Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Vốn cố định và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.7 KB, 74 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ & BẢNG
Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy quản lý………………………………………………
( Nguồn tài liệu : phòng kế toán tài chính của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012)
35
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 − 2012……………………………………….
( Nguồn tài liệu :Bảng báo cáo KQHĐ SXKD của công ty cổ phần tư vấn đầu tư
xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
37
Bảng 2.2: Báo cáo KQSX KD của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và
kiến trúc ICON năm 2010 − 2012…………………………………………………
( Nguồn tài liệu :Bảng KQSX KD của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và
kiến trúc ICON năm 2010

2012).
38
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc
ICON năm 2010 − 2012………………………………………………
( Nguồn tài liệu :Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
41
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến


trúc ICON năm 2010 − 2012……………………………………………………
( Nguồn tài liệu :Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
44
Bảng 2.5: Cơ cấu TSCĐ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc
ICON năm 2010 − 2012…………………………………………………………
( Nguồn tài liệu :Bảng báo cáo thuyết minh tài chính của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
46
Bảng 2.6: Tình hình tăng, giảm TSCĐ HH của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 − 2012………………………………………
( Nguồn tài liệu :Bảng báo cáo thuyết minh tài chính của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
48
Bảng 2.7: Tình hình tăng, giảm TSCĐ VH của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 − 2012
( Nguồn tài liệu : Bảng báo cáo thuyết minh tài chính của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
49
Bảng 2.8: Hiện trạng TSCĐ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến
2
trúc ICON năm 2010 − 2012………………………………………………………

( Nguồn tài liệu :Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
51
Bảng 2.9: Khấu hao TSCĐ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến
trúc ICON năm 2010 − 2012………………………………………………………
( Nguồn tài liệu :Bảng báo cáo thuyết minh tài chính của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
53
Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần
tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010 − 2012…………………….
( Nguồn tài liệu : phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
54
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON………………………………………………
( Nguồn tài liệu : phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010

2012).
61
DANH MỤC VIẾT TẮT
TSNH: Tài sản ngắn hạn ĐTTC NH: đầu tư tài chính ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn NVL: nguyên vật liêu
3

VLĐ : Vốn lưu động XD CB DD : Xây dựng cơ bản dở dang
NC VLĐ,: Nhu cầu VLĐ . HTK: Hàng tồn kho
ĐTDH: đầu tư dài hạn. DN : Doanh nghiệp
LNST , LNTT: Lợi nhuấn sau thuế, Lợi
nhuận trước thuế
HĐ SXKD : Hoạt động sản xuất kinh
doanh
TS: Tài sản, TS: Tỉ suất
TSCĐ: Tài sản cố định
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VCĐ : Vốn cố định
GTGT: giá trị gia tăng ĐTDH: đầu tư dài hạn
NV:Nguồn vốn ĐTNH: Đầu tư ngắn hạn
NHTM: Ngân hàng thương mại
KPT NN : Khoản phải thu Nhà nước
CCDC : Công cụ dụng cụ
KPN: khoản phải nộp
4
LỜI MỞ ĐÂU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Vốn cố định (VCĐ) là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về Tài sản cố định
(TSCĐ) nên quy mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến qui mô của TSCĐ ảnh
hưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị công nghệ, năng lực sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy VCĐ là một tiền đề không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh
nghiệp nào, là một bánh răng trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Người ta đã từng ví VCĐ như dòng máu của doanh nghiệp. Dòng máu này có
tuần hoàn, chất lượng thì doanh nghiệp mới phát triển hưng thịnh. Ngược lại, nếu dòng
máu này bị nghẽn tắc hay kém chất lượng sẽ khiến cho doanh nghiệp bị lụi bại. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, mỗi doanh nghiệp không thể không chú ý, quan tâm đến

các phương pháp sử dụng hiệu quả nguồn VCĐ quí báu của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp
được toàn quyền tự quyết trong mọi hoạt động và trong sử dụng VCĐ. Chính vì vậy,
quản lý việc sử dụng VCĐ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi Công
ty.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý và sử dụng VCĐ trong doanh
nghiệp, sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc
ICON em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và
kiến trúc ICON”.
Những vấn đề trình bày trong bản khoá luận là những nghiên cứu về quá trình
quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp sao cho việc bảo toàn và phát triển nguồn
vốn đạt hiệu quả cao nhất.
2. Mục đích nghiên cứu.
− Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả sử dụng
vốn cố định của doanh nghiệp.
− Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu
tư xây dựng và kiến trúc ICON.
− Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cho Công ty Cổ phần tư
vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON.
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
* Đối tượng nghiên cứu:
− Tình hình sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần
tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON tư năm 2010 – 2012.
* Phạm vi nghiên cứu:
− Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng
và kiến trúc ICON thể hiện qua các tài liệu và đặc biệt là các BCTC, báo cáo tổng kết
của Công ty trong vòng 3 năm 2010-2012, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc
ICON.
4. Phương pháp nghiên cứu .
Trong đề tài có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh… làm phương pháp luận căn
bản cho việc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu, tổng hợp ý kiến chuyên gia tại công ty…
5. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản khoá luận bao gồm ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lí luận chung về vốn cố định và các giải pháp tài chính nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chương II. Thực trạng tình hình quản lí và sử dụng vốn cố định tại Công ty
CPTVĐT XD và kiến trúc ICON
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON.
6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ
ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1. Tài sản cố định (TSCĐ) .
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ .
1.1.1.1. Khái niệm .
Một bộ máy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp muốn hành động được thì
không thể thiếu được các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và các đối tượng lao
động.
Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán
tp…) các tư liệu lao động (như máy móc và thiết bị nhà xưởng, phương tiện vận tải…)
là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao
động biến đổi nó theo mục đích của mình. Trong đó thì TSCĐ trong các doanh nghiệp

lại là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động. Chúng được sử dụng một
cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Khái niệm TSCĐ : TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ
yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được
chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/ 2001/QĐ -
BTC ngày 31/12/2001, một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải đồng thời thoả
mãn 4 điều kiện sau:
− Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
− Nguyên giá của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
− Phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ một năm trở lên.
− Phải đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định. Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với
từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả của từng thời kỳ.
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là công
cụ dụng cụ lao động nhỏ, được sắm bằng nguồn vốn lưu động nhỏ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong thực tế, việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp
là phức tạp hơn.
Có thể cùng một tài sản trong trường hợp này được coi là TSCĐ song ở trường
hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động. Ví dụ máy móc thiết bị, nhà xưởng…
dùng trong sản xuất là các TSCĐ song nếu là các sản phẩm mới hình thành đang được
7
bảo quản trong kho thành phẩm, chờ tiêu thụ thì chỉ được coi là tư liệu lao động. Vì
vậy việc phân biệt TSCĐ với các đối tượng lao động trong một số trường hợp lại
không đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật.
Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các điều kiện
trên song lại được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì cả hệ thống đó được
coi như một TSCĐ. Ví dụ trang thiết bị cho một văn phòng giao dịch của doanh
nghiệp. Một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu đồng thời thoả mãn 2 điều kiện trên và không
hình thành các TSCĐ hữu hình thì được coi là các TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.

Vận dụng chi phí mua bằng phát minh sáng chế của đơn vị…
Chính bởi sự phức tạp trong các xác định TSCĐ nên việc quản lý vốn cố định và
TSCĐ trên thực tế là một công việc vô cùng phức tạp và cần thiết phải chú trọng.
1.1.1.2. Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp .
Tài sản cố đinh có đặc điểm như sau:
+ TSCĐ giữ nguyên hình thái biểu hiện khi tham gia vào hoạt động kinh doanh;
+ TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh;
+ Giá trị của TSCĐ dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu
hao.
1.1.2 Phân loại, kết cấu tài sản cố định và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu
của tài sản cố định .
1.1.2.1 Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Phần loại TSCĐ : là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của DN theo những
tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu câù quản lý của doanh nghiệp.
 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo phuơng pháp này, toàn bộ TSCĐ của
DN được chia làm 2 loại: tài sản cố định hưu hình ( TSCĐ HH ) và tài sản cố định vô
hình ( TSCĐ VH ).
1. TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện bằng các hình thái
vật chất cụ thẻ. Những Tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc
lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một
hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh, gồm :
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc
Loại 2: Máy móc, thiết bị
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
8
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản
lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị
điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống
mối mọt
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu

năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây
xanh ; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn

Loại 6: Các loại TSCĐ khác: Toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên
như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật
2. TSCĐ vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện
một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh
của DN như chi phí thành lập DN, chi phí về đất sử dụng, chi phí mua sắm bằng sáng
chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế thương mại …
Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu đầu tư vào Tài sản cố định
hữu hình và vô hình. Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh các cơ cấu
đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
 Phân loại TSCĐ theo mục đich sử dụng :
− TSCĐ dùng trong sản xuất - kinh doanh: là những tài sản cố định dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh
nghiệp.
− TSCĐ dùng ngoài sản xuất - kinh doanh: là tài sản cố định dùng cho mục đích phúc
lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. Đó là những tài sản cố định do DN quản lý và sử
dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp (như các công trình phúc lợi)
− Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng của doanh
nghiệp : đó là những tài sản cố định DN bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cho
Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu Tài sản cố địnhcủa mình theo
mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý Tài sản cố định theo mục đích
sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
 Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
9
Căn cứ vào công dụng kinh tế của tài sản cố định, toàn bộ tài sản cố định của DN
có thể chia thành các loại sau :
− Nhà cửa, vật kiến trúc : là những Tài sản cố định của DN được hình thành sau quá

trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc nhà kho, tháp nước, hàng rào,
sân bay, đường xá, cầu cảng
− Máy móc thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh (SXKD) của DN như máy móc thiết bị động lực, máy móc công tác, thiết
bị chuyên dùng
− Phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tải như phương
tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, hệ thống thông tin, đường ống
dẫn nước
− Thiết bị dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị khác, dụng cụ đo
lường máy hút bụi, hút ẩm
− Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm : là các loại vườn cây lâu năm
như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả, súc vật làm việc hoặc
cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa
− Các loại tài sản cố định khác : là toàn bộ các loại tài sản cố định khác chưa liệt kê vào
5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh thảm
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại Tài sản cố địnhtrong
DN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng tài sản cố định và tính toán khấu
hao tài sản cố định chính xác.
 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng:
− TSCĐ đang sử dụng: Những TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng cho các hoạt động
sản xuất - kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc
lợi, sự nghiệp hay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.
− TSCĐ chưa cần dùng: Những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh hay
các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ
để sử dụng sau này.
− TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý: Những TSCĐ không cần thiết hay không phù
hợp với nhiệm cụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng
bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:

10
− TSCĐ tự có: Những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
− TSCĐ đi thuê: TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính.
+ Đối với TSCĐ thuê hoạt động: Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các
quy định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với những
TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
+ Đối với những TSCĐ thuê tài chính: Doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và
trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của mình và phải thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ.
1.1.2.2 Kết cấu tài sản cố định trong doanh nghiệp.
 Khái niệm : Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá từng loại TSCĐ trong tổng
nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định.
 Đặc điểm
Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặc
thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác
biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ trong từng ngành sản xuất và trong từng doanh
nghiệp sản xuất - kinh doanh trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố.
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định.
− Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ: Các DN thuộc nghành công
nghiệp nặng thì kết cấu về trang bị máy móc thiết bị thường chiếm tỷ lệ cao. Ngược lại
các DN thuộc công nghiệp nhẹ thì tỷ lệ lại thấp.
− Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Đối với những DN
có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa chiếm tỷ
trọng nhỏ. Còn những DN trình độ kỹ thuật thấp thì ngược lại.
− Loại hình tổ chức sản xuất: Ở những DN tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì kết
cấu về trang thiết bị máy móc chiếm tỷ trọng cao hơn so với những DN có tổ chức sản
xuất theo dây chuyền.
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của TSCĐ đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Tài Sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sản

xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác tài Sản cố định là "hệ thống xương"
và bắp thịt của quá trình kinh doanh. Vì vậy trang thiết bị hợp lý, bảo quản và sử dụng
tốt tài Sản cố định có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tăng chất
lượng kinh doanh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
11
Trong quá trình hoạt động kinh doanh , Tài Sản cố định có vai trò hết sức lớn lao
và bấtkỳ hoạt động kinh doanh nào muốn diễn ra đều phải có Tài Sản cố định.
Như trên đã nói Tài Sản cố định là 1 "hệ thống xương" và "bắp thịt" của quá trình
kinh doanh . Thật vậy bất kỳ 1 Doanh nghiệp nào muốn chấp hành kinh doanh đều
phải có Tài Sản cố định , có thể là Tài Sản cố định của Doanh nghiệp, hoặc là Tài Sản
cố địnhđi thuê ngoài. Tỉ trọng của Tài Sản cố định trong tổng số vốn kinh doanh của
Doanhnghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất kinh doanh từng loại hình. Các đơn
vị kinhdoanh có các loại hàng giá trị lớn thì tỉ trọng Tài Sản cố định của nó thấp hơn
so với đơnvị kinh doanh mặt hàng có giá trị nhỏ. Tỷ trọng Tài Sản cố định càng lớn
(nhưng phảinằm trong khuôn khổ của nhu cầu sử dụng Tài Sản cố định) thì chứng tỏ
trình độ kinhdoanh của Doanh nghiệp càng hiện đại với kỹ thuật cao.
Tuy nhiên Doanh nghiệp hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn để phát
triển vàtái sản xuất mở rộng vì vậy vấn đề phân bổ hợp lý Tài Sản cố định và TSLĐ là
rất quan trọng. Việc đầu tư vào Tài Sản cố định phải thoả đáng tránh tình trạng thừa
Tài Sản cố định sử dụng không hết năng lực Tài Sản cố định trong khi đó TSLĐ lại
thiếu.
Cơ cấu các loại Tài Sản cố định (Tài Sản cố định hữu hình, vô hình và Tài Sản cố
định đi thuê) trong các Doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực kinh doanh , xu hướng
đầu tư kinh doanh, phụ thuộc vào khả năng dự đoán tình hình kinh doanh trên thị
trường của lãnh đạo Doanh nghiệp. Nói chung tỷ trọng Tài Sản cố định trong các
Doanh nghiệp nó có tỷ trọng phụ thuộc vào đặc thù của ngành.
Việc sử dụng Tài Sản cố định hợp lý có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó cho
phép khai thác tối đa năng lực làm việc của Tài Sản cố định góp phần làm giảm tỷ suất
chi phí tăng doanh lợi cho Doanh nghiệp. Mặt khác sử dụng Tài Sản cố định hợp lý là
1 điều kiện đảm bảo giữ gìn hàng hoá sản phẩm an toàn và cũng chính là điều kiện bảo

quản Tài Sản cố định.
1.2 Vốn cố định.
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của VCĐ trong doanh nghiệp.
1.2.1.1 Khái niệm vốn cố định.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường , việc mua sắm xây dựng hay lắp đặt các
tài sản cố định của DN đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước
để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu hình và vô hình được gọi là
12
vốn cố định của DN. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có
hiệu quả sẽ không mất đi, DN sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng
hoá hay dịch vụ của mình. Như vậy , khái niệm vốn cố định" là giá trị những tài sản cố
định mà DN đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh là 1 bộ phận vốn đầu tư ứng
trước về tài sản cố định mà đặc điểm luân chuyển của nó là chuyển dần vào chu kỳ sản
xuất và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi hết thời hạn sử dụng"
1.2.1.2 Đặc điểm của vốn cố định.
− Vốn cố định (VCĐ) tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc
điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định .
− Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.
− Khi tham gia vào quá trình sản xuất, 1 bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu
thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần
giá trị hao mòn của tài sản cố định
Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển. Sau
mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên,
song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần giảm xuống cho dến khi tài
sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản
phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển.
Tính chất : Vốn cố định là số vốn đầu tư để mua sắm tài sản cố định do đó quy
mô của vốn cố định lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng DN ảnh
hưởng tới trình độ trang thiết bị dây chuyền công nghệ.
1.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.

Quản trị Vốn cố định là 1 nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của
các Doanh nghiệp.
1.2.2.1 Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp.
Khai thác và tạo lập nguồn Vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư Tài Sản cố định
là khâu đầu tiên trong quản trị Vốn cố định của Doanh nghiệp. Để định hướng cho
việc khai thác và tạo lập nguồn Vốn cố định đáp ứng yêu cầu đầu tư các Doanh nghiệp
phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư vào Tài Sản cố định trong những năm trước
mắt và lâu dài. Căn cứ vào các dự án đầu tư Tài Sản cố định đã được thẩm định để lựa
chọn và khaithác các nguồn vốn đầu tư phù hợp.
13
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốn
đầu tư vào Tài Sản cố định từ nhiều nguồn khác nhau như từ lợi nhuận để lại tái đầu
tư, từ nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách Nhà nước, tài trợ, từ vốn vay dài hạn
ngân hàng Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm, nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện
khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau. Vì thế trong khai thác, tạo lập các nguồn Vốn
cố định, các Doanh nghiệp vừa phải chú ý đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ
các ưu nhược điểm từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ Vốn cố định hợp
lý và có lợi nhất cho Doanh nghiệp. Những định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo
lập các nguồn Vốn cố định cho các Doanh nghiệp là phải đảm bảo khả năng tự chủ của
Doanh nghiệp trong SXKD, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm
của các nguồn vốn được huy động. Điều này đòi hỏi không chỉ ở sự năng động, nhạy
bén của từng Doanh nghiệp mà còn ở việc đổi mới các chính sách, cơ chế tài chính của
Nhà nước ở tầm vĩ mô để tạo điều kiện cho Doanh nghiệp có thể khai thác, huy động
các nguồn vốn cần thiết.
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào Tài Sản cố định các Doanh nghiệp có thể
dựa vào các căn cứ sau đây :
− Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao đầu tư mua sắm
Tài Sản cố định hiện tại và các năm tiếp theo.
− Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các Doanh nghiệp khác để huy động
nguồn vốn góp liên doanh.

− Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái
phiếu Doanh nghiệp trên thị trường vốn.
− Các dự án đầu tư Tài Sản cố định tiền khả thi và khả thi được cấp thẩm quyền phê
duyệt.
1.2.2.2 Bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, Vốn cố định nói riêng là nghĩa vụ của Doanh
nghiệp, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước về vốn đã đầu tư, là điều kiện để Doanh nghiệp
tồn tại và phát triển , tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với ngân sách
Nhà nước.
Thời điểm bảo toàn Vốn cố định trong các Doanh nghiệp thường được tiến hành
vào cuối kỳ kế hoạch. Căn cứ để tính toán bảo toàn vốn là thông báo của Nhà nước ở
thời điểm tính toán về tỉ lệ % trượt giá của đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái của đồng
ngoại tệ. Nội dung của bảo toàn Vốn cố định bao gồm 2 mặt : hiện vật và giá trị.
14
− Bảo toàn Vốn cố định về mặt hiện vật là phải duy trì thường xuyên năng lực sản xuất
ban đầu của Tài Sản cố định. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng Doanh
nghiệp phải theo dõi quản lý chặt chẽ không để mất mát, không để hư hỏng trước thời
hạn quy định.
− Bảo toàn Vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của Vốn cố định ở
mọi thời điểm, so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu kể cả những biến động về giá
cả, tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài trách nhiệm bảo
toàn vốn các Doanh nghiệp còn có trách nhiệm phát triển Vốn cố định trên cơ sở quỹ
đầu tư phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để đầu tư xây dựng mua sắm, đổi mới
nâng cấp Tài Sản cố định.
Để bảo toàn và phát triển được Vốn cố định các Doanh nghiệp cần phải phân tích
tìm ra các tổn thất Vốn cố định : có các biện pháp bảo toàn Vốn cố định như sau :
+ Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các quy định của Nhà nước.
+ Chủ động, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm tài sản thuộc
quyền sở hữu của Doanh nghiệp như lập quỹ dự phòng giảm giá.
+ Phải đánh giá giá trị của Tài Sản cố định, qui mô V CĐ phải bảo toàn, khi cần thiết

phải điều chỉnh kịp thời giá trị của Tài Sản cố định.
Để đánh giá đúng giá trị của Tài Sản cố định thường có 3 phương pháp chủ yếu
sau:
− Đánh giá Tài Sản cố định theo nguyên giá. Theo cách này thì tuỳ theo từng loại Tài
Sản cố định hữu hình và vô hình để thực hiện. Xác định nguyên giá theo quy định hiện
hành.
− Đánh giá Tài Sản cố định theo giá trị khôi phục (đánh giá lại) là giá trị thực tế của Tài
Sản cố định trên thị trường tại thời điểm đánh giá. Do tiến bộ kh khách hàng giá đánh
lại Tài Sản cố định thường thấp hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có
biến động giá cả, tỷ giá hối đoái thì giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của Tài
Sản cố định. Tuỷ theo từng trường hợp cụ thể mà Doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức
khấu hao theo một hệ số thích hợp.
− Đánh giá Tài Sản cố định theo giá trị còn lại: cách đánh giá này thường chỉ áp dụng
trong những trường hợp Doanh nghiệp được cấp, được nhận Tài Sản cố định từ Doanh
nghiệp khác chuyển đến.
Ngoài các biện pháp cơ bản để bảo toàn Vốn cố định như trên. Các Doanh nghiệp
nhà nước cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn.
15
Trên đây là những liệu pháp chủ yếu, bảo toàn phát triển vốn sản xuất nói chung
và Vốn cố định nói riêng các Doanh nghiệp không thể tách rời việc thường xuyên
kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc sử dụng Vốn cố định trong từng thời kỳ.
1.3 Khấu hao tài sản cố định.
1.3.1 Hao mòn tài sản cố định.
 Khái niệm : Hao mòn của tài sản cố định: Là sự giảm dần về giá trị và thời gian sử
dụng hoặc giảm giá trị của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được biểu hiện dưới 2 hình thức:
− Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về vật chất về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ
trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể người thấy được sự
thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma
sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất.
Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng tính năng kỹ thuật ban đầu

trong quá trình sử dụng và cuối cùng không sử dụng được nữa. Muốn khôi phục lại giá
trị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế. Về mặt giá trị đó là sự phát triển
giảm dần giá trị hao mòn vào giá trị sản xuất. Đối với các ý vô hình, hao mòn hữu hình
chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị.
Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các nhân tố
trong quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng việc chấp hành các
qui phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo vệ TSCĐ. Ngoài ra còn có các nguyên tố về tự
nhiên, môi trường, về chất lượng chế tạo TSCĐ…
Việc nhận thức rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hao mòn hữu hình TSCĐ
sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết hữu hiệu để hạn chế nó.
− Hao mòn vô hình : là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ, biểu hiện sự
giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ của khoa học kỹ thuật
có các loại hao mòn vô hình sau:
+ Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ như cũ
song giá mua lại rẻ hơn. Do đó các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình.
+ Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới tuy
mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Do đó TSCĐ mới tốt
hơn mà TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình. Đó chính là phần TSCĐ cũ
không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm kể từ khi có TSCĐ mới xuất hiện.
+ Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá trị hoàn toàn do chấm dứt chu kì sống của
sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị
16
lạc hậu, mất tác dụng. Hoặc trong các trường hợp các máy móc thiết bị qui trình công
nghệ…còn nằm trong dự án thiết kế, các bản dự thảo phát minh song đã trở nên lạc
hậu tại thời điểm đó. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ xảy ra đối với các
TSCĐ hữu hình mà còn với cả các TSCĐ vô hình.
Nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là sự quá trình của tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Do đó biện pháp có hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vô hình là doanh
nghiệp phải coi trọng đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời các
thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất ứng dụng kịp thời các thành

tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này có ý nghĩa rất quyết định trong việc tạo ra các
lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2 Khấu hao tài sản cố định.
Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sử dụng sản xuất
trong kì gọi là khấu hao TSCĐ. Vậy khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trị
hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các
phương pháp tính toán thích hợp.
Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc
tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản
phẩm được coi là 1 yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức
tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ.
Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của
TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu trong thực tế sản xuất kinh
doanh các doanh nghiệp phải biết xử lý một cách linh hoạt mối quan hệ giữa yêu cầu
tính đúng , tính đủ chi phí khấu hao ở đầu vào và giá bán sản phẩm ở đầu ra phù hợp
với yêu cầu hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Biện pháp quan trọng nhất là
doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ trong doanh
nghiệp.
Về ý nghĩa trích khấu hao: Giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được tính
đúng, tính đủ từ đó lợi nhuận được xác định chính xác. Giúp tái sản xuất giản đơn và
tái sản suất mở rộng ra TSCĐ.
1.3.3 Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định.
17
Mỗi doanh nghiệp có thể tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp mình để lựa chọn các phương pháp khấu hao nhất định. Việc lựa
chọn đúng đắn các phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung quan trọng trong
công tác quản lý VCĐ trong các doanh nghiệp. Thông thường có các phương pháp
khấu hao cơ bản sau:
1.3.3.1 Phương pháp khấu hao bình quân (phương pháp khấu hao đường thẳng

hay tuyến tính)
Phương pháp khấu hao bình quân là : phương pháp tỉ lệ khấu hao và mức khấu
hao hang năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.
− Mức khấu hao TSCĐ
Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ
( M
kh
)
=
Giá trị phải khấu hao TSCĐ
Thời hạn sử dụng hưu ích của TSCĐ(T)
Giá trị phải khấu hao TSCĐ = Nguyên giá
TSCĐ

Giá trị thanh lý ước tính
− Tỷ lệ khấu hao TSCĐ: là tỷ lệ phần trăm giữ mức khấu hao và nguyên giá của TSCĐ.
T
KH
=
M
KH
X 100%
NG
Hay :
T
KH
=
1
X 100%
T

Trong đó:
T
KH
: Tỷ lệ khấu hao hang năm của TSCĐ
M
KH
: Mức khấu hao của TSCĐ
NG : Nguyên giá TSCĐ
T : Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
− Ưu / nhược điểm :
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, tạo điều kiện ổn định giá thành
+ Nhược điểm: Thu hồi vốn chậm, chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô
hình
1.3.3.2 phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
− Công thức tính:
M
Ki
= G
di
X T
KD
Trong đó:
M
Ki :
Số khấu hao TSCĐ năm thứ i
G
di
: Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
18
T

KD
: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
i: Thứ tự các năm sử dụng TSCĐ ( 1÷ n )
− Tỷ lệ khấu hao hàng năm
T
KD
= T
KH
X H
d
Trong đó:
T
KH
: Tỷ lệ khấu hoa TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
H
d
: Hệ số điều chỉnh.
1.3.3.3 phương pháp khấu hao theo sản lượng.
− Công thức tính:
M
ksl
= Q
x
X M
kdv
Trong đó:
Mksl : Số khấu hao năm của TSCĐ theo phương pháp sản lượng.
Qx : Sản lượng sản xuất hoàn thành trong năm.
Mkdv : Mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn
vị sản phẩm .Được tính bằng cách lấy giá

trị phải khấu hao chia cho tổng sản lượng
dự tính cả đời hoạt động của TSCĐ được
tình như sau:
M
kdv
=
NG
Q
s
Trong đó: NG :Nguyên giá TSCĐ ,
Qs : Tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của TSCĐ
− Mức khấu hao TSCĐ:
Số khấu hao trong
tháng của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm dự
kiến sản xuất hoàn thành
trong tháng
X
Mức khấu hao bình
quân tính cho một đơn
vị sản phẩm
1.4 Sự cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả vốn cố định ở doanh nghiệp.
1.4.1 Sự cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục
tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những
điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh doanh: còn gọi là hiệu quả doanh nghiệp, là một
19
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được

kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hiệu quả
kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và
chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Ta thấy: hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra - yếu tố đầu vào (Hiệu quả tuyệt
đối) hoặc hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào (Hiệu quả tương đối) kết quả đầu ra
một cách chung, kết quả đầu ra mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu kinh doanh
càng lớn hơn đầu vào (chi phí bỏ ra) bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu.
Việc quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một đòi hỏi thiết yếu đối
với mọi doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Trong nên fkinh tế thị trường hiện nay, vấn đề này càng trở nên cần thiết, nó
không chỉ tác động đến KQSXKD mà cong quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ những lý do sau:
− Xuất phát từ những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường: Khi mà khoa học
ký thuật và công nghệ trở thành một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp , có tính chất quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào sử dụng
TSCĐ có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao , công nghệ càng hiện đại thì càng có điều
kiện để thành công.
Thật vậy , ở doanh nghiệp nào có cơ cấu tài sản cố định đồng bộ, tiên tiến không
chỉ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng, mẫu mã phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng, thu hút được nhiều khách hang tìm đến mua sản phẩm của DN
mà còn tạo uy tín vững chắc của DN trên thị trường. Và điều này còn thể hiện quy mô
sản xuất kinh doanh , trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của DN đó.
− Xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của DN: Là mục tiêu cần phải đạt được đối
với mọi DN nào tham gia vào HĐ SXKD.
Để có lợi nhuận thu về tối đa thì đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng tăng nhanh
về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm sane xuất ra, từ đó sẽ làm tăng số lượng sản
phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Muốn có sản phẩm xuất ra đạt được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng đòi hỏi
DN phải có sự đầu tư đúng đắn vào khâu sản xuất hay nói đúng hơn là phải có sự đầu
tư đổi mới máy móc trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến hiện đại, từ đó sẽ giúp doanh

20
ngiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định,heo kịp với trình độ phát triển của nền
kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất.
Nhưng không chỉ có việc đầu tư đổi mới về máy móc thiết bị mới làm nâng cao
hiệu qủa sử dụng VCĐ mà bên cạnh đó DN cần phải có biện pháp quản lý tốt TSCĐ
hiện có, từ đó khai thác một cách triệt để nhưng không lãng phí .
Làm được như vậy sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm được số vốn đầu tư xây
dựng mới TSCĐ, tiết kiệm được vốn SXKD, từ đó làm hạ giá thành sản xuất và lợi
nhuận của doanh nghiệpcũng tăng lên.
− Xuất phát từ vị trí, vai trò của VCĐ trong HĐSXKD: Do đặc điểm
của các doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định thường chiếm tỷ trọng cao trong
tổng số VKD, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng VKD, từ đó có tác dụng là đòn bẩy nâng cao hiệu quả HĐ SXKD của
doanh nghiệp.
Là số vốn đầu tư ứng trước để xây dựng cơ sở vật chất vật chất ban đầu như
xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy mọc thiết bị…. nên quy mô của VCĐ lớn hay nhỏ
quyết định đến quy mô SXKD, thể hiện trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ cũng như
năng lực SXKD của DN.
Nếu số vốn đầu tư vào tài sản cố định nhỏ một mặt sẽ không đáp ứng yêu cầu
trong HĐSXKD của DN, mặt khác tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm
khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu số vốn vốn đầu tư vào tài sản cố định lớn thì không những làm
tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho DN mà còn thể hiện quy
mô sản xuất kinh doanh và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại
trong sản xuất kinh doanh của DN.
− Xuất phát từ chính sách đầu tư dài hạn của doanh nghiệp : Là quá trình doanh nghiệp
sử dụng vốn để hình thành nên các tài sản cố định cần thiết, mặt khác đầu tư cho nhu
cầu tương đối ổn định về vốn lưu động cần thiết nhằm đưa DN có sự phát triển bền
vững không chỉ hiện taị mà còn phát triển trong ương lại.
Một mặt doanh nghiệp đầu tư hình thành tài sản cố định mới, mặt khác DN cần

phải phát huy năng lực sản xuất hiện có, có biện pháp bảo toàn số VCĐ hiện tại, từ đó
sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí phải bỏ ra trong quá trình đầu tư dài hạn.
21
1.4.2 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của
doanh nghiệp.
1.4.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất.
Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng đến
trình độ trang bị kĩ thuật của doanh nghiệp. Do ở vị trí then chốt và đặc điểm vận động
của nó lại tuân theo một quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định được coi là một
vấn đề vô cùng quan trọng của công tác quản trị tài chính.
Như đã trình bày ở trên, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mới hoàn
thành một vòng luân chuyển. Do vậy, vấn đề đặt ra với các nhà quản trị tài chính DN
là làm như thế nào để sử dụngvốn cố định có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả SXKD
của doanh nghiệp mình.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp được biểu thị qua kết quả
đạt được trong các quá trình sản xuất với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, trong đó
kết quả sản xuất kinh doanh phải bao gồm cả mặt kinh tế và xã hội. Hiệu quả kinh tế
được biểu thị bằng các chỉ tiêu giá trị và hiện vật phản ánh kết quả kinh doanh trong
một thời kỳ. Hiệu quả xã hội được biểu thị qua các mặt về đời sống xã hội và an ninh
quốc phòng …
Do vậy, có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định là mối quan hệ giữa kếtquả
đạt được trong quá trình khai thác và sử dụng vốn cố định vào sản xuất với số vốn đã
sử dụng để đạt được hiệu quả như trên.
Chính vì vây, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh điều đầu tiên mà họ quan tâm đến là làm thế nào để đạt được hiệu quả cao cho
đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các
doanh nghiệp, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
Bảng : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
STT Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ Ý nghĩa

1 Hiệu suất sử dụng
VCĐ
= Tổng DT hoặc DTT trong
kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh
một đồng VCĐ có thể tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu
22
hoặc DTT.Số VCĐ bình quân trong
kỳ
2 Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân sử
dụng trong kỳ
Nó phản ánh để tạo ra
một đồng DT hoặc DTT cần
bao nhiêu đồng VCĐ.
Tổng DT hoặc DTT trong
kỳ
3 Tỷ suất lợi nhuận
VCĐ
= LNTT( hoặc sau thuế ) Phản ánh một đồng
VCĐ trong kỳ có thể tạo ra
bao nhiêu đồng LNTT hoặc
sau thuế
Số VCĐ bình quân trong
kỳ
4 Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
= Tổng DT hoặc DTT Phản ánh một đồng
TSCĐ trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng DT hoặc

DTT
NG TSCĐ bình quân
trong kỳ
5 Hệ số trang bị
TSCĐ cho một
công nhân trực tiếp
sản xuất
= GTCL bình quân của
TSCĐ
Phản ánh trị giá TSCĐ
bình quân trang thiết bị cho
một công nhân trực tiếp sản
xuất.
Số lượng công nhân trực
tiếp sản xuất
6 Hệ số hao mòn = Số tiền khấu hao lũy kế
TSCĐ
Phản ánh mức độ hao
mòn của TSCĐ tại thời điểm
đánh giá so với thời điểm
ban đầu. Hệ số này càng cao
chứng tỏ TSCĐ của DN
càng cũ và ngược lại.
Σ NG TSCĐ tại thời điểm
đánh giá
Trong đó:
NG
bq
= NG
đ

+ NG
c
2
DTT = Tổng doanh thu

Các khoản giảm
trừ doanh thu
VCD
bq
= V
đ
+ V
c
2
Trong đó:
V
đ
= NG TSCĐ đầu
kỳ

Mức khấu hao
lũy kế đầu kỳ
V
c
= NG TSCĐ cuối
kỳ

Mức khấu hao
lũy kế cuối kỳ
Mức khấu hao

lũy kế cuối kỳ
= Mức khấu hoa
lũy kế đầu kỳ
+ Mức khấu hao
trích trong kỳ

Mức khấu hoa lũy
kế TSCĐ giảm
23
1.4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.
a) Các nhân tố khách quan.
− Do lạm phát của nền kinh tế khiến cho doanh nghiệp điều chỉnh không kịp giá trị tài
sản cố định.
Khi nền kinh tế xảy ra quá trình lạm phát, giá trị các sản phẩm hang hóa trên thị
trường giảm mạnh, trong đó tài sản cố định cũng không tránh khỏi được sự sụt giảm
về giá trị.
− Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể găp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh :
Thiên tai, dịch họa… có tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý và sử
dụng TSCĐ của DN.
− Do tác động của khoa học kĩ thuật: làm cho tài sản của doanh nghiệp có thể bị
mất giá nhanh, trong đó phần giá trị tài sản cố định bị ảnh hưởng trực tiếp của trình độ
khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giơi.
Trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng nhu cầu trên thị trường là có những
sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động
trong việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị mới thay cho một số máy móc
thiết bị đã cũ và lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình sản
xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các
doanh nghiệp khác trong cùng ngành sản xuất.
− Các chính sách khác thuộc về chính sách kinh tế khác của Đảng và Nhà nước
như: chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị hiện đại, chính

sách thuế của nhà nước đối với số máy móc thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài ,
các quy định của nhà nước trong việc quản lý và sử dụng vốn cố định…
b) Các nhân tố chủ quan.
− Các quyết định đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và hợp
lý không những giúp doanh nghiệp tăng được số vốn cố định hiện có mà còn giúp DN
có được những tài sản cố định tiên tiến, hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Ngựơc lại, khi doanh nghiệp có những sai lầm trong các quyết định đầu tư sẽ
dẫn đến việc đầu tư mua sắm tài sản cố định không hợp lý hoặc mua sắm phải tài sản
24
lạc hậu, kém chất lượng làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp, doanh nghiệp có thể bị
mất vốn do ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
− Do trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp có hiệu quả sẽ giúp
DN bảo toàn được số vốn cố định hiện có, nâng cao năng lực sản xuất và tiết kiệm
được số vốn đầu tư vào tài sản cố định, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của DN.
Và nếu việc quản lý, sử dụng kém hiệu quả sẽ gây ra tình trạng lãng phí thời
gian, công suất, làm cho tài sản bị hư hỏng, mất mát trước thời hạn. Dẫn đến việc DN
không bảo toàn được VCĐ, gây thất thoát vốn dùng trong sản xuất kinh doanh .
− Do việc khấu hao và quản lý sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao TSCĐ hang năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng VCĐ của DN. Thông qua khấu hao TSCĐ, DN sẽ thấy được tình
hình tăng giảm VCĐ, hiện trạng TSCĐ trong năm, từ đó đưa ra được các quyết định
đúng đắn trong đầu tư đổi mới, thay thế TSCĐ phục vụ cho mục đích phát triển lâu dài
trong tương lai.
Về nguyên tắc mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tài sản cố
định( Cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Nếu khấu hao thấp hơn mức hao
mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi vốn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.
Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của DN. Hơn nữa

việc khấu hao không hợp lý sẽ dẫn đến việc DN sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ không
phù hợp với yêu cầu thực tế về TSCĐ của doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà việc KH TSCĐ của DN có vai trò quan trọng bởi nếu KH TSCĐ
được thực hiện đầy đủ và hợp lý sẽ giúp DN vừa đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư ban
đầu vừa sử dụng quỹ KH để tái đầu tư vào TSCĐ có hiệu quả cao nhất.
− Do huy động vốn của doanh nghiệp không hợp lý đẫn đến chi phí sử dụng vốn cao.
Nếu doanh nghiệp huy động nguồn vốn không hợp lý không những
doanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn cao mà cũn khụng đảm bảo an toàn về mặ
t tài chính, dễ bị mất vốn khi gặp phải những rủi ro trong kinh doanh
Ngược lại, nếu DN huy động nguồn vốn đầu tư hợp lý một mặt giúp DN tiết
kiệm được chi phí sử dụng vốn một cách tốt nhất, mặt khác tạo ra sự ổn định trong
nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế và phân
25

×