Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tên tiểu luận quan điểm triết học mác lênin về con người và bản chất con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.79 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
BỘ MÔN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN
Tên tiểu luận: “Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và bản
chất con người”

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Khóa:
Giáo viên hướng dẫn:

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................2
MỞ ĐẦU................................................................................. 3
NỘI DUNG.............................................................................4
1. Con người và bản chất người................................4
1.1Con người là thực thể sinh học-xã hội...........................4
1.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản
thân con người...................................................................6
1.3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm
cùa lịch sử.......................................................................... 6
2. Liên ứng dụng vào thực tiễn...............................10
2.1 Cơ sở lí luận...............................................................10
2.2 Hiện trạng sinh viên hiện nay....................................11
2.3 Giải pháp hoàn thiện nhân cách sinh viên..................13
2.4 Ý kiến bản thân..........................................................14


KẾT LUẬN............................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................17

2


MỞ ĐẦU
Phát triển con người là mục tiêu cao nhất của tồn nhân loại. Làn sóng
văn minh thứ ba đang đưa loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra bao khả
năng để họ tìm ra những con đường tối ưu hướng tới tương lai. Trong bối
cảnh đó sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các tư tưởng tự
do tìm kiếm con đường khả qua nhất cho sự nghiệp phát triển con người Việt
Nam càng dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của
chủ nghĩa Mác-Lênin trong xã hội ta, có lẽ khơng ai phủ nhận được vai trò
vượt trội và triển vọng của nó trong sự phát triển con người.
Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về con
người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương khóa VII, Đảng ta
đã đề ra và thông qua nghị quyết về phát triển con người Việt Nam toàn diện
với tư cách quyết về việc phát triển con người Việt nam toàn diện với tư cách
là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội. Đó là” con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề
hoàn thiện nhân cách của sinh viên Việt Nam hiện nay, nên em đã chọn đề tài
tiểu luận” Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và bản chất người”.

3



NỘI DUNG
1. Con người và bản chất người
1.1 sCon người là thực thể sinh học-xã hội
Theo Các Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát
triển cao nhất của tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo
nên tất cả các thành tựu văn minh và văn hóa. Về phương diện sinh học, con
người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là động vật xã
hội. “Bản chất cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết
định việc con người khơng bao giờ thốt ly khỏi những đặc tính vốn có của
con vật”. Điều đó có nghĩa rằng con người cũng như mọi loài động vật khác
phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải đấu tranh sinh tồn để ăn uống, sinh đẻ
con cái, tồn tại và phát triển. Nhưng khơng được tuyệt đối hóa nó. Khơng phải
đặc tính sinh học, bản năng sinh học, sự sinh tồn thể xác là cái duy nhất tạo
nên bản chất con người, mà con người là một thực thể xã hội. Khi xem xét
con người, theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin không thể tách hai phương
diện sinh học và xã hội của con người thành những phương diện biệt lập, duy
nhất, quyết định phương diện kia.
Không chỉ là thực thể sinh học, mà con người cũng là một bộ phận của giới
tự nhiên. Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, đời sống thể xác và
tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên. Về phương diện thực thể
sinh học, con người còn phải khắc phục từ quy luật của giới tự nhiên, các quy
luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của
giới tự nhiên. Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự
nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa
trên các quy luật khách quan. Đây chính là điểm khác biệt đặc biệt, rất quan
trọng so với thực thể sinh học khác. Về mặt thể xác, con người sống bằng sản
phẩm tự nhiên, bởi giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Vì thế con

4



người phải dựa vào thiên nhiên, gắn bó với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và
phát triển. Quan điểm này là nền tảng lý luận và phương pháp luận rất quan
trọng, có tính thời sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và yêu cầu phát
triển bền vững hiện nay.
Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động
xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Người là giống vật
duy nhất có thể lao động mà thốt khỏi trạng thái thuần túy là lồi vật. Nếu
con vật phải sống dựa hoàn toàn vào các sản phẩm tự nhiên, dựa vào bản năng
thì con người lại sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng
tạo các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhờ có lao động sản xuất
mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể
của lịch sử có tính tự nhiên, có lý tính, có bản năng xã hội. Lao động đã góp
phần cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người trở thành
con người đúng nghĩa của nó. Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và
chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương
diện sinh học lẫn phương diện xã hội.
Trong hoạt động con người không chỉ có các quan hệ với nhau trong sản
xuất, mà cịn có hàng loạt các quan hệ khác. Những quan hệ đó ngày càng
phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện những tác động qua lại giữa họ với
nhau. Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
những người. Tính xã hội của con người chỉ có trong xã hội lồi người, con
người khơng thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người
khác với con vật. Hoạt động của con người gắn với các quan hệ xã hội khơng
chỉ phục vụ con người mà cịn cho xã hội, khác với hoạt động của con vật chỉ
phục vụ nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó. Hoạt động và giao tiếp
của con người đã sinh ra ý thức người. Tư duy, ý thức của con người chỉ có
thể phát triển qua lao động và giao tiếp xã hội với nhau. Cũng nhờ lao động

5



và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển. Ngôn ngữ và tư duy
của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một
trong những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là một thực thể xã hội.
Chính vì vậy, khác với con vật, con người có thể tồn tại và phát triển trong xã
hội loài người
1.2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin phê phán quan niệm của
Phoiơbắc đã xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt
động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như đối tượng cảm tính, khơng
có hoạt động thực tiễn. Phoiơbắc đã khơng nhìn thấy những quan hệ hiện
thực, sống động giữa người với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong
sản xuất. Do vậy, ông đã tuyệt đối hóa tình u giữa người với người. Hơn thế
nữa, đó khơng phải là tình u hiện thực mà là tình u đã được ơng lý tưởng
hóa. Phê phán quan niệm sai lầm của Phoiơbắc và các nhà tưởng khác về con
người, kế thừa các quan niện tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa
vào những thành tựu khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người là sản
phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Mác đã khẳng định trong tác
phầm hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của các ông là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động
sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con
người như đang tồn tại. Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và
của bản thân con người, những con người, khác với con vật, không thụ động
để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người cịn là chủ thể của lịch sử.
1.3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm cùa lịch sử
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng
đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã
hội tối cao của con người. Con người và động vật đều có lịch sử của mình,


6


nhưng lịch sử con người với lịch sử động vật. Lịch sử của động vật là lịch sử
nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái
hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra, và trong
chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy, thì điều đó diễn
ra mà chúng khơng hề hay biết và không phải do ý muốn chủa chúng. Ngược
lại, con người ngày càng xa cách con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao
nhiêu, thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý
thức bấy nhiêu. Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi con vật,
có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động sáng tạo cơng cụ lao động, hoạt
động lao động sản xuất. Nhờ chế tạo cơng cụ lao động mà con người tách
khỏi lồi vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể của hoạt động thực tiễn xã
hội. Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra lịch sử của mình. Sáng
tạo ra lịch sử là bản chất của con người, nhưng con người không thể sáng tạo
ra lịch sử theo ý tùy tiện của mình, mà phải dựa vào nhưng điều kiện do quá
khứ, do thế hệ trước để lại trong những hoàn cảnh mới. Con người, một mặt
phải tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề, điều kiện cũ của thế hệ trước để
lại, mặt khác lại phải tiến hành các hoạt động mới của mình để cải biến những
điều kiện cũ. Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương ứng, con
người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy. Từ khi con người tạo ra lịch sử cho
tới nay con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phầm
của lịch sử.
Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường
xác định. Đó là tồn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn
tinh thần, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người và xã
hội. Đó là điều kiện cần thiết, tất yếu, không thể thiếu đối với sự tồn tại và
phát triển của con người. Một mặt con người là một bộ phận của giới tự
nhiên, để tồn tại và phát triển phải quan hệ với tự nhiên, thu nhận và sử dụng


7


nguồn lực của tự nhiên để cải biến chúng cho phù hợp với nhu cầu của chính
mình. Mặt khác, là bộ phận của tự nhiên, con người cũng phải tuân theo quy
luật của tự nhiên, tuân theo quá trình tự nhiên như cơ học, vật lý, hóa học, đặc
biệt là quá trình y, sinh học, tâm sinh lý khác nhau. Về phương diện sinh thể
hay sinh học, con người là một tiểu vũ trụ có cấu trúc phức tạp, là một hệ
thống mở, biến đổi và phát triển không ngừng, thay đổi và thích nghi khá
nhanh chóng so với các lồi động vật khác trước nhưng biến đổi của mơi
trường. Nó vừa tiếp nhận, thích nghi, hịa nhịp với thiên nhiên, nhưng cũng
bằng cách đó cải biến giới tự nhiên để thích ứng và biến đổi chính mình.
Con người cũng tồn tại trong mơi trường xã hội. Chính nhờ mơi trường xã
hội mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội. Con
người là sản phẩm của hồn cảnh, của mơi trường trong đó có mơi trường xã
hội. Mơi trường xã hội cũng là điều kiện và tiền đề để con người có thể thức
hiện quan hệ với giới tự nhiên ở quy mô rộng lớn và hữu hiệu hơn. Trong
thực chất thì mơi trường xã hội cũng là một bộ phận tự nhiên với những đặc
thù của nó. So với mơi trường tự nhiên mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định đến con người, sự tác động của môi trường tự nhiên đến từ cá nhân
con người thường phải thông qua môi trường xã hội và chịu ảnh hưởng sâu
sắc của các nhân tố xã hội. Môi trường xã hội cũng như mỗi cá nhân con
người thường xuyên phải có quan hệ với môi trường tự nhiên và tồn tại trong
mối quan hệ tác động qua lại, chi phối và quy định lẫn nhau.
Do sự phát triển của công nghiệp, của cách mạng khoa học-công nghệ,
nhiều loại môi trường khác nhau đã và đang được thực hiện. Đó là những mơi
trường, như môi trường thông tin, kiến thức, môi trường từ tính, mơi trường
điện, mơi trường sinh học…Nhưng cần lưu ý rằng, có những mơi trường
trong số đó mới được phát hiện và đang được nghiên cứu, nên còn nhiều ý

kiến, quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Mơi trường sinh học, môi

8


trường cận tâm lý, môi trường tương tác yếu, đang được nghiên cứu trong
khoa học tự nhiên là những môi trường như vậy. Tuy nhiên, dù chưa được
nhận thức đầy đủ, mới được phát hiện hay cịn có những ý kiến, quan niệm
khác nhau, thì chúng đều hoặc là thuộc về môi trường tự nhiên, hoặc là thuộc
về môi trường xã hội. Tính chất, phạm vi, vai trị và tác động của chúng đến
con người là khác nhau, không giống hồn tồn như mơi trường tự nhiên và
mơi trường xã hội. Chúng là những hiện tượng, quá trình cụ thể của tự nhiên
hoặc xã hội, có tác động, ảnh hưởng ở một khía cạnh hẹp, cụ thể và xác định
ở phương diện tự nhiên hoặc xã hội.
1.4 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Trong hoạt động xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định
con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. Trong tính hiện thực
của nó, bản chất của con người là tổng hịa các quan hệ xã hội. Bản chất của
con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ
thể trong những điều kiện lịch sử. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con
người, nhưng không phải sự kết hợp giản đơn hoặc tổng cộng chúng lại với
nhau mà là sự tổng hòa chúng, mỗi quan hệ có vị trí, vai trị khác nhau, có tác
động qua lại, khơng tách rời nhau. Các quan hệ có nhiều loại: Quan hệ quá
khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp,
gián tiếp, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế,
quan hệ phi kinh tế...Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành lên bản
chất con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc
muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ
thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất xã hội cụ thể của
mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất con người mới

được phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trị chi phối
và quyết định các phương diện khác của đời sống con người cho con người

9


khơng cịn thuần túy là một động vật mà là động xã hội. Con người bẩm sinh
đã là sinh vật có tính xã hội. Khía cạch thực thể sinh vật là tiền đề trên đó
thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối.
2. Liên ứng dụng vào thực tiễn
2.1 Cơ sở lí luận
Nhận thức được vai trị và tầm quan trọng của vấn đề con người trong
thời đại này Đảng và nhân dân đang xây dựng và phát triển đất nước tồn
diện. Để tạo được điều đó phụ thuộc nhiều vào việc phát triển con người, đặc
biệt là sinh viên Việt Nam. Cần đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy
tư tưởng và chủ nghĩ Mác-Lênin làm nền tảng, chiến lược con người có ý
nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng hướng cần có một chính sách
phát triển con người. Việt Nam là một nước đang phát triển, tụt hậu rất nhiều
so với thế giới nên sinh viên nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế đất nước. Con
người trở thành nhân tố quyết định xã hội, kinh tế, văn hố Việt Nam. Học
thuyết khơng chỉ chứng minh bản chất và bản tính con người mà cịn vạch
hướng đưa con người đi đúng bản chất và bản tính của mình, giải phóng, xố
bỏ sự tha hố, tạo điều kiện phát huy mọi sức mạnh bản chất người, phát triển
tồn diện, hài hồ cho từng cá nhân. Chỉ có chủ nghĩa Mác- Lênin mới có thể
vạch rõ được hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, giải
phóng dân tộc. Nhờ đó đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống của
tồn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt
Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng nâng
cao trình độ nhận thức toàn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức

đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của
chủ nghĩa Mác- Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những tầng lớp sinh viên
mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung, chuyên môn cao ngày nay.

10


Có thể nói chỉ trong một thời gian ngắn hệ tư tưởng Mác-Lênin đã thể
hiện xu hướng của mình đối với nên văn hoá dân dã, xoá bỏ dần dần sự thống
trị của các loại tưởng tự phát, lạc hậu, thấp kém trong con người cũ, mê tín dị
đoan, các niền tin mù qng... Với sức mạnh có tính khoa học, học thuyết
Mác-Lênin đã vạch rõ được những yếu tố phi khoa học, phi nhân đạo, nhân
sinh quan sai lệch mà trước đó làm mai một trí tuệ, tính tích cực trong con
người của các hệ tư tưởng truyền thống.
Nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ là nguồn lực vơ tận. Trí tuệ
con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng khơng chỉ tái sinh mà còn tự sản
sinh về mặt sinh học mà còn đổi mới không ngừng phát triển về chất trong
con người xã hội, nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó là cơ
sở làm cho năng lực và nhận thực hoạt động thực tiễn của con người phát
triển như một q trình vơ tận.
2.2 Hiện trạng sinh viên hiện nay
Theo cách nhìn khách quan, nguồn lực nước ta hiện nay khơng thể
khơng có những băn khoăn, đau sót. Bên cạnh những ưu thế như 1,7 triệu sinh
viên và 23 triệu học sinh. Con người Việt Nam cần cù chịu khó, thơng minh
và sáng tạo có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh thì hạn chế về mặt chất
lượng, sự bất hợp lý về phân công lao động được đào tạo trong các lĩnh vực
sản xuất và những khó khăn trong phân bổ dân cư cũng khơng phải nhỏ. Mặt
khác sinh viên Việt Nam còn hạn chế về mặt thể lực, phát triển về phương
diện sinh lý, tư duy và thể lực dường như còn chững lại, hơn nữa sinh viên
nước ta nói chung văn hố cịn kém. Số sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng

khơng tìm được việc lại tăng lên đặc biệt là trong những năm đại dịch hiện
nay, khiến cả nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa. Những nhà điều hành yêu
cầu tuyển người lao động có vài năm kinh nghiệm làm việc, mà muốn có kinh
nghiệm phải đi làm việc khiến sinh viên rơi vào vịng luẩn quẩn, đó chính là

11


tác động của mặt trái của kinh tế thị trường. Rõ ràng sự chậm cải tạo giáo dục
và nội dung đào tạo khơng theo kịp những địi hỏi của người sử dụng đã dẫn
đến sự lãng phí trong đầu tư cho giáo dục, thời gian, cơ hội, nhân tài. Những
sinh viên mới ra trường hạn chế về chất lượng nhất là trình độ chun mơn,
nghề nghiệp, kỹ năng lao, thể lực và văn hố lao động cơng nghiệp. Giáo dục
Việt Nam còn quá nặng về lý thuyết, điểm số nhưng tính thực hành và ứng
dụng cịn rất thấp nên sinh viên không áp dụng được nhiều vào thực tiễn. Sự
phát triển nhanh chóng của kĩ thuật, cơng nghệ địi hỏi sinh viên phải có sự
nhanh nhạy, thích ứng trong khi giáo dục chậm chạp thay đổi.
Xét về bản thân sinh viên, sau 12 năm học sinh được chăm sóc, học các
kiến thức trong nhà trường nhưng sự trải nhiệm, tiếp xúc các quan hệ xã hội
cịn rất ít. Các bạn chập chững bước vào đời, kinh nghiệm, kỹ năng sống cịn
thấp, đa số được sinh ra trong gia đình nơng, cơng nhân nên dân trí và kĩ năng
tư duy cịn thấp. Vậy nên những năm là sinh viên đòi hỏi các bạn phải lỗ lực
học, trải nhiệm, rèn luyện bản thân thì mới tiến bộ được. Thời gian rảnh của
các bạn có rất nhiều nhưng rất ít bạn sử dụng tốt khoảng thời gian quý báu đó.
Sự phát triển mạnh của các mạng xã hội như Facebook, tik tok, instagram...
tuy khơng thể phủ nhận vai trị lợi ích của nó, nhưng đa số sinh viên sử dụng
nó chưa tốt. Các bạn bị lãng phí quá nhiều thời gian, sự chú ý, sức lực vào
những hoạt động không cần thiết, thậm trí là có hại như những drama, thơng
tin độc hại lan truyền qua mạng xã hội. Nhiều bạn xem phim, nhắn tin đến 2,3
giờ sáng để lấy những khoái lạc nhỏ để rồi cả ngày hôm sau mệt mỏi, tập

trung kém, hại sức khoẻ, kéo năng suất làm việc xuống. Có nhiều bạn chăm
chỉ đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải chi phí, đó cũng là một phương
pháp tốt nhưng khơng nên làm q nhiều. Có bạn thì dành tồn bộ thời gian
cho việc học để có bằng giỏi.

12


2.3 Giải pháp hoàn thiện nhân cách sinh viên
Khoảng thời gian này là thời điểm vàng để xây dựng những nền tảng vững
chắc cho bản thân và cuộc sống gia đình trong tương lai. Em nghĩ rằng thứ
chúng ta cần học đó là đầu tư thời gian, Albelt Einstein từng nói “thứ cơng
bằng duy nhất trên đời này là thời gian, thứ khác biệt của mỗi chúng ta là do
cách chúng ta sử dụng thời gian rảnh nó quyết định chúng ta là tài năng,
người lười biếng, kẻ nghiện rượu hay kẻ cờ bạc”. Khi ta là sinh viên có rất
nhiều thời gian rảnh, vậy ta phải sử dụng sao cho hợp lý, hiệu quả. Năng
lượng của mỗi chúng ta giống như một cái bình nước đều có hạn, nên việc
đầu tiên là cần xác định việc gì quan trọng, cái gì cần học, để tránh lãng phí
thời gian và những việc vơ bổ. Để có được thành cơng trong bất kì lĩnh vực gì
đều phải trải qua một khoảng thời gian dài lỗ lực, vậy lên hãy làm càng sớm
thì trái ngọt sẽ đến càng nhanh.
Chúng ta cùng bước vào một ngôi trường, học kiến thức, IQ, điều kiện kinh
tế như nhau nhưng khi bước ra khỏi ngôi trường thì mỗi người lại có một
cuộc đời khác nhau, thứ quyết định chúng ta khác đó là tư duy. Tư duy sẽ sinh
ra suy nghĩ, suy nghĩ sinh ra hành động, hành động quyết định kết quả. Từ tư
duy sẽ quyết định những việc chúng ta sẽ làm trong khoảng thời gian làm sinh
viên, cùng một vấn đề có người làm hăng say, người lại lười biếng, người mới
gặp khó là bỏ. Thế nên hãy rèn luyện cho mình một tư duy đúng, một tinh
thần vững trãi để làm mọi việc một cách tốt nhất. Trong thời đại hiện nay
ngoài tri thức từ sách, ta cịn có thể lên youtobe xem những người thành đạt

chia sẻ cách làm việc, suy nghĩ, định hướng sao cho đúng. Việc của các bạn là
tìm hiểu và áp dụng nó vào cuộc sống của mình.
Điều tiếp theo đó là hồn thiện chun ngành mà bạn đã chọn, kĩ năng làm
việc của bạn sẽ quyết định thu nhập, môi trường làm việc giúp chúng ta nâng
cao chất lượng cuộc sống. Đa số trong những năm mới ra trường sinh viên

13


đều có thu nhập rất thấp, thậm trí là khơng có việc làm do doanh nghiệp địi
hỏi người lao động có kinh nghiệm, số sinh viên ra trường quá nhiều só với
nhu cầu. Vậy làm sao để nâng cao kinh nghiệp bản thân? Đó là hãy áp dụng
những kiến thức của mình vào làm việc ở những doanh nghiệp nhỏ từ khi còn
là sinh viên. Tuy lúc này thu nhập của bạn được nhận rất thấp nhưng bù lại
bạn lại học, trải nhiệm thực tế được rất nhiều. Khi chúng ta ra trường có một
tấm bằng đỏ và vài năm kinh nghiệm làm thực tế thì chẳng cịn phải lo về có
xin được việc khơng.
Về phía nhà trường, gia đình và bộ giáo dục cần không ngừng tạo điều
kiện cho sinh viên học hỏi, sáng tạo, trải nghiệm. Xây dựng các môi trường,
cộng đồng văn minh, hiện đại làm tiền đề cho sự phát triển tư duy, giao tiếp,
kĩ năng sống cho sinh viên. Nhà trường cần không ngừng đổi mới, cập nhật
những tiến bộ khoa học, tài chính, cơng nghệ bám sát với thực tế. Ngồi việc
học văn hố cần phải tăng những buổi thực hành, tiếp xúc với các doanh
nghiệp, diễn giả để nâng cao sự hiểu biết, kinh nghiệm sống cho sinh viên.
Tạo lập các hội nhóm về tình nguyện, ca hát, võ thuật và nhóm trao đổi về
ngành nghề sinh viên học, liên kết gắn bó sinh viên cả trường với nhau. Cha
mẹ tạo điều kiện cho con cái phát triển toàn diện hơn là chỉ học văn hố, gắn
kết tình cảm gia đình, chia sẻ, tạo khơng khí gia đình ấm áp vì gia đình là
ngôi trường đầu tiên của con trẻ.
2.4 Ý kiến bản thân

Hoàn thiện bản thân là con đường duy nhất để nâng cao chất lượng vật
chất và tinh thần của mỗi người. Ai cũng chỉ được sống một lần lên hãy sống
một cuộc đời đáng sống, nâng cao cả về nhận thức và vẻ ngoài của bản thân.
Nỗ lực đạt được mục tiêu, cuộc sống mà mình mong ước để sau này không
phải tiếc nuối. Bản thân em cũng đang từng ngày hoàn thiện cả về thể chất và
kiến thức. Em đảm bảo việc học ở trường luôn đạt kết quả tốt, những thời

14


gian ở nhà học thêm ngoại ngữ, xem cách chia sẻ của các lãnh đạo doanh
nghiệp. Bắt đầu mơ hình kinh doanh nhỏ để nâng kĩ năng thực tế, giao tiếp,
thiết kế mơ hình kinh doanh. Hằng ngày chơi thể thao, nâng cao sức khoẻ thể
chất, tinh thần.
Sinh viên không chỉ có vai trị về sự vận động và phát triển của xã hội
mà trong điều kiện hiện nay, sinh viên là nguồn lực cho quá trình đổi mới đất
nước. Sự phát triển vượt bậc về mặt trí tuệ. Đồng thời trí tuệ giúp con người
phát triển từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó biến con người từ lạc hậu sang
văn minh ngày nay. Để có một xã hội thịnh vượng cần nâng cao trình độ nhận
thức và phát huy tối đa nguồn lực con người. Xây dựng môi trường xã hội, tạo
điều kiện để phát huy yếu tố con người. Con người là chủ thể, đồng thời cũng
là sản phẩm của sự vận động, của cơ chế xã hội. Vì vậy muốn phát huy được
yếu tố con người cần phải có mơi trường thích ứng.

15


KẾT LUẬN
Chủ nghĩa xã hội do con người, vì con người. Do vậy hình thành quan
hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển của xã

hội nói chung, xã hội chủ nghĩa nói riêng là vấn đền không thể thiếu được của
thế giới quan Mác-Lênin. Con người là khác niệm chỉ những cá thể người như
một chỉnh thể, trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó.
Nếu chỉ dừng lại ở một số trước tính sinh học của con người thì khơng
thể giải thích được bản chất của con người, con người là một thực thể đặc biệt
hoạt động có ý thức, có khả năng sáng tạo cho mình. Từ tự nhiên và chính
trong q trình hoạt động đó những quan hệ xã hội được hình thành có tác
động mạnh mẽ tới sự hình thành nhân cách, bản chất con người là tổng hoà
của những quan hệ xã hội.
Do vậy lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và quan điểm chủ nghĩa
Mác-Lênin về con người là kim chỉ nam để hướng sinh viên Việt Nam cần
làm gì, làm như thế nào để hoàn thiện bản thân.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng biên soạn môn triết học Mác – Lênin (2019), Giáo trình Triết học Mác –
Lênin, GS.TS. Phạm Văn Đức chủ biên.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. />4. o/2014/04/con-nguoi-va-ban-chat-cua-con-nguoi.html
5. />
17



×