Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Bài thảo luận hóa lý dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.26 KB, 28 trang )

Bài thảo luận hóa lý dược
Các hệ phân tán


Nội dung thảo luận

Nhũ tương


Lớp :1.1 Nhóm :03
Thành viên
• Nguyễn Thị Thắm
• Hồng Thị Xuân
• Nguyễn Thị Thu Trang
• Phạm Văn Thủy
• Hà Văn Thi
• Vi Diệu Thùy
• Đỗ Thị Hải Yến
• Nguyễn Thị Yến Thương
• Phạm Thu Thủy


1.Khái niệm nhũ tương
-Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vi dị thể ,tạo bởi hai chất lỏng
không đồng tan,trong đó một chất lỏng được phân tán đồng đều vào
chất lỏng thứ hai (môi trường phân tán) dưới dạng các tiểu phân có
đường kính từ 0.1 đến hàng chục micromet.
-Đặc biệt nhũ tương thuốc là những dạng thuốc lỏng hay mềm có cấu
trúc nhũ tương dùng để uống ,tiêm hay dùng ngoài



Hình ảnh minh họa nhũ tương


2.Thành phần của nhũ tương
-Nhũ tương có 3 thành phần chính:
 Pha nội (pha phân tán )
 Pha ngoại (mơi trường phân tán )
 Chất nhũ hóa (chất gây phân tán)
-Dược chất ,các chất phụ và dung môi tham gia thành phần của pha nội hay pha ngoại
tùy theo độ phân cực của các thành phần.
-Hai chất lỏng không đồng tan có trong thành phần của nhũ tương được qui ước gọi là
pha dầu và pha nước .
 Pha dầu gồm các chất không phân cực nhu dầu lạc ,dầu hướng dương,dầu
parafin,cloroform,menthol…
 Pha nước bao gồm các chất lỏng phân cực hay được dùng trong bào chế
như:nước ,cồn,glyxerin và cả các dược chất hoặc chất phụ (chất làm ngọt ,chất bảo
quản …)dễ hịa tan trong các chất lỏng nói trên.
-Các dược chất và các chất phụ là chất rắn tham gia vào nhũ tương ở dạng dung
dịch ,Các chất này được hịa tan thành dung dịch trong chất lỏng có thành phần pha
dầu hoặc pha nước,trước khi phân tán vào nhau.
-Ngồi ra để thu được nhũ tương có nồng đọ pha phân tán cao thường gặp trong thực
tiễn bào chế thuốc ,trong nhũ tương nhất thiết phải có thành phần thứ 3 giúp cho nhũ
tương được hình thành và ổn định ,Các chất này gọi chung là các chất nhũ hóa -ổn
định



3.Phân loại nhũ tương
3.1 Theo nguồn gốc
-Nhũ tương thiên nhiên gồm các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên dưới dạng

nhũ tương (sữa ,lòng đỏ trứng) và các loại nhũ tương chế từ các loại hạt có
dầu (hạnh nhân ,lạc ,bí)
-Nhũ tương nhân tạo gồm các nhũ tương chế bằng cách dùng các chất nhũ
hóa thích hợp để phối hợp hai pha dầu và nước tạo thành nhũ tương.
3.2 Theo nồng độ pha phân tán
-Nhũ tương đặc
-Nhũ tương loãng
3.3 Theo mức độ phân tán:
-Vi nhũ tương:có kích thước các tiểu phân phân tán nhỏ bằng tiểu phân keo
thuộc hệ vi dị thể .
- Nhũ tương mịn có các tiểu phân cỡ 0.5-1 mcm
-Nhũ tương thơ tiểu phân có kích thước từ vài micromet trở lên.


3.4 Theo kiểu nhũ tương:Kiểu nhũ tương phụ thuộc chủ yếu vào tính chất hịa tan
hoặc tính thấm của chất nhũ hóa,cũng như tỉ lệ các chất nhũ hóa trong hỗn hợp
Các kiểu nhũ tương:
-Kiểu D/N:các chất nhũ hóa dễ hòa tan trong nước hoặc dễ thấm nước hơn dầu sẽ
tạo thành kiểu nhũ tương D/N
-Kiểu N/D:Các chất nhũ hóa dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu hơn nước sẽ tạo thành
kiểu nhũ tương N/D.Nhung vẫn có trường hợp ngoại lệ .Ngoài ra kiểu nhũ tương
cũng phụ thuộc trong một chừng mực nhất định vào tỉ lệ thể tích giữa 2 pha lỏng
khơng đồng tan có trong hệ .
+Riêng đối với các vi nhũ tương kiễu nhũ tương được hình thành phụ thuộc rất
nhiều vào sức căng bề mặt.Thông thường :
Nếu sức căng bề mặt của nước lớn hơn dầu thì sẽ là kiểu nhũ tương N/D.và ngược
lại .
3.5 Theo đường sử dụng thuốc :nhũ tương thuốc dùng trong và dùng ngoài:
-Nhũ tương dùng trong :
+Nhũ tương tiêm truyền

+Nhũ tương uống
-Nhũ tương dùng ngoài


Một số hình ảnh cho các loại nhũ tương:
1.N/D
2.D/N
3.D/N/D
4.N/D/N


4.Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và bền vững
của hệ keo.


Về phương diện vật lý ,một nhũ tương thường có khuynh hướng trở về trạng thái ban
đầu ,nghĩa là tách thành 2 pha riêng biệt .Có nhiều q trình xảy ra dẫn đến sự tách
lớp ,trong đó có những thuận nghịch và những q trình một chiều.
• Sự bông lên
Sự bông lên mô tả sự liên kết yếu giữa các giọt chất lỏng pha phân tán nhưng vẫn ngăn
cách nhau một lớp mỏng của pha liên tục ,nhũ tương có thể trở về trạng thái phân
tán đêì khi lắc .Sự lên bơng cịn có thể khơi mào cho sự kết dính .
• Sự nổi kem hay sự lắng cặn :
Các giọt của pha phân tán hay khối kết bông bị tách ra dưới ảnh hưởng của trọng lực
tạo thành một lớp nhũ tương có nồng độ đậm đặc ở phía trên (sự nổi kem) hoặc phía
dưới (sự lắng cặn)
• Sự kết dính
Các giọt của pha phân tán kết dính thành giọt có kích thước lớn hơn giọt ban đầu và hiện
tượng này tiếp tục dẫn đến sự tách pha.Nếu có sự kết dính ,nhũ tương bị phá vỡ
hồn tồn và khơng hồi phục được.

• Ngồi các hiện tượng trên cịn có hiện tượng đảo pha.Ngun nhân của hiện tượng
đảo pha thường là do sự tương tác của các thành phần trong công thức làm phá vỡ
hoặc thay đổi tính chất của chất nhũ hóa .


Hình ảnh các phép biến đổi của nhũ tương



4.1 Ảnh hưởng do chênh lệch tỷ trọng giữa 2 pha








Nhũ tương càng bền khi sự chênh lệch tỉ trọng giữa 2 pha càng nhỏ
Trong thực tế tỉ trọng giữa 2 pha thường khác nhau nhiều .Sự tập trung các tiểu
phân của pha phân tán xuông đáy hay trên bề mặt nhũ tương sẽ làm giảm
khoảng cách giữa các tiểu phân pha phân tán ,Xác suất va chạm và kết hợp
giữa các tiểu phân dưới tác dụng của sức căng bề mặt sẽ tăng lên và có thể
dẫn đến sự tách lớp.
Giải quyết trong pha chế :
Tăng tỉ trọng của môi trường phân tán của nhũ tương D/N bằng cách thêm vào
mơi trương phan tán các chất có tỉ trọng lớn hơn nước như kết hợp với các chất
có tác dụng làm ngọt làm tăng đọ nhớt .Tuy nhiên ,biện pháp này không làm
tăng tỉ trọng được nhiều .
Giảm tỉ trọng của pha phân tán của nhũ tương D/N khi pha phân tán có tỉ trọng

lớn như trường hợp của bromofom . bromofom có tỉ trọng 2.8 rấy khó phân tán
bromofom vào nước do sự chênh lệch tỉ trọng giữa 2 pha q lớn .Do đó
bromofom được hịa tan trong lượng dầu thích hợp để làm giảm tỉ trọng của pha
dầu xuống.


4.2 Ảnh hưởng do kích thước tiểu phân của pha phân tán
Nhũ tương bền khi kích thước tiểu phân của pha phân tán nhỏ .Khi tiểu phân có kích
thước lớn ,vận tốc tách lớp xảy ra nhanh hơn dẫn đến hiện tượng lắng cặn( lắng
xuống đáy) hay hiện tượng kết bơng ,2 hiện tượng trên có thetr khơi mào cho sự tách
pha dễ dàng hơn.
Trong điều chế pha nội được tách bằng tác dụng của lực cơ học lực phân tán lớn tác
động trong thời gian thích hợp làm cho kích thước tiểu phân pha nội càng nhỏ và
địng đều.Tuy nhiên sức căng liên bề mặt giữa 2 pha lớn cũng cản trở quá trình phân
tán
4.3 Ảnh hưởng do độ nhớt của môi trườn phân tán
NHũ tương càng bền khi đọ nhớt của môi trường phân tán càng lớn .Độ nhớt lớn làm cho
sự chuyển động của tiểu phân pha phân tán giảm xuống,sụ va chạm giữa các tiểu
phân và sự kết hợp thành giọt lớn hơn sẽ được gaimr thiểu,Điều này giải thích các
nhũ tương lỏng kém bền hơn các dạng thuốc mỡ ,đạn ,trứng có thể chất đặc sệt kiểu
nhũ tương.
Để làm tăng độ nhớt của pha ngoại khi pha chế nhũ tương D/N thường sử dụng các chất
tăng độ nhớt như siro,glyxerol,PEG.các gôm ,thạch,dẫn chất xenlulozo,các chất rắn
dạng hạt nhỏ như bentonit….Đối với các nhũ tương N/D dùng các xà phòng sterat kim
loại …vừa làm chất nhũ hóa vừa làm tăng độ nhớt của pha ngoại .


4.4 Ảnh hưởng của sức căng liên kết bề mặt giữa 2 pha
lỏng không đồng tan
Khi phân tán để phân chia một lỏng thành các tiểu phân có

kích thước nhỏ trong mơi trường khơng đồng tan làm cho
diện tích bề mặt tiếp xú giữa 2 pha tăng lên ,năng lượng tự
do bề mặt của hệ thống cũng tăng theo công thức:


4.5 Ảnh hưởng do tỉ lệ của pha phân tán


Nhũ tương càng bền khi nồng độ của pha phân tán càng nhỏ .
Ví dụ nhũ tương điều chế với 0.2 ml dầu trong 1000 ml nước sẽ bên hơn nhũ tương điều
chế với 2 ml dầu trong 1000ml nước .
Trong thực tế các nhũ tương thuốc là dạng nhũ tương đặc ,tỉ lệ pha phân tán chiếm từ 2 50% nên khi điều chế phải có chất nhũ hóa thích hợp
4.6 Ảnh hưởng của chuyển động brovwn
• Chuyển động brown là kết quả của lực đẩy các phân tử môi trường phân tán trên
những tiể phân của pha phân tán.Chuyển động này làm thay đổi hướng chuyển động
bình thường của các tiểu phân(quá trinh xích lại gần nhau của các tiểu phân để đạt tới
cân bằng )làm các tiểu phân dời xa các vị trí tự nhiên trong cân bằng ,chống lại khuynh
hướng kết hợp lại ,do đó giúp nhũ tương ổn định hơn .
4.7 Ảnh hưởng của chất nhũ hóa
• Chất nhũ hóa vừa giúp phân tán để tạo thành nhũ tương ở giai đoạn bào chế ,vừa giúp
cho nhũ tương ổn định trong suốt quá trình bảo quản .Chất nhũ hóa thường được phân
loại theo 3 nhóm gồm các chất hoạt động bề mặt (chất diện hoạt ),các chất nhũ hóa
thiên nhiên có phân tử lớn ,các chất rắn ở dạng phân chia thật mịn.


4.71 Chất nhũ hóa diện hoạt

-Chất nhũ hóa diện hoạt có tác dụng làm giảm sức căng liên bề mặt tiếp xúc
giữa 2 pha ,tạo lớp áo bảo vệ xung quanh các tiểu phân của pha phân
tán.Tùy theo bản chất dễ tan trong nước hoặc tan trong dầu sẽ tạo ra kiểu

nhũ tương D/N hoặc N/D.
-Phân tử chất diện hoạt gồm 2 phần khác nhau,phần phân cực thân nước và
phần khơng phân cực thân dầu .Hai phần này có một tương quan nhất định
nhưng không cân bằng với nhua về kích thước độ mạnh ,phần nào trội hơn sẽ
quyết định tính hịa tan hoặc tính thấm của chất hoạt và do đó sẽ quyết định
kiểu nhũ tương.
-Một chất diện hoạt khơng có sự cân bằng nhưng cũng khơng được có sự
chênh lệch thái quá giữa 2 phần thân nước và thân dầu .Tương quan thân
nước –thân dầu được xác định bằng giá trị HLB
4.72 Chất nhũ hóa keo thân nước phân tử lớn
-Các chất này chứa nhóm OH- ,trương nở trong nước thành các micell .Khi có
lực gây phân tán ,các micell sẽ tích tụ lên bề mặt tiếp xúc với các tiểu phân
dầu tạo thành lớp áo dẻo dai bền cơ học và đơi khi có tích điện ,tạo ra kiểu
nhũ tương D/N
-Mặt khác các chất keo thân nước có tính dễ trương nở trong nước thành dịch
keo có độ nhớt lớn do đó làm tăng đọ nhớt của môi trường phân tán



-Các chất này khơng hịa tan nhưng có bề mặt thấm được 2 pha dầu lẫn pha
nước ,tuy nhiên khả năng khả năng thấm khơng đều ,có thể thấm mạnh hơn
với dầu hoặc với nước.
-Khi cho các chất này vào hỗn hợp 2 pha không đồng tan,dưới tác dụng của
lực gây phân tán ,các chất này sẽ phân bố trên bề mắt tiếp xúc tạo ra một lớp
trung gian cong vòng cung về 2 ppha lỏng mà chúng được thấm nhiều hơn và
bao bọc các tiểu phân của pha lỏng thứ 2 ,biến pha lỏng thứ 2 thành pha nội
và tạo kiểu nhũ tườn xác định
-Ví dụ :than động vật than chì thấm đầu mạnh hơn nên tạo kiểu nhũ tương N/
D.
-Riêng đối với bentonit ,nếu phân tán vào nước trước thì thấm nước mạnh

hơn và tạo kiểu nhũ tương D/N và ngược lại tạo kiểu nhũ tương N/D
Ngoài ra khi phân tán trong nước các hạt này cũng tích điện và tăng độ nhớt
của mơi trường phân tán.
Hai nhóm chất nhũ hóa keo thân nước phân tử lớn và loại rắn dạng hạt rất
nhỏ được gọi là chất nhũ hóa ổn định vì có tác dụng làm ổn định vững bền
nhũ tương đã hình thành do lực phân tán
Tóm lại :bản chất của chất nhũ hóa sử dụng có ảnh hưởng đến kiểu và độ
bền vững của nhũ tương.
-Nên phối hợp 2 hay nhiều chất nhũ hóa ,phối hợp chất nhũ hóa gây phân tán
và chất nhũ hóa ổn định .phải dùng lượng chất nhũ hóa đủ với nồng độ thích
hợp để tạo lớp bảo vệ liên tục bền vững
-Các yếu tố nhu PH ,nhiệt đô,chất điện giải ,chất háo nước ,có thể làm biến
đổi tính chất của chất nhũ hóa .



×