Tải bản đầy đủ (.docx) (256 trang)

Chiến dịch hồ chí minh xuân 1975 sự hội tụ chín muồi chiến lược quân sự cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.53 KB, 256 trang )

Chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975 - Sự hội tụ chín muồi
chiến lược quân sự cách mạng
Lời nhà xuất bản
Với tầm vóc vĩ đại của nó trong tiến trình cách mạng Việt
Nam, Đại thắng Mùa Xuân 1975 để lại nhiều dấu ấn lịch sử và
có thể được khai thác nghiên cúu dưới rất nhiều góc độ khác
nhau. Có những cuốn hồi ký tái hiện sống động khí thế hào
hùng từng bước đi vững chắc của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy đến niềm vui tưng bừng của Ngày hội tồn thắng; và
cũng có những lời thú nhận cay đắng của đối phương về cái
gọi là "hội chứng sau Việt Nam", khi chuộc chiến tranh đã lùi
xa vào lịch sử nhưng vẫn còn để lại nỗi đau sâu sắc cho kẻ
thất trận. Có khơng biết bao nhiêu lời hay, ý đẹp của bạn bè
quốc tế gần xa về "sức mạnh kỳ diệu Việt Nam", về "chiến
thắng của ý chí, lương tri, phẩm giá và trí tuệ Việt Nam"; và
cũng có những tiếng kêu lạc lõng về cái gọi là "sự ăn may",
cái gọi là "sự hiểu lầm nội bộ dân tộc".
Chính vì vậy, khẳng định lại chân giá trị của Đại thắng
Mùa Xuân 1975 là điều cực kỳ cần thiết để các thế hệ hôm
nay và mai sau hiểu đúng về lịch sử, biết cách "ôn cố tri tân"
nhằm kế thừa, phát huy và phát triển ý chí độc lập tự chủ,
lịng tự hào và tự tơn dân tộc. Việc các tác giả cuốn sách này
tiếp cận dưới góc độ logic - lịch sử về phương diện chiến lược
quân sự cách mạng đối với Đại thắng Mùa Xuân 1975 là một
hướng đóng góp rất đáng đáng khích lệ. Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách
chuyên khảo này.


NHà XUấT BảN CHíNH TRị QUốC GIA
Mở ĐầU


Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân
thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam, với âm mưu thâm độc
hòng "kéo dài biên giới Hoa kỳ đến vĩ tuyến 17" và tiến tới biến
cả nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Thực ra, âm
mưu này đã bộc lộ từ thời kháng chiến chống Pháp, khi các
phái đoàn cố vấn quân sự của Mỹ có mặt trong quân đội viễn
chinh Pháp. Và trên thực tế, sau khi thay chân Pháp ở miền
Nam Việt Nam, Mỹ đã sử dụng con bài Ngơ Đình Diệm lập nên
chính quyền gia đình trị, lê máy chém đi khắp nơi đàn áp
phong trào cách mạng.
Nhưng, với ý chí "khơng có gì q hơn độc lập tự do", với
tinh thần "miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của
thịt Việt Nam", dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là của
Trung ương Cục miền Nam, nhân dân ta đã anh dũng tiến
hành cuộc đấu tranh bền bỉ đòi địch phải thực thi Hiệp định
Giơ-ne-vơ, đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt để bước vào
cuộc kháng chiến mới. Chiến lược quân sự cách mạng của
Đảng ta về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được
hình thành trong bối cảnh đó.
Sáng suốt nhận định tình hình mọi mặt, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ nhất
định phải xảy ra và có thể sẽ kéo dài, Mỹ sẽ không chỉ đứng
sau giật dây và hà hơi, tiếp sức về kinh tế, quân sự... cho
nguỵ quyền Sài Gịn, mà cịn có thể trực tiếp đưa qn đội
vào can thiệp, cho nên việc chuẩn bị toàn diện về quân sự để


tiến hành kháng chiến là cực kỳ cần thiết. Nhưng, do tương
quan lực lượng lúc bấy giờ, chúng ta phải có một chiến lược
quân sự cách mạng phù hợp, vừa kế thừa kinh nghiệm kháng

chiến chống thực dân Pháp, vừa có sự phát triển mới khi điều
kiện lịch sử và đối tượng tác chiến trực tiếp đã có những thay
đổi lớn
Đó là chiến lược quân sự với điểm xuất phát là nêu cao
tính chất chính nghĩa của chiến tranh nhân dân giải phóng
nhằm quy tụ sức mạnh đại đồn kết toàn dân, kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; là nghệ thuật "tạo thế",
"tranh thời" và "chuyển lực"; là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
ba vùng mặt trận (thành thị, nông thôn, miền núi), ba cấp độ
tác chiến (chiến lược, chiến dịch, chiến thuật), ba thứ quân
(bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) và ba
mũi tiến cơng (qn sự, chính trị, binh vận); là sự phối hợp
đồng bộ giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công. Đồng
thời, chiến lược qn sự cách mạng đó phải ln ln được
đặt trong tổng thể đường lối chung của Đảng về xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân
dân ta cũng chính là quá trình phát triển, hồn thiện chiến
lược qn sự cách mạng dưới sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời
của Đảng Cộng sản Việt Nám.
Trước âm mưu của Mỹ sử dụng nguỵ quyền Sài Gòn để
"dùng người Việt đánh người Việt" với chiến lược chiến tranh
đặc biệt, ta thực hiện chiến lược chống chiến tranh đặc biệt
bằng tuyên truyền vũ trang và từng bước xây dựng lực lượng


chiến đấu, bằng "đồng khởi", "diệt tề", "phá ấp", "lập chiến
khu". Chiến tranh đặc biệt bị phá sản, Mỹ ồ ạt đưa quân vào
miền Nam và leo thang ném bom miền Bắc, thực hiện chiến

tranh cục bộ - một cuộc chiến tranh ăn cướp tàn bạo với đủ
loại vũ khí tối tân chỉ trừ bom nguyên tử. Song, ta đã kịp thời
chuyển sang chiến lược chống chiến tranh cục bộ của địch.
Chiến lược quân sự cách mạng phát triển vững chắc với sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa hậu phương lớn và tiền tuyến lớn,
giữa đánh thắng ở chiến trường miền Nam và đánh thắng
chiến tranh phá hoại bằng không quân của địch ra miền Bắc
xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng Núi Thành, Chiến thắng Vạn
Tường, Chiến thắng Bàu Bàng, Tổng tiến công và nổi dậy Mậu
Thân 1968... đã đánh sập chiến lược chiến tranh cục bộ của
Mỹ, buộc chúng phải chuyển sang chiến lược "Việt Nam hố
chiến tranh" với cơng thức "qn đội Việt Nam cộng hồ cùng
vũ khí và cố vấn Mỹ". Song, điều đó cũng khơng cứu vãn được
sự sụp đổ hoàn toàn của chúng trước chiến lược quân sự cách
mạng và ý chí quyết tâm của dân tộc Việt Nam. Chiến dịch
Đường 9 - Nam Lào, Mặt trận Khe Sanh - Quảng Trị... và đặc
biệt là "Điện Biên Phủ trên không" đã buộc chúng phải ký kết
Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh. Duới sự lãnh đạo của
Đảng, toàn dân và toàn quân một mặt kiên trì đấu tranh buộc
địch phải thi hành Hiệp định Pa-ri, mặt khác ra sức chuẩn bị
toàn diện cho Tổng tiến cơng và nổi dậy nhằm "đánh cho Mỹ
cút, nguỵ nhào".
Tồn bộ sự vận động, phát triển của chiến lược quân sự
cách mạng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước
đã nêu trên đều là những bước tất yếu đi đến Đại thắng mùa


Xuân 1975, và là tiền đề cần thiết tích luỹ cho điểm hội tụ
chín muồi của chiến lược quân sự cách mạng trong Đại thắng
Mùa Xuân 1975 lịch sử. Đây không chỉ là một cụm chiến dịch

mang tầm cỡ của các trận quyết chiến chiến lược, mà còn là
kết quả hợp quy luật của tồn bộ tiến trình chiến tranh nhân
dân giải phóng, bởi chính là sự hội tụ chín muồi của rất nhiều
yếu tố. Dưới góc nhìn trực tiếp về phương diện chiến lược
quân sự cách mạng, có thể thấy Đại thắng Mùa Xn 1975
khơng những là điểm chín muồi của thế trận, thời cơ và lực
lượng trong toàn bộ chiến lược quân sự cách mạng xuyên suốt
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà cịn là điểm
chín muồi về nghệ thuật "tạo thế", "tranh thời" và "chuyển
lực" của Đảng ta.
Trước hết, đó là sự hội tụ chín muồi về thế trận và vai
trò chỉ đạo của Đảng về liên tục tạo lập thế trận trong Đại
thắng Mùa Xuân 1975. Khi địch buộc phải ký kết Hiệp định Pari và chuyển sang chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" cũng
là lúc chúng rơi vào thế bất lợi. Về chính trị, chính quyền nguỵ
liên tiếp đảo chính lẫn nhau, Mỹ mất mặt trên trường quốc tế.
Về quân sự, các binh đoàn nguỵ chỉ đủ sức co về chi khu qn
sự lớn, khơng kiểm sốt nổi các vùng nơng thơn và vùng giáp
ranh. Tuy nhiên, để hy vọng giành lại thế chiến lược quân sự,
chúng đã tập trung bố trí lực lượng chủ chốt ở những địa bàn
cực kỳ quan trọng như Tây Nguyên, Đà Nẵng và cửa ngõ Sài
Gòn. Về phía ta, cùng với thế trận chiến tranh nhân dân rộng
khắp, việc chuẩn bị chu đáo mọi mặt đã làm cho Chiến dịch
Hồ Chí Minh ở vào thế "đứng trên đầu thù". Song, trong chiến
tranh, giành được thế trận có lợi đã khó thì duy trì và phát huy


được thế trận ấy cịn khó hơn nhiều. Và Chiến dịch Hồ chí
Minh đã thực hiện được điều đó.
Việc lựa chọn điểm đột phá Buôn Mê Thuột đã thể hiện
sự sáng suốt của Trung ương Đảng và Bộ Tư lệnh các lực

lượng vũ trang miền Nam về liên tục tạo lập thế trận, vì khi ta
chiếm đuợc cứ điểm này đã giáng địn qn sự chí tử bẻ gãy
"xuơng sống phịng thủ" của địch là Tây Ngun. Tiếp đó, ta
thắng ở Đà Nẵng, làm cho ý đồ "tử thủ" của địch bị phá sản
nghiêm trọng, cố vấn Mỹ lo di tản, tuớng tá nguỵ lo chạy về
Sài Gòn. Thuận đà, ta chỉ đạo đánh đồng loạt khiến địch vỡ
trận để thừa thắng đánh dọc Nam Trung bộ chỉ trong vòng
chưa đầy một tháng. Sự liên tục tạo lập thế trận có lợi đã giúp
chúng ta tập trung được hầu như toàn bộ lực lượng vào trận
quyết chiến tại Xuân Lộc - cửa ngõ Sài Gòn. Và đến sáng 30
tháng 4 năm 1975, năm cánh quân ta từ năm hướng đồng
loạt tiến thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch, chiếm Dinh
Độc lập cùng các mục tiêu trọng yếu, bức hàng chính phủ
nguỵ quyền, làm tan rã hồn tồn bộ máy tay sai khi vẫn còn
hàng vài chục vạn quân ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Thứ hai, đó là sự hội tụ chín muồi về thời cơ và vai trị
chỉ đạo của Đảng về liên tục phát triển thời cơ trong Đại
thắng Mùa Xuân 1975. Khác với thời kỳ Tổng tiến công và nổi
dậy Tết Mậu Thân 1968, lúc này địch đã bị phá sản về chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh - chiến lược phản cách mạng
cuối cùng của chúng, nên xét một cách tổng hợp thì thế và
lực của chúng đã suy yếu nghiêm trọng. Đồng thời, trên cơ sở
liên tục tạo lập được thế trận có lợi cùng với sự phát triển của
phong trào kháng chiến toàn dân và sự trưởng thành của các


lực lượng vũ trang cách mạng, thời cơ giải phòng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước đã tới điểm chín muồi.
Tất nhiên, khơng phải bất cứ ai đứng trước thời cơ có lợi
cũng có thể tận dụng được. Chính vì vậy, khi điều kiện khách
quan cho phép, điểm nổi bật ở đây là sự sáng suốt của Đảng

ta trong nhận định tình hình và xác định thời cơ chín muồi ấy.
Hơn nữa, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương và Bộ
Chính trị, Bộ Tư lệnh Mặt trận đã chủ trương nổ súng tổng tiến
công vào thời điểm mà địch hồn tồn bất ngờ. Điều đó giúp
các qn đoàn chủ lực liên tục phá địch với phương châm
"thần tốc, táo bạo, quyết thắng", khơng cho địch có thời gian
để hồi phục. Đồng thời, điều đó cũng cho phép phối hợp chặt
chẽ tổng tiến công bằng lực lượng quân sự với nổi dậy đồng
loạt của đồng bào giành và giữ chính quyền cách mạng. Sự
nhạy bén của Trung ương Đảng và Bộ Tư lệnh Mặt trận còn
thể hiện ở việc điều chỉnh kịp thời kế hoạch thời gian, cho nên
từ chủ trương giải phóng miền Nam vào mùa khơ năm 1976,
ta đã kịp thời tận dụng thời cơ chín muồi để chuyển sang
quyết tâm kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh vào năm 1975.
Thắng lợi vang dội của Chiến dịch đã chứng minh tính đúng
đắn của quyết tâm chiến lược ấy.
Thứ ba, đó là sự hội tụ chín muồi về chuẩn bị lực lượng
quân sự và vai trò chỉ đạo của Đảng về sử dụng hợp lý và liên
tục chuyển hoá lực lượng trong Đại thắng Mùa Xuân 1975. Sở
dĩ ta hoàn toàn phát huy được thế trận và thời cơ có lợi chính
là do q trình lớn mạnh của phong trào cách mạng của quần
chúng và các lực lượng vũ trang cách mạng đã tới điểm chín
muồi. Cả ba thứ quân đều trưởng thành vượt bậc: bộ đội chủ


lực đã đủ sức tác chiến cấp quân đoàn; bộ đội địa phương
cũng có thể tổ chức chiến đấu đến cấp sư đồn; dân qn du
kích đã phát triển rộng khắp đủ sức làm nòng cốt cho quần
chúng nhân dân tạo ra sức ép "bức rút, bức hàng" đối với
địch. Trình độ kỹ, chiến thuật của bộ đội và trang bị vũ khí

cũng được chuẩn bị đầy đủ để tiến hành đánh lớn. Phương án
tác chiến đã phát triển từ đánh du kích, nhỏ lẻ, phịng ngự phản cơng sang tiến công thần tốc, đồng loạt bằng tác chiến
hiệp đồng nhiều thứ quân. Tuy nhiên, với lực lượng quân sự đã
được chuẩn bị đầy đủ về sức mạnh chiến đấu tổng hợp, Đảng
ta vẫn chủ trương "tập trung lực lượng vào hướng, mũi đột
phá chủ yếu".
Nhờ phương thức sử dụng sức mạnh quân sự hợp lý đó,
chúng ta đã thực hiện được sự kết hợp giữa tiêu diệt lực lượng
trọng yếu với phá vỡ ý đồ tử thủ của địch. Hơn nữa, chúng ta
đã thực hiện được vừa đánh địch, vừa liên tục bổ sung và
phát triển lực lượng, vừa tác chiến vừa kịp thời rút kinh
nghiệm nâng cao trình độ nghệ thuật quân sự và trình độ mọi
mặt, cho nên càng đánh càng mạnh, cả ba thứ quân càng
chiến đấu càng trưởng thành. Đặc biệt, Đại thắng Mùa Xuân
1975 cũng chính là dấu ấn khẳng định Quân đội nhân dân
Việt Nam trong chiến tranh đã tạo tiền đề để tiến lên "cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại" với yêu cầu
ngày càng cao.
Giá trị lịch sử của Đại thắng Mùa Xuân 1975 không chỉ ở
chỗ mở ra tiền đồ mới đối với dân tộc Việt Nam - tiền đồ của
cả nước thống nhất trên con dường "dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh", mà còn đánh dấu sự sụp


đổ của chủ nghĩa thực dân mới, chứng minh hùng hồn rằng
một dân tộc biết đồn kết xung quanh chính đảng mác-xít-lênin-nít có chiến lược cách mạng đúng đắn hồn tồn có thể
đánh bại những tên đế quốc hùng mạnh. Đại thắng Mùa Xuân
1975 còn toả sáng giá trị hiện thực trong sự nghiệp cách
mạng Việt Nam hiện nay, khi cả dân tộc ta đã và đang giành
được những thành tựu quan trọng trên con đường đổi mới xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Tuy nhiên, để phát huy được các giá trị chân chính ấy,
điều quan trọng là cần phải dự báo chính xác những vấn đề
chiến lược trước tình hình có thể sẽ phải đối phó với chiến
tranh xâm lược bằng vũ khí cơng nghệ cao của địch. Đồng
thời, chúng ta cần có giải pháp hiệu quả để kế thừa các giá trị
lịch sử - truyền thống nhằm phát triển nghệ thuật quân sự
Việt Nam lên tầm cao mới, vận dụng sáng tạo những kinh
nghiệm lịch sử về chiến lược quân sự cách mạng trong chiến
tranh nhân dân giải phóng nhằm xây dựng nền quốc phịng
tồn dân vững mạnh; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;
chuẩn bị tiềm lực tổng hợp của đất nước sẵn sàng tiến hành
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Chương I
CƠ Sở KHáCH QUAN HìNH THàNH CHIếN LƯợC
QUÂN Sự CáCH MạNG CủA ĐảNG Về GIảI PHóNG MIềN
NAM, THốNG NHấT ĐấT NƯớC


Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc thắng lợi bằng Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hiệp
định Giơ-ne-vơ được ký kết. Các bên tham gia hội nghị Giơ-nevơ là Liên xô, Trung quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam, Lào,
Cam-pu-chia, đại diện chính quyền Bảo đại cùng tun bố tơn
trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của ba nước
Đơng Dương, qn đội nước ngồi phải rút ra khỏi Đông
Đương. Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định Việt Nam tạm thời chia
làm hai miền và sau hai năm kể từ ngày ký Hiệp định sẽ tổ

chức Tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Trong thời
gian chờ đợi Tổng tuyển cử, Hiệp định đình chỉ chiến sự giữa
Pháp và Việt Nam, quy định lực lượng của Quân đội nhân dân
Việt Nam tập kết ở phía Bắc vĩ tuyến 17, lực lượng của Quân
đội liên hiệp Pháp tập kết ở phía Nam.
Tất nhiên, vĩ tuyến 17 chỉ là giới tuyến qn sự tạm thời,
hồn tồn khơng được coi là ranh giới về chính trị - nhà nước
hay về lãnh thổ. Song, điều đó cũng cho thấy, độc lập dân tộc
của ta chưa trọn vẹn, vì đất nước vẫn chưa thống nhất. Cuộc
đấu tranh của nhân dân ta địi địch phải thực thi Hiệp định
Giơ-ne-vơ sẽ khơng hoàn toàn diễn ra thuận lợi. Khả năng
phải đối đầu với kẻ thù xâm lược mới đã bắt đầu manh nha.
Tất cả những lý do đó địi hỏi Đảng ta phải sớm hình thành
chiến lược cách mạng mới, trong đó có chiến lược qn sự
cách mạng về giải phóng hồn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước.
1. Vận hội mới và những thử thách nặng nề
Cơ sở khách quan hình thành chiến lược quân sự cách
mạng của Đảng về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước


trước hết xuất phát từ bối cảnh chung của nước ta. Sau chín
năm kháng chiến trường kỳ, đất nước ta bắt đầu bước vào
thời kỳ mới với nhiều thuận lợi, nhưng cũng khơng ít khó
khăn, phức tạp. Tình hình cách mạng trên thế giới lúc này
cũng có nhiều biến động trong sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ
của cả ba dòng thác cách mạng, nhưng đồng thời cũng bộc lộ
những bất đồng của các lực lượng cách mạng thế giới trong
giải quyết các vấn đề về dân tộc và giải phóng dân tộc, về
chiến tranh và hồ bình, về lợi ích quốc gia và lợi ích quốc

tế...
Sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội
chủ nghĩa anh em khác đã tạo cho cách mạng Việt Nam nhiều
điều kiện thuận lợi. Năm 1953, Liên Xơ hồn thành Kế hoạch
5 năm lần thứ nhất và đến năm 1957 đã sản xuất được tên
lửa vượt đại châu. Sự kiện đó khơng những làm cho hệ thống
tên lửa tầm trung của Mỹ đặt ở châu âu nhằm bao vây, uy
hiếp Liên xơ trở nên khơng cịn chiếm ưu thế tuyệt đối, mà
còn làm cho bản thân lãnh thổ của Mỹ cũng khơng cịn ở vào
thế "bất khả xâm phạm". Sự tăng tiến của nền kinh tế và
quân sự Xô Viết cùng với các nước xã hội chủ nghĩa khác,
nhất là Trung Quốc, đã làm cho chiến lược quân sự "trả đũa ồ
ạt" của Mỹ bị đảo lộn. Tháng 5 năm 1955, tổ chức Hiệp ước
Vác-xa-va của phe xã hội chủ nghĩa đã ra đời nhằm mục đích
đối phó với khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng sự
trỗi dậy của chủ nghĩa phục thù ở Tây Đức.
Trong thế phát triển chung ấy, phong trào giải phóng
dân tộc cũng có những bước tiến đáng kể. Nhiều quốc gia vừa
giành được độc lập dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản đã chủ


trương đi theo hướng trung lập, hồ bình. Năm 1954, In-đơnê-xi-a tun bố chủ quyền độc lập, hồ bình và xây dựng chế
độ trung lập, huỷ bỏ các hiệp ước hạn chế quyền độc lập của
In-đô-nê-xi-a mà trước đây đã phải ký với Hà Lan. Cũng trong
năm 1954, cách mạng giải phóng dân tộc, chống thực dân
Pháp xâm lược ở An-giê-ri nổ ra, thực dân Pháp đưa quân đội
sang đàn áp, nhưng nhân dân An-giê-ri với quyết tâm giành
độc lập đã chiến thắng. Năm 1958, Chính phủ lâm thời cộng
hồ An-giê-ri được thành lập. Năm 1962, Pháp phải ký hiệp
định Ê-vi-ăng công nhận độc lập của An-giê-ri và rút quân khỏi

nước này. Ngày 1 tháng 1 năm 1959, cuộc cách mạng của
nhân dân Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ-rơ đã
giành thắng lợi và Cộng hồ Cu-ba tun bố đứng vào hàng
ngũ của các nước xã hội chủ nghĩa. Cuối tháng 4 năm 1955,
hai mươi chín nước á, Phi (trong đó có Việt Nam) tổ chức Hội
nghị Băng Đung ở In-đô-nê-xi-a và ra bản Tuyên bố chung về
Mười nguyên tắc chung sống hồ bình.
Có thể nói, phong trào giải phóng dân tộc trong những
năm 50 của thế kỷ XX đã có đóng góp to lớn, làm sụp đổ căn
bản chủ nghĩa thực dân cũ, và điểm khởi đầu của sự sụp đổ
đó là ở Việt Nam. Đồng thời, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của
mình, phong trào giải phóng dân tộc đã góp phần đẩy lùi sự
bành trướng của chủ nghĩa thực dân mới. Với sự nổi dậy đều
khắp ở cả ba châu á, Phi, Mỹ la-tinh và sự sáng tạo những
hình thức đấu tranh phong phú, kết hợp giữa đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ trang, phong trào giải phóng dân tộc đã
tạo thành một làn sóng cách mạng mạnh mẽ, góp phần làm
suy yếu và phân tán lực lượng của chủ nghĩa đế quốc, hỗ trợ


tích cực cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế
giới.
Sau khi các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Đơng Dương
kết thúc, xu thế hồ bình, trung lập, không liên kết, vừa giữ
vững nền độc lập dân tộc vừa góp phần bảo vệ hồ bình thế
giới đã trở thành xu thế chủ đạo chi phối nhiều quốc gia, dân
tộc. Đó chính là một trong những xu thế tiến bộ của thế giới
đương đại. Tại Hội nghị Băng Đung (In-đơ-nê-xi-a), Đồn đại
biểu của nước Việt nam dân chủ cộng hoà do Thủ tướng Phạm
Văn Đồng dẫn đầu đã có những đóng góp tích cực vào việc

hình thành và phát triển xu thế này. Đồng thời, Đoàn đã tỏ rõ
quan điểm của Đảng ta trong việc tranh thủ sự đồng tình ủng
hộ rộng rãi của tất cả các phong trào, các lực lượng cách
mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp cách
mạng của nhân dân Việt Nam.
Sự lớn mạnh của ba dòng thác cách mạng lúc đó đã đẩy
chủ nghĩa đế quốc vào thế bất lợi. Thực tế lịch sử cho thấy, dù
là đế quốc mạnh vào hạng đầu sỏ, Mỹ vẫn phải chấp nhận sự
tháo chạy của Tưởng Giới Thạch khỏi đại lục Trung Quốc để
trú ngụ tại Đài Loan. Mỹ phải chịu chia đôi nước Triều Tiên,
phải ngậm ngùi chứng kiến "ông bạn đồng minh" già nua thực dân Pháp - thất thủ ở Điện Biên Phủ. Dù đã đổ hàng tỷ
đô-la tiếp sức cho chế độ Ngơ Đình Diệm, nhưng Mỹ vẫn
không ngăn cản được nhân dân miền Nam Việt Nam tiến hành
đồng khởi, nổi dậy đập tan ách kềm kẹp gia đình trị của anh
em họ Ngơ. Và dù là ở ngay sát nước Mỹ, lực lượng cách mạng
Cu-ba vẵn vượt qua thế lực hắc ám của tên sen đầm quốc tế,
lật nhào chế độ độc tài Ba-tít-xta tay sai của Mỹ, xây dựng


một nhà nước dân chủ nhân dân, đi lên chủ nghĩa xã hội, bất
chấp sự tức tối, hậm hực và các thủ đoạn bao vây, cấm vận,
và cả chi tiền cho lính đánh th đổ bộ lên bãi biển Hi-rơn
hịng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ.
Tấ cả các nhân tố tích cực trên đây đã tạo ra những cơ
sở, điều kiện và tiền đề hết sức thuận lợi cho nhân dân ta
hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
đẩy mạnh đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, bối
cảnh và tình hình quốc tế lúc này cũng đã xuất hiện những
tác động gây trở ngại mới đối với phong trào cách mạng thế

giới nói chung cũng như đối với mỗi quốc gia, dân tộc, trong
đó có Việt Nam.
Trước hết, đó là chính sách xâm lược hiếu chiến của đế
quốc Mỹ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ không
phải gánh chịu cảnh tàn phá của chiến tranh, không phải mất
nhiều thời gian và tiền của cho việc khắc phục hậu chiến, nên
có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển và khắc phục các
chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế tư bản. Với một lợi thế
như vậy, Mỹ luôn luôn nuôi tham vọng muốn vươn lên làm bá
chủ thế giới. Về kinh tế, chúng thực hiện sách lược ve vãn
thông qua chiêu bài viện trợ kinh tế, cho vay lãi suất thấp,
bán hàng hoá với giá ưu đãi... Và điều quan trọng là thiếp lập
một hệ thống tiền tệ quốc tế lấy đồng đô-la làm mệnh giá chủ
yếu để chi phối, thao túng các nước, kể cả các nước tư bản
khác. Về quân sự, chúng đẩy mạnh việc chế tạo vũ khí hạt
nhân và tăng viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh cho các
nước thân Mỹ. Chúng điều chỉnh chiến lược phản cách mạng,


tránh đối đầu trực tiếp với Liên Xô để chuyển sang thực thi
chính sách chiến tranh lạnh, thực hiện chạy đua vũ trang,
đồng thời hù doạ sử dụng sức mạnh huỷ diệt của vũ khí
ngun tử...
Để tìm kiếm thị trường, Mỹ đã từng bước hất cẳng các đế
quốc khác như Anh, Pháp, Bồ-đào-nha, Hà Lan... và chiếm lấy
thuộc địa của các nước này. Những chiếc vòi bạch tuộc của tư
sản mại bản Mỹ vươn ra khắp nơi, từ á, Phi tới Mỹ la-tinh.
Đồng thời, để ngăn chặn phong trào cách mạng của các dân
tộc, thực thi chính sách chống cộng hiếu chiến, thù địch với
cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ ra sức hô hào thiết

lập các liên minh quân sự. Ngoài Liên minh quân sự Bắc Đại
Tây Dương, chúng lập ra tổ chức SEATO ở khu vực Đơng Nam
á với mục đích ngăn chặn chủ nghĩa xã hội ảnh hưởng xuống
các nước trong khu vực này theo cái lô-gic gọi là "thuyết Đômi-nô". Chúng ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam, Lào,
Cam-pu-chia dưới sự bảo hộ của những khối qn sự phản
cách mạng đó. Cũng chính trong lúc này, hầu hết các thuộc
địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ-đào-nha đã rơi vào tay Mỹ.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và với cây gậy nguyên tử, các
thế lực hiếu chiến Mỹ đang tự huyễn hoặc về một nước Mỹ có
quyền lực tồn cầu. Thậm chí, thế kỷ XX được chúng tụng
xưng là "thế kỷ của Mỹ".
Tác động khơng thuận lợi của bối cảnh quốc tế cịn xuất
hiện ở chính ngay trong nội bộ cộng đồng các nước xã hội chủ
nghĩa, cũng như trong phong trào cộng sản quốc tế. Đó là
những mâu thuẫn, những bất đồng quan điểm giữa một số
Đảng cộng sản, và nguy hại hơn là những bất đồng ấy chuyển


thành sự bất hoà khá sâu sắc giữa một vài quốc gia xã hội
chủ nghĩa. Tuy vấn đề này đã được Hội nghị các đảng cộng
sản và công nhân quốc tế họp vào năm 1957 và năm 1960
giải quyết một phần, nhưng vẫn còn tiềm ẩn kéo dài và gây
ảnh hưởng tiêu cực khơng nhỏ. Chính sự bất hồ này phần
nào tạo điều kiện cho đế quốc Mỹ rảnh tay đối phó với phong
trào giải phóng dân tộc. Hơn nữa, trong xu thế chung của các
nước trên thế giới đang ngả về phương thức giải quyết tranh
chấp bằng thương lượng hồ bình, thì cũng đã xuất hiện tâm
lý đánh giá quá cao sức mạnh của Mỹ, thậm chí sợ Mỹ, cho
rằng đẩy mạnh cách mạng sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới.
Tình hình đó địi hỏi Đảng ta phải có đối sách khéo léo để

tranh thủ cao nhất sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc
tế và khắc phục những trở ngại, khó khăn, tập trung được mũi
nhọn vào kẻ thù của cách mạng thế giới và cách mạng Việt
Nam.
Bên cạnh những tác động của tình hình quốc tế, tình
hình trong nước cũng có những biến động lớn lao.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt hơn 80
năm nô lệ, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, cho đất
nước - kỷ nguyên độc lập tự do. Tuy nhiên, thực dân Pháp với
mưu toan xâm chiếm Việt Nam một lần nữa đã buộc nhân dân
ta phải cầm súng chiến đấu. Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn
động địa cầu của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử đưa đất nước ta vào thời
kỳ mới: miền Bắc đã được hoàn tồn giải phóng tiến lên chủ
nghĩa xã hội, miền Nam còn tạm thời nằm dưới ánh thống trị
của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Nhân dân ta, mà trực tiếp là


đồng bào miền Nam ruột thịt, phải tiếp tục đấu tranh cách
mạng để giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất Tổ
quốc.
Như vậy, tiến trình cách mạng vơ sản ở Việt Nam đến lúc
này xuất hiện một tình thế cách mạng đặc thù: đất nước tạm
thời chia làm hai miền, mỗi miền có một chế độ khác nhau, có
những đặc điểm, nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi phải được giải
quyết đúng đắn trong sự thống nhất biện chứng của con
đường cách mạng chung cho đất nước mà Đảng, Bác Hồ và
nhân dân ta đã chọn. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện tình
thế mới nói trên, thì những tác động khơng đồng nhất về
chính trị, kinh tế, xã hội… ở hai miền cũng đặt ra những yêu

cầu mới phải giải quyết.
Miền Bắc hồn tồn giải phóng, xây dựng chế độ xã
hội do nhân dân làm chủ, tiếp tục tiến lên con đường xã hội
chủ nghĩa, nhưng trước mắt phải hàn gắn vết thương chiến
tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
Với một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế
nghèo nàn chậm phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nghiêm
trọng, thì việc khắc phục hậu quả chiến tranh có tầm quan
trọng tiên quyết để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trong khi
chế độ dân chủ nhân dân ở miền Bắc chỉ mới được củng cố và
sự nghèo nàn, yếu kém của nền kinh tế thuộc địa què quặt
còn tác động khá phức tạp, thì việc thực hiện nhiệm vụ ấy
khơng hề dễ dàng.
Nơng nghiệp - ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc - bị
tàn phá nghiêm trọng: 143.000 héc-ta ruộng đất bị bỏ hoang,


nhiều cơng trình thủy nơng lớn, vừa và nhỏ bị phá huỷ. Sức
kéo nơng nghiệp chủ yếu là trâu bị, nhưng trong chiến tranh
hàng vạn trâu, bò đã bị giết. Công cụ sản xuất cơ bản là thô
sơ. Thiên tai, bão, lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra. Nông thôn xơ
xác, tiêu điều vì bị địch đốt phá. Đặc biệt là nạn đói uy hiếp,
chỉ riêng tháng 10 năm 1954, miền Bắc có gần nửa triệu
người bị đói.
Nền cơng nghiệp do Pháp để lại vừa nhỏ bé vừa què
quặt, chủ yếu phục vụ cho chính sách khai thác thựơc địa và
phục vụ tiêu dùng, lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh và
bị địch phá hoại khi rút đi nên hầu như chẳng cịn gì. Cả miền
Bắc chỉ cịn hai nhà máy điện - nước hoạt động ở hai thành
phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Ngành khai thác than bị

ngừng trệ, sản lượng than giảm sút nghiêm trọng. Nhà máy
dệt, nhà máy diêm… cũng đang bị đình đốn. Hàng chục vạn
cơng nhân khơng có cơng ăn việc làm.
Giao thông vận tải bị phá huỷ nặng nề. Về đường sắt, chỉ
còn tuyến Hà Nội - Hải Phòng là hoạt động được. Đường bộ
cũng bị phá hoại nghiêm trọng, trên 3.500 cầu lớn nhỏ bị
đánh sập. Mạch máu giao thông của nền kinh tế quốc dân ở
nhiều nơi bị tắc nghẽn. Phương tiện vận tải cũng hư hỏng
nặng hoặc đã q cũ kỹ, khơng có vật tư phụ tùng để thay
thế. Thương nghiệp do đó bị đình đốn, hàng hố khan hiếm,
tiền tệ chưa thống nhất, lưu thơng phân phối gặp rất nhiều
khó khăn…
Về mặt xã hội, sau giải phóng năm 1954, thành phần xã
hội khá phức tạp. Các lực lượng thù địch, chống đối chế độ
vẫn ngấm ngầm hoạt động. Đa số văn nghệ sĩ, tri thức hăng


hái, phấn khởi hồ nhập vào cơng cuộc kiến quốc, nhưng một
số khơng ít cịn bấp bênh về lập trường, dễ bị kẻ thù kích
động và lợi dụng. Nền giáo dục vẫn chưa kịp phát triển, hàng
triệu người chưa biết chữ. Cả miền Bắc sau giải phóng 1954
chỉ có 30 kỹ sư và cán bộ kỹ thuật. Việc chăm sóc sức khoẻ
chưa tốt do hệ thống y tế lạc hậu, cũ kỹ. Các bệnh xã hội do
chế độ cũ để lại như lao phổi, hoa liễu, sốt rét, đau mắt hột..
vẫn cịn hồnh hành.
Thực dân Pháp trước khi tháo chạy khỏi miền Bắc đã tìm
mọi thủ đoạn phá hoại, gây cho chúng ta khơng ít khó khăn.
Chúng phá trạm bơm, tháo rời máy móc trong các cơng
xưởng; đốt hồ sơ, tài liệu; phá các cơ sở sản xuất đảm bảo đời
sống như các nhà máy điện, nước, đầu máy xe lửa...; cho tay

sai nổ mìn phá hoại những cơng trình cơng cộng, những di
tích lịch sử văn hố của nhân dân ta. Cuộc đấu tranh của
nhân dân ta sau ngày đình chiến buộc địch chấp hành Hiệp
định Giơ-ne-vơ, do đó, gắn chặt với cuộc đấu tranh chống âm
mưu và hành động phá hoại, gây rối, cướp phá tài sản của
địch. Đặc biệt, ở nhiều nơi như Hà Nội, dưới sự lãnh đạo kịp
thời của Trung ương Đảng, của Thành uỷ, nhân dân ta đã làm
tốt công tác tổ chức lực lượng và có nhiều biện pháp, hình
thức đấu tranh bảo vệ các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường
học...
ở nông thôn, đồng bào ta vừa đấu tranh chống địch cướp
tài sản, vừa chống địch bắt lính và tuyên truyền vận động
binh sĩ nguỵ bỏ về nhà, đặc biệt là chống địch dụ dỗ, cưỡng
ép đồng bào di cư vào Nam. Để lãnh đạo cuộc đấu tranh
chống địch dụ dỗ, cưỡng ép dân di cư, Ban chấp hành Trung


ương Đảng đã ra nhiều chỉ thị kịp thời. Một lực lượng cán bộ,
bộ đội, nhân dân được huy động vào cuộc đấu tranh này.
Nhiều người chuẩn bị di cư do được giác ngộ đã tự nguyện ở
lại. ở nhiều nơi địch gom dân, đồng bào kiên quyết đấu tranh
đòi trở về quê hương. Một số điểm tập trung giáo dân bị lừa
gạt ở Phát Diệm, Hải Hậu, Tăng Điền bị ta giải tán. Tuy nhiên,
do chưa thấy hết được âm mưu thâm độc của kẻ thù, do tình
hình biến động khẩn trương, do công tác nắm dân và triển
khai các phương án chậm, nhiều sơ hở, nên địch đã đưa được
gần một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.
ở khu vực miền núi như Hồng Xu Phì, Xín Chải, Hồnh
Bồ, Ba Chẽ..., bọn phỉ gia tăng các hoạt động chống phá, gây
rối. Trước tình hình đó, Ban Bí thư chỉ thị phải tăng cường

cơng tác giáo dục quần chúng, đẩy mạnh công tác tiễu phỉ,
trừ gian kết hợp với đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống
nhân dân. Các lực lượng vũ trang đã tổ chức nhiều đợt truy
quét bọn phỉ, phát hiện nhiều cơ sở hoạt động, tiêu diệt 255
tên đầu sỏ ngoan cố, thu 4.000 vũ khí và phương tiện hoạt
động gián điệp, phá hoại của chúng. Hơn 6.000 người được
giác ngộ, giáo dục đã nhận ra lỗi lầm và trở về với bản làng,
gia đình.
Trước tình hình nạn đói ở một số khu vực, Chính phủ một
mặt tổ chức cứu đói, mặt khác phát động phong trào đẩy
mạnh sản xuất, trước mắt tập trung sản xuất rau màu ngắn
ngày, tăng nhanh diện tích cấy lúa xn để phịng đói trong
những thời điểm giáp hạt. Hệ thống nông giang, mương máng
hư hỏng được sửa chữa. Số diện tích hoang hố đã được khai



×