Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá năng suất sinh sản và chất lượng trứng của giống gà ai cập d310 nuôi tại trại thí nghiệm khoa chăn nuôi học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.03 KB, 53 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CHẤT LƢỢNG
TRỨNG CỦA GIỐNG GÀ AI CẬP D310 NI TẠI TRẠI
THÍ NGHIỆM KHOA CHĂN NUÔI HVNN VIỆT NAM’’

NGƢỜI HƢỚNG DẪN

: TS. LÊ VIỆT PHƢƠNG

BỘ MÔN

: DINH DƢỠNG – THỨC ĂN

NGƢỜI THỰC HIỆN

: LÊ HỮU PHƢỚC

MÃ SINH VIÊN

: 590432

LỚP

: K59CNTYA

NGÀNH


: CHĂN NUÔI- THÚ Y

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan số liệu thu đƣợc trong quá trình thực tập này là do em
trực tiếp thực hiện, theo dõi và ghi chép hàng ngày.
Kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và đƣợc thực hiện
nghiêm túc, khách quan.
Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận này là trung thực. Mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã đƣợc cám ơn và đây là kết quả
nghiên cứu của em.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2021
Lê Hữu Phƣớc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Chăn nuôi, Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, đến nay em đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân
dịp này em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
Thầy Ts. Lê Việt Phƣơng thuộc bộ môn Dinh Dƣỡng – Thức ăn đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt q trình triển
khai và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Dinh dƣỡng –
Thức ăn; các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi và các thầy, cô giáo công tác
tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, những ngƣời đã quan tâm, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và thực tập tại trại của khoa chăn nuôi.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và bạn
bè, những ngƣời đã luôn quan tâm, cổ vũ và động viên, giúp đỡ em trong suốt
q trình học tập, rèn luyện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Lê Hữu Phước

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC ĐỒ THỊ ...................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
PHẦN I . MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 2
PHẦN II . TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1 GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ĐẺ AI cẬP TRẮNG.................................... 3
2.2 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIA CẦM .................................................. 3
2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ trứng.................................................... 4
2.2.2. Một số chỉ tiêu về chất lƣợng trứng .......................................................... 5
2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm ...................... 8
2.2.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm ......................................... 12
2.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN .......................................................... 13

2.4. TÌNH HÌNH TRONG NƢỚC VÀ NGỒI NƢỚC .................................. 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................... 14
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 15
PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 17
3.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN ............................ 17
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 17
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 17
3.1.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 17
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 17
3.2.1. Năng suất và chất lƣợng trứng ................................................................ 17
iii


3.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn và ƣớc tính hiệu quả kinh tế ......................... 17
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 17
3.3.1. Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 17
3.3.2. Chăm sóc và nuôi dƣỡng ........................................................................ 18
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và cơng thức tính .................................................. 21
PHẦN IV . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 25
4.1. NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG TRỨNG ................................................. 25
4.1.1. Sức sản xuất trứng .................................................................................. 25
4.1.2 Các chỉ tiêu về chất lƣợng trứng .............................................................. 32
4.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ƢỚC TÍNH HIỆU QUẢ KINH
TẾ CHĂN NUÔI .............................................................................................. 36
4.2.1. Lƣợng thức ăn thu nhận .......................................................................... 36
4.2.2. Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm ............................................ 37
4.2.3. Ƣớc tính hiệu quả chăn ni gà đẻ Ai Cập trắng ................................... 39
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 41
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 41
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 42

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.0. Tuổi thành thục sinh dục .................................................................. 26
Bảng 4.1: Tỷ lệ đẻ của gà Ai Cập Trắng theo từng tuần đẻ ............................. 27
Bảng 4.3: Năng suất trứng theo từng tuần đẻ ................................................... 29
Bảng 4.4. Tỷ lệ hao hụt của đàn gà Ai Cập qua 12 tuần đẻ ............................. 31
Bảng 4.5. Chỉ tiêu chất lƣợng trứng ................................................................. 33
Tháng thứ 1 ....................................................................................................... 33
Bảng 4.6: Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm ..................................... 37
(TTTA/10 quả trứng) ........................................................................................ 37
Bảng 4.7. Sơ bộ ƣớc tính giá thành và lợi nhuận trứng gà Ai cập ................... 40

v


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ đẻ của gà Ai Cập trắng qua các tuần đẻ (%) ......................... 28
Đồ thị 4.2. Năng suất trứng theo từng tuần đẻ (Quả/mái/tuần) ........................ 30
Đồ thị 4.4. Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm .................................... 38

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KL


: Khối lƣợng

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

TA

: Thức ăn

Cs

: Cộng sự

TCVN

: Tiêu chẩn Việt Nam

CSHD

: Chỉ số hình dạng

NST

: Năng suất trứng

vii



PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm từ lâu đã gắn bó với đời sống của ngƣời nơng dân và
đóng một vai trị quan trọng trong việc cung cấp thịt, trứng cho nhu cầu tiêu
dùng của xã hội. Theo số liệu thống kê của 3 năm (2016-2018) của Cục Chăn
ni thì tổng sản lƣợng thịt gia cầm chiếm 17,5-19% so với tổng sản lƣợng thịt
các loại, tăng trƣởng bình quân qua 3 năm đạt 6,83%; thịt gà tăng trƣởng bình
qn 6,46%, trong đó thịt gà ni cơng nghiệp tăng trƣởng bình quân là cao
nhất 8,89%; thịt thủy cầm tăng cao tới 8,09% trong đó thịt vịt tăng 8,75%,
ngan tăng trƣởng bình quân 5,49%, ngỗng tăng trƣởng cao nhất là gần 22%.
Sản lƣợng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, thịt gà gần 840 ngàn tấn chiếm
76,5%, thịt thủy cầm gần 258 ngàn tấn chiếm 23,5%.
Ngày nay, đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm
không ngừng tăng cao, không những yêu cầu tăng về số lƣợng mà chất lƣợng
thịt và trứng cũng phải đƣợc tăng cao. Trƣớc các yêu cầu đó của ngƣời tiêu
dùng, trong những năm qua, bên cạnh nhiều giống gà mới có năng suất cao và
chất lƣợng tốt đƣợc lai tạo để đƣa vào sản xuất cịn có nhiều giống gia cầm
siêu thịt, các giống gia cầm siêu trứng từ nguồn nhập nội đƣợc sử dụng trong
chăn nuôi. Một trong những giống gà nhập nội đƣợc nuôi phổ biến cho năng
suất và chất lƣợng thịt, trứng tốt hiện nay phải kể đến giống gà Ai Cập.
Gà Ai Cập hay còn gọi là gà Fayoumi là một giống gà có nguồn gốc từ
vùng Ai Cập và đƣợc nhập vào Việt Nam từ năm 1997. Trứng gà Ai Cập nhỏ
nhƣng lòng đỏ to, thơm ngon. Xuất bán ra thị trƣờng giá dao động từ 3.000 5.000 đ/quả, giá bán ngang bằng với giá gà kiến, gà ri và cao gần gấp 2 so với
gà công nghiệp, thịt gà Ai Cập thƣơng phẩm cũng đƣợc đánh giá cao, bởi thịt
săn chắc, thơm ngon với giá từ 70 – 110 ngàn đồng/kg.

1



Chăn nuôi gà Ai Cập hƣớng trứng theo con đƣờng thâm canh cơng
nghiệp hóa, chăn ni đã trở thành một trong những nghề phát triển khá nhanh.
Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững các trang trại nuôi gà Ai Cập địi
hỏi ngƣời ni cần nắm rõ quy trình chăm sóc, ni dƣỡng, đặc điểm của
giống gà đặc biệt là khả năng sinh sản của giống gà Ai Cập. Để góp phần
đánh giá sức sản xuất và chất lƣợng trứng của giống gà Ai Cập trong điều
kiện chăn nuôi tại trại thực nghiệm của khoa Chăn Nuôi, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài sau:
“ ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
CỦA GIỐNG GÀ AI CẬP D310 NI TẠI TRẠI THÍ NGHIỆM KHOA
CHĂN NI, HVNN VIỆT NAM ”
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá sản lƣợng trứng, chất lƣợng trứng của gà Ai Cập trắng D310
- Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và ƣớc tính hiệu quả kinh tế chăn
ni gà Ai Cập trắng đẻ trứng D310

2


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ĐẺ AI cẬP TRẮNG
Gà siêu trứng ai cập lông trắng là một giống gà có nguồn gốc từ vùng Ai
Cập và đƣợc nhân giống từ lâu. Gà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con cái có
thân hình nhỏ nhẹ. Gà này có chân cao, rất nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon,
chúng có bộ lơng trắng, chân chì, cổ dài, lông đuôi mào cờ đỏ tƣơi, da trắng,
chân màu vàng.

Đây là giống gà cao sản và cho năng suất cao về trứng. Gà mái lúc 19
tuần tuổi chỉ đạt hơn 1kg đến 1,5kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ. Gà có khả năng
chống chịu bệnh tật tốt, chịu đƣợc kham khổ, có thể ni nhốt hoặc thả vƣờn.
Ghép gà trống với gà mái theo tỷ lệ 1/8 đến 1/10. Gà đẻ chỉ cho năng suất cao
trong vòng một năm đầu. Theo một số tài liệu giống Gà Ai Cập cho năng suất
trứng đạt 250-280 quả/mái/năm, trung bình từ 200-210 trứng/năm. Sản lƣợng
trứng chỉ đạt 141 quả, năng suất trứng có thể đạt 195-205 quả ở mức 72 tuần
tuổi, tỷ lệ đẻ trứng cao, thời kỳ sinh sản đạt tỷ lệ 85% trong đó khoảng trên
80% trứng to và đều.Trứng chúng rất ngon, ngon hơn các loại trứng gà khác, tỷ
lệ lịng đỏ cao, trứng có tỷ lệ lịng đỏ chiếm 34%. Nhƣ vậy, giống Gà Ai Cập
trắng cho năng suất và chất lƣợng trứng tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu về sản xuất
trƣớc mắt cũng nhƣ về lâu dài.
2.2 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GIA CẦM
Sinh sản là chỉ tiêu cần đƣợc quan tâm lâu dài trong công tác giống
gia cầm, , nhằm tăng số lƣợng và chất lƣợng con giống. . Các tính trạng
sinh sản nhƣ: tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, khối lƣợng trứng,
tỷ lệ ấp nở…là khác nhau giữa giống hƣớng trứng với giống hƣớng thịt và
giống kiêm dụng.

3


Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: yếu
tố di truyền, giống, dòng, thức ăn, chăm sóc ni dƣỡng, chế độ chiếu sáng,
phƣơng thức nuôi,..
2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ trứng
- Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi mà gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên,
gia cầm trống đạp mái có thể cho trứng thụ tinh. Tuổi thành thục sinh dục sớm
hay muộn do yêu tố di truyền quy định. Tuy vậy, tuổi thành thục sinh dục của

gia cầm trống ít có ý nghĩa cịn đối với gia cầm mái lại có ý nghĩa rất quan
trọng trong chăn nuôi.
Theo Brandsch and Bilchel (1978) cho biết tuổi đẻ quả trứng đầu và
khối lƣợng cơ thể có tƣơng quan nghịch. Ngồi yếu tố giống thì sự khác nhau
về phƣơng thức nuôi dƣỡng, chế độ chiếu sáng (là mùa vụ đối với chăn thả tự
nhiên) có ảnh hƣởng tới tuổi đẻ đầu của gia cầm
Gia cầm đẻ càng sớm thì càng có khả năng đẻ trứng nhiều và hiệu quả
kinh tế càng cao. Nhƣng nếu đẻ quá sớm thì ảnh hƣởng đến khối lƣợng trứng,
thời gian khai thác trứng giảm đi vì khi đó gia cầm chƣa đạt đến khối lƣợng
nhất định. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài yếu tố
di truyền đó là chế độ chăm sóc, ni dƣỡng trong giai đoạn hậu bị, cần phải
chăm sóc gia cầm giai đoạn hậu bị sao cho tuổi đẻ quả trứng đầu tiên phù hợp
với sự phát triển của cơ thể, đạt khối lƣợng theo yêu cầu của giống để khi đẻ
gia cầm vừa cho năng suất cao vừa đạt khối lƣợng trứng theo yêu cầu lại có
thời gian khai thác trứng dài. Trong một đàn giống gia cầm quần thể, tuổi đẻ
của đàn giống đƣợc xác định là lúc đàn đẻ đƣợc 5% tổng số cá thế mái trong
đàn. Tuổi đẻ từng giống khác nhau thì khác nhau. Gia cầm hƣớng trứng có tuổi
đẻ sớm hơn gia cầm kiêm dụng và hƣớng thịt.
- Năng suất trứng
Năng suất trứng là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với gia cầm hƣớng trứng,
và cũng là chỉ tiêu quan trọng đối với gia cầm kiêm dụng và hƣớng thịt. Đồng
4


thời đây cũng là đặc điểm sinh vật học quan trọng nhất đối với con mái và là
chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi.
Năng suất trứng là số trứng gia cầm mái đẻ ra trong một đơn vị thời
gian. Thông thƣờng ngƣời ta tính năng suất trứng cho một năm, cũng có khi
tính năng suất trứng trong một năm sinh học (365 ngày hoặc 500 ngày kể từ
khi gia cầm nở ra). Các hãng gia cầm nổi tiếng trên thế gới nhƣ Shaver,

Lohman... sản lƣợng trứng tính phổ biết nhất dến 70, 80 tuần tuổi.
Năng suất trứng phụ thuộc vào loài, giống, đặc điểm cá thể, hƣớng sản
xuất, tuổi, chế độ dinh dƣỡng, các điều kiện ngoại cảnh khác. Theo Fairful and
Growe (1990), khi điều kiện mơi trƣờng thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh
dƣỡng...) nhiều gen tham gia điều khiển tất cả các quá trình liên quan đến sản
xuất trứng hoạt động cho phép gia cầm phát huy đƣợc đầy đủ tiềm năng di
truyền của chúng.
- Tỷ lệ đẻ
Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất trứng. Tỷ lệ đẻ tính bằng
tỷ lệ phần trăm giữa khối lƣợng trứng đẻ ra của đàn gà thƣơng phẩm và số gà
có mặt tại thời điểm đó. Cƣờng độ đẻ trứng phụ thuộc vào chu kỳ đẻ trứng, chu
kỳ đẻ trứng chinh lag thời gian gia cầm đẻ liên lục không ngắt quãng.
2.2.2. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng
Khối lượng trứng
Khối lƣợng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lƣợng trứng và cả sản lƣợng trứng tuyệt đối của gia cầm. Hai giống gà có sản
lƣợng trứng giống nhau nhƣng khối lƣợng trứng khác nhau thì tổng khối lƣợng
trứng rất khác nhau, do đó ảnh hƣởng đến thu nhập, sản lƣợng và giá cả (Bùi
Hữu Đoàn và CS, 2011). Khối lƣợng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ
loài, giống, hƣớng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dƣỡng, tuổi gà mái, khối lƣợng
gà mái... Sản lƣợng trứng có hệ số di truyền tƣơng đối cao (h 2 > 0,6). Khối
lƣợng trứng tăng dần từ khi đẻ bói, cho đến khi đẻ đỉnh cao thì ổn định.

5


Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khối lƣợng trứng gà. Gà đẻ sớm trứng
sẽ nhỏ, tuổi càng cao khối lƣợng trứng càng lớn. Chế độ chiếu sáng cũng ảnh
hƣởng đến khối lƣợng trứng gà. Dinh dƣỡng cũng ảnh hƣởng rõ rệt đến khối
lƣợng trứng gà. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi khẩu phần ăn thiếu lysine hoặc

methionine hay thiếu cả hai axit amin này khối lƣợng trứng gà sẽ giảm rõ rệt.
Thiếu lysine ảnh hƣởng chủ yếu đến lòng đỏ, còn thiếu methionine ảnh hƣởng
chủ yếu tới lòng trắng. Thiếu vitamin B ảnh hƣởng tới sản lƣợng trứng, thiếu
vitamin D ảnh hƣởng tới độ dày của vỏ trứng.
Khối lƣợng trứng liên quan mật thiết với tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con
loại I. Thơng thƣờng, trứng có khối lƣợng trung bình cho tỷ lệ ấp cao nhất.
Khối lƣợng trứng càng xa giá trị trung bình thì tỷ lệ ấp nở càng thấp, do có sự
mất cân đối giữa các thành phần cấu tạo của trứng. Ngoài ra, ở những trứng
quá lớn hay quá nhỏ, diện tích bề mặt tính trên một đơn vị khối lƣợng sẽ
nhỏ hơn hay lớn hơn so với trứng trung bình, làm ảnh hƣởng đến sự hao
hụt khối lƣợng trứng trong thời gian ấp và kết quả ấp nở (Nguyễn Thị Mai
và CS, 2009).
Màu sắc và chất lượng vỏ trứng
Mỗi dòng, giống gia cầm đều có màu vỏ đặc trƣng. Màu sắc của trứng là
một tính trạng có hệ số di truyền cao (0,55 – 0,75).
Màu sắc vỏ trứng do sắc tố ở phần tử cung của ống dẫn trứng quy
định. Thực tế màu sắc vỏ trứng không ảnh hƣởng đến chất lƣợng trứng
song nó có ảnh hƣởng đến thao tác kĩ thuật tong kiểm tra trứng ấp và thị
yếu ngƣời tiêu dùng.
Chất lƣợng vỏ trứng đƣợc thể hiện thông qua độ chịu lực của vỏ trứng.
Độ dày của vỏ trứng có ý nghĩa rất quan trọng về cả kỹ thuật và kinh tế. Nó
liên quan đến tỷ lệ dập vỡ trong quá trình thao tác đóng gói, ấp trứng, vận
chuyển và ảnh hƣởng đến tỷ lệ ấp nở. Độ dày vỏ trứng biến động trong khoảng
0,02 – 0,06mm. Độ dày vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng quan trọng
nhất là hàm lƣợng canxi, photpho và vitamin D trong khẩu phần cũng nhƣ mùa
6


vụ trong năm. Vỏ trứng dày nhất ở đầu nhọn, mỏng dần ở hai bên và mỏng
nhất ở đầu tù. Ngƣời ta có thể đo độ chịu lực, độ dày vỏ của trứng trên máy

chuyên dụng của Nhật Bản, hiện đƣợc trang bị tại Trung tâm nghiên cứu gia
cầm Vạn Phúc, Đại Xuyên - Viện Chăn nuôi quốc gia và Khoa Chăn ni &
NTTS - ĐHNN Hà Nội
Chất lượng lịng trắng, lòng đỏ
Chất lƣợng bên trong của trứng đƣợc thể hiện thơng qua trọng lƣợng và
các chỉ số lịng trắng đặc và lịng đỏ. Theo Bùi Hữu Đồn và CS (2011),tỷ lệ
khối lƣợng của lòng trắng/lòng đỏ là 2/1 là phù hợp với yêu cầu ấp trứng.
- Chỉ số lòng trắng đƣợc xác định qua tỷ lệ giữa chiều cao lịng trắng đặc
và đƣờng kính bình thƣờng của lịng trắng. Nguyễn Mạnh Hùng và cs. (1994),
cho rằng thông thƣờng chỉ số này dao động trong khoảng từ 0,08 - 0,09. Chỉ số
này càng thấp chất lƣợng trứng càng kém. Theo Nguyễn Quý Khiêm (1996),
trứng của mái tơ và mái già có chỉ số lịng trắng thấp hơn trứng của gà mái
đang trong độ tuổi sinh sản. Ngoài ra trứng mùa hè, trứng bảo quản lâu cũng
có chỉ số thấp hơn trứng mùa đơng và trứng mới đẻ.
- Chỉ số lịng đỏ là giá trị khảo sát trong vòng 24 giờ kể từ khi thu trứng
và nó thể hiện mối quan hệ giữa chiều cao với đƣờng kính lịng đỏ. Chỉ số lịng
đỏ nó biểu hiện trạng thái và chất lƣợng lịng đỏ, chỉ số này càng cao thì trứng
có chất lƣợng càng tốt, trứng gia cầm tƣơi chỉ số này là 0,4 – 0,5. Chỉ số này
thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm lồi, giống, cá thể, nó giảm dần theo thời gian
bảo quản trứng.
Hình dạng trứng
Hình dạng trứng của các lồi, giống gia cầm khác nhau thì khác nhau và
phụ thuộc vào đặc điểm di truyền. Hình dạng trứng đƣợc quyết định bởi cấu
tạo của ống dẫn trứng và đặc điểm co bóp của nó trong q trình tạo trứng.
Thơng thƣờng trứng có hình dạng elip thon, một đầu hơi tù. Những quả trứng
đầu của chu kỳ đẻ thƣờng dài và nhỏ hơn những quả trứng sau.Hình dạng
7


trứng đƣợc đánh giá qua chỉ số hình dạng. Chỉ số hình dạng (CSHD) đƣợc xác

định thơng qua hai chiều đƣờng kính lớn và đƣờng kính nhỏ (D/d). Trứng gà
có tỷ lệ 1,3 – 1,4 là thích hợp để đạt tỷ lệ ấp nở cao và có tỷ lệ dập vỏ thấp
trong quá trình bảo quản hay vận chuyển
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm
2.2.3.1. Các yếu tố di truyền cá thể
- Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả
năng tham gia vào quá trình sinh sản. Ở gà mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi
đẻ quả trứng đầu tiên đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5% đối với mỗi
đàn gà (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998). Tuổi thành thục sinh dục sớm hay
muộn phụ thuộc vào giống và mơi trƣờng. Các giống khác nhau có tuổi thành
thục về tính là khác nhau.
Thể trạng và độ dài ngày chiếu sáng ảnh hƣởng đến khả năng thành thục
sinh dục. Những gia cầm có khối lƣợng cơ thể và tầm vóc nhỏ thƣờng có tuổi
thành thục sớm hơn những gia cầm có khối lƣợng và tầm vóc cơ thể lớn.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến tuổi thành thục sinh dục sớm là ngày, tháng
nở của gà con (độ dài của ngày chiếu sáng), khoảng thời gian chiếu sáng tự
nhiên hay nhân tạo, cũng nhƣ khối lƣợng cơ thể. Sự biến động trong tuổi
thành thục sinh dục có thể cịn do các yếu tố khác có ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng và phát triển nhƣ tiêm phòng vắc xin cho gà con sẽ dẫn đến đẩy lùi
ngày đẻ quả trứng đầu tiên. Khẩu phần ăn cũng có ảnh hƣởng mạnh đến chỉ
tiêu này.
- Cƣờng độ đẻ trứng
Cƣờng độ đẻ trứng là số lƣợng trứng đẻ ra trong một thời gian nhất định.
Để tính cƣờng độ đẻ trứng, ngƣời ta có thể lấy những khoảng thời gian khác
nhau, thƣờng tính trong khoảng thời gian là 60 ngày (Hayd và Schenberg) kể
từ khi đẻ quả trứng đầu tiên, cƣờng độ đẻ trứng cao hay thấp đƣợc quyết định
bởi chu kì đẻ trứng. Chu kì đẻ trứng cao hay thấp đƣợc quyết định bởi thời
8



gian tạo trứng. Thời gian tạo trứng kéo dài của chu kì có liên quan chặt chẽ với
độ dài ngày chiếu sáng.
- Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
Chu kỳ đẻ trứng sinh học là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi gia cầm
đẻ quả trứng đầu tiên đến khi gia cầm nghỉ đẻ thay lông kết thúc chu kỳ đẻ
trứng thứ nhất. Đối với gia cầm đẻ trứng lần thứ hai trở đi thời gian đẻ trứng
tính từ khi gia cầm đã thay lơng hồn thiện và tiếp tục đẻ trứng cho đến khi
nghỉ đẻ thay lông lần sau.
Theo Lerner và Taylor (1943), thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng là yếu
tố quyết định năng suất trứng. Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ
đẻ và thay lơng.
- Tính ấp bóng
Tính ấp bóng hay bản năng địi ấp trứng tự nhiên của gia cầm là phản xạ
khơng điều kiện có liên quan đến sức đẻ của gia cầm. Trong tự nhiên, tính ấp
bóng giúp gia cầm duy trì nịi giống. Bản năng địi ấp bóng phụ thuộc nhiều
vào yếu tố di truyền do đó rất khác nhau giữa các giống và các dịng. Các
dịng, giống nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng đòi ấp thấp hơn các dòng nặng
cân và trung bình. Bản năng địi ấp là một đặc điểm di truyền của gia cầm, nó
là một phản xạ nhằm hồn thiện q trình sinh sản. Song với thành cơng trong
lĩnh vực ấp trứng nhân tạo, để nâng cao năng suất trứng của gia cầm cần rút
ngắn và làm mất hồn tồn bản năng ấp trứng. Bởi vì bản năng ấp trứng là một
yếu tố ảnh hƣởng đến sức bền đẻ trứng và sức đẻ trứng (Vũ Chí Thiện, 2012).
- Thời gian nghỉ đẻ
Gà thƣờng có hiện tƣợng nghỉ đẻ trong một thời gian, có thể kéo dài
trong năm đầu đẻ trứng, thậm chí kéo dài 1 - 2 tháng. Vào mùa đông diễn ra sự
thay lông nên gà thƣờng nghỉ đẻ. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng
trứng cả năm. Trong điều kiện thƣờng, lúc thay lông đầu tiên là thời điểm quan
trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những đàn gà thay lông sớm, thời
gian bắt đầu thay lông từ tháng 6 – 7 và q trình thay lơng diễn ra chậm, kéo

9


dài 3 – 4 tháng là những đàn đẻ kém. Ngƣợc lại, có những đàn thay lơng muộn,
thời gian thay lơng bắt đầu từ tháng 10 – 11, q trình thay lông diễn ra nhanh
ở những đàn gà đẻ tốt. Ở một số đàn gà cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 - 5
tuần và lại đẻ ngay khi chƣa hình thành xong bộ lơng mới.
2.2.3.2. Dịng, giống gia cầm
Theo Nguyễn Thị Mai và cs. (2009), giống gia cầm khác nhau khả năng
đẻ trứng cũng khác nhau. Giống, dòng gia cầm ảnh hƣởng rất lớn đến sức sản
xuất trứng của gia cầm. Các giống gà chuyên trứng thƣờng có sản lƣợng trứng
cao hơn các giống gà kiêm dụng và các giống gà chuyên thịt, các giống gà nội
thƣờng có sản lƣợng trứng và khối lƣợng trứng thấp hơn so với các giống gà
ngoại nhập. Trong cùng một giống sản lƣợng trứng cũng khác nhau ở các dòng
khác nhau, những dòng đƣợc chọn lọc, sản lƣợng trứng cao hơn dòng không
đƣợc chọn lọc 15 - 20%.
Theo kết quả của Viện chăn nuôi Quốc gia (2004), năng suất của một số
giống gà hƣớng trứng nhập nội nhƣ sau: gà Ai Cập 205 – 209 quả/mái/năm, gà
Goldline 276 quả/mái/năm. Năng suất của một số tổ hợp lai lông màu hƣớng
trứng: Ai Cập – Goldline 220 quả/mái/năm.
2.2.3.3. Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm có liên quan đến năng suất trứng, sản lƣợng trứng gia cầm
giảm dần theo tuổi, thƣờng thì năm thứ hai giảm 15 – 20% so vơi sản lƣợng
năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và cs., 2007). Khi gà mới bắt đầu đẻ thì sản
lƣợng trứng thƣờng thấp và chƣa ổn định sau đó sản lƣợng trứng tăng dần lên
đến khi đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ và sau đó giảm dần.
2.2.3.4. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dƣỡng có quan hệ chặt chẽ với khả năng đẻ trứng.
Muốn gia cầm có sản lƣợng trứng cao, chất lƣợng tốt thì phải đảm bảo một
khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dƣỡng theo nhu cầu. Quan

trọng nhất là cân bằng giữa năng lƣợng và protein, cân bằng các axit amin, cân
bằng các chất khoáng và vitamin. Nhu cầu dinh dƣỡng của gà nuôi nhốt phải
10


tăng gấp đôi hàm lƣợng protein, cacbonhydrate, lipit và phải bổ sung thêm
khoáng so với gà chăn thả.
Giữa năng lƣợng và protein trong khẩu phần có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Protein là vật liệu xây dựng nên tế bào nên nếu cung cấp khẩu phần đầy
đủ năng lƣợng mà thiếu protein thì tốc độ sinh trƣởng cũng nhƣ khả năng sinh
sản giảm. Ngƣợc lại, nếu đủ protein mà thiếu năng lƣợng, thì protein sẽ dùng
vào việc cung cấp năng lƣợng, năng suất của gà bị giảm và chi phí thức ăn tăng
lên. Vì vậy mức protein và năng lƣợng phải cân bằng với nhau.
Thức ăn chất lƣợng kém sẽ khơng cho năng suất trứng cao, thậm chí cịn
gây bệnh cho gà. Nếu trong khẩu phần thiếu canxi và photpho sẽ làm cho gà
con còi cọc, gia cầm trƣởng thành bị bệnh về xƣơng, gia cầm mái đẻ trứng vỏ
mỏng hoặc hồn tồn khơng có vỏ (Nguyễn Thị Mai và cs., 2007). Theo
Trƣơng Thúy Hƣờng (2005) tỷ lệ canxi/photpho thích hợp ở gà mái đẻ là 5/1.
2.2.3.5. Điều kiện ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mùa vụ... ảnh
hƣởng rất lớn đến sức đẻ trứng của gia cầm.
- Nhiệt độ môi trƣờng xung quanh có liên quan mật thiết với sản lƣợng
trứng. Nhiệt độ thích hợp cho gia cầm đẻ trứng là 18 – 240C. Nhiệt độ quá cao
hay quá thấp đều không có lợi cho gia cầm và làm giảm năng suất trứng. Nếu
nhiệt độ dƣới giới hạn thì gia cầm phải huy động năng lƣợng để chống rét và
nhiệt độ cao trên nhiệt độ giới hạn thì cơ thể phải điều hịa thân nhiệt.
- Độ ẩm khơng khí trong chuồng ni tốt nhất là 60 – 70%, về mùa
đông độ ẩm không vƣợt quá 80%. Độ ẩm quá cao làm không thốt đƣợc khí
độc trong chuồng ni dẫn đến chuồng ni ngột ngạt nếu kéo dài tình trạng
này thì gia cầm sẽ bị ảnh hƣởng đến đƣờng hô hấp. Độ ẩm quá thấp (˂ 30%)

làm cho gia cầm mổ lông nhau gây ảnh hƣởng đến sức khỏe và khả năng sản
xuất của gia cầm.
- Ánh sáng có ảnh hƣởng rất lớn đến sản lƣợng trứng của gia cầm. Nó
đƣợc xác định thông qua thời gian chiếu sáng và cƣờng độ chiếu sáng. Yêu cầu
11


của gà đẻ về thời gian chiếu sáng là từ 12 – 16 giờ/ngày. Ở nƣớc ta, với điều
kiện khí hậu nóng ẩm, cƣờng độ đẻ trứng cao nhất ở gà vào thời điểm 8 – 12
giờ từ 60 – 70% so với tổng số gà đẻ trong ngày. Chính vì vậy cần chú ý đến
kỹ thuật chuồng trại, lợi dụng đƣợc ánh sáng tự nhiên nhằm đảm bảo đủ ánh
sáng cho gà đẻ và tiết kiệm chi phí trong chăn ni.
- Mùa vụ có ảnh hƣởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gà. Ở nƣớc ta vào
mùa hè sức đẻ trứng giảm xuống so với mùa xuân, đến mùa thu thì sức sản
xuất trứng của gà lại tăng lên.
2.2.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hƣởng
trực tiếp đến cơ thể. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ
thể (di truyền) và môi trƣờng ngoại cảnh (dinh dƣỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch
tễ, chuồng trại…).
Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lƣợng, nó đặc trƣng cho từng
giống, từng dòng, từng cá thể. Trong cùng một giống sức sống của mỗi dòng
khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dịng cũng có sự
khác nhau, nhƣng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống.
Sức sống của vật nuôi đƣợc xác định thơng qua khả năng có thể chống
lại những ảnh hƣởng bất lợi của môi trƣờng cũng nhƣ ảnh hƣởng của dịch
bệnh. Sức đề kháng ở các loài, giống, dịng, thậm chí giữa các cá thể là khác
nhau. Theo kết quả ngiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (1998), Nguyễn
Văn Thiện và cs (1995): ở giai đoạn 1 – 16 tuần tuổi, tỉ lệ nuôi sống của gà Ri
là 96,5 – 100%, của gà Ác là 88,28%, của gà Mía là 92,33 – 93,9%. Con trống

có sức đề kháng mạnh hơn con mái do sự tác động khác nhau của hormone. Vì
vậy, sứ đề kháng khác nhau từ 8 tuần tuổi sau đó giảm dần theo tuổi.
Nhƣ vậy, sức ống và khả năng kháng bệnh của đàn gia cầm phụ thuộc
vào hai yếu tố chính là di truyền và ngoại cảnh, trong đó ngoại cảnh giữa vai
trị quan trọng. Vì thế trong chăn ni để nâng cao tỉ lệ sống, sức kháng bệnh
cũng nhƣ giảm tổn thất do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y chăm
12


sóc, ni dƣỡng thích hợp với từng đối tƣợng và độ tuổi của vật nuôi.
2.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
Trong chăn ni, ngồi việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì
các nhà chăn ni cần phải chú ý tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất
dinh dƣỡng, phù hợp với đặc tính sinh học của gia cầm và mục đích sản xuất
của từng giống, dòng, với từng giai đoạn đảm bảo về các chỉ tiêu về kinh tế.
Hiệu quả sử dụng thức ăn là mức độ tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản
phẩm. Với gà thịt là TTTĂ/1kg tăng khối lƣợng, còn với gà đẻ trứng thì đó là
TTTĂ/10 quả trứng hay TTTĂ/1 gà loại I. TTTĂ càng thấp thì hiệu quả kinh
tế càng cao.
Chi phí thức ăn chiếm khoảng 65 – 70% giá thành sản phẩm chăn ni,
vì vậy hiệu quả sử dụng thức ăn là chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng, quyết
định giá thành sản phẩm và sự thành công cho nhà chăn nuôi. Hiệu quả sử
dụng thức ăn phụ thuộc vào giống, giai đoạn phát triển và trạng thái sức khỏe
của vật ni. Do đó, cần căn cứ vào giai đoạn phát triển của gia cầm đề có chế
độ cho ăn hợp lý, đặc biệt là ni gà sinh sản giống thịt, nếu không chú ý đến
mức tăng khối lƣợng cơ thể để điều chỉnh khẩu phần ăn thì gà quá to hoặc quá
nhỏ sẽ ảnh hƣởng tới năng suất trứng.
Hiệu quả sử dụng thức ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: giống,
giai đoạn phát triển, trạng thái sức khỏe vật nuôi... Cần căn cứ vào giai đoạn
phát triển của gia cầm mà có chế độ chăm sóc, ni dƣỡng hợp lý để cho năng

suất tốt. Theo Đoàn Xuân Trúc và cs. (1993), tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị
sản phẩm phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng dòng, giống gia cầm.
Theo Trần Thị Mai Phƣơng và cs. (2003), tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng gà
Ác là 2,32kg.
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định hiểu quả kinh tế
trong chăn nuôi. Để hạ thấp tiêu tốn thức ăn cần thực hiện cho gia cầm ăn theo
nhu cầu phù hợp với đặc điểm sinh lí , độ tuổi, cân đối tốt nhất các thành phần
dinh dƣỡng (nhằm phát huy hết tiềm năng di truyền sinh trƣởng); giảm thời
13


gian ni vỗ béo, kết hợp với q trình chọn lọc.
2.4. TÌNH HÌNH TRONG NƢỚC VÀ NGỒI NƢỚC
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn ni gà nói riêng và chăn ni gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
nông nghiệp hiện nay. Với những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện nay thì với
chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán đƣợc thay thế bằng phƣơng thức nuôi công
nghiệp quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại.
Ở nƣớc ta đàn gà phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng núi trung
du phía Bắc (27,5%), vùng đồng bằng sông Cửu Long (15,6%). Ngành chăn
nuôi gà cho đến nay vẫn là chăn nuôi các giống gà nội (75 – 80%) theo phƣơng
thức chăn thả tự do, tận dụng thức ăn rơi vãi từ thu hoạch lúa, ngô… (Nguyễn
Duy Hoan và cộng sự, 1999).
Trƣớc kia chăn nuôi chủ yêu tập trung là các giống địa phƣơng chất
lƣợng thịt thơm ngon nhƣng năng suất thấp nhƣ: gà Ri, gà Hồ, gà Đơng Tảo,
gà Ác, gà Mía… Theo Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (2006), gà Ri có khối
lƣợng sơ sinh đạt 29,3g; khối lƣợng cơ thể gà mái Ri lúc 19 tuần tuổi là
1256,4g; giai đoạn đẻ đạt 5% là 132 ngày; đỉnh cao tỷ lệ đẻ ở 28 tuần tuổi là
61,42%; sản lƣợng trứng là 73,74 quả/mái/tuần/45 tuần tuổi. Theo Bùi Đức

Lũng (1994) thì sản lƣợng trứng của gà Mía là 60/mái/năm; tỷ lệ trứng có phơi
90%, tỷ lệ nở 71,9%; gà Đơng Tảo là 50 – 55 quả/mái/năm; tỷ lệ có phơi là
89,2% và tỷ lệ nở là 68,5%.
Bên cạnh những gióng gà kể trên, trong thời gian gần đây chúng ta đã
nhập nội và đƣa vào sản xuất một số giống gà lông màu, gà cơng nghiệp hƣớng
trứng và hƣớng thịt có năng suất và chất lƣợng cao đã và đang đƣợc thị trƣờng
chấp nhận.
Từ năm 1974, đƣợc sự giúp đỡ của Cộng hòa Cu Ba, Việt Nam đã nhập
nội hai bộ giống gà thuần chủng. Giống gà hƣớng trứng Leghorn với hai dòng
X và Y, giống gà chuyên thịt Plymouth Rock với ba dòng 799, 488, 433. Từ
14


đây ngành chăn ni gia cầm Việt Nam mới chính thức tổ chức thực hiện
phƣơng thức chăn nuôi theo hƣớng cơng nghiệp.
Nhìn chung tình hình phát triển và nghiên cứu gia cầm của nƣớc ta trong
những năm trở lại đây đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn thể hiện qua sự đa
dạng về giống và chất lƣợng đã đƣợc nâng cao cũng nhƣ đáp ứng đƣợc thị
trƣờng ngƣời tiêu dùng.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Xu thế chung của thế giới trong những năm gần đây là đồng thời với
nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống gà cơng nghiệp chun thịt có tốc
độ sinh trƣởng nhanh (Cobb, Ross, Lohman, ISA, Avian…) và chuyên trứng
có khả năng sinh sản cao (Hyline, Goldline, Brownick…) để có thể đáp ứng
đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cả về chất lƣợng đồng thời mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho ngƣời chăn nuôi.
Sản lƣợng thịt và trứng các nƣớc đang phát triển cao hơn các nƣớc phát
triển. Năm 2005 sản lƣợng trứng gia cầm ở khu vực Châu Á chiếm hơn 60%
chủ yếu là đóng góp của Trung Quốc (chiến 41% sản lƣợng trứng thế giới).
Theo tổ chức nông nghiệp thế giới, năm 2003 khu vực ASEAN sản xuất thịt

gia cầm đạt 4323 nghìn tấn, chiếm 21% cả Châu Á và 6,6% toàn thế giới, sản
lƣợng trứng đạt 2,65 triệu tấn chiếm 8% so với Châu Á và 4,8% tổng sản
lƣợng trứng tồn thế giới.
Các nƣớc có ngành chăn ni gia cầm phát triển, ngồi việc chọn thành
cơng các giống gà cơng nghiệp có năng suất cao đã tiến hành nghiên cứu chọn
lọc lai tạo thành công giống gà lông màu phù hợp với phƣơng thức nuôi chăn
thả cho năng suất, chất lƣợng thịt trứng đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu
dùng. Trong lĩnh vực tạo giống, dòng, các tiến bộ về di truyền đã đƣợc khai
thác và áp dụng triệt để, đã tạo ra nhiều giống, dòng cao sản, nhiều tổ hợp lai
có năng suất hơn hẳn bố mẹ về mọi mặt.
Trong những năm gần đây Pháp và Trung Quốc đã tạo nhiều giống gà
thả vƣờn lông màu cho năng suất và chất lƣợng thịt, trứng cao. Năm 1978 hãng
15


Sasso đƣợc thành lập ở Pháp đã chọn lọc, lai tạo cho ra nhiều tổ hợp lai gà thịt
lông màu có thể ni thâm canh hoặc bán thâm canh. Ở Trung Quốc, gà Tam
Hồng là giống gà đƣợc ni theo phƣơng thức chăn thả, có chất lƣợng trứng,
thịt thơm ngon đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Ngồi ra cịn có giống gà
Lƣơng Phƣợng, Isa,… có năng suất trứng cao, đạt 135 – 160 quả/mái/năm, tỷ
lệ đẻ bình quân 51.33%. Năm 1978 hãng Sasso của Pháp đƣợc thành lập đã
chọn lọc, nhân giống và lai tạo cho ra nhiều tổ hợp lai gà thịt lơng màu có thể
ni thâm canh và bán thâm canh, khối lƣợng gà ở 9 tuần tuổi là 2,0 – 2,5kg;
tiêu tốn thức ăn là 2,33 – 2,4kg tăng trọng.
Bên cạnh những tiến bộ về công tác giống, công nghệ sản xuất thức ăn
hỗn hợp, sự cải tiến khơng ngừng về chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi đã
làm cho ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới có những tiến bộ nhảy vọt về
năng suất và chất lƣợng.

16



PHẦN III.

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên 120 con gà mái đẻ trứng thƣơng phẩm Ai Cập
D310.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại trại thực nghiệm khoa Chăn Nuôi, Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam .
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 10 tháng 9 năm 2020 đến ngày 20 tháng 2 năm 2021
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Năng suất và chất lượng trứng
- Sức sản xuất trứng: tuổi thành thục, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ hao hụt.
- Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng trứng: khối lƣợng trứng, tỷ lệ lịng
trắng và lịng đỏ trứng, chỉ số hình dạng, chất lƣợng vỏ trứng.
3.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn và ước tính hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá gồm: Lƣợng thức ăn thu nhận, tiêu tốn thức ăn/10
quả trứng, ƣớc tính hiệu quả chăn ni gà Ai cập đẻ D310.
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Để đánh giá khả năng sinh sản của gà Ai Cập thƣơng phẩm từ tuần 19
bắt đầu đẻ đến tuần thứ 27 sau khi đẻ. Tổng số 120 gà Ai Cập 19 tuần tuổi có
độ đồng đều về khối lƣợng và đạt tiêu chuẩn gà bƣớc vào đẻ. Đàn gà thí
nghiệm đƣợc ni nhốt trong chuồng với mật độ 6-7 con/m2 trong giai đoạn
đẻ trứng.
17



×