Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Du lịch với sự đa dạng văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.42 KB, 12 trang )

ĐA DẠNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN DU LỊCH
ThS. Nguyễn Văn Bốn
Khoa Du lịch
Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang
1. Du lịch
Con người là sản phẩm tự nhiên,
tiến hóa theo quy luật của tự nhiên. Để sinh
tồn con người không chỉ có nhu cầu ăn, ở,
đi lại, tín ngưỡng - tôn giáo… mà còn có
những nhu cầu khác như học tập, nâng cao
sự hiểu biết, công việc, vui chơi, giải trí,
thể thao và du lịch. Du lịch (Tourism) là
những cuộc di chuyển của con người dời
khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình với
nhiều mục đích khác nhau: tham quan di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; thay đổi không khí;nghỉ dưỡng; chữa
bệnh; nâng cao hiều biết về tự nhiên và xã hội mà con người chưa biết… Du lịch đã
được hình thành từ từ rất sớm trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, có thể
bắt nguồn từ thời nguyên thủy và cho đến xã hôi hiện nay.
Du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn mang tính tổng hợp cao,
đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay. Vì vậy, du lịch
đã được các tổ chức kinh doanh du lịch, các học giả, những nhà nghiên cứu du lịch
đã đưa ra rất nhiều cách định nghĩa, cách hiểu về du lịch khác nhau. Trong bài viết
này người viết xin trích dẫn một số quan điểm về cách hiểu du lịch.
Trong Đại từ điển tiếng Việt lý giải về du lịch “Đi đến những nơi xa lạ để
hiểu thêm về đất nước, con người, cuộc sống” [Nguyễn Như Ý (Chủ biên) 1999:
551]. Thuật ngữ du lịch được người Việt chuyển dịch từ Hán tự. Du có nghĩa là đi
chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Người Trung Quốc thường sử dụng du lịch là du lãm
với nghĩa đi chơi để nâng cao nhận thức.
1
Du lịch Mũi Né - Bình Thuận


Ảnh: tác giả
Trong ngôn ngữ phương Tây du lịch
được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tonos
nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được
Latinh hóa thành Turnur và sau đó thành
“Tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng
quanh, cuộc dạo chơi, còn Touriste là
người đi dạo chơi. Theo Robert Langquar,
từ Tourism (Du lịch) lần đầu tiên xuất hiện
trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800 và
được quốc tế hóa nên nhiều nước đã sử
dụng trực tiếp mà không chuyển dịch nữa”
[dẫn theo Lê Văn Thăng (Chủ biên) 2008:16].
Theo I.I Pirôgiơnic “Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân trong thời
gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên,
kinh tế và văn hóa” [dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ và “nnk”1997: 15].
Tổ chức Liên Hiệp Quốc định
nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành
trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”
[dẫn theo Lê Văn Thăng (Chủ biên)
2008: 17]
2

Du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng
Ảnh: tác giả
Cầu sông Hàn - Đà Nẵng
Ảnh: tác giả
Theo Luật du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố
năm 2005, du lịch được hiểu: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [Luật du
lịch 2010: 8].
Như vậy, hoạt động du lịch là
hoạt động của khách du lịch, của tổ
chức, của cá nhân kinh doanh du lịch, và
cộng đồng dân cư tại các trung tâm, các
điểm du lịch có giá trị tự nhiên và giá trị
nhân văn được khai thác, đầu tư trong
quá trình phát triển du lịch.
Cùng với sự phát triển chung của
đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã và
đang có những bước tiến quan trọng,
ngày càng khẳng định vai trò của mình
trong nền kinh tế quốc dân, xứng đáng
với vị trị của một ngành kinh tế mũi
nhọn như Đảng và Nhà nước ta đã
khẳng định. Du lịch được nhìn nhận
trên cả hai phương diện tích cực và
những mặt còn hạn chế.
Thứ nhất, về mặt tích cực du lịch
đã thúc đẩy phát triển kinh tế đa thành
phần/đa lĩnh vực ở địa phương, vùng
miền và quốc gia. Du lịch tạo nên sự

sức thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa nâng cao mức sống, thu nhập cho người
3
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hà Nội
Ảnh: tác giả
Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh
Ảnh: tác giả
dân địa phương. Du lịch được coi là ngành thu ngoại tệ và xuất khẩu tại chỗ, đóng
góp nguồn lực tài chính quan trọng cho ngân sách của địa phương và quốc gia.
Bên cạnh đó du lịch tạo ra nhiều công việc cho xã hội, tuyên truyền, quảng
bá về hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam trong lòng du khách thế
giới. Du lịch đã góp phần nâng cao niềm tự hào dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa, giá trị tự nhiên của địa phương và quốc gia trong thời kỳ công nghiệp
hóa - hiện đại hóa. Du lịch còn tạo ra những cơ hội cho sự giao lưu, tiếp biến
những giá trị văn hóa mới từ phía du khách. Đẩy mạnh con đường hội nhập về an
ninh, chính trị trong khu vực và thế giới. Du lịch cũng mang lại sự hòa bình, sự gắn
kết giữa các trường phái an ninh, chính trị của các quốc gia, khu vực và vùng lãnh
thổ khác nhau.
Thứ hai, mặt hạn chế du lịch cũng mang đến cho địa phương, quốc gia về
các vấn đề xã hội như: tệ nạn mại dâm, bệnh truyền nhiễm, lối sống thực dụng, sự
xói mòn văn hóa bản địa… Những hoạt động kinh doanh du lịch, hoạt động của du
khách đôi khi còn làm hủy hoại, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, mất cân bằng sinh
thái, gây ô nhiễm cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Hoạt động kinh doanh du lịch
đôi khi làm đảo lộn cuộc sống của
người dân địa phương trong các mùa
cao điểm (high season), các sự kiện văn
hóa - du lịch (tourism - culture events)
được tổ chức. Nhiều khi du khách nước
ngoài còn mượn danh con đường du

lịch để tuyên truyền về tôn giáo, chính
trị, thậm chí lạm dụng để truyền bá
những giá trị văn hóa đồi trụy với mục
đích chống phá lại Đảng, Nhà nước
Việt Nam.
2.Văn hóa và đa dạng văn hóa
4
Thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam
Ảnh: tác giả
Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, do vậy mỗi người, từ cách tiếp cận khác
nhau, góc độ chuyên môn riêng và do những mục đích nhận thức khác nhau mà có
những quan niệm hay định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong bài viết này, người
viết lựa chọn định nghĩa văn hóa sau: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình” [Ngô Đức Thịnh
(Chủ biên) 2010: 19].
Như vậy, đa dạng văn hóa sẽ được tiếp cận cả hai phương diện văn hóa vật
chất, văn hóa tinh thần nhưng được gắn với một môi trường xã hội cụ thể. Bởi vì,
đa dạng văn hóa thường xuất hiện trong những xã hội hiện đại, đặc biệt là ở các đô
thị du lịch ở các quốc gia phát triển. Trong các trung tâm du lịch vốn đã có sự đa
dạng về con người, tự nhiên và xã hội, bất cứ một đô thị du lịch hiện đại nào mà
không mang trong mình tính đa dạng. Trong thực tế không có một đô thị du lịch
hiện đại nào trên thế giới mà ở đó con người sinh sống ở đó chỉ có duy nhất một tộc
người mà đô thị hiện đại là mái nhà chung của đa tộc người. Họ chung sống xen kẽ
nhau dẫn đến sự hình thành một xã hội đa văn hóa, đa ngôn ngữ, có sự giao lưu văn
hóa và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người, dân tộc với nhau thông qua các hoạt
động của khách du lịch.
Theo quan điểm của người viết thì đa dạng văn hóa có thể được hiểu như
sau: “Đa dạng văn hóa (Multiculture/diversification of culture) là sự xuất hiện, sự

hình thành, phát triển và cùng tồn tại của các nền văn hoá, các tiểu văn hóa, hoặc
các sắc thái văn hóa của các tộc người, dân tộc khác nhau trong một không gian
nhất định”. Các nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng văn hóa trong văn hóa Việt Nam:
chiến tranh; truyền đạo; di dân; thương mại; sự kết hôn giữa người Việt Nam vói
người nước ngoài; du lịch; du học; phương tiện truyền thông đại chúng và các hình
thức giao lưu tiếp biến văn hóa khác.
Theo Leopold Sedar Senghor trong công trình Đối thoại giữa các nền văn
hóa, ông đã khẳng định “Tất cả các nền văn hóa của tất cả các châu lục, các chủng
5

×