CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI:
Kể từ thời kì đổi mới văn hóa Việt Nam nói chung và âm nhạc nói riêng đã bị chi phối, tác động bởi nền
kinh tế thị trường. Tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính định hướng dần bị phai mờ nhường chỗ cho âm
nhạc giải trí.
Thói quen nghe nhạc của giới trẻ hiện nay đang có xu hướng nghe theo trào lưu, theo mốt và thiếu chọn
lọc...không mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thực trạng này khiến cho những nhà quản lý hoạt động văn hoá
nhiều quan tâm, lo lắng.
Giới trẻ ngày nay thường tụ tập và nghe những ca khúc nước ngoài trên một nền tiết tấu sôi động của
rock, rap, hiphop... mà rất ít người biết họ nói gì trong bài hát đó.
Đó là chưa kể đến các quán bar với loại âm nhạc cực kỳ kích động khiến người ta phải nhún nhảy theo,
dù cả đời chưa từng học khiêu vũ. Còn lại, số ít quán mở nhạc trữ tình, nhạc tiền chiến hoặc thính
phòng, thì hầu như chỉ có giới trung niên đến chuyện trò, còn lại giới trẻ đếm được trên đầu ngón tay.
Đến xem chương trình "Hát với nhau", chương trình "Hát karaoke" hàng tuần tại các tụ điểm của các
trung tâm VHTT, chúng ta cũng rất hiếm khi được nghe các ca khúc "đi cùng năm tháng" hoặc những
bài ca "truyền thống", mà chỉ quanh đi quẩn lại những bài hát đang "top ten" trên thị trường băng đĩa
của những ca sĩ "ăn khách". Họ cập nhật những bài hát mới với nội dung cũng không khá hơn là mấy.
Và do vậy, giới trẻ ngày nay tiếp xúc nhạc một cách bị động, họ nghe nhạc theo thị trường mà thực sự
không nhận ra được mục đích nghe nhạc của mình là gì. Họ nghe nhạc từ nhu cầu bắt chước, muốn
chứng tỏ sành điệu thông qua phim ảnh quốc tế, từ sự bất ổn tâm - sinh lý của tuổi mới lớn muốn phản
kháng, vượt trội hơn người, muốn khác người, "không đụng hàng".
II/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Khảo sát mức độ yêu thích nhạc Cách mạng Việt Nam của giới trẻ từ đó tìm ra nguyên nhân vì sao giới
trẻ lại xa rời nhạc cách mạng.
- Đề xuất 1 số giải pháp nhằm cái thiện thị trường nhạc cách mạng cách mạng. tăng sức canh tranh với
các dòng nhạc khác.
III/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI:
- Qua những con số thống kê và việc tìm ra nguyên nhân tại sao giới trẻ hiện nay lại xa rời nhạc cách
mạng sẽ giúp cho các nhà quản lí, ban tuyên giáo , các cơ quan thuộc bộ văn hóa thông tin thành phố Hồ
Chí Minh sẽ có những biện pháp tích cực, những phản ứng kịp thời để có thể khôi phục lại chỗ đứng của
nó trong lòng khán giả nói chung và giới trẻ nói riêng. Đặc biệt là hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đang
khuyến khích ''dân ta phải biết sử ta'', nghe nhạc cách mạng cũng là một hình thức để ôn lại lịch sử dân
tộc.
IV/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: nguyên nhân tại sao giới trẻ hiện nay có tầm tuổi từ 16 đến 30 tuổi lại xa rời
nhạc cách mạng.
-Phạm vi nghiên cứu: những bạn trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh.
-Thời gian thực hiện đề tài : đề tài được thực hiện vào tháng 12 năm 2009.
V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài được thực hiện thông qua 2 phương pháp sau:
1/ Phương pháp định tính:
- Đề ra mô hình nghiên cứu, hình thành các thang đo trong đề tài.
- Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu.
- Điều tra thí điểm 15 bảng câu hỏi nhằm điều tra sự tương thích của bảng câu hỏi với mục tiêu của đề
tài.
2/ Phương pháp định lượng:
- Thực hiện điều tra không toàn bộ
+ Số lượng mẫu : 80 người
+ Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện. Các bạn trẻ có thể tiếp cận tại các trường THPT, đại học,
tại các quán café…
- Phân tích dữ liệu : Sử dụng các kĩ thuật phân tích sau:
+ Thống kê mô tả: Mô tả sơ bộ đặc điểm của mẫu.
+Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo.
+ Phân tích cụm: Phân chia các quan sát trong mẫu thành những nhóm tiềm năng.
+ Phân tích nhân tố
+ Phân tích hệ số tương quan
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM, SỰ RA ĐỜI VÀ HÌNH THÀNH NHẠC CÁCH MẠNG:
1/ Một số khái niệm:
Nhạc cách mạng là những ca khúc có nội dung viết về cách mạng, kêu gọi tinh thần chiến đấu, sản xuất
trong những năm kháng chiến cứu nước hay cho đến bây giờ nó còn mang một ý nghĩa khác đó là khơi
dậy lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.
Giới trẻ bao gồm nhiều lứa tuổi nhưng ở đây chúng tôi xin được lấy đại diện là những người có độ tuổi
từ 16-30.
2/ Sự ra đời và hình thành của nhạc cách mạng:
Âm nhạc Việt Nam ra đời sớm và phát triển cùng với sự tiến hóa của người dân trong cuộc sống, lao
động, chiến đấu.
Sự đa dạng về sinh học, nhiều dân tộc cư ngụ trên lãnh thổ cùng với những phát triển mở đất xuống phía
nam của người Trung Quốc tạo cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều sắc thái.
Âm nhạc ở Việt Nam còn sớm thể hiện những tư tưởng nhân đạo và ý chí chiến đấu của ông cha ta trong
thời kì kháng chiến cứu nước.Đó chính là dòng nhạc cách mạng mà chúng tôi muốn đề cập đến.
Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, những giai
điệu thiết tha, hào hùng của những bài ca, bản nhạc ca ngợi quê hương, Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, ca
ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong sản
xuất, chiến đấu đã có sức cổ vũ, động viên to lớn quân và dân ta ở cả hậu phương lớn và tiền tuyến lớn,
cả ở vùng giải phóng và vùng địch chiếm đóng, góp phần tạo nên khí thế hào hùng, sục sôi cách mạng,
chủ nghĩa anh hùng Việt Nam để làm nên chiến thắng. Âm nhạc cách mạng Việt Nam đã thật sự là vũ
khí sắc bén của chiến tranh nhân dân Việt Nam vô địch. Để làm nên những kỳ công đó của nền âm nhạc
cách mạng, các nhạc sỹ, nghệ sỹ đã có mặt khắp nơi, gắn bó, lăn lộn với cuộc sống, chiến đấu của quân
và dân ta trên các mặt trận. Nhiều nhạc sỹ, nghệ sỹ đã anh dũng hy sinh khi còn đang viết dở những giai
điệu hào hùng về cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tự hào, mãi
mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ nhạc sĩ, mãi mãi ghi nhớ công lao các vị anh hùng liệt sĩ
nhạc sĩ, nghệ sĩ đã hy sinh vì nền độc lập tự.
II/ GIẢ THIẾT VỀ SỰ YÊU THÍCH NHẠC CÁCH MẠNG CỦA GIỞI TRẺ:
Hiện nay nhạc Cách mạng đang xa dần với giới trẻ, giới trẻ cho rằng nghe nhạc Cách mạng thì chán,
không hợp thời, theo số liệu điều tra thì chúng tôi thấy rằng tỉ lệ những người không thích nhạc cách
mạng cho rằng nguyên nhân dẫn đến giới trẻ xa rời nhạc cách mạng nhiều nhất là do âm điệu buồn chán
và không hợp thời.
Trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển hiện đại thì ra đời nhiều hình thức giải trí
đơn giản, dễ giải tỏa stress hơn, những ca khúc nhạc thị trường ra đời với ca từ ngôn ngữ dễ hiểu và sôi
động đã cuốn hút giới trẻ, nhất là khi cuộc sống đang gặp nhiều căng thẳng thì hiếm ai có đủ kiên nhẫn
để ngồi nghe những ca khúc cách mạng, cũng ít khi nhạc Cách mạng có cơ hội để tiếp xúc với khán giả
vì chúng ta đang sống trong thời bình. Những ngày lễ truyền thống với những ca khúc Cách mạng ngày
càng xa dần với khán giả và nếu như chúng ta không có những biện pháp kịp thơi thì nhạc Cách mạng sẽ
mờ dần và đi vào quên lãng trong dòng nhạc Việt Nam.
III/ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
1/ Công cụ nghiên cứu:
- Sử dụng thang đo: Định danh, tỉ lệ
- Phương pháp phân tích Anova, kiểm định, ước lượng.
- Hệ số tương quan thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố làm giới trẻ xa rời nhạc Cách mạng
- Chia các nhóm tuổi để khảo sát lấy mẩu thuận tiện, tổng thể tiềm ẩn, chọn mẫu phi xác suất.
- Sử dụng thống kê mô tả để thể hiện những đặc trưng của mẩu.
- Số liệu chạy phần mềm SPSS.
2/ Phương pháp lấy mẫu địa bàn:
- Với mục đích là tìm hiểu nguyên nhân vì sao giới trẻ ngày nay lại xa rời nhạc Cách mạng chúng tôi
đã tiến hành khảo sát giới trẻ từ độ tuổi 16-30 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Thời gian khảo sát từ
đầu tháng 12 đến giữa tháng 12. Vì đối tượng khảo sát là giới trẻ nên chúng tôi tập trung lấy mẫu thuận
tiện ở các khu vực trường THPT, đại học và một số thanh niên đã đi làm.
- Địa bàn lấy mẫu: Thành phố Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học
+ Trường THPT
+ Thanh niên đã đi làm.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ.
I/ PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA:
1/ Mô tả điều tra:
Mẫu điều tra gồm 80 quan sát,để có cái nhìn khách quan hơn chúng tôi chia giới trẻ thành 3 nhóm
(Nhóm từ 16-18 tuổi, nhóm từ 19-22 tuổi, nhóm từ 23-30 tuổi).Thời gian lấy mẫu từ giữa tháng 11 đến
đầu tháng 12.
Quá trình thu thập dữ liệu người nghiên cứu tiến hành theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Địa điểm lấy mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Giới tính:
Mấu điều tra gồm 50 nữ (62.5%) và 30 nam (37.5%)
3/ Tuổi: Tuổi của người được phỏng vấn từ 16-30 tuổi được phân bổ như sau:
Độ tuổi Số người Tỷ lệ trong mẫu (%)
16-18 11 13.75%
19-22 44 55%
23-30 25 31.25%
Tổng 80 100%
II/ KẾT QUẢ: Thống kê theo SPSS
1/ Khảo sát những người có thường xuyên nghe nhạc không?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Rất thường xuyên 28 35.0 35.0 35.0
Thường xuyên 37 46.3 46.3 81.3
Thỉnh thoảng 13 16.3 16.3 97.5
Hiếm khi 2 2.5 2.5 100.0
Total 80 100.0 100.0
2/ Khảo sát giới trẻ thích nghe thể loại nhạc gì?
Pct of Pct of
Category label Code Count ResponsesCases
Pop 1 39 22.948.5
Rock 2 18 10.6 22.5
Rap 3 10 5.9 12.5
R&B 4 21 12.4 26.3
Jazz 5 9 5.3 41.3
Nhạc không lời 6 17 10.0 21.3
Nhạc Cách mạng 7 28 16.5 35
Thể loại khác 8 28 16.5 35
---- ------ ------
Total responses 170 100.0 212.5
0 missing cases; 80 valid cases
3/ Khảo sát giới trẻ nghe nhạc với mục đích gì?
Category label Code Count Responses Cases
Xả stress 1 51 40.5 63.8
Theo sở thích 2 57 45.2 71.3
Do nhu cầu công việc 3 1 0.8 1.3
Theo xu hướng thị trường 4 6 4.8 7.5
Mục đích khác 5 11 8.7 13.8
Total responses 126 100.0 157.5
0 missing cases; 80 valid cases
4/ Khảo sát giới trẻ có thường xuyên nghe nhạc Cách mạng không?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Thường xuyên 11 13.8 13.8 13.8
Thỉnh thoảng 33 41.3 41.3 55.0
Hiếm khi 29 36.3 36.3 91.3
Không bao giờ 7 8.8 8.8 100.0
Total 80 100.0 100.0
5/ Khảo sát giới trẻ đánh giá nhạc Cách mạng như thế nào?
Anh/chị đánh giá yếu
tố ca từ của nhạc
Cách mạng như thế
nào?
Anh/chị đánh giá
yếu tố nhạc điệu của
nhạc Cách mạng
như thế nào?
Anh/chị đánh giá ca
sỹ thể hiện nhạc
Cách mạng như thế
nào?
Anh/chị đánh giá
nhạc Cách mạng như
thế nào?
Count % Count % Count % Count %
Không
hay
4 5.1% 6 7.8% 5 6.8% 7 9.3%
Tạm 9 11.5% 9 11.7% 15 20.3% 6 8.0%
Được 14 17.9% 15 19.5% 21 28.4% 22 29.3%
Hay 36 46.2% 32 41.6% 23 31.1% 29 38.7%
Rất hay 15 19.2% 15 19.5% 10 13.5% 11 14.7%