Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Xử lý công trình sai phạm Panorama, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.93 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU................................................................................1
PHẦN I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG.................................................1
PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.......2
1. Ngun nhân và hậu quả...........................................................2
2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống...................................4
3. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết.............................4
PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN..................................10
1. Kiến nghị.................................................................................10
2. Kết luận...................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................13
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................13


LỜI NÓI ĐẦU
Di sản là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước, là
kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác
đã dày cơng tạo dựng. Vì vậy, việc bảo tồn các di sản, di tích là
việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong công cuộc kiến
thiết nước nhà.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, hệ thống
pháp luật qua các thời kỳ đều đề cập đến yêu cầu bảo vệ, giữ gìn,
phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật,
danh lam thắng cảnh đất nước.
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh
quan, di sản có giá trị. Chính những di sản văn hóa, thiên nhiên
đã góp phần đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với
bạn bè quốc tế, thu hút đông đảo khách du lịch.
Việt Nam đã có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và
di sản thiên nhiên, di sản tư liệu được Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh.


Tại Hà Giang - với triết lý nổi tiếng “Sống trên đá, chết vùi
trong đá”, cùng tập quán canh tác trên nương đá, sống gắn bó với
đá, người dân đã “thổi hồn” vào đá với những bức tường rào
bằng đá truyền thống, nét “độc nhất vơ nhị” chỉ có ở Hà Giang.


Hà Giang hiện có 69 di sản văn hóa, gồm: 23 di tích cấp
quốc gia, 14 di sản văn hóa phi vật thể, 3 bảo vật quốc gia và 29
di tích cấp tỉnh. Trong đó, có những di tích quốc gia nổi tiếng đã
trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn như: Danh lam thắng cảnh
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản
Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thơng Ngun, huyện Hồng Su Phì.
Danh lam thắng cảnh Hang Thiên Thủy xã Nàn Ma, huyện Xín
Mần...
Theo đánh giá của ngành Văn hóa, dù Luật Di sản văn hóa
được sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có quy định cụ thể trách
nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên trong thời qua, một số cấp ủy,
chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác này,
gây ra những vi phạm trong hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di
sản văn hóa.
Đặc biệt, thời gian vừa qua, tỉnh Hà Giang đang phải giải
quyết sai phạm của cơng trình Panorama (huyện Mèo Vạc) gây
bức xúc trong dư luận. Do đó, em lựa chọn đề tài: “Xử lý cơng
trình sai phạm Panorama, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang” làm
đề tài tiểu luận của mình.


- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, xử lý, thu
thập dữ liệu; phương pháp phân tích, đánh giá; phương pháp kế

thừa.
- Phạm vi nghiên cứu: huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.



PHẦN I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Cơng trình khu nhà nghỉ 7 tầng kiên cố, được chủ nhân đặt
tên là Nhà nghỉ - Nhà hàng Mã Pì Lèng – Panorama. Tồ nhà này
được xây dựng khơng phép trên đỉnh Mã Pì Lèng, huyện Mèo
Vạc, tỉnh Hà Giang gây bức xúc, thậm chí bị phản ứng dữ dội khi
nó ngang nghiên xuất hiện ở khu vực được xếp hạng danh lam
thắng cảnh cấp quốc gia và thuộc Cơng viên địa chất tồn cầu
cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận vào năm
2010.
Cơng trình được xây nhơ ra sơng Nho Quế, trên cung đường
Hạnh phúc – một trong những cung đường đẹp và hùng vĩ nhất,
một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam.
Thơng tin khái qt về cơng trình:
- Cơng trình Panorama Mã Pì Lèng do bà Vũ Thị Ánh chủ
đầu tư, có kết cấu bê tơng cốt thép kết hợp các sàn kết cấu thép
tạo không gian ngắm cảnh, gồm 7 cấp xây bám theo địa hình diện
tích xây dựng là 226 m2 với tổng diện tích sàn là 476 m2 +78 m2
sàn ngắm cảnh, xây dựng năm 2018 và cơ bản hoàn thành đi vào
hoạt động năm 2019, thực hiện kinh doanh ăn uống, giải khát và
dịch vụ lưu trú.

1


- Cơng trình được xây dựng tại vị trí xác định xây dựng

điểm đỗ xe gắn với điểm dừng chân ngắm cảnh hẻm vực Tu Sản,
Mã Pì Lèng theo Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 30/3/2018
của UBND tỉnh Hà Giang, kế hoạch chi tiết triển khai nhiệm vụ
phục vụ tái đánh giá Cơng viên địa chất tồn cầu UNESCO Cao
ngun đá Đồng Văn năm 2018 (với quy mô theo khuyến nghị
của UNESCO gồm: xây dựng bãi đỗ xe, cầu thang xuống điểm
ngắm cảnh, xây dựng sàn ngắm cảnh).
- Cơng trình xây dựng trên diện tích đất thuộc sở hữu của
chủ cơng trình loại đất trồng cây hàng năm khác (Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số CD864146 do Sở Tài nguyên và mơi
trường tỉnh Hà Giang cấp ngày 31/5/2016 có diện tích 545m2),
chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Ngun nhân và hậu quả
Panorama, theo em tìm hiểu trên các phương tiện thơng tin
đại chúng, đây là cơng trình “khơng phép” chứ khơng phải trái
phép:
- Cơng trình chưa có Giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2


- Cơng trình chưa có Giấy phép xây dựng.
- Về đất đai, hiện bà Vũ Thị Ánh được cấp Giấy chứng nhận
Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất với mục đích sử dụng là “Đất trồng cây hàng năm khác”,
chưa phải đất thổ cư, đất xây dựng.
- Tòa nhà được xây dựng trên đèo Mã Pì Lèng nằm ngồi
khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Danh lam thắng cảnh quốc

gia Mã Pì Lèng thuộc các xã Pải Lủng, Pả Vi, Xín Cái, huyện
Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang (được xếp hạng tại Quyết định số
4194/QĐ-BVHTTDL ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ
VHTT&DL).
Việc xây dựng cơng trình nói trên khơng thuộc khu vực
khoanh vùng bảo vệ khu vực I và khu vực II của di tích, khơng
phải cơng trình bảo vệ và phát huy giá trị của di tích nhưng lại
nằm trong cơng viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn
– di sản được UNESCO ghi danh (công viên cao nguyên đá
Đồng Văn) với 3 quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt nên sẽ
chịu sự điều chỉnh của pháp luật về xây dựng, di tích văn hóa và
quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, theo Điều 36 Luật Di sản văn hóa quy định “Khi
phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các cơng trình nằm ngồi các
3


khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét
thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và
môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hố thơng tin”. Đến nay, cơng trình chưa được cấp phép đầu tư, chưa
được phê duyệt, chưa được cấp phép xây dựng và chưa có văn
bản đề nghị sở VHTT&DL tham mưu trình UBND tỉnh đề nghị
Bộ VHTT&DL cho ý kiến như đã nêu trên. Trách nhiệm này
thuộc về UBND huyện Mèo Vạc và chủ đầu tư, cụ thể:
Căn cứ Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của
UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành Quy định quản lý, bảo vệ
và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng
cảnh đã được Nhà nước xếp hạng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 1 Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 có nêu:

“giao cho UBND các huyện, thành phố trực tiếp quản lý, sử
dụng và phát huy hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh sau khi được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa
bàn”.
Vì vậy, chủ nhà hàng – bà Vũ Thị Ánh đã tự ý xây dựng khi
chưa được cơ quan quản lý đồng ý. Nên chính quyền Hà Giang
có quyền cưỡng chế, phá dỡ bất kỳ lúc nào và khơng có lý gì để
4


cho nhà hàng này tồn tại đến ngày hôm nay. Do đó, nguyên nhân
dẫn đến những sai phạm trên có thể kể đến là do:
- Cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là UBND huyện Mèo
Vạc chưa quan tâm triệt để đến công tác bảo vệ các di sản văn
hóa, bng lỏng q trình thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơng
trình xây dựng; quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng. Khi cơng
trình mới manh nha xây dựng, chính quyền Hà Giang đã lập đồn
kiểm tra, có kết luận và báo cáo của tỉnh nhưng cơng trình vẫn
được xây dựng một cách hoàn thiện và đưa vào hoạt động.
- Việc khơng nắm rõ quy trình xây dựng, chủ đầu tư – đặc
biệt là bà Vũ Thị Ánh đã gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với
khu vực đèo Mã Pì Lèng: Gây mất cảnh quan thiên nhiên, ảnh
hưởng đến mơi trường sinh thái đèo Mã Pì Lèng; gây dư luận
bức xúc trong nhân dân. Đặc biệt đã vi phạm nguyên tắc xây
dựng của Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung 2020: “Bảo đảm
đầu tư xây dựng cơng trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ
cảnh quan, môi trường”. Không thực hiện đúng quyền và nghĩa
vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 Luật xây dựng.

2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống

5


2.1. Mục tiêu chung
- Đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ
bản của pháp luật, đặc biệt là Luật Di sản văn hóa.
- Giảm tối đa các mức thiệt hại kinh tế, bảo vệ lợi ích của nhà
nước, lợi ích chính đáng của cơng dân.
- Giải quyết hài hịa giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, các
lợi ích kinh tế - xã hội, tính pháp lý của các văn bản quy phạm
pháp luật.
2.2. Mục tiêu của việc xử lý tình huống được đưa ra
Phải xác định rõ:
+ Đối tượng cần giải quyết?
+ Cấp nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết theo quy
định pháp luật?
+ Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được xác định thế nào?
+ Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở
pháp luật. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc.
Từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề.
3. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết
3.1. Phương án 1:

6


Dỡ bỏ hồn tồn cơng trình xây dựng Nhà khách, xử phạt vi
phạm hành chính về quản lý di sản văn hố và xây dựng, buộc
hồn trả lại ngun trạng ban đầu.

* Cơ sở pháp lý của việc dỡ bỏ
- Cơng trình Panorama xây dựng đã vi phạm Điều 13 – Luật
Di sản văn hóa, cụ thể Khoản 2, 3, điều 13 nghiêm cấm hành vi
“Hủy hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá; dựng trái
phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh”.
Cơ quan quản lý địa phương vi phạm Điều 33 Luật Di sản
văn hoá: “Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản
lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường
hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị
huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thơng báo cho
cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, UBND địa phương hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về văn hố - thơng tin nơi gần
nhất”.
- Thực hiện việc dỡ bỏ hồn tồn cơng trình, hồn trả
ngun trạng là để khắc phục, trả lại vẻ đẹp nguyên bản và môi
trường cảnh quan đèo Mã Pì Lèng; xử phạt vi phạm hành chính
về quản lý di sản văn hoá do xây dựng trái phép trong các khu
7


vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh để răn
đe, phòng ngừa và khắc phục sai phạm. Trong đó, Nghị định
56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hóa, thơng tin quy định:
+ Khoản 4, Điều 56: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Làm hư hại nhưng chưa nghiêm trọng di tích lịch sử, văn
hố, danh lam thắng cảnh, cơng trình văn hóa, nghệ thuật;
- Làm thay đổi yếu tố nguyên gốc của di sản văn hoá.

+ Khoản 7, Điều 56: Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với hành vi quy
định tại các khoản 1 và 4, điểm c khoản 5, khoản 6 Điều này;
- Buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép, thu hồi diện
tích lấn chiếm đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản
5 Điều này;
- Buộc khắc phục tình trạng ơ nhiễm đối với hành vi quy
định tại điểm a khoản 2 Điều này.
* Biện pháp xử lý
- Cấp thẩm quyền ra quyết định giao cho UBND huyện Mèo
Vạc chịu trách nhiệm chỉ đạo dỡ bỏ cơng trình, báo cáo kết quả
với cấp thẩm quyền.
8


- UBND huyện Mèo Vạc có trách nhiệm giao cho phòng
ban, các xã lập hồ sơ, tổ chức thực hiện ngay việc dỡ bỏ cơng
trình trong thời gian sớm nhất.
- Nghiêm túc đánh giá, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập
thể và tổ chức có liên quan để tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy
định.
- Kết quả xử lý được thông báo rộng rãi để mọi người dân
được biết, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch.
* Kết quả xử lý:
Chấp hành đúng quy định của Luật Di sản văn hoá và các
văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện cũng như các văn bản liên
quan khác; trả lại không gian cảnh quan kiến trúc và môi trường
khu danh lam thắng cảnh quốc gia Mã Pì Lèng; thể hiện tinh thần
trách nhiệm, thực thi pháp luật của các cấp chính quyền và cơ
quan quản lý Nhà nước.

* Mặt hạn chế:
Lãng phí cơng sức, tiền của của nhân dân; nguy cơ làm phát
sinh tình trạng ơ nhiễm mơi trường cảnh quan khu du lịch Mã Pì
Lèng do ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan của khách du lịch
cũng như chủ nhà hàng.
* Ưu điểm:
9


Hồn trả ngun trạng phong cảnh, mơi trường cảnh quan
đèo Mã Pì Lèng; Có tính răn đe mạnh đối với các cơng trình xây
dựng trái pháp luật.
3.2. Phương án 2
Cải tạo cơng trình Panorama – Mã Pì Lèng thành cơng trình
phù hợp với cảnh quan khu vực, văn hóa địa phương. Hồn tất
các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây
hàng năm khác thành đất thương mại dịch vụ cho khu đất xây
dựng cơng trình.
Khơng phá dỡ tồn bộ cơng trình, nhưng biến Panorama
thành điểm dừng chân, khơng có dịch vụ lưu trú qua đêm, cụ thể:
cải tạo cơng trình theo hướng giảm các diện tích tường xây đặc,
tăng cường khơng gian trống nhằm hạn chế tối đa việc cản trở
tầm nhìn, đồng thời sử dụng các vật liệu xây dựng đặc trưng, phù
hợp với văn hóa các dân tộc địa phương và thân thiện với mơi
trường.
Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính; u cầu chủ đầu tư
tạm dừng kinh doanh hoạt động và th tư vấn thiết kế cải tạo lại
cơng trình và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục liên quan đến đầu tư dự
án.
* Cơ sở pháp lý trong việc cho phép điều chỉnh để tồn tại

10


Dựa trên căn cứ pháp lý như Luật Di sản văn hoá năm 2001
và luật sửa đổi bổ sung năm 2009; Thông tư số 02/2017/TT-BXD
ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn quy hoạch xây
dựng nông thôn mới; Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày
06/02/2003 về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục
hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
* Biện pháp xử lý
- UBND tỉnh Hà Giang giao chủ đầu tư công trình và Ủy
ban nhân dân huyện Mèo Vạc phối hợp xây dựng phương án cải
tạo, chỉnh trang cơng trình theo hướng hòa hợp với cảnh quan tự
nhiên, thân thiện với mơi trường, phù hợp với nét văn hóa đặc
trưng của đồng bào dân tộc địa phương.
- Tổ chức hội nghị tư vấn phương án cải tạo cơng trình
Panorama Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, bao gồm: Cục Di sản
văn hóa, Ban thư ký Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam; Hội
kiến trúc sư Việt Nam; Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và một
số nhà khoa học, chuyên gia về di sản văn hóa, kiến trúc để đưa
ra phương án cải tạo phù hợp. Sau khi điều chỉnh hồ sơ thiết kế,
hồn chỉnh các thủ tục pháp lý để trình các cấp thẩm quyền phê
duyệt theo quy định.

11


- Nghiêm túc đánh giá, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập
thể và tổ chức có liên quan để tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy
định.

- Kết quả xử lý được thông báo rộng rãi để người dân được
biết, đảm bảo công khai minh bạch.
* Kết quả xử lý
- Trả lại cảnh quan và mơi trường văn hố cho di tích; thể
hiện tinh thần trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật
nghiêm minh của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý Nhà
nước; xem xét hợp lý, hợp tình và hài hồ lợi ích vì nhân dân.
- Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân
dân và du khách thập phương; giải quyết được tình trạng ơ nhiễm
mơi trường, phức tạp trong cơng tác quản lý tại khu vực di tích;
tránh lãng phí cơng sức và tiền của của nhân dân.
* Hạn chế của phương án
Hoàn thiện điều chỉnh hồ sơ thiết kế và các thủ tục pháp lý
cấp phép xây dựng theo quy định, căn cứ trên cơ sở xây dựng
quy hoạch tổng thể cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
danh lam thắng cảnh khu vực đèo Mã Pì Lèng sẽ mất nhiều thời
gian và kinh phí, kéo dài thời gian gây dự luận xấu.

12


Không thể phủ nhận rằng Hà Giang là một tỉnh nghèo, việc
kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh
tế xã hội là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, việc “hợp thức
hóa” cho các cơng trình xây dựng vi phạm, bất chấp cảnh quan
thiên nhiên bị ảnh hưởng, xâm hại đã, đang và sẽ trở thành một
vấn nạn “nhờn luật”, thách thức hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước.
* Ưu điểm của phương án
Thực hiện xây dựng cơng trình Panorama với quy mơ, hình

thái kiến trúc và công năng sử dụng hợp lý sẽ vừa đáp ứng được
nhu cầu sử dụng, bảo vệ được quy hoạch tổng thể, không gian
cảnh quan kiến trúc, môi trường – sinh thái trong phạm vi danh
lam thắng cảnh quốc gia.
3.3 Lựa chọn phương án
Trên cơ sở mục tiêu xử lý tình huống này, thơng qua việc
phân tích, đánh giá và cân nhắc kỹ lưỡng các mặt kết quả đạt
được/hạn chế, ưu điểm/nhược điểm của 2 phương án nêu trên.
Quan điểm ý kiến cá nhân của tôi thấy rằng lựa chọn Phương án
2 là hợp lý. Song, để thực hiện phương án này cần phải giải quyết
được một số vấn đề cơ bản. Cụ thể như sau:

13


- Thơng tin chi tiết tới nhân dân, đồn thể xã hội tại địa
phương để có sự đồng thuận ủng hộ, thống nhất biện pháp xử lý
căn cứ theo quy định pháp luật.
- Hồn thiện hồ sơ, giải trình rõ lý do và tranh thủ tham vấn
lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn và
cơ quan quản lý Nhà nước. Kết quả đạt được sẽ làm cơ sở tổng
hợp, báo cáo cụ thể về vấn đề, làm rõ lý do và tính ưu việt giải
quyết theo Phương án 2 như nêu trên để được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chấp thuận theo quy định.
- Nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức kiểm điểm trách
nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, chuyên viên chuyên môn của xã,
huyện cũng như chủ đầu tư về nội dung và cách xử lý vụ việc.
Phương án 2 nêu trên cũng là phương án thực tế đã được
nhân dân, các nhà khoa học đồng tình ủng hộ; được chính quyền
địa phương, các cấp thẩm quyền, cơ quan quản lý Nhà nước và

ngành văn hoá thống nhất, chấp thuận cho phép thực hiện xây
dựng, cải tạo cơng trình Panorama được đưa vào sử dụng trên
thực tế như hiện nay.

14


PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
Vấn đề giữ gìn, bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc đã được
chỉ ra rất đúng đắn và nhất quán trong nhiều Nghị quyết, đặc biệt
là các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng từ những
năm gần đây của Đảng. Trong đó, chương trình xây dựng nền
văn hố Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định:
“Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn

15



×