Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Đồ án tốt nghiệp THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài
THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
CÔNG TY LVT STAR
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khoá
Hệ

: ThS. Trần Thị Thùy Trang
: Hoàng Thị Thư Thái
: GD19A1A
: 2019 – 2023
: Chính quy

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài


THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
CÔNG TY LVT STAR

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khoá
Hệ

: ThS. Trần Thị Thùy Trang
: Hoàng Thị Thư Thái
: GD19A1A
: 2019 – 2023
: Chính quy

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023


ĐẠI HỌC ĐƠNG Á
KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên sinh viên: Hồng Thị Thư Thái
Lớp: GD19A1A

Khố: 2019-2023


Ngành đào tạo: Cơng nghệ thơng tin

Hệ đào tạo: Chính quy

1/ Tên đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Công ty LVT STAR”
2/ Quy mô đồ án:
1. Cụm đồ án chính: Logo, slogan
2. Cụm ấn phẩm văn phịng
3. Cụm ấn phẩm truyền thông
4/ Ngày giao đồ án: 30/01/2023
5/ Ngày nộp đồ án : 06/05/2023
TRƯỞNG BỘ MÔN (Duyệt)
(Ký, ghi rõ họ tên)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG KHOA


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong Đồ án này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của cô ThS.Trần Thị Thuỳ Trang.
1. Mọi tham khảo dùng trong Đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên cơng trình, thời gian, địa điểm công bố.
2. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tơi xin
chịu hồn toàn trách nhiệm.

Tác giả

Hoàng Thị Thư Thái


MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tìm cho mình một lợi thế so với đối
thủ cạnh tranh. Phải cho khách hàng biết được điểm khác biệt của sản phẩm cơng ty
mình so với đối thủ cạnh tranh. Muốn làm được điều đó thì việc áp dụng triển khai bộ
nhận diện thương hiệu là rất quan trọng vì nó là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp,
giữ một vai trò then chốt đối với sự phát triển tổng thể của thương hiệu.
Cốt lõi của một hệ thống nhận diện thương hiệu là tính nhất quán, trong đó biểu
trưng là xuất phát điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu. Thơng qua nó, người tiêu
dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một tài sản nội tại của thương hiệu, nó góp một phần
quan trọng cho giá trị tài chính mà thương hiệu đạt được. Và đây cũng là một cách quảng
cáo cách rộng rãi, nhanh chóng, hiệu quả với chiến lược phát triển truyền thông thương
hiệu.
Bộ nhận diện thương hiệu cũng là một chiến lược marketing và là một trong những
bí quyết tạo nên sự thành cơng của doanh nghiệp, là công cụ giúp tạo ra sự khác biệt, sự
nhận biết và thể hiện cá tính đặc thù riêng biệt của doanh nghiệp mà cịn tạo cảm giác
quy mơ lớn, tính chuyên nghiệp cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và cơng
chúng. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần lên ý tưởng xây
dựng bộ nhận diện chuyên nghiệp và hợp lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Công ty LVT STAR hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ quảng cáo, thiết
kế nhận diện thương hiệu, thiết kế website, thiết kế POD… Công ty luôn tạo ra sự đơn
giản nhưng lại mạnh mẽ và gắn kết phù hợp với người tiêu dùng, cung cấp cho khách
hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, với một sự hiểu biết về ngành “công nghiệp” thiết kế
sáng tạo, dựa trên sự ngầm hiểu sâu sắc cho từng ý tưởng. Để có thể tiếp cận được các

doanh nghiệp mới thành lập và những doanh nghiệp lâu năm như vậy, công ty cần phải
luôn luôn thay đổi, cập nhật liên tục và bắt kịp xu hướng để có thể nâng cao chất lượng
dịch vụ nhận diện thương hiệu cho khách hàng. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Thiết kế bộ
nhận diện thương hiệu cơng ty LVT STAR” làm khóa luận tốt nghiệp.


LỜI CẢM ƠN
Tơi rất vinh dự và cảm kích khi có cơ hội để bày tỏ lịng biết ơn của mình đến các
thầy cơ giáo trong Khoa Cơng nghệ thơng tin, Trường Đại học Đơng Á. Để hồn thành
đồ án tốt nghiệp, tôi đã được sự hỗ trợ, định hướng và chỉ bảo rất tận tình từ các thầy
cơ. Các chỉ dẫn và góp ý của các thầy cơ đã giúp tơi hồn thành đồ án tốt nghiệp một
cách chính xác và hiệu quả hơn.
Là một sinh viên của trường Đại học Đông Á, đồ án tốt nghiệp là một minh chứng
sau những năm học tập. Trong q trình hồn thành tốt nghiệp, ngồi những cố gắng
của bản thân, tơi sẽ khơng thể nào hồn thành tốt được đồ án của mình nếu khơng có sự
chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của ThS. Trần Thị Thuỳ Trang. Tơi xin được gửi lời chân
thành nhất đến cô, người đã cung cấp cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt q trình hồn thành đồ án tốt nghiệp. Cô ấy đã luôn sẵn sàng giải đáp các
thắc mắc của tơi và đưa ra những lời khun hữu ích để tơi có thể hồn thiện đồ án một
cách tốt nhất.
Ngồi ra, tơi muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo của cơng ty LVT Star, vì đã
cung cấp cho tôi một môi trường làm việc thuận lợi để tìm hiểu và nghiên cứu thực tế.
Điều này đã giúp tơi có được nhiều thơng tin và kinh nghiệm bổ ích, từ đó giúp tơi hồn
thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Dù tôi đã cố gắng hết sức để hồn thành đồ án tốt nghiệp của mình, tơi thừa nhận
rằng cịn nhiều thiếu sót do kinh nghiệm và thời gian hạn chế của bản thân. Vì vậy, tơi
rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến từ các thầy cơ, giúp tơi có thể
bổ sung và cải thiện năng lực của mình, từ đó phục vụ tốt hơn trong công việc thực tế
sau này.
Một lần nữa, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo và ban lãnh

đạo của công ty LVT Star vì đã hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành đồ
án tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

a


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH .................................................................... i
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................2
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI .....................................................................2
1.2. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................2
1.2.1. Mục đích làm nghiên cứu ..............................................................................2
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
1.4. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ...............................................................................4
1.4.1. Hình thức thể hiện các sản phẩm ...................................................................4
1.4.2. Phương pháp thiết kế từng loại sản phẩm .....................................................4
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................5
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................6
2.1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................................6

Nghiên cứu các thông tin chung về đề tài : .............................................................6
2.1.1. Các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan đến đề tài ........................................6
2.1.2. Đặc điểm, chức năng của các sản phẩm trong đồ án .....................................7

2.2. SẢN PHẨM CỤ THỂ ........................................................................................10
2.2.1

SẢN PHẨM CỤ THỂ: LOGO, SLOGAN ...................................................10

2.2.1.1

Ý tưởng ..................................................................................................10

2.2.1.2

Quá trình thực hiện ................................................................................11

2.2.1.3

Sản phẩm hồn thiện ..............................................................................15

2.2.2

SẢN PHẨM CỤ THỂ 2 (BỘ ẤN PHẨM VĂN PHỊNG: FOLDER,

NAMECARD, BÌ THƯ, THẺ ĐEO, LY NƯỚC,…)................................................15

b


2.2.2.1

Ý tưởng ..................................................................................................15


2.2.2.2

Q trình thực hiện ................................................................................16

2.2.2.3

Sản phẩm hồn thiện ..............................................................................22

2.2.3

SẢN PHẨM CỤ THỂ 3 (BỘ ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG: POSTER,

BANNER, STANDEE, BACKDROP...) ..................................................................22
2.2.3.1

Ý tưởng ..................................................................................................22

2.2.3.2

Quá trình thực hiện ................................................................................23

2.2.3.3

Sản phẩm hoàn thiện ..............................................................................24

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN .............................................................................................25
3.1

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỒ ÁN ...........................................................25


3.3.1

Đánh giá về mặt lý thuyết .............................................................................25

3.3.2

Hiệu quả về mặt thực tiễn .............................................................................25

3.3.3

Hiệu quả về mặt ứng dụng ............................................................................25

3.3.4

Kết quả đạt được trong quá trình sáng tạo ..................................................25

3.2

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỒ ÁN .................................................................26

3.3

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................................26

PHỤ LỤC ......................................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................28

c



DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2-1: Quy chuẩn màu sắc .........................................................................................6
Hình 2-2: Kiểu chữ sử dụng trong thiết kế ......................................................................7
Hình 2-3: Ý tưởng thiết kế logo LVT STAR ................................................................10
Hình 2-4: Ý nghĩa Slogan ..............................................................................................10
Hình 2-5: Quá trình thiết kế logo LVT STAR ..............................................................11
Hình 2-6: Hình ảnh phác thảo ý tưởng logo LVT STAR ..............................................11
Hình 2-7: Triển khai thiết kế từ bản vẽ tay....................................................................12
Hình 2-8: Cấu trúc logo LVT STAR .............................................................................12
Hình 2-9: Khoảng cách an tồn logo LVT STAR .........................................................12
Hình 2-10: Quy định sử dụng trên nền màu của logo LVT STAR ...............................13
Hình 2-11: Quy định sử dụng về các lỗi cần tránh của logo LVT STAR .....................13
Hình 2-12: Tỉ lệ nền lưới của logo dọc LVT STAR .....................................................14
Hình 2-13: Tỉ lệ nền lưới của logo dọc LVT STAR .....................................................14
Hình 2-14: Sản phẩm logo LVT STAR dọc hồn thiện ................................................15
Hình 2-15: Sản phẩm logo LVT STAR ngang hồn thiện ............................................15
Hình 2-16: Thiết kế và quy cách bìa Folder ..................................................................16
Hình 2-17: Thiết kế và quy cách bìa Name card ...........................................................17
Hình 2-18: Thiết kế và quy cách giấy viết thư ..............................................................17
Hình 2-19: Thiết kế và quy cách bao thư lớn ................................................................18
Hình 2-20: Thiết kế và quy cách bao thư nhỏ ...............................................................18
Hình 2-21: Thiết kế và quy cách thẻ nhân viên .............................................................19
Hình 2-22: Thiết kế và quy cách sổ tay .........................................................................19
Hình 2-23: Thiết kế và quy cách lót chuột ....................................................................20
Hình 2-24: Thiết kế và quy cách ly (cốc) ......................................................................20
Hình 2-25: Thiết kế và quy cách móc khố ...................................................................21
Hình 2-26: Thiết kế và quy cách kẹp sách ....................................................................21
Hình 2-27: Sản phẩm hồn thiệt bộ ấn phẩm văn phịng ..............................................22
Hình 2-28: Q trình thực hiện Poster...........................................................................23
Hình 2-29: Các bản thiết kế banner quảng cáo..............................................................23


i


Hình 2-30: Sản phẩm thiết kế hagtag cầm tay ...............................................................24
Hình 2-31: Sản phẩm hồn thiện bộ ấn phẩm truyền thơng ..........................................24

Bảng 1: Đặc điểm của các sản phẩm ...............................................................................7

ii


-1–
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
POSM: Point Of Sales Material

Bộ nhận diện thương hiệu

SMM: Social Media Marketing

Tiếp thị truyền thông xã hội

POD: Print On Demand

In theo yêu cầu

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A



-2–
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Sự nhất quán của hệ thống nhận diện Thương hiệu (hay còn gọi là Bộ nhận diện
thương hiệu) và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối
quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua
sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương
hiệu cũng như những giá trị mà thương hiệu mang đến cho họ.
Để thiết kế và triển khai POSM thành công, các yếu tố cần phải được thiết kế và
phát triển theo cách thích hợp, phù hợp với tình hình thị trường và mục tiêu khách hàng.
Khi được sử dụng hiệu quả, bộ sản phẩm nhận diện thương hiệu có thể tạo ra một ấn
tượng thẩm mỹ và gây ấn tượng với khách hàng, từ đó tăng tính tương tác và độ tin cậy
của khách hàng với thương hiệu và tăng hiệu quả quảng cáo và SMM cho thương hiệu.
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố như logo, màu sắc, phơng chữ, biểu
tượng, hình ảnh và các quy tắc sử dụng, bộ sản phẩm này tạo ra một hệ thống giao tiếp
thống nhất và dễ nhận biết cho thương hiệu.
1.2. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích làm nghiên cứu
Bộ sản phẩm nhận diện thương hiệu được thiết kế để giúp doanh nghiệp xây dựng
và duy trì một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ.
Việc nghiên cứu và đầu tư trong bộ sản phẩm này có thể mang lại nhiều lợi ích
cho doanh nghiệp, bao gồm việc tạo ra một ấn tượng sâu sắc và ghi nhớ với khách hàng,
giúp tăng tính nhận diện thương hiệu, truyền tải thơng điệp thương hiệu chính xác và
đồng bộ, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu, và thúc đẩy sự phát triển và mở rộng thị
trường kinh doanh.
Hiệu quả thẩm mỹ và quảng cáo thương hiệu của bộ sản phẩm này phụ thuộc vào
cách thức triển khai và sử dụng. Nếu được thiết kế và áp dụng đúng cách, bộ sản phẩm
nhận diện thương hiệu có thể tạo ra một ấn tượng thẩm mỹ đẹp và gây ấn tượng với
khách hàng. Nó cũng có thể giúp tăng tính tương tác và độ tin cậy của khách hàng với

thương hiệu, do đó tăng hiệu quả quảng cáo và SMM. Tuy nhiên, nếu không được sử
dụng hiệu quả hoặc khơng phù hợp với tình hình thị trường và mục tiêu khách hàng, bộ
sản phẩm nhận diện thương hiệu có thể gây ra sự nhàm chán hoặc không nhận được sự
chú ý đầy đủ từ khách hàng.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


-3–
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thiết kế 1 bộ nhận diện thương hiệu đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ: Đẹp mắt, độc
đáo, phù hợp, chuyên nghiệp. Nâng cao giá trị, không chỉ nâng cao giá trị bản thân công
ty mà còn nâng cao vị thế của khách hàng, đối tác.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả và phù hợp với đặc thù của
doanh nghiệp, cần phải xác định rõ nhu cầu cần thiết của việc thiết kế. Đối tượng cần
thiết của việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu có thể bao gồm:
− Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Đây là nền tảng để xây
dựng bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Bộ
nhận diện thương hiệu phải thể hiện được giá trị cốt lõi, lợi thế cạnh tranh và định vị của
doanh nghiệp trên thị trường.
− Đối tượng khách hàng mục tiêu: Đây là nhóm người mà doanh nghiệp muốn
thu hút và giữ chân bằng bộ nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và
phân tích hành vi, nhu cầu, mong muốn và sở thích của đối tượng khách hàng để thiết
kế bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với tâm lý và cảm xúc của họ.
− Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự chọn
lựa của khách hàng khi quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp cần
nắm bắt được xu hướng, tiêu chuẩn và yêu cầu của ngành nghề để thiết kế bộ nhận diện

thương hiệu phù hợp với nguyên tắc và quy định của ngành.
− Ngân sách và thời gian dành cho việc thiết kế: Là yếu tố quan trọng để đảm
bảo việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu được hoàn thành đúng hạn và đạt được kết
quả mong muốn. Doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết về ngân sách và thời gian cho
từng giai đoạn của thiết kế, từ khảo sát, phác thảo, thiết kế đến triển khai và đánh giá.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
− Các bộ nhận diện thương hiệu công ty trong và ngoài nước;
− Sách, báo;
− Các trang web liên quan đến thiết kế nhận diện thương hiệu.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


-4–
1.4. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
1.4.1. Hình thức thể hiện các sản phẩm
Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những hình thức được thể hiện bằng hình ảnh,
biểu tượng, ấn phẩm quảng cáo, ngơn từ nhằm mục đích giúp khách hàng nhận biết và
biết tới thương hiệu dễ dàng hơn. Bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ hay bộ nhận dạng
thương hiệu bao gồm các thành phần sau:
− Logo
− Màu sắc
− Phông chữ
− Biểu tượng
− Slogan
− Bộ ấn phẩm văn phịng
− Bộ ấn phẩm truyền thơng
1.4.2. Phương pháp thiết kế từng loại sản phẩm

− Thiết kế logo: Logo là phần quan trọng nhất trong bộ nhận diện thương hiệu.
Thiết kế logo đơn giản, dễ nhận biết, dễ nhớ và phù hợp với thông điệp cốt lõi muốn
truyền tải;
− Xác định thông điệp cốt lõi: Xác định thông điệp cốt lõi mà cần truyền tải qua
bộ nhận diện thương hiệu. Giúp cho khách hàng có thể hiểu rõ hơn về giá trị mà sản
phẩm mang lại;
− Thiết kế hệ thống màu sắc và phông chữ: Thiết kế hệ thống màu sắc và phông
chữ phù hợp với logo và thông điệp cốt lõi. Điều này giúp tạo ra sự đồng nhất và tăng
tính nhận diện cho thương hiệu;
− Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh: Phân tích thị trường và tìm hiểu về
các đối thủ cạnh tranh của mình để đánh giá và nắm bắt được xu hướng và tiêu chuẩn
của ngành;
− Thiết kế các tài liệu quảng cáo và marketing: Cần thiết kế các tài liệu quảng cáo
và marketing như tờ rơi, banner, bìa sổ tay, name card... để giới thiệu sản phẩm tới khách
hàng. Các tài liệu này cần được thiết kế đồng nhất về màu sắc, phông chữ và logo để
tăng tính nhận diện cho thương hiệu.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


-5–
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
– Truyền tải sứ mệnh, mục đích của cơng ty đến với khách hàng. Một bộ nhận diện
thương hiệu chất lượng sẽ củng cố sự nổi tiếng và phổ biến của công ty trong thị trường
cạnh tranh;
– Thu hút người khác dành thời gian để tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của công
ty;
– Tạo ra những bản sắc riêng cho thương hiệu. Góp phần tăng sự gợi nhớ cho

khách hàng về sứ mệnh của doanh nghiệp;
– Giữa thị trường kinh doanh đa dạng, nhiều nguồn cung cấp, để trở nên nổi bật so
với các thương hiệu đối thủ thì ngồi giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, còn đánh
mạnh vào thương hiệu. Ví dụ như Grab, hiện tại, các nhân viên hay tài xế của công ty
kinh doanh dịch vụ vận chuyển này đều phủ lên mình một màu xanh lá và logo quen
thuộc từ đồng phục, mũ bảo hiểm cho đến ứng dụng… Thậm chí, với nhiều cơng ty chú
trọng sự đồng bộ trong thương hiệu, họ còn đưa logo, màu chủ đạo vào từng sản phẩm
mà nhân viên sử dụng;
=> Điều này giúp các doanh nghiệp “phủ sóng” rộng rãi và mang tính chuyên
nghiệp hơn. Mà trong marketing, việc tác động đến tiềm thức khách hàng là yếu tố then
chốt giúp bán được sản phẩm. Nếu có một bộ nhận diện thương hiệu tốt, doanh nghiệp
đã nắm được 50% khả năng dành lấy được thị phần.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


-6–
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu các thông tin chung về đề tài :
Tên đầy đủ : Công ty TNHH MTV LVT STAR
Slogan thương hiệu: Always by your Side (Luôn bên bạn)
Lĩnh vực kinh doanh: Thiết kế website, bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế POD,..
Địa chỉ văn phòng: 305 Nguyễn Xiển, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Website: lvtstar.vn
Năm thành lập: 2020
Thị trường: Trong nước và quốc tế
Phạm vi đề tài: logo, bộ ấn phẩm văn phòng (folder, giấy viết thư, danh thiếp, thẻ

nhân viên, thẻ nhân viên, bao thư khổ lớn/ nhỏ, cốc, móc khố, lót chuột, sổ tay, kẹp
sách..), bộ ấn phẩm truyền thông (standee, banner facebook, avatar facebook, poster,
hagtag cầm tay,..).
2.1.1. Các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan đến đề tài
– Quy chuẩn: Màu sắc biểu tượng tập đồn. Màu sắc logo chính trong sự kết hợp
với tên thương hiệu, slogan, tagline.

Hình 2-1: Quy chuẩn màu sắc

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


-7–
• Kiểu chữ

Hình 2-2: Kiểu chữ sử dụng trong thiết kế

2.1.2. Đặc điểm, chức năng của các sản phẩm trong đồ án
− Đặc điểm kích thước:
Chiều ngang

Chiều dọc

Chất liệu

Danh thiếp

5,4cm


8,5cm

UV

Phong bì thư khổ lớn

25cm

34cm

For120

Phong bì thư khổ nhỏ

22cm

12cm

For120

Folder

22cm

31cm

C300

Giấy viết thư


21cm

29,7cm

For100

Thẻ nhân viên

5,4cm

8,5cm

UV

Sổ tay

14,8cm

21cm

UV

Poster

60cm

80cm

pp


Standee

80cm

180cm

pp

Kẹp sách

C300
Bảng 1: Đặc điểm của các sản phẩm

− Chức năng:

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


-8–
• Logo: Thiết kế logo và những thơng điệp ẩn chứa của những hình tượng. Một logo
tốt thường sự sự kết hợp giữa sự đơn giản và tính độc đáo. Mục đích là chỉ sau một
vài lần nhìn,người ta có thể thấy quen với logo đó và phân biệt giữa hàng trăm
nghìn logo khác.
• Card visit: phục việc cho thơng tin liên lạc, giao dịch được thơng suốt, chính xác
và tiện lợi. Việc thiết kế card visit đẹp còn để lại ấn tượng tốt với khách hàng về
cơng ty.
• Giấy viết thư: Giấy viết thư được sử dụng để viết thư và ghi chép các thông tin

quan trọng. Chức năng chính của giấy viết thư là cung cấp một bề mặt phẳng để
viết và truyền tải thơng tin. Nó thường được sử dụng trong việc viết thư cá nhân
hoặc chuyên nghiệp, gửi thơng điệp từ người này đến người khác.
• Phong bao: có tác dụng bảo vệ, mơ tả, giới thiệu sản phẩm. Ngồi ra cịn được sử
dụng như một phần chiến lược Marketing. Thể hiện được tính chuyên nghiệp, trang
trọng của văn bản.
• Sổ tay: Giúp ghi lại các thông tin quan trọng về thương hiệu như slogan, giá trị cốt
lõi và thơng tin liên hệ. Ngồi ra, sổ tay cịn được sử dụng để quảng bá thương
hiệu thơng qua việc tặng khách hàng, đối tác và nhân viên của cơng ty. Sổ tay có
thể được thiết kế độc đáo với logo và màu sắc thương hiệu để tạo nên ấn tượng
mạnh mẽ với người sử dụng.
• Thẻ nhân viên: Là một phần quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu vì nó giúp
nhận diện nhân viên, tạo sự đồng nhất và chuyên nghiệp trong bộ phận. Ngoài ra,
thẻ nhân viên còn được sử dụng để quảng bá thương hiệu thông qua logo và màu
sắc thương hiệu được in trên thẻ. Thẻ cũng giúp kiểm soát quyền truy cập vào các
khu vực có hạn trong cơng ty và thường được yêu cầu đeo khi làm việc.
• Folder: Thường được sử dụng để chứa hồ sơ khách hàng, tài liệu quảng cáo, tài
liệu sản phẩm và tài liệu về công ty. Giúp tổ chức và lưu trữ tài liệu thương hiệu
một cách chun nghiệp. Ngồi ra, folder cịn được thiết kế độc đáo với logo và
màu sắc thương hiệu để tạo nên ấn tượng mạnh mẽ với người sử dụng.
• Ly ( cốc): giúp tạo sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng thông qua việc in
logo và màu sắc thương hiệu trên ly. Ngồi ra, ly cịn được sử dụng để phục vụ
thức uống trong các sự kiện của công ty và đặc biệt là quà tặng cho khách hàng và
đối tác để tăng cường nhận diện thương hiệu.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


-9–

• Lót chuột: Tấm lót chuột giúp chuột di chuyển trên bề mặt mượt mà và giảm ma
sát.
• Banner, quảng cáo: Điểm hấp dẫn của quảng cáo là sự linh hoạt, sự nhận biết của
số đông rất cao, hợp lý về mặt chi phí so với các hình thức quảng cáo như tivi và
báo chí. Bắt mắt hấp dẫn người xem, làm tăng hiệu quả quảng cáo.
• Poster: Poster được sử dụng để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công
ty, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Với vị trí đặt và kích thước
đa dạng, poster có thể giúp tăng khả năng tiếp cận của khách hàng với thông tin
sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi. So với các phương tiện quảng cáo
khác như truyền hình, báo chí, quảng cáo trên internet, poster có chi phí đầu tư
thấp hơn, đồng thời có khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách
trực tiếp.
• Standee: Standee được sử dụng để quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của
công ty, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Với vị trí đặt và kích
thước đa dạng, standee có thể giúp tăng khả năng tiếp cận của khách hàng với
thơng tin sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi. So với các phương tiện
quảng cáo khác như truyền hình, báo chí, quảng cáo trên internet, standee có chi
phí đầu tư thấp hơn, đồng thời có khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng
một cách trực tiếp.
• Avatar facebook: Chức năng của avatar Facebook là đại diện cho cá nhân hoặc
doanh nghiệp đó trên mạng xã hội này. Avatar Facebook thường được sử dụng để
tạo sự nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
• Cover facebook: Chức năng của cover Facebook là tạo ấn tượng và giới thiệu cho
người xem về cá nhân hoặc doanh nghiệp đó. Cover Facebook cũng có thể được
sử dụng để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
• Hagtag: Hashtag cầm tay được sử dụng để tạo ra một cuộc trò chuyện trực tuyến
về chủ đề nào đó. Người dùng có thể đăng các thơng tin, hình ảnh hoặc video về
sự kiện và sử dụng hashtag cầm tay để phân loại và tìm kiếm các nội dung liên
quan.


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


- 10 –
2.2. SẢN PHẨM CỤ THỂ
2.2.1 SẢN PHẨM CỤ THỂ: LOGO, SLOGAN
2.2.1.1 Ý tưởng
− Logo:

Hình 2-3: Ý tưởng thiết kế logo LVT STAR

− Slogan:

Hình 2-4: Ý nghĩa Slogan

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


- 11 –
2.2.1.2 Quá trình thực hiện

Hình 2-5: Quá trình thiết kế logo LVT STAR

Hình 2-6: Hình ảnh phác thảo ý tưởng logo LVT STAR

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái


Lớp: GD19A1A


- 12 –

Hình 2-7: Triển khai thiết kế từ bản vẽ tay

Hình 2-8: Cấu trúc logo LVT STAR

• Quy chuẩn biểu tượng logo chính

Hình 2-9: Khoảng cách an tồn logo LVT STAR
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


- 13 –
• Các trường hợp biến đổi màu sắc logo chính

Hình 2-10: Quy định sử dụng trên nền màu của logo LVT STAR

• Các trường hợp khơng được phép sử dụng

Hình 2-11: Quy định sử dụng về các lỗi cần tránh của logo LVT STAR
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A



- 14 –

Hình 2-12: Tỉ lệ nền lưới của logo dọc LVT STAR

Hình 2-13: Tỉ lệ nền lưới của logo dọc LVT STAR

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


- 15 –
2.2.1.3 Sản phẩm hồn thiện
− Logo dọc

Hình 2-14: Sản phẩm logo LVT STAR dọc hồn thiện

− Logo ngang

Hình 2-15: Sản phẩm logo LVT STAR ngang hoàn thiện

2.2.2 SẢN PHẨM CỤ THỂ 2 (BỘ ẤN PHẨM VĂN PHÒNG: FOLDER,
NAMECARD, BÌ THƯ, THẺ ĐEO, LY NƯỚC,…)
2.2.2.1 Ý tưởng
Sử dụng font chữ chính: SVN-Gilroy
• Gilroy là một sans serif hiện đại. Nó phù hợp cho những thiết kế trên
phiên bản web, bảng hiệu, công ty cũng như cho thiết kế biên tập.
Kết hợp với các hoạ tiết :


Hình 2-15: Các hình ảnh sử dụng trong bộ ấn phẩm văn phòng

Sử dụng tơng màu chính: Màu cam đậm (FF6700), cam nhạt (FE9D57),
xám(C6BABA)

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thư Thái

Lớp: GD19A1A


×