Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản và 12 năng suất sữa của đàn bò danish holstein nuôi tại fjelsø nordjylland møller dairy farm (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 48 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
------- □ □ -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ NĂNG SUẤT SỮA
CỦA ĐÀN BỊ DANISH HOLSTEIN NI TẠI FJELSØ NORDJYLLAND MØLLER DAIRY FARM

NGUYỄN TUẤN ANH
Lớp: K60 – DDTA

HÀ NỘI – 2021

1


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
------- □ □ -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ NĂNG SUẤT SỮA
CỦA GIỐNG BỊ DANISH HOLSTEIN NI TẠI FJELSØ NORDJYLLAND MØLLER DAIRY FARM

Người thực hiện

: NGUYỄN TUẤN ANH


Khóa

: 60

Khoa

: CHĂN NUÔI

Chuyên ngành

: DDTA

Giáo viên hướng dẫn

: TS. BÙI HUY DOANH

Bộ mơn

: HĨA SINH ĐỘNG VẬT

HÀ NỘI – 2021
2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn

gốc.

Hà Nội, 10 tháng 02 năm 2021
Sinh viên

NGUYỄN TUẤN ANH

3


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Bùi Huy Doanh đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ mơn Hóa sinh động vật, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban quản lý và công nhân tại FJELSØ NORDJYLLAND MØLLER DAIRY FARM giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn.

Hà Nội, 10 tháng 02 năm 2021

Sinh viên

NGUYỄN TUẤN ANH

4


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................................... 4
MỤC LỤC ............................................................................................................................................................. 5
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................................... 7
DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................................................................ 8
TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN ........................................................................................................................... 9
PHẦN I. MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 11
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................................... 11
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ......................................................................................................................... 12
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................................................. 13
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN TRÊN BÒ .......................................................... 13
2.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái ............................................................................................... 13
2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN .................................................................... 17
2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu ......................................................................................... 17
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN .............................................................. 21
2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ........................................................................ 24
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 27
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................ 27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................................... 27
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................................................... 27
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 27

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 27
3.3.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 27
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................................................ 28
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................................... 29
4.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ FJELSØ - NORDJYLLAND MØLLER DAIRY FARM. ....... 29
4.2. CƠ CẤU ĐÀN BỊ SỮA........................................................................................................................... 29
4.3. QUY TRÌNH CHĂM SĨC ĐÀN BỊ ...................................................................................................... 30
4.3.1. Chăm sóc chung ................................................................................................................................ 30

5


4.3.2. Chăm sóc đặc biệt đối với từng nhóm bị: ......................................................................................... 31
4.5. NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA ................................................................................................ 37
4.5.1. Năng suất sữa theo tháng ................................................................................................................. 37
4.5.2. Năng suất sữa theo chu kỳ ................................................................................................................ 39
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 42
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 43
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ................................................................................................................................... 43
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH .................................................................................................................................. 45
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI TRANG TRẠI .................................................................................................. 46

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 .Cơ cấu đàn bò sữa theo hiện trạng tại Fjelsø - Nordjylland Møller dairy
farm....................................................................................................... 30
Bảng 4.2: Khả năng sinh sản của bị Danish Holstein ni ở Fjelsø - Nordjylland

Møller dairy farm..................................................................................................... 34
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi động dục trở lại của bò sữa tại Fjelsø - Nordjylland Møller
dairy farm ............................................................................................................

36

Bảng 4.4. Năng suất sữa theo tháng tiết sữa của đàn bò (n=60) (kg/con/ngày)
.................................................................................................................................. 38
Bảng 4.5. Năng suất sữa theo chu kỳ đang theo dõi (n=60) .......................... …… 40
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa (n=60) ................................... 40

7


DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Kết quả theo dõi động dục trở lại của bò sữa tại Fjelsø - Nordjylland
Møller dairy farm.............................................................................................

37

Biểu đồ 4.2. Năng suất sữa theo tháng tiết sữa của đàn bò (n=60) (Kg/con/ngày)
………………..................................................................................................

39

Biểu đồ 4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa .........................................

41

8



TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN
Tên tác giả: Nguyễn Tuấn Anh

Mã sinh viên: 600468

Tên đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản và năng suất sữa của đàn bò Danish
Holstein tại Fjelsø- Nordjylland, Denmark Møller Dairy Farm”.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 7620106

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được đặc điểm, tình hình và năng suất sữa của đàn bị sữa ni tại
trang trại.
Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu: Tổng số 60 con bò sữa được nuôi ở trang trại
Năng suất sinh sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tuổi động dục lần
đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, hệ số phối
giống, khối lượng bê sơ sinh, thời gian có chửa trở lại, tỉ lệ đẻ, sảy thai, sót
nhau.
Năng suất sữa được đánh giá thơng qua các chỉ tiêu: Năng suất sữa theo chu
kỳ 305 ngày, diễn biến năng suất sữa theo từng tháng của chu kỳ, chất lượng
sữa.
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ các nguồn sơ cấp và thứ cấp tại trang trại
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê mô tả và so sánh thống kê bằng phần mềm

Minitab 16.

9


Kết quả chính
- Cơ cấu đàn chủ yếu có tỉ lệ là:
- Bò đang khai thác sữa: 60,24%, đàn bê: 24,10% và bò hậu bị: 15,06%
- Tuổi phối giống lần đầu trung bình là: 18,71 tháng
- Tuổi đẻ lần đầu trung bình là: 28,09 tháng
- Khoảng cách 2 lứa đẻ trung bình là: 14,23 tháng
- Hệ số phối giống là: 1,4
- Khối lượng bê sơ sinh trung bình là: 33,55 kg
- Năng suất sữa tương đối ổn định
- Chất lượng sữa của đàn tương đối cao

10


Phần I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni bị đang nhận được rất nhiều sự
quan tâm của người dân và chính phủ Việt Nam. Theo thời gian, quy mơ chăn ni
bị sữa ở nước ta dần được phát triển ngày càng rộng rãi trên các vùng miền của cả
nước như Hà Nội, Sơn La, Nghệ An, Lào Cai… Theo Cục Chăn ni (Bộ
NN&PTNT), tính đến 01/2020, số lượng bò sữa của Việt Nam đạt 317.729 con,
phân bố khắp cả nước nhưng trong đó vùng Đơng Nam Bộ chiếm hơn 1/3 tổng
đàn sau đó đến Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 1/4 tổng đàn.
Theo số liệu ngày 1/10/2018 của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng sữa tươi
nguyên liệu sản xuất trong nước đạt 936 ngàn tấn. Việt Nam cũng là quốc gia sở

hữu hệ thống trang trại bò sữa chuẩn Thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu
(GlobalGAP) lớn nhất châu Á.
Tại Đan Mạch: 55% diện tích đất được sử dụng trong nơng nghiệp. Từ
cuối thế kỷ 19, chăn ni bị sữa đã trở thành thế mạnh về chăn nuôi ở đất nước
này. Hầu hết sản xuất cây trồng được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Do những
khủng hoảng trong những năm gần đây, vai trị của nơng nghiệp Đan Mạch đã
giảm nhẹ. Số lượng trang trại giảm hơn 1/2 so với năm 1975, quy mô của các lô
đất bắt đầu giảm. Tuy nhiên, Đan Mạch vẫn là một trong những quốc gia phát
triển mạnh về nông nghiệp công nghệ cao. Đan Mạch hiện có khoảng hơn 1,6
triệu con gia súc, trong đó có 580 nghìn con là bị sữa.
Hiện nay, 3.700 trang trại bò sữa ở Đan Mạch sản xuất cùng một lượng
sữa bằng lượng sữa sản xuất của 141.000 trang trại cách đây 50 năm. Số gia súc
trung bình của một trang trại là 156 con. Hiện nay có những trang trại lớn với số
công nhân lên tới 500 người. Sản lượng sữa của đàn bị trung bình mỗi năm
khoảng 1,4 triệu lít. Để tìm hiểu thêm về tình hình chăn ni bị sữa tại Đan
Mạch, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh sản và
11


năng suất sữa của đàn bò Danish Holstein tại Fjelsø - Nordjylland Møller
Dairy Farm”.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Đánh giá được tình hình sinh sản và năng suất sữa của đàn bị sữa ni tại
trang trại
Số liệu thu thập chính xác, khách quan.

12


Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN TRÊN BÒ
2.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái
a. Chu kỳ động dục
Sau khi đã thành thục về tính thì tính dục của bị cái diễn ra liên tục và có
tính chu kỳ từ 18-24 ngày. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) những gia súc có
chu kỳ động dục ngắn hơn 17 ngày và dài hơn 24 ngày thường có tỷ lệ thụ thai
thấp. Chu kỳ động dục ở gia súc mang tính đặc trưng theo lồi và được chia làm
các giai đoạn riêng biệt liên tiếp nhau:
• Giai đoạn tiền động dục (trước chịu đực): Gồm các biểu hiện như ngửi bị
khác, bồn chồn, tìm kiếm bị cái khác hoặc bị đực. Cố nhảy lên con khác nhưng
không đứng yên khi bị bò cái khác hoặc bò đực nhảy lên lưng. Thích gần người,
thỉnh thoảng kêu rống lên. Âm hộ đỏ ướt hơi sưng phồng lên. Giảm lượng ăn
vào, sữa giảm.
Các biểu hiện ở giai đoạn này thay đổi nhiều và khơng giống nhau ở mỗi
bị. Có thể kéo dài từ một vài gờ đến một ngày hoặc hơn. Gặp các dấu hiệu này
cần báo ngay cho dẫn tinh viên biết để theo dõi và quyết định việc phối giống
và thời điểm phối. Trong thụ tinh nhân tạo (TTNT) không nên phối giống ở giai
đoạn này vì tỷ lệ đậu thai thấp, gây tổn hại cơ quan sinh dục cái.
• Giai đoạn động dục (chịu đực): Giai đoạn này kéo dài khoảng 6-30 giờ và có
các biểu hiện như đứng yên cho bò khác nhảy lên. Bồn chồn và kêu rống thường
xun, thích ngửi cơ quan sinh dục bị khác. Tai dựng lên tỏ vẻ dễ gần hơn,
xương sống lưng cong lên, dịch nhờn tiết ra lúc đầu lỏng sau đặc kéo thành sợi.
Tính thèm ăn giảm, sữa giảm, thân nhiệt thường cao hơn 1°C.
Khi TTNT thì phối tinh cho bị cái vào nửa ngày sau của giai đoạn này.
Khi cho bị đực nhảy trực tiếp thì cho nhảy ngay từ nửa đầu giai đoạn bò bắt đầu
13


chịu đực. Thời gian động dục đứng yên phụ thuộc giống và khí hậu. Bị sữa, bị
chun thịt thời gian này ngắn hơn so với bò địa phương. Bò HF ni ở xứ nóng

thời gian chịu đực ngắn hơn so với nuôi ở xứ lạnh.
Giai đoạn sau động dục: Sau giai đoạn động dục, một số bò tiếp tục hoạt
động, chủ yếu là hoạt động thụ động. Khoảng 1-2 ngày sau khi kết thúc giai
đoạn động dục, nhiều bị có thể quan sát thấy máu chảy ra từ âm hộ. Điều này là
sinh lý bình thường, khơng liên quan đến đậu thai hay sự rụng trứng, chỉ có ý
nghĩa là bị đã động dục trước đó 1-2 ngày.
Sự điều hịa nội tiết trong chu kỳ động dục
Sự điều hòa hoạt động sinh dục của bò cái bằng sự phối hợp thần kinh –
Nội tiết trong trục dưới đồi – Tuyến yên – Buồng trứng.
Thông tin nội tiết được bắt đầu bằng việc tiết GnRH (Gonadotrophin
Releasing Hormone) từ vùng dưới đồi (Hypothalamus), GnRH tác động làm
chuyển đổi thông tin thần kinh trong não thành tín hiệu nội tiết để kích thích
thuỳ trước tuyến yên tiết ra 2 loại hormone là FSH (Follicle Stimulating
Hormone) và LH (Luteinizing Hormone). FSH và LH được tiết vào hệ tuần
hoàn chung và được đưa đến buồng trứng, kích thích buồng trứng tiết ra
oestrogen, progeststeron. Các hormon buồng trứng này cũng có ảnh hưởng đến
việc tiết GnRH, LH và FSH thông qua cơ chế tác động ngược. Progesteron chủ
yếu tác động lên vùng dưới đồi để ức chế tiết GnRH, trong khi đó oestrogen tác
động lên thuỳ trước tuyến yên để điều tiết FSH và LH
FSH (Follicle Stimulating Hormone) do thùy trước tuyến yên tiết ra kích
thích nang trứng phát triển thành dạng nang trứng chín và làm tăng sinh cơ quan
sinh sản và các hoạt động trao đổi chất khác phục vụ cho quá trình trứng rụng sau
này
LH (Luteinizing Hormone) cũng do thùy trước tuyến yên tiết ra, nồng độ
tăng dần và đạt cao nhất để gây hiện tượng rụng trứng.
14


Tỷ lệ (LH/FSH = 3/1) và áp lực dịch nang trứng lớn gây rụng trứng.
Trong thời kỳ động dục, dưới tác động của FSH do tuyến yên tiết ra thì

một số nỗn bao buồng trứng phát triển nhanh chóng và oestradiol được tiết ra
tăng dần. Oestradiol kích thích huyết mạch và tăng trưởng của tế bào đường
sinh dục cái để chuẩn bị cho quá trình giao phối và thụ tinh. FSH và LH đều
thúc đẩy sự phát triển của noãn bao đến giai đoạn cuối. Khi hàm lượng
oestradiol trong máu cao sẽ kích thích gây ra hiện tượng động dục, sau đó trứng
sẽ rụng theo từng đợt sóng tăng tiết LH từ tuyến yên đồng thời kích thích vùng
dưới đồi tăng tiết GnRH. Sóng LH cần cho sự rụng trứng và hình thành thể vàng
vì nó kích thích trứng chín, làm tăng hoạt lực của các enzym phân giải protein
để phá vỡ các mơ liên kết trong vách nỗn bao, kích thích nỗn bao tổng hợp
Prostaglandin là chất có vai trò quan trọng trong việc phá hủy thể vàng.
Trứng rụng, phần cịn lại của nang trứng biệt hóa và phát triển thành thể
vàng. Tổ chức nội tiết của thể vàng tiết progesterone ức chế động dục, dưỡng
phơi kích thích phát triển tuyến sữa phát triển.
Trong thời gian đầu có chửa nếu nồng độ progesterone thấp dễ gây sảy
thai và nó đóng vai trị quan trọng trong thời kỳ này, khi mà tuyến nhau thai
chưa phát triển. Progesterone bằng con đường liên hệ ngược âm tính ức chế giải
phóng các hormone sinh sản để an thai bằng cách ức chế tử cung co bóp.
Nếu trứng rụng của chu kỳ trước mà khơng được thụ tinh thì đến khoảng
ngày 17-18 của chu kỳ sinh dục nội mạc tử cung sẽ tiết ra PGF2α, hormone này
có tác dụng làm tiêu thể vàng và kết thúc pha thể vàng của chu kỳ. Kết quả là
noãn bao trội tăng tiết oestradiol và gây ra giai đoạn tiền động dục chu kỳ mới.
b. Sự thụ tinh
Khi con vật ở giai đoạn động dục chịu đực, noãn từ buồng trứng được
phóng ra ngồi, được loa vịi trứng hút vào trong vịi trứng. Nếu có tinh trùng ở
âm đạo, tinh trùng di chuyển nhanh về phía cổ tử cung, buồng tử cung và vòi
15


trứng để gặp nỗn sau đó xảy ra hiện tượng thụ tinh. Kết quả của sự thụ tinh là
sinh ra một tế bào mới gọi là hợp tử, sau này là phôi và phát triển thành một cơ

thể mới khác với bố mẹ nhưng mang đặc điểm di truyền của bố, mẹ cùng với
đặc điểm di truyền của loài.
c. Quá trình mang thai
Thai được tính từ ngày phối giống có kết quả đến ngày đẻ. Thời gian
mang thai phụ thuộc nhiều yếu tố như: tuổi của mẹ, điều kiện chăm sóc, chế độ
khai thác sử dụng, có thể là tính biệt của thai, dao động 280-290 ngày. Quá trình
mang thai chia thành 3 thời kỳ cơ bản: thời kỳ phôi (1-34 ngày tuổi), thời kỳ
tiền thai (35-60 ngày tuổi), thời kỳ bào thai (từ 61 ngày đến ngày đẻ).
Theo Trần Trọng Thêm (1986), đối với đàn bị HF ni tại trung tâm
giống bị sữa Sao Đỏ, thời gian có chửa là 279,87 ngày. Thời gian chửa của bò
Sind đỏ Philipin là 280 ngày (252-299) và bò Pakistan là 285 ngày (257-328).
d. Sự hồi phục sau khi đẻ
Khi đẻ tử cung co bóp để đẩy thai ra ngồi. Sau đó nó co lại như kích
thước ban đầu. Đối với bị từ lâu người ta cho rằng cần 3 tuần để hồi phục bộ
máy sinh dục. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy đối với bò đẻ lứa đầu cần
khoảng 42 ngày, bò đẻ nhiều cần khoảng 50 ngày. Đối với tử cung khi thăm
khám qua trực tràng thấy hồi phục gần như hoàn toàn sau khoảng 18 ngày.
Nguyễn Trọng Tiến và cs. (1991) cho biết là khoảng 60 ngày sau khi đẻ có 75%
số bị cái có cơ quan sinh dục được hồi phục, sau 75 ngày có 87%. Đối với bị
đẻ khó sót nhau là 4 tháng.
Theo Nguyễn Kim Ninh và Bạch Đăng Phong (1994) đã khẳng định là
không nên phối giống bị cái trước 60 ngày sau đẻ vì thời gian cần thiết để tử
cung hồi phục sau khi đẻ là từ 30-50 ngày.

16


2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN
2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu là 2 chỉ tiêu quan trọng trong

chăn ni bị sữa. Các chỉ tiêu này phản ánh tình trạng chăm sóc ni dưỡng,
khả năng thích nghi với điều kiện sống cũng như kỹ thuật theo dõi động dục,
phối giống của cơ sở chăn ni. Nếu chăm sóc tốt bị thành thục sớm dẫn đến
phối giống sớm và ngược lại.
Ở Việt Nam, do điều kiện tự nhiên và chế độ nuôi dưỡng chưa phù hợp
nên độ tuổi thành thục về tính là rất khác nhau, theo Nguyễn Kim Ninh (1994)
phối giống lần đầu tốt nhất vào lúc 15-18 tháng tuổi. Theo Nguyễn Xuân Trạch
và Mai Thị Thơm (2004) tuổi phối giống lần đầu của bò vàng Việt Nam là 2024 tháng tuổi, bò Lai Sind là 18-24 tháng tuổi, bò HF từ 15-20 tháng tuổi. Theo
Tăng Xuân Lưu (2015) cho biết tuổi phối giống lần đầu đàn bị lai hướng sữa
ni tại Ba Vì là 17,43 tháng.
Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ngoại cảnh, chế độ ni
dưỡng, chăm sóc bê, khí hậu... Do thời gian mang thai của bị ít biến động nên
tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu. Tuổi đẻ lứa đầu của
giống bị lai hướng sữa có khuynh hướng tăng dần theo sự tăng tỷ lệ máu bị ơn
đới. Theo Tăng Xn Lưu (1999) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của bò F 1 là 38,47
tháng, bò F2 là 38,87 tháng.
Nghiên cứu trên đàn bị sữa Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Quốc Đạt
và cs. (1998) cho biết nhóm bị lai (≥ 75% HF) F2, F3 có tuổi phối giống lần đầu
tương ứng là 17,37 và 16,63 tháng, tuổi đẻ lần đầu tương ứng là 27,37 và 26,63
tháng. Lê Xuân Cương (1993) cho biết khi nghiên cứu đàn bò sữa lai và bò HF
thuần ở miền Bắc (vùng Hà Tây cũ) cho biết, tuổi động dục lần đầu của đàn bò
lai hướng sữa F1 là 19,00±0,77 tháng. Trong khi cũng nghiên cứu trên đàn bị lai
hướng sữa vùng Ba Vì ni thử nghiệm bê từ 7-24 tháng tuổi. Nguyễn Kim

17


Ninh (1994) cho biết nhóm bị F1 có tuổi động dục lần đầu lúc 19,06±1,14 tháng
tuổi, tuổi đẻ lứa đầu là 32,1±1,1 tháng và ở nhóm bị F2 là 30,8±1,7 tháng.
Nghiên cứu trên đàn bị sữa lai chọn lọc ni tại Trung tâm nghiên cứu Bị và

Đồng cỏ Ba Vì nhóm tác giả Tăng Xuân Lưu và cs. (2004a) cho biết tuổi phối
giống lần đầu của nhóm bị lai 3/4 HF là 16,53±0,21 tháng và nhóm 7/8 HF là
16,93±0,28 tháng, tuổi đẻ lứa đầu tương ứng là 26,02±0,21 và 26,43±0,28
tháng. Theo Nguyễn Xn Trạch (2004), đàn bị lai có tỷ lệ máu lai trên 75%
HF (F2, F3) ở khu vực Hà Nội và vùng phụ cận có kết quả chung về tuổi phối
giống lần đầu là 18,7±0,2 tháng, tuổi đẻ lứa đầu là 29,3 tháng.
Phạm Văn Giới và cs. (2007), khi nghiên cứu trên đàn bị sữa ni ở vùng
Hà Nội cho kết biết là tuổi đẻ lần đầu ở nhóm bị lai 75% HF và 87,5% HF là
29,92 và 29,24 tháng và khơng có sự sai khác đáng kể giữa hai nhóm bị lai này
(P>0,05). Nhóm tác giả này cũng cho biết khi phân tích theo các đàn chọn lọc
trong tháp giống cho thấy tuổi đẻ lần đầu ở đàn hạt nhân là 29,86 tháng; đàn
nhân giống 31,55 tháng và đàn sản xuất là 30,84 tháng. Sự sai khác về tuổi đẻ
lần đầu của các đàn trong tháp giống là rõ rệt (P<0,05). Vũ Văn Nội và cs.
(2007) khi nghiên cứu trên đàn bị sữa lai tại Ba Vì cho thấy rằng, đàn bị lai cố
định 75% HF có tuổi đẻ lần đầu là 28,41 tháng. Trần Thị Loan và cs. (2012),
khi nghiên cứu trên đàn bò lai HF cũng tại Ba Vì cho biết tuổi phối giống lần
đầu của nhóm bị lai F2 (75% HF) là 24,06±0,94 tháng, nhóm F3 (87,5% HF) là
24,48±1,04 tháng và tuổi đẻ lứa đầu tương ứng: 33,61±0,98 tháng và
33,93±1,11 tháng.
Đánh giá về sự ảnh hưởng đến tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lần đầu
trên bị nói chung và bị sữa nói riêng, các tác giả trong và ngồi nước đều có
những nhận định khác nhau ở các giống cũng như ở các vùng, thời điểm khác
nhau.
2.2.2. Khối lượng cơ thể khi đẻ lứa đầu

18


Khối lượng cơ thể khi đẻ lứa đầu là một chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về
thể chất của đàn bị thơng qua chế độ chăm sóc ni dưỡng chúng trước và sau

khi phối giống, đồng thời thể hiện khả năng hồi phục chức năng sinh sản và sức
sản xuất sữa của chúng. Theo Tăng Xuân Lưu (2015) khối lượng cơ thể trung
bình khi đẻ lứa đầu của đàn bị sữa trong vùng Ba Vì Hà Nội là 410,79 kg,
khoảng giao động khá lớn từ 398 đến 620 kg. Hiện nay, tại Ba Vì đàn bị sữa đã
tăng lên gần 9 ngàn con và chủ yếu là bò lai HF. Thêm vào đó là một số lượng
lớn bị tơ được chuyển từ khu vực phía Nam ra, mà những bò này lại là những
con lai trên nền bò Brahman, giống bị có khối lượng cơ thể lớn hơn rất nhiều so
với bò lai trên nền bò Sind. Mặt khác, chế độ chăm sóc ni dưỡng bị sữa
những năm sau này đã được cải tiến nhiều do yếu tố giá sữa và giá giống bò, với
hai lý do giống và dinh dưỡng, như vậy khối lượng cơ thể bò lai những năm gần
đây là tốt hơn so với những nghiên cứu khoa học trước.
2.2.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Bình thường thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày (trung bình
280-285 ngày), sau khi đẻ từ 35-50 ngày tử cung hồi phục lại chức năng sinh lý
bình thường, khả năng sinh sản lại trở lại bình thường, tiếp đó đến thời gian chờ
phối 30-45 ngày. Muốn rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ để nâng cao hiệu
quả trong chăn ni bị sữa, người chăn ni phải quan tâm đặc biệt đến thời
gian chờ phối nhằm phát hiện động dục chính xác và phối giống kịp thời để
nâng cao tỷ lệ có chửa và khơng bỏ lỡ một chu kỳ động dục nào. Như vậy,
khoảng cách lý tưởng giữa hai lần đẻ của bò là 12 tháng (cứ mỗi năm sinh ra
một bê). Tuy nhiên, trong thực tế do nhiều nguyên nhân làm cho khoảng cách
giữa hai lứa đẻ kéo dài, thậm chí dài tới 3 năm hoặc hơn thế và trong trường
hợp này thường phải loại thải bò.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản của gia súc.
Khoảng cách lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, đặc điểm giống, thời

19


gian động dục lại sau khi đẻ, kỹ thuật phối giống, vắt sữa,cạn sữa. Ở bò 1 năm 1

lứa là khoảng cách lý tưởng.
Theo Nguyễn Hữu Lương và cs. (2007) khi nghiên cứu trên đàn bị HF
thuần nhập nội ni tại Tuyên Quang cho biết khoảng cách giữa lứa đẻ 1 và 2
của bị là 17,0±3,2 tháng. Nhóm tác giả Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh
Bình (2006), nghiên cứu trên đàn bị HF nhập nội ni tại TP. Hồ Chí Minh và
Lâm Đồng có khoảng cách lứa đẻ 1-2 là 15,3±2,1 tháng. Tác giả Nguyễn Kim
Ninh (1994), cho biết nhóm bị lai F1 được ni với thức ăn ổn định có khoảng
cách giữa hai lứa đẻ 416,6±10,68 ngày (13,7 tháng). Vũ Chí Cương và cs.
(2004) cho biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ của hai nhóm bị lai F 2, F3 nuôi tại
Phù Đổng là 440,6±7,2 và 442,8±10,9 ngày, ở Ba Vì là 443,12±10,12 và
461,58±19,24 ngày, ở TP. Hồ Chí Minh là 457,4±14,89 và 460,9±16,4 ngày.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn bị F3 có xu hướng dài hơn F2. Khoảng
cách hai lứa đẻ của đàn F2, F3 nuôi tại Ba Vì dài hơn ni tại Phù Đổng và cũng
có hệ số biến động lớn hơn (22,89-29,77% so với 11,10-11,85%). Theo kết quả
nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cs. (2004b), khoảng cách hai lứa đẻ của bò
lai hướng sữa ¾ HF tại Ba Vì là 443 ngày, bị lai 7/8 HF là 461 ngày. Kết quả
của Trần Thị Loan và cs. (2012), theo dõi trên đàn bò sữa Ba Vì có khoảng cách
giữa hai lứa đẻ nhóm bị lai F1 432,2±7,16 ngày và nhóm bị lai F3 là
441,01±7,86 ngày. Theo Đinh Văn Cải và cs. (2005), ảnh hưởng của stress nhiệt
đối với bò lai hướng sữa và bò Hà Lan thuần (HF) nhập nội ni tại khu vực
phía Nam, có khoảng cách lứa đẻ ở bị lai 370,3-378,6 ngày và 455,4-497,4
ngày.
2.3.4. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai
Hệ số phối giống là số lần phối cho một lần thụ thai. Đây là chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật khá quan trọng trong chăn ni bị sữa. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chất
lượng phẩm giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng, kỹ thuật
thụ tinh nhân tạo và chất lượng tinh dịch. Hệ số bằng 1 là lý tưởng nhất trong
20



thụ tinh nhân tạo hoặc cho đực nhảy trực tiếp, trong thực tế chăn ni khó đạt
được chỉ số này. Hệ số phối giống càng cao có nghĩa tỷ lệ thụ thai càng thấp và
ảnh hưởng tới khoảng cách giữa hai lứa đẻ, cũng như hiệu quả chăn nuôi sẽ
thấp. Hệ số phối giống trên đàn bò lai hướng sữa của Vĩnh Thịnh F 1 là 2,13 và
F2 là 2,37 (Mai Thị Thơm, 2004).
Theo Lê Xuân Cương (1993), đàn bò lai hướng sữa miền Nam có hệ số
phối giống là 1,78 lần và trong điều kiện khí hậu nóng, dinh dưỡng không đủ đã
làm cho hệ số phối giống tăng từ 1,45 lên 1,58 và 2,25 lần và tỷ lệ thụ thai ở
nhóm bị F1 là 57,1% với nền thức ăn ổn định. Nguyễn Kim Ninh (1994), cho
biết hệ số phối giống đàn bị lai F1 thí nghiệm là 1,67 lần và tỷ lệ thụ thai là
58,03%. Nguyễn Quốc Đạt (1998), cho biết hệ số phối đậu thai của nhóm bò lai
hướng sữa gia tăng từ 1,68 đến 1,93 và 2,07 lần khi tỷ lệ máu HF trong con lai
tăng tương ứng 50,0; 75,0 và 87,5%. Theo kết quả nghiên cứu trên đàn bị sữa
Ba Vì của Tăng Xn Lưu và cs. (2001), hệ số phối giống là 1,96 lần, trong đó
nhóm bị lai F1 là 1,76; F2 là 1,94 lần và F3 là 2,19 lần. Tỷ lệ thụ thai trung bình
là 51,36%; nhóm bị F1 là 56,84%, F2 là 54,54% và F3 là 45,70%. Nguyễn Xuân
Trạch (2004), khi nghiên cứu trên đàn bò lai khu vực Hà Nội và vùng phụ cận
cho thấy hệ số phối giống của nhóm bò F2 và F3 tương ứng là 2,2 và 2,4 lần.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
Khả năng sinh sản của bò sữa liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào hai yếu
tố di truyền và ngoại cảnh, các giống khác nhau khả năng sinh sản khác nhau.
Khả năng sinh sản của bò sữa được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như tuổi đẻ lứa
đầu, tuổi phối giống lứa đầu. Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp nên chúng
chịu tác động mạnh của yếu tố ngoại cảnh bao gồm thức ăn, dinh dưỡng,
chuồng trại, vệ sinh thú y. Trên thực tế việc xác định mức độ ảnh hưởng của
mỗi nhân tố riêng biệt trong sự chi phối chung là rất khó khăn.
2.3.1. Yếu tố di truyền

21



Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính của giống, những chỉ tiêu có hệ
số di truyền càng cao phụ thuộc vào đặc tính phẩm giống càng lớn. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Thị Hoa (2007) trên đàn bò lai hướng sữa ni tại Nghĩa Đàn –
Nghệ An thì tuổi phối lần đầu ở bò F1 là 15,2 tháng; bò F2 là 16,23 tháng và bò
F3 là 17,15 tháng. Khoảng cách lứa đẻ của bò F1 là 391,03 ngày; bò F2 là 401,63
ngày và bò F3 là 417,1 ngày. Theo Vũ Chí Cương và cs. (2006) nghiên cứu trên
bị lai F2 và F3 ni ở Phù Đổng, Ba Vì, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và
các vùng lân cận cho biết tuổi đẻ lứa đầu của toàn đàn trong vùng là 26,65 và
27,71 tháng.
Tính trạng sinh sản có hệ số di truyền rất thấp, ở bò hệ số di truyền về
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ thường bằng 0,05; khả năng đẻ sinh đôi từ 0,08 –
0,10. Các phát hiện này giúp cho ngành chăn nuôi không đầu tư vào những khâu
ít sinh lợi. Hầu hết các biến đổi quan trong quan sát được về khả năng sinh sản
đều do yếu tố ngoại cảnh.
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh bao gồm điều kiện khí hậu, thức ăn dinh dưỡng, quản
lý... ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản của bò sữa.
Dinh dưỡng: Là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản rất đa dạng, chậm chạp
và phải phân tích kỹ lưỡng mới phát hiện được. Mức độ dinh dưỡng của khẩu
phần ăn có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Ni dưỡng kém sẽ kìm hãm sinh
trưởng của bò cái tơ làm chậm thời gian đưa vào sử dụng và giảm khả năng sinh
sản về sau, đồng thời kèm theo sự kém phát triển về bầu vú, vì thế sau này năng
suất sữa thấp. Đối với những bò trưởng thành, mức dinh dưỡng thấp dẫn đến
kéo dài thời gian phục hồi sau khi đẻ, làm bò gầy yếu dễ bị mắc bệnh, làm giảm
khả năng sinh sản; thiếu năng lượng bò phải huy động năng lượng dự trữ trong
cơ thể để sản xuất sữa, cho nên khẩu phần thiếu năng lượng trong thời gian dài
là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất sữa và sức khỏe của bò giảm sút;
ngược lại nếu dinh dưỡng quá nhiều, nhất là gluxit sẽ làm cho bò quá béo,
22



buồng trứng tích mỡ nên giảm hoạt động chức năng sinh sản; thiếu thức ăn thô
trong khẩu phần ăn cũng làm giảm năng suất sữa và tỷ lệ mỡ sữa. Mức protein
trong khẩu phần ăn không phù hợp ảnh hưởng xấu đến tiết sữa, thiếu protein
khiến chu kỳ sinh sản khơng đều, tế bào trứng hình thành khơng đảm bảo chất
lượng sẽ ảnh hưởng đến thế hệ sau. Các loại khoáng trong khẩu phần thức ăn
cũng rất quan trọng khẩu phần ăn thiếu khoáng đa lượng hoặc vi lượng cũng
ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây rối loạn sinh sản và ức chế động dục,
nhất là thiếu phốt pho. Bị cái thường bị thiếu phốt pho thì buồng trứng những
con này nhỏ lại, sau khi đẻ thường chỉ động dục một lần, nếu khơng kịp thời thì
sau cai sữa mới động dục trở lại.
Kẽm tham gia kích thích sự chuyển hóa carotene thành vitamin A, sự
thiếu hụt kẽm diễn ra cùng với sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể làm cho,
niêm mạc mắt, ruột, đường sinh dục có hiện tượng sừng hóa, hợp tử khó làm tổ,
khó bám sừng tử cung. Kẽm và photpho có ảnh hưởng đến sự sản sinh hormone
sinh dục. Thiếu phot pho trong khẩu phần ăn thì biểu hiện động dục khơng rõ
ràng, khó phát hiện gia súc động dục.Khi thiếu những nguyên tố này buồng
trứng thường nhỏ lại, một lượng kẽm đầy đủ sẽ làm tăng độ mắn đẻ làm giảm tỷ
lệ chết của phôi (Nguyễn Trọng Tiến, 1991).
Số lượng những nguyên tố khác nhau tham gia vào thành phần cơ thể
động vật dao động trong phạm vi rộng. Những loại có mặt trong cơ thể bằng 1020% được gọi là nguyên tố đa lượng, 5-10% là nguyên tố vi lượng, < 5% là
nguyên tố siêu vi lượng.
Như vậy cần xác định mức dinh dưỡng phù hợp và điều chỉnh sao cho
khẩu phần cân đối về từng dưỡng chất cho gia súc trong từng giai đoạn cụ thể.
Thời tiết khí hậu: Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, lượng mưa đều
có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe sản xuất sữa, sinh sản của bò.
Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp qua kích thích thần kinh – hormone điều
chỉnh duy trì thân nhiệt, hệ thống enzyme và các hormone khác.
23



Quản lý chăm sóc: Nếu chăm sóc quản lý khơng tốt bò gầy yếu, sảy thai,
mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh sản khoa sẽ làm khả năng sinh sản và sản xuất
sữa giảm. Không phát hiện động dục kịp thời, phối giống không đúng kỹ thuật,
phẩm chất tinh dịch kém… Là nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và đẻ của
gia súc cái.
2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.4.1. Những nghiên cứu trong nước
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh sản và những biện pháp
kỹ thuật để nâng cao khả năng sinh sản của bị. Việc sử dụng kích tố hướng sinh
sản để nâng cao khả năng sinh sản, khắc phục hiện tượng chậm sinh, và vô sinh
tạm thời đã được các nhà khoa học trong nước sử dụng. Các kích tố có thể sử
dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau và thu được nhiều kết quả tốt.
Kết quả thụ thai không khác nhau khi phối hợp giữa HCG hay GnRH với
PGF2α để gây động dục và dẫn tinh đồng loạt cho bò sữa sau khi đẻ trong cùng
một mùa và cùng một khoảng thời gian sau đẻ, nhưng khác nhau ở tỷ lệ thụ thai
của các nhóm bị ở các khoảng thời gian sau đẻ. Tỷ lệ chửa ở nhóm bị 90 ngày
sau đẻ đạt 40%, cịn nhóm bị 130 ngày sau đẻ đạt 70% (Quản Xuân Hữu,
2006). Số lần tiêm GnRH trong một chu kỳ gây động dục không ảnh hưởng đến
tỷ lệ thụ thai khi cho phối giống, nhưng có ảnh hưởng dương tính lên tỷ lệ động
dục ở bị khơng có chu kỳ và sau đẻ mà không làm ảnh hưởng tới chức năng của
thể vàng. Tiêm hai lần GnRH cách nhau 3 ngày, ngày thứ 7 tiêm PGF2α làm
tăng tỷ lệ bò biểu hiện động dục rõ nhưng không làm tăng tỷ lệ thụ thai.
Tỷ lệ động dục, thời gian động dục và tỷ lệ có thai khơng khác nhau ở bị
có chu kỳ và khơng có chu kỳ. Trạng thái của nỗn bào trước khi xử lý hormone
có ảnh hưởng đến kết quả. Nỗn bào có kích thước càng lớn thì tỷ lệ thụ thai
sau khi xử lý càng thấp (Nguyễn Xuân Trạch, 2004). Khi sử dụng kết hợp huyết
thanh ngựa chửa (HTNC) với progesterone, tác giả công bố, một liều 550 UI


24


HTNC tiêm sau khi kết thúc xử lý progesterone cho tỷ lệ rụng trứng ở bò cao
hơn liều 450 IU (95,4% so với 85,5%, P <0,05) mặc dù khơng có sự khác có ý
nghĩa giữa hai liều lượng trên về tỷ lệ thụ thai sau đó. Tuy nhiên, giữa liều
lượng HTNC và trạng thái chu kỳ tính của bị có tương tác có ý nghĩa lên tỷ lệ
thụ thai. Liều 450 IU tỏ ra tốt hơn cho bị đã có thể vàng, trong khi đó liều 550
IU lại tốt hơn với bị khơng có thể vàng (Nguyễn Xn Trạch, 2004). Nguyễn
Tấn Anh và cs. (1995) đã sử dụng HTNC cho bò sữa sinh sản và bò tơ đạt tỷ lệ
động dục tương ứng là 76,75% và 72,94%, tỷ lệ chửa là 76,05% và 73,38%. Sau
khi tiêm progesterone 6 -7 ngày đại bộ phận bò xuất hiện động dục, nhất là sau
khi tiêm HTNC và HCG. Ngoài ra, các chế phẩm của progesterone còn được
tẩm vào bọt biển rồi đặt vào âm đạo 10-12 ngày, ngày cuối cùng lấy ra tiêm
HTNC sẽ gây cho bò động dục đồng loạt. Để sử dụng progesterone gây động
dục ở bị, có nhiều phác đồ điều trị và liều lượng khác nhau, có thể dùng riêng
biệt hoặc kết hợp với HTNC và HCG. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh
Dương (1997), đã sử dụng 2 phác đồ sau để điều trị cho bò chậm sinh đạt hiệu
quả cao:
Một số nghiên cứu cũng đã xác định được những ngun nhân chính dẫn
đến tình trạng sinh sản kém của đàn bị sữa trong nước như: bị lai có tỷ lệ máu
Hà Lan cao (>87,5% HF), bò mới đẻ 1-2 lứa hoặc đẻ q nhiều (>6 lứa), bị có
năng suất sữa q cao (>25 lít/ ngày); có biểu hiện động dục yếu, thời điểm
TTNT không đúng, thiếu thức ăn xanh (đặc biệt vào mùa khô), hoặc thức ăn
tinh chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn hàng ngày... Hậu quả là rối loạn
hormone hướng sinh dục làm ảnh hưởng tới khả năng rụng trứng và tỷ lệ thụ
thai. Ngoài ra, khoảng thời gian từ khi phát hiện bò động dục đến khi thụ tinh
nhân tạo quá ngắn (<12 giờ) hoặc quá dài (>30 giờ) (Chung Anh Dũng, 2001).
2.4.2. Những nghiên cứu nước ngoài
Các tiến bộ kỹ thuật về chọn lọc di truyền giống, lai tạo con giống và dinh

dưỡng đã làm tăng đáng kể năng suất sữa. Tuy nhiên, việc tăng nhanh năng suất
25


×