Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

So sánh đánh giá lựa chọn phương án sử dụng cọc tròn bê tông ly tâm dự ứng lực và phương án sử dụng cọc vuông đúc sẵn thông thường trong thi công nền móng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.03 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ
KINH TẾ & QTKD TRONG XD
Đề tài: “So sánh đánh giá lựa chọn phương án sử dụng cọc tròn
bê tông ly tâm dự ứng lực và phương án sử dụng cọc vuông đúc
sẵn thông thường trong thi công nền móng công trình nhà dân
dụng 9, 10 tầng tại địa bàn thành phố Hà Nội”
Giảng viên hướng dẫn : GVC. TS Đinh Văn Khiên
Lớp : Kinh tế 2 - 2010
Nhóm học viên thực hiện I:
1. Nguyễn Thị Lan Nhung (Trưởng nhóm)
2. Nguyễn Thị Hải Yến
3. Lê Hải Minh
4. Lê Xuân Tuyết
5. Nguyễn Thúy Hằng
6. Trần Thị Chi
7. Nguyễn Thị Thu Hằng
8. Nguyễn Thị Thủy
9. Ngô Thị Vân Nhạn
10. Đặng Đức Tuấn
11. Nguyễn Văn Tuấn
12. Hoàng Vân Giang

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
Hà Nội, tháng 6-2011
MỤC LỤC
Nhóm học viên thực hiện I: 1
1
MỤC LỤC 2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam gia nhập WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007. Điều này đã tạo ra
không ít những cơ hội phát triển cũng như thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam
trên tất cả mọi lĩnh vực để vươn ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế
giới. Trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của ngành xây dựng cơ bản
trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở. Và diện mạo của một Việt Nam sau
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
đổi mới với sự xuất hiện nhều công trình đồ sộ với lối kiến trúc độc đáo, nhiều
khu nhà chung cư và cao ốc cao tầng tiến tới là các nhà chọc trời để sánh ngang
cùng các nước trong khu vực.
Tuy nhiên việc thi công các tòa nhà cao tầng cũng như đáp ứng các yêu cầu
về công năng sử dụng của tầng hầm khiến cho chúng ta phải đặc biệt chú ý đến
thiết kế và thi công phần ngầm mà đặc biệt là nền móng công trình.
Việc xây dựng các công trình nói trên theo xu thế hiện nay dẫn đến việc sử
dụng nhiều loại cọc cho các nền địa chất khác nhau mà để thực hiện chúng, người
thiết kế và thi công phải có những biện pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp, về
mặt kĩ thuật - kinh tế cũng như an toàn về môi trường và không gây ảnh hưởng
đến công trình đã xây dựng trước đó.
Để đáp ứng yêu cầu trên, sự cải tiến biện pháp thi công xây dựng và việc ứng
dụng các công nghệ mới trong thi công và sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu
thay thế… đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất xây
dựng.
Trong phạm vi cho phép của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xin trình bày
một phương án sử dụng vật liệu mới điển hình là: “So sánh đánh giá lựa chọn
phương án sử dụng cọc tròn bê tông ly tâm dự ứng lực và phương án sử dụng
cọc vuông đúc sẵn thông thường trong thi công nền móng công trình nhà dân
dụng 9, 10 tầng tại địa bàn thành phố Hà Nội”.

Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã tham khảo tài liệu do chính nhà sản
xuất cọc cung cấp, nghiên cứu kỹ quy trình thi công cọc tại hiện trường đồng thời
thu thập và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
II. NỘI DUNG
Móng là thành phần đầu tiên và không thể thiếu khi nói đến một dự án hay
thiết kế dự án. Móng giữ cho công trình được đứng vững, ổn định và trường tồn
theo thời gian trước những tác động của môi trường như gió, bão, chấn động, biến
đổi địa tầng và tác động của chính bản thân công trình. Do vậy việc lựa chọn
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
3
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
loại móng cho công trình là hết sức quan trọng. Đối với các công trình có chiều
cao 9-10 tầng thì việc lựa chọn móng cọc là giải pháp tối ưu về chi phí và nhân
công.
Tuy vậy, lựa chọn loại cọc phù hợp cho công trình cũng là một vấn đề làm
cho các Chủ đầu tư và thiết kế phải suy nghĩ. Cọc vuông bê tông cốt thép có ưu
điểm là khả năng chịu lực cao hơn so với cọc tròn ly tâm dự ứng lực có cùng tiết
diện nhưng giá thành rất cao.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, để đảm bảo tính có thể so sánh
được, chúng ta chỉ xem xét so sánh ví dụ 2 loại cọc ở cùng mức chịu tải đầu cọc
thiết kế là 45 tấn, chiều dài mỗi cọc thiết kế là như nhau, chỉ khác nhau ở tiết diện
cọc: cọc vuông kích thước 300x300mm và cọc tròn bê tông ly tâm ứng suất trước
là D350 (đối với loại công trình đang xét là công trình nhà dân dụng 9-10 tầng
trên địa bàn thành phố Hà Nội).
Để làm cơ sở cho việc tính toán, so sánh đánh giá lựa chọn phương án kỹ
thuật xây dựng móng cọc, chúng ta xác định hệ thống chỉ tiêu có ảnh hưởng theo
từng nhóm để đưa vào so sánh và giá trị của các chỉ tiêu đó. Các nhóm chỉ tiêu
đưa vào so sánh phải quét qua được các giai đoạn và các đặc tính khác nhau ở giai
đoạn thiết kế, giai đoạn thi công xây dựng… Ở đây, chúng ta lần lượt xét các

nhóm chỉ tiêu: Kỹ thuật, an toàn, kinh tế, mỹ quan, môi trường và các lợi ích đặc
biệt khác…
1. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đưa vào so sánh:
STT Giai đoạn/Chỉ tiêu
I Giai đoạn thiết kế
a) Các chỉ tiêu kỹ thuật
1 Khảo sát địa chất
2 Quy mô của công trình
3
Tiêu chuẩn thiết kế (tiêu chuẩn JIS5335 – 1987, JIS A5373-2004 Nhật Bản
và TCVN 7888 - 2008)
4 Quá trình đo bóc tiên lượng
5 Quá trình tính toán kết cấu
6 Sức chịu tải thiết kế của cọc
7 Mác bê tông thiết kế cọc
8 Yêu cầu độ bền của thân cọc (Uốn nứt, uốn gãy, uốn dưới tải trọng nén)
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
4
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
II Giai đoạn sản xuất cọc
a) Các chỉ tiêu kỹ thuật
1 Quy trình, dây chuyền sản xuất cọc
2 Địa điểm sản xuất cọc
3 Quy trình kiểm soát, giám sát chất lượng sản xuất cọc
4 Tiến độ đúc cọc
5 Cường độ cốt liệu đá trong bê tông cọc
6 Cường độ cốt liệu thép chủ trong cọc
7 Cường độ cốt liệu thép đai trong cọc
8 Modul độ lớn của cốt liệu cát trong bê tông cọc

9 Yêu cầu về cốt liệu xi măng sử dụng cho bê tông cọc
10 Độ sạch của vật liệu sản xuất cọc
11 Yêu cầu về độ đồng đều của vật liệu sản xuất cọc
12 Yêu cầu về sử dụng phụ gia
13 Yêu cầu về dưỡng hộ cọc
14 Mức độ hao hụt vật liệu trong quá trình đúc cọc
15 Yêu cầu về mỹ quan cọc
16 Yêu cầu về quá trình bảo quản cọc sau sản xuất
17 Yêu cầu về vận chuyển cọc
18 Yêu cầu về an toàn lao động trong quá trình sản xuất cọc
b) Các chỉ tiêu kinh tế
1
Chi phí cho cán bộ kỹ thuật giám sát và nhân công.
2
Chi phí thuê máy thi công (trong trường hợp đi thuê máy).
3
Khấu hao máy thi công (trong trường hợp mua máy).
4 Tiền lãi ngân hàng (trong trường hợp vay vốn sản xuất kinh doanh).
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
5
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
III Giai đoạn thi công cọc
a) Các chỉ tiêu kỹ thuật
1 Cự ly và phương tiện vận chuyển cọc từ nơi sản xuất đến chân công trình
2 Trọng lượng bản thân của cọc
3 Yêu cầu về quản lý chất lượng trong quá trình thi công cọc
4 Phương thức thi công (máy móc sử dụng, mức độ phổ biến của máy móc)
5 Yêu cầu về mối nối đầu cọc
6 Tiến độ thi công cọc

7 Yêu cầu về trình độ cán bộ kỹ thuật và nhân công phục vụ máy thi công cọc
8 Tỷ lệ cọc đứt, gãy trong quá trình thi công tại hiện trường
b) Các chi tiêu kinh tế
1
Chi phí cho cán bộ kỹ thuật giám sát và nhân công.
2
Chi phí thuê máy thi công (trong trường hợp đi thuê máy).
3
Khấu hao máy thi công (trong trường hợp mua máy).
4 Tiền lãi ngân hàng (trong trường hợp vay vốn sản xuất kinh doanh).
c) Các chỉ tiêu môi trường
1
Trình độ áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn về chống cháy nổ.
2 Trình độ áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn về chống tai nạn lao động.
3 Trình độ áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn về chống động đất.
4
Mức độ ô nhiễm môi trường trong thi công, có thể tách ra các chỉ tiêu:
+ Ánh sáng.
+ Thông gió.
+ Nhiệt độ.
+ Độ ẩm.
+ Độ bụi.
+ Độ thải chất độc hại.
+ Âm thanh.
+ Rung động.
+ Các chỉ tiêu về tâm sinh lí và tâm lí
IV Giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cọc sau khi sản xuất
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
6

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
a) Các chỉ tiêu kỹ thuật
1 Độ hấp dẫn đối với thị trường
2 Vị trí và số đơn vị có thể cung cấp cọc thành phẩm
b) Các chỉ tiêu kinh tế
1 Chi phí mua cọc ( tính trên 1m cọc dài )
2 Chi phí vận chuyển cọc đến chân công trình.
3 Chi phí cho cán bộ kỹ thuật giám sát và nhân công.
4
Lợi nhuận 1 sản phẩm.
5 Mức doanh lợi 1 đồng vốn.
6 Thời hạn thu hồi vốn.
7 Hiện giá hiệu số thu chi (NPW).
8 Suất thu lợi nội tại (IRR).
9
Tỷ số thu chi (BCR).
10 Mức đóng góp hàng năm cho ngân sách Nhà nước.
c) Các chỉ tiêu đặc biệt kéo theo
1
Tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp.
2
Bảo vệ môi trường, và hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên quốc gia do tiết kiệm
nguyên vật liệu đầu vào khi sản xuất một đơn vị sản phẩm.
2. Phương hướng xác định giá trị các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:
a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kỹ thuật:
- Các chỉ tiêu phản ánh về kỹ thuật của phương án được xác định thông qua
các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành, tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế, tiêu chuẩn thi
công như các chỉ tiêu: Mức độ chịu tải, mác thiết kế, yêu cầu về độ bền của thân
cọc; các chỉ tiêu trong quá trình sản xuất cọc: tiến độ đúc cọc, yêu cầu về cường
độ cốt liệu sử dụng đúc cọc,

Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
7
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
- Các chỉ tiêu được diễn tả bằng lời có thể bình điểm theo ý kiến chuyên gia:
Mức độ khó trong quá trình tính toán kết cấu, đo bóc tiên lượng; Quy trình sản
xuất, kiểm soát, giám sát chất lượng sản xuất cọc.
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính kinh tế:
- Chi phí mua cọc (tính trên 1m dài cọc): Xác định thông qua báo giá của các
nhà sản xuất tính cho 1m dài cọc.
- Chi phí vận chuyển cọc từ nơi sản xuất đến chân công trình: Căn cứ cự ly
vận chuyển, trọng lượng đơn vị của cọc, hệ số vận chuyển, định mức vận chuyển
và đơn giá ca ôtô vận chuyển cọc có thể tính toán đựợc giá thành vận chuyển tính
cho 1m dài cọc.
Ta có công thức sau:
C
vc
=

=
n
i 1
(L
i
x f
i
) + C
ctc
+ C
ltk

Trong đó:
+ L
i
: cự ly của cung đường thứ i;
+ f
i
: giá cước vận chuyển trên cung đường thứ i;
+ C
ctc
: chi phí trung chuyển (nếu có);
+ C
ltk
: chi phí lưu thông khác.
- Chi phí cho cán bộ kỹ thuật và công nhân phục vụ máy: Xác định khối
lượng công tác, định mức nhân công và đơn giá nhân công.
- Chi phí thuê máy thi công: Căn cứ số ca máy tính toán dựa trên khối lượng
và phương án thi công cọc, nhân với đơn giá ca máy.
- Chi phí sử dụng máy cho máy: ta xác định chi phí sử dụng máy theo công
thức sau:
C
CM
= C
KH
+ C
SC
+ C
NL
+ C
TL
+ C

CPK
(đồng/ca)
Trong đó:
+ C
CM
: giá ca máy (đồng /ca)
+ C
KH
: chi phí khấu hao (đồng /ca)
+ C
SC
: chi phí sửa chữa (đồng /ca)
+ C
NL
: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng /ca)
+ C
TL
: chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đồng /ca)
+ C
CPK
: chi phí khác (đồng /ca)
- Tiền lãi ngân hàng: Tính toán theo thời gian thi công từng phương án và lãi
suất vốn vay.
- Lợi nhuận một sản phẩm
- Mức doanh lợi một đồng vốn đầu tư: ta xác định theo công thức sau:
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
8
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
D =

m
VKV
L
.
0
+
Trong đó:
+ D: mức doanh lợi của một đồng vốn đầu tư;
+ L: lợi nhuận ròng hàng năm cộng với tiền trả lãi hàng năm cho vốn vay để
đầu tư được trích từ lợi nhuận, với giả định là doanh nghiệp phải đi vay vốn đầu
tư; trị số L có thể tính cho một năm đại diện hay ước tính trung bình cho cả đời dự
án.
+ V
o
: Vốn đầu tư của một dự án cho loại tài sản không hao mòn (như đất đai
và phần vốn lưu động nằm trong thành phần vốn đầu tư);
+ V
m
: Vốn đầu tư của dự án cho loại tài sản hao mòn thường xuyên như thiết
bị và máy móc;
+ K: Hệ số chỉ mức vốn vay cho tài sản cố định trung bình phải chịu lãi hàng
năm (hay nói chung cho một thời đoạn nào đó như tháng và quý).
- Thời hạn thu hồi vốn: ở đây ta xét hai loại:
+ Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận hàng năm:
T
1
=
n
L
V

Trong đó:
V: Vốn đầu tư của phương án (có thể bị trừ đi giá trị thu hồi khi thanh lý tài
sản ở cuối đời của nó);
L
n
: Lợi nhuận ròng hàng năm sau khi trả lãi vốn vay và thuế, tính cho năm
đại diện hay ước lượng trung bình.
+ Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản hàng năm:
T
1k
=
nn
KL
V
+
Trong đó:
L
n
: Lợi nhuận ròng hàng năm;
K
n
: Khấu hao cơ bản hàng năm.
- Hiện giá hiệu số thu chi (NPW):
NPW =
( )

=
+
n
i

t
t
r
B
0
1
-
( )

=
+
n
i
t
t
r
C
0
1
Trong đó:
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
9
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
B
t
: Khoản thu ở năm t, các khoản thu ở đây có thể gồm:
+ Doanh thu do bán hàng ở năm t chưa trừ thuế;
+ Giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản do hết tuổi thọ quy định ở các thời điểm
trung gian và thời điểm cuối cùng của đời dự án;

+ Vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở thời điểm cuối đời dự án.
C
t
: Khoản chi ở năm t, các khoản chi có thể gồm:
+ Chi phí đầu tư để mua sắm máy móc hay xây dựng nhà xưởng (tài sản cố
định) ở thời điểm đầu và các thời điểm trung gian, cũng như khoản vốn lưu động
tối thiểu bỏ ra từ đầu để khai thác dự án;
+ Chi phí vận hành dự án (bằng chi phí sản xuất hay dịch vụ không có khấu
hao cơ bản và tiền trả lãi vốn vay, nhưng có thuế).
n: Tuổi thọ của phương án đầu tư, hoặc thời kỳ tính toán;
r: suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được do chủ đầu tư tự định đoạt xuất phát
từ lãi suất của đồng vốn trên thị trường và ý đồ kinh doanh của mình.
- Suất thu lợi nội tại (IRR): là mức thu lợi trung bình của đồng vốn được tính
theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các thời đoạn (năm) của dòng tiền tệ,
do nội tại của phương án mà suy ra và với giả thiết là các khoản thu được trong
quá trình khai thác dự án đều được đem đầu tư lại ngay lập tức cho dự án với suất
thu lợi bằng chính suất thu lợi nội tại (IRR) của dự án cần tìm.
NPW =
( )

=
+
n
i
t
t
irr
B
0
1

-
( )

=
+
n
i
t
t
irr
C
0
1
= 0
Trị số IRR sẽ được tìm ra thông qua phương trình trên khi gán giá trị
NPW=0.
- Tỷ số thu chi (BCR): được xác định bằng tỉ số của giá trị tương đương của
các khoản thu (lợi ích) trên giá trị tương đương của các khoản chi. Giá trị tương
đương ở đây có thể quy về giá trị hiện tại (PW) hoặc quy về giá trị tương lai (FW)
hoặc giá trị san đều hàng năm (AW). Hiện nay có một số phương pháp tính tỷ số
B/C như sau:
( )
( )


=
=
+
+
=

n
t
t
t
n
t
t
t
r
C
r
B
C
B
0
0
1
1
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
10
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
)(
)(
KCPW
BPW
C
B
td
+

=
KC
B
C
B
td
td
+
=
)(
)(
KPW
CBPW
C
B
tdtd

=
K
CB
C
B
tdtd

=
Trong đó:
B
t
: Doanh thu (hay lợi ích) ở năm t;
C

t
: Chi phí vận hành (không có khấu hao) ở năm t;
PW(B): Giá trị hiện tại của các khoản thu của dòng tiền tệ;
PW(C
td
+ K): Giá trị hiện tại của các trị số C
td
+K;
C
td
: Chi phí vận hành đều hàng năm (không có khấu hao);
K: Chi phí đều hàng năm tương đương để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu và trả
lãi cho việc vay vốn đầu tư tương ứng với giá trị tài sản chưa được khấu hao hết ở
các năm, với giả định là chủ đầu tư phải vay vốn để kinh doanh và tiền khấu hao
được đem trả nợ ngay hàng năm;
B
td
: Khoản thu đều hàng năm.
c) Nhóm chỉ tiêu an toàn, môi trường:
- Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ thực hiện theo các quy định về an
toàn lao động và vệ sinh môi trường. Việc xác định các chỉ tiêu này có thể căn cứ
quy định tại các tiêu chuẩn Việt Nam và các quy định của Bộ Tài nguyên Môi
trường.
- Việc khai thác các mỏ nguyên vật liệu đầu vào được Nhà nước cấp phép
thông qua “Hồ sơ cấp phép khai thác” và chịu sự giám sát của chính quyền sở tại
nên đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu đầu
vào.
- Việc sản xuất cọc được tiến hành tại các nhà máy có quy mô và dây chuyền
hiện đại cùng các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường nên ít có khả
năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

d) Nhóm chỉ tiêu lợi ích đặc biệt khác (lợi ích kéo theo):
- Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực là “vật liệu mới” đối với Việt Nam nhưng là
“vật liệu phổ biến” đối với các nước phát triển vì vậy việc sản xuất và thi công
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
11
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
cọc cũng là một yếu tố thúc đẩy các Nhà đầu tư và Tổng thầu xây dựng nước
ngoài mạnh dạn tham gia vào thị trường xây dựng Việt Nam.
- Thời gian, năng suất và hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư giúp tăng
lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp và tạo điều kiện việc làm cho nhiều nhân công,
lao động, tăng nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước.Cụ
thể:
Mức đóng góp hàng năm cho ngân sách Nhà nước:
+ Thuế TNDN được tính bằng 25% của thu nhập chịu thuế tính trước của
doanh nghiệp.
+ Thuế VAT nộp ngân sách nhà nước được tính bằng:
VAT
nộp ngân sách
= VAT
đầu ra
- VAT
đầu vào
+ Thuế môn bài: Theo Thông tư 42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003 hướng dẫn
sửa đổi, bổ sung Thông tư 96/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số
75/NĐ-CP ngày 30 tháng tám 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế
môn bài thì mức thuế môn bài phải nộp đối với doanh nghiệp căn cứ theo mức
vốn điều lệ đăng ký kinh doanh cụ thể như sau :
Bậc thuế môn bài, Vốn đăng ký, Mức thuế môn bài cả năm
- Bậc 1: Trên 10 tỷ, 3.000.000 đồng

- Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ, 2.000.000 đồng
- Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ, 1.500.000 đồng
- Bậc 4: Dưới 2 tỷ, 1.000.000 đồng
3. Lựa chọn phương pháp để so sánh lựa chọn phương án:
- Khi lựa chọn giải pháp kỹ thuật xây dựng dựa vào rất nhiều các tiêu chí,
chỉ tiêu khác nhau, thường bao quát rất nhiều khía cạnh khác nhau: Kỹ thuật, kinh
tế, môi trường, an toàn, thẩm mỹ, các giá trị văn hóa, tiện ích trong sử dụng… Để
lựa chọn giải pháp kỹ thuật xây dựng, thường dùng 3 nhóm phương pháp:
+ Sử dụng 1 chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp hệ thống các chỉ tiêu bổ sung.
+ Sử dụng 1 chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo.
+ Sử dụng 1 chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đồng thời cả giá trị tính bằng tiền và
giá trị sử dụng tổng hợp không đơn vị đo (Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng).
- Ở đây, ta có thể lựa chọn phương pháp Dùng chỉ tiêu tổng hợp không
đơn vị đo để so sánh đánh giá lựa chọn phương án (chỉ tiêu tổng hợp không
đơn vị đo được xác định theo phương pháp Pattern). Phương pháp này có một
số ưu điểm sau:
+ Các tính toán không phức tạp nhưng rất logíc và bám sát sát thực tế sản
xuất thi công.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
12
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
+ Các chỉ tiêu đưa vào so sánh tương đối đa dạng trên cả hai phương diện
kinh tế và kỹ thuật nên kết quả của bài toán rất khách quan, chính xác vì vậy bài
toán có khả năng ứng dụng cao.
III. KẾT LUẬN
Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu cũng như phân tích hai phương án sử
dụng cọc ta có thê nhận thấy việc sử dụng cọc bê tông dự ứng lực đã đạt được
những hiệu quả tối ưu hơn sử dụng cọc thông thường mà đồng thời vẫn đáp ứng
được yêu cầu về biện pháp thi công.

Giải pháp thiết kế và công nghệ thi công phần ngầm ngày nay khá đa dạng.
Trên đây chỉ là 1 trong số nhiều phương pháp phục vụ cho việc lựa chọn, so sánh
các phương án thiết kế, thi công. Do đó đơn vị thiết kế và thi công cần phân tích,
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
13
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Văn Khiên
đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp nhất trong những điều kiện hiện có
để đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành thấp.
Sự cải tiến biện pháp thi công xây dựng và việc ứng dụng các công nghệ mới
trong thi công và sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu thay thế… là một trong
những điều kiện tiên quyết góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển
của ngành xây dựng cơ bản./.
Tiểu luận môn học : Kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng
Thực hiện: Nhóm I
14

×