Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đực duroc tại trại giống trường an nho quan ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.81 KB, 83 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
--------------------o0o-------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
“ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1
(LANDRACE x YORKSHINE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC TẠI
TRẠI GIỐNG TRƯỜNG AN -NHO QUAN - NINH BÌNH”

HÀ NỘI – 2021


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
--------------------o0o-------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
"ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
F1(LANDRACE x YORKSHINE) PHỐI VỚI ĐỰC
DUROCTẠI TRẠI GIỐNG TRƯỜNG ANNHO QUAN - NINH BÌNH”
Người thực hiện

: BÙI THỊ HỒNG TRANG

Lớp

: CNTYB


Khố

: 61

Mã sinh viên

: 610341

Chuyên ngành

: CHĂN NUÔI THÚ Y

Người hướng dẫn

: PGS.TS NGUYỄN BÁ MÙI

Bộ mơn

: SINH HỌC- TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Số liệu thu thập được trong q trình thực tập là do tơi trực tiếp làm, theo
dõi và ghi chép lại.
Các số liệu thu thập được là trung thực, khách quan và chưa từng được
công bố trong bất kì báo cáo nào trước đó.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn và thơng tin
trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày25 tháng 02năm
2021
Sinh viên

BÙI THỊ HỒNG TRANG




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng của bản
thân, tơi ln nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của nhiều cá nhân và tập thể.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc trường Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa chăn ni cùng tồn thể các thầy
giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dạy dỗ và
giúp đỡ tôi trong tồn khóa học.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy pgs. ts Nguyễn Bá
Mùi – Giảng viên bộ mơn Sinh học – tập tính động vật khoa Chăn nuôi – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi nhiệt
tình để tơi hồn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các kỹ thuật, công nhân viên làm
việc tại trang trại lợn Trường An đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực tập tại trại.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bố mẹ, anh chị em và
bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2021
Sinh viên

BÙI THỊ HỒNG TRANG


ii 


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii 
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii 
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii 
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... viii 
TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ....................................................... ix 
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 
1.1.

TÍCH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 1 

1.2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 2 

1.3.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. ........................................................................... 2 

Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3 
2.1.

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN ................................................ 3 


2.1.1. Giống lợn Duroc ......................................................................................... 3 
2.1.2. Đặc điểm của giống lợn Landrace .............................................................. 4 
2.1.3. Đặc điểm giống lợn Yorkshire ................................................................... 5 
2.1.4. Con lai F1(Landrace x Yorkshire) .............................................................. 6 
2.2.1. Lai giống ..................................................................................................... 6 
2.2.2. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai....................................... 7 
2.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc................................................................. 9 
2.3.2. Chu kỳ động dục ....................................................................................... 12 
2.3.3. Sự điều hòa chu kỳ sinh dục ..................................................................... 15 
2.3.4. Sự thụ tinh ................................................................................................. 16 
2.3.5. Sinh lý gia súc mang thai .......................................................................... 16 
2.3.6. Những biến đổi sinh lý chủ yếu của cơ thể mẹ khi có thai ...................... 17 
2.3.7. Sinh lý quá trình đẻ ................................................................................... 18 
2.3.8. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái ........................... 19 

iii 


2.4.

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN .. 22 

2.4.1. Yếu tố di truyền ........................................................................................ 22 
2.4.2. Yếu tố ngoại cảnh ..................................................................................... 24 
2.4.3. Ảnh hưởng của khí hậu:............................................................................ 28 
2.4.4. Tuổi và khối lượng phối giống ban đầu.................................................... 28 
2.4.5. Lứa đẻ ....................................................................................................... 28 
2.4.6. Ảnh hưởng của kỹ thuật, phương pháp và phương thức phối giống ........ 29 
2.4.7. Ảnh hưởng của thời gian nuôi con và số con để nuôi .............................. 29 
2.4.8. Ảnh hưởng của ni dưỡng chăm sóc ...................................................... 29 

2.4.9. Yếu tố bệnh tật .......................................................................................... 30 
2.5.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC ................... 30 

2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 30 
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 33 
Phần III.  ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG  VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 35 
3.1.

ÐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 35 

3.2.

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................... 35 

3.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 35 

3.3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của đàn lợn nái ....................................... 35 
3.3.2. Năng suất sinh sản chung và qua các lứa đẻ của đàn nái ......................... 35 
3.3.3. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa.......................................................... 36 
3.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 36

3.4.1. Thu thập số liệu gián tiếp ......................................................................... 36 
3.4.2. Theo dõi trực tiếp...................................................................................... 36 

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 37 
Phần IV. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CƠ SỞ ......................................................... 39 
4.1.

TÌNH HÌNH CHĂN NI CỦA TRANG TRẠI.................................... 39 

4.1.1. Cơ sở vật chất ........................................................................................... 39 

iv 


4.1.2. Quy mơ chăn ni ..................................................................................... 40 
4.1.3. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi tại trại ......................................................... 42 
Phần V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 52 
5.1.

NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1 (LxY) PHỐI VỚI ĐỰC
DUROC .................................................................................................... 52 

5.1.1. Một số chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn nái ......................................... 52 
5.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực
Duroc nuôi tại trang trại............................................................................ 54 
5.2.

NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1 (LxY) PHỐI VỚI ĐỰC
DUROC QUA CÁC LỨA ĐẺ TẠI TRANG TRẠI................................. 57 

5.2.1. Chỉ tiêu số con/ ổ của lợn nái lai F1 phối với đực Duroc qua các lứa đẻ. 57 
5.2.2. Một số chỉ tiêu khối lượng của lợn nái F1 (L×Y) phối với đực Duroc qua
các lứa đẻ .................................................................................................. 59 

5.3.

TIÊU TỐN THỨC ĂN CHO 1 KG LỢN CON CAI SỮA ...................... 65 

Phần VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 67 
6.1.

KẾT LUẬN .............................................................................................. 67 

6.2.

ĐỀ NGHỊ .................................................................................................. 67 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68 
PHỤ LỤC. MỘT SỐ HÌNH ẢNH .................................................................... 71 
 




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Năng suất sinh sản của một số giống lợn nái (Schimidin, 1980) ....... 23 
Bảng 2.2: Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản (Schmitten, 1988)..... 24 
Bảng 2.3: Thức ăn dành cho lợn nái mang thai ................................................ 25 
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn và giống tại trang trại trong 3 năm (2018- 2020) ............ 41 
Bảng 4.2: Chế độ ăn cho lợn nái sau khi đẻ ........................................................ 46 
Bảng 4.3. Những biểu hiện của lợn nái trước khi đẻ .......................................... 47 
Bảng 4.4: Lịch phòng bệnh bằng vacxin và hóa dược cho đàn lợn của trại ....... 49 
Bảng 5.1: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái F1 (LxY) phối với đực
Duroc ........................................................................................................ 52 

Bảng 5.2: Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái F1 (L×Y)  phối với đực
Duroc ........................................................................................................ 54 
Bảng 5.3: Chỉ tiêu số con/ ổ của lợn nái lai F1 phối với đực Duroc qua các lứa
đẻ ............................................................................................................... 57 
Bảng 5.4: Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con của lợn nái F1
(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc qua các lứa đẻ. ................... 59 
Bảng 5.5: Tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến cai sữa của lợn nái F1  (Landrace x
Yorkshire) phối với đực Duroc qua các lứa đẻ ......................................... 61 
Bảng 5.6: Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của lợn nái F1
(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc qua các lứa đẻ .................... 63 
Bảng 5.7: Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire)
phối với đực Duroc ................................................................................... 66 

vi 


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1 Chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ
của lợn nái lai F1 (LxY) phối với đực Duroc qua các lứa đẻ.................... 59 
Biểu đồ 5.2. Chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/con của nái lai F1 phối với đực Duroc
qua các lứa đẻ. .......................................................................................... 60 
Biểu đồ 5.3. Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con của nái lai F1 phối với đực Duroc
qua các lứa đẻ. .......................................................................................... 61 
Biểu đồ 5.4: Chỉ tiêu tỷ lệ sinh sống của nái F1 (LxY) phối với đực Duroc qua
các lứa đẻ. ................................................................................................. 62 
Biểu đồ 5.5: Chỉ tiêu tỷ lệ sống đến cai sữa của nái F1 (LxY) phối với đực
Duroc qua các lứa đẻ ................................................................................ 63 
Biểu đồ 5.6: Chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ của nái F1 (LxY) phối với đực Duroc
qua các lứa đẻ ........................................................................................... 64 
Biểu đồ 5.7: Chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ của nái F1 (LxY) phối với đực Duroc

qua các lứa đẻ. .......................................................................................... 65 

 
vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Bảng chữ cái viết tắt dùng trong khóa luận
cs

Cộng sự

CS

Cai sữa

D

Duroc

KLCS

Khối lượng cai sữa

KLSS

Khối lượng sơ sinh

L


Landrace

L×Y

LandracYorkshire



Thức ăn

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

Y

Yorkshire

 
viii


TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên tác giả: Bùi Thị Hồng trang Mã sinh viên: 610341
Tên đề tài: Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x
Yorkshine) phối với đực Duroc nuôi tại trại lợn Trường An -Nho Quan - Ninh
Bình.
Ngành: Chăn ni
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam


ix 


Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍCH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni lợn đóng vai trị rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho người tiêu dùng và xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn nước ta gặp rất nhiều khó khăn,
đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Tổng đàn lợn giảm đáng kể, giá cả thị trường leo thang gây khó khăn cho việc tái
đàn và khôi phục lại sản xuất của chăn nuôi lợn.
Để khắc phục hạn chế trên, nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện
nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lợn như cải tiến
chế độ chăm sóc, ni dưỡng, điều kiện chuồng trại chăn ni, chọn lọc tốt, ….
trong đó, việc nhập những giống lợn ngoại như: Yorkshire, Landrace, Duroc,
Piétrain..., để tiến hành nhân thuần và cho lai tạo trên cơ sở kết hợp một số đặc
điểm tốt của mỗi giống, dòng cao sản để sử dụng triệt để ưu thế lai được xem là
một giải pháp rất tích cực, đã được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả tốt.
Ninh Bình là địa phương có tổng đàn lợn lớn thứ 2 ở vùng Bắc Trung Bộ
và là nơi cung ứng sản phẩm lợn thịt lớn cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Những năm vừa qua việc cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống vật nuôi luôn
được các cấp, các ngành, nhất là ngành Nông nghiệp và PTNT đặc biệt quan tâm
và người chăn ni nhiệt tình ủng hộ, nên số lượng và chất lượng con giống lợn
trên địa bàn đã có chuyển biến đáng kể.Một số doanh nghiệp, trại chăn nuôi lợn
tại Ninh Bình đã nhập và ni các giống lợn ngoại như Yorkshire, Landrace,
Duroc, Pietrain từ nước ngồi về ni giữ duy trì đàn cụ, kỵ và phục vụ cơng tác
lai tạo giống. Tuy nhiên, năng suất sinh sản của đàn nái ngoại chưa được cao,
không đồng đều, chất lượng thịt chưa ổn định. Mặt khác việc đánh giá năng suất





sinh sản đang là một đòi hỏi cấp thiết đối với người làm công tác chọn giống và
nhân giống vật ni.
Xuất phát từ tình hình trên và để góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi
lợn ngoại trong điều kiện chăn nuôi hiên nay, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1
(LANDRACE & YORKSHINE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC’’ TRẠI GIỐNG
TRƯỜNG AN - NHO QUAN - NINH BÌNH
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1( Landrace x Yorkshine) qua
các lứa đẻ.
- Xác định tiêu tốn thức ăn tạo ra 1 kg lợn con cai sữa
- Xác dịnh cường độ sinh trưởng của lợn con trong thời gian theo mẹ
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
*Ý nghĩa khoa học:
Thực hiện đề tài là một kinh nghiệm thực tiễn quý báu góp phần nâng cao
hiểu biết cho bản thân. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thơng tin khoa
học, kiến thức hữu ích về khả năng sinh sản giống lợn F1(Landrace x Yorkshire)
phối với đực Duroc.
*Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá được khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản của giống lợn
F1(Landrace xYorkshire) phối với đực Duoc ni tại trại lợn giống Trường An
xã Xích Thổ - Nho Quan- Ninh bình, từ đó là cơ sở để giúp cơ sở đánh giá được
chất lượng đàn lợn nái và đưa ra những thay đổi phù hợp trong công tác giống
của cơ sở.





Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG LỢN
2.1.1. Giống lợn Duroc
Nguồn gốc
Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đơng nước Mỹ và vùng Corn Belt.
Dịng Duroc được tạo ra ở vung New York năm 1823 , bởi Isaac Frink. Giống
Duroc-Jersey có nguồn của hai dịng khác biệt Jersey đỏ của New Jersey và
Duroc của New York. Lợn Duroc được coi là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay
và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi hướng nạc và sử dụng thịt
nướng. Tuy nhiên lợn Duroc cần có chế độ dinh dưỡng cao và chăm sóc tốt mới
đạt được kết quả tốt.
Đặc điểm ngoại hình
Lợn tồn thân có lơng màu hung đỏ hoặc nâu đỏ, đầu to vừa phải, mõm
dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưng-mơng-đùi rất phát triển, đây
là giống tiêu biểu cho hướng nạc.
Đặc điểm sinh trưởng
Trọng lượng trưởng thành con đực trên 300 kg/con, con cái 200–
300 kg/con, tỷ lệ nạc cao. Chúng là giống lợn cho nhiều nạc, mỡ lưng mỏng (10
– 12 mm), nạc có sớ cơ dai, ít vân mỡ nên khơng ngon lắm, tỷ lệ nạc dày thịt có
thể 65%. Chúng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất
lượng thịt tốt. có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có
thể đạt 105–125 kg. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250–
280 kg. Ở 6 tháng tuổi lợn đạt khối lượng trung bình 70 – 80 kg, con nái trưởng
thành có thể đạt 200 – 250 kg.





Khả năng sinh sản
Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 – 1,8
lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, heo con trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, Pcs 12
– 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 – 8 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của heo
tốt. Tuy nhiên khả năng sinh sản của nái không cao, đẻ khoảng 7-9 con/lứa, nuôi
con kém. Lợn nái đẻ mỗi năm 1,8 lứa, mỗi lứa 8 – chín con, nái tiết sữa kém,
ni con kém, nhu cầu dinh dưỡng cao, sức kháng bệnh kém.
2.1.2. Đặc điểm của giống lợn Landrace
Nguồn gốc
Lợn Landrace là một giống lợn cao sản có nguồn gốc từ Đan Mạch và
được ni ở nhiều nơi trên thế giới. Lợn Landrace có rất nhiều ưu điểm như sinh
sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt
tốt, chúng thích nghi cao, chống bệnh tốt, nhanh lớn. Lợn Landrace được nuôi
để lấy thịt. Giống lợn này được nhập vào Việt Nam năm 1970 qua Cuba. Giống
lợn Landrace được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình
nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
Đặc điểm sinh trưởng
Tồn thân lợn có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to rủ xuống kín mặt,
tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài, vai-lưng-mơng-đùi rất phát triển, mơng đùi
to, mõm thẳng, mơng nở, ngoại hình thể chất vững chắc. Tồn thân có dáng hình
thoi nhọn giống như quả thủy lôi, do chúng nhiều hơn giống lợn khác 1-2 đôi
xương sườn nên thân rất dài. Các chỉ tiêu:


Trọng lượng trưởng thành 250 – 300 kg.




Tỷ lệ nạc từ 70 – 80%.



Thân thịt có 65% nạc.



Thịt ngon, mềm, sớ cơ ít dai.



Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,8 – 3,0 kg.






Đạt 100 kg khi được 160 – 170 ngày tuổi.



Số con đẻ trung bình 10-12/ổ.



Nái ni con, tiết sữa tốt.




Kháng bệnh tốt.



Chịu nóng tốt.



Kém thích nghi trong điều kiện thờI tiết nóng, nước chua phèn, mặn.

Đặc điểm sinh sản
Lợn Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều trung bình
đạt 1,8 – 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình
đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 –
9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt. Giống lợn này kén ăn và tương
đối đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao cũng phải có điều kiện chăm sóc tốt.
2.1.3. Đặc điểm giống lợn Yorkshire
Nguồn gốc
Đây là giống được nuôi rộng rãi nhất trên thế giới bởi khả năng thích nghi
rộng rãi cũng như khả năng sinh sản cao. Giống Yorkshire được nhập về Việt
Nam từ Liên Xô cũ (1964), Cuba (1978), Anh, Canada…
Đặc điểm sinh trưởng
Lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng nhanh. Lợn có khối lượng lớn, con
đực trưởng thành nặng từ 350 - 380 kg, dài thân 170 - 185 cm. Con cái trưởng
thành nặng từ 250 - 280 kg, khối lượng lúc 60 ngày tuổi đạt 16 - 20 kg/con. Lợn
vỗ béo đạt 100kg khoảng 5 - 6 tháng tuổi , tỉ lệ nạc đạt 52 - 55%, tuy nhiên có
thể đạt tỷ lệ nạc lên đến 55 – 60%.
Đặc điểm sinh sản
Lợn cái thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi và có thể phối giống lần đầu

khoảng 240 - 260 ngày, số con đẻ ra trên lứa cao từ 11 - 13 con, số lứa/nái/năm




là 2,0 – 2,2. Khối lượng sơ sinh/con từ 1,3 - 1,4kg/con, khối lượng 60 ngày tuổi
từ 16 – 18kg/con.
2.1.4. Con lai F1(Landrace x Yorkshire)
Hiện tại Yorkshire và Landrace được phối với nhau để tạo ra đàn nái bố
mẹ vừa dễ ni lại có khả năng sinh sản cao, đàn lợn ni thịt có năng suất, chất
lượng thịt cao khi cho lai với các đực giống có tỷ lệ nạc cao như Duroc,
Pietrain… Do vậy công thức lai này đang được dùng rộng rãi, nhằm nâng cao
kinh tế, chất lượng thương phẩm.
Cách được sử dụng trong lai tạo giống Yorkshire và Landrace ban đầu


Đực Landrace phối với cái Yorkshire cho ra con lai Landrace x

Yorkshire, hay F1(Landrace x Yorkshire). Khối lượng con cai sữa tăng 0,65-3,29
kg/ổ.
Đặc điểm của giống lai giữa lợn Landrace và Yorkshire là toàn thân màu
trắng, tai to bình thường hơi nghiêng (khơng rủ xuống mặt cũng khơng dựng
đứng), có thân hình dài trịn, chân cao vững chắc, mông vai nở vừa, dáng làm
mẹ tốt, bầu vú phát triển tốt và có số vú trên 13 núm, nuôi con khéo.
Theo Nguyễn Thị Viễn và cộng sự (2004), tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn 4-11
ngày, giảm được số ngày động dục sau cai sữa từ 0,25-2,42 ngày; Khối lượng
lợn con cai sữa tăng từ 0,65-3,29 kg/ổ. Ưu thế lai về tính trạng sinh sản của
nhóm nái lai LY/YL đạt từ 0,99-7,11% và tính trạng tăng trọng g/ngày giai đoạn
từ 90-150 ngày tuổi (kiểm tra năng suất cá thể) đã cải thiện từ 2,03 -3,48%.
2.2. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI

2.2.1. Lai giống
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống
khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng
khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống
hơn lai các dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự nhau
(Nguyễn Hải Quân và cộng sự, 1995)[21].




Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn
tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của
quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai đối
với một số tính trạng nhất định.
2.2.2. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai
2.2.2.1. Ưu thế lai
Thuật ngữ ưu thế lai được đề xuất bởi Shull (1914) và được ứng dụng
rộng rãi trong nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ưu thế lai là hiện tượng con sinh ra có sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn,
chống chịu tốt với bệnh tật và các điều kiện bất lợi của môi trường, sức sản xuất
cao hơn đời bố mẹ.
Ưu thế lai hoàn toàn ngược lại với suy thoái cận huyết và sự suy giảm sức
sống do cận huyết được khắc phục trở lại khi lai giống.
Mức độ ưu thế lai của một tính trạng được tính theo cơng thức
H (%) =

x 100

Trong đó:

H(%): Ưu thế lai
AB: Gía trị kiểu hình của con lai bố A mẹ B
BA: Giá trị kiểu hình của con lai bố B mẹ A
A: Giá trị kiểu hình của giống (dịng) A
B: Gía trị kiểu hình của giống (dịng) B
Cơ sở của ưu thế lai chưa hoàn toàn rõ ràng song có một số giải thích về
hiện tượng này
 Thuyết tập trung các gen trội có lợi: Các nhân tố di truyền tác động có
lợi lên sự sinh trưởng và sức sản xuất là trội khơng hồn tồn, cịn những nhân




tố tác động bất lợi lên những tính trạng này là gen lặn. Cho nên khi các cá thể lai
với nhau, đời sau sẽ tập hợp được nhiều gen trội có lợi hơn dẫn đến ưu thế lai.
 Thuyết dị hợp và siêu trội: Người ta cho rằng các alen khác nhau của
cùng một locut vốn sẵn có đối với cơ thể lai dị hợp là quan trọng đối với các q
trình tổng hợp hóa sinh khác nhau và tốt hơn so với các alen đồng hợp, đồng
thời đảm bảo tính đa dạng cần thiết cho các chức năng sinh lý trong sự phát triển
của cơ thể.
+ Giả thiết siêu trội theo Shull (1914) là sự phát triển tiếp nối của thuyết
dị hợp. Theo thuyết này, tương tác giữa các alen ở trạng thái dị hợp mạnh hơn
với các alen ở trạng thái đồng hợp, kết quả là hiệu ứng ưu thế lai ở con lai
lớn hơn tất cả các hiệu ứng của alen ở cả hai bố mẹ (Nguyễn Thiện và CS,2000).
- Tương tác gen: Cho rằng lai giống đã hình thành lên các tổ hợp gen mới
trong đó có tác động tương hỗ giữa các alen khơng cùng locus là nguyên nhân
tạo ra ưu thế lai
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai
- Tổ hợp lai: Ưu thế lai là đặc trưng cho mỗi tổ hợp lai, mức độ ưu thế lai
đạt được có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Ưu thế lai của mẹ có lợi

cho đời con, ảnh hưởng tới số con trên ổ và tốc độ sinh trưởng của đàn con. Ưu
thế lai của bố thể hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai.
Ưu thế lai cá thể ảnh hưởng tới sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở
giai đoạn sau cai sữa. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/ nái/ năm tăng 5 10%, khi lai ba giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/ nái/ năm tăng tới 10
- 15%, số con cai sữa/ ổ nhiều hơn 1 – 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng
1kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998).
 Tính trạng
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di
truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những




tính trạng liên quan đến khả năng ni sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai
cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy
để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh
hơn, hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau; số con đẻ ra/ổ có ưu thế
lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể 9%,
ưu thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể
12%; ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000)[73].
 Sự khác biệt giữa bố và mẹ
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng
khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng
càng lớn bấy nhiêu. Lasley (1974)[17] cho biết: nếu các giống hay các dòng đồng hợp
tử đối với một tính trạng nào đó thì mức dị hợp tử cao nhất ở F1, với sự phân li của các
gen trong các thế hệ sau mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế
lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu
tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu

thế lai.
2.3. ÐẶC ĐIỂM SINH LÝ, SINH DỤC CỦA LỢN
Đặc điểm sinh lý sinh dục đặc trưng riêng cho từng lồi từng giống và có
tính ổn định. Đặc điểm này được duy trì và ln được củng cố hồn thiện qua
các thế hệ thơng qua chọn lọc, chịu sự chi phối của cả yếu tố ngoại cảnh và di
truyền.
2.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc
2.3.1.1. Sự thành thục về tính
Sự thành thục về tính là khi con vật có đầy đủ biểu hiện về động dục, nếu
được phối giống sẽ thụ thai và đẻ con. Tuy nhiên lần động dục này chỉ báo hiệu
cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái.




 Biểu hiện của lợn cái khi thành thục về tính :
+ Cơ thể đã phát triển đầy đủ, bộ máy sinh dục tương đối hoàn thiện, con
cái xuất hiện chu kì động dục lần đầu, con đực sinh tinh. Lúc này, tinh trùng
trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.
+ Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp : bẹ vú phát triển và lộ rõ hai
hàng vú, âm hộ to lên hồng hào.
+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục : lợn có biểu hiện nhảy cưỡi lên lưng
nhau, con cái động dục, con đực có phản xạ giao phối.
 Ở lợn cái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như :
giống, chế độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại,…
+ Giống : Ở lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần,
ở lợn nội thường từ 4 – 5 tháng tuổi (120 – 150 ngày), ở lợn ngoại(180 – 210
ngày) theo Võ Trọng Hốt và cs (2000). Thời điểm rụng trứng lần đầu tiên sảy ra
vào lúc 3 – 4 tháng tuổi đối với các giống lợn thành thục sớm (lợn nội và một số
giống lợn Trung Quốc) và 6 – 7 tháng tuổi đối với hầu hết các giống lơn phổ

biến ở các nước phát triển (Rothschild và Bidanel, 1998). Kết quả nghiên cứu
của Phùng Thị Vân và cs (1998) cho biết, lợn Landrace có tuổi thành thục về
tính là 213,1 ngày, lợn Yorkshire là 219,4 ngày.
+ Chế độ dinh dưỡng : có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính
của lợn cái. Thường những lợn được chăm sóc và ni dưỡng tốt thì tuổi thành
thục về tính sớm hơn những lợn được ni trong điều kiện dinh dưỡng kém.
Theo Gurger (1972) lợn cái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành
thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là
80kg và nếu là hạn chế thức ăn thì thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày
tuổi (trên 7 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể 48,4kg.
Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998) để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu
cầu dinh dưỡng đối với cái hậu bị cần chú ý đến cách cho ăn hạn chế đến lúc
phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) là 2kg/con/ngày (khẩu phần 14%

 
10


Protein). Điều chỉnh thức ăn để khối lượng đạt 120 – 140kg ở chu kỳ động dục
thứ 3 và phối giống, trước khi phối giống 14 ngày phải tăng lượng thức ăn 1 –
1,5kg có bổ sung khống và vitamin giúp cho lợn nái ăn được nhiều, nhằm tăng
số trứng rụng. Sau khi phối giống cần thay đổi chế độ ăn, chuyển chế độ ăn ở
mức cao vào giai đoạn chửa đầu kỳ thì tỷ lệ chết phơi cao hạn chế số con đẻ ra
trên ổ.
Nước uống : nhu cầu nước uống đối với lợn nái chửa mỗi ngày cần 9 – 15
lít nước và thải 4 – 5 lít, nước nên cho uống tự do.
+ Mùa vụ và thời gian chiếu sáng : Mùa vụ là một trong những yếu tố làm
ảnh hưởng rõ rệt tới thành thục về sinh dục. Theo Lê Xuân Cương (1986) ở mùa
hè, lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa đơng. Điều này có thể do
mùa hè nhiệt độ nóng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ

mùa hè cao, độ dài ngày giảm làm ảnh hưởng đến mức tăng trọng, nhiệt độ quá
thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng tới thành thục về tính của lợn. Vì vậy cần phải
có biện pháp điều hịa thời gian chiếu sáng trong ngày thích hợp là 12 giờ bằng
ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo sẽ làm cho lợn cái động dục sớm hơn so với
những con lợn có thời gian chiếu sáng thấp hơn trong ngày.
+ Mật độ nuôi nhốt : Mật độ nuôi nhốt đông trên một diện tích trong suốt
thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi cái hậu bị
tách biệt đàn trong thời kì phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi nhốt
cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính dục so với lợn cái
được ni nhốt theo nhóm.
+ Ảnh hưởng của lợn đực : Lợn cái hậu bị thành thục về tính sớm hay
muộn phụ thuộc rất nhiều vào con đực với các yếu tố ảnh hưởng như : tuổi con
đực, số lần tiếp xúc và thời gian tiếp xúc.
Theo nghiên cứu của Hughes (1975), những lợn đực dưới 10 tháng tuổi
khơng có tác dục trong việc kích thích phát triển động dục, bởi vì với những lợn
đực cịn non chưa tiết feromon, đây là thành phần cần thiết trong tuyến nước bọt

 
11


của con đực (3 – α androsterol) được truyền trực tiếp cho con cái qua đường
miệng. Nhưng nếu chỉ có feromon mà khơng thấy có mặt của lợn đực thì tác
dụng kích thích tương đối thấp.
Theo Hughes và James (1996), lợn cái hậu bị đạt 90kg thể trọng trở lên ở
165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực, mỗi lần 15 – 20 phút thì tới
83% lợn cái động dục lần đầu.
2.3.1.2. Sự thành thục về thể vóc
Khi đã thành thục về tính con vật vẫn tiếp tục sinh trưởng, phát triển để
hồn thiện về thể vóc. Hồn thiện về thể vóc là tuổi mà con vật đã có sự phát

triển hồn thiện về ngoại hình, xương đã được cốt hố hồn tồn, tầm vóc ổn
định... đây mới là thời điểm tốt nhất để con vật thực hiện các hoạt động sinh sản.
Tuổi thành thục về thể vóc bao giờ cũng muộn hơn tuổi thành thục về
tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục đầu tiên. Lúc
này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn
thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ khơng tốt. Vì lợn mẹ có thể thụ
thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng
đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn cịn hẹp
nên dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của
lợn nái sau này.
2.3.2. Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục đươc bắt đầu từ khi lợn cái thành thục về tính, nó tiếp
tục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể già yếu. Khi cơ thể thành thục về
tính thì xuất hiện hiện tượng động dục, hiện tượng này được lặp đi lặp lại sau
một thời gian nhất định gọi là chu kỳ động dục. Một thời kỳ động dục thường
kéo dài 20 – 22 ngày, nhưng có thể xê dịch trong phạm vi 18 – 25 ngày, trung
bình là 21 ngày. Theo Diehl và cs (1998), chu kỳ động dục là một quá trình sinh
lý phức tạp sau khi tồn bộ cơ thể đã phát triển hồn hảo, khơng có thai và cơ

 
12


thể khơng bị bệnh lý, thì cứ sau một khoảng thời gian nhất định tính từ ngày đầu
tiên của lần động dục trước đến lần động dục sau có những biểu hiện:
Cụ thể nhất là cơ quan sinh dục của con cái có biến đổi như âm hộ, âm
đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động niêm dịch
đường sinh dục được phân tiết con cái có phản xạ tính dục.
Chu kì động dục của lợn cái được điều khiển bởi thần kinh và hormone
của vùng dưới đồi tuyến yên. Bên trong buồng trứng có quá trình nỗn bào

thành thục, chín và rụng. Có thể nói, chu kì động dục chính là khoảng thời gian
giữa hai kỳ rụng trứng liên tiếp. Mỗi lần xuất hiện trứng rụng thì tồn bộ cơ thể
nói chung và đặc biệt cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi hình
thái, cấu tạo và chức năng sinh lý. Những biến đổi đó lặp đi lặp lại có tính chất
chu kỳ nên gọi là chu kỳ tính. Một chu kỳ tính thường trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước động dục: Kéo dài 2 – 3 ngày là khoảng thời gian từ khi
thể vàng của chu kỳ trước tiêu biến đến khi gia súc bắt đầu xuất hiện động dục ở
chu kỳ tiếp theo. Dưới tác dụng kích thích của FSH thì tế bào trứng phát triển và
phân chia, sinh trưởng. Khi các tế bào trứng sinh trưởng nó tiết oestrogen kích
thích cơ quan sinh dục cái phát triển, vách ống dẫn trứng, nhung mao, màng
nhày tử cung, âm đạo tăng sinh và tăng cung cấp máu, chuẩn bị sẵn sang đón
hợp tử. Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết. Dưới tác dụng của FSH
làm trứng sinh trưởng chín, nổi cộm lên bề mặt buồng trứng. Biểu hiện bên
ngồi: âm mơn hơi bóng mọng, bỏ ăn, hay kêu rống, đái dắt, cổ tử cung hé mở
nhưng chưa chịu đực.
- Giai đoạn động dục: kéo dài 2 – 3 ngày, gồm 3 thời kỳ liên tiếp: hưng
phấn, chịu đực và hết chịu đực. Dưới tác dụng của LH, tế bào trứng chín rụng,
tiết ostrogen làm thần kinh con vật hưng phấn cao độ. Lúc này lượng Ostrogen
tiết ra đạt mức cao nhất là 120mg% trong khi mức bình thường là 64mg%. Các
biến đổi của cơ quan sinh dục rõ rệt nhất, con vật hưng phấn: đứng nằm khơng
n, phá chuồng, ăn uống giảm, kêu rít, đứng trong trạng thái ngẩn ngơ, thích

 
13


gần đực, khi gần đực đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực: đuôi cong lệch sang một
bên, hai chân sau dạng ra hơi khụy xuống. Phối ở giai đoạn này sẽ cho tỷ lệ thụ
thai cao.
Sau khi động dục 24 – 30h thì trứng rụng, thời gian rụng trứng kéo dài 10

– 15h, vì vậy nên phối hai lần để tăng tỷ lệ thụ thai.
Tùy theo giống lợn mà thời gian rụng trứng dài hay ngắn, trung bình 6 –
8h, ở lợn cái hậu bị thì có thể 10h. Ở lợn trưởng thành số trứng rụng trong một
chu kỳ động dục là 15 – 25 trứng, còn ở lợn hậu bị là 8 – 14 trứng. Tuy nhiên
trứng rụng nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ GnRH (thích hợp
LH/FSH là 3/1) có trong máu và chế độ dinh dưỡng.
- Giai đoạn sau động dục: kéo dài 3 – 4 ngày. Sau khi trứng rụng trên
buồng trứng hình thành xoang máu, LH kích thích tế bào hạt chứa sắc tố vàng,
thể vàng dần được hình thành. Khi hình thành thể vàng tiết Progesterone ức chế
GnRH làm trứng khơng sinh trưởng, chín và rụng. Progesterone ức chế thần
kinh con vật từ trạng thái hưng phấn sang ức chế, trầm tĩnh. Lúc này tồn bộ cơ
thể nói chung và cơ quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình
thường.
- Giai đoạn yên tĩnh: chiếm phần lớn thời gian kéo dài 12 – 14 ngày. Các
biểu hiện về tính của gia súc n tĩnh hồn toàn. Trong buồng trứng sau khi
trứng rụng 14 ngày, tử cung tiết gây co mạch nuôi thể vàng và sẽ tiêu hủy trong
24h, lượng progesterone giảm dần không ức chế tiết FSH và LH. Sự phát dục
của noãn bào bắt đầu nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt buồng trứng.
Trong suốt quá trình động dục nếu trứng rụng thì thể vàng tồn tại suốt 2/3
thời gian gia súc mang thai và tiết ra hormone progesterone có tác dụng an thai,
ức chế q trình rụng trứng. Ở thời gian ni con dưới tác dụng của prolactin,
oxytocin, progesterone làm cho quá trình rụng trứng bị trì trệ cho nên hiện tượng
động dục khơng xảy ra, thường thì sau khi cai sữa thì chu kỳ tính dần được hồi
phục và xuất hiện trở lại sau khi cai sữa 5 - 8 ngày. Nếu sau khi rụng trứng mà

 
14



×