng gian xanh, có thêm cây xanh, chậu
hoa trong nhà sẽ giúp cho không gian nhà đẹp hơn, lọc không khí, giúp cho sức
khỏe con ngƣời tốt hơn,... khơng chỉ mang lại giá trị về tinh thần, hoa cây cảnh
còn có giá trị to lớn về mặt kinh tế, sản xuất hoa cây cảnh trở thành nghề sản
xuất kinh doanh mang lại thu nhập cao cho ngƣời dân.
Cây hoa Cẩm cù (Hoya sp.) hay còn gọi là lan cẩm cù, lan sáp, lan cầu lông,
lan anh đào,... thuộc chi Hoya, họ Trúc đào (Apocynaceae). Cẩm cù có lá và hoa
rất đặc thù, hoa nở nhiều thành từng chùm khác nhau, màu sắc thanh nhã, có
mùi thơm nhẹ nhàng, cây dạng thân leo. Nhiều ngƣời bị thu hút bởi hoa Cẩm cù
vì hoa của họ có thể thay đổi giữa các lồi và đơi khi khác nhau về màu sắc
trong cùng một loài với nhiều hƣơng thơm khác nhau. Trong một số trƣờng hợp,
cây Cẩm cù khó có thể phân biệt đƣợc với nhau trừ khi chúng đang nở hoa,
nhƣng đối với những ngƣời sƣu tầm và quan tâm đến loài hoa này thì sự biến đổi
nhỏ về hình thái lá giữa các lồi và thậm chí trong cùng một lồi cũng có thể
đƣợc phát hiện.
Cẩm cù có tiềm năng trở thành một loại cây trang trí nhà cực kỳ phổ biến vì
những chùm hoa xinh xắn và màu sắc lá rất đặc thù của chúng. Nhiều loại có
mùi thơm, màu sắc đa dạng với nhiều hình dáng khác nhau. Lý do thứ hai khiến
Cẩm cù khá phổ biến nhƣ một loại cây trồng trong nhà là chúng tƣơng đối dễ
trồng từ cành giâm. Hầu hết chỉ cần một hoặc hai đốt thân và một lá để cây mọc
rễ. Một số loại cây có chất diệp lục trong thân, thậm chí có thể khơng cần lá,
một đốt thân cũng bén rễ và phát triển bình thƣờng.

1



Những năm gần đây, nhu cầu thƣởng thức hoa Cẩm cù ngày càng tinh tế,
ngƣời chơi đòi hỏi đa dạng về đặc điểm của nhiều giống khác nhau nhƣ kiểu lá,
màu sắc hoa…Vì vậy, cần phải có nghiên cứu đánh giá đặc điểm của các giống
Cẩm cù khác nhau để phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, tăng giá trị kinh
tế của lồi cây này.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá đặc điểm
nơng sinh học của tập đồn cẩm cù (Hoya sp.) vụ Thu Đông năm 2020 tại
Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá đặc điểm thực vật học của tâp đoàn Cẩm cù tại Gia Lâm- Hà
Nội.
- Đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển của một số mẫu giống Cẩm cù nhân
giống vơ tính bằng phƣơng pháp giâm cành vụ Thu Đông năm 2020 tại Gia
Lâm- Hà Nội.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu, mơ tả đƣợc đặc điểm thực vật học của từng mẫu giống.
- Đánh giá đƣợc sự sinh trƣởng và phát triển của cây con khi nhân giống vơ
tính bằng phƣơng pháp giâm cành.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung đánh giá đặc điểm sinh trƣờng, phát triển của tập đoàn
Cẩm cù vụ Thu Đông năm 2020 tại Gia Lâm- Hà Nội.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về Cẩm cù

2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố
a) Vị trí phân loại
Chi Hoya thuộc phân họ Thiên lý (Asclepiadoideae), Họ Trúc đào
(Apocynaceae), Bộ Long đởm (Gentianales), phân lớp Cúc (Asterids), lớp Thực
vật hai lá mầm (Eudicots). Cẩm cù (Hoya sp.) là tên của các loài, các giống
thuộc chi Hoya, là loại cây nhiệt đới hiện bao gồm khoảng gần 200 - 300 lồi
khác nhau đƣợc tìm thấy và phân loại cho đến nay. Các loài Cẩm cù đƣợc coi là
lồi bản địa Đơng Á và Australia. Ở Việt Nam có ít nhất 27 lồi đã đƣợc phát
hiện. Tên thƣờng gọi của loài thực vật này trong tiếng Việt đƣợc biết tới là Cẩm
cù, Lan sao…; trong Tiếng Anh là waxplant, waxvine, waxflower, porcelain
flower… (hoa sáp, hoa sứ…) hay đơn giản hơn là Hoya (Cẩm cù). (The Ribbon
café, 2010).
b) Nguồn gốc
Từ Hoya, tên Tiếng Anh của loài thực vật này đƣợc nhà thực vật học Robert
Brown đặt tên để bày tỏ lịng trân trọng với những đóng góp của bạn ông – nhà
thực vật học Thomas Hoy. (The Ribbon café, 2010).
Cẩm cù (Hoya) có nguồn gốc tự nhiên ở những vùng nhiệt đới trên thế giới
và đƣợc tìm thấy sinh trƣởng hoang dã nhiều nhất tại vùng Đông Nam Á. Khu
vực tìm thấy Cẩm cù (Hoya) trải dài từ miền Đông Ấn Độ tới miền Nam Trung
Hoa hƣớng xuống phía Nam bán cầu tới phổ biến ở miền bắc Úc Châu và quần
đảo Polynesia.
Hiện nay, chƣa có thống kê chính xác có bao nhiêu lồi nhƣng ƣớc tính
có khoảng từ 200-300 loài. Lý do cho sự dao động lớn này do có sự khơng thống
nhất liên quan đến tên gọi từng loài. Suốt 200 năm kể từ khi loài đầu tiên đƣợc
đặt tên là Hoya carnosa, nhiều loài cũng đã đƣợc ghi nhận và đặt tên khác nhau.
3


Do đó, một lồi có thể có tới 2 tên hoặc hơn, với trƣờng hợp này thì tên nào
đƣợc đặt trƣớc sẽ đƣợc cơng nhận chính thức. Nhiều lồi vẫn đang tiếp tục đƣợc

phát hiện, loài mới hoàn toàn hoặc loài đƣợc ‘lai tạo’ từ loài đã đƣợc ghi nhận.
(Trần Linh, 2017).
c) Phân bố
Loài Hoya đầu tiên đƣợc ghi vào chi này vào năm 1810. Sau đó đƣợc phát
hiện ở nhiều nơi tập trung ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của khu vực giữa
châu Á và Úc (Lamb và Rodda, 2016). Khu vực phân bố tự nhiên của Hoya từ
Ấn Độ ở phía tây đến Samoa và Fiji Quần đảo ở phía đơng, và từ miền nam
Nhật Bản và Trung Quốc ở phía bắc đến đơng bắc Australia ở phía nam.
Indonesia, nằm ở trung tâm của khu vực phân chia giữa tâm lục địa châu Á và
Úc và đại diện cho khu vực lớn nhất có sự phân bố của Hoya với 118 loài đƣợc
ghi nhận (Pelser và cs, 2011). Tính đến năm 2015, đã có hơn 500 tên khoa học
đƣợc cơng bố, tuy nhiên có nhiều sự khác biệt trong nhóm và các lồi mới đang
đƣợc phát hiện thƣờng xuyên. Các nhà chuyên gia sƣu tầm Cẩm cù và các vƣờn
thực vật trên khắp thế giới cho rằng có khoảng 600-700 lồi Cẩm cù Hoya sp.
vẫn chƣa đƣợc ghi tên hoặc chƣa đƣợc đặt tên. Tuy nhiên, Hoya sp. khơng phải
là lồi cây dễ thu thập vì nhiều lồi đang phát triển kí sinh trên ngọn các cây
khác.
Ở Việt Nam, chỉ vài năm gần đây, các nhà khoa học cũng nhƣ ngƣời yêu hoa
mới quan tâm đến Cẩm cù. Những loài mới phát hiện cho khoa học gần đây cho
thấy sự quan tâm đến Cẩm cù ở Việt Nam đang có bƣớc đột phá. Điển hình nhƣ
Cẩm cù Sapa (Hoya sapaensis) phát hiện năm 2011 ở Lào Cai, Cẩm cù lộc
(Hoya lockii) phát hiện ở Thừa Thiên Huế và Cẩm cù cuống dài (Hoya
longipedunculata) phát hiện ở Quảng Nam năm 2012, Cẩm cù thừa thiên huế
(Hoya thuathienhuensis) phát hiện năm 2013 ở Thừa Thiên Huế… Và gần đây
nhất là loài Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae) phát hiện ở vùng cát ven biển từ
Quảng Trị đến Nha Trang. (Trần Linh, 2017).
4


Hiện Việt Nam có ít nhất 27 lồi Cẩm cù mọc tự nhiên, chiếm tỷ lệ khoảng

10% các loài Cẩm cù trên thế giới. Điều này góp phần đƣa Việt Nam trở thành
một trong những trung tâm đa dạng các loài này vào bậc nhất. (Trần Linh,
2017).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây Cẩm cù
Cẩm cù là loại cây lâu năm, thƣờng xanh, thân có hóa gỗ, dạng thân bị hoặc
leo, hiếm khi dạng bụi. Thƣờng sống bì sinh trên các cây gỗ lớn, hoặc trên giá
thể đất hoặc hốc đá, một số là cây bụi nhỏ ký sinh. Có rễ ở các đốt và lóng. Có
cơng bố cho rằng tiến hóa của Chi Hoya có liên quan tới kiến (dẫn theo Rahayu
và cs, 2018). Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của các loài thuộc chi Hoya tại
nơi sống hoang dã ở đảo Belitung, Indonesia đều tìm thấy sự có mặt của kiến ở
bộ rễ của 15/15 lồi Cẩm cù phân bố ở khu vực này (Rahayu và cs, 2018).
Cẩm cù có lá nguyên, mọc đối, đa dạng về kích thƣớc lá, dạng phiến lá, màu
sắc lá, hệ gân lá. Kích thƣớc lá từ 5 x 2-4 cm (Hoya engleriana Hosseus) đến
25x 35 cm (Hoya latifolia G. Don). Hoya coriacea Blume, thậm chí chiều dài lá
lên tới 2 feet tƣơng đƣơng 0,6 m. Hình dạng phiến lá: Có những lồi Cẩm cù có
phiến lá gần nhƣ hình trịn, có lồi có lá hình dải (Hoya linearis Wall. Ex. D.
Don và Hoya teretifolia Griff. Ex Hook. F.). Một loài phổ biến, Hoya shepherdii
Short ex Hook. có những chiếc lá giống nhƣ những chuỗi hạt treo trên cuống.
Biểu bì lá của Cẩm cù Hoya linearis. ex D. Don đƣợc bao phủ bởi lơng mƣợt,
trong khi một số lồi Cẩm củ khác có bề mặt lá mịn và sáng bóng. Một số Cẩm
cù có lá gần nhƣ khơng có vân trong khi những lồi khác có những đƣờng gân
rất dễ thấy có màu nhạt hơn hoặc tối hơn so với phần cịn lại của lá nhƣ ở lồi H.
cinnomomifolia. Ở một số lồi, lá có đốm lốm đốm màu trắng bạc (Hoya
carnosa R. Br., Hoya pubicalyx). Một số Cẩm cù có lá mỏng (Hoya coriacea
Blume); một số dày và mọng nƣớc đến nỗi trông chúng giống xƣơng rồng hơn là
Cẩm cù (Hoya australis ssp. rupicola, Hoya australis ssp. oramicola và Hoya
australis ssp. saniae từ Úc, Hoya pachyclada từ Thái Lan). Hoya kerrii Craib. là
5



một trong những cây Cẩm cù có lá mọng nƣớc nhất, phiến lá hình trái tim
ngƣợc, với khe hở ở chóp lá. Nghiên cứu giải phẫu cho thấy Cẩm cù lá mọng
nƣớc và không mọng nƣớc khác biệt nhau rất nhiều ở cấu trúc đặc biệt là độ dày
của mô đồng hóa (Hafis và cs, 2013; Hakim và cs, 2013). Độ mọng nƣớc ở lá
Cẩm cù có ảnh hƣởng tới phƣơng thức quang hợp của cây. Trong điều kiện tƣới
nƣớc đầy đủ H. verticillata, H. latifolia (nhóm Cẩm cù có lá mọng nƣớc) và H.
bandaensis (Cẩm cù có lá bán mọng nƣớc) quang hợp theo chu trình CAM, cịn
H. densifolia, H. multiflora (Nhóm Cẩm cù có lá khơng mọng nƣớc) thì quang
hợp theo chu trình trung gian giữa C3-CAM. Trong điều kiện hạn H. verticillata
, H. latifolia và H. bandaensis vẫn duy trì quang hợp theo chu trình CAM do đó
giảm đƣợc sự mất nƣớc, cịn H. densifolia, H. multiflora quang hợp CAM yếu
do giảm khả năng quang hợp trong điều kiện khô hạn (Robika và cs, 2015).
Cẩm cù thƣờng có hoa mọc thành cụm, dạng cụm xim tán. Cụm hoa tạo
thành hình cầu hoặc bán cầu, đƣờng kính cụm hoa tầm 5-7 cm. Tuy nhiên, ở một
số ít lồi, cụm hoa có thể chỉ nhỏ khoảng 2 cm hoặc cũng có thể to đến gần 10
cm. Hoa của Cẩm cù là dạng hoa đều, lƣỡng tính, có hình ngơi sao 5 cánh nhỏ
xinh với nhiều màu sắc đỏ, hồng, trắng…. Bề mặt của những bơng hoa có thể
trơn bóng hoặc đƣợc bao phủ bởi những sợi lông nhỏ tạo cho chúng một ánh
sáng mờ, nổi bật với nhụy hoa khác màu rực rỡ, kích cỡ hoa cũng to nhỏ khác
nhau. Từ một vòi hoa, hoa nở rất nhiều lần, có từ vài hoa tới cả trăm hoa. Chi
này ra hoa từ các cấu trúc lâu năm chuyên biệt đƣợc gọi là cựa. Chúng xuất hiện
từ nách của lá và thân. Mỗi mùa, hoa mới đƣợc hình thành trên cùng các cựa
này, vì vậy khơng nên bẻ bỏ cựa sau khi hoa tàn.
Mỗi năm Cẩm cù ra một hoặc nhiều lần, hoa thƣờng có mùi thơm đa dạng
nhƣ mùi sơ cô la, mùi vải, mùi nƣớc hoa...thơm đậm về ban đêm và giảm dần
vào buổi trƣa. Độ bền hoa khoảng 7-10 ngày. Đêm cũng là lúc hoa tiết mật và
thu hút các lồi cơn trùng nhiều hơn. Cẩm cù đƣợc thụ phấn chủ yếu nhờ vào
côn trùng kiếm ăn về đêm. Sự đa dạng về hình thái hoa Cẩm cù (kích thƣớc,
6



màu sắc, hƣơng thơm) đƣợc cho là có tƣơng quan với côn trùng thụ phấn cho
hoa (Rahayu, 2018).
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây Cẩm cù
2.2.1. Đất và dinh dưỡng
Đất trồng của Cẩm cù có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhƣng phải đảm
bảo độ xốp, thống khí và tất nhiên phải đủ dinh dƣỡng. Một số chất trồng dễ
kiếm nhƣ là tro trấu, xơ hay mùn dừa, gỗ mục, hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn,
gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bị khơ… trộn với tỷ lệ thích hợp sao
cho chất trồng tơi xốp và thống khí. Ví dụ về hỗn hợp chất trồng có thể nhƣ
sau: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bị khơ.
(Hoa Việt Đẹp, 2016)
2.2.2. Nước
Cẩm cù là lồi thực vật ƣa ẩm độ cao, cây có thể chịu khô rất tốt nhƣng cây
rất nhạy cảm với việc tƣới nƣớc quá nhiều. Trong điều kiện bình thƣờng, cây
trồng trong chậu với lƣợng chất trồng vừa phải nên tƣới mỗi tuần từ 1 đến 2 lần
là đủ tùy mùa. Nếu trồng ngồi trời, khơng nên tƣới nƣớc vào mùa mƣa vì có thể
làm cho cây úng và chết. Nên tƣới nƣớc khi chất trồng vừa khơ, có thể tƣới cho
nƣớc chảy ra ngồi theo lỗ thốt của chậu nhƣng đảm bảo nƣớc sẽ không đem
theo cả chất trồng ra ngồi. Chậu trồng cần đảm bảo thốt nƣớc tốt. (The Ribbon
café, 2010).
2.2.3. Nhiệt độ và độ ẩm
Cẩm cù là cây nhiệt đới. Yếu tố nhiệt độ vùng nhiệt đới không ảnh hƣởng
nhiều đến sinh trƣởng và phát triển của Cẩm cù; chủ yếu ảnh hƣởng đến việc ra
hoa. Cây thƣờng ra hoa ít hơn vào mùa lạnh so với mùa nóng. Nếu có nhiệt độ
phù hợp, cây trổ hoa rất nhiều tạo nên một loạt quả cầu hoa rất đẹp mắt và ấn
tƣợng.
Yếu tố ẩm độ ảnh hƣởng nhiều đến sinh trƣởng và phát triển của Cẩm cù,
cây sẽ phát triển tốt, ra hoa đều đặn quanh năm nếu có nhiệt độ, độ ẩm và ánh
7



sáng phù hợp. Cây ƣa thích mơi trƣờng có độ ẩm cao. Dó đó, khi trồng và chăm
sóc, nên tạo độ ẩm và ánh sáng phù hợp thì cây sẽ cho hoa kết quả tốt nhất. (The
Ribbon café, 2010).
2.2.4. Ánh sáng
Hầu hết Cẩm cù đều ƣa thích ánh sáng tán xạ. Cây cần lƣợng ánh sáng thích
hợp để quang hợp và trổ hoa. Cây sẽ phản ứng với độ sáng khác nhau và sẽ có
hình dáng, màu sắc tƣơng ứng. Nếu để chỗ râm mát quá, cây có xu hƣớng ít ra
hoa, lá sẽ rất xanh tốt và thân dây phát triển mạnh. Ngƣợc lại, nếu để chỗ nhiều
nắng quá, cây trở nên chậm phát triển hơn, có thể ra hoa nhiều hơn nhƣng lá sẽ
chuyển màu sang vàng hay thậm chí đỏ. Nên trồng cây dƣới giàn có lƣới che
nhƣ phong lan hoặc cũng có thể trồng chung với phong lan dƣới giàn. Trong
thực tế, một số nơi phù hợp với việc trồng Cẩm cù là dƣới hiên nhà có nắng
nhƣng khơng nên đặt cây trực tiếp ngồi ánh nắng mặt trời, dƣới tán cây lớn,
trồng chung với giàn hoa phong lan, bên cửa sổ… (The Ribbon café, 2010).
2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Cẩm cù
2.3.1. Kỹ thuật trồng
Cẩm cù (Hoya) là loại cây dễ trồng. Cây khơng cần chăm sóc, bón phân kỹ
lƣỡng vẫn ra hoa đều đặn. Cây có thể trồng ngồi trời hoặc trong nhà kính. Một
số lồi thích ánh sáng mạnh và ít nƣớc, số khác thì lại thích bóng râm và nhiều
nƣớc nhƣng hầu hết các lồi thích ánh sáng tán xạ khoảng 50-60% độ sáng trực
tiếp của ánh nắng mặt trời cộng với môi trƣờng ẩm độ cao nhƣng không cần quá
nhiều nƣớc. Cẩm cù có rất nhiều đặc điểm sinh thái giống với Phong lan từ nhiệt
độ, ánh sáng, ẩm độ và chất trồng. Có thể lý do này nên Cẩm cù đƣợc gọi là Lan
sao. (The Ribbon café, 2010).
2.3.2. Nhân giống
Cẩm cù đƣợc nhân giống bằng 2 phƣơng thức: Nhân giống hữu tính và
nhân giống vơ tính


8


a) Nhân giống hữu tính
Có thể lấy hạt giống khi trái đã chín già và phải mất khoảng vài tháng để trái
phát triển, già đi và khô lại. Khi trái chín, tách làm đơi để thu hạt. Có thể bọc kín
bằng bao nylon để bảo quản hạt.

Nguồn: Hội yêu thích Cẩm cù - 2020
Hình 2.1. Quả của cây hoa Cẩm cù

Nguồn: Hội u thích Cẩm cù - 2020
Hình 2.2. Hạt của cây hoa Cẩm cù
9


Sau khi thu hạt, gieo hạt trong đất trồng nhiều chất dinh dƣỡng và đặc biệt
tơi xốp để giúp rễ của cây dễ phát triển. Để chậu cây nơi có bóng mát để cho cây
phát triển nhanh hơn. Khi cây có lá thật, có thể mang ra trồng riêng ở những
chậu mới và ổn định cho đến lúc cây ổn định. Từ lúc cây nảy mầm cho đến lúc
cây trƣởng thành có thể kéo dài đến 12 tháng. (Làm thợ, 2018).
Theo Rahayu (2011) giá thể ảnh hƣởng rất lớn tới giai đoạn nảy mầm và
giai đoạn cây con của Cẩm cù H. mutiflora. Trong đó mụn dừa là giá thể thích
hợp cho giai đoạn này với tỷ lệ nảy mầm đạt 100%, vỏ hạt nứt sau 2-3 ngày
gieo, lá mầm nhú lên sau 5-7 ngày gieo, và lá thật đầu tiên hình thành sau 13-20
ngày gieo. Với giá thể gỗ dƣơng xỉ, hạt Cẩm cù nứt vỏ sau 7-30 ngày gieo, lá
mầm nhú sau 15-45 ngày gieo, và lá thật hình thành sau 41-60 ngày gieo và tỷ lệ
hạt nảy mầm đạt 80%. Giai đoạn cây trƣởng thành thì khơng có sự khác biệt
giữa hai nền giá thể này.


Nguồn: Hội u thích Cẩm cù - 2020
Hình 2.3. Cây con Cẩm cù đƣợc ƣơm gieo từ hạt
b) Phƣơng pháp nhân giống vơ tính
 Giâm cành, lá
Cẩm cù có thể nhân giống bằng cách dăm lá xuống đất hoặc trong hỗn hợp
đất trồng. Dùng thuốc kích thích ra rễ để cho lá nhanh ra rễ hơn (đây là cách
nhân giống nhanh hơn), lá có thể phát triển ra rễ rất nhanh nhƣng để phát triển
thành cây sẽ rất lâu và rất khó. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng thân dây lại đơn

10


giản và dễ dàng hơn rất nhiều; đây cũng là cách nhân giống phổ biến nhất đảm
bảo cây khỏe mạnh và phát triển tốt. Ngoài giâm vào giá thể, Cẩm cù có thể ra
rễ và sinh trƣởng tốt ngay khi cắm cành giâm vào nƣớc.
Chọn khúc thân dây đã cứng cáp, trƣởng thành hoặc hơi già (thƣờng vỏ đã
đổi màu và thân đã ‘gỗ hóa’), cắt một đoạn khoảng 3-4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối,
nên dùng thêm chất kích thích ra rễ dạng bột hoặc nƣớc, dăm trong hỗn hợp chất
trồng nhiều dinh dƣỡng, không giữ nƣớc nhiều và thống khí, để nơi mát, tƣới
nƣớc vừa đủ. Sau một thời gian, từ các đốt lá sẽ phát triển mầm nhánh và phát
triển thành cây. (Làm thợ, 2018).

Nguồn: Nguyễn Thị Vân Vân - 2020
Hình 2.4. Nhân giống Cẩm cù từ giâm cành hoặc lá trên giá thể

11


Nguồn: The Accidental Quilter - 2014
Hình 2.5. Nhân giống Cẩm cù từ giâm cành cắm vào nƣớc

 Nhân giống in - vitro
Do mối đe dọa tuyệt chủng sắp xảy ra của các lồi này địi hỏi việc phát triển
các chiến lƣợc bảo tồn và kỹ thuật nuôi cấy mô in vitro xuất hiện nhƣ là một lựa
chọn đầy hứa hẹn để đảm bảo cho sự tái sinh và bảo tồn của Cẩm cù thông qua
phát sinh cơ quan và phôi soma đã đƣợc cơng bố ở một số lồi Cẩm cù nhƣ H.
wightii ssp. palniensis (Lakshmi et al., 2007), H. kerrii (Tube Yan và cs, 2007)
và H. carnosa (Maraffa et al., 1981) sử dụng nguồn vật liệu ban đầu từ các lóng
thân và lá (Lakshmi et al., 2007).
Vi nhân giống Cẩm cù H. wightii ssp. palniensis sử dụng chồi đỉnh trên mơi
trƣờng khởi động có nền MS và bổ sung 4,65 µM Kinetin và 1,47 µM IBA. Giai
đoạn nhân nhanh tiến hành trên mơi trƣờng MS + 4,65 µM Kinetin + 1,47 µM
IBA, bổ sung thêm 100mg/l ascorbic axit. Mơi trƣờng ra rễ thích hợp là MS +
0,98 µM IBA. Tỷ lệ sống của cây con nhân giống in vitro đạt 56%. (Lakshmi và
cs, 2010).

12


Vi nhân giống Cẩm cù H. kerrii đƣợc tiến hành từ mẫu lá. Mẫu phiến lá Cẩm
cù đƣợc khử trùng bằng 0,1% HgCl2 trong 10-20 phút. Mô sẹp đƣợc tạo từ mẫu
lá trên môi trƣờng MS + 3% glucose+ 7% of agar + 1,5 mg/l BA + 1 mg/l NAA
+ 1 mg /l, 2,4-D. Nhân mô sẹo trên môi trƣờng trƣờng MS + 3% sucrose+ 7% of
agar + 1,5 mg/l BA + 1 mg/l NAA + 1 mg/l, 2,4-D. Tái sinh chồi trên môi
trƣờng MS + 3% sucrose+ 7% of agar + 1,5 mg/l BA +0,8 mg/l NAA + 1 mg/l
GA. Nhân chồi trên môi trƣờng MS + 3% sucrose + 7% of agar + 0,5 mg/l BA
+0,5 mg/l NAA. Môi trƣờng ra rễ 1/2MS + 2% sucrose + 5% agar + 0,5% than
hoạt tính + 0,8 mg/l NAA.

Hình 2.6. Vi nhân giống Cẩm cù
Hoya wightii ssp. palniensis.


Nguồn: Revathi Lakshmi và cs- 2010
Trong ba cách nhân giống thì nhân giống bằng cắt giâm thân cây có nhiều
ƣu điểm và ƣu việt hơn hẳn so với phƣơng pháp khác. Tuy nhiên, cách này cũng
có một nhƣợc điểm là cần phải có cây trƣởng thành làm giống và phần non, đầu
ngọn của nguyên dây giống sẽ phải cắt bỏ. Trong khi đó, nhân giống Cẩm cù
bằng phƣơng pháp in - vitro lại rất tốn kém, chỉ phù hợp trong phịng thí

13


nghiệm. Nhân giống bằng hạt thì tỷ lệ thành cơng rất thấp và lâu. (Hoa Đẹp
Việt, 2016).
2.3.3. Chăm sóc
Khi trồng cây Cẩm cù thì cần phải chú ý nhiều tới việc điều chỉnh ánh sáng
và nên để trong bóng râm và ở một nhiệt độ nhất định và cần phun nƣớc lên trên
lá và cứ cách 2 tháng nên tƣới phân NPK 1 lần để cho cây đủ chất dinh dƣỡng.
Để cây ra nhiều nhánh hơn nhằm tăng lƣợng chồi hoa trên cây thì có thể tác
động bằng cách ngắt ngọn. (Hoa Đẹp Việt, 2016).
Tưới nước: Cây Cẩm cù là loài cây ƣu độ ẩm cao và chịu hạn thuộc loại tốt
và trung bình do đó chỉ nên cây khoảng 1 tuần 1 lần là tốt nhất và cũng tùy theo
mùa mà phân bổ lƣợng nƣớc tƣới cho hợp lý. Chậu cây ln phải đảm bảo thốt
nƣớc tốt và tránh để cho cây ngập nƣớc nhiều, nhất là vào mùa mƣa cây hay bị
thừa nƣớc dẫn đến cây chết do ngập úng. (Hoa Đẹp Việt, 2016).
Bón phân: Cây Cẩm cù là lồi cây khơng nên bón q nhiều phân. Chỉ cần
bón đủ chất dinh dƣỡng là đủ và cây sẽ rất ổn định. Bón phân q nhiều sẽ gây
nên tình trạng cây khơng trổ hoa. Vì vậy nên bón từ 1-2 lần/tháng là hợp lý. Lƣu
ý cần chú ý dọn sạch cỏ dại ở mặt chậu để tránh cạnh tranh dinh dƣỡng. Cách
bón: Pha 2-3 gram/ 1 lít nƣớc. Định kì 7-10 ngày/ lần. (Hoa Đẹp Việt, 2016).
2.4. Sâu bênh hại và biện pháp phịng trừ

2.4.1. Sâu hại
Có thể nói là cây Cẩm cù là lồi cây ít sâu hại tấn công nhất, và chủ yếu là
những loại phổ biến nhƣ: Rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm
rệp, có thể dùng các loại thuốc đặc trị và phun thẳng lên lá theo nồng độ hƣớng
dẫn. (The Ribbon café, 2010).
2.4.2. Bệnh hại
Cẩm cù cũng rất ít bị nhiễm bệnh, một số ít nấm có thể nhiễm làm cây bị
bệnh, lá thƣờng có đốm đem, nâu, cây chậm phát triển. Bệnh thƣờng gặp và
nguy hiểm nhất ở Cẩm cù là bệnh ‘nứt gốc’ dẫn tới chết cây. Hiện chƣa có
14


×